TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
p
DƯƠNG VĂN ĐẠI
NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH
TẾ KỸ THUẬT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM TỔN
THẤT ĐIỆN NĂNG TẠI ĐIỆN LỰC
HOẰNG HÓA - TỈNH THANH HÓA
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG
HÀ NỘI, 2014
TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
DƯƠNG VĂN ĐẠI
NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH
TẾ KỸ THUẬT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM TỔN
THẤT ĐIỆN NĂNG TẠI ĐIỆN LỰC
HOẰNG HÓA - TỈNH THANH HÓA
Chuyên ngành: Quản lý năng lượng
Mã số: 60340416
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. Dương Trung Kiên
HÀ NỘI, 2014
Đại học Điện lực
1
Luận văn tốt nghiệp cao học
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, cùng với sự tăng trưởng và phát triển của
nền kinh tế - xã hội, tốc độ tăng trưởng của phụ tải điện trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa trung bình từ 14% đền 15%/năm. Để phục vụ nhu cầu cung cấp
điện theo sự tăng trưởng của phụ tải, lưới điện tỉnh Thanh Hóa luôn được sự
quan tâm đầu tư của ngành Điện để phát triển và không ngừng mở rộng lưới
điện, do đó đã phần nào đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của khách hàng. Mặc
dù điện lưới đã được đưa đến hầu hết đến các vùng nông thôn, miền núi.., tuy
nhiên đa số lưới điện hiện tại được xây dựng từ rất lâu và chưa có điều kiện
cải tạo hay đầu tư xây dựng mới hoàn toàn nên dẫn đến tổn thất điện năng
thường vượt quá quy định, không đạt yêu cầu về chất lượng điện cung cấp
cũng như các chỉ tiêu kinh tế, tổn thất do ngành Điện đề ra. Đặc biệt là huyện
Hoằng Hóa – tỉnh Thanh Hóa có bán kính cấp điện rộng, mật độ phụ tải khá
lớn, lưới điện cũ nát nên việc truyền tải và phân phối điện an toàn đến từng hộ
tiêu thụ với chất lượng cao là tiêu chí quan trọng hàng đầu. Mục tiêu được đặt
ra là đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện ngày càng cao, tỷ lệ tổn thất giảm,
quản lý vận hành thuận lợi, chi phí vận hành nhỏ.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong vấn đề nâng
cao chất lượng cung cấp điện nhưng vẫn đảm bảo được hiệu quả trong sản
xuất kinh doanh thì việc phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế kỹ thuật để tìm ra
các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng điện là một việc làm cấp thiết.
Do đó để giải quyết được vấn đề nêu trên, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu,
đánh giá hiệu quả kinh tế kỹ thuật các giải pháp giảm tổn thất điện năng
tại Điện Lực Hoằng Hóa – tỉnh Thanh Hóa”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích các nguyên nhân dẫn đến tổn thất điện năng trên lưới điện
Dương Văn Đại
Đại học Điện lực
2
Luận văn tốt nghiệp cao học
phân phối khu vực huyện Hoằng Hóa – tỉnh Thanh Hóa do Điện Lực Hoằng
Hóa quản lý vận hành và từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng điện năng trên lưới điện phân phối huyện Hoằng Hóa.
Với các giải pháp đưa ra luận văn sẽ tiến hành đánh giá hiệu quả kinh
tế - tài chính của từng giải pháp, để từ đó đề xuất các giải pháp khả thi áp
dụng thực tế.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích, tính toán, đánh giá các giải pháp nhằm giảm tổn thất điện
năng, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện để đưa ra các giải pháp tăng hiệu quả
kinh tế - tài chính trong việc cải tạo, sữa chữa và đầu tư xây dựng lưới điện
phân phối khu vực huyện Hoằng Hóa – tỉnh Thanh Hóa một cách hợp lý để
đáp ứng được yêu cầu giảm tổn thất điện năng, nâng cao độ tin cậy cung cấp
điện cho khách hàng, đảm bảo hiệu quả kinh tế - tài chính trong việc đầu tư
các dự án phục vụ tốt cho công tác sản xuất kinh doanh của Điện Lực Hoằng
Hóa.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Lưới điện phân phối trên địa bàn huyện Hằng
Hóa – tỉnh Thanh Hóa do Điện Lực Hoằng Hóa quản lý vận hành.
Phạm vi nghiên cứu: Phân tích, tính toán các giải pháp nhằm giảm tổn
thất điện năng, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện trên địa bàn huyện Hoằng
Hóa – tỉnh Thanh Hóa.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn, các phương pháp nghiên cứu được
sử dụng là:
- Phương pháp đánh giá phân tích.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp tính toán đánh giá hiệu quả kinh tế - tài chính.
Dương Văn Đại
Đại học Điện lực
3
Luận văn tốt nghiệp cao học
6. Những đóng góp của luận văn
Bản luận văn này sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn cảnh và chính xác
hơn về tổn thất điện năng, giúp cho các Công ty Điện lực, Điện lực hiểu và có
trách nhiệm hơn trong công việc giảm tổn thất điện năng tại đơn vị mình quản
lý. Trong các biện pháp nhằm giảm giá thành điện, thì việc giảm tổn thất điện
năng là một biện pháp quan trọng mang lại hiệu quả kinh tế cao không chỉ đối
với ngành Điện mà còn đối với cả xã hội.
Ngành Điện là ngành độc quyền, nên việc giảm tổn thất điện năng sẽ giúp
cho nhà nước không phải bù lỗ, ngân sách Nhà nước được đảm bảo, được sử
dụng vào các mục đích khác có lợi hơn. Về phía doanh nghiệp, sẽ khai thác, sử
dụng tối ưu nguồn điện, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho toàn ngành. Đối với
người tiêu dùng, được sử dụng điện với chất lượng cao, giá điện vừa phải, phù
hợp với mức sinh hoạt.
7. Kết cấu của luận văn
Nội dung luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về tổn thất điện năng và phân tích kinh tế tài chính dự án đầu tư.
Chương 2: Phân tích thực trạng tổn thất điện năng tại Điện lực Hoằng
Hóa.
Chương 3: Phân tích hiệu quả kinh tế- tài chính các giải pháp giảm tổn
thất điện năng tại Điện lực Hoằng Hóa - tỉnh Thanh Hóa.
Dương Văn Đại
Đại học Điện lực
4
Luận văn tốt nghiệp cao học
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG VÀ
PHÂN TÍCH KINH TẾ - TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.1. Tổng quan về điện năng và kinh doanh điện năng
1.1.1. Tổng quan về điện năng
1.1.1.1. Khái niệm về điện năng
Điện năng là năng lượng của dòng điện (công của dòng điện), trong hệ
thống năng lượng, điện được xem là năng lượng sơ cấp nếu sản xuất từ thủy
năng, nguyên tử, địa nhiệt, quang điện, gió, thủy triều. Nhưng nó cũng là năng
lượng thứ cấp nếu được sản xuất ở các nhà máy nhiệt điện dùng than, dầu
hoặc khí thiên nhiên.
1.1.1.2. Đặc điểm của điện năng
Đặc tính đặc biệt của điện là một dạng năng lượng không dự trữ được
nên bắt buộc phải có sự thích ứng tức thời giữa nguồn sản xuất với một nhu
cầu luôn thay đổi. Điện năng được phân biệt với các sản phẩm hàng hóa khác
vì khả năng đáp ứng nhanh chóng những biến đổi của nhu cầu tại mọi thời
điểm. Điều này là đặc điểm khác biệt đối với các sản phẩm năng lượng khác.
Điện năng hầu như không thể dự trữ được dưới dạng thành phẩm hay
sản phẩm dở dang (những dự trữ như ắc quy hay thủy điện tích năng là quá
nhỏ bé so với sản lượng điện tiêu dùng). Do đó, tất cả các dây truyền sản xuất,
truyền tải và phân phối điện năng phải luôn ở trong trạng thái sẵn sàng đáp
ứng nhu cầu phụ tải ở mọi thời điểm.
Vì các phương tiện sản xuất đặc biệt là ở khu vực sản xuất (nhà máy nhiệt
điện chạy than, chạy khí, thủy điện, điện nguyên tử) rất khác nhau cả về tính
năng lẫn khả năng mang tải, mức độ linh hoạt trong cung ứng,… nên người ta dễ
dàng nhận thấy chi phí cung cấp 1(kWh) phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm mà
hệ thống điện yêu cầu.
Dương Văn Đại
Đại học Điện lực
5
Luận văn tốt nghiệp cao học
1.1.1.3. Vai trò của điện năng trong nền kinh tế quốc dân
Năng lượng mà đặc biệt là điện năng đóng vai trò quan trọng trong sự
phát triển kinh tế xã hội. Việc phát triển ngành điện luôn phải đi trước một
bước và đã được nhà nước ta nhiều năm nay rất quan tâm.
Đại hội Đảng lần thứ XI đã ra định hướng, nhiệm vụ chủ yếu về kế
hoách phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011–2020: “Phát huy mọi nguồn
lực để phát triển sản xuất, đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa, tập trung
sức lực cho mục tiêu đạt tốc độ phát triển kinh tế bình quân từ 7(%)–8(%)…”.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên, Đại hội cũng nêu rõ “Ngành điện phải tăng
nhanh nguồn điện, hoàn thành và xây dựng một số cơ sở phát điện lớn để tăng
thêm khoảng 90÷100 (tỷ kWh) điện”. Đồng bộ với nguồn, có chính sách và
biện pháp tích cực, hữu hiệu để sử dụng điện hợp lý và tiết kiệm.
Từ phương hướng và nhiệm vụ nêu trên, qua thực tế giúp ta thấy rõ
điện năng là đầu vào thiết yếu, quan trọng bậc nhất, nó tham gia, có mặt trong
hầu hết các hoạt động kinh tế xã hội của cả nước. Giá thành điện ảnh hưởng
trực tiếp đến giá thành các loại sản phẩm khác của nền kinh tế. Lượng điện
năng có liên quan mật thiết đến chất lượng các loại sản phẩm có quy trình sản
xuất sử dụng điện.
Trong lĩnh vực kinh tế, điện năng giúp cho sản xuất công nghiệp tăng
năng suất, chất lượng và hiệu quả, giảm bớt sức lao động của con người. Đặc
trưng của nền sản xuất công nghiệp hiện đại hóa là tự động hóa. Muốn tự
động hóa các nhà máy phải chạy bằng điện. Điện năng giúp cho việc tưới tiêu,
thủy lợi, sản xuất nông nghiệp đảm bảo. Trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ,
điện năng là thành phần không thể thiếu để đẩy mạnh loại hình hoạt động này.
Trong lĩnh vực văn hóa xã hội, điện phục vụ cho các công trình công
cộng, phục vụ chiếu sáng sinh hoạt, cung cấp thông tin, nâng cao dân trí, góp
phần giảm bớt tệ nạn xã hội, giúp người dân tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ
Dương Văn Đại
Đại học Điện lực
6
Luận văn tốt nghiệp cao học
thuật tiên tiến trên thế giới.
Như vậy, ta thấy được rằng điện năng có vị trí quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại
hóa đất nước, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của người dân trong cả
nước nói chung và người dân các vùng xa, biên giới, hải đảo nói riêng. Do đó
ngành điện phải nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh điện năng
bằng cách đầu tư thiết bị kỹ thuật thích hợp nhằm đáp ứng nhu cầu phụ tải gia
tăng mạnh mẽ như hiện nay.
1.1.2. Tổng quan về kinh doanh điện năng
Hoạt động sản xuất kinh doanh điện năng là tổ hợp nhiều hoạt động
nhỏ từ khâu sản xuất điện (phát điện) từ các nhà máy điện đến khâu quản lý
tiêu dùng điện tại các hộ sử dụng điện. Hoạt động sản xuất kinh doanh điện
năng gồm các khâu:
+ Phát điện từ các nhà máy điện.
+ Truyền tải điện năng từ nhà máy đến các trạm biến áp và sau đó đến
phụ tải.
+ Lập và ký kết hợp đồng cung ứng điện.
+ Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện hợp đồng cung ứng điện.
+ Đặt và quản lý công tơ điện.
+ Ghi chỉ số điện năng tiêu thụ.
+ Lập hóa đơn tiền điện.
+ Thu tiền điện.
+ Phân tích kết quả kinh doanh điện năng.
Khác với các loại hình kinh doanh khác thì kinh doanh điện năng có
đặc điểm là khách hàng sau khi đã sử dụng điện rồi thì Điện lực mới lập hóa
đơn và thu tiền, còn các loại hình kinh doanh khác thì việc thanh toán phải
được thực hiện trước khi người tiêu dùng sử dụng chúng.
Dương Văn Đại
Đại học Điện lực
7
Luận văn tốt nghiệp cao học
Giữa các khâu từ sản xuất, truyền tải và phân phối có sự liên kết không
thể phân tách về mặt vật lý, bất kể tổ chức thị trường điện là độc quyền liên kết
dọc hay thị trường cạnh tranh ở các cấp độ khác nhau. Ngoài ra, đặc trưng về
cung cầu của ngành điện cũng hết sức khác biệt so với các loại hàng hóa, dịch vụ
khác khi lượng cung về điện luôn bằng lượng cầu tại mọi thời điểm. Điện năng
hầu như không có khả năng dự trữ và không có sản phẩm dở dang và đặc biệt chi
phí cung ứng điện vào các thời điểm khác nhau là hoàn toàn khác nhau. Những
đặc điểm này của điện năng và của hoạt động sản xuất kinh doanh điện năng đã
ảnh hưởng không nhỏ tới công tác xây dựng, triển khai áp dụng các hệ thống giá
điện, giá từ nhà máy vào hệ thống và các biểu giá điện năng cho các hộ tiêu thụ
cuối cùng.
Hệ thống điện bao gồm các đơn vị sản xuất truyền tải và phân phối có
mối liên hệ chặt chẽ với nhau, ứng với mỗi cấp độ là một mức giá thành khác
nhau. Cụ thể các đơn vị của hệ thống điện bao gồm:
Các nhà máy sản xuất điện: Nhà máy nhiệt điện than, nhiệt điện dầu,
khí, thủy điện, điện nguyên tử, nhà máy điện sử dụng năng lượng mới, năng
lượng tái tạo. Cơ sở định giá bán điện tại các nhà máy điện đó chính là giá thành
sản xuất.
Lưới điện: Bao gồm lưới điện truyền tải và lưới điện phân phối làm
nhiệm vụ đưa điện từ các nhà máy điện tới các hộ tiêu thụ điện. Giá thành truyền
tải và phân phối điện chính là một trong những cơ sở định giá bán điện từ các
Công ty truyền tải cho các Công ty phân phối và từ các Công ty phân phối tới
các hộ tiêu thụ điện.
Hộ tiêu thụ điện: Khác với rất nhiều sản phẩm thông thường khác,
người mua điện phải mua điện tại hộ tiêu thụ tức là trong giá bán điện cho các
hộ tiêu thụ đã gồm có cả chi phí sản xuất truyền tải và phân phối điện.
Về mặt vật lý các đơn vị của hệ thống điện hoàn toàn kết nối từ sản
Dương Văn Đại
Đại học Điện lực
8
Luận văn tốt nghiệp cao học
xuất đến tiêu dùng, nên hoạt động sản xuất và tiêu dùng điện phải có tính
đồng bộ. Với đặc trưng như vậy, khi có bất kỳ sự cố xảy ra ở khu vực nào thì
hoạt động cung ứng và sử dụng điện cũng bị gián đoạn. Khi nhu cầu tăng cao,
năng lực phát điện hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu, nhưng nếu hệ
thống truyền tải và phân phối đã đầy tải thì nhu cầu cũng chỉ được đáp ứng ở
mức độ đó bất kể giá cung ứng hay giá người mua sẵn sàng chi trả là bao
nhiêu. Khi cấu trúc thị trường là độc quyền liên kết dọc và hạch toán giữa các
đơn vị của hệ thống là phụ thuộc thì bài toán về giá thành, giá bán điện là khá
đơn giản. Tuy nhiên khi thị trường là cạnh tranh, bài toán giá điện trở nên
phức tạp hơn khá nhiều khi các bộ phận của hệ thống mặc dù liên kết là tuyệt
đối nhưng việc tính toán chi phí, giá thành, giá cung ứng lại có sự phân tách,
chi phí sản xuất của nhà máy điện, phí truyền tải, phí phân phối.
Việc quản lý quá trình truyền tải và phân phối điện năng phải đạt được
một số yêu cầu cơ bản sau:
- Điện năng phải được cung cấp liên tục, mất điện sản xuất sẽ bị đình
trệ sinh hoạt sản xuất, mất điện đột ngột thiết bị sản xuất và sản phẩm có thể
bị hư hỏng.
- Điện năng cung cấp cho các hộ tiêu thụ với yêu cầu phải đảm bảo đủ
cả về lượng về chất và thời gian.
- Đảm bảo tính an toàn cho sản xuất và tiêu thụ đối với thiết bị tiêu thụ
điện.
- Điện áp cung cấp phải ổn định, tần số dòng điện không thay đổi.
- Đảm bảo công tác quản lý trong quá trình truyền tải và phân phối
điện năng, giảm thiểu lượng tổn thất điện năng trong quá trình truyền tải
phân phối kinh doanh điện năng.
- Nếu khâu quản lý tốt sẽ giảm được chi phí đầu vào của quá trình sản
xuất kinh doanh, góp phần hạ giá thành bán điện, tạo điều kiện cho việc giảm
Dương Văn Đại
Đại học Điện lực
9
Luận văn tốt nghiệp cao học
chi phí đầu vào cho các ngành sản xuất khác cũng như các hộ tiêu thụ điện
sinh hoạt, góp phần thúc đẩy nền sản xuất phát triển và nâng cao đời sống
của nhân dân.
1.2. Tổn thất điện năng
1.2.1. Khái niệm về tổn thất điện năng (TTĐN)
Một định nghĩa tổng quát thì tổn thất điện năng chính là phần điện
năng hao hụt để phục vụ cho một quá trình công nghệ nhất định.
Tổn thất điện năng tồn tại trong cả 3 khâu của quá trình sản xuất kinh
doanh điện năng: Trong khâu sản xuất (phát điện), trong khâu truyền tải và
phân phối, trong khâu tiêu thụ điện năng tại các phụ tải.
Trong khâu phát điện: Thì tổn thất điện năng được định nghĩa là
lượng điện năng tiêu hao trong các thiết bị như trong máy phát, máy biến áp
và trong hệ thống trạm phân phối cũng như một phần trên dây dẫn của nhà
máy.
Trong khâu truyền tải và phân phối: Là lượng năng lượng tiêu hao
cho quá trình truyền tải và phân phối điện khi tải điện từ ranh giới giao nhận
với các nhà máy phát điện qua lưới điện truyền tải, lưới điện phân phối đến
các hộ tiêu thụ điện. Trong đó bao gồm cả tổn thất điện năng trên dây dẫn,
tổn thất trong hệ thống trạm biến áp và trong các phần tử khác của hệ thống
như công tơ, thiết bị bù,… Tổn thất điện năng còn được gọi là điện năng
dùng để truyền tải và phân phối điện. Trong hệ thống điện, tổn thất điện năng
phụ thuộc vào đặc tính của mạch điện, lượng điện truyền tải, khả năng của hệ
thống và vai trò của công tác quản lý.
Trong khâu tiêu thụ: Thì tổn thất điện năng được biết đến chính là
lượng điện năng hao hụt do các thiết bị sử dụng điện, do đường dây sau công
tơ đến phụ tải và do cách sử dụng điện của người sử dụng điện.
Dương Văn Đại
Đại học Điện lực
10
Luận văn tốt nghiệp cao học
1.2.2. Phân loại tổn thất điện năng
Tổn thất điện năng nói chung bao gồm: Tổn thất trong khâu sản xuất
điện (phát điện), tổn thất trong khâu truyền tải và phân phối và tổn thất trong
quá trình tiêu thụ. Và trong các khâu này, tổn thất đều gồm hai loại đó là tổn
thất kỹ thuật và tổn thất phi kỹ thuật (tổn thất thương mại).
Tổn thất kỹ thuật chính là phần điện năng hao hụt về mặt kỹ thuật hay
có thể nói nó là chi phí vận hành trong hệ thống. Tổn thất thương mại chính là
phần tổn thất của hệ thống nhưng lại do yếu tố chủ quan của con người và yếu
tố khách quan bên ngoài tác động gây thất thoát điện năng.
1.2.2.1. Phân loại theo quá trình sản xuất và tiêu thụ
a) Tổn thất trong khâu phát điện
Trong khâu phát điện tổn thất trong các máy biến áp, trong hệ thống đường
dây trong trạm phân phối điện, trong các thiết bị đo đếm điện và trong một số thiết
bị khác của nhà máy.
Để giảm tổn trong khâu phát điện cần chú trọng giảm tổn thất trong các
máy biến áp. Trong máy biến áp tất nhiên cần có một lượng điện năng nhất định
hao hụt nhằm phục vụ quá trình công nghệ của máy. Nhưng với mỗi công nghệ,
mỗi đầu ra, đầu vào của máy biến áp mà ta cần dùng máy cho hợp lý cũng như
cần thực hiện các công tác duy tu bảo dưỡng theo đúng yêu cầu kỹ thuật để đảm
bảo vận hành tốt cũng như giảm tổn thất đến mức tối thiểu.
Ngoài việc tổn thất trong khâu phát điện là do các yếu tố kỹ thuật thì bên
cạnh đó cũng bao gồm các yếu tố phi kỹ thuật như: Hệ thống máy móc không
đồng bộ, sự sai lệch của các thiết bị đo đếm cũng như những ảnh hưởng của thời
tiết, của con người cũng tác động làm hao hụt điện năng.
b) Tổn thất trong quá trình truyền tải và phân phối
Tổn thất trong quá trình truyền tải và phân phối điện năng là lượng điện
năng bị mất mát, hao hụt trên đường dây trong quá trình truyền tải và phân phối
Dương Văn Đại
Đại học Điện lực
11
Luận văn tốt nghiệp cao học
điện năng từ nguồn đến nơi tiêu thụ, bao gồm tổn thất trên đường dây, trong máy
biến áp, trong các công tơ điện.
Trong quá trình truyền tải và phân phối điện năng từ các nhà máy điện đến
các hộ tiêu thụ điện, đã diễn ra một quá trình vật lý là dòng điện khi đi qua máy
biến áp, dây dẫn và các thiết bị trên hệ thống lưới điện đã làm nóng máy biến áp,
đường dây và các thiết bị điện dẫn đến làm tiêu hao điện năng.
Đường dây dẫn điện cao áp từ 110kV trở lên có tổn thất vầng quang. Dòng
điện qua cáp ngầm, tụ điện còn có tổn thất do điện môi, đường dây dẫn điện đi
song song với đường dây khác như dây chống sét, dây thông tin,… có tổn thất
điện năng do hỗ cảm.
Tổn thất nhiều hay ít phụ thuộc vào công nghệ sản xuất truyền tải điện.
Thực tế trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, những cơ sở sản xuất kinh doanh nếu
có trình độ quản lý tốt sẽ tránh được tình trạng hao phí thất thoát. Nhưng trong
lĩnh vực quản lý kinh doanh điện năng thì đây là một phần tổn thất tất yếu phải có,
không thể tránh khỏi vì phải có một lượng điện năng phục vụ cho việc truyền tải
điện. Chúng ta có thể giảm lượng tổn thất này bằng cách đầu tư công nghệ, kỹ
thuật tiên tiến hơn, cao hơn nhưng không thể giảm xuống tới mức không. Ở mỗi
trình độ kỹ thuật nhất định, lượng tổn thất có thể giảm tới một lượng tối thiểu để
đảm bảo công nghệ truyền tải. Tổn thất xảy ra trên các đường dây, trong máy biến
áp, phụ thuộc vào thông số kỹ thuật của đường dây và máy biến áp.
Bên cạnh đó, nguyên nhân gây tổn thất trên hệ thống truyền tải điện còn do
tình trạng vi phạm khi sử dụng điện như: Lấy cắp điện dưới nhiều hình thức (câu
móc điện trực tiếp, tác động làm sai lệch mạch đo đếm điện năng, gây hư hỏng,
chết cháy công tơ, các thiết bị mạch đo lường)… Do chủ quan của người quản lý
khi công tơ chết, cháy không xử lý, thay thế kịp thời, bỏ sót hoặc ghi sai chỉ số, do
không thực hiện đúng chu kỳ kiểm định và thay thế công tơ định kỳ theo quy định
của pháp lệnh đo lường, đấu nhầm, đấu sai sơ đồ đấu dây dẫn tới điện năng bán
Dương Văn Đại
Đại học Điện lực
12
Luận văn tốt nghiệp cao học
cho khách hàng đo được qua hệ thống đo đếm thấp hơn lượng điện năng khách
hàng sử dụng.
c) Tổn thất trong quá trình tiêu thụ điện năng
Trong quá trình tiêu thụ điện năng thì tổn thất điện năng do một số nguyên
nhân sau: Sử dụng non tải thiết bị điện, sử dụng dây dẫn không đạt yêu cầu (dây
dẫn có tiết diện không đủ lớn), tại các mối nối dây không đảm bảo kỹ thuật hay
cách điện không đảm bảo trên các dây dẫn cũng dẫn đến tổn thất. Ngoài ra, phụ tải
cách xa nguồn (dây chính) cũng sẽ gây ra tổn thất đáng kể trên dây dẫn.
Mức độ tổn thất trong quá trình tiêu thụ phụ thuộc vào khả năng sử dụng,
điều kiện trang bị các thiết bị sử dụng điện ở các hộ tiêu thụ điện. Nguyên nhân
gây tổn thất ở khâu này cũng là do việc sử dụng điện không hợp lý của các đối
tượng sử dụng điện. Ăn cắp điện của một số đối tượng cũng như việc cố tình làm
sai lệch công tơ đo đếm.
Tất cả mọi tổn thất đều diễn ra sau công tơ điện, nên các hộ tiêu thụ điện
cần biết rõ nguyên nhân để giảm tổn thất cho chính mình bằng cách chọn phương
thức sử dụng hợp lý, tiết kiệm nhưng lại có hiệu quả nhất, trước tiên phải nắm
được nguyên nhân gây tổn thất, xác định được vị trí, khâu nào thất thoát, từ đó có
được phương pháp xử lý hiệu quả nhất. Ngoài ra cũng cần phải nâng cao ý thức sử
dụng điện trong cộng đồng dân cư.
1.2.2.2. Phân loại theo nguyên nhân gây ra tổn thất
a) Tổn thất kỹ thuật
Tổn thất kỹ thuật chính là lượng điện năng tổn thất trong hệ thống truyền
tải, phân phối điện năng cũng như trong quá trình sản xuất và tiêu thụ gây ra bởi
những nguyên nhân về mặt kỹ thuật như tổn thất trong máy biến áp, thiết bị đo
đếm, trên dây dẫn,... Hay nói một cách tổng quát thì tổn thất kỹ thuật chính là tổn
thất gây ra từ các thiết bị điện.
b) Tổn thất thương mại
Dương Văn Đại
Đại học Điện lực
Luận văn tốt nghiệp cao học
13
Điện năng tổn thất ngoài nguyên nhân từ các thiết bị điện gây ra còn do
những nguyên nhân phi kỹ thuật như thời tiết, sự quản lý vận hành, tiêu thụ
của con người và từ việc hệ thống hạ tầng không đồng bộ.
1.2.3. Các công thức tính tổn thất điện năng
Lượng tổn thất được xác định theo công tơ đo đếm:
∆A = AN – AG
Tỷ lệ tổn thất điện năng ∆A(%):
∆A(%) =
A
100
AN
Trong đó:
- A (kWh): Tổn thất điện năng trên lưới điện đang xét
- AN (kWh): Tổng điện nhận vào lưới điện
- AG (kWh): Tổng điện giao từ lưới điện
Mức tổn thất điện năng về mặt giá trị được tính bằng lượng điện tổn
thất về mặt hiện vật nhân với giá bán điện bình quân của 1 kWh điện trong
thời kỳ đang xét.
GH Ptb A .
Trong đó:
- GH (VNĐ): Giá trị điện năng bị tổn thất
- Ptb (VNĐ): Giá điện bình quân của 1 kWh điện
- A (kWh): Lượng điện năng tổn thất.
1.2.3.1. Tổn thất trong máy biến áp
Tổn thất điện năng trong máy biến áp được tính như sau :
2
AMBA
S pt
(P0 t ) {PK
}
Sđm
Trong đó:
- ∆AMBA (kWh): Tổn thất điện năng trong máy biến áp
Dương Văn Đại
Đại học Điện lực
Luận văn tốt nghiệp cao học
14
- ∆P0 (kW): Tổn hao công suất không tải của máy biến áp
- ∆PK (kW): Tổn hao công suất ngắn mạch của máy biến áp
- Spt (kVA): Công suất phụ tải
- Sđm (kVA): Công suất định mức của máy biến áp
- t (h): Thời gian làm việc của máy biến áp
- (h): Thời gian hao tổn cực đạiđược xác định bằng công thức
(0.124 Tmax 104 )2 8760
Trong trường hợp có n máy biến áp giống nhau thì:
AMBA
P
(n P0 t ) { K
n
2
S pt
}
Sđm
1.2.3.2. Tổn thất điện năng trên đường dây
Tổn thất điện năng trên đường dây:
Add Pdd
Trong đó:
- Add (kWh): Điện năng tổn thất tính toán trên đường dây
- Pdd (kW): Công suất hao tổn trên đường dây
Pdd =
S2
R
U2
- S (kVA): Công suất tiêu thụ của phụ tải
- U(V) : Hiệu điện thế của đường dây
- R (Ω): Điện trở của dây dẫn
- (h): Thời gian tổn hao cực đại
- Tmax (h): Thời gian vận hành cực đại
Lượng điện năng tổn thất kỹ thuật được tính bằng tổng của tổn thất
trong máy biến áp và trên đường dây:
A AMBA Add
Dương Văn Đại
Đại học Điện lực
15
Luận văn tốt nghiệp cao học
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổn thất điện năng
Từ khâu sản xuất đến khâu cuối cùng là tiêu thụ, điện năng bị hao hụt
một lượng không nhỏ. Điện năng bị tổn hao do ảnh hưởng của rất nhiều yếu
tố khác nhau.
1.2.4.1. Các yếu tố khách quan
a) Các yếu tố tự nhiên: khí hậu, thời tiết, địa hình,…
Để đảm bảo tính kinh tế và trong sạch về môi trường, các nhà máy
điện thường được xây dựng tại nơi có nguồn năng lượng: Cơ năng của dòng
nước, nhiệt năng của than đá, dầu mỏ, Do đó, điện năng được sản xuất ra phải
được truyền tải từ nhà máy điện đến các nơi tiêu thụ. Nhiệm vụ này được thực
hiện nhờ hệ thống điện. Hệ thống điện là tập hợp các nhà máy điện, đường
dây truyền tải điện, mạng phân phối và các hộ dùng điện, nhằm thực hiện
nhiệm vụ sản xuất, truyền tải, phân phối và sử dụng điện năng một cách tin
cậy, kinh tế và chất lượng đảm bảo.
Phần hệ thống điện bao gồm các trạm biến áp, các đường dây tải điện
và hàng chục các bộ phận rất đa dạng như: Máy biến áp, máy cắt, dao cách ly,
tụ bù, sứ xuyên thanh cái, cáp ngầm, cột, đường dây trên không, phụ kiện đi
nối dây dẫn và dây chống sét với cột, sứ cách điện, Các bộ phận này đều
phải chịu tác động của thiên nhiên (gió, mưa, ăn mòn, băng giá, sét, dao động,
nhiệt độ, bão từ, rung động do gió, văng bật dây,).
Hệ thống điện của nước ta phần lớn là nằm ở ngoài trời, do đó tất yếu
sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện tự nhiên. Sự thay đổi, biến động của
môi trường tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn tới tổn thất điện năng của ngành
điện. Nước ta nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa, nên độ ẩm tương đối cao, nắng
lắm mưa nhiều đã gây không ít khó khăn cho việc bảo dưỡng thiết bị và vận
hành lưới điện. Các đường dây tải điện và máy biến áp đều được cấu thành từ
kim loại nên độ ẩm cao làm cho kim loại nhanh bị ô xi hoá và như vậy sẽ dẫn
Dương Văn Đại
Đại học Điện lực
16
Luận văn tốt nghiệp cao học
đến hiện tượng máy biến áp và dây tải điện sử dụng không hiệu quả nữa,
lượng điện bị hao tổn nhiều. Mạng lưới truyền tải điện phải đi qua nhiều khu
vực, điạ hình phức tạp như: Đồi núi, rừng cây, nên khi sự cố điện xảy ra,
làm tổn thất điện do phóng điện thoáng qua cây cối hoặc gần hành lang điện,
đốt rừng làm rẫy trong hành lang điện. Địa hình phức tạp làm cho công tác quản
lý hệ thống điện, kiểm tra sửa chữa, xử lý sự cố gặp không ít khó khăn, nhất là
vào mùa mưa bão, gây ra một lượng tổn hao không nhỏ. Thiên tai do thiên nhiên
gây ra như: Gió, bão, lụt, sét, làm đổ cột điện, đứt dây truyền tải, các trạm biến
áp và đường dây tải điện bị ngập lụt trong nước, làm cho nhiều phụ tải lưới điện
phân phối bị sa thải do mạng điện hạ áp bị hư hỏng, ảnh hưởng đến sản lượng
truyền tải điện. Nhiệt độ môi trường cao làm cho dây tải điện nóng hơn so với
bình thường nên sản lượng điện truyền tải không đạt chất lượng, bị hao hụt do
tỏa điện ra bên ngoài.
Thiên tai do thiên nhiên gây nên tổn thất lớn đối với nền kinh tế nói
chung và ngành Điện nói riêng. Ví như trận lụt thế kỷ xảy ra tại các tỉnh miền
trung vào năm 1999 làm cho một số trạm biến áp và đường dây 110kV bị
ngập trong nước nhiều ngày liền, không thể vận hành được, nhiều phụ tải trên
lưới điện phân phối bị sa thải do mạng lưới điện áp bị hư hỏng, ảnh hưởng
nhất định đến sản lượng truyền tải điện, sự cố sạt lở móng trụ vị trí 371 đường
dây 110kV Huế - Đà Nẵng có nguy cơ gây sự cố lớn cho hệ thống, theo số
liệu thống kê của cơ quan chức năng trong ngành thì những tổn thất của
ngành do đợt thiên tai gây ra làm thiệt hại về tài sản khoảng gần 30 tỷ đồng
trong tổng số thiệt hại 3.300 tỷ đồng, có 55 vị trí cột điện, đường dây tải điện
110-220kV, 24 cột đường dây 500kV Bắc Nam có nguy cơ bị đổ do sói lở trụ
và kè móng, 124,5 km đường dây cao, hạ thế và 61 trạm biến áp, dung lượng
22.380 kVA bị hư hỏng. Đặc biệt là toàn bộ nhà máy thuỷ điện An Điểm trên
địa bàn tỉnh Quảng Nam bị phá huỷ hoàn toàn.
Dương Văn Đại
Đại học Điện lực
17
Luận văn tốt nghiệp cao học
b) Công nghệ trình độ kỹ thuật của máy móc thiết bị trong hệ thống
truyền tải và phân phối điện năng
Trong quá trình phân phối và truyền tải điện năng thì tổn thất điện năng
là không tránh khỏi. Lượng tổn thất điện năng theo lý thuyết là lượng tổn thất
kỹ thuật lượng điện năng tiêu tốn để phục vụ cho công nghệ truyền tải điện.
Lượng điện năng tiêu tốn cho công nghệ này lớn hay nhỏ đều phụ thuộc vào
trình độ kỹ thuật truyền tải. Do đó, nếu kỹ thuật công nghệ của thiết bị càng
tiên tiến thì sự cố càng ít xảy ra, và có thể tự ngắt khi sự cố xảy ra, dẫn đến
lượng điện hao tổn càng ít.
Chính điều này đã giải thích tại sao ở các nước kém phát triển tỷ lệ tổn
thất điện lại cao hơn rất nhiều so với các nước phát triển.
Sự lạc hậu về thiết bị, công nghệ: Hệ thống điện chắp vá, tận dụng,
chưa đồng bộ, chưa hoàn chỉnh, sự cọc cạch trong hệ thống với đủ mọi dây
dẫn tận dụng khác nhau, Các bộ phận của hệ thống điện với thời gian vận
hành lâu năm sẽ bị lão hoá. Thêm vào đó là sự phát triển như vũ bão của khoa
học, công nghệ kéo theo sự tiên tiến, hiện đại hoá các thiết bị, máy móc trong
mọi lĩnh vực, kích thích tiêu dùng năng lượng nhiều hơn. Vì vậy, nếu không
quản lý, bảo dưỡng, giám sát đổi mới công nghệ truyền tải sẽ dẫn đến tổn thất
lớn. Những máy biến áp của thế hệ cũ không đáp ứng được nhu cầu tải điện
trong giai đoạn hiện nay, xuất hiện tình trạng máy bị quá tải hoặc non tải, dây
dẫn không có tiết diện đủ lớn để truyền tải dẫn đến tình trạng quá tải đường
dây, công tơ cũ, lạc hậu, không hiển thị rõ chỉ số, cấu tạo đơn giản làm cho
người sử dụng dễ lấy cắp điện. Trong ngành điện, sự đổi mới kỹ thuật không
đồng bộ cũng sẽ dẫn đến tổn thất điện năng. Ví dụ như hiện nay, ngành điện
đang cải tạo, đổi mới lưới điện để khắc phục tình trạng quá tải. Ngành Điện
đã thay các trạm biến áp có cấp điện áp 35kV, 15kV bằng các máy biến áp có
cấp điện áp 22kV nhưng đường dây và các trạm phân phối không được cải tạo
Dương Văn Đại
Đại học Điện lực
18
Luận văn tốt nghiệp cao học
đồng bộ nên tình trạng không khai thác được cuộn 22kV mà các cuộn 35kV,
15kV, 10kV, 6kV vẫn bị quá tải.
Như vậy, lượng điện năng tổn thất vẫn bị tăng do chạy máy không tải
và do một số trạm quá tải. Tất cả những nhân tố trên đều dẫn đến tổn thất điện
năng. Muốn giảm được lượng điện tổn thất này thì phải cải tiến kỹ thuật công
nghệ truyền tải nhưng phải cải tiến đồng bộ.
1.2.4.2. Các yếu tố chủ quan
a) Tổ chức sản xuất kinh doanh
Để quản lý tốt sản phẩm của mình, giảm lượng điện hao hụt trong quá
trình phân phối và truyền tải điện năng, người lao động đóng vai trò không
nhỏ, các công nhân, kỹ sư, phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhất
định. Phải thông thạo về kỹ thuật, kinh tế, nghiệp vụ về điện để tuyên truyền,
hướng dẫn cho khách hàng trong quá trình mua hàng và phương pháp sử
dụng, nhất là an toàn điện, tránh xảy ra những tổn thất không đáng có. Phải
thông thạo trong việc sử dụng, kiểm tra các thiết bị điện thuộc phạm vi mình
quản lý.
Khi có sự cố xảy ra như: Chập, cháy, nổ, thì những cán bộ công nhân
ngành Điện phải có trình độ kỹ thuật nghiệp vụ tốt, khả năng ứng phó cao thì
xử lý các tình huống càng kịp thời, chính xác. Bên cạnh đó, việc bố trí đúng
người, đúng việc trong ngành Điện rất quan trọng, một mặt giúp họ phát huy
hết khả năng của mình, mặt khác đảm bảo được an toàn, bởi ngành Điện là
ngành có yêu cầu cao về kỹ thuật. Được bố trí công việc phù hợp giúp cho
cán bộ, công nhân say mê, sáng tạo, tránh được các hành vi tiêu cực do chán
nản gây ra như: Làm việc thiếu nhiệt tình, không tận tụy hết lòng vì công
việc, khi có sự cố xảy ra, xử lý chậm chạp, không đúng quy trình kỹ thuật,
gây thiệt hại lớn, ghi công tơ không đều đặn theo lịch hàng tháng, ghi sai chỉ
số, ghi chỉ số khống, hiện tượng cán bộ công nhân viên ngành Điện móc
Dương Văn Đại
Đại học Điện lực
19
Luận văn tốt nghiệp cao học
ngoặc với các hộ sử dụng điện, ghi sai chỉ số công tơ, thu tiền không đúng kỳ
hạn, tính sai giá điện, làm hợp đồng không đúng với thực tế sử dụng,
Vấn đề tổ chức sản xuất trong kinh doanh bán điện còn chưa hợp lý,
dẫn đến sự bất bình của người sử dụng điện. Đó là tình trạng nhiều đường
dây, nhiều trạm biến áp là tài sản của khách hàng, ngành Điện khai thác bán
điện cho nhiều phụ tải khác chưa làm được thủ tục bàn giao tài sản nên khi có
sự cố đã xảy ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm sửa chữa dẫn đến mất điện kéo
dài của một số khách hàng. Thủ tục, giấy tờ và thời gian lắp đặt công tơ kéo
dài, hiện tượng tiêu cực của một số cán bộ công nhân viên ngành Điện cấu kết
với khách hàng để lấy cắp điện vì mục đích vụ lợi vẫn còn phổ biến, nhiều nơi
vẫn còn hiện tượng nhũng nhiễu, phiền hà khách hàng, còn nhiều hiện tượng
thiếu trách nhiệm trong khi thực hiện ghi chỉ số công tơ hoặc còn hiện tượng
các đơn vị hạch toán sai trong công tác kinh doanh. Chính sự bất bình này dẫn
đến những hiện tượng tiêu cực của người sử dụng điện: Câu móc trộm điện,
quay ngược công tơ, vô hiệu hoá công tơ, dẫn đến tổn thất điện năng.
Vì vậy, để quản lý tốt giảm lượng điện năng hao tổn thì việc tổ chức
sản xuất hợp lý, tạo mối liên hệ cân đối, hài hoà giữa các bộ phận, phải có
một đội ngũ nhân viên có trình độ, tinh thần trách nhiệm cao với công việc là
hết sức cần thiết. Tổ chức sản xuất kinh doanh không hợp lý sẽ dẫn đến hoạt
động của ngành kém chất lượng, điện cung cấp không đủ cả số lượng và chất
lượng, hao tổn điện năng nhiều.
b) Quản lý khách hàng
Ngành Điện là ngành cơ sở hạ tầng, tạo nên động lực của toàn bộ nền
kinh tế xã hội. Điện năng là một loại sản phẩm hàng hoá đặc biệt quan trọng,
gắn với đời sống hằng ngày của con người. Chính vì vậy, khách hàng tiêu thụ
điện rất đa dạng, thuộc mọi tầng lớp, mọi lĩnh vực, mọi miền và mọi vùng của
quốc gia, từ khách hàng chỉ tiêu thụ 2 - 3kWh/tháng đến những khách hàng tiêu
Dương Văn Đại
Đại học Điện lực
20
Luận văn tốt nghiệp cao học
thụ hàng triệu kWh/ tháng.
Khách hàng của ngành Điện gồm sản xuất công nghiệp, sản xuất nông
nghiệp, thuỷ lợi, dịch vụ thương mại và sinh hoạt tiêu dùng ở đô thị, nông
thôn và miền núi. Là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong cơ chế mới,
mục tiêu phát triển khách hàng của ngành Điện là:
- Hướng phát triển khách hàng vào các thành phần công nghiệp, xây
dựng và dịch vụ thương mại, nhất là các xí nghiệp liên doanh với nước ngoài,
các xí nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài. Đây là những khách hàng sử
dụng nhiều điện, giá bán cao, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tăng doanh
thu của ngành.
- Đối với những khách hàng khác, hướng việc phát triển khách hàng
vào các khu dân cư tập trung dọc trục đường giao thông, gần với lưới điện, có
thể giảm bớt kinh phí đầu tư mà vẫn bán được điện.
Do khách hàng của ngành Điện rất đa dạng và phong phú như vậy nên
việc quản ký khách hàng đối với ngành Điện là tương đối khó khăn. Quản lý
khách hàng không tốt dẫn đến việc tổng điều tra và ký lại hợp đồng mua bán
chưa đầy đủ, tên người sử dụng điện khác với tên người ký hợp đồng, địa chỉ
không rõ ràng, gây nên hiện tượng thất thu tiền điện. Quản lý khách hàng theo
từng khu vực, phân loại khách hàng theo từng đặc điểm sẽ giúp cho việc ghi
công tơ và thu ngân được đúng tiến độ, không quá hạn lịch ghi công tơ hàng
tháng.
Khách hàng được quản lý sát sao, có hệ thống giúp cho ngành Điện
nắm vững được mục đích sử dụng điện của từng hộ để tính giá điện cho phù
hợp, khi có sự cố xảy ra, biết rõ đang xảy ra ở khu vực nào, từ đó có biện
pháp xử lý hợp lý, kịp thời.
Quản lý khách hàng thông qua quản lý công tơ các hộ sử dụng điện, các
công tơ chết cháy không đạt chất lượng phải được thay kịp thời. Các hình
Dương Văn Đại
Đại học Điện lực
21
Luận văn tốt nghiệp cao học
thức vi phạm hợp đồng sử dụng điện phải bị xử phạt nghiêm minh.
Như vậy, công tác quản lý khách hàng tốt sẽ góp phần rất lớn vào việc
giảm tổn thất điện năng của ngành Điện.
1.2.5. Ý nghĩa của việc giảm tổn thất điện năng
Giảm tổn thất điện năng là một vấn đề cần thiết không chỉ đối với riêng
ngành Điện Việt Nam mà còn đối với ngành Điện các nước trên thế giới.
Giảm tổn thất điện năng có một ý nghĩa to lớn đối với nền kinh tế quốc dân và
ngành Điện.
Trong giai đoạn 2004 - 2008, EVN đã phấn đấu giảm tổn thất điện năng
từ 12,23% xuống 9,21%. Bình quân mỗi năm EVN giảm được 0.604%.
Trong giai đoạn 2009 - 2012, tổng vốn đầu tư cải tạo nâng cấp lưới
điện trung, hạ áp đáp ứng yêu cầu cấp điện và giảm tổn thất điện năng là
45.573 tỷ đồng. Ngành Điện là một ngành sản xuất kinh doanh sản phẩm điện
nên muốn tiếp tục duy trì và phát triển thì ngành Điện phải có lợi nhuận để
thực hiện tái đầu tư mở rộng để phát triển. Nếu sản phẩm điện mua về từ các
nhà máy phát điện, trong quá trình truyền tải và phân phối bị tổn thất 100%
thì các Công ty kinh doanh điện sẽ không có lợi nhuận, thâm hụt ngân quỹ do
chỉ có đầu ra mà không có đầu vào và các Công ty kinh doanh thuộc ngành
Điện sẽ nhanh chóng bị phá sản, không tồn tại.
Trong trường hợp lượng điện tổn thất với tỷ lệ cao, do đây chính là một
bộ phận cấu thành nên chi phí sản phẩm, nên khi tỷ lệ tổn thất cao tất yếu sẽ
dẫn đến giá thành điện cao. Công ty kinh doanh điện muốn có lợi nhuận để
thực hiện tái đầu tư thì giá bán phải cao hơn giá thành sản phẩm, giữa giá bán
và giá thành là mối quan hệ tỷ lệ thuận. Giá bán điện cao, theo quy luật cung cầu, dẫn đến sản lượng điện tiêu thụ giảm. Đối với ngành Điện, đây là một
thiệt hại lớn, ngành sẽ thu hồi vốn lâu, như vậy, việc sử dụng đồng vốn không
hiệu quả, tất yếu dẫn đến phá sản. Nền kinh tế quốc dân cũng bị thiệt hại rất
Dương Văn Đại
Đại học Điện lực
22
Luận văn tốt nghiệp cao học
lớn, bởi ngành điện có một vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Vì
vậy, khi ngành Điện không tự mình phát triển đi lên thì Nhà nước phải bù lỗ
bằng Ngân sách Chính phủ, mà nguồn ngân sách Chính phủ được thu từ các
thành phần kinh tế. Vậy, gánh nặng ngân sách buộc các thành phần kinh tế
muốn tồn tại phải tăng giá bán sản phẩm của mình, dẫn đến tình trạng hạn chế
tiêu dùng. Đây không phải là điều mong muốn của thị trường, của các doanh
nghiệp. Điều này làm cho nền kinh tế bị đình trệ, sản phẩm hàng hoá không
được lưu thông. Vậy tổn thất điện năng vô hình chung đã kìm hãm sự phát
triển kinh tế xã hội.
Ngược lại, tỷ lệ tổn thất điện năng thấp sẽ mang lại lợi ích hết sức to
lớn cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung và ngành Điện nói riêng.
Theo số liệu tính toán và thống kê năm 2003, nếu giảm tổn thất điện năng
xuống 0,5% thì sẽ tiết kiệm được trên 100 triệu kWh, tương đương 5 vạn tấn
nhiên liệu tiêu chuẩn không phải đốt và ít nhất tiết kiệm được hàng trăm triệu
đồng cho Nhà nước. Giảm được tổn thất điện năng tức là giảm được tỷ lệ thiết
bị phát điện của nhà máy, đồng thời giảm được nhiên liệu tiêu hao, Điều đó
ảnh hưởng trực tiếp đến việc cải thiện đời sống nhân dân, góp phần vào việc
giảm chi phí cho toàn bộ quá trình sản xuất, tạo điều kiện hạ giá thành bán
điện cho các hộ dùng điện, kích thích tiêu dùng.
Đối với các hộ sử dụng điện để sản suất, giá điện giảm sẽ góp phần
nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thêm thu nhập thực tế. Các sản phẩm hàng
hoá được kích thích tiêu dùng hơn do giá bán thấp, sức mua tăng lên.
Đối với Nhà nước, tổn thất điện năng giảm, ngành điện tiêu thụ được
nhiều điện, có lợi nhuận nên Nhà nước không phải bù lỗ, Ngân sách Nhà
nước được sử dụng đầu tư vào các công việc có ích khác, tạo sự phát triển
đồng đều cho xã hội.
Người dân, hộ sử dụng điện được dùng điện với giá thấp, chất lượng
Dương Văn Đại
Đại học Điện lực
23
Luận văn tốt nghiệp cao học
cao như: Điện áp cố định, tần số ổn định do hệ thống điện được đầu tư mới,
không còn hiện tượng câu móc điện làm cho điện sử dụng bị sụt tải, nên độ
bền của các máy móc, thiết bị cao hơn. Không còn xảy ra các tình trạng tai
nạn về điện đáng tiếc do vi phạm sử dụng điện, sự cố do điện gây ra như:
Phóng điện, chập điện,
Việc giảm tổn thất điện năng có ý nghĩa rất lớn đối với toàn xã hội từ
Nhà nước đến ngành Điện, các hộ tiêu dùng. Chính vì lẽ đó nên tổn thất điện
năng đã, đang và sẽ còn là vấn đề quan trọng, là mục tiêu số một của ngành
Điện cần được giải quyết trong những năm sắp tới.
1.3. Lý thuyết về phân tích kinh tế - tài chính dự án đầu tư
Phân tích kinh tế – tài chính dự án là việc tổ chức xem xét một cách
khách quan có khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp
tới tính khả thi của dự án để ra các quyết định đầu tư và cho phép đầu tư.
1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - tài chính của dự án
1.3.1.1. Yếu tố thời gian trong đánh giá dự án
a) Xác định lợi ích và chi phí dự án theo thời gian
Lợi ích là những gì làm tăng mục tiêu của dự án. Chi phí là những gì
làm giảm mục tiêu.
Để xác định lợi ích và chi phí của dự án, người ta dùng phép so sánh có
và không có dự án. Trái lại so sánh trước và sau dự án lại không phản ảnh
được những thay đổi trong sản xuất vốn sẽ xuất hiện khi không có dự án và vì
thế dẫn đến những nhận định sai lầm về lợi ích được coi là của dự án.
Dự án được diễn ra theo một quá trình. Mọi chi phí và lợi ích của dự án
cũng diễn ra theo một quá trình.Thông thường thước đo thời gian của dự án là
năm.
Như vậy chi phí và lợi ích của dự án cũng sẽ tính theo năm.
Năm bắt đầu dự án được tính từ khi bắt đầu xây dựng. Lợi ích của dự
Dương Văn Đại