Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

chính sách dĩ di công di sang trực trị thời bắc thuộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.18 KB, 2 trang )

NGÔ THỊ MỸ DUYÊN – K39B
Chính sách DĨ DI CÔNG DI sang CHẾ ĐỘ TRỰC TRỊ:

Năm 179 TCN, Triệu Đà là vua nước Nam Việt đã xâm lược và chinh phục được Âu Lạc. Từ đó đền năm
905, các triều đại Phong Kiến Trung Quốc thay nhau đô hộ Âu Lạc và thi hành chính sách đồng hóa toàn
diện nhằm thủ tiêu chủ quyền quốc gia, biến dân Việt thành một bộ phận dân cư người Hán.
-

-

Sau khi chinh phục Âu Lạc, Triệu Đà sáp nhập lãnh thổ Âu Lạc vào Nam Việt và bước đầu áp đặt
ở Âu Lạc chế độ hành chính cai trị của nhà Triệu. Triệu Đà chia lãnh thổ Âu Lạc cũ thành 2 quận:
+ Giao Chỉ ( Bắc Bộ)
+ Cửu Chân ( Thanh - Nghệ - Tĩnh)
Đứng đầu mỗi quận là viên quan sứ- sứ giả của nhà vua. Các lạc tướng vẫn chịu sự kiểm soát của
quan sứ
Bên dưới cấp quận chưa có một tổ chức hành chính nào khác. Như vậy lạc tướng đứng đầu các bộ
vần tồn tại. Điều đó chứng tỏ bộ và công xã nông thôn vẫn chưa hề bị xóa bỏ. Ngoài ra Triệu đà
có đặt thêm chức tả tướng và 1 số quân đồn trú để kiềm chế lạc tướng.
chính quyền đô hộ phải thông qua quan lại người Việt để thực hiện chính sách cai trị và tiến
hành bóc lột nhân dân

Từ năm 111 TCN, nhà Tây Hán sau khi chinh phục đượcNam Việt đã thay nhà Triệu cai trị Âu Lạc.
-

-

Năm 106 TCN nhà Tây Hán đặt châu Giao Chỉ để thống suất 7 quận miền lục địa, Trụ sở của
châu đặt ở vùng đất Mê Linh thuộc quận Giao Chỉ. Đứng đầu châu là viên Thừa Sứ
ở lãnh thổ Âu Lạc cũ, nhà Tây Hán đặt thêm quận Nhật Nam ( từ Đèo Ngang đến khoảng Quảng
Nam – Đà Nẵng). Tại mỗi quận nhà Tây Hán đặt 1 viên Thái Thú quản lí hành chính – dân sự và


1 Đô Uý chỉ huy quân sự.
Dưới cấp quận là cấp huyện từ các bộ chuyển thành. Các lạc tướng vần nắm quyền cai trị nhưng
gọi là huyện lệnh.
tuy nhà Hán đã áp đặt được bộ máy đô hộ ở cấp châu, quận nhưng ở cấp huyện và cấp cơ sở,
bộ máy quản lý hành chính của người Việt hầu như vẫn được giữ nguyên.

Từ năm 23 đến 220, Nhà Đông Hán thay thế nhà Tây Hán cai trị Âu Lạc và tổ chức bộ máy đô hộ hoàn
thiện hơn.
-

-

-

Đứng đầu châu Giao Chỉ là Châu Mục, năm 42 đổi lại thành Thứ Sử. giúp việc cho Châu Mục là
Tòng Sự Sử gồm 7 người, phụ trách việc tuyển bổ quan lại, các việc dân sự, quân sự, tài chính,…
của các quận. Ngoài ra còn có GIẢ TÁ phụ trách văn thư, thời tiết, tế tự, pháp luật…
Ở cấp quận,ngoài Thái Thú, nhà Đông Hán đặt thêm chức Quận Thừa giúp việc và thay thế khi
Thái Thú vắng mặt. Ở các quận biên giới đặt thêm Trưởng Sứ giúp việc cho Thái Thú. Bộ máy
hành chính cấp quận chia ra thành nhiều TÀO đứng đầu là Duyên Sử. Ngoài ra tùy từng nơi, mỗi
quận có các chức quan chuyên trách như Diêm quan ( thu thuế muối), thiết quan ( đúc chế sắt),
Thủy quan ( thu thuế đánh cá, ao đầm..)
Ở cấp huyện, huyện lớn có huyện lệnh, huyện nhỏ có huyện trưởng vẫn do các lạc tướng nắm giữ.
Dưới huyện lệnh có 1 viên Thừa và 2 viên Uý.


Sau khi đàn áp khởi nghĩa 2 Bà Trưng lâp lại nền thống trị ở Âu Lạc, nhà Đông Hán đã thi hành
những thay đổi căng bản trong bộ máy chính quyền đô hộ, đặc biệt là ở cấp huyện.
-


-

Ở cấp Châu và cấp Quận, bộ máy cai trị vẫn giữ nguyên như trước.
Ở cấp huyện, chế độ Lạc Tướng thế tập giữ chức huyện lệnh bị bãi bỏ. Các huyện lệnh là người
Trung Quốc do triều đình Hán trực tiếp bổ nhiệm, đồng thời Mã Viện chia lại đơn vị hành chính
huyện: chia nhỏ huyện to, sáp nhập huyện nhỏ. Điều đó chứng tỏ thông qua việc cải tổ cấp huyện,
Mã Viện muốn phá tan cơ sở vật chất – xã hội của quý tộc Lac Việt.
Mã Viện cho xây đắp thành lũy, tăng số lượng quân đồn trú ở các huyện.
Từ nhà Triệu đến nhà Đông Hán, bộ máy chính quyền đô hộ ngày càng phát triển và hoàn thiện
nhằm đẩy mạnh chính sách bóc lột ráo riết nhân dân ta. Chính quyền đô hộ đã dùng chính sách
“DĨ DI CÔNG DI” trong tổ chức bộ máy hành chính, được thể hiện ở chỗ các lac tướng vẫn giữ
chức huyện lệnh huyện trưởng ở cấp huyện. Chính sách này 1 mặt nói lên sự thâm độc xảo quyệt
của chính quyền đô hộ, mặt khác bộc lộ sự hạn chế yếu kém của chính quyền đô hộ trong việc
khống chế nhân dân Âu Lạc
Từ sau năm 43, Nhà Đông Hán đã thi hành chế độ trực trị trong việc tổ chức chính quyền đô
hộ , xóa bỏ chính sách “DĨ DI CÔNG DI” trước đó. Điều đó nói lên một bước phát triển và củng
cố hơn nữa chính quyền đô hộ, đồng thời đánh dấu sự thất bại của chính sách “ DĨ DI CÔNG DIDùng người Việt trị Người Việt” của chính quyền đô hộ.



×