Tải bản đầy đủ (.doc) (128 trang)

đánh giá hiện trạng, đề xuất quy hoạch triển khai xây dựng các công trình tiếp nhận xử lý chất thải từ tàu đáp ứng yêu cầu công ước MARPOL và các quy định pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.1 MB, 128 trang )

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM

Đề án nghiên cứu

MỤC LỤC
MỤC LỤC.......................................................................................1
CHƯƠNG 1: CÁC TỪ VIẾT TẮT..........................................................4
MỞ ĐẦU........................................................................................5
1.1. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN.............................................5
1.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN.........................................6
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU..........................................................7
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU...........................................................7
1.5. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN..........................................................8
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ NGĂN NGỪA Ô NHIỄM
DẦU TỪ TÀU MARPOL, VÀ CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT VIỆT NAM CÓ
LIÊN QUAN.....................................................................................9
1.1. CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ MARPOL................................................9
1.1.1. Sự ra đời của công ước quốc tế MARPOL...........................9
1.1.2. Nội dung tóm tắt của công ước quốc tế MARPOL.............10
1.1.3. Tóm tắt nội dung các Phụ lục.........................................13
1.2. CÁC CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ KHÁC VIỆT NAM CÓ THAM GIA........16
1.3. TÌNH HÌNH GIA NHẬP VÀ THỰC THI CÔNG ƯỚC MARPOL CỦA
VIỆT NAM...................................................................................17
1.3.1. Các văn bản, quy phạm pháp luật liên quan đến công ước
MARPOL..................................................................................18
1.3.2. Đánh giá tình hình gia nhập, thực thi công ước MARPOL và
nghĩa vụ phải trang bị phương tiện tiếp nhận, xử lý chất thải từ
tàu.........................................................................................20
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG HÀNG HẢI TẠI VIỆT NAM. .23
2.1. HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG HÀNG HẢI TẠI VIỆT NAM................23


2.1.1. Hệ thống cảng biển.......................................................23
2.1.2. Sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển các năm..........26
2.1.3. Vận tải biển...................................................................26
2.1.4. Công nghiệp tàu thủy....................................................27
2.2. TỔNG QUAN CÁC CHẤT THẢI PHÁT SINH TỪ TÀU....................32
2.2.1. Chất thải nguy hại.........................................................32
2.2.2. Nước thải sinh hoạt........................................................33
2.2.3. Chất thải rắn sinh hoạt..................................................33
2.2.4. Khí thải.........................................................................34
2.3. DỰ BÁO KHỐI LƯỢNG CHẤT THẢI PHÁT SINH TỪ TÀU.............34
2.3.1. Chất thải nguy hại.........................................................34
2.3.2. Nước thải sinh hoạt........................................................36
ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)

-1-


BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM

Đề án nghiên cứu

2.3.3. Rác thải sinh hoạt..........................................................36
2.3.4. Khí thải.........................................................................37
2.4. TÌNH HÌNH CÔNG TÁC TIẾP NHẬN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI TỪ TÀU
TẠI VIỆT NAM.............................................................................38
2.4.1. Hiện trạng khả năng tiếp nhận và xử lý chất thải từ tàu. .38
2.4.2. Đánh giá mức độ tiếp nhận và xử lý chất thải từ tàu.......41
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP NHẬN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI TỪ

TÀU..............................................................................................55
3.1. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CẢNG BIỂN ĐẾN NĂM
2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030............................................55
3.1.1. Quy hoạch phát triền hệ thống cảng biển.......................55
3.1.2. Dự báo sự tăng trưởng và thay đổi lượng hàng đến cảng. 56
3.1.3. Dự báo sự tăng trưởng và thay đổi của đội tàu đến cảng. 57
3.2. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP NHẬN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI TỪ TÀU
TẠI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030 CỦA HỆ THỐNG HIỆN HỮU..............61
3.2.1. Dự báo khối lượng chất thải từ tàu đến năm 2030...........61
3.2.2. Đánh giá khả năng tiếp nhận của hệ thống hiện hữu đến
năm 2030 (trường hợp không được đầu tư thêm)......................64
3.3. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TƯƠNG THÍCH CỦA HỆ THỐNG VĂN BẢN
PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC TIẾP NHẬN VÀ XỬ LÝ CHẤT
THẢI TỪ TÀU..............................................................................67
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH TIẾP NHẬN
VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI TỪ TÀU..........................................................82
4.1. CƠ SỞ QUY HOẠCH..............................................................82
4.2. NỘI DUNG QUY HOẠCH........................................................83
4.3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH..........................83
4.3.1. Phương án 1..................................................................83
4.3.2. Phương án 2..................................................................84
4.3.3. Phương án 3..................................................................85
4.4. ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH TIẾP NHẬN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI TỪ TÀU86
4.4.1. Quy trình tiếp nhận và xử lý rác thải sinh hoạt...............86
4.4.2. Quy trình tiếp nhận và xử lý nước thải sinh hoạt.............88
4.4.3. Quy trình tiếp nhận và xử lý chất thải nguy hại...............90
4.5. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN THU PHÍ KHI TIẾP NHẬN VÀ XỬ LÝ CHẤT
THẢI TỪ TÀU............................................................................106
4.5.1. Tham khảo phương pháp thu phí của một số cảng trên thế
giới.......................................................................................106

4.5.2. Đề xuất một số phương án thu phí ở Việt Nam..............108
CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT CƠ CHẾ QUẢN LÝ, KIỂM SOÁT VÀ LỘ TRÌNH THỰC
HIỆN..........................................................................................111
ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)

-2-


BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM

Đề án nghiên cứu

5.1. CƠ CHẾ QUẢN LÝ, KIỂM SOÁT HIỆN HÀNH............................111
5.1.1. Đánh giá nhu cầu thực tế, hiệu quả và những hạn chế
trong thực hiện và cưỡng chế thi hành các chính sách và quy
định hiện nay........................................................................111
5.1.2. Các giải pháp cụ thể đã được áp dụng trong bảo vệ và
nâng cao chất lượng môi trường của ngành hàng hải..............111
5.1.3. Vấn đề về bộ máy quản lý môi trường chuyên trách hiện
tại và vận hành hệ thống quản lý...........................................112
5.1.4. Vấn đề về thể chế, công cụ quản lý môi trường của ngành
hàng hải chuyên trách về bảo vệ môi trường..........................113
5.1.5. Vấn đề về kinh tế, phân bố tài chính và sử dụng vốn đầu tư
của ngành hàng hải trong việc bảo vệ môi trường..................113
5.2. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG CỦA NGÀNH HÀNG HẢI................................................114
5.2.1. Xác đinh ưu tiên bảo vệ môi trường của ngành hàng hải
.............................................................................................114

5.2.2. Các giải pháp về cơ chế chính sách...............................114
5.2.3. Các giải pháp về quản lý..............................................114
5.2.4. Các giải pháp về kỹ thuật.............................................115
5.2.5. Các giải pháp kiểm soát, giảm thiểu, xử lý chất thải gây ô
nhiễm môi trường từ hoạt động hàng hải...............................115
5.2.6. Các giải pháp về tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận
thức về bvmt.........................................................................115
5.2.7. Các giải pháp về cơ chế tài chính..................................116
5.3. ĐỀ XUẤT LỘ TRÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH TIẾP NHẬN VÀ XỬ
LÝ CHẤT THẢI TỪ TÀU...............................................................116
5.3.1. Quy hoạch giai đoạn đến năm 2015..............................117
5.3.2. Quy hoạch trong giai đoạn 2016- 2020, định hướng đến
2030.....................................................................................121
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN.................................................................127
6.1. KẾT LUẬN..........................................................................127
6.2. TỔ CHỨC THỰC HIỆN..........................................................127

ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)

-3-


BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM

Đề án nghiên cứu

CHƯƠNG 1: CÁC TỪ VIẾT TẮT
IMO


Tổ chức Hàng hải Thế Giới

PSC

Port State Control

TT

Thông tư



Quyết định

TTg

Thủ tướng

BGTVT

Bộ Giao thông Vận tải

HHVN

Hàng hải Việt Nam

CHHVN

Cục Hàng hải Việt Nam


KCHT

Kết cấu hạ tầng

BVMTB

Bảo vệ Môi trường Biển

VBQPPL

Văn bản Quy phạm Pháp luật

ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)

-4-


BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM

Đề án nghiên cứu

MỞ ĐẦU
1.1. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Những năm qua, hệ thống cảng biển Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc cả về
chất và lượng, cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và từng bước đáp ứng nhu
cầu hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển ngày càng nhanh của nền kinh tế, số
lượng tàu biển nước ngoài và nội địa vào, ra các cảng biển Việt Nam ngày một tăng, đồng

nghĩa với vấn đề gia tăng lượng chất thải phát sinh từ tàu tại các cảng. Từ đó dẫn tới nguy cơ
cao về ô nhiễm môi trường tại vùng biển và vùng nước cảng biển của Việt Nam.
Để có thể phát triển kinh tế biển một cách bền vững, trong thời gian vừa qua, Việt
Nam đã tham gia một số Công ước liên quan đến biển nhằm ngăn chặn và giảm thiểu tối đa ô
nhiễm biển, nổi trội nhất là Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiểm do tàu gây ra
(MARPOL). Công ước MARPOL là một trong những công ước chính của Tổ chức Hàng hải
quốc tế (IMO), bao gồm các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển do tàu gây ra.
Kể từ khi gia nhập Phụ lục I, II, Công ước MARPOL, Việt Nam đã nâng cao việc
khắc phục tình trạng ô nhiễm biển thông qua việc tăng cường công tác kiểm tra nhà nước
cảng biển (Port State Control - PSC), xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật
(Thông tư số 23/2010/TT-BGTVT ngày 25/8/2010, Thông tư số 50/2012/TT-BGTVT ngày
19/12/2012 của Bộ Giao thông vận tải, Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg ngày 14/01/2013 của
Thủ tướng Chính phủ…), nghiên cứu, xây dựng hệ thống tiếp nhận nước thải lẫn dầu tại các
cảng biển, dần tiến tới xây dựng các trung tâm thu gom, xử lý chất thải lỏng lẫn dầu từ tàu
biển (theo Quyết định số 855/2011/QĐ-TTg ngày 06/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ).
Ngày 21/12/2012, Cục HHVN đã trình Bộ GTVT về việc đề xuất gia nhập các Phụ
lục III, IV, V và VI tại Tờ trình số 3685/TTr-CHHVN và đã được Chủ tịch nước phê chuẩn
ngày 13/10/2014. Việc gia nhập các Phụ lục này là cơ sở để Cảng vụ hàng hải của Việt Nam
có đủ cơ sở pháp lý kiểm tra tàu biển nước ngoài khi đến, hoạt động tại các cảng biển Việt
Nam theo nội dung quy định tại các Phụ lục này và nhằm để đảm bảo các tàu biển nước
ngoài không gây ô nhiễm trong lãnh thổ Việt Nam.
Để đảm bảo thực hiện tốt các yêu cầu của Công ước MARPOL về việc tiếp nhận và
xử lý chất thải từ tàu, Việt Nam cần tiến hành xây dựng các giải pháp kỹ thuật cũng như
pháp lý để các cảng có thể từng bước thực hiện được công tác tiếp nhận và xử lý chất thải từ
tàu này.
Chính vì vậy, Đề án “Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng, đề xuất quy hoạch và triển
khai xây dựng các công trình tiếp nhận và xử lý chất thải từ tàu đáp ứng yêu cầu của
công ước MARPOL và các quy định của pháp luật liên quan” là yêu cầu cấp thiết trong
thời kỳ hội nhập, hoàn toàn phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách pháp
luật Nhà nước về bảo vệ môi trường, sẽ góp phần to lớn cho việc xây dựng và hoàn thiện

khung chính sách, pháp luật, thúc đẩy và xây dựng ý thức pháp luật về bảo vệ môi trường
biển.

ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)

-5-


BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM

Đề án nghiên cứu

1.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN
- Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra (MARPOL);
-

Công ước của Liên hiệp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS 82);

-

Luật Bảo vệ Môi trường, 2014;

-

Bộ luật Hàng hải Việt Nam, số 40/2005/QH11 ban hành ngày 14/6/2005;

-


Nghị định số 21/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải,
đã quy định cụ thể về việc phòng ngừa ô nhiễm môi trường trong hoạt động hàng hải;

-

Nghị định số 93/2013/NĐ-CP ngày 20/8/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thông hàng hải, đường thủy nội địa;

-

Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 và số 04/2008/NĐ-CP ngày
11/01/2008 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội;

-

Quyết định số 855/QĐ - TTg ngày 6/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt đề án kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động giao thông vận tải;

-

Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu;

-

Quyết định số 4412/QĐ - BGTVT ngày 31/12/2013 của Bộ Giao thông vận tải về
việc ban hành Chương trình xây dựng đề án của Bộ Giao thông vận tải năm 2014;

-


Quyết định số 1037/QĐ-TTg: Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển hệ thống
cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (thay thế Quyết định
số 2190/QĐ-TTg ngày 24/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch
phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030);

-

Quyết định số 1517/QĐ-TTg ngày 26/08/2014 về phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ
thống vận tải biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

-

Quyết định số 2290/QĐ-TTg ngày 27/11/2013 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát
triển ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm
2030;

-

Quyết định số 1741/QĐ-BGTVT ngày 03/8/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận
tải về phê duyệt quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển phía Bắc (Nhóm 1) giai đoạn đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030;

-

Quyết định số 1742/QĐ-BGTVT ngày 03/8/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận
tải về phê duyệt quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Bắc Trung Bộ (Nhóm 2) giai đoạn
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

-


Quyết định số 1743/QĐ-BGTVT ngày 03/8/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận
tải về phê duyệt quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Trung Trung Bộ (Nhóm 3) giai
đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

-

Quyết định số 1744/QĐ- BGTVT ngày 03/08/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận
tải về phê duyệt quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Nam Trung Bộ (Nhóm 4) giai
đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)

-6-


BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM

Đề án nghiên cứu

-

Quyết định số 3327/QĐ-BGTVT ngày 29/08/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận
tải về phê duyệt quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Đông Nam Bộ (Nhóm 5) giai
đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (thay thế Quyết định số 1745/QĐBGTVT ngày 03/8/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về phê duyệt quy
hoạch chi tiết nhóm cảng biển Đông Nam Bộ (Nhóm 5) giai đoạn đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030);

-


Quyết định số 1746/QĐ-BGTVT ngày 03/8/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận
tải về phê duyệt quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Đồng bằng sông Cửu Long
(Nhóm 6) giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

-

Chiến lược biển Việt Nam đến 2020 được thông qua tại Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp
hành TW Đảng khóa X (Nghị quyết số 09 - NQ/TW ngày 09/02/2007). Nghị quyết số
13-NQ/TW ngày 16/1/2012 của Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ;

-

Quyết định số 1750/QĐ-BGTVT ngày 25/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận
tải về phê duyệt tổng thể nội dung và dự toán Dự án “Xây dựng hệ thống quy định
của Việt Nam và chuẩn bị năng lực triển khai Phụ lục VI, Công ước MARPOL 73/78
về kiểm soát ô nhiễm không khí và hiệu quả năng lượng đối với tàu biển”, thuộc
Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, Mã số: CC131001;

1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá khả năng đáp ứng của các công trình tiếp nhận và xử lý chất thải từ tàu gắn
liền với hiện trạng và quy hoạch phát triển cảng biển.
-

Đề xuất các giải pháp để tiếp nhận và xử lý chất thải từ tàu (hiện trạng và quy hoạch
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030).

-

Đề xuất các giải pháp quản lý thực hiện việc tiếp nhận và xử lý chất thải từ tàu nhằm

hỗ trợ, nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác cảng tại Việt Nam.

1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Hiện nay, Việt Nam đã gia nhập các Phụ lục I, II của Công ước MARPOL từ năm
1991. Tuy nhiên chúng ta chưa phải là quốc gia thành viên của các Phụ lục III, IV, V và VI.
Theo quy định của Điều 5 (4) của Marpol 73/78, không có sự đối xử ưu đãi đối với các tàu
treo cờ của quốc gia không phải là thành viên của Công ước khi đến cảng của các quốc gia
khác. Chính vì quy định nêu trên, tàu biển Việt Nam hoạt động tại nước ngoài vẫn phải tuân
thủ các luật quốc tế và các luật quốc gia nơi tàu thuyền tới. Hay nói cách khác, khi neo cập ở
các cảng của quốc gia đã tham gia các Phụ lục III, IV, V, VI, thì tàu Việt Nam vẫn phải chịu
sự chi phối của các Phụ lục này. Ngược lại, vì Việt Nam chưa tham gia các Phụ lục III, IV,
V, VI nên các Cảng vụ Hàng hải Việt Nam lại chưa có đủ cơ sở pháp lý để kiểm tra các tàu
nước ngoài đến các cảng Việt Nam tuân thủ theo quy định của các phụ lục này.
Bên cạnh đó, với tốc độ phát triển ngày càng cao của nền kinh tế, số lượng tàu
thuyền, bao gồm cả tàu Việt Nam và nước ngoài ra, vào các cảng biển Việt Nam ngày một
tăng nên từ đó dẫn tới nguy cơ cao về ô nhiễm môi trường tại vùng biển và vùng nước cảng
ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)

-7-


BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM

Đề án nghiên cứu

biển của Việt Nam. Điều này đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường công tác
thanh tra, kiểm tra tại các cảng biển. Tuy nhiên, để thực hiện được công tác này đối với tàu
nước ngoài, Việt Nam cần có đầy đủ cơ sở pháp lý, phù hợp với các điều ước quốc tế. Khi

gia nhập các Phụ lục III, IV, V, VI của Công ước MARPOL, Việt Nam đương nhiên đáp ứng
được đòi hỏi trên, đồng thời bên cạnh đấy phải có trách nhiệm thiết lập các phương tiện tiếp
nhận nước thải, rác thải và các chất làm suy giảm tầng ôzôn từ tàu.
Việc tham gia và thực hiện các Điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển có ý
nghĩa rất quan trọng đối với Việt Nam trong việc xây dựng và hoàn thiện khung chính sách,
pháp luật nhằm bảo vệ hiệu quả môi trường biển, góp phần thúc đẩy và xây dựng ý thức
pháp luật về bảo vệ môi trường biển. Mặt khác, việc tham gia và thực hiện nghiêm túc các
điều ước này sẽ khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, đây cũng là thế mạnh
của Việt Nam để thu hút đầu tư, mở rộng hợp tác quốc tế nhằm phát triển đời sống, kinh tế xã hội trong nước, thực hiện mục tiêu phát triển bền vững mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra.
Công tác nghiên cứu, đánh giá hiện trạng, đề xuất quy hoạch và triển khai xây dựng
các công trình tiếp nhận và xử lý chất thải từ tàu đáp ứng yêu cầu của Công ước MARPOL
và các quy định của pháp luật liên quan được thực hiện với phạm vi nghiên cứu như sau:
-

Về không gian: nghiên cứu cho toàn bộ hệ thống cảng biển Việt Nam (bao gồm 06
nhóm cảng biển), và các doanh nghiệp đóng mới - sửa chữa tàu.

-

Về thời gian: Đề án nghiên cứu quy hoạch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

1.5. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
Đề án được thực hiện từ tháng 6/2014, báo cáo đầu kỳ vào tháng 8/2014, báo cáo giữa
kỳ vào tháng 10/2014, báo cáo cuối kỳ vào tháng 12/2014, sau đó hoàn tất và trình Bộ Giao
thông vận tải vào tháng 12/2014.

ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)

-8-



BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM

Đề án nghiên cứu

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ NGĂN
NGỪA Ô NHIỄM DẦU TỪ TÀU MARPOL, VÀ CÁC VĂN BẢN
PHÁP LUẬT VIỆT NAM CÓ LIÊN QUAN
1.1. CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ MARPOL
1.1.1. Sự ra đời của công ước quốc tế MARPOL
Ngành công nghiệp hàng hải gây ra nhiều mối đe dọa ô nhiễm khác nhau đối với môi
trường biển. Mối đe dọa đầu tiên được giới hàng hải quốc tế quan tâm đến là ô nhiễm do dầu
gây ra.
Năm 1921, tại Anh, đại diện các chủ tàu, ngành công nghiệp dầu mỏ và các cảng vụ
đã tổ chức hội nghị đầu tiên về vấn đề ô nhiễm do dầu gây ra và c/ác biện pháp phòng ngừa.
Năm 1926, tại Washington đã tổ chức một hội nghị quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do
dầu. Trong hội nghị này đã đưa ra quy định về các vùng biển và bờ biển mà tàu thủy không
được phép xả dầu; đồng thời yêu cầu việc trang bị các thiết bị phân ly - lọc nước lẫn dầu
buồng máy trên tàu. Tuy nhiên các quy định này không được các đại diện tham gia hội nghị
chấp nhận.
Năm 1954, đại diện của 33 quốc gia có tồng dung tích đội tàu trên 100.000 và 10
quan sát viên đã nhóm họp hội nghị về ngăn ngừa ô nhiễm do dầu gây ra và công ước
OILPOL 54 đã được thông qua. Công ước bắt đầu có hiệu lực từ ngày 26/07/1958. Các yêu
cầu quan trọng nhất của OILPOL 54 là:
-

Quy định các vùng ven biển không được xả dầu, phải cách bờ tối thiểu là 50 hải lý.


-

Quy định trên tàu phải có nhật ký ghi nhận các công việc liên quan đến dầu (nhận dầu
hàng, dầu nhiên liệu, trả dầu hàng, thải dầu cặn, nước lẫn dầu....).

Từ khi chính thức được thành lập năm 1959, tổ chức hàng hải quốc tế IMO, nhiệm vụ
cập nhật và bổ sung sửa đồi OILPOL 54 đã được giao cho IMO.
Một trong những nhiệm vụ đầu tiên IMO thực hiện là tiến hành điều tra trên phạm vi
toàn thế giới nghiên cứu các biện pháp chống lại ô nhiễm dầu. Từ kết quả của đợt điều tra
này, OILPOL 54 đã được sửa đổi nhằm mục đích tăng cường phạm vi áp dụng của Công ước
đối với các tàu nhỏ hơn và mở rộng các vùng cấp thải dầu.
Công ước OILPOL 54 cấm tất cả các tàu biển, trừ tàu chở dầu có dung tích nhỏ hơn
150GT và tàu hàng có tổng dung tích nhỏ hơn 400GT, cố ý thải dầu hoặc hỗn hợp lẫn dầu ra
các khu vực đặc biệt gọi là “vùng cấm thải”. Nói chung, tất cả các vùng cấm thải là các vùng
nằm cách bờ trong phạm vi 50 hải lý. Có một số vùng cấm thải được quy định cách bờ 100
hải lý hoặc hơn nữa như Địa Trung Hài, Vùng Vịnh, Biển Đỏ, bờ biển Australia, Madagasca
và một số vùng khác. Công ước yêu cầu các quốc gia tham gia ký kết phải trang bị các
phương tiện tiếp nhận dầu cặn hoặc hỗn hợp dầu từ các tàu.
Tháng 11/1969, một lần nữa công ước OILPOL 54 được bổ sung sửa đổi trên quy mô
lớn, nội dung chính của các bổ sung sửa đổi này là:
ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)

-9-


BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM

Đề án nghiên cứu


-

Tàu chỉ được phép thải dầu khi đang chạy.

-

Cường độ thải dầu tức thời không được quá 60 lít/hải lý.

-

Hàm lượng dầu trong nước thải ra từ buồng máy không được vượt quá 100mg/lít và
phải thải càng xa bờ càng tốt.

-

Giới hạn lượng dầu được phép thải của tàu chở dầu trên chuyến đi chạy dằn là không
quá 1/15.000 tổng lượng dầu hàng mà tàu vận chuyển.

-

Cấm thải bất kỳ dầu hay hỗn hợp dầu nào từ khu vực chứa hàng của tàu dầu trong
vùng 50 hải lý tính từ bờ gần nhất.

Trong năm 1971, IMO đã phê chuẩn hai bổ sung sửa đổi tiếp theo của công ước. Bổ
sung thứ nhất đưa ra yêu cầu về giới hạn bảo vệ đối với vùng Great Barrier Reef do tầm quan
trọng khoa học của vùng này. Bổ sung sửa đổi thứ hai quy định giới hạn kích thước của các
khoang hàng trên siêu tàu dầu nhằm mục đích giới hạn lượng dầu tràn trong trường hợp xảy
ra đâm va hay mắc cạn. Giới hạn lượng dầu tràn thay đổi tùy thuộc vào một số thông số khác
nhau như kích thước tàu, việc bố trí các két hàng, tàu có hay không có đáy đôi, bố trí các két

nước dằn sạch, v.v...
Năm 1972 thông qua Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm biển, đến năm 1973 Công ước
này đi vào hiệu lực, từ đó có tên MARPOL (Marine Pollution Prevention) 73. Tiếp đó bổ
sung một số vấn đề bằng nghị định thư 1978 và đến nay Công ước được gọi là MARPOL.
1.1.2. Nội dung tóm tắt của công ước quốc tế MARPOL
Công ước Marpol là sự kết hợp của hai hiệp định quốc tế là Công ước quốc tế về ngăn
ngừa ô nhiễm do tàu gây ra được thông qua năm 1973 và Nghị định thư của Công ước được
thông qua năm 1978, hiện nay đã gộp chung thành một văn kiện duy nhất.
Công ước MARPOL bao gồm:
1) Nghị định thư:
-

Nghị định về việc báo cáo các sự việc liên quan đến thải các chất độc hại do tai nạn,
thải các chất các chất độc hại ở dạng bao gói hoặc thải các chất độc hại vượt quá mức
độ cho phép.

-

Nghị định về thủ tục trọng tài trong trường hợp xảy ra tranh chấp có liên quan đến
việc giải thích hoặc áp dụng công ước (hay còn gọi là nghị định thư trọng tài).

2) 6 phụ lục (bao gồm các yêu cầu kỹ thuật về ngăn ngừa ô nhiễm do các nguyên nhân
khác nhau).
Bảng a.1 Nội dung các phụ lục của Công ước Quốc tế Marpol
Các Phụ lục

Tên gọi

Ngày có hiệu lực


Phụ lục I

Các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm do dầu

02/10/1983

Phụ lục II

Các quy định về kiểm soát ô nhiễm do chất lỏng
độc chở xô

06/04/1987

Phụ lục III

Các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm do các chất

01/07/1992

ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)

- 10 -


BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM

Đề án nghiên cứu


độc hại được chở trong bao hoặc gói
Phụ lục IV

Các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm do nước
thải của tàu

27/09/2003

Phụ lục V

Các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm do rác thải
của tàu

31/12/1988

Phụ lục VI

Các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm không khí
do tàu gây ra

19/05/2005

Trong 6 phụ lục trên, 2 phụ lục I và II là bắt buộc đối với tất cả các nước tham gia
công ước, còn các phụ lục còn lại là tự nguyện lựa chọn.
Từ ngày ra đời đến nay các phụ lục thường xuyên được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp
với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cũng như sự phát triển của đội tàu.
Các bổ sung sửa đổi của Công ước MARPOL:
Từ khi ra đời đến nay, Công ước MARPOL đã có những thay đổi như sau:
Bảng a.2 Những thay đổi của Công ước Quốc tế Marpol
TT

1
2

3

Tên bổ sung sửa đổi
Nghị định thư 1978
Bổ sung sửa đổi 1984

Bổ sung sửa đổi 1985
(Phụ lục II)

Ngày thông
qua

Ngày có
hiệu lực

17/02/1978

02/10/1983

07/09/1984

05/12/1985

Nội dung chủ yếu

07/01/1986


Sửa đổi Phụ lục I: Các bổ sung
sửa đổi nhằm thực thi có hiệu
quả Phụ lục I.

06/04/1987

Sửa đổi Phụ lục II: Giảm bớt các
yêu cầu đối với phương tiện tiếp
nhận chất thải hóa chất và tăng
cường hiệu quả của hệ thống vét
hàng.

4

Bổ sung sửa đổi 1985
(Nghị định I)

05/12/1985

06/04/1987

Sửa đổi Nghị định I của Công
ước: Quy trình báo cáo khi xảy
ra việc các chất độc hại ở dạng
bao gói.

5

Bổ sung sửa đổi 1987
(Phụ lục I)


01/12/1987

01/04/1989

Sửa đổi Phụ lục I: Vịnh Aden
được quy định là vùng đặc biệt.

6

Bổ sung sửa đổi 1989
(Phụ lục II)

17/03/1989

13/10/1990

Sử đổi Phụ lục II: bổ sung sửa
đổi danh mục các hóa chất.

7

Bổ sung sửa đổi 1989
(Phụ lục V)

17/10/1989

18/12/1991

Sửa đổi Phụ lục V: biển Bắc

được quy định là vùng đặc biệt

8

Bổ sung sửa 1990

16/03/1990

03/02/2000

Áp dụng hệ thống hài hòa kiểm

ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)

- 11 -


BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM

Đề án nghiên cứu

(HSSC)

tra và cấp giấy chứng nhận theo
Phụ lục I và II.

9


Bổ sung sửa đổi 1990
(Bộ luật IBC và BCH)

03/02/2000

Áp dụng hệ thống hài hòa kiểm
tra và cấp giấy chứng nhận theo
Bộ luật IBC và BCH.

10

Bổ sung sửa đổi 1990
(Phụ lục I và V)

17/03/1992

Sửa đổi Phụ lục I và V: Biển
Nam cực được quy định là vùng
đặc biệt.

11

Bổ sung sửa đổi 1991
(Phụ lục I và V)

17/03/1990

04/07/1991

Sửa đổi Phụ lục I: Thêm quy

định 26 về SOPEP.
06/03/1992

04/04/1993

Sửa đổi phụ lục V: vùng Caribe
mở rộng được quy định là vùng
đặc biệt.
Sửa đổi Phụ lục I:

12

Bổ sung sửa đổi 1992
(phụ lục I)

04/07/1991

06/07/1993

+ Bổ sung sửa đổi liên quan đến
việc thải và kiểm soát thải dầu.
+ Yêu cầu kết cấu hai vỏ đối với
tàu dầu mới. Loại trừ từng bước
tàu dầu vỏ đơn.
Sửa đổi phụ lục II:
+ Bổ sung sửa đổi danh mục các
hóa chất.

Bổ sung sửa đổi 1992
(Phụ lục II)


30/10/1992

14

Bổ sung sửa đổi 1992
(Phụ lục III)

30/10/1992

15

Bổ sung sửa đổi 1994
(Phụ lục I, II, III, IV)

31/11/1994

Sửa đổi Phụ lục II: bổ sung sửa
đổi Bộ luật IMDG.

16

Bổ sung sửa đổi 1994
(Phụ lục V)

14/09/1995

Sửa đổi phụ lục I, II, III và IV:
yêu cầu đối với hoạt động kiểm
soát của Chính quyền cảng.


17

Bổ sung sửa đổi 1996
(Nghị định I)

13

01/07/1994

+ Biển Nam cực quy định là
vùng đặc biệt.
28/02/1994

03/03/1996

Sửa đổi Phụ lục II: bổ sung sửa
đổi Bộ luật IMDG.

Sửa đổi Phụ lục 5: các hướng
dẫn bổ sung đối với kế hoạch
quản lý rác.

10/07/1996

Sửa đổi Phụ lục I:
18

Bổ sung sửa đổi 1997
(Phụ lục I)


25/07/1997

01/02/1999

+ Vùng biển Tây Bắc châu Âu
được quy định là vùng đặc biệt.
+ Yêu cầu bổ sung đối với ổn
định tai nạn của tàu dầu hai vỏ.

ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)

- 12 -


BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM

Đề án nghiên cứu

Sửa đổi phụ lục I:
19

Bổ sung sửa đổi 1997
(Phụ lục I)

20

Nghị định thư 1997

(Phụ lục VI)

25/09/1999

01/02/1999

26/09/1997

Chưa có
hiệu lực

Sửa đổi quy định 10 (thêm vùng
đặc biệt) và thêm quy định 25A
về các tiêu chuẩn ổn định
nguyên vẹn.
Đưa Phụ lục VI có liên quan đến
ngăn ngừa ô nhiễm do khí thải
của tàu vào Công ước.
Sửa đổi Phụ lục I:
Sửa đổi quy định 13G, quy định
26, sửa đổi Phụ lục III: thêm
quy định 16 về kế hoạch ứng
phó ô nhiễm biển do chất lỏng
độc chở xô.

21

Bổ sung sửa đổi 1999
(Phụ lục I và II)


01/07/1999

01/01/2001

22

Bổ sung sửa đổi 2000
(Phụ lục III)

13/03/2000

01/01/2002

Sửa đổi cho Phụ lục III.

23

Bổ sung sửa đổi 2001

27/04/2001

01/09/2002

Phân loại tàu dầu làm 3 hạng,
đến 2015 không còn tàu dầu vỏ
đơn.

24

Bổ sung sửa đổi 2003

(Phụ lục I)

04/12/2003

04/2005

Sửa lại quy tắc 13G phụ lục I.

25

Sửa đổi 2004 (tháng
4)

01/04/2004

01/08/2005

Sửa lại phụ lục IV, V.

26

Sửa đổi 2004 (tháng
10)

01/01/2007

Sửa lại phụ lục I, quy tắc 13G,
13H, biển Oman là vùng đặc
biệt, Sửa lại Phụ lục II.


15/10/2004

1.1.3. Tóm tắt nội dung các Phụ lục
Nội dung phụ lục I
Phụ lục I bao gồm các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm do dầu có hiệu lực từ ngày
02/10/1983 (Phụ lục I sửa đổi có hiệu lực từ ngày 01/01/2007).
Phụ lục I bao gồm 07 chương với 39 quy định và 05 phụ chương. Nội dung cơ bản
của Phụ lục I bao gồm:
-

Việc xả dầu ra biển bị cấm ở một số khu vực và bị hạn chế ở các khu vực khác.

-

Tàu phải thỏa mãn một số yêu cầu nhất định về kết cấu và trang thiết bị, trên tàu phải
có nhật ký dầu.

-

Tàu phải được kiểm tra và cấp giấy chứng nhận thỏa mãn yêu cầu của Phụ lục I.

-

Các cảng phải có các phương tiện tiếp nhận hỗn hợp dầu hoặc cặn dầu.

Nội dung phụ lục II
ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)

- 13 -



BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM

Đề án nghiên cứu

Phụ lục II áp dụng cho các tàu chở xô các chất lỏng độc hại.
Chất lỏng độc có nguy cơ làm tổn hại đến môi trường biển được chia làm 4 loại: A, B,
C, và D được nêu trong phụ chương II của Phụ lục II.
Phụ lục II cấm xả xuống biển dòng thải có lẫn các chất này, trừ khi tuân thủ các quy
định đặc thù cho việc thải mỗi loại chất thải.
Phụ lục II cũng đưa ra các yêu cầu về mặt kết cấu và trang thiết bị đảm bảo kiểm soát
và ngăn ngừa ô nhiễm do chất lỏng độc chở xô.
Sửa đổi phụ lục II có hiệu lực ngày 1 tháng 1 năm 2007 quy định các loại chất lỏng
độc chở xô là: X là chất độc hại và cấm thải; Y là chất độc hại và thải hạn chế; Z chất ít độc
hại, việc thải ít hạn chế hơn; và các chất khác không gây độc hại thì không thuộc phạm vi áp
dụng của phụ lục II.
Nội dung Phụ lục III
Phụ lục III áp dụng cho các tàu chở các chất độc hại dưới dạng bao gói.
Chất độc hại là các chất gây ô nhiễm biển nêu trong Bộ luật quốc tế về chuyên chở
hàng nguy hiểm bằng đường biển (Bộ luật IMDG). "Dạng bao gói" tức là bất kỳ phương tiện,
thiết bị nào dùng để chứa hàng bao gồm cả các container, các thùng chứa, két di động, các
két đặt trên các ô tô, toa xe lửa chở trên tàu.
Phụ lục III cấm vận chuyển các chất độc hại trừ khi tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu
đưa ra trong Phụ lục. Các yêu cầu này liên quan đến việc đóng gói, dán nhãn, các hồ sơ cần
thiết về hàng, sắp xếp hàng, các hạn chế về lượng hàng và các quy định ngoại lệ liên quan
đến an toàn tàu và an toàn sinh mạng trên biển.
Phụ lục III cấm việc thải xuống biển các loại hàng độc hại ở dạng bao gói, trừ khi đó
là biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn cho tàu và người trên tàu. Trong trường hợp đó

phải thực hiện việc khai báo theo Điều II, Nghị định I của Công ước MARPOL 73/78.
Theo Quy định 2 của Phụ lục III thì bao gói được quy định ở Phụ lục này phải phù
hợp với tính chất của hàng chứa trong chúng để đảm bảo hạn chế tới mức thấp nhất nguy
hiểm cho môi trường biển.
Bao gói chứa chất độc hại phải được ghi chính xác tên kỹ thuật, khó phai mờ, không
được chỉ dùng tên thương mại và phải được đóng mác hoặc dán nhãn chắc chắn để chỉ ra
rằng đó là chất gây ô nhiễm biển, hoặc có thể sử dụng cách khác bổ sung cho ký hiệu nêu
trên. Phương pháp đóng mác tên kỹ thuật và dán nhãn trên bao gói chứa chất độc hại phải
sao cho đảm bảo rằng vẫn có thể nhận biết được thông tin này, cho dù bao gói có thể bị trôi
nổi trên biển ít nhất ba tháng. Khi xem xét việc đóng mác hoặc dán nhãn phải lưu ý tới độ
bền của vật liệu sử dụng và bề mặt của bao gói.
Trong Phụ lục này, các bao gói hiện tại trống, nhưng trước đó được dùng để vận
chuyển chất độc hại, nếu không áp dụng các biện pháp phòng ngừa thích hợp để đảm bảo
không sót lại cặn thừa gây nguy hiểm cho môi trường biển thì cũng được coi như là chất độc
hại.
Yêu cầu của Phụ lục này không áp dụng đối với kho và thiết bị của tàu.
ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)

- 14 -


BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM

Đề án nghiên cứu

Nội dung Phụ lục IV
Phụ lục IV nói về Các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm do nước thải của tàu.
Những quy định của Phụ lục này áp dụng đối với các tàu hoạt động tuyến quốc tế:

-

Tàu mới có tổng dung tích từ 400 GT trở lên;

-

Tàu mới có tổng dung tích nhỏ hơn 400 GT được phép chở trên 15 người;

-

Tàu hiện có có tổng dung tích từ 400 GT trở lên, sau 5 năm kể từ ngày Phụ lục này có
hiệu lực; và tàu hiện có có tổng dung tích nhỏ hơn 400 GT, được phép chở trên 15
người, sau 5 năm kể từ ngày Phụ lục này có hiệu lực.

Chính quyền hàng hải phải đảm bảo rằng các tàu hiện có, theo các tiểu mục 1.3 và 1.4
của qui định này, có sống chính được đặt hoặc ở giai đoạn đóng mới tương tự trước ngày 2
tháng 10 năm 1983 phải trang bị, đến mức có thể thực hiện được thiết bị nước thải theo các
yêu cầu của qui định 11 của Phụ lục này.
Qui định 11 của Phụ lục này không áp dụng đối với:
-

Thải nước thải từ tàu là cần thiết cho mục đích đảm bảo an toàn cho tàu, người trên
tàu hoặc trên biển; hoặc

-

Thải nước thải do hư hỏng tàu hoặc thiết bị trên tàu nếu đã áp dụng tất cả các biện
pháp có thể được trước và sau khi xảy ra hư hỏng nhằm thực hiện ngăn ngừa giảm
thiểu thải.


Nội dung Phụ lục V
Phụ lục V là Các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm do rác thải của tàu.
Phụ lục V áp dụng cho tất cả các tàu, gồm cả thuyển buồm, tàu cá và các công trình
ngoài khơi. Việc thải rác ra biển bị cấm hoặc bị hạn chế như sau:
-

Cầm thải bất kỳ các loại chất dẻo ra biển, gồm cả lưới đánh cá, dây thừng bằng vật
liệu tổng hợp và túi đựng rác bằng nhựa.

-

Các vật liệu kê, chèn lót, và bao gói nổi chỉ được phép thải khi tàu cách bờ trên 25 hải
lý. Các thức ăn và các loại rác khác (gồm giấy, thủy tinh, kim loại, giẻ vải, chai lọ, đồ
sứ v.v…) không được phép thải cách bờ dưới 12 hải lý trừ khi chúng được mài hoặc
nghiền để có thể lọt qua lớp lưới có kích thước mắc lưới không lớn hơn 25mm.

Nội dung Phụ lục VI
Phụ lục VI nêu các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm không khí do tàu gây ra.
Các điều khoản của Phụ lục này áp dụng đối với tất cả các tàu, trừ các trường hợp đặc
biệt như nêu trong các qui định 3, 5, 6, 13, 15, 16, 18, 19, 20, 21, 22 và 23 của Phụ lục này.
Phạm vi áp dụng của Phụ lục VI như sau:
-

Tất cả các tàu không phụ thuộc vào năm đóng, vùng hoạt động và kích cỡ tàu;

-

Tất cả các tàu biển có tổng dung tích từ 400 trở lên được đóng vào hoặc sau ngày
19/5/2005 phải được kiểm tra và chứng nhận theo các yêu cầu của Phụ lục VI.


-

Đối với các tàu biển có tổng dung tích từ 400 trở lên được đóng trước ngày 19/5/2009
ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)

- 15 -


BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM

Đề án nghiên cứu

phải được kiểm tra và chứng nhận không muộn hơn đợt kiểm tra đầu tiên sau ngày
19/5/2005, nhưng trong mọi trường hợp không được muộn hơn 19/5/2008.
-

Đối với các động cơ diesel có công suất lớn hơn 130 kW được lắp trên tàu được đóng
vào hoặc sau 01/01/2000 phải được đo kiểm tra lượng phát thải NOX và phải có Giấy
chứng nhận quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm không khí của động cơ (EIPP) và theo yêu
cầu của Bộ luật tiêu chuẩn kỹ thuật về khí NOX (NOX Technical Code).
Các qui định của Phụ lục này không áp dụng đối với:

-

Bất kỳ phát thải nào cần thiết cho mục đích đảm bảo an toàn cho tàu hoặc sinh mạng
con người trên biển; hoặc

-


Bất kỳ phát thải nào là hậu quả do hư hỏng của tàu hoặc thiết bị của tàu:
+ với điều kiện là sau khi xảy ra hư hỏng hoặc phát hiện phát thải, đã thực hiện tất
cả các biện pháp ngăn ngừa thích đáng nhằm ngăn ngừa hoặc giảm thiểu phát
thải; và
+ trừ khi chủ tàu hoặc thuyền trưởng hành động chủ ý gây ra hư hỏng, hoặc thiếu
thận trọng và biết rằng hư hỏng chắc chắn xảy ra.

Hiện nay, Việt Nam đã ban hành Tiêu chuẩn về phát thải động cơ diesel với các mức
yêu cầu nghiêm ngặt về độ khói trên các phương tiện (% HSU) ở mức 1 là 85 và mức 2 là 72
(TCVN 6438-98).
Một vấn đề rất rõ là mặc dù có một số quốc gia chưa ký phụ lục VI (Các quy định về
ngăn ngừa ô nhiễm do không khí của tàu gây ra) nhưng tàu thuyền của họ vẫn chịu chi phối
của Phụ lục này khi phương tiện của họ tới các cảng của quốc gia đã phê chuẩn và tham gia
Phụ lục VI (ví dụ như Singapore chẳng hạn). Mục đích của Phụ lục VI là kiểm soát phát thải
các chất làm suy giảm tầng ô zôn, oxit ni tơ (NO X), ô xít lưu huỳnh (SOX), các chất hữu cơ
dễ bay hơi và việc đốt chất thải trên tàu biển. Việc kiểm soát tuân thủ các yêu cầu của Phụ
lục VI được tiến hành bởi các chính quyền cảng (Port State Control - PSC) của các nước
tham gia đó đối với tàu biển tới cảng của họ.

1.2. CÁC CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ KHÁC VIỆT NAM CÓ THAM GIA
Bên cạnh Công ước Quốc tế Marpol 73/78, Việt Nam còn tham gia một số công ước,
hiệp định, nghị định có liên quan đến công tác bảo vệ môi trường biển như sau:

Bảng a.1 Một số Công ước Quốc tế Việt Nam có tham gia
TT
1
2

Tên Công ước

Công ước của Liên hợp quốc về
Luật Biển, 1982
Công ước về Tổ chức Hàng hải

Ngày ký hoặc gửi
Thời điểm có
Thời điểm có
văn kiện gia nhập
hiệu lực của
hiệu lực đối với
hoặc phê chuẩn lên
Công ước
Việt Nam
IMO
1982

23/6/1994

17/3/1948

1984

ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)

- 16 -


BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM


TT
1

3
4
5
6
7

8

9

Tên Công ước
Công ước của Liên hợp quốc về
Luật Biển, 1982
Quốc tế, 1948 (Sửa đổi năm 1991,
1993)
Nghị định thư năm 1992 của Công
ước quốc tế về trách nhiệm dân sự
đối với tổn thất ô nhiễm dầu
Quy tắc quốc tế về phòng ngừa va
chạm trên biển, 1972
Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô
nhiễm từ tàu, 1973 (sửa đổi 1978,
Phụ lục I và II)
Công ước quốc tế về tìm kiếm và
cứu nạn hàng hải, 1979
Công ước về ngăn ngừa các hành vi

bất hợp pháp chống lại an toàn hàng
hải, 1988
Nghị định thư ngăn ngừa các hành
vi bất hợp pháp chống lại an toàn
hàng hải đối với các giàn khoan cố
định ở thềm lục địa, 1988
Công ước quốc tế về trách nhiệm
dân sự đối với thiệt hại do ô nhiễm
từ dầu nhiên liệu, 2001

Đề án nghiên cứu

Ngày ký hoặc gửi
Thời điểm có
Thời điểm có
văn kiện gia nhập
hiệu lực của
hiệu lực đối với
hoặc phê chuẩn lên
Công ước
Việt Nam
IMO
1982

23/6/1994

30/5/1996

17/6/2003


17/6/2004

15/7/1977

18/12/1990

18/12/1990

02/10/1983

29/5/1991

29/8/1991

22/6/1985

16/3/2007

15/04/2007

01/3/1992

12/7/2000

10/10/2002

01/3/1992

12/7/2002


10/10/2002

21/11/2008

18/6/2010

18/9/2010

1.3. TÌNH HÌNH GIA NHẬP VÀ THỰC THI CÔNG ƯỚC MARPOL CỦA
VIỆT NAM
Việc tham gia và thực thi các điều ước quốc tế liên quan đến BVMTB, an toàn an
ninh biển là một trong những giải pháp chủ yếu nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm biển hiện
nay, đồng thời là nhiệm vụ quan trọng của hợp tác quốc tế về BVMTB của Việt Nam.
Các công ước quốc tế ở lĩnh vực này mà Việt Nam đã tham gia như đã nêu ở mục 1.2.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng và đã đạt được những kết quả nhất định trong việc thực
hiện các công ước quốc tế về BVMTB nhưng trong lĩnh vực này Việt Nam vẫn còn có những
hạn chế nhất định, như công tác tuyên truyền thực hiện một số Công ước còn chậm, hiệu quả
thấp. Ví dụ, sau 12 năm gia nhập Công ước MARPOL 73/78, đến cuối năm 2012 Việt Nam
mới có một văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực thi một số quy định của Công ước;
số lượng cảng biển trang bị hệ thống tiếp nhận nước thải lẫn dầu, cặn dầu từ các tàu như quy
định của Công ước còn rất ít. Một số điều ước quốc tế song phương mà Việt Nam ký kết với
các nước trong khu vực chưa thực sự quan tâm đến vấn đề phòng chống ô nhiễm môi trường
biển.

ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)

- 17 -



BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM

Đề án nghiên cứu

Các quy phạm pháp luật về phòng ngừa, xử lý và khắc phục ô nhiễm biển chưa được
nâng tầm thành một đạo luật mà chủ yếu là được ban hành dưới dạng các văn bản dưới luật
(các thông tư, quy chế do các bộ, ngành ban hành).
1.3.1. Các văn bản, quy phạm pháp luật liên quan đến công ước MARPOL
Luật Bảo vệ môi trường
Luật BVMT 2014 gồm 20 chương và 170 điều, các quy định liên quan đến quản lý chất thải
phát sinh cụ thể:
-

Kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường biển và hải đảo (Điều 50)

-

Phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trên biển và hải đảo (Điều 51)

-

Công tác quản lý chất thải phải được quản lý trong toàn bộ quá trình phát sinh, giảm
thiểu, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và tiêu hủy (Điều 85)

-

Đối với việc quản lý chất thải nguy hại bao gồm: lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép chất
thải nguy hại và phân loại thu gom, lưu trữ và vận chuyển chất thải nguy hại phải
được thực hiện theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà

nước có thẩm quyền về bảo vệ môi trường (Điều 91).

-

Quản lý chất thải rắn thông thường (Điều 95, 96, 97)

-

Việc quản lý nước thải được quy định cụ thể trong Luật BVMT năm 2014 bao gồm
quản lý nước thải, thu gom, xử lý nước thải (Điều 99, 100)

Luật Hàng hải Việt Nam
Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005, có một phần quy định về bảo vệ môi trường từ
hoạt động của tàu biển.
Cụ thể như:
-

Chương II – Mục 5: An toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi
trường.

-

Chương IV – Điều 65: An toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm
môi trường tại cảng biển.

-

Chương XIII – Một số điều liên quan

Một số Luật, Pháp lệnh có liên quan

Ngoài ra, một số đạo luật, pháp lệnh còn quy định cụ thể việc xử lý vi phạm pháp luật
đối với hành vi vi phạm pháp luật về môi trường. Trong số đó, phải kể đến Bộ luật Dân sự
năm 2005, Bộ luật Hình sự năm 1999, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002…
Một số đạo luật, pháp lệnh có những nội dung quan trọng liên quan đến vấn đề tài
chính trong bảo vệ môi trường cũng có thể kể đến là: Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm
2003; Luật Ngân sách nhà nước năm 2002; Pháp lệnh Thuế tài nguyên, Pháp lệnh Phí và lệ
phí…
Các văn bản khác có liên quan
Để thực hiện các Luật, Pháp lệnh kể trên, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài
nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành hữu quan đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn có
ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)

- 18 -


BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM

Đề án nghiên cứu

nội dung quy định về bảo vệ môi trường. Các văn bản này tập trung vào giải quyết các nội
dung chính sau: quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường Việt
Nam; quy định quy trình đánh giá tác động môi trường; quy định về giấy phép môi trường;
quy định về thanh tra môi trường; quy định về các biện pháp xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường; quy định về các thiết chế bảo vệ môi trường (tổ chức, bộ máy,
phân công nhiệm vụ giữa các cơ quan bảo vệ môi trường)…
-

Nghị định số 21/2012/NĐ-CP ngày 21/3/2012 về Quản lý cảng biển và luồng hàng hải;


-

Nghị định số 93/2013NĐ-CP ngày 21/6/2011 Quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực hàng hải có quy định rõ các vi phạm về bảo vệ môi trường do tàu thuyền
gây ra, cụ thể:
o Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm
sau đây:
 Không gi nhật ký bơm nước la canh…
 Không trang bị các thùng chứa, phân loại rác theo quy định…
o Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi
phạm sau đây:
 Bơm, xả các loại rác hoặc nước dằn tàu, nước có cặn bẩn từ tàu xuống
cầu cảng hoặc vùng nước cảng biển;
 Cọ rửa hầm hàng hoặc mặt boong gây ô nhiễm môi trường;
 Tiến hành bơm chuyển nhiên liệu giữa tàu thuyền và phương tiện khác
khi chưa được phép của Cảng vụ hàng hải;
 Không có đủ các trang thiết bị phân ly dầu nước theo quy định hoặc có
trang thiết bị nhưng không sử dụng được;
 Để xảy ra rò rỉ nước thải có lẫn dầu từ trên tàu xuống cầu cảng hoặc
vùng nước cảng biển;
 Không chấp hành một trong những quy trình, quy tắc an toàn kỹ thuật
khi tiếp nhận nhiên liệu;
 Cho tàu thuyền khác cập mạn khi đang trong quá trình tiếp nhận nhiên
liệu giữa hai tàu…

-

Thông tư số 50/2012/TT-BGTVT ngày 19/12/2012 quy định về quản lý tiếp nhận và xử
lý chất thải lỏng có dầu từ tàu biển tại cảng biển Việt Nam đã được Bộ GTVT phối hợp

với Bộ TN&MT; Bộ Tài chính, Bộ Công an và các cơ quan có liên quan xây dựng và
được Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành. Thông tư gồm 4 Chương, 11 Điều quy định rõ
phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng trong hoạt động quản lý tiếp nhận và xử lý chất
thải lỏng có dầu từ tàu biển tại cảng biển Việt Nam; các yêu cầu đối với cảng biển; tàu
biển; tổ chức, cá nhân trong hoạt động quản lý tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu từ
tàu biển; trách nhiệm của các cơ quan quản lý trong hoạt động quản lý tiếp nhận và xử lý
chất thải lỏng có dầu từ tàu biển.
ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)

- 19 -


BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM

Đề án nghiên cứu

-

Thông tư số 23/2010/TT-BGTVT ngày 25/8/2010 Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia “Quy phạm các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của tàu”;

-

Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg Ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu.

1.3.2. Đánh giá tình hình gia nhập, thực thi công ước MARPOL và nghĩa vụ phải
trang bị phương tiện tiếp nhận, xử lý chất thải từ tàu.
1.3.2.1. Đánh giá tình hình gia nhập, thực thi công ước MARPOL

Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra, 1973, được sửa đổi bởi Nghị
định thư 1978 (MARPOL 73/78) là một trong những công ước chính của Tổ chức Hàng hải
quốc tế (IMO), bao gồm các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển do tàu gây ra.
Hiện Việt Nam đã gia nhập các Phụ lục I, II của Marpol 73/78 từ năm 1991. Kể từ khi gia
nhập Phụ lục I, II Công ước MARPOL, Việt Nam đã nâng cao việc khắc phục tình trạng ô
nhiễm biển thông qua việc tăng cường công tác kiểm tra nhà nước cảng biển (Port State
Control - PSC), xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật (Thông tư số
23/2010/TT-BGTVT ngày 25/8/2010, Thông tư số 50/2012/TT-BGTVT ngày 19/12/2012
của Bộ Giao thông vận tải, Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg ngày 14/01/2013 của Thủ tướng
Chính phủ…), xây dựng hệ thống tiếp nhận nước thải lẫn dầu tại các cảng biển, dần tiến tới
xây dựng các trung tâm thu gom, xử lý chất thải lỏng lẫn dầu từ tàu biển (theo Quyết định số
855/2011/QĐ-TTg ngày 06/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ).
Theo quy định tại Điều 5 (4) của Công ước MARPOL, không có sự đối xử ưu đãi đối
với các tàu treo cờ của quốc gia không phải là thành viên của Công ước khi đến cảng của các
quốc gia khác. Chính vì quy định nêu trên, khi các tàu biển Việt Nam đến cảng của các quốc
gia đã phê chuẩn các Phụ lục III, IV, V và VI của Công ước Marpol vẫn phải tuân thủ quy
định của các Phụ lục này.
Ngoài ra, do Việt Nam chưa gia nhập các Phụ lục III, IV, V và VI nên các Cảng vụ
hàng hải của Việt Nam chưa có đủ cơ sở pháp lý để kiểm tra tàu biển nước ngoài khi đến,
hoạt động tại các cảng biển Việt Nam theo nội dung quy định tại các Phụ lục này nhằm để
đảm bảo các tàu biển nước ngoài không gây ô nhiễm trong lãnh thổ Việt Nam. Bên cạnh đó,
với tốc độ phát triển ngày càng nhanh của nền kinh tế, số lượng tàu biển nước ngoài vào, ra
các cảng biển Việt Nam ngày một tăng từ đó dẫn tới nguy cơ cao về ô nhiễm môi trường tại
vùng biển và vùng nước cảng biển của Việt Nam.
Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề phòng chống ô nhiễm môi trường đã được Đảng,
Nhà nước thông qua các nghị quyết của Đảng, quyết định của Thủ tướng chính phủ thể hiện
sự cấp bách, thể hiện chiến lược cụ thể trong trước mắt và lâu dài nhằm mục đích phát triển
bền vững và bảo vệ môi trường.
Để đảm bảo thực hiện tốt các yêu cầu của các Phụ lục, Công ước MARPOL thì Việt
Nam cần tiến hành các giải pháp sau đây:

- Việt Nam cần có biện pháp đảm bảo thực thi đầy đủ các cam kết theo quy định của
các Phụ lục của Công ước MARPOL;

ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)

- 20 -


BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM

Đề án nghiên cứu

- Việt Nam có trách nhiệm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phục vụ cho
việc đánh giá, kiểm tra, kiểm soát đối với các tàu biển phù hợp với các quy định của Công
ước MARPOL;
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ nguồn lực để thực hiện công tác kiểm tra và chứng nhận
tàu mang cờ quốc tịch Việt Nam, thực hiện điều tra tai nạn, xử lý đầy đủ và kịp thời các
trường hợp vi phạm, bao gồm cả việc đào tạo các thanh tra viên thực hiện các công tác kiểm
tra nhà nước cảng biển (PSC) và các biện pháp đánh giá, kiểm tra, kiểm soát hệ thống kỹ
thuật của tàu;
- Đưa ra và thực thi các biện pháp cần thiết để đảm bảo sự tuân thủ của tàu treo cờ
Việt Nam và các tổ chức/pháp nhân hoặc cá nhân Việt Nam liên quan đối với quy định của
các Phụ lục;
- Thiết lập và thực hiện qui trình kiểm soát và theo dõi hoạt động của tàu thích hợp để
hỗ trợ công tác điều tra tai nạn hàng hải liên quan đến sự cố ô nhiễm một cách nhanh chóng,
chính xác;
- Cung cấp các thiết bị tiếp nhận tại các cảng biển và các bến cảng đối với rác thải,
thiết bị tiếp nhận các chất làm suy giảm tầng ôzôn tại các cảng/nhà máy sửa chữa tàu, thiết bị

tiếp nhận các cặn của hệ thống lọc khí xả đáp ứng nhu cầu sử dụng mà không gây ngừng trệ
tàu.
1.3.2.2. Nghĩa vụ phải trang bị phương tiện tiếp nhận
Các Phụ lục của Công ước MARPOL có quy định yêu cầu quốc gia tham gia Công
ước MARPOL phải trang bị Phương tiện tiếp nhận, đó là Quy định 38 của Phụ lục I, Quy
định 18 của Phụ lục II, Quy định 12 Phụ lục IV, Quy định 7 của Phụ lục V và Quy định 17
của Phụ lục VI, trong đó có quy định “Mỗi thành viên phải cam kết đảm bảo trang bị các
thiết bị đủ để thỏa mãn…”. Do đó quốc gia có cảng phải có các biện pháp đảm bảo rằng các
quốc gia là thành viên của công ước phải đáp ứng được các quy định của công ước
MARPOL, ngoài ra quốc gia có cảng phải chịu trách nhiệm đối với việc đảm bảo rằng
phương tiện tisp nhận thích hợp sẵn có cho tàu ra vào thuộc quyền tài phán của mình.
Tuy nhiên, chi phí để trang bị phương tiện tiếp nhận rất cao và sau khi tiếp nhận, quốc
gia có cảng tiếp tục phải xử lý chất thải đó. Trong một số trường hợp, nhất là khi chất thải là
dầu, phương tiện có thể thu hồi được chi phí bởi có dầu tái sinh. Đối với việc xử lý cặn hóa
chất đòi hỏi công nghệ cao hơn, nhiều quốc gia chưa đáp ứng thực hiện đối với Phụ lục II, III
của Công ước MARPOL.
Thực thế cho thấy giá thành đầu tư của một số phương tiện tiếp nhận và cơ sở xử lý
cho chất thải lỏng rất tốn kém, do vậy nhà nước cần phải tính đến vạch chiến lược đầu tư ở
các cấp độ khác nhau: toàn quốc, mỗi vùng, và từng khu vực cảng biển để đầu tư trang bị
phương tiện tiếp nhận và cơ sở xử lý.
- Với chất thải có dầu: Tất cả các tàu khi tới cảng nói chung là có nhu cầu đổ dầu cặn
và hỗn hợp nước/dầu. Phương tiện di động xem ra thích hợp nhất.

ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)

- 21 -


BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM

Đề án nghiên cứu

- Với chất thải lỏng độc hại: Yêu cầu sẽ rất giới hạn, được yêu cầu đối với các chất
loại A và chỉ đối với chất loại B và C có độ kết dính cao hoặc đông kết (nói chung là khi
nhiệt độ vận chuyển không được duy trì). Yêu cầu thường nảy sinh tại các cảng dỡ hàng và
xe bồn thường là thích hợp nhất đối với lượng tương đối nhỏ nước hầm hàng phát sinh bởi
yêu cầu của Phụ lục II, Công ước MARPOL.
- Với nước cống thải: Đối với nhiều nước trên thế giới, sử dụng xe bồn là biện pháp
thích hợp và hiệu quả nhất.
- Với rác thải: Phương tiện sử dụng là ô tô tải thu gom di động hoặc container di
động, thông qua loại hình dịch vụ
- Với khí thải: Thông qua loại hình dịch vụ đối với các tàu có nhu cầu sửa chữa các
trang thiết bị liên quan đến các trang thiết bị làm lạnh.
Đối với nhiều quốc gia trên thế giới, các quốc gia trang bị đã ủy thác cho công ty tư
nhân hoặc bởi cơ sở dịch vụ công cộng. Để đạt được sự phù hợp của các phương tiện, các
cảng phải xem xét tới nhu cầu tiếp nhận của các tàu thường ra vào cảng, trong đó các phương
tiện do cảng trang bị phải:
- Đáp ứng nhu cầu các tàu thường xuyên ra vào; và
- Được đưa đi xử lý trên bờ đáp ứng được mặt môi trường.
Thực tế hiện nay ở Việt Nam, chưa có hệ thống văn bản pháp luật hoàn chỉnh để
hướng dẫn việc thực hiện tiếp nhận và xử lý chất thải từ tàu đáp ứng công ước quốc tế
Marpol, và cũng chưa có các chính sách hỗ trợ trang bị phương tiện, thiết bị, công trình để
tiếp nhận và xử lý chất thải này. Từ đó dẫn đến sự manh mún trong công tác tiếp nhận và xử
lý chất thải từ tàu tại các cảng, gây không ít khó khăn cho việc quản lý và kiểm soát công tác
này.

ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)


- 22 -


BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM

Đề án nghiên cứu

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG HÀNG HẢI TẠI
VIỆT NAM
2.1. HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG HÀNG HẢI TẠI VIỆT NAM
2.1.1. Hệ thống cảng biển
2.1.1.1. Qui hoạch hệ thống cảng biển
Thực hiện Nghị quyết số 13/NQ-TW ngày 16/01/2012, Hội nghị Ban chấp hành
Trung ương Đảng khoá XI về xây dựng hệ thống KCHT đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản
trở thành nước công nghiệp hoá theo hướng hiện đại vào năm 2020 và theo chỉ đạo của Bộ
GTVT, Cục HHVN đã hoàn thành rà soát, điều chỉnh Quy hoạch phát triển hệ thống cảng
biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trình Thủ tướng Chính Phủ phê
duyệt tại Quyết định 1037/QĐ-TTg ngày 24/6/2014. Đây là cơ sở để Cục HHVN tiếp tục
triển khai rà soát quy hoạch chi tiết các nhóm cảng biển trình Bộ GTVT phê duyệt để quản lý
phát triển có hiệu quả hệ thống cảng biển.
Theo chức năng nhiệm vụ - Hệ thống cảng biển Việt Nam vẫn gồm các loại cảng
chính:
1. Cảng tổng hợp quốc gia: Là các cảng chính trong hệ thống cảng biển gồm các
cảng biển loại I và IA, Trong đó:
-

Cảng biển loại I: Là cảng biển đầu mối khu vực, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội cả
nước hoặc liên vùng.


-

Cảng biển loại IA: Là cảng biển cửa ngõ quốc tế hoặc trung chuyển quốc tế, có vai trò
đặc biệt quan trọng trong hệ thống cảng biển quốc gia.

Các cảng biển tổng hợp trong hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030 gồm:
-

Cảng đầu mối khu vực (loại I): Hòn Gai - Quảng Ninh, Nghi Sơn - Thanh Hóa, Nghệ
An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng - TP, Đà Nẵng, Dung Quất - Quảng Ngãi,
Vân Phong và Nha Trang Ba Ngòi - Khánh Hòa, Nha Trang, TP, Hồ Chí Minh, Đồng
Nai, Cần Thơ.

-

Cảng cửa ngõ quốc tế (loại IA): Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu, tiềm năng lâu dài là
Vân Phong - Khánh Hòa và Đà Nẵng - TP, Đà Nẵng.

2. Các cảng địa phương (loại II): Có phạm vi hấp dẫn và chức năng phục vụ chủ
yếu trong phạm vi địa phương (tỉnh, thành phố), Gồm các cảng:
-

Vạn Gia - Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định thuộc nhóm cảng biển số 1.

-

Quảng Bình, Quảng Trị, Kỳ Hà - Quảng Nam thuộc nhóm cảng biển số 3.


-

Vũng Rô - Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận thuộc nhóm cảng biển số 4.

ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)

- 23 -


BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM

-

Đề án nghiên cứu

Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long trên sông Tiền; An Giang, Hậu Giang,
Trà Vinh, Sóc Trăng trên sông Hậu; Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Phú Quốc thuộc
nhóm cảng biển số 6.

3. Cảng chuyên dùng:
Phục vụ trực tiếp các khu công nghiệp tập trung quy mô lớn hoặc các nhà máy, hàng
qua cảng có tính đặc thù chuyên biệt (dầu thô, sản phầm dầu, than, quặng, xi măng, clinke,
hành khách vv…) và là một hạng mục trong tổng thể cơ sở công nghiệp dịch vụ mà nó phục
vụ (Riêng cảng chuyên dùng tiếp chuyển than nhập ngoại cho nhiệt điện sẽ bố trí đầu mối
tiếp nhận trung chuyển chung cho từng cụm nhà máy theo vũng lãnh thổ). Gồm các cảng
chính:
-


Cảng chuyên dùng hàng lỏng phục vụ các nhà máy lọc hóa dầu: Nghi Sơn - Thanh
Hóa, Dung Quất - Quảng Ngãi, Bãi Gốc - Phú Yên, Long Sơn - Bà Rịa Vũng Tàu.

-

Cảng dầu khí ngoài khơi thuộc mỏ Hồng Ngọc, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng - Bình
Thuận; Rồng Đôi, Rạng Đông, Lan Tây, Đại Hùng, Chí Linh, Chim Sáo, Tê Giác
Trắng, Vietsopetro - Bà Rịa Vũng Tàu; Sông Đốc - Cà Mau.

-

Cảng chuyên dùng than quặng tại Cẩm Phả, Vĩnh Tân - Bình Thuận, Duyên Hải - Trà
Vinh, Nam Du, Kiên Lương - Kiên Giang.

-

Cảng nhập khí hóa lỏng Sơn Mỹ - Bình Thuận.

-

Cảng, bến khách du lịch quốc tế tại Hòn Gai - Quảng Ninh, Chân Mây - Thừa Thiên
Huế, Nha Trang - Khánh Hòa, Bến Đình - Vũng Tàu, Phú Thuận - TP, Hồ Chí Minh,
Phú Quốc - Kiên Giang.

Trong mỗi cảng có thể có nhiều khu bến, mỗi khu bến có thể có nhiều cầu bến với
công năng và quy mô khác nhau, bổ trợ nhau về tổng thể.
Cảng, khu bến tiềm năng xác định trong quy hoạch được phát triển khi có nhu cầu và
khả năng đầu tư, chủ yếu vào giai đoạn sau của quy hoạch; cần dành quỹ đất thích hợp để
phát triển các cảng này theo yêu cầu về kinh tế - kỹ thuật nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư
trong tương lai.

Theo vùng lãnh thổ - Hệ thống cảng Việt Nam bao gồm 6 nhóm:
-

Nhóm 1: Nhóm cảng biển phía Bắc từ Quảng Ninh đến Ninh Bình.

-

Nhóm 2: Nhóm cảng biển Bắc Trung Bộ từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh.

-

Nhóm 3: Nhóm cảng biển Trung Trung Bộ từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi.

-

Nhóm 4: Nhóm cảng biển Nam Trung Bộ từ Bình Định đến Bình Thuận.

-

Nhóm 5: Nhóm cảng biển Đông Nam Bộ (bao gồm cả Côn Đảo và trên sông Soài Rạp
thuộc Long An, Tiền Giang).

-

Nhóm 6: Nhóm cảng biển Đồng bằng sông Cửu Long (bao gồm cả Phú Quốc và các
đảo Tây Nam).

ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)


- 24 -


BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM

Đề án nghiên cứu

Hình 1.1 Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến
năm 2020. định hướng đến năm 2030
(Chi tiết về hệ thống luồng tàu biển và phân loại cảng biển Việt Nam được trình bày trong Phụ
lục 1).
ĐV TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)

- 25 -


×