Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Điện năng của Công ty Điện Lực Hoà Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 127 trang )

Tống Thị Mai

i

CH1.QLNL1

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, Tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các
Thầy giáo, Cô giáo, các Nhà khoa học cùng với Khoa Đào tạo Sau Đại học và
Khoa Quản lý Năng lượng - Trường Đại học Điện lực đã tận tình giảng dạy và
giúp đỡ Tôi trong quá trình học tập và rèn luyện tại Trường.
Bên cạnh đó, Tôi cũng xin được gửi lời cám ơn tới Ban lãnh đạo cùng
toàn thể các cán bộ công nhân viên Công ty Điện lực Thanh Hoá - Tổng Công ty
Điện lực miền Bắc - Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã ủng hộ và giúp tôi khi thực
hiện nghiên cứu chuyên đề luận văn này.
Đặc biệt, Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo PGS. TS
Bùi Huy Phùng đã tận tâm hướng dẫn và tạo điều kiện giúp đỡ Tôi trong suốt
quá trình học tập và thực hiện hoàn thành bản luận văn này.
Trong quá trình thực hiện làm bản luận văn, Tôi đã cố gắng tìm tòi
nghiên cứu để hoàn thành mục tiêu đề ra của luận văn, nhưng do thời gian và
trình độ chuyên môn còn hạn chế, nên bản luận văn không thể tránh khỏi những
thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các Thầy giáo,
Cô giáo, các Nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp để bản luận văn này được
hoàn thiện hơn và được bổ sung trong quá trình nghiên cứu tiếp các nội dung
liên quan đến vấn đề này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Tác giả

Tống Thị Mai


-


Tống Thị Mai

ii

CH1.QLNL1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS. TS Bùi Huy Phùng. Tôi cũng xin cam đoan rằng
mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin
trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả

Tống Thị Mai

-


Tống Thị Mai

iii

CH1.QLNL1

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATLĐ


An toàn lao động

BHXH

Bảo hiểm xã hội

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước

EVN

Tập đoàn Điện lực Việt Nam

EVN - NPC

Tổng Công ty Điện lực miền Bắc

PCHB

Công ty Điện lực Hòa Bình

ĐZ

Đường dây


KT - XH

Kinh tế - xã hội

LĐHANT

Lưới điện hạ áp nông thôn

MBA

Máy biến áp

NSLĐ

Năng suất lao động

PCTH

Công ty Điện lực Thanh Hóa

QLVH

Quản lý vận hành

SXKD

Sản xuất - kinh doanh

SCTX


Sửa chữa thường xuyên

SCL

Sửa chữa lớn

TBA

Trạm biến áp

TSCĐ

Tài sản cố định

TSLĐ

Tài sản lưu động

TTĐN

Tổn thất điện năng

TSKH

Tài sản khách hàng

TSĐL

Tài sản Điện lực


VCĐ

Vốn cố định

VLĐ

Vốn lưu động

XDCB

Xây dựng cơ bản

NLNN

Nông lâm ngư nghiệp

CNXD

Công nghiệp xây dựng

TNDV

Thương nghiệp dịch vụ

QLTD

Quản lý tiêu dùng

HĐK


Hợp đồng khác

-


Tống Thị Mai

iv

CH1.QLNL1

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................ ii
DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ................................................................................. iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................................... viii
MỤC LỤC ..............................................................................................................................
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................................1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT ...................................4
KINH DOANH ĐIỆN NĂNG .............................................................................................4

1.1. Tổng quan về quy trình sản xuất kinh doanh điện năng ...........................4
1.1.1. Khái niệm và vai trò về hiệu quả sản xuất kinh doanh .........................4
1.1.2. Bản chất về hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp ...........4
1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh ............................5
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh ...................................6
1.2. Tổng quan về phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh ...........................17
1.2.1. Thực chất ý nghĩa phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh ..............17

1.2.2. Nội dung và trình tự phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh ..........18
1.2.3. Một số phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh .........................25
1.3. Ý nghĩa định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh ........................................................................................................................27
1.3.1. Ý nghĩa định hướng .................................................................................27
1.3.2 . Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh .....................30
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC HÒA BÌNH ..........................................................................33

2.1. Tổng quan về Công ty Điện lực Hoà Bình ..................................................33
2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Điện lực Hoà Bình ......................35
2.1.2. Cơ cấu tổ chức ..........................................................................................43
2.1.3. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Điện lực Hoà Bình....47
-


Tống Thị Mai

v

CH1.QLNL1

2.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của Công ty Điện lực Hòa Bình......49
2.2.1. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật cơ bản của ngành điện lực.............49
2.2.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty Điện lực Hòa Bình ..............51
2.3. Một số kết quả kinh doanh của Công ty Điện lực Hoà Bình ...................56
2.4. Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty Điện lực
Hòa Bình ..................................................................................................................61
2.4.1 Phân tích chỉ tiêu hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ...............61
2.4.2 Phân tích tình hình tổn thất điện năng...................................................64

2.4.3. Giá bán điện bình quân ...........................................................................69
2.4.4. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng ..................71
2.5. Đánh giá chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Điện
lực Hòa Bình ...........................................................................................................72
2.5.1. Những kết quả đạt được ..........................................................................72
2.5.2. Những tồn tại ............................................................................................73
2.6. Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của Công ty Điện lực Hòa Bình
...................................................................................................................................76
2.6.1. Năng suất lao động bình quân ..............................................................76
2.6.2. Phân tích tỷ suất lợi nhuận lao động .....................................................77
2.6.3. Phân tích tỷ suất lợi nhuận theo tài sản ................................................80
2.7. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến Công ty điện lực Hòa Bình ........83
2.7.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu ................................................83
2.7.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí ......................................................83
2.7.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả lao động. ..................................84
CHƯƠNG III .....................................................................................................................86
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC HÒA BÌNH .......................................................86

3.1. Bối cảnh hoạt động kinh doanh của Công ty Điện lực Hòa Bình ...........86
3.2. Định hướng phát triển của EVN, Tổng công ty Điện lực Miền Bắc ......91
-


Tống Thị Mai

vi

CH1.QLNL1


3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty Điện lực Hòa Bình...................................................................................94
3.3.1 Tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh ...................................................97
3.3.2. Giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy quản trị .....................................99
3.3.3. Giải pháp giảm tổn thất điện năng ...................................................... 103
3.3.4. Một số giải pháp khác ........................................................................... 107
KIẾN NGHỊ......................................................................................................................117
KẾT LUẬN .......................................................................................................................118

-


Tống Thị Mai

vii

CH1.QLNL1

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Dân số và mật độ dân số tỉnh Hòa Bình ................................................................ 11
Bảng 1.2: Diện tích các loại đất của tỉnh Hoà Bình ............................................................... 12
Bảng 1.3: So sánh tính ưu nhược của các phương pháp ........................................................ 27
Bảng 2.1: Thống kê chiều dài đường dây 35-6 kV ................................................................ 53
Bảng 2.2: Thống kê trạm biến áp phụ tải ............................................................................... 54
Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu về hiệu quả chủ yếu trong sản xuất kinh doanh .......................... 56
Bảng 2.4: So sánh kết quả KD điện năm 2012 và 2013 ......................................................... 59
Bảng 2.5: Bảng lao động và thu nhập lao động bình quân/ tháng của Công ty ..................... 59
Bảng 2.6: Báo cáo kết quả chủ yếu trong sản xuất kinh doanh ............................................ 62
Bảng 2.7: Bảng tổn thất điện năng theo kế hoạch và thực hiện năm 2011- 2013 ................. 67
Bảng 2.8: Thực hiện giá bán điện bình quân năm 2010-2013 ............................................... 69

Bảng 2.9: Năng suất lao động bình quân năm 2011 – 2013 .................................................. 76
Bảng 2.10. Bảng tính toán sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn đánh giá tỷ suất lợi
nhuận lao động của Công ty .................................................................................................. 79
Bảng 2.11. Bảng tính toán sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn đánh giá tỷ suất thu hồi
tài sản của Công ty ................................................................................................................. 82
Bảng 3.1: Chỉ tiêu phát triển kinh tế của các ngành trên địa bàn tỉnh đến năm 2015 ................... 90

-


Tống Thị Mai

viii

CH1.QLNL1

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Hòa Bình....................................................................... 10
Hình 2.1: Biểu đồ nhân lực Công ty điện lực Hòa Bình ..................................................... 44
Hình 2.2 : Biểu đồ cơ cấu theo độ tuổi của Công ty Điện lực Hòa Bình ............................ 46
Hình 2.3: Mô hình tổ chức của Công ty Điện lực Hòa Bình ............................................... 47
Hình 2.4 : Biểu đồ biểu diễn số TBA theo từng năm ........................................................... 54
Hình 2.5 : Biểu đồ biểu diễn Công suất năm 2011 - 2013 ................................................... 54
Hình 2.6: Biểu đồ doanh thu và vốn chủ sở hữu của Công ty Điện lực Hòa Bình...................... 57
Hình 2.7: Biểu đồ lãi và nộp ngân sách của Công ty Điện lực Hòa Bình ................................... 57
Hình 2.8: Biểu đồ tăng trưởng nhân lực Công ty Điện lực Hòa bình ................................ 60
Hình 2.9: Biểu đồ thu nhập bình quân năm 2011 - 2013 .................................................... 60
Hình 2.10: Biểu đồ điện nhận đầu nguồn và điện thương phẩm ........................................ 61
Hình 2.11: Đồ thị tỷ lệ tổn thất điện năng của Điện lực Hoà Bình 2011 – 2013 ............... 67
Hình 2.13: Biểu đồ năng suất lao động của Công ty Điện lực Hòa Bình........................... 77


-


Tống Thị Mai

1

CH1.QLNL1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Điện năng là nguồn năng lượng rất quan trọng đối với sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhờ có điện năng mà các ngành kinh tế mới
có điều kiện phát triển, từ đó kéo theo sự phát triển chung của toàn xã hội.
Đảng và Nhà nước ta luôn coi ngành công nghiệp điện là một ngành
tiên phong, mũi nhọn. Với chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta,
cùng với sự cố gắng sức người, sức của của toàn dân, trách nhiệm ngành
điện, mặc dù cũng gặp nhiều khó khăn gian khổ trong chiến tranh cũng như
trong Hoà Bình song ngành điện Việt Nam ngày càng lớn mạnh cả về quy
mô, công nghệ đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Từ khi đất nước chuyển đối nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập
trung, bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, ngành điện nói chung và Công ty điện lực Miền Bắc
nói riêng đã phải cố gắng rất nhiều để thích nghi, tồn tại và phát triển trong
điều kiện nền kinh tế cả nước chuyển mình sang cơ chế mới.
Nhất là khi Việt Nam hội nhập với Thế Giới, yêu cầu đổi mới ngành
điện, thay đổi cơ chế vận hành thị trường điện năng càng trở nên cấp bách.
Thị trường phát điện cạnh trạnh đã dần được hình thành, cơ chế bao cấp cho
ngành điện từ từ bị loại bỏ. Môi trường Kinh doanh cạnh tranh với đối thủ

trên thương trường đã và đang dần dần hình thành.
Là một cán bộ công tác trong ngành điện, tôi ý thức được rằng đã đến
lúc ngành điện phải thay đổi cơ chế hoạt động cho phù hợp với điều kiện
mới của nền kinh tế cả nước, phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế thế giới,
đáp ứng đầy đủ hơn nữa nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng. Chính
vì vậy tôi chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Điện
năng của Công ty Điện Lực Hoà Bình”
-


Tống Thị Mai

2

CH1.QLNL1

2. Mục đích nghiên cứu của luận văn
- Nghiên cứu lý luận có liên quan đến việc nâng cao hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh.
- Phân tích môi trường kinh doanh, hiện trạng hoạt động sản xuất kinh
doanh điện của Công ty điện lực Hòa Bình, từ đó tìm ra các cơ hội cũng như
thách thức, điểm yếu cũng như điểm mạnh của Công ty .
- Đề xuất các phương án khả thi để đánh giá, nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh của Công ty điện lực Hòa Bình.
3. Phạm vi nghiên cứu
Hoạt động kinh doanh điện năng của Công ty điện lực Hòa Bình,
nghiên cứu, phát hiện các vấn đề còn tồn tại và đưa ra các giải pháp khắc
phục nâng cao hiệu quả kinh doanh điện.
4. Đối tượng nghiên cứu:
Công ty Điện lực Hoà Bình và một số đơn vị liên quan.

5. Phương pháp Nghiên cứu Khoa học:
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng:
Thống kê, điều tra điển hình, so sánh, tổng hợp, phân tích tình hình và
số liệu;
Dữ liệu được Thu thập dựa trên 2 nguồn sơ cấp và thứ cấp:
- Dữ liệu sơ cấp được Thu thập thông qua việc trao đổi với lãnh đạo
của Tổng Công ty điện lực Miền Bắc và Tập đoàn điện lực Việt Nam.
- Dữ liệu thứ cấp được thu thập trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên
cứu, khảo sát của các tạp chí Điện lực và các báo cáo của Tập đoàn điện lực
Việt Nam, Tổng Công ty điện lực Miền Bắc, Công ty điện lực Hòa Bình
cũng như trên mạng Internet.
Một số phương pháp phân tích tính toán hiệu quả KT - TC.

-


Tống Thị Mai

3

CH1.QLNL1

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
Nâng cao ý thức tiết kiệm điện cho các nhà quản lý cũng như các cán
bộ công nhân viên tham gia hệ thống quản lý kinh doanh điện năng.
Bằng những tính toán Khoa học, kiến nghị một số giải pháp giảm chi
phí hoạt động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh điện cho doanh nghiệp
đồng thời góp phần vào bảo vệ tài nguyên môi trường.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung

của luận văn được chia làm 3 chương như sau:
Chương I: Cơ sở lý luận về hoạt động sản xuất kinh doanh điện năng
Chương II: Phân tích thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty
Điện lực Hòa Bình - Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc.
Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty Điện lực Hòa Bình - Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc
đến năm 2015.

-


Tống Thị Mai

4

CH1.QLNL1

CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH ĐIỆN NĂNG
1.1. Tổng quan về quy trình sản xuất kinh doanh điện năng
1.1.1. Khái niệm và vai trò về hiệu quả sản xuất kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh đầy đủ các lợi
ích đạt được từ các hoạt động SXKD của doanh nghiệp, trên cơ sở so sánh kết
quả thu được với chi phí bỏ ra để thực hiện các hoạt động SXKD đó.
Hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế biểu hiện của sự phát triển kinh
tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác sử dụng các nguồn lực của doanh
nghiệp để tham gia vào hoạt động kinh doanh theo mục đích nhất định. Trong cơ
chế thị trường, với sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế và hội nhập kinh tế
quốc tế đòi hỏi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải đạt hiệu quả cao,

lấy thu bù chi và có lãi. Vì vậy, hiệu quả kinh doanh là không chỉ là thước đo
trình độ tổ chức quản lý mà còn là vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp.
1.1.2. Bản chất về hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp
Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh là nâng cao năng suất lao
động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội Chính sự khan hiếm nguồn lực và
nhu cầu của con người là vô hạn nên yêu cầu đặt ra là phải khai tác, tận dụng
triệt để và tiết kiệm các nguồn lực sao cho có hiệu quả cao nhất. Để đạt mục
tiêu kinh doanh các doanh nghiệp buộc phải chú trọng các điều kiện nội tạo,
phát huy năng lực, hiệu lực của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm mọi chi phí
Chính vì vậy yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là
phải đạt kết quả tối đa với chi phí tối thiểu hay chính xác hơn là phải đạt kết quả
tối đa với chi phí nhất định hoặc phải đạt kết quả nhất định với chi phí tối thiểu.
Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng là chi phí tạo nguồn lực và chi phí sử
dụng nguồn lực, đồng thời phải bao gồm cả chi phí cơ hội. Ở đây ta hiểu chi phí
-


Tống Thị Mai

5

CH1.QLNL1

cơ hội là giá trị của việc lựa chọn tốt nhất đã bị bỏ qua hay là giá trị của sự hy
sinh công việc để thực hiện hoạt động kinh doanh này. Chính vì nó có ý nghĩa
như vậy nên chi phí cơ hội, phải được bổ xung vào chi phí kế toán thấy rõ lợi
ích kinh tế thực sự. Cách tính như vậy sẽ khuyến khích các nhà kinh doanh lựa
chọn phương án kinh doanh tốt nhất, sản xuất các mặt hàng có hiệu quả nhất.
1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh
1.1.3.1 . Các chỉ tiêu về sức sinh lợi

* Sức sinh lời bình quân tính cho một lao động
Lợi nhuận trong kỳ
Lợi nhuận bình quân =
 Lao động bình quân trong kì

Tính cho một lao động

Chỉ tiêu này cho biết mỗi lao động trong kì tạo ra được bao nhiêu đồng
lợi nhuận trong kì. Dựa vào chỉ tiêu này để so sánh mức tăng hiệu quả của
mỗi lao động trong kì.
* Sức sinh lời bình quân tính cho tổng tài sản (ROA):
Lợi nhuận trong kỳ
Tỷ suất thu hồi tài sản =
 Tổng tài sản bình quân trong kì
Chỉ tiêu này cho thấy một đồng tài sản bình quân trong kì tạo ra được
bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kì.
* Sức sinh lời tính theo vốn chủ sở hữu (ROE):
Lợi nhuận ròng
Tỷ suất lợi nhuận theo Vốn CSH =
Vốn chủ sở hữu bình quân
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu (VCSH) một
đồng (VCSH) trong kì góp phần tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này
phản ánh mức độ lợi ích của chủ sở hữu.
-


Tống Thị Mai

6


CH1.QLNL1

1.1.3.2. Các chỉ tiêu về năng suất
* Chỉ tiêu Năng xuất Lao động
Doanh Thu tiêu thụ trong kỳ
Năng suất Lao động =
 Lao động trong kì
Chỉ tiêu này cho biết mỗi Lao động trong kì góp phần tạo ra được bao
nhiêu đồng doanh thu trong kì.
* Sức sản xuất của tổng tài sản
Doanh Thu tiêu thụ trong kỳ
Vòng quay tổng tài sản =
Tổng tài sản bình quân trong kì
Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản trong kì góp phần tạo ra được
bao nhiêu đồng doanh thu.
* Sức sản xuất của tài sản cố định
Doanh Thu tiêu thụ trong kỳ
Vòng quay tài sản cố định =
Tài sản cố định bình quân trong kì
Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản cố định trong kì góp phần tạo ra
được bao nhiêu đồng doanh thu.
* Sức sản xuất của tài sản lưu động
Doanh Thu tiêu thụ trong kỳ
Vòng quay tài sản lưu động =
Tài sản lưu động bình quân trong kì
Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản lưu động trong kì góp phần tạo
ra được bao nhiêu đồng doanh thu.
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh
1.1.4.1 - Yếu tố khách quan:
-



Tống Thị Mai

7

CH1.QLNL1

Đây là những nhân tố bên ngoài tác động đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Doanh nghiệp không thể kiểm soát được các yếu tố này mà phải
tìm cách hạn chế những tác động tiêu cực và phát huy những tác động tích cực
của nó đến hoạt động SXKD của đơn vị. Thông thường, các yếu tố đó bao gồm:
a. Môi trường kinh doanh: Nhân tố này bao gồm nhiều nhân tố khác hợp
thành như: Đối thủ cạnh tranh thị trường, tập quán dân cư và mức thu nhập bình
quân của dân cư, mối quan hệ và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
*Các đối thủ cạnh tranh: Số lượng đối thủ cạnh tranh nhiều hay ít trên
thị trường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
Có nhiều hình thức cạnh tranh khác nhau như: Giá cả, chất lượng, mẫu mã…
- Đối thủ cạnh tranh hiện tại: Các đối thủ cạnh tranh hiện tại tạo ra cấu
trúc cạnh tranh bên trong khu vực, là áp lực thường xuyên đe dọa trực tiếp các
doanh nghiệp. Cạnh tranh giữa các DN trong một ngành sản xuất thường bao
gồm các nội dung chủ yếu như: cơ cấu cạnh tranh ngành, thực trạng cầu của
ngành và các hàng rào lối ra.
- Cạnh tranh tiềm ẩn: Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các doanh
nghiệp hiện tại chưa cạnh tranh trong cùng một ngành sản xuất, nhưng có khả
năng cạnh tranh nếu họ lựa chọn và gia nhập ngành.
*Thị trường
Nhân tố thị trường ở đây bao gồm cả thị trường đầu vào và thị trường đầu
ra của doanh nghiệp. Nó là yếu tố quyết định qúa trình tái sản xuất mở rộng của
doanh nghiệp. Đối với thị trường đầu vào: cung cấp các yếu tố cho quá trình sản

xuất như nguyên vật liệu, máy móc thiết bị... Cho nên nó tác động trực tiếp đến
giá thành sản phẩm, tính liên tục và hiệu quả của quá trình sản xuất. Còn đối với
thị trường đầu ra quyết định doanh thu của doanh nghiệp trên cơ sở chấp nhận
hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp, thị trường đầu ra sẽ quyết định tốc độ tiêu
thụ, tạo vòng quay vốn nhanh hay chậm từ đó tác động đến hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp
-


Tống Thị Mai

8

CH1.QLNL1

*Tập quán dân cư và mức thu nhập bình quân của dân cư
Đây là một nhân tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh
doanh. Nó quyết định mức độ chất lượng, số lượng, chủng loại, gam hàng...
Doanh nghiệp cần phải nắm bắt và nghiên cứu làm sao phù hợp với sức mua,
thói quen tiêu dùng, mức thu nhập bình quân của tầng lớp dân cư. Những yếu
tố này tác động một cách gián tiếp lên quá trình sản xuất cũng như công tác
Marketing và cuối cùng là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhân dân trên địa bàn tỉnh chủ yếu vẫn sống bằng nghề nông và điều này
dẫn đến những hệ lụy tất yếu trong việc sử dụng điện mà ngành điện sẽ gặp phải
đó là, do tính chất mùa vụ của sản xuất nông nghiệp đặc biệt là công tác tưới tiêu
nên đôi lúc máy biến áp phải vận hành hết công suất để tưới hoặc tiêu, nhưng có
lúc gần như máy biến áp chạy không tải trong một thời gian rất dài. Khi chạy
không tải dẫn đến tổn thất, khi không vận hành không khai thác hiệu quả thiết bị.
Do đặc thù của một huyện ngoại thành dân cư có thu nhập tương đối thấp nên
sản lượng điện của các hộ cũng không cao, khả năng thanh toán thấp, hiện tượng

ăn trộm điện vẫn còn, văn hóa vùng miền nên đôi khi có những phản ứng đám
đông mang màu sắc cực đoan, tất cả những điều này ảnh hưởng không nhỏ đến
hiệu quả sản xuất kinh doanh chính đáng của doanh nghiệp.
*Mối quan hệ và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
Đây chính là tiềm lực vô hình của doanh nghiệp tạo nên sức mạnh của
doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của mình, nó tác động rất lớn tới sự
thành bại của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Sự tác động này là sự tác
động phi lượng hoá bởi vì chúng ta không thể tính toán định lượng được. Một
hình ảnh, uy tín tốt về doanh nghiệp liên quan đến hàng hoá, dịch vụ chất
lượng sản phẩm, giá cả... là cơ sở tạo ra sự quan tâm của khách hàng đến sản
phẩm của doanh nghiệp mặt khác tạo cho doanh nghiệp một ưu thế lớn trong
việc tạo nguồn vốn, hay mối quan hệ với bạn hàng... Với mối quan hệ rộng sẽ
tạo cho doanh nghiệp nhiều cơ hội, nhiều đầu mối và từ đó doanh nghiệp lựa
chọn những cơ hội, phương án kinh doanh tốt nhất cho mình.

-


Tống Thị Mai

9

CH1.QLNL1

Ngoài ra môi trường kinh doanh còn có các nhân tố khác như hàng hoá
thay thế, hàng hoá phụ thuộc doanh nghiệp, môi trường cạnh tranh... nó tác
động trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp cũng cần phải quan tâm đến nó để có những cách
ứng xử với thị trường trong từng doanh nghiệp từng thời điểm cụ thể.
Điện lực luôn tổ chức trực đảm bảo điện nghiêm túc hiệu quả khi cần

thiết, vì vậy cũng đảm bảo không làm gián đoạn cung cấp điện cho nhân dân
và các doanh nghiệp trên địa bàn. Các nhu cầu chính đáng về cung cấp điện
của doanh nghiệp và nhân dân dù lớn nhỏ đều được vận dụng khéo léo để đạt
được hiệu quả tối đa với thời gian tối thiểu.
b. Môi trường tự nhiên:
*Thời tiết, khí hậu: Hoà Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa,
độ ẩm trung bình 60%, cao nhất tới 90% vào tháng 8 tháng 9, thấp nhất là 75%
vào tháng 11 tháng 12 nên khí hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt trong năm. Khí
hậu Hoà Bình nhìn chung tương đối phức tạp, mưa nắng thất thường tạo ra các
vùng tiểu khí hậu khác nhau trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên với từng điều kiện thời
tiết nhất định mà các doanh nghiệp có những chính sách cụ thể, linh hoạt tạo
điều kiện giúp cho doanh nghiệp tránh những ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất
nông nghiệp, cũng như đảm bảo ổn định sản xuất kinh doanh.
*Địa hình: Đặc điểm nổi bật của địa hình tỉnh Hoà Bình là đồi, núi dốc
theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, chia thành 2 vùng rõ rệt:
- Phía Tây Bắc (vùng cao): Bao gồm các dải đồi núi lớn, bị chia cắt
nhiều, độ cao trung bình so với mực nước biển từ 500-600m, nơi cao nhất là
đỉnh Phu Canh (huyện Đà Bắc) cao 1.373m. Độ dốc trung bình từ 30-350, có
nơi dốc trên 400, địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn.
- Phía Đông Nam (vùng thấp): thuộc hệ thuỷ sông Đà, sông Bôi, sông
Bưởi, sông Bùi, gồm các huyện Kỳ Sơn, Tân Lạc, Kim Bôi, Lương Sơn, Yên
Thuỷ, Lạc Thuỷ, Lạc Sơn, thành phố Hoà Bình. Địa hình gồm các dải Núi
thấp, ít bị chia cắt, độ dốc trung bình từ 200 - 250, độ cao trung bình so với
mực nước biển từ 100 - 200 m, đi lại thuận lợi.
-


Tống Thị Mai

10


CH1.QLNL1

* Vị trí địa lý
Tỉnh Hoà Bình nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc, cách Trung tâm Thủ đô Hà
Nội 76km theo đường Quốc lộ 6 , nằm ở cửa ngõ giao lưu giữa các tỉnh vùng
Tây Bắc và là khu vực đối trọng phía Tây của Thủ đô Hà Nội, có vị trí quan
trọng trong chiến lược phòng thủ khu vực và cả nước.
Tỉnh Hoà Bình có địa giới hành chính.
- Phía Đông giáp Thành phố Hà Nội (tỉnh Hà Tây cũ).
- Phía Tây giáp tỉnh Sơn La và Thanh Hoá.
- Phía Nam, Đông Nam giáp tỉnh Hà Nam và Ninh Bình.
- Phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ.
Đồng thời nằm trên tuyến đường giao lưu quan trọng của hệ thống
đường quốc tế và quốc gia đi qua như: Đường quốc lộ 6A, đường Hồ Chí
Minh, trong tương lai là đường cao tốc đi Hoà Lạc - Hà Nội... Mạng lưới giao
thông phân bố khá đều khắp, kết nối Hoà Bình với các tỉnh trong khu vực và
các địa phương trong tỉnh. Hoà Bình có Nhà máy thuỷ điện lớn nhất cả nước
hiện nay, ngoài việc cấp điện cho hệ thống lưới điện quốc gia, hồ Hoà Bình có
vai trò quan trọng trong việc điều tiết nước cho hệ thống hạ lưu Sông Hồng.

Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Hòa Bình

-


Tống Thị Mai

11


CH1.QLNL1

* Diện tích, dân số và đơn vị hành chính
+ Diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh: 4.606km2.
+ Dân số: Tính đến năm 2013 dân số trung bình của tỉnh Hòa Bình là
794.870 người.Trong đó:
- Dân số đô thị 146,4 người, chiếm 18,4% dân số toàn tỉnh.
- Mật độ dân số chung của tỉnh Hòa Bình là 172,5người/km2
+ Miền xuôi 215,5 người/km2
+ Miền núi 129 người/km2
- Mật độ dân cao nhất là TP. Hòa Bình 562người/km2, trong khi đó ở
các huyện mật độ thấp hơn có nơi chỉ có 69 người/km2 như huyện Đà Bắc.
Bảng 1.1: Dân số và mật độ dân số tỉnh Hòa Bình
T
T

Huyện, thị xã

Diện tích
(km2)

Số người

Số hộ

Mật độ
(người / km2)

Toàn tỉnh


4.609

794.870

183.241

172,5

1

TP Hoà Bình

151

84.900

21.933

562

2

Huyện Lương Sơn

371

63.955

15.033


172,4

3
4

Huyện Kỳ Sơn

210

33.724

8.072

160,6

Huyện Cao Phong

257

41.675

9.377

162,2

5

Huyện Tân Lạc

535


78.842

18.275

147,4

6

Huyện Mai Châu

567

51.739

11.680

91,3

7

Huyện Yên Thuỷ

286

59.590

14.925

208,4


8

Huyện Lạc Sơn

582

133.716

27.927

229,8

9

Huyện Đà Bắc

779

53.762

12.352

69

551

143.085

31.070


259,7

320

49.882

12.597

156

10 Huyện Kim Bôi
11 Huyện Lạc Thuỷ

(Nguồn: Điều chỉnh qui hoạch tổng thể kinh tế-xã hội tỉnh Hoà Bình đến năm 2010, có xét đến năm 2020)

-


Tống Thị Mai

12

CH1.QLNL1

Năm 2013 lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ tương đối cao 73,9%; lao
động trong khu vực dịch vụ chiếm 13,6%; lao động trong ngành công nghiệp
xây dựng chiếm 12,5%.
+ Về đơn vị Hành chính: Toàn tỉnh Hòa Bình có 11 đơn vị hành chính,
gồm 01 Thành phố ; 10 huyện với 191 xã, 8 phường và 11 thị trấn.

- Là một tỉnh đang trên đà phát triển mạnh , cùng với dân số của tỉnh
Hoà Bình cũng khá cao, do đó nhu cầu sử dụng điện trong tương lai sẽ rất lớn.
*Tài nguyên thiên nhiên
Bảng 1.2: Diện tích các loại đất của tỉnh Hoà Bình
LOẠI ĐẤT

TT

1
2
3

DIỆN TÍCH
( ha)

TỶ LỆ
(%)

Đất Nông nghiệp
353.074,93
76,61
Đất phi Nông nghiệp
58.906,47
12,78
Đất chưa sử dụng
48.887,69
10,61
Cộng
460.469,99
- Tài nguyên đất: Diện tích đất tự nhiên của tỉnh Hoà Bình là 4.606km2.

-Tài nguyên nước: Nguồn cung cấp nước lớn nhất của Hoà Bình là

Sông Đà chảy qua các huyện Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc, Kỳ Sơn với tổng
chiều dài 151km. Hồ sông Đà với diện tích mặt nước khoảng 8.000 ha, dung
tích 9,5 tỷ m3 ngoài nhiệm vụ cung cấp điện cho Nhà máy Thuỷ điện Hoà
Bình còn có nhiệm vụ chính là điều tiết và cung cấp nước cho vùng Đồng
bằng sông Hồng sinh hoạt. Chất lượng nước ngầm ở Hoà Bình được đánh giá
là rất tốt, không bị ô nhiễm. Đây là một tài nguyên quan trọng cần được bảo
vệ và khai thác hợp lý.
- Tài nguyên rừng: Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Hoà Bình
là 250.199 ha; trong đó đất rừng tự nhiên 160.378 ha, đất rừng trồng
89.821ha.
- Tài nguyên khoáng sản: Hoà Bình có nhiều loại khoáng sản, một số
khoáng sản đã được tổ chức khai thác như: Amiăng, than, nước khoáng, đá
vôi... Đáng lưu ý nhất là đá, nước khoáng, đất sét có trữ lượng lớn.
-


Tống Thị Mai

13

CH1.QLNL1

- Tài nguyên du lịch: Tỉnh Hòa Bình có tài nguyên du lịch tự nhiên rất
phong phú, đa dạng, bao gồm các sông, hồ; suối nước khoáng, các khu bảo tồn
thiên nhiên, vườn quốc gia. Hoà Bình có hệ thống sông suối phong phú, với
các sông lớn là sông Đà, sông Bôi, sông Bưởi. Ngoài ra, tỉnh còn có số lượng
các hồ, đầm khá lớn, góp phần quan trọng cho việc điều hoà vì khí hậu trên địa
bàn, đồng thời là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung, du lịch

nói riêng. Có ý nghĩa nhất đối với du lịch Hoà Bình phải kể đến hồ Hoà Bình
với diện tích khoảng 8.000 ha. …Đặc biệt, công trình thủy điện Hòa Bình –
“Công trình thế kỷ” và hồ Hòa Bình với diện tích mặt nước khoảng 10.000 ha,
có đền Bờ, động thác Bờ ... Đây là nơi có điều kiện thuận lợi để phát triển du
lịch tham quan, du lịch sinh thái, phát triển các khu nghỉ dưỡng...
c. Môi trường chính trị - Pháp luật
Đây là nhân tố tác động ở tầm vĩ mô có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt
động SXKD của doanh nghiệp. Với nền chính trị ổn định, hệ thống luật pháp
đang được hoàn chỉnh, môi trường kinh tế phát triển năng động, Việt Nam
được đánh giá là một trong những nước có môi trường đầu tư hấp dẫn thu hút
các nhà sản xuất, thương mại đến làm ăn ở Việt Nam.
Do môi trường chính trị ổn định, các mối quan hệ quốc tế được mở
rộng nên áp lực về việc phải mở của thị trường điện ngày càng lớn. Như vậy,
các công ty nước ngoài có khả năng cạnh tranh với Công ty điện lực sẽ nhanh
chóng tham gia vào thị trường điện. Những đối thủ này có tiềm lực tài chính,
có công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý và sẽ thực sự đe doạ đến vị thế
của các Công ty Điện lực.
Từ khi thực hiện đổi mới, hệ thống luật pháp của Việt Nam đã dần được
hoàn thiện, tạo ra môi trường pháp lý cho các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Rất nhiều văn bản pháp luật đã được ban hành và có hiệu lực tạo ra hành lang
pháp lý mà ở đó các doanh nghiệp tôn trọng và tuân thủ pháp luật được Nhà
nước bảo vệ. Có thể kể ra đây các bộ luật quan trong như: Luật đất đai, luật công
-


Tống Thị Mai

14

CH1.QLNL1


ty, luật đầu tư nước ngoài, luật phá sản. luật thương mại, luật điện lực...
Trong quá trình hoàn thiện nên Việt Nam vẫn còn thiếu Luật và các văn
bản dưới luật, tình trạng các luật và văn bản dưới luật vẫn còn chồng chéo gây
khó khăn cho các công ty trong quá trình hoạt động kinh doanh cũng như các tổ
chức tư pháp khi viện dẫn các điều luật. Hơn thế nữa, do việc điều chỉnh luật còn
chậm hơn so với diễn biến kinh doanh nên có nơi có lúc luật đã lỗi thời không
phù hợp với thực tế gây rủi ro không đáng có cho doanh nghiệp, làm mất tính
nghiêm minh của luật pháp. Môi trường pháp lý ngày càng được hoàn thiện có
tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh điện năng của Tổng Công ty điện
lực Miền Bắc. Khách hàng ngày càng hiểu biết pháp luật hơn và ý thức tôn trọng
pháp luật ngày càng tăng giúp cho hoạt động kinh doanh của Công ty thuận lợi.
Nhưng bên cạnh đó, khách hàng sẽ yêu cầu các hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty phải tuân thủ đúng luật pháp. Điều này đôi khi không phụ thuộc vào
ý thức của con người mà do hạn chế về công nghệ như: việc cung cấp điện phải
ổn định, thời gian mất điện phải nhỏ, sự cố lưới điện phải ít hơn...
1.1.4.2. Các yếu tố chủ quan
Đó là tập hợp các yếu tố bên trong mà doanh nghiệp có thể kiểm soát
được và điều chỉnh ảnh hưởng của chúng để thực hiện những mục tiêu nhất
định. Các yếu tố đó bao gồm:
a. Lực lượng lao động
Đối với bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nào của nền
kinh tế, lực lượng lao động đóng vai trò then chốt trong hoạt động SXKD.
Trình độ, năng lực của người lao động là nhân tố tác động trực tiếp đến kết
quả kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể coi việc bố trí lao động phù hợp
trong kinh doanh là điều kiện cần để kinh doanh đạt hiệu quả. Đây còn là điều
kiện để doanh nghiệp cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ sản xuất hiện đại
tạo ra khả năng cạnh tranh tốt cho doanh nghiệp.

-



Tống Thị Mai

15

CH1.QLNL1

- Việc bố trí lao động hợp lý, làm việc theo đúng ngành nghề mà mình
đã được đào tạo nên có thể phát huy hết năng lực, từ đó sẽ làm tăng năng suất
lao động nâng cao hiệu quả SXKD.
- Bộ máy quản lý: Ngành điện có số lượng khách hàng rất lớn, địa bàn
kinh doanh rộng trên khắp cả nước nên việc quản lý là khó khăn. Do vậy, với
một cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ giúp ngành điện có thể tiến hành SXKD và quản
lý hoạt động SXKD điện năng một cách có hiệu quả.
- Chiến lược phát triển: Chiến lược mang tính lâu dài, nó đưa ra mục
tiêu tổng quát, to lớn cho sự phát triển ngành điện. Những vấn đề như đáp ứng
100% số xã có điện, đưa mức tiêu thụ điện lên 1.000 kWh/người năm, đáp
ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của nhân dân, đáp ứng yêu cầu của công
nghiệp hoá,… không thể thực hiện trong thời gian ngắn. Để làm được như
vậy ngành điện cần phải có chiến lược cho một thời kỳ dài, như thế mới đủ
thời gian huy động nguồn lực: vốn, lao động, công nghệ,… cần thiết phục vụ
cho sự phát triển ngành. Một chiến lược phát triển đúng đắn sẽ là nhân tố đảm
bảo sự phát triển ổn định và bền vững cho ngành điện.
b. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Đây là yếu tố vật chất hữu hình quan trọng phục vụ cho hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Nó sẽ đem lại sức mạnh kinh doanh cho doanh
nghiệp trên cơ sở khả năng sinh lời của tài sản.
c. Nhân tố tổ chức quản lý
Nâng cao chất lượng phục vụ sẽ tăng chi phí kinh doanh, song nếu chất

lượng phục vụ tốt sẽ là yếu tố quyết định đến khối lượng hàng hoá được tiêu
thụ. Do vậy nâng cao chất lượng phục vụ là một trong những biện pháp nâng
cao hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp.
d. Nhân tố vốn
Với khả năng tài chính mạnh, ngành điện mới có thể tự chủ trong hoạt
động sản xuất kinh doanh, cải tiến kỹ thuật, đầu tư đổi mới công nghệ nhằm
-


Tống Thị Mai

16

CH1.QLNL1

nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay, giải quyết
nguồn vốn là một bài toán khó đối với ngành điện. Hàng năm, vấn đề thiếu
điện trầm trọng buộc ngành điện phải cắt giảm luân phiên, việc vay vốn nhiều
hay kêu gọi đầu tư vào các nhà máy thủy điện, nhiệt điện và sắp tới đây là
điện hạt nhân, điện năng được sản xuất từ năng lượng mặt trời, năng lượng
gió,… sẽ chi phối không nhỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành điện
ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.
Yếu tố này gắn liền với hoạt động SXKD của doanh nghiệp bởi tài
chính liên quan đến mọi kế hoạch chiến lược của doanh nghiệp. Một doanh
nghiệp có khả năng tài chính mạnh là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp có
thể độc lập tự chủ trong hoạt động SXKD, có điều kiện để cải tiến kỹ thuật
đầu tư đổi mới công nghệ, đón bắt được những thời cơ kinh doanh thuận lợi,
tạo điều kiện nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Tóm lại: Trong một ngành dù là ngành tập trung hay ngành phân tán đều
bao gồm nhiều doanh nghiệp. Cơ hội và đe dọa đối với các doanh nghiệp là khác

nhau. Thực vậy, các đơn vị kinh doanh trong một ngành kinh doanh thường khác
nhau về thị trường, các kênh phân phối, chất lượng sản phẩm, công nghệ, giá bán
và quảng cáo. Tuy nhiên có một số doanh nghiệp, công ty trong cùng một ngành
theo đuổi chiến lược giống nhau hoặc tương tự nhau. Trong khi đó, một số
doanh nghiệp khác lại theo đuổi và thực hiện một chiến lược cơ bản. Các doanh
nghiệp cơ bản đó tạo thành các nhóm chiến lược trong ngành.
Phân tích môi trường kinh doanh là vô cùng quan trọng đối với doanh
nghiệp. Môi trường kinh doanh gồm môi trường vi mô và môi trường vĩ mô.
Mục tiêu của phân tích là phán đoán môi trường để xác định các cơ hội và đe
dọa, trên cơ sở đó có các quyết định quản trị hợp lý. Có thể rút ra một số vấn đề
chính sau:
+ Một doanh nghiệp trả lời được các nhu cầu của môi trường thì chiến
lược của nó sẽ có hiệu quả hơn.
-


Tống Thị Mai

17

CH1.QLNL1

+ Những nguyên nhân chính của gia tăng, suy thoái là những thay đổi
khác với cấp độ lớn trong các doanh nghiệp thường là các nhân tố của môi
trường chứ không phải thuộc về nội bộ.
+ Một doanh nghiệp càng phụ thuộc vào môi trường thì phải càng tập
trung phân tích và phán đoán môi trường đó.
+ Một môi trường hay thay đổi và không chắc chắn thì nó càng đòi hỏi
được phân tích và phán đoán tốt.
+ Nhà chiến lược khôn ngoan và có hiệu quả là nhà chiến lược phải biết

mình (phân tích nội bộ) và biết người (phân tích môi trường).
1.2. Tổng quan về phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh
1.2.1. Thực chất ý nghĩa phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh
Đối với nền kinh tế quốc dân: hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế
quan trọng, phản ánh yêu cầu quy luật tiết kiệm thời gian phản án trình độ sử
dụng các nguồn lực, trình độ sản xuất và mức độ hoàn thiện của quan hệ sản
xuất trong cơ chế thị trường. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ngày
càng cao, quan hệ sản xuất càng hoàn thiện, càng nâng cao hiệu quả. Tóm lại
hiệu quả sản xuất kinh doanh đem lại cho quốc gia sự phân bố, sử dụng các
nguồn lực ngày càng hợp lý và đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.
Đối với bản thân doanh nghiệp: Hiệu quả kinh doanh xét về mặt tuyệt
đối chính là lợi nhuận thu được. Nó là cơ sở để tái sản xuất mở rộng, cải thiện
đời sống cán bộ công nhân viên.
Đối với mỗi doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong
cơ chế thị trường thì việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đóng vai trò
quan trọng trong sự tồn tại và sự phát triển của doanh nghiệp. Ngoài ra nó còn
giúp doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường, đầu tư, mở rộng, cải tạo, hiện
đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh.
Đối với người lao động: Hiệu quả sản xuất kinh doanh là động lực thúc
đẩy kích tích người lao động hăng say sản xuất, luôn quan tâm đến kết quả lao
-


×