Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Xây dựng mô hình quản lý năng lượng chô công ty PANASONIC việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 117 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, rèn luyện dưới mái trường đại học Điện lực, tôi
đã nhận được sự quan tâm rất tận tình của các thầy cô trong nhà trường. Các thầy cô
đã truyền đạt và chỉ bảo cho tôi những kiến thức nền tảng và chuyên môn quý giá.
Kết thúc khóa học, tôi đã được nhà trường tạo điều kiện làm luận văn; đây là một
phần kết quả của những kiến thức mà tôi đã tiếp thu được từ các thầy cô trong
những năm học vừa qua.
Sau một thời gian thu thập, nghiên cứu và phân tích tài liệu cũng như số liệu
cần thiết và được sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của các chuyên gia tiết kiệm năng
lượng, các thầy cô giáo, sự góp ý của các đồng nghiệp tôi đã hoàn thành luận văn
này. Đề tài: “Xây dựng mô hình quản lý năng lượng cho công ty Panasonic Việt
Nam” được thực hiện trên cơ sở sử dụng những tài liệu trong và ngoài nước, đồng
thời kết hợp với thông tin, kinh nghiệm từ thực tế thông qua khảo sát, đánh giá tình
hình sử dụng năng lượng và thực trạng quản lý năng lượng tại công ty Panasonic
Việt Nam.
Tôi xin chân thành cám ơn các chuyên gia tiết kiệm năng lượng; đặc biệt TS
Trần Hồng Nguyên đã hướng dẫn tôi trong quá trình làm luận văn này; Xin cảm ơn
công ty TNHH Panasonic Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi có điều kiện
thu thập các thông tin hữu ích, đảm bảo luận văn có tính thực tế cao. Tuy nhiên do
kiến thức còn hạn hẹp, sẽ không tránh khỏi khỏi những sai sót, tôi rất mong nhận
được sự góp ý của thầy cô giáo cũng như của các bạn tham khảo.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2014
Học viên thực hiện

Nguyễn Trung Dũng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của TS Trần Hồng Nguyên. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ


cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong
luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả

Nguyễn Trung Dũng

II


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. I
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... II
MỤC LỤC .................................................................................................................III
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................... VI
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... VII
DANH MỤC HÌNH VẼ ........................................................................................... IX
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn .........................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 2
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..............................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................3
6. Dự kiến những đóng góp mới .................................................................................3
7. Kết cấu đề tài ...........................................................................................................3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG ............................4
1.1. KHÁI NIỆM QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG ..........................................................4
1.1.1. Quản lý năng lượng ...........................................................................................4
1.1.2. Vai trò quản lý năng lượng ...............................................................................5
1.1.3. Quản lý năng lượng bền vững ...........................................................................6
1.1.4. So sánh các phương án Quản lý năng lượng bền vững và không bền vững. ....8

1.2. HỆ THỐNG QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO
50001:2011 ................................................................................................................10
1.2.1. Hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001 .............................. 10
1.2.2. Quy trình xây dựng hệ thống quản lý năng lượng theo ISO 50001 ................11
1.3. XU HƯỚNG QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG TẠI VIỆT NAM ........................... 18

III


1.3.1. Hệ thống quản lý năng lượng trên thế giới .....................................................18
1.3.2. Hệ thống quản lý năng lượng tại Việt Nam ....................................................20
Tóm tắt chương 1: .....................................................................................................21
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG TẠI CÔNG TY TNHH
PANASONIC VIỆT NAM .......................................................................................22
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG .......................................................................................22
2.1.1. Tổng quan về công ty TNHH Panasonic Việt Nam ........................................22
2.1.2. Chế độ vận hành và tình hình sản xuất ........................................................... 24
2.1.3. Quy trình công nghệ sản xuất .........................................................................26
2.1.4. Tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong các công đoạn sản xuất .....................27
2.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TẠI CÔNG TY TNHH
PANASONIC VIỆT NAM .......................................................................................28
2.2.1. Hệ thống cung cấp và tiêu thụ điện .................................................................28
2.2.2. Hệ thống cung cấp và tiêu thụ nhiên liệu ........................................................30
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG .............................. 32
2.3.1. Tiêu chí đánh giá hệ thống quản lý năng lượng ..............................................32
2.3.2. Tính cấp thiết phải xây dựng hệ thống quản lý năng lượng............................ 36
Tóm tắt chương 2: .....................................................................................................39
CHƯƠNG III: XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG TẠI CÔNG
TY PANASONIC VIỆT NAM .................................................................................40
3.1. THIẾT LẬP CHÍNH SÁCH NĂNG LƯỢNG ..................................................40

3.1.1. Cam kết của lãnh đạo cấp cao .........................................................................40
3.1.2. Phạm vi và ranh giới hệ thống quản lý năng lượng ........................................40
3.1.3. Thiết lập cơ cấu tổ chức ban quản lý năng lượng ...........................................42
3.2. HOẠCH ĐỊNH NĂNG LƯỢNG .......................................................................49
3.2.1. Xem xét các yêu cầu pháp lý ..........................................................................49

IV


3.2.2. Xem xét năng lượng ........................................................................................50
3.2.3. Thiết lập đường cơ sở năng lượng và chỉ số hiệu quả năng lượng .................61
3.3. ĐỀ XUẤT TRIỂN KHAI THỰC HIỆN VÀ VẬN HÀNH ............................... 64
3.3.1. Xây dựng kế hoạch triển khai quản lý năng lượng .........................................64
3.3.2. Kiểm soát tài liệu, hồ sơ ..................................................................................67
3.3.3. Xây dựng chế độ vận hành thiết bị .................................................................71
3.3.4. Cơ hội tiết kiệm năng lượng............................................................................72
3.4. DUY TRÌ VÀ CẢI THIỆN LIÊN TỤC ............................................................. 94
3.4.1. Thành lập hệ thống đo lường, giám sát ........................................................... 94
3.4.2. Xem xét hoạt động hàng năm và xác định những cải tiến .............................. 96
3.4.3. Kiểm tra, đánh giá hoạt động quản lý năng lượng ..........................................97
Tóm tắt chương 3: .....................................................................................................99
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................100
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................103
PHỤ LỤC ................................................................................................................104

V


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DSM


Quản lý nhu cầu

EAC

Trung tâm thống kê năng lượng

EC

Tiết kiệm năng lượng

ECM

Đo lường năng lượng tiết kiệm

EE

Sử dụng năng lượng hiệu quả

EEI

Chỉ số sử dụng năng lượng hiệu quả

EMAP

Kế hoạch hành động quản lý năng lượng

EnMS

Hệ thống quản lý năng lượng


EPI
QLNL
ISO
M&V
NL TK&HQ

Thiết bị báo năng lượng tiêu thụ
Quản lý năng lượng
Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế
Kiểm tra và giám sát
Năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

VSD

Biến tần

HTQLNL

Hệ thống quản lý năng lượng

VI


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. 1: Danh mục các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý năng lượng .....................18
Bảng 2. 1: Tình hình sử dụng năng lượng (điện, gas) và nước theo các năm...........28
Bảng 2. 2: Hệ thống cấp điện tại công ty ..................................................................28
Bảng 2. 3: Thống kê tiêu thụ điện năng và chi phí tiền điện năm 2013 ...................29
Bảng 2. 4: Thống kê chi phí và tiêu thụ nhiên liệu GAS năm 2013 .........................30

Bảng 2. 5: Các tiêu chí đánh giá hệ thống quản lý năng lượng của công ty .............32
Bảng 2. 6: So sánh thực trạng quản lý năng lượng của Công ty với các yêu cầu
chung của tiêu chuẩn ISO 50001 ..............................................................................36
Bảng 3. 1: Danh sách ban quản lý năng lượng .........................................................44
Bảng 3. 2: Tính toán phân bố tiêu thụ năng lượng điện ............................................51
Bảng 3. 3: Danh sách máy nén khí trục vít ............................................................... 52
Bảng 3. 4: Hệ thống náy lạnh và điều hòa không khí ...............................................54
Bảng 3. 5: Danh sách thiết bị chiếu sáng ..................................................................55
Bảng 3. 6: Danh sách hệ thống máy bơm .................................................................55
Bảng 3. 7: Danh sách hệ thống thông gió, quạt gió ..................................................56
Bảng 3. 8: Biểu giá mua điện của công ty năm 2013 ...............................................58
Bảng 3. 9: Suất tiêu hao năng lượng điện/chi phí sản suất theo từng tháng .............59
Bảng 3. 10: Số liệu tiêu thụ điện năng cho hệ thống ..............................................61
Bảng 3. 11: Kế hoạch thực hiện các biện pháp quản lý năng lượng ........................65
Bảng 3. 12: Xác định yêu cầu đào tạo cho cán bộ, nhân viên .................................67
Bảng 3. 13: Kiểm soát các tài liệu của Công ty .......................................................69
Bảng 3. 14: Danh sách vận hành ..............................................................................71
Bảng 3. 15: Bảng danh sách thực hiện bảo dưỡng ...................................................72
Bảng 3. 16: Tổng hợp hiệu quả các giải pháp tiết kiệm năng lượng: ......................73
Bảng 3. 17: Hiệu quả kinh tế khi tiết giảm một số vị trí chiếu sáng .......................75
Bảng 3. 18: Tiềm năng tiết kiệm năng lượng cho hệ thống chiếu sáng ...................78

VII


Bảng 3. 19: Kết quả khảo sát thời gian làm việc của máy nén khí được lưu trong
máy từ ngày sử dụng đến ngày thực hiện kiểm toán năng lượng ............................. 79
Bảng 3. 20: Hiệu quả kinh tế cho giải pháp máy nén khí .......................................85
Bảng 3. 21: Hiệu quả kinh tế khi cải tạo hệ thống điều khiển tối ưu cho 9 máy
Chiller ........................................................................................................................87

Bảng 3. 22: Hiệu quả kinh tế khi làm mái che cho Chiller ......................................90
Bảng 3. 23: Tổng hợp hiệu quả kinh tế khi lưu trữ lạnh cho hệ thống điều hòa không
khí trung tâm .............................................................................................................93
Bảng 3. 24: Biểu mẫu theo dõi chỉ số công tơ điện từng khu vực ............................ 94
Bảng 3. 25: Biểu mẫu theo tiêu thụ và chi phí năng lượng điện hàng tháng ............95
Bảng 3. 26: Đánh giá hoạt động quản lý năng lượng................................................97
Bảng 3. 27: Các vấn đề cần đánh giá hoạt động quản lý năng lượng .......................97
Bảng 3. 28: Đánh giá hiệu quả cải tiến .....................................................................98

VIII


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1. 1: Chu trình biến đổi chi phí năng lượng của một chương trình quản lý năng
lượng không bền vững ................................................................................................ 8
Hình 1. 2: Chu trình biến đổi chi phí năng lượng của một chương trình....................9
Hình 1. 3: Sơ đồ thực hiện xây dựng hệ thống quản lý năng lượng theo ISO 50001
...................................................................................................................................11
Hình 1. 4: Sơ đồ quá trình hoạch định năng lượng ...................................................15
Hình 1. 5: Sơ đồ chu trình PDCA .............................................................................19
Hình 2. 1: Công ty TNHH Panasonic Việt Nam .......................................................23
Hình 2. 2: Sơ đồ tổ chức nhân sự của công ty ..........................................................23
Hình 2. 3: Một số sản phẩm của công ty ...................................................................24
Hình 2. 4: Biểu đồ doanh thu các tháng trong năm 2013 của công ty PIDVN .........25
Hình 2. 5: Biểu đồ doanh thu các tháng trong năm 2013 của công ty PSVN ...........25
Hình 2. 6: Các công đoạn sản suất nhà máy PIDVN ................................................26
Hình 2. 7: Các công đoạn sản suất nhà máy PSVN ..................................................26
Hình 2. 8: Biểu đồ tiêu thụ và chi phí năng lượng năm 2013 của công ty ...............30
Hình 2. 9: Biểu đồ tiêu thụ năng lượng gas 2013 .....................................................31
Hình 2. 10: Đồ thị đánh giá thực trạng quản lý năng lượng .....................................33

Hình 3. 1: Vị trí ban quản lý năng lượng trong cơ cấu tổ chức của công ty .............43
Hình 3. 2: Sơ đồ tổ chức ban quản lý năng lượng ...................................................44
Hình 3. 3: Biểu đồ phân bố sử dụng điện năng của các hộ sử dụng chính ...............51
Hình 3. 4: Sơ đồ hệ thống cung cấp và phân phối khí nén .......................................52
Hình 3. 5: Hệ thống máy nén khí ..............................................................................53
Hình 3. 6: Bình tích áp5 m3 .......................................................................................53
Hình 3. 7: Hệ thống máy điều hoà trung tâm ............................................................ 54
Hình 3. 8: Hệ thống chiếu sáng cho sản xuất bằng bóng đèn T8 .............................. 55
Hình 3. 9: Bơm nước lạnh cho nhà máy ...................................................................56
Hình 3. 10: Biểu đồ tỷ lệ tiêu thụ năng lượng theo hình thức 3 giá năm 2013 .........58

IX


Hình 3. 11: Biểu đồ tỷ lệ chi phí thụ năng lượng theo hình thức 3 giá năm 2013 ....59
Hình 3. 12: Biểu đồ suất tiêu hao năng lượng điện tại công ty năm 2013 ................60
Hình 3. 13: Biểu đồ đường cơ sở năng lượng cho khí nén .......................................63
Hình 3. 14: Cơ hội triển khai thực hiện ....................................................................64
Hình 3. 15: Một số vị trí tiết giảm chiếu sang không cần thiết .................................75
Hình 3. 16: Hệ thống chiếu sáng cho sản xuất bằng bóng đèn T8 ............................ 76
Hình 3. 17: Hình ảnh bóng đèn tiết kiệm năng lượng Panasonic ............................. 77
Hình 3. 18: Hệ thống cung cấp và phân phối khí nén ...............................................79
Hình 3. 19: Kết quả đo tức thời tại máy nén khí 100 kW .........................................80
Hình 3. 20: Biểu đồ minh họa áp suất và công suất tiêu thụ máy nén khí 100 kW ..80
Hình 3. 21: Biểu đồ hiệu quả năng lượng khi lắp biến tần cho một máy nén khí ....82
Hình 3. 22: Sơ đồ hệ thống máy nén khí công ty Panasonic Việt Nam sau cải tạo ..83
Hình 3. 23: Biểu đồ tiết kiệm năng lượng cho máy nén khí khi giảm áp suất ..........84
Hình 3. 24: Cách thức điều khiển nhóm cho hệ thống Chiller..................................86
Hình 3. 25: Biểu đồ vận hành Chiller theo nhu cầu tải lạnh .....................................87
Hình 3. 26: Vị trí để Chiller nhà máy .......................................................................88

Hình 3. 27: Các tác động làm nhiệt độ môi trường xung quanh Chiller ...................88
Hình 3. 28: Làm mái che cho chiller .........................................................................89
Hình 3. 29: Chiller được che tránh ánh nắng của mặt trời và nhiệt độ gió quạt hút
khí nóng .....................................................................................................................89
Hình 3. 30: Sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến công suất tiêu thụ năng lượng của
chiller.........................................................................................................................90
Hình 3. 31: Hệ thống điều hòa chưa có lưu trữ nước lạnh ........................................93
Hình 3. 32: Hệ thống điều hòa có lưu trữ nước lạnh ................................................93

X


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, năng lượng là một trong những yếu tố hết sức quan trọng góp phần
phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Mặt khác thực trạng tiêu thụ năng lượng ngày
một gia tăng đã đặt ra hai vấn đề trọng tâm về năng lượng. Thứ nhất là các nguồn
năng lượng đặc biệt là hóa thạch như than, dầu, khí đốt, ….càng trở nên cạn kiệt.
Thứ hai là việc sử dụng các nguồn năng lượng đã thải vào môi trường một lượng
khí thải khổng lồ gây ô nhiễm môi trường, gây hiệu ứng nhà kính, làm biến đổi khí
hậu ngày càng rõ rệt. Chính vì vậy mà Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế
giới đã có những chính sách và những biện pháp cụ thể nhằm khai thác, sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, giảm thiểu sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch,
khuyến khích phát triển và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng
mặt trời, địa nhiệt, gió,… Điều này đã làm cho các nhà quản lý, các nhà khoa học và
chính các nhà sản xuất phải thiết lập một hệ thống quản lý năng lượng một cách tối
ưu nhằm giảm thiểu thất thoát năng lượng trong quy trình sản xuất, giảm chi phí sản
xuất, bảo tồn năng lượng, bảo vệ môi trường.
Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới đã có những chính sách và biện
pháp cụ thể để khai thác và sử dụng tiết kiệm hiệu quả các nguồn năng lượng hóa

thạch cũng như khuyến khích sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo. Tuy nhiên các
giải pháp hiện tại chưa được áp dụng rộng rãi. Ở nước ta, các doanh nghiệp hiện
nay đều chưa có một hệ thống quản lý năng lượng cụ thể đáp ứng yêu cầu tiết kiệm
năng lượng ở mức cần thiết. Hầu hết các doanh nghiệp đều nhận thức được rằng
“cần phải tiết kiệm năng lượng” nhưng họ chưa thực sự hiểu và biết cách thực hiện
như thế nào.
Sự ra đời của tiêu chuẩn ISO 50001 với tên “Hệ thống quản lý năng lượng –
Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng”, mở đường cho các doanh nghiệp biết cách làm
thế nào để thực hiện một quy trình sản xuất hiệu quả mà vẫn đảm bảo sử dụng năng
lượng một cách hợp lý nhất.

1


Do đó để áp dụng hiệu quả tiêu chuẩn này cần có những nghiên cứu, đánh giá
cần thiết trong điều kiện áp dụng tại Việt Nam. Nhận thức được tính cần thiết của
hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001. Chính vì vậy tác giả chọn
hướng nghiên cứu luận văn thạc sĩ: “Xây dựng mô hình quản lý năng lượng tại
công ty Panasonic Việt Nam” để áp dụng những kiến thức đã được học vào trên
thực tế.
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn
- Nghiên cứu phương pháp xây dựng hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu
chuẩn ISO 50001
- Điều tra, khảo sát tình hình quản lý năng lượng tại doanh nghiệp, phát hiện
các tiềm năng và cơ hội về tiết kiệm năng lượng của công ty TNHH Panasonic Việt
Nam
- Xây dựng mô hình Quản lý năng lượng cho công ty TNHH Panasonic Việt
Nam theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 50001:2011
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khảo sát thực trạng sử dụng năng lượng của công ty Panasonic Việt Nam

- Hướng dẫn thành lập bộ máy quản lý năng lượng
- Đề xuất các giải pháp tiết kiệm năng lượng hiệu quả cho công ty Panasonic
Việt Nam
- Thiết kế hệ thống văn bản phù hợp yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 50001:2011
- Hướng dẫn công ty xây dựng các văn bản theo cấu trúc hệ thống văn bản đã
thiết kế, chỉnh sửa, hoàn thiện và ban hành hệ thống văn bản
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đề tài được triển khai tại công ty TNHH Panasonic Việt Nam - Lô J1 & J2
Khu công nghiệp Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội.
- Phân tích về thực trạng sử dụng năng lượng và quản lý năng lượng tại công
ty TNHH Panasonic Việt Nam
- Xây dựng hệ thống quản lý năng lượng theo ISO 50001:2011 tại công ty
TNHH Panasonic Việt Nam

2


5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nội dung nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp
sau:
- Phương pháp tra cứu, hồi cứu tổng hợp tài liệu, số liệu, biên tập, lược dịch
các tài liệu số liệu nhằm kế thừa các kết quả của các công trình nghiên cứu đã được
triển khai, đánh giá thực trạng tình hình sử dụng năng lượng của doanh nghiệp.
- Phương pháp khảo sát thực tế kết hợp với điều tra, phỏng vấn nhằm lựa
chọn đối tượng đưa vào nghiên cứu - triển khai thực hiện.
- Phương pháp chuyên gia: nghiên cứu, phân tích, đánh giá để thực hiện việc
xây dựng các giải pháp tiết kiệm năng lượng
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý và kỹ thuật thông qua khảo sát,
đo kiểm, ý kiến đóng góp của các chuyên gia, người hướng dẫn khoa học.
6. Dự kiến những đóng góp mới

- Đánh giá thực trạng quản lý năng lượng và tình hình sử dụng năng lượng
đối với công ty TNHH Panasonic Việt Nam
- Luận văn xây dựng mô hình quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO
50001:2011
7. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo đề tài tập
trung vào nội dung chính sau:
Chương I: Cơ sở lý luận mô hình quản lý năng lượng
Chương II: Thực trạng quản lý năng lượng tại công ty TNHH Panasonic Việt
Nam
Chương III: Xây dựng mô hình quản lý năng lượng tại công ty TNHH
Panasonic Việt Nam

3


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG
1.1. KHÁI NIỆM QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG
1.1.1. Quản lý năng lượng
Quản lý năng lượng là việc tổ chức thực hiện sử dụng năng lượng một cách
tiết kiệm và hiệu quả nhằm đạt được lợi nhuận cao nhất (chi phí nhỏ nhất) và nâng
cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
(Nguồn: Tài tiệu đào tạo cán bộ quản lý năng lượng - Bộ công thương)
Để xây dựng việc quản lý năng lượng hiệu quả tại cơ sở, ta thường phải theo
lộ trình từ trên xuống. Cơ cấu và chính sách thúc đẩy các hoạt động quản lý năng
lượng là những thành phần quan trọng nhất quyết định việc xây dựng và triển khai
một cách thành công một quá trình quản lý năng lượng tại cơ sở. Ngoài ra, cán bộ
quản lý năng lượng của cơ sở phải là người chịu trách nhiệm hoạt động và triển khai
để công tác này tại công ty đạt được kết quả tốt nhất. Với một cơ sở có cấu trúc và
chính sách tốt, người quản lý năng lượng có đủ khả năng để đạt được các mục tiêu

quản lý năng lượng của mình thông qua công tác quản lý hiệu quả, thực hiện các
giải pháp công nghệ thích hợp. Quản lý năng lượng là cần thiết vì nó ảnh hưởng
một số các khía cạnh của doanh nghiệp và xã hội như sau:
- Chi phí năng lượng làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.
- Chi phí năng lượng làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trên thị trường.
- Năng suất và chất lượng sản phẩm.
- Uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp
- An ninh năng lượng quốc gia, sự cân bằng nhu cầu.
- Môi trường toàn cầu và an toàn sức khỏe.
- Tăng cường công tác phòng chống và giảm chất thải.
Ba nguyên tắc chính của quản lý năng lượng là:
- Mua năng lượng ở mức giá thấp nhất, ưu tiên cho các dạng năng lượng sạch
- Sử dụng năng lượng hiệu quả nhất
- Sử dụng công nghệ phù hợp nhất với trình độ kỹ thuật và khả năng tài chính
của doanh nghiệp

4


1.1.2. Vai trò quản lý năng lượng
- Quản lý hệ thống tiêu thụ năng lượng giúp tiết kiệm chi phí năng lượng.
Qua cách tiếp cận có hệ thống, mọi khía cạnh liên quan đến hoạt động sử dụng và
tiêu thụ năng lượng đều được kiểm soát, theo dõi nhằm phát hiện những cơ hội tiết
kiệm năng lượng.
- Quản lý năng lượng giúp giảm chi phí vận hành và bảo dưỡng. Nhờ có hệ
thống đo lường, giám sát quy trình vận hành và tuân thủ kế hoạch bảo dưỡng giúp
cho hoạt động tại doanh nghiệp được đảm bảo tránh rủi ro, thất thoát hoặc sự cố, từ
đó tăng tính cạnh tranh về giá sản phẩm.
- Quản lý năng lượng giúp nâng cao nhận thức của nhân viên về tiết kiệm
năng lượng và kiến thức về quản lý năng lượng. Điều này vô cùng quan trọng bởi

mỗi đối tượng lao động trong tổ chức đều có ảnh hưởng nhất định đến việc sử dụng
và tiêu thụnăng lượng. Do đó sau khi được đào tạo, ý thức về năng lượng sẽ tác
động đến đối tượng này và giúp giảm thiểu tổn thất đáng kể.
- Quản lý năng lượng giúp xây dựng kế hoạch và mục tiêu sử dụng năng
lượng. Bất kỳ tổ chức nào cũng đều mong muốn cải thiện hiệu quả năng lượng, tuy
nhiên nếu không cụ thể hóa mục tiêu và kế hoạch hành động thì rất dễ thất bại trong
quá trình thực hiện. Vì vậy, lựa chọn phương thức tiếp cận hệ thống của mô hình
quản lý năng lượng có ý nghĩa cốt lõi đảm bảo sự thành công cho các tổ chức.
- Quản lý năng lượng giúp cải tiến liên tục hiệu quả năng lượng. Hoạt động
của quản lý năng lượng luôn diễn ra liên tục từ hoạch định - thực hiện - kiểm tra cải tiến. Điều này đảm bảo bền vững trong việc sử dụng và tiêu thụ năng lượng tại
doanh nghiệp khi hệ thống được duy trì và chứng minh sự hiệu quả của nó trong
thời gian hoạt động lâu dài.
- Quản lý năng lượng đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực giảm phát thải khí
nhà kính. Vấn đề năng lượng và môi trường luôn là áp lực không chỉ đối với doanh
nghiệp mà còn đối với toàn cầu nói chung. Do đó các quốc gia đều dành quan tâm
đặc biệt đến quản lý năng lượng với hy vọng giảm tiêu thụ năng lượng và các tác
động đến môi trường.

5


1.1.3. Quản lý năng lượng bền vững
Quản lý năng lượng bền vững là quá trình quản lý tiêu thụ năng lượng trong
doanh nghiệp để đảm bảo năng lượng được tiêu thụ một cách hiệu quả. Quản lý
năng lượng bền vững là quản lý tất cả các mặt về tiêu thụ năng lượng trong doanh
nghiệp và không chỉ liên quan đến máy móc hay thiết bị tiêu thụ năng lượng mà còn
tìm ra cách vận hành tốt nhất từ các nhân viên vận hành.
Quản lý năng lượng bền vững ở đây gồm có 7 bước như sau:
Bước 1: Thiết lập ban quản lý năng lượng: Một nhân tố quan trọng để quản
lý năng lượng của doanh nghiệp thành công là việc thành lập ban quản lý năng

lượng. Ban quản lý năng lượng trong doanh nghiệp có nhiệm vụ đề ra các chính
sách năng lượng của doanh nghiệp mà chính sày phải đưa ra các mục tiêu về sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và phải kết hợp với sản xuất và văn hoá của
doanh nghiệp
Bước 2: Đánh giá hiệu quả năng lượng hiện trạng của doanh nghiệp là nhằm
hiểu rõ việc đã và đang sử dụng năng lượng của doanh nghiệp trong quá khứ cũng
như hiện tại để xác định các cơ hội cải thiện việc sử dụng năng lượng hiệu quả và
thu được lợi nhuận.
Bước 3: Thiết lập mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của
doanh nghiệp là thiết lập các mục tiêu sử dụng năng lượng cho toàn bộ doanh
nghiệp cũng như là cho từng phân xưởng, từng dây chuyền sản suất và phải có các
biện pháp rõ ràng, các hoạt động này được thúc đẩy cải tiến liên tục và phải thông
báo, tuyên truyền các mục tiêu để nhân viên ủng hộ trong toàn doanh nghiệp
Bước 4: Lập kế hoạch chương trình tiêt kiệm năng lượng: Với mục tiêu rõ
ràng và đã có ban quản lý năng lượng thì công việc bây giờ là phải bắt tay ngay vào
việc xây dựng một lộ trình và kế hoạch hành động chi tiết cho chương trình tiết
kiệm năng lượng trong doanh nghiệp. Ở đây là đánh giá các khâu kỹ thuật và kiểm
toán năng lượng cần thiết cho việc nâng cấp cải tạo để đạt được mức mong muốn
như đã đề ra. Ngoài ra còn phải xác định rõ nguồn nhân lực và tài chính

6


Bước 5: Triển khai chương trình tiết kiệm năng lượng: Việc tiến hành triển
chương trình tiết kiệm năng lượng cần phải nhận được sự ủng hộ và hợp tác của các
cán bộ lãnh đạo, ở các phòng ban trong doanh nghiệp và một điều nữa là để đạt
được các mục tiêu của doanh nghiệp cần phải có sự hiểu biết của nhân viên, ban
lãnh đạo và năng lực của các cán bộ trực tiếp triển khai các dự án. Do vậy cẩn phải
tuyên truyền cho cán bộ công nhân viên, tăng cường sự hiểu biết của nhân viên, tiến
hành đào tạo, chuyển giao các công nghệ mới để nâng cao năng lực cho nhân viên

của doanh nghiệp bên cạnh đó thì có các hình thức khen thưởng và kỷ luật và cuối
cùng là giám sát và theo dõi liên tục tiến trình thực hiện của chương trình tiết kiệm
năng lượng
Bước 6: Đánh giá chương trình tiết kiệm năng lượng là xem xét các thông số
sử dụng năng lượng và các hoạt động đã thực hiện. Kết quả đánh giá và thông tin
thu thập được trong suốt quá trình xem xét được sử dụng ở doanh nghiệp để thiết
lập các kế hoạch hành động mới, xác định các trường hợp điển hình và thiết lập các
mục tiêu hiệu quả năng lượng mới, kết quả của chương trình tiết kiệm năng lượng
được so sánh với các mục tiêu hiệu quả năng lượng đề ra. Đồng thời đánh giá lại
các kế hoạch hành động để xem xét các bước nào đã thực hiện tốt và hoạt động nào
chưa tốt để xác định các trường hợp điển hình
Bước 7: Công nhận kết quả và công báo: Kết quả của chương trình tiết kiệm
năng lượng cần phải được được sự công nhận từ các cơ quan chức năng bên ngoài,
và được công bố cả ở nội bộ doanh nghiệp và bên ngoài doanh nghiệp. Đối với nội
bộ doanh nghiệp các kết quả được thông báo đến từng bộ phận, các xưởng, các
phòng ban và từng lãnh đạo. Đối với công bố bên ngoài sẽ có các thông báo cho các
cơ quan chức năng của chính phủ, phương tiện truyền thông, các tổ chức có liên
quan.
Với mô hình quản lý năng lượng việc áp dụng cho các doanh nghiệp có thể
thay đổi theo từng doanh nghiệp nhưng trong quá trình quản lý năng lượng việc
triển khai các chương trình năng lượng thì bắt buộc phải được triển khai liên tục
hàng ngày, hàng tháng, hàng quý và hàng năm thì mới đạt được kết quả tốt.

7


1.1.4. So sánh các phương án Quản lý năng lượng bền vững và không
bền vững.
Trong nhiều doanh nghiệp trong công nghiệp, quản lý năng lượng thường
không được ưu tiên so với các lĩnh vực quản lý khác. Quản lý năng lượng được thực

hiện bởi nhân viên không có chuyên môn về quản lý năng lượng và công ty không
dành nguồn lực về nhân lực, cơ sở hạ tầng và tài chính cho công việc này. Lãnh đạo
cao nhất trong doanh nghiệp không quan tâm lắm đến các hoạt động quản lý năng
lượng do đó dẫn tới việc quản lý không tốt và lãng phí năng lượng, công sức, tiền
bạc. Do vậy cần phải có một hệ thống quản lý năng lượng bền vững tại chỗ để thu
lại được lợi ích trên quy mô lớn. Nó phải là một hoạt động thường xuyên và phải
vận hành cùng với sự hỗ trợ của các cơ sở hạ tầng, nguồn lực khác
Nếu không có một hệ thống quản lý năng lượng bền vững, cơ sở sẽ không thể
kiểm soát và duy trì được các kết qủa tiết kiệm. Một số biện pháp tức thời được đưa
ra nhằm hạn chế sự gia tăng chi phí; Khi chi phí năng lượng giảm, sự tập trung từ
hoạt động này chuyển sang các chương trình hoặc mục tiêu khác. Kết quả là chi phí
năng lượng lại có xu hướng tăng sau một khoảng thời gian.

Hình 1. 1: Chu trình biến đổi chi phí năng lượng của một chương trình quản lý
năng lượng không bền vững

8


Một hệ thống quản lý năng lượng chuyên dụng, quản lý để tiết kiệm liên tục
chi phí năng lượng và được thực hiện định kỳ để giữ cho chi phí năng lượng nằm
trong tầm kiểm soát. Thiết lập mục tiêu tiết kiệm năng lượng, đưa ra chiến lược để
đạt mục tiêu được nâng cao hơn và chu kỳ lại được tiếp tục.

Hình 1. 2: Chu trình biến đổi chi phí năng lượng của một chương trình
quản lý năng lượng bền vững

9



1.2. HỆ THỐNG QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO
50001:2011
1.2.1. Hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001
Hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001 được ban hành bởi
tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) vào ngày 15 tháng 6 năm 2011. Hệ thống
quản lý năng lượng là tập hợp các yếu tố liên quan hoặc tương tác lẫn nhau để thiết
lập chính sách năng lượng và các mục tiêu năng lượng, các quy trình, thủ tục để đạt
được các mục tiêu đó.
Mục đích của quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001 là giúp các tổ
chức thiết lập các hệ thống và các quá trình cần thiết để nâng cao hiệu quả năng
lượng, gồm hiệu suất năng lượng, việc sử dụng và tiêu thụ năng lượng. Việc áp
dụng tiêu chuẩn này nhằm giảm phát thải khí nhà kính và các tác động môi trường
khác có liên quan cũng như chi phí năng lượng thông qua quản lý năng lượng một
cách hệ thống.
Tiêu chuẩn ISO 50001 đưa ra mô hình về một hệ thống quản lý năng lượng
cùng các hướng dẫn sử dụng nhằm giúp tổ chức lập kế hoạch và quản lý sử dụng
năng lượng một cách có hệ thống. Đồng thời được thiết kế để tập trung vào việc cải
tiến hiệu suất năng lượng, giúp sử dụng năng lượng một cách khôn ngoan. Sự thực
hiện đầy đủ tiêu chuẩn này mong muốn hướng tới sự giảm phát thải khí nhà kính,
chi phí năng lượng. Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 50001 sẽ mang lại các lợi ích sau:
- Giúp đánh giá mức tiêu thụ và sử dụng năng lượng hiện tại
- Tìm ra các giải pháp cải tiến nhằm sử dụng một cách tốt hơn các thiết bị sử
dụng năng lượng hiện tại
- Giúp nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng của máy móc, thiết bị do đó
giảm mức năng lượng sử dụng và giảm bớt được chi phí đáng kể
- Giúp tránh các khoản tiền phạt theo các chế tài xử lý vi phạm trong việc sử
dụng năng lượng
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc cải tiến quản lý năng lượng đối với các dự
án giảm phát thải khí nhà kính


10


1.2.2. Quy trình xây dựng hệ thống quản lý năng lượng theo ISO 50001
Để xây dựng hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001 hợp lý
và thực hiện được các nội dung trên, tuỳ theo đặc điểm riêng của đơn vị mình,
doanh nghiệp cần phải triểm khai theo các bước như sau:

Hình 1. 3: Sơ đồ thực hiện xây dựng hệ thống quản lý năng lượng theo ISO 50001
2.2.1. Thiết lập chính sách năng lượng
Chính sách năng lượng là định hướng cho việc thực hệ thống quản lý năng
lượng (EnMS) của doanh nghiệp trong phạm vi và ranh giới đã xác định. Chính
sách năng lượng tuyên bố vắn tắt rằng các thành viên của tổ chức có thể dễ thấu
hiểu và áp dụng vào các hoạt động công việc của họ. Sự phổ biến chính sách năng
lượng có thể được dùng như một định hướng cho việc quản lý của donh nghiệp.

11


2.2.1.1. Cam kết của lãnh đạo cao nhất
Hệ thống quản lý cần có một thành viên là người quản lý cấp cao nhất của tổ
chức để lãnh đạo các hoạt động về quản lý năng lượng. Ngoài ra, cần có một thành
viên để vận hành hệ thống quản lý năng lượng hàng ngày.
Lãnh đạo cao nhất có trách nhiệm quan trọng trong việc hỗ trợ xây dựng
HTQLNL và đảm bảo cải tiến liên tục hoạt động của hệ thống. Chính sách năng
lượng thể hiện tuyên bố cam kết của tổ chức trong việc đạt được cải tiến hiệu quả
năng lượng. Điều này được thể hiện thông qua các cam kết từ lãnh đạo cao nhất bao
gồm:
- Phù hợp với quy mô sử dụng và tiêu thụ năng lượng của tổ chức;
- Bao gồm cam kết cải tiến liên tục hiệu quả năng lượng;

- Bao gồm cam kết đảm bảo sự sẵn có thông tin và nguồn lực cần thiết để đạt
được các mục tiêu và chỉ tiêu;
- Bao gồm cam kết tuân thủ các yêu cầu pháp lý và các yêu cầu thích hợp
khác mà tổ chức đăng ký liên quan đến việc sử dụng, tiêu thụ và hiệu suất năng
lượng của tổ chức;
- Đưa ra khuôn khổ cho việc thiết lập và xem xét các mục tiêu năng lượng;
- Hỗ trợ việc mua sắm các sản phẩm, dịch vụ có hiệu suất năng lượng cao và
hỗ trợ thiết kế cải tiến hiệu quả năng lượng;
- Chính sách nên được truyền thông cho tất cả các cấp của tổ chức;
- Được định kỳ xem xét và cập nhật khi cần thiết.
2.2.1.2. Phạm vi và ranh giới hệ thống quản lý năng lượng
Việc xác định phạm vi và ranh giới của HTQLNL cho phép tổ chức tập trung
nỗ lực và nguồn lực trong quá trình hình thành và hoạt động của hệ thống.
Trong đó, ranh giới là giới hạn về địa lý hoặc địa điểm và/hoặc giới hạn về
mặt tổ chức do tổ chức xác định dựa trên hai cơ sở chính sau:
(1) Đặc thù tiêu thụ năng lượng tại các khu vực, cơ sở: Từ đặc thù tiêu thụ
năng lượng tại đơn vị sẽ cho biết những khu vực nào tiêu thụ và sử dụng năng lượng
chính tại doanh nghiệp cũng như tiềm năng tiết kiệm năng lượng tại từng khu vực.

12


(2) Quy mô cũng như năng lực triển khai tại đơn vị (nguồn lực, tài chính,
thời gian): Mỗi công ty, tổ chức khác nhau thì quy mô khác nhau, năng lực khác
nhau nên việc lựa chọn ranh giới cũng khác nhau, có thể là toàn bộ doanh nghiệp
nếu có đủ điều kiện trên hoặc tập trung vào khu vực trọng điểm nếu chưa có đủ các
điều kiện trên.
Từ ranh giới HTQLNL, phạm vi của HTQLNL được xác định là các dạng
năng lượng hoặc các hệ thống, thiết bị, quy trình có liên quan đến việc sử dụng và
tiêu thụ các dạng năng lượng của tổ chức.

2.2.1.3. Thiết lập cơ cấu tổ chức ban quản lý năng lượng
Tổ chức cần phải có đội ngũ quản lý năng lượng gồm đại diện lãnh đạo,
người quản lý năng lượng và đội ngũ quản lý năng lượng để thực hiện các trách
nhiệm quy định khi xây dựng hệ thống quản lý năng lượng cho đơn vị mình.
a, Bổ nhiệm đại diện lãnh đạo (Management Representative – MR):
Lãnh đạo cao nhất phải chỉ định đại diện lãnh đạo với kỹ năng và năng lực
thích hợp. Ngoài các trách nhiệm khác, có trách nhiệm và quyền hạn đối với việc:
- Đảm bảo hệ thống quản lý năng lượng được thiết lập, áp dụng, duy trì và
cải tiến liên tục theo tiêu chuẩn này;
- Nhận biết (những) người được cấp lãnh đạo thích hợp giao quyền để làm
việc với đại diện lãnh đạo trong việc hỗ trợ các hoạt động quản lý năng lượng;
- Báo cáo lãnh đạo cao nhất về hiệu quả năng lượng và việc thực hiện hệ
thống quản lý năng lượng;
- Đảm bảo rằng việc hoạch định các hoạt động quản lý năng lượng được thiết
kế nhằm hỗ trợ chính sách năng lượng của tổ chức;
- Xác định và trao đổi thông tin về trách nhiệm và quyền hạn nhằm tạo thuận
lợi cho việc quản lý năng lượng có hiệu lực;
- Xác định tiêu chí và phương pháp cần thiết để đảm bảo rằng cả việc vận
hành và kiểm soát hệ thống quản lý năng lượng đều có hiệu lực;
- Thúc đẩy nhận thức về chính sách và các mục tiêu năng lượng ở tất cả các
cấp của tổ chức.

13


b, Bổ nhiệm cán bộ quản lý năng lượng (Energy Management – EM):
Cán bộ quản lý năng lượng cần có năng lực, có kỹ năng về quản lý năng
lượng. Nhiệm vụ của cán bộ quản lý năng lượng như sau:
- Chủ trì soạn thảo chính sách quản lý năng lượng;
- Chủ trì việc lập kế hoạch, xác định mục tiêu, mục đích, đề xuất tổ chức;

- Phối hợp hoạt động của các bộ phận;
- Tổ chức khảo sát, kiểm toán và đánh giá hệ thống quản lý năng lượng;
- Chuẩn bị các công cụ và thủ tục giám sát cho hệ thống quản lý năng lượng;
- Xem xét, cải thiện hoạt động, báo cáo quản lý cấp cao;
Cán bộ quản lý năng lượng là “Điều phối viên” trong Ban quản lý năng
lượng.
c, Thành lập ban quản lý năng lượng (Energy Team – ET):
Ban quản lý năng lượng gồm đại diện các bộ phận liên quan đến việc sử dụng
năng lượng, có chức năng triển khai các hoạt động trong hệ thống quản lý năng
lượng và là cầu nối trung gian giữa lãnh đạo và nhân viên trong tổ chức. Vai trò của
ban quản lý năng lượng:
- Đánh giá thực trạng quản lý năng lượng ở các bộ phận và toàn doanh
nghiệp;
- Chuẩn bị chính sách năng lượng;
- Xác định các hộ sử dụng năng lượng chính;
- Xây dựng các quy trình làm việc, các sổ tay hướng đã liên quan;
- Xây dựng các chỉ số hiệu quả năng lượng;
- Chuẩn bị mục tiêu và kế hoạch năng lượng;
- Giám sát việc thực hiện hế hoạch năng lượng;
- Hỗ trợ việc thực hiện kế hoạch năng lượng;
- Phê duyệt các tiêu chuẩn đánh giá thực hiện kế hoạch;
- Xem xét kiểm tra thực hiện;
- Xem xét và điều chỉnh chính sách, mục tiêu và kế hoạch năng lượng;
- Phổ biến thông tin về quản lý năng lượng.

14


2.2.2. Hoạch định năng lượng
Hoạch định năng lượng nhằm cụ thể hóa cam kết và chính sách năng lượng

thành các mục tiêu, chỉ tiêu và kế hoạch hành động. Trình tự hoạch định năng lượng
theo tiêu chuẩn ISO 50001 bao gồm các bước sau:
- Xem xét các yêu cầu pháp lý và yêu cầu khác;
- Xem xét năng lượng;
- Thiết lập đường cơ sở năng lượng và các chỉ số hiệu quả năng lượng;
- Nhận dạng các cơ hội cải tiến năng lượng;
- Thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu năng lượng và kế hoạch hành động.

Hình 1. 4: Sơ đồ quá trình hoạch định năng lượng

15


×