Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin Học Trắc Địa
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đồ án này, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo – TS.Đinh Công
Hòa, giảng viên bộ môn Trắc địa phổ thông và sai số _ Khoa Trắc địa _ Trường Đại học
Mỏ - Địa Chất Hà Nội đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt thời gian em thực hiện đề
tài.
Em xin chân thành cảm ơn phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Vụ Bản đã
tạo điều kiện và giúp đỡ em trong thời gian thực tập, thực hiện đề tài.
Do thời gian không nhiều, điều kiện có hạn và sự hiểu biết của bản thân còn hạn
chế nên bản đồ án không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy giáo, cô giáo
và các bạn đóng góp ý kiến xây dựng để em có thêm hiểu biết, có thể làm tốt công việc
sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên:
Phạm Văn Trịnh
SV: Phạm Văn Trịnh
1
Lớp tin học trắc địa K52
Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin Học Trắc Địa
MỤC LỤC
4. Thuỷ văn, nguồn nước............................................................................................17
SV: Phạm Văn Trịnh
2
Lớp tin học trắc địa K52
Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin Học Trắc Địa
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
SV: Phạm Văn Trịnh
GCN
Giấy chứng nhận
QSDĐ
Quyền sử dụng đất
ĐK
Đăng ký
ĐKĐĐ
Đăng ký đất đai
UBND
Uỷ ban nhân dân
HĐND
Hội đồng nhân dân
TNMT
HSĐC
BĐĐC
Tài nguyên môi trường
Hồ sơ địa chính
Bản đồ địa chính
3
Lớp tin học trắc địa K52
Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin Học Trắc Địa
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1 :
Diện tích, cơ cấu đất đai phân theo mục đích sử dụng…………….
Bảng 2:
Trình tự thủ tục tiến hành cấp GCN QSDĐ tại huyện Vụ Bản theo
nhu cầu của nhân dân qua trung tâm giao dịch “một cửa”..........
Bảng 3:
Tiến độ cấp GCN QSDĐ của huyện Vụ Bản từ năm 2006 đến năm
2010 .............................................................................................
Bảng 4:
Các trường hợp chưa đủ điều kiện cấp GCN QSDĐ ở nông thôn của
huyện Vụ Bản (tính đến 31/12/2010)............................................
Bảng 6:
Kết quả đăng ký, cấp GCN QSDĐ ở nông thôn của huyện Vụ Bản
(tính đến 31/12/2010)...............................................................
Bảng 7:
30
32
Kết quả đăng ký, cấp GCN QSDĐ đất sản xuất nông nghiệp của
huyện Vụ Bản (tính đến 31/12/2010)............................................
Bảng 5:
20
35
37
39
Phân loại các trường hợp chưa đủ điều kiện cấp GCN đất ở nông
thôn của huyện Vụ Bản (tính đến 31/12/2010)..............................
42
Bảng 8:
Bảng tổng hợp kết quả cấp GCN đất ở từ năm 2005 đến năm 2010...
43
Bảng 9:
Kết quả kê khai ĐK, cấp GCN QSDĐ cho các cơ quan, tổ chức, cơ
sở tôn giáo trên địa bàn huyện Vụ Bản (tính đến 31/12/2010)......
Bảng 10:
Kết quả cấp GCN QSDĐ của các cơ quan, tổ chức, cơ sở tôn giáo
trên địa bàn huyện Vụ Bản (tính đến 31/12/2010).........................
Bảng 11:
45
46
Tình hình đo đạc lập các loại bản đồ địa chính trên địa bàn huyện
Vụ Bản (tính đến 31/12/2010).......................................................
47
Bảng 12:
Tình hình lập hồ sơ địa chính của huyện Vụ Bản .........................
48
Bảng 13:
Kết quả đăng ký, biến động QSDĐ trên địa bàn huyện Vụ Bản (tính
đến 31/12/2010)...........................................................................
SV: Phạm Văn Trịnh
4
50
Lớp tin học trắc địa K52
Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin Học Trắc Địa
PHẦN MỘT
MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN
I. Mục Đích, Yêu Cầu
1. Đặt vấn đề:
Đất đai được ví như “tài sản vô cùng quý giá của quốc gia” và theo như lời Mác
đã từng nói: “Lao động không phải là nguồn duy nhất sinh ra của cải vật chất” mà “lao
động là cha của của cải vật chất, còn đất là mẹ”. Đất đai là sản phẩm mà thiên nhiên vô
cùng ưu ái ban tặng cho con người. Đó là môi trường sống, là chỗ đứng, là địa bàn
hoạt động cho tất cả các nghành các lĩnh vực. Đặc biệt là trong lao động sản xuất nông
nghiệp thì đất đai lại càng chiếm vai trò quan trọng vì đó là tư liệu không thể thay thế
được.
Diện tích đất đai là có hạn trong khi nhu cầu của con người đối với đất đai ngày
càng lớn, quan hệ đất đai phức tạp và luôn biến động, việc quản lý, sử dụng đất còn
nhiều bất cập. Trong khi các chủ sử dụng đất chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt mà
không tính đến mục tiêu lâu dài, gây ra nhiều tranh chấp đất đai, các vi phạm luật liên
tục xảy ra thì các cán bộ, cơ quan còn chưa thực sự nghiêm trong công tác Quản lý nhà
nước về đất đai.
Đứng trước những vấn đề bức xúc như vậy, Đảng và Nhà nước ta đã rất nhiều
lần thay đổi, bổ sung các chính sách pháp luật về đất đai. Hiến pháp năm 1980 quy
định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý”. Để nâng cao
vai trò quản lý đất đai, Luật Đất đai 1988 đầu tiên ra đời, tiếp đến là Luật Đất đai 1993
và Luật Đất đai 2003 đều có nội dung đăng ký quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa
chính, cùng với các các Thông tư, Nghị định, văn bản hướng dẫn thi hành về Luật đã
và đang từng bước đi sâu vào thực tiễn.
Công tác Đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập Hồ sơ
địa chính là một nội dung quan trọng trong 13 nội dung Quản lý Nhà nước về đất đai
được quy định trong Luật đất đai năm 2003. Đăng ký đất đai thực chất là thủ tục hành
chính nhằm thiết lập một hệ thống hồ sơ địa chính đầy đủ và cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất cho những chủ sử dụng đất hợp pháp, xác lập mối quan hệ pháp lý
đầy đủ giữa Nhà nước với người sử dụng đất làm cơ sở để nhà nước quản chặt, nắm
chắc toàn bộ quỹ đất đai theo pháp luật. Từ đó, chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai,
quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất được bảo vệ và phát huy đảm bảo
cho đất đai được sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả.
Nhận thức được vai trò tầm quan trọng cũng như nhu cầu cấp bách của công
tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính tại huyện
Vụ Bản, được sự đồng ý của Bộ môn Tin Học Trắc Địa, trường Đại học Mỏ - Địa
5
SV: Phạm Văn Trịnh
Lớp tin học trắc địa K52
Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin Học Trắc Địa
Chất, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thiết kế kỹ thuật xây dựng hệ thống hồ sơ địa
chính và quy trình thực hiện đăng ký,cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định”, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo - TS.Đinh Công
Hòa, giảng viên bộ môn Trắc địa phổ thông và sai số _ Khoa Trắc địa _ Trường Đại học
Mỏ - Địa Chất Hà Nội cùng với sự giúp đỡ của phòng Tài Nguyên và Môi Trường
huyện Vụ Bản - tỉnh Nam Định.
2. Mục đích và yêu cầu
2.1. Mục đích:
- Tìm hiểu những quy định của Pháp luật đất đai về công tác quản lý của Nhà
nước về công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ
địa chính.
- Bản đồ địa chính (BĐĐC) là tài liệu của Quốc Gia,là loại bản đồ chuyên dụng
được đo đạc chi tiết đến từng thửa đất theo hiện trạng sử dụng của từng Xã,Phường
với tỉ lệ lớn 1/500, 1/1000, 1/2000, … theo hệ tọa độ và độ cao nhà nước.
Đo đạc bản đồ nhằm:
- Làm cơ sở để đăng ký quyền sử dụng đất,giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất,
đền bù, giải phóng mặt bằng, cấp mới, cấp đổi giấy CNQSD đất, và quyền sở hữu tài
sản gắn liền với đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo
quy định của pháp luật.
- Xác nhận hiện trạng về địa giới hành chính Xã,Phường,Thị Trấn (gọi chung là
cấp xã) Huyện,Thị Xã,Thành Phố thuộc Tỉnh (gọi chung là cấp huyện) và của Tỉnh
- Xác nhận hiện trạng, thể hiện biến động và phục vụ cho chỉnh lý biến động
của từng thửa đất trong từng đơn vị hành chính cấp xã.
- Làm cơ sở để lập quy hoạch,kế hoạch sử dụng đất,quy hoạch xây dựng các
khu dân cư,đường giao thông,cấp thoát nước,thiết kế các công trình dân dụng và làm
cơ sở để đo vẽ các công trình ngầm.
- Làm cơ sở để thanh tra tình hình sử dụng đất và giải quyết khiếu nại,tố
cáo,tranh chấp đất đai.
- Làm cơ sở để thống kê và kiểm kê đất đai.
- Phục vụ cho việc phân hạng, định giá đất.
- Xây dựng hồ sơ địa chính.cơ sở dữ liệu quản lý đất đai nhằm tạo điều kiện
nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý Nhà Nước,cải cách thủ tục hành chính về lĩnh
vực quản lý đất đai,kết nối hệ thống thông tin đất đai của Tỉnh vào mạng thông tin
quản lý hành chính của Tỉnh, mạng thông tin đất đai Quốc Gia và kết nối với các mạng
thông tin chuyên ngành.
SV: Phạm Văn Trịnh
6
Lớp tin học trắc địa K52
Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin Học Trắc Địa
- Là cơ sở dữ liệu nền để xây dựng hệ thống thông tin địa lý (GIS) và hệ thống
thông tin đất đai (LIS)
2.2. Yêu cầu:
- Nắm chắc được quy định của Nhà nước, của ngành và địa phương đối với
công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa
chính để vận dụng vào thực tế của địa phương.
- Các số liệu điều tra, thu thập chính xác, đầy đủ phản ánh trung thực khách
quan việc thực hiện công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
và lập hồ sơ địa chính của địa phương.
- Bản đồ và hồ sơ kèm theo bao gồm dạng giấy và dạng số,đối với bản đồ dạng
số phải thống nhất nội dung với bản đồ dạng giấy và hiện trạng, bản đồ số được biên
tập bằng phần mềm Microtation, các lớp, nhóm lớp, các thông tin thuộc tính được
phân lớp đúng theo quy định về thành lập BĐĐC dạng số để tích hợp và phần mềm
Vilis.
- Công tác cấp giấy CNQSD đất, lập hồ sơ địa chính phải được tiến hành đồng
thời theo nguyên tắc đo vẽ bản đồ đến đâu thì đăng ký cấp giấy và lập HSĐC tới đó.
- Việc thẩm định,xét cấp giấy CNQSD đất phải theo quy định của luật đất đai
và các quy định pháp luật khác.
- Kiến nghị và đề xuất phù hợp với thực tiễn của địa phương.
II. PHẠM VI THỰC HIỆN VÀ QUY MÔ DIỆN TÍCH CẦN ĐO ĐẠC LẬP BẢN
ĐỒ ĐỊA CHÍNH,CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN,LẬP HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH
1. Phạm vi thực hiện
-Tổng diện tích dất tự nhiên của huyện Vụ Bản là 14.822,45 ha bao gồm 18 xã
và 1 thị trấn
- Khối lượng cần đo đạc và lập HSĐC là 14.822,45 ha
2. Quy mô diện tích cần đo đạc lập bản đồ địa chính các tỷ lệ:
- Đo vẽ bản đồ địa chính với tổng diện tích : 14.822,45 ha, trong đó
+ Đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1.000, với diện tích khoảng 844.92 ha đối
với khu vực đất dân cư tập trung và các thửa đất có diện tích nhỏ nằm xen kẽ trong
khu vực đất dân cư
+ Đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ 1/ 2.000, với diện tích khoảng 13.977.53 ha
đối với khu vực các loại đất nông nghiệp và các loại đất còn lại
SV: Phạm Văn Trịnh
7
Lớp tin học trắc địa K52
Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin Học Trắc Địa
PHẦN HAI
CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ VĂN BẢN
ÁP DỤNG TRONG PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT
I. Cở Sở Pháp Lý Và Văn Bản Áp Dụng Trong Phương Án Kĩ Thuật
*Trước khi có Luật Đất đai 2003:
Trong thời kỳ trước những năm 1945, ở Việt Nam công tác đăng ký đất đai có
từ thế kỷ VI và nổi bật nhất ở các thời kỳ như : Gia Long, Minh Mạng, thời kỳ Pháp
SV: Phạm Văn Trịnh
8
Lớp tin học trắc địa K52
Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin Học Trắc Địa
thuộc. Các vấn đề này cũng đã được quy định trong các Hiến pháp, Pháp Luật Đất đai
như:
Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1959 quy định ba hình thức
sở hữu về đất đai: Sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân.
Năm 1980, Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời khẳng
định: “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch chung nhằm đảm
bảo đất đai được sử dụng hợp lý, tiết kiệm...”. Công tác ĐKĐĐ, cấp GCN được Đảng
và Nhà nước ta quan tâm chỉ đạo thông qua hệ thống các văn bản pháp luật.
Hiến pháp năm 1992 ra đời đã khẳng định: “Đất đai, rừng núi, sông hồ, tài
nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển thềm lục địa và vùng trời,…đều thuộc sở
hữu toàn dân”. Đây là cơ sở vững chắc cho sự ra đời của Luật Đất đai năm 1993 được
thông qua ngày 14/07/1993. Tiếp theo đó là Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của
Luật Đất đai được Quốc hội khóa IX thông qua ngày 02/12/1998 và Quốc hội khóa X
thông qua ngày 29/06/2001.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện Luật Đất đai năm 1993 đã xuất hiện nhiều vấn
đề bất cập, nó không còn phù hợp với thực tế tình hình quản lý và sử dụng đất trong
quá trình phát triển đất nước.Vì vậy để khắc phục tình trạng trên, ngày 26/11/2003
Quốc hội khoá XI kỳ họp thứ 4 đã thông qua Luật đất đai và có hiệu lực từ ngày
01/07/2004 và quy định “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở
hữu” và nêu lên 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai trong đó nội dung cấp
GCNQSDĐ, lập HSĐC và đăng ký biến động đất đai là một nội dung quan trọng được
tái khẳng định.
* Sau khi có Luật Đất đai 2003:
Đến nay, cùng với việc ban hành Luật Đất đai năm 2003 thì đã có nhiều văn
bản pháp luật do các cơ quan có thẩm quyền từ trung ương đến địa phương ban hành
để làm cơ sở cho việc thực hiện cấp GCNQSDĐ, lập HSĐC và đăng ký biến động đất
đai. Cụ thể là:
Các văn bản do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành có quy định về
cấp GCN, lập HSĐC và đăng ký biến động đất đai:
- Luật Đất đai năm 2003 ngày 26/11/2003 có hiệu lực thi hành vào ngày
01/07/2004, trong đó quy định các vấn đề mang tính nguyên tắc về GCN; các trường
hợp được cấp GCN, thực hiện nghĩa vụ tài chính khi cấp GCN; lập HSĐC và về việc
xác định diện tích đất ở đối với các trường hợp thửa đất có vườn, ao gắn liền với nhà
ở; trình tự thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai để cấp GCN hoặc chỉnh lý biến
động về sử dụng đất trên GCN.
SV: Phạm Văn Trịnh
9
Lớp tin học trắc địa K52
Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin Học Trắc Địa
- Nghị quyết 775/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02/04/2005 của Ủy ban thường
vụ Quốc hội quy định giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá
trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa
trước ngày 01/07/1991 làm cơ sở xác định điều kiện cấp GCN đối với trường hợp đang
sử dụng nhà, đất thuộc diện thực hiện các chính sách quy định tại Điều 2 của Nghị
quyết số 23/2003/QH11.
- Nghị quyết số 1037/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 27/07/2006 của Ủy ban
thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01/07/1991
có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia làm cơ sở xác định đối tượng được
cấp GCN trong những trường hợp có tranh chấp.
Các văn bản thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành
có quy định về cấp GCN, lập HSĐC, đăng ký biến động đất đai và các vấn đề liên
quan gồm:
- Nghị định số 47/2003/NĐ-CP ngày 12/05/2003 sửa đổi bổ sung một số Điều
của Nghị định 176/1999/NĐ-CP.
- Chỉ thị số 05/2004/CT – TTg ngày 29/02/2004 của Thủ tướng Chính phủ về
việc các địa phương phải hoàn thành việc cấp GCN trong năm 2005.
- Nghị định số 152/2004/NĐ-CP ngày 06/08/2004 của Chính phủ về việc sử đổi
bổ sung một số điều của Nghị định số 164/2003/NĐ-CP.
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về hướng dẫn
thi hành Luật Đất đai năm 2003.
- Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử
dụng đất, trong đó có quy định cụ thể hóa Luật Đất đai về việc thu tiền sử dụng đất khi
cấp GCN.
- Nghị định số 127/2005/NĐ-CP ngày 10/10/2005 của Chính phủ về việc hướng
dẫn thực hiện Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội và Nghị
quyết số 755/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 02/04/2005 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội
quy định việc giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình
thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước
ngày 01/07/1991.
- Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu tiền
thuê đất, trong đó có quy định cụ thể hóa Luật đất đai về việc thu tiền thuê đất khi cấp
GCN.
- Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính Phủ về sửa đổi, bổ
sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định số
187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần. Trong đó
SV: Phạm Văn Trịnh
10
Lớp tin học trắc địa K52
Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin Học Trắc Địa
sửa đổi bổ sung một số quy định về việc thu tiền sử dụng đất khi cấp GCN, việc xác
nhận hợp đồng chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại QSDĐ, thế chấp, bảo lãnh, góp
vốn bằng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao.
- Chỉ thị số 05/2006/CT-TTg ngày 22/06/2006 của Thủ tướng Chính phủ về
việc khắc phục yếu kém, sai phạm, tiếp tục đẩy mạnh tổ chức thi hành Luật Đất đai;
trong đó chỉ đạo các địa phương đảy mạnh để hoàn thành cơ bản việc cấp GCN trong
năm 2006.
- Nghị quyết số 23/2006/NQ-CP ngày 07/09/2006 về một số giải pháp nhằm
đẩy nhanh tiến độ bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước cho người đang thuê theo quy định
tại Nghị định số 61/CP ngày 05/07/1994 của Chính phủ, trong đó quy định việc thu
tiền sử dụng đất không bán nhà ở cho người đang thuê.
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy định bổ
sung về việc cấp GCN, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
- Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
Các văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ, ngành ở Trung ương ban hành có quy định
về đăng ký, cấp GCN và lập HSĐC cùng các vấn đề liên quan gồm:
- Thông tư số 03/2003/TTLT/BTP-BTNMT ngày 04/07/2003 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính hướng dẫn về trình tự, thủ tục đăng ký và cung
cấp thông tin về thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
- Quyết định số 24/2004/BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường ban hành quy định về GCN.
- Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý HSĐC.
- Thông tư số 117/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn
thực hiện Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền
sử dụng đất.
- Thông tư liên tịch số 38/2004/TTLT/BTNMT-BNV ngày 31/12/2004 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường, Bộ nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ
chức của Văn phòng ĐK QSDĐ và tổ chức phát triển quỹ đất.
- Thông tư 01/2005/TT-BTNMT ngày 13/04/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày
29/10/2004 về thi hành Luật Đất đai năm 2003.
SV: Phạm Văn Trịnh
11
Lớp tin học trắc địa K52
Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin Học Trắc Địa
- Thông tư liên tịch số 30/2005/TTLT/BTC-BTNMT ngày 18/04/2005 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính hướng dẫn việc luân chuyển hồ sơ của người
sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính.
- Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT/BTP-BTNMT ngày 16/06/2005 thay thế
Thông tư số 03/2003/TTLT/BTP-BTNMT ngày 04/07/2003.
- Thông tư số 04/2005/TT-BTNMT ngày 18/07/2005 của Bộ tài nguyên và Môi
trường hướng dẫn thực hiện các biện pháp quản lý, sử dụng đất đai sau khi sắp xếp, đổi mới
và phát triển các nông, lâm trường quốc doanh. Trong đó có hướng dẫn việc rà soát, cấp
GCN cho các nông, lâm trường quốc doanh sau khi sắp xếp lại.
- Thông tư 95/2005/TT-BTC ngày 26/10/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn các
quy định của pháp luật về lệ phí trước bạ.
- Thông tư số 70/2006/TT-BTC ngày 02/08/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn
sửa đổi, bổ sung Thông tư số 117/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính
hướng dẫn thực hiện Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ
về thu tiền sử dụng đất.
- Thông tư số 09/2006/TT-BTNMT ngày 25/09/2006 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường hướng dẫn việc chuyển hợp đồng thuê đất và cấp GCN khi chuyển công ty
nhà nước thành công ty cổ phần hóa; trong đó có hướng dẫn việc rà soát, cấp GCN cho
công ty đã cổ phần hóa.
- Quyết định số 08/2006/QĐ – BTNMT ngày 21/07/2006 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định về GCN thay thế cho Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT ngày
01/11/2001.
- Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý HSĐC.
- Thông tư 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài Nguyên và Môi
Trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất.
II. Nguyên Tắc Sử Lý Văn Bản
Trong quá trình thi công và kiểm tra nghiệm thu phải nghiêm chỉnh tuân theo
các quy định kỹ thuật của quy phạm đối với từng công đoạn,từng công việc cụ
thể.Thiết kễ kỹ thuật của phương án này cụ thể hóa các quy định đã nêu trong văn bản
ở mục I – Phần Hai,trong quá trình chỉ đạo thi công, kiểm tra,nghiệm thu sản phẩm
nếu có các văn bản trên có mâu thuẫn về nội dung thì lấy “ Thiết kễ kỹ thuật” này làm
cơ sở giải quyết.
SV: Phạm Văn Trịnh
12
Lớp tin học trắc địa K52
Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin Học Trắc Địa
PHẦN BA
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I. Nội dung nghiên cứu
- Căn cứ pháp lý của công tác cấp GCN, lập HSĐC và đăng ký biến động về đất đai
- Điều kiện tự nhiên của huyện Vụ Bản
- Tình hình quản lý, sử dụng đất của huyện Vụ Bản.
- Phương án kỹ thuật
+ Quy định chung về đo đạc bản đồ địa chính
+ Cơ sở toán học
+ Quy trình thành lập bản đồ địa chính tỉ lệ 1/1000, 1/2000
+ Quy định về trình tự, thủ tục đăng ký, cấp GCN và quy trình đăng ký biến
động về quyền sử dụng đất của huyện Vụ Bản
- Kết quả thực hiện công tác đăng ký, cấp GCN của huyện Vụ Bản
+ Kết quả đăng ký cấp giấy chứng nhận đất nông nghiệp;
+ Kết quả đăng ký cấp GCN đất ở cho hộ gia đình cá nhân;
+ Kết quả cấp GCN cho tổ chức, cơ sở tôn giáo trên địa bàn huyện.
+ Kết quả lập hồ sơ địa chính của huyện Vụ Bản
+ Kết quả đăng ký biến động quyền sử dụng đất đai của huyện Vụ Bản
- Ứng dụng phần mềm ViLis để ĐK,cấp giấy CNQSD đất.
- Đánh giá công tác cấp GCN, lập HSĐC và đăng ký biến động đất đai của
huyện Vụ Bản.
- Đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn công tác ĐK, cấp GCN và lập HSĐC
II. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu
Phương pháp này nhằm thu thập các tư liệu, số liệu, thông tin cần thiết phục vụ
cho việc nghên cứu. Công tác điều tra được thực hiện ở 2 giai đoạn:
- Điều tra nội nghiệp: Nhằm điều tra, thu thập số liệu, thông tin cần thiết trong
điều kiện trong phòng. Các tư liệu cần thu thập như: Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã
hội của khu vực nghiên cứu, hiện trạng sử dụng đất của địa phương, các thông tin về
tình hình quản lý và sử dụng đất của địa phương,….
- Điều tra ngoại nghiệp: Là công tác khảo sát ngoài thực địa nhằm bổ sung và
chính xác hoá các thông tin thu thập trong phòng. Tiến hành khảo sát, điều tra đến
từng thửa đất để xác định mục đích sử dụng hiện tại, tình hình ĐK đất đai, cấp giấy
chứng nhận của các hộ gia đình, tổ chức, cá nhân…
SV: Phạm Văn Trịnh
13
Lớp tin học trắc địa K52
Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin Học Trắc Địa
2. Phương pháp thống kê
Mục đích của việc sử dụng phương pháp này là nhằm phân nhóm toàn bộ các
đối tượng điều tra có cùng một chỉ tiêu, xác định các giá trị trung bình của chỉ tiêu,
phân tích tương quan giữa các yếu tố.
Các chỉ tiêu dung thống kê trong việc nghiên cứu đề tài này có thể kể đến như:
Cơ cấu sử dụng đất, diện tích đất đai, tổng số giấy chứng nhận đã được cấp theo loại
sử dụng đất,…Số liệu được xử lý bằng các phần mềm Excel, Word,…
3. Phương pháp so sánh
Dựa trên cơ sở số liệu điều tra, thu thập được tiến hành so sánh các số liệu theo các
mốc thời gian và giữa các khu vực để đưa ra những nhận xét phục vụ cho việc nghiên
cứu.
4.Phương pháp biểu đồ, đồ thị
Phương pháp này dùng để thể hiện một cách khái quát số liệu thu được qua biểu
đồ, đồ thị.
Hiện có rất nhiều phương pháp nghiên cứu, phục vụ công tác quản lý, cấp GCN
QSDĐ ở cấp huyện. Tuy nhiên do điểu kiện cũng như thời gian nghiên cứu có hạn nên
trong đề tài nghiên cứu em đã sử dụng phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu
kết hợp với phương pháp biểu đồ và đồ thị.
5.Sử dụng phần mềm thành lập hồ sơ và cấp giấy chứng nhận QSDĐ Vilis
Phần mềm Vilis được xây dựng dựa trên nền tảng các thủ tục về kê khai đăng ký,
lập Hồ sơ địa chính và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo thông tư 1990/TTTCĐC ngày 30 tháng 11 năm 2001 của Tổng cục Địa Chính “hướng dẫn đăng ký đất
đai, lập Hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”, nghị định 181 năm
2003 và hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành. Phần mềm này là một trong số các
modules của hệ thống thông tin đất đai (Lis) đang được phát triển. Phần mềm được xây
dựng bằng ngôn ngữ lập trình cơ sở dữ liệu Visual basic 6.0, thao tác trên CSDL Access
2003.
SV: Phạm Văn Trịnh
14
Lớp tin học trắc địa K52
Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin Học Trắc Địa
PHẦN BỐN
ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH KHU ĐO VÀ PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT
I. Đặc Điểm Tự Nhiên Của Huyện Vụ Bản
1. Vị trí địa lý
(Hình 1 : Vị trí địa lý của huyện Vụ Bản trong Tỉnh Nam Định)
Vụ Bản là huyện có vị trí ở phía Tây tỉnh Nam Định, có diện tích 14.822,45 ha gồm 18 xã
và 1 thị trấn.
Phía Bắc giáp với huyện Mỹ Lộc và tỉnh Hà Nam.
Phía Đông giáp Thành phố Nam Định.
Phía Tây giáp huyện Ý Yên.
Phía Nam giáp huyện Nam Trực.
Vụ Bản có trung tâm huyện lỵ là thị trấn Gôi, Vụ Bản còn có tuyến đường sắt Bắc
- Nam chạy qua, có đường quốc lộ 10 là trục giao thông huyết mạch của các tỉnh miền
duyên hải đồng bằng Bắc Bộ. Ngoài ra Vụ Bản còn có đường tỉnh lộ 56 và 12 chạy dọc
theo hướng Bắc - Nam và Đông - Tây của huyện hình thành nên các trung tâm dịch vụ
SV: Phạm Văn Trịnh
15
Lớp tin học trắc địa K52
Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin Học Trắc Địa
thương mại và các khu dân cư trù phú dọc theo các tuyến đường và những điểm giao nhau
của các tuyến đường.
Với vị trí địa lý khá thuận lợi đó là điều kiện quan trọng để Vụ Bản phát triển
kinh tế năng động, đa dạng và hoà nhập cùng với các địa phương trong và ngoài tỉnh.
2. Địa hình, địa mạo
Vụ Bản có địa hình không được bằng phẳng, các xã ở ven quốc lộ 10 và tỉnh lộ
12 có địa hình cao hơn các xã nằm ở phía Bắc và phía Nam huyện. Trong cùng một xã
các dải đất có địa hình chênh nhau từ 0,5 m đến 2,5 m. Trong toàn huyện có 5 ngọn
núi là Núi Hổ nằm ở xã Liên Minh, Núi Gôi nằm ở thị trấn Gôi, Núi Lê Xá nằm ở xã
Tam Thanh, Núi Tiên Hương nằm ở xã Kim Thái và Núi Ngăm nằm ở hai xã Kim
Thái, Minh Tân. Với đặc điểm địa hình như trên, Vụ Bản là vùng đất có nhiều phong
cảnh đẹp, có 5 ngọn núi cao từ 50 - 76 m, có phong cảnh đẹp như núi Gôi, núi Ngăm
…, các sông lớn bao bọc và chảy quanh huyện. Dân cư sống quần tụ và đông đúc, có
nhiều di tích lịch sử văn hoá, các lễ hội chuyền thống được lưu giữ và phát triển. Môi
trường sống với nguồn không khí và nguồn nước sạch, là tiềm năng và thế mạnh để
quản lý, khai thác, sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
3. Khí hậu, thời tiết.
Vụ Bản mang đầy đủ những đặc điểm của tiểu khí hậu vùng đồng bằng sông
Hồng, là khu vực nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, có 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ,
thu, đông).
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 27 - 28 oC, số tháng có nhiệt độ
trung bình lớn hơn 28oC từ 7 - 8 tháng. Mùa đông, nhiệt độ trung bình là 18,9 oC, tháng
lạnh nhất là tháng 1 và tháng 2. Mùa hạ, nhiệt độ trung bình là 29 oC, tháng nóng nhất
là tháng 7 và tháng 8.
- Độ ẩm: Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình năm từ 80 - 90%, giữa
tháng có độ ẩm lớn nhất và nhỏ nhất không chênh lệch nhiều, tháng có độ ẩm cao nhất
là 90% - 92% (tháng 3), thấp nhất là 81% (tháng 11).
- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình trong năm từ 1.800 - 1.900 mm, phân bố
tương đối đồng đều trên toàn bộ lãnh thổ của huyện. Lượng mưa phân bố không đều
trong năm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm gần 80% lượng mưa
cả năm, các tháng mưa nhiều là tháng 7, 8, 9. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm
sau, lượng mưa chiếm 20% lượng mưa cả năm. Các tháng ít mưa nhất là tháng 12, 1,
2, có tháng hầu như không có mưa. Tuy nhiên, có những năm mưa muộn ảnh hưởng
đến việc gieo trồng cây vụ đông và mưa sớm ảnh hưởng đến thu hoạch vụ chiêm xuân.
SV: Phạm Văn Trịnh
16
Lớp tin học trắc địa K52
Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin Học Trắc Địa
- Nắng: Hàng năm trung bình có tới 250 ngày nắng, tổng số giờ nắng từ 1650 1700 giờ. Vụ hè thu có số giờ nắng cao khoảng 1.100 - 1.200 giờ, chiếm 70% số giờ
nắng trong năm.
- Gió: Hướng gió thịnh hành thay đổi theo mùa, tốc độ gió trung bình cả năm là
2-2,3 m/s. Mùa đông hướng gió thịnh hành là gió Đông Bắc với tần suất 60 - 70%, tốc
độ gió trung bình 2,4 - 2,6 m/s, những tháng cuối mùa đông, gió có xu hướng chuyển
dần về phía đông. Mùa hè hướng gió thịnh hành là gió Đông Nam, với tần suất 50 70%, tốc độ gió trung bình 1,9 - 2,2 m/s. Tốc độ gió cực đại (khi có bão) là 40 m/s,
đầu mùa hạ thường xuất hiện các đợt gió tây khô nóng gây tác động xấu đến mùa
màng, cây trồng vật nuôi.
- Bão: Do nằm trong vùng vịnh Bắc Bộ, nên hàng năm thường chịu ảnh hưởng
của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 4-6 trận/năm.
Nhìn chung khí hậu Vụ Bản rất thuận lợi cho môi trường sống của con người,
sự phát triển của hệ sinh thái động, thực vật và du lịch. Điều kiện khí hậu Vụ Bản rất
thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp, việc gieo trồng có thể tiến hành
quanh năm, đồng ruộng mỗi năm tăng vụ được 2 - 3 vụ.
4. Thuỷ văn, nguồn nước.
Chế độ thuỷ văn của huyện chịu ảnh hưởng chính của 2 sông lớn thuộc hệ thống sông
Hồng: sông Đào ở phía Nam huyện (ranh giới giữa huyện Vụ Bản và huyện Nam
Trực), sông Sắt ở phía Tây huyện (ranh giới giữa huyện Vụ Bản và huyện Ý Yên).
Trong nội đồng có sông Tiên Hương, sông Cầu Chuối, sông T3, T5, S23, S21 là các
trục tiêu chính. Hệ thống tưới có kênh Nam, kênh Bắc Cốc Thành là kênh tưới cấp I.
Ngoài ra trong huyện còn có hệ thống kênh tưới cấp II và cấp III. Như vậy, Vụ Bản có
một hệ thống sông ngòi kênh mương dày đặc phục vụ tốt cho nước tưới tiêu và sinh
hoạt.
II. Tình Hình Tư Liệu Khu Đo
1. Hệ thống tọa độ địa chính:
- Điểm độ cao hạng I có 01 điểm,số hiệu :10702
SV: Phạm Văn Trịnh
17
Lớp tin học trắc địa K52
Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin Học Trắc Địa
- Điểm địa chính cơ sở (hạng 3) có 09 điểm,số hiệu :
107422,095430,095431,095433,095439,095440,095441,095442,095443.
Các điểm này được xây dựng và tu bổ trong những năm 1997 đến năm 2001
- Điểm độ cao hạng I nhà nước gồm 03 điểm,số hiệu:
I(LS-VB)13,I(LS-VB)14,I(LS-VB)35
- Qua thu thập và khảo sát thực địa có 08 điểm địa chính có số hiệu từ VB – 1
đến VB – 8.Các điểm địa chính được tính toán bình sai chính xác theo hệ tọa độ VN –
2000,lưu trữ tại trung tâm thông tin Tài Nguyên và Môi Trường Nam Định.
Số còn sử dụng
STT
Cấp Hạng
Tổn
g
Số
Số
lượng
Số hiệu
1
Điểm tọa độ hạng I
01
01
10702
107422,095430,095431,09
5433,095439,095440,0954
41,095442,095443
2
Điểm địa chính cở sở
thuộc huyện Vụ Bản
09
09
3
Điểm độ cao
03
03
4
Điểm địa chính
08
08
Tổng
21
21
Ghi chú
095431
Phát cây
thông
hướng
I(LS-VB)13,I(LSVB)14,I(LS-VB)35
VB-1,VB-2,VB-3,VB4,VB-5,VB-6,VB-7,VB-8
(Nguồn :Trung tâm thông tin – bộ tài nguyên môi trường)
Qua kiểm tra,các mốc trên còn ổn định và chắc chắn đảm bảo,đủ độ tin cậy dùng để
phát triển lưới khống chế cấp thấp hơn
2. Hệ thống tài liệu bản đồ:
Trên địa bàn huyện hiện có các loại bản đồ sau đây:
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1/10.000,hệ tọa độ VN – 2000,múi chiếu
30,kinh tuyến trục 108030’ được thành lập năm 2010
- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỷ lệ 1/10.000,hệ tọa độ VN – 2000,múi chiếu
30,kinh tuyến trục 108030’ quy hoạch đến năm 2020
- Bản đồ địa giới hành chính 364 tỷ lệ 1/50.000 do tổng cục Địa Chính xuất bản
năm 1995
3.Hệ thống hồ sơ,sổ sách:
Qua thu thập thì trên địa bàn huyện Vụ Bản hiện có các loại sổ sách sau:
SV: Phạm Văn Trịnh
18
Lớp tin học trắc địa K52
Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin Học Trắc Địa
- Sổ cấp giấy CNQSD đất 01 quyển/ 01 xã
- Sổ biến động 01 quyển/ 01 xã
Qua tìm hiểu thì hầu hết các sổ sách này có ghi tương đối đầy đủ.từ năm 2005 đến nay,
cán bộ địa chính các xã hàng năm có cập nhật, thống kê số liệu biến động và các tài
liệu thông tư,quyết định có liên quan.
Do đó để xây dựng hoàn chỉnh hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất
đai của huyện Vụ Bản cần phải đo đạc bản đồ địa chính chính quy theo quy định của
bộ tài nguyên và môi trường ,đồng thời cấp đổi và cấp mới giây CNQSD đất trên địa
bàn các xã trong huyện làm cơ sở dữ liệu đầu vào cho việc xây dựng hệ thống hồ sơ
địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai
4. Hiện trạng sử dụng đất huyện Vụ Bản năm 2010 :
Theo số liệu kiểm kê đất đai đến ngày 01/01/2010 diện tích tự nhiên
huyện là 14822.45 ha được phân theo các loại đất chính như bảng sau:
Bảng 1: Diện tích, cơ cấu đất đai phân theo mục đích sử dụng
Hiện trạng năm 2010
STT
Chỉ tiêu
TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ
NHIÊN
1
Đất nông nghiệp
Trong đó:
1.1
Đất lúa nước
1.2
Đất trồng cây lâu năm
1.3
Đất rừng phòng hộ
1.4
Đất nuôi trồng thuỷ sản
Đất nông nghiệp còn lại (đất trồng cây
1.5
hàng năm, đất nông nghiệp khác)
2
Đất phi nông nghiệp
Trong đó:
Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công
2.1
trình sự nghiệp
2.2
Đất quốc phòng
2.3
Đất an ninh
2.4
Đất khu công nghiệp
2.5
Đất cơ sở sản xuất kinh doanh
2.6
Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ
2.7
Đất di tích danh thắng
19
SV: Phạm Văn Trịnh
Mã
Diện tích
(ha)
Cơ cấu
(%)
14.822,45
100
NNP
10.728,97
72,38
DLN
CLN
RPH
NTS
8.833,30
488,93
41,20
658,76
59,59
3,30
0,28
4,44
706,78
4,77
PNN
4.025,60
27,16
-
CTS
15,99
0,11
CQP
CAN
SKK
SKC
SKX
DDT
7,79
6,37
170,34
60,33
20,91
4,10
0,05
0,04
1,15
0,41
0,14
0,03
Lớp tin học trắc địa K52
Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin Học Trắc Địa
Hiện trạng năm 2010
STT
Chỉ tiêu
Mã
2.8
2.9
2.10
2.11
2.12
Đất xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Đất có mặt nước chuyên dùng
Đất phát triển hạ tầng
Đất phi nông nghiệp còn lại (đất ở, đất phi
nông nghiệp khác, đất sông suối)
Đất đô thị
Đất khu dân cư nông thôn
Đất chưa sử dụng
DRA
TTN
NTD
SMN
DHT
2.13
3
4
5
DTD
DNT
DCS
Diện tích
(ha)
Cơ cấu
(%)
5,88
70,70
207,65
300,00
2.092,49
0,04
0,48
1,40
2,02
14,12
1.063,05
7,17
475,56
2.625,35
67,88
3,21
17,71
0,46
III. Phương Án Kỹ Thuật
1. Quy định chung về đo đạc bản đồ địa chính
- Căn cứ theo quy định về chọn tỷ lệ theo quy phạm 2010 và khối lượng đo vẽ bản
đồ địa chính 14.822,45 ha được phân thành 02 loại tỷ lệ:
+ Đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1.000, với diện tích khoảng 844.92 ha đối
với khu vực đất dân cư tập trung và các thửa đất có diện tích nhỏ nằm xen kẽ
trong khu vực đất dân cư
+ Đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ 1/ 2.000, với diện tích khoảng 13.977.53
ha đối với khu vực các loại đất nông nghiệp và các loại đất còn lại
2. Cơ sở toán học:
- Bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1.000,1/2.000 của huyện được thành lập trên mặt
phẳng chiếu hình WGS – 84, múi chiếu 30 kinh tuyến trục là 108030’.
- Hệ tọa độ phẳng theo hệ tọa độ quốc gia VN – 2000.
- Hệ độ cao nhà nước năm 1972 (Hòn Dấu – Hải Phòng).
3. Quy trình thành lập bản đồ địa chính tỉ lệ 1/1000 , 1/2000 :
Công Tác Chuẩn Bị
SV: Phạm Văn Trịnh
20
Lớp tin học trắc địa K52
Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin Học Trắc Địa
Lập Lưới Khống Chế Đo Vẽ
Đo Vẽ Chi Tiết
Biên Tập Bản Đồ
In Thử,Kiểm Tra,Chỉnh Sửa BĐ
Lập Hồ Sơ Địa Chính
In BĐ Địa Chính
Sơ đồ 1: quy trình thành lập bản đồ địa chính
3.1. Công tác chuẩn bị:
Trước khi đo vẽ đơn vị đo đạc phải thực hiện các bước công việc như sau:
a. tổ chức phổ biến, tuyên chuyền:
Phối hợp với UBND xã tổ chức họp dân để quán triệt chủ chương của chính
phủ,bộ TNMT và UBND Tỉnh về việc xây dựng hệ thống HSDC và cơ sở dữ liệu
quản lý đất đai của địa phương để nhân dân hiểu rõ và tích cực phối hợp với đơn
vị đo đạc trong việc dẫn đạc ranh giới thửa đất và quy tên chủ sử dụng đất.
b. Xác định ranh giới hành chính:
- căn cứ vào hồ sơ địa giới hành chính pháp lý đang được quản lý của huyện Vụ
Bản để xác định địa giới hành chính ở thực địa rồi sau đó mới chuyển lên bản đồ.
- Nếu phát hiện sự mâu thuẫn giữa địa giới hành chính qui định trong hồ sơ địa
giới hành chính và thực tế quản lý của huyện thì đơn vị đo đạ phải có báo cáo
bằng văn bản cho phòng TNMT. Trên bản đồ phải thể hiện cả 2 loại đường
DGHC theo quy định và theo thực tế quản lý ở huyện Vụ Bản.
- Sau khi đo vẽ phải lập “Biên bản xác nhận thể hiện địa giới hành chính”
c. Thu thập giấy tờ cũ xác đính ranh giới thửa đất :
SV: Phạm Văn Trịnh
21
Lớp tin học trắc địa K52
Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin Học Trắc Địa
- Phối hợp với chính quyền địa phương, đề nghị các chủ sử dụng đất cung cấp
bản sao (không cần công chứng) các giấy tờ lien quan đến thửa đất và cùng chủ
đất xác định chính xác ranh giới sử dụng đất của từng chủ sử dụng
3.2. Lập lưới khống chế đo vẽ:
- Đến mức cần thiết đảm bảo cho việc tăng giày lưới trạm đo thì bố trí lưới khống
chế đo vẽ ( gồm lưới đường chuyền kinh vĩ cấp 1 và cấp 2 ).
- Lưới khống chế đo vẽ được phát triển dựa trên các điểm tọa độ địa chính.
- Lưới khống chế đo vẽ được đo bằng máy toàn đạc điện tử.
- Những điểm khống chế đo vẽ được đánh giấu bằng cọc gỗ,định tâm bằng đinh
mũ hoặc đinh sắt có vạch chữ thập trên mặt đinh.
- Đường chuyền kinh vĩ treo phải đo theo chiều “thuận ,nghịch” đo đi và đo về (2
lần đo).Giá trị góc cạnh đưa vào tính toán là giá trị trung bình của 2 lần đo
“thuận, nghịch”.
- Lưới khống chế đo vẽ được phép bình sai gần đúng.
- Các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản của lưới khống chế đo vẽ như sau :
+ Chiều dài lớn nhất của đường chuyền :[ s]max = 4000 m
+ Sai số trung phương đo góc :mβ ≤ 15”
+ Sai số khép tương đối giới hạn của đường chuyền :fs [s] ≥ 1/4000.
+ Chiều dài lớn nhất giữa điểm gốc và điểm nút,giữa 2 điểm nút phải nhỏ
hơn 2/3 chiều dài của đường chuyền.
+ Chiều dài lớn nhất cạnh đường chuyền ≤ 400 m.
+ Chiều dài nhỏ nhất cạnh đường chuyền ≥ 60 m.
+ Góc và cạnh của lưới khống chế được đo 2 lần .
+ Sai số trung phương đo cạnh sau bình sai ≤ 0.015 m.
+ Sai số khép góc trong đường chuyền không vượt quá đại lượng :
Fβ = 30”
( n :số góc trong đường chuyền)
3.3. Đo vẽ chi tiết :
- Đo vẽ ranh giới sử dụng đất của từng chủ sử dụng, ngoài ra phải chú ý :
+ Đo vẽ các công trình xây dụng chính trên thửa đất.
+ Nếu trên cùng 1 thửa đất có các mục đích sử dụng khác nhau mà chưa xác
định được ranh giới thì đo gộp thửa và ghi mục đích sử dụng chính trước,mục
đích phụ sau.
SV: Phạm Văn Trịnh
22
Lớp tin học trắc địa K52
Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin Học Trắc Địa
- Không đo vẽ các công trình xây dựng tạm thời,di động hoặc quá nhỏ không thể
hiện được theo tỉ lệ bản đồ.
- Trong quá trình đo vẽ chi tiết phải kết hợp điều tra tên chủ,loại đất và các thông
tin địa chính khác.
- Trong quá trình đo vẽ chi tiết,tại mỗi trạm đo phải vẽ lược đồ với tỷ lệ không
nhỏ hơn tỷ lệ bản đồ cần thành lập.Lược đồ này nằm trên khổ A0, đánh số liên
tục các trạm máy và các điểm gương chi tiết.
- Tại mỗi trạm máy phải bố chí các điểm chi tiết làm điểm kiểm tra với các trạm
đo kề nhau.Số lượng điểm kiểm tra phục thuộc vào khu vực đo và không dưới 2
điểm với mỗi trạm đo kề nhau.
3.4. Biên tập bản đồ:
Trình tự biên tập bản đồ và gán thông tin lên bản đồ
SV: Phạm Văn Trịnh
23
Lớp tin học trắc địa K52
Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin Học Trắc Địa
Hình 1 : Triển điểm đo chi tiết lên bản vẽ
Hình 2: Nối các trị đo và gán các thông tin thửa đất
a. Các yếu tố nội dung biểu thị trên bản đồ địa chính bao gồm:
- Cơ sở toán học của bản đồ.
- Điểm khống chế tọa độ, độ cao nhà nước các hạng, điểm địa chính,điểm độ cao
kỹ thuật, điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc ổn định.
- Địa giới hành chính cấp huyện và cấp xã,mốc DGHC.
SV: Phạm Văn Trịnh
24
Lớp tin học trắc địa K52
Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin Học Trắc Địa
- Mốc quy hoạch, chỉ giới quy hoạch,ranh giới hành lang an toàn giao thông,thủy
lợi,điện và các công trình khác có hành lang an toàn, ranh giới quy hoạch sử
dụng đất.
- Ranh giới thửa đất, loại đất, số thứ tự thửa đất, diện tích thửa đất và các yếu tố
nhân tạo,tự nhiên chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất, các tài sản gắn liền
với đất.
- Các ghi chú thuyết minh.
b. Biên tập bản đồ địa chính dạng số
- Bản đồ địa chính dạng số phải được biểu thị bằng điểm,đường thẳng,đường
nhiều cạnh hoặc là vùng khép kín. Các tệp tin (File) được định dạng *.dgn và ở
dạng “mở”,nghĩa là cho phép chỉnh sửa cập nhật thông tin khi cần thiết và có khả
năng chuyển đổi khuân dạng để sử dụng cho các phần mềm bản đồ thông dụng
khác phục vụ những mục đích khác nhau và làm nền cơ sở cho các loại hệ thống
thông tin địa lý (GIS)
- Nội dung bản đồ địa chính phải đảm bảo đầy đủ,chính xác về cơ sở toán học,về
vị trí các yếu tố địa vật như bản đồ gốc và độ chính xác tiếp biên không được
vượt quá hạn sai do biến dạng của giấy cho phép đối với bản đồ in trên giấy.
- Các ký hiệu độc lập trên bản đồ phải được thể hiện bằng các ký hiệu dạng Cell
đã thiết kế sẵn trong thư viện Cell.
- Các đối tượng dạng đường không dùng B - spline để vẽ ,mà phải dùng
linestring, các đường có thể là polyline, linestring, chain hoặc comlex chain.
Điểm đầu đến điểm cuối của một đối tượng đường phải là một đường liền không
đứt đoạn và phải có điểm nút ở những chỗ giao nhau giữa các đường cùng loại.
- Những đối tượng dạng vùng polygon của cùng một loại đối tượng có dùng kiểu
ký hiệu là pattern,shape hoặc fill color phải là các vùng đóng kín,kiểu đối tượng
là shape ,comlex shape.
- Bản đồ địa chính dạng số được thành lập theo từng mảnh và đảm bảo khả năng
tiếp nối liên tục về dữ liệu của các mảnh bản đồ cùng tỉ lệ và kề cạnh nhau trên
toàn khu vực.
SV: Phạm Văn Trịnh
25
Lớp tin học trắc địa K52