Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

chuyen de SU DUNG BAN DO TU DUY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (570.15 KB, 7 trang )

CHUYÊN ĐỀ

“Cách sử dụng bản đồ tư duy thích hợp trong dạy học theo phương
pháp dạy học tích cực”
Ngày nay với sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật, kiến thức loài người
tăng theo cấp số nhân, thời gian học tập ở trường có giới hạn, một số kiến thức tiếp thu
hôm nay có thể chỉ vài năm sau trở nên lạc hậu. Khi đó chỉ có người biết cách học, đặc biệt
là biết tự học mới có thể bổ sung hoàn thiện và hệ thống được kiến thức đã học một cách
đầy đủ.
Bản đồ tư duy (BĐTD) là công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập giúp GV và
HS trong việc trình bày các ý tưởng, tóm tắt, hệ thống hoá các kiến thức của một bài học,
một chủ đề, một chương hay cả một cuốn sách một cách rõ ràng, mạch lạc, logic và đặc
biệt là dễ phát triển ý tưởng. Vì vậy làm sao phát huy tối đa tính ưu việt của BĐTD trong
dạy và học nên tổ chúng tôi chọn “cách sử dụng bản đồ tư duy thích hợp trong dạy và
học theo phương pháp dạy học tích cực” để làm chuyên đề thảo luận trong tháng.
Bản đồ tư duy (BĐTD) còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy,… là hình thức
ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một
mạch kiến thức,… bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc,
chữ viết với sự tư duy tích cực. Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết
chặt chẽ như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác
nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi
người có thể “thể hiện” nó dưới dạng BĐTD theo một cách riêng, do đó việc lập BĐTD
phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người.
BĐTD chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên tưởng (các nhánh). Có thể
vận dụng BĐTD vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn
tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương, mỗi học kì... và nó còn giúp cán bộ quản lí
giáo dục lập kế hoạch công tác.


Qua nghiên cứu và thực nghiệm giảng dạy cho thấy một số GV còn gặp khó khăn trong
việc tổ chức hoạt động dạy học trên lớp với việc thiết kế và sử dụng BĐTD cũng như chưa


phát huy tối đa của HS về cáh học bài bằng sơ đồ tư duy cực hiệu quả.
I. NỘI DUNG
1, Tổ chức hoạt động dạy học với BĐTD như sau:
Trong tiết học sử dụng BĐTD để dạy học gồm có nhiều hoạt động nhưng có thể tổng
hợp thành 4 hoạt động cơ bản sau:
a. Hoạt động 1: Lập BĐTD
Mở đầu bài học GV có thể cho HS lập bản đồ tư duy theo nhóm với các gợi ý liên
quan đến chủ đề kiến thức bài học
b. Hoạt động 2: Báo cáo thiết minh về BĐTD
Cho một vài HS hay đại diện của nhóm HS lên báo cáo thuyết minh về BĐTD mà
nhóm mình đã thiết lập. Hoạt động này vừa giúp GV biết rõ việc hiểu kiến thức của học
sinh, vừa rèn luyện kĩ năng trình bày ý tưởng trước đông người.
c. Hoạt động 3: Thảo luận, chỉnh sửa, hoàn thiện BĐTD
Tổ chức cho HS thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện BĐTD về một kiến thức
nào đó (GV là người cố vấn để dẫn dắt đến kiến thức trọng tâm)
d. Hoạt động 4: Củng cố kiến thức bằng một BĐTD
Cho HS trình bày, thuyết minh về kiến thức thông qua BĐTD mà các em vừa thiết
kế và cả lớp đã chỉnh sửa và hoàn thiện bằng một BĐTD mà GV đã chuẩn bị sẵn.
- Để vẽ được BĐTD chúng ta cần xác định kiến thức cơ bản, kiến thức trọng tâm của
tiết học, chủ đề hay một chương và lấy đó làm trung tâm, hệ thống hoá được kiến thức của
từng phần qua từng nhánh sau đó hoàn thiện BĐTD.
+ Một số ví dụ minh hoạ:
Hoạt động 1: Lập BĐTD. Mở đầu bài học, GV có thể cho HS lập BĐTD theo nhóm hay cá
nhân với các gợi ý: tìm trong thực tế các hình có dạng hình chữ nhật, viết những tính chất
về cạnh và góc mà em đã biết về hình chữ nhật, thử nêu định nghĩa, dấu hiệu nhận biết
hình chữ nhật theo cách hiểu của em,…
2


Hoạt động 2: Báo cáo, thuyết minh về BĐTD. Cho một vài HS hoặc đại diện của các nhóm

HS lên báo cáo, thuyết minh về BĐTD mà nhóm mình đã thiết lập. Qua hoạt động này vừa
biết rõ việc hiểu kiến thức của các em vừa là một cách rèn cho các em khả năng thuyết
trình trước đông người, giúp các em tự tin hơn, mạnh dạn hơn, đây cũng là một trong
những điểm cần rèn luyện của học sinh nước ta hiện nay.
Hoạt động 3: Thảo luận, chỉnh sửa,hoàn thiện BĐTD. Tổ chức cho HS thảo luận, bổ sung,
chỉnh sửa để hoàn thiện BĐTD về kiến thức của hình chữ nhật. GV sẽ là người cố vấn, là
trọng tài giúp HS hoàn chỉnh BĐTD về hình chữ nhật, từ đó dẫn dắt đến kiến thức trọng
tâm của bài học.
Hoạt động 4: Củng cố kiến thức bằng một BĐTD. GV cho HS lên trình bày, thuyết minh
về kiến thức hình chữ nhật thông qua một BĐTD do GV đã chuẩn bị sẵn (vẽ ở bảng phụ
hoặc ở bìa), hoặc BĐTD mà các em vừa thiết kế và cả lớp đã chỉnh sửa, hoàn thiện. GV có
thể giới thiệu BĐTD sau đây (vì BĐTD là một sơ đồ mở nên không yêu cầu tất cả các
nhóm HS có chung 1 kiểu BĐTD, GV chỉ nên chỉnh sửa cho HS về mặt kiến thức và góp ý
thêm về đường nét vẽ và hình thức- nếu cần).

3


Khi HS đã thiết kế BĐTD và tự “ghi chép” phần kiến thức như trên là các em đã hiểu sâu
kiến thức và biết chuyển kiến thức từ SGK theo cách trình bày thông thường thành cách
hiểu, cách ghi nhớ riêng của mình.
Bài “Tế bào”- Sinh học 8

Thể dục 9
4


2, Các bước thiết kế một BĐTD như sau:
BĐTD tăng tính sáng tạo của người sử dụng nó. Bản chất của nó là sự liên kết đa chiều của
nhiều thông tin, khi nhiều thông tin liên kết với nhau một cách có hệ thống thì việc phát

sinh những ý tưởng mới từ các thông tin đó là điều dĩ nhiên.
Vẽ BĐTD còn giúp người vẽ thêm yêu thích thông tin. Thông qua việc sử dụng màu sắc
hình ảnh, đường nét,… trong BĐTD mọi thứ đều trở nên đẹp hơn và ấn tượng hơn.
- BĐTD được thiết kế theo ý thích cả về nội dung và hình thức theo các bước cơ bản sau:
* Bước 1: Chọn từ trung tâm (hay còn gọi là từ khoá) là tên của một bài, một
chủ đề hay một nội dung kiến thức cần khai thác như một cụm từ hoặc một hình ảnh cần
phát triển.
* Bước 2: Vẽ nhánh cấp 1 chính là nội dung chính của bài học hay chủ đề đó,
chẳng hạn như định nghĩa, tính chất, dấu hiệu…. Tuy nhiên nên lập BĐTD có 4 nhánh cấp
1.
* Bước 3: Vẽ các nhánh cấp 2,3,… là nhánh con của các nhánh trước đó là các
ý triển khai của nhánh trước đó.
5


- Những từ khóa dù là tiêu đề chính hay phụ thì bạn hãy cố gắng viết hoa trong mọi
trường hợp. Khi viết hoa, các từ khóa sẽ trở nên dễ nhìn, dễ đọc hơn, không bị “chìm” đi
và khi bạn liên tưởng trở lại thì chắc chắn lúc nào một từ khóa viết bằng chữ hoa sẽ hiện
lên rõ ràng hơn một từ khóa viết bằng chữ thường hay viết hoa chữ cái đầu.
II. KẾT LUẬN:
Qua thực tế giảng dạy cho thấy, sử dụng BĐTD trong dạy học kiến thức mới giúp HS học
tập một cách chủ động, tích cực và huy động được tất cả HS tham gia xây dựng bài một
cách hào hứng. Với sản phẩm độc đáo “kiến thức + hội họa” là niềm vui sáng tạo hàng
ngày của HS và cũng là niềm vui của chính thầy cô giáo và phụ huynh HS khi chứng kiến
thành quả lao động của học trò của mình. Cách học này còn phát triển được năng lực riêng
của từng học sinh không chỉ về trí tuệ (vẽ, viết gì trên BĐTD), hệ thống hóa kiến thức (huy
động những điều đã học trước đó để chọn lọc các ý để ghi), khả năng hội họa (hình thức
trình bày, kết hợp hình vẽ, chữ viết, màu sắc), sự vận dụng kiến thức được học qua sách vở
vào cuộc sống.
Lưu ý:

1. SĐTD thì phải dùng giấy A0, A1,2,3 hoặc A4 to thì mới thể hiện các nhánh được
rõ ràng. Mà ta chỉ cần linh hoạt các nét (tức các nhánh) trong SĐTD thì một bài học dài 3,
4 trang ta vẫn có thể tóm tắt nó lại rất gọn gàng. Nên giấy vẽ SĐTD chúng ta thể lấy giấy
vở học là được. Giấy vở học có những đường kẻ sẽ giúp chúng ta căn được vị trí của các
nhánh và vì vậy càng dễ vẽ hơn, bên cạnh đó, sử dụng giấy vở để vẽ bản đồ tư duy dễ dàng
mang theo lên trường và xem xét.
2. BĐTD là một sơ đồ mở nên không yêu cầu tất cả các nhóm HS có chung
một kiểu BĐTD, GV chỉ nên chỉnh sửa cho HS về mặt kiến thức, góp ý thêm về
đường nét vẽ, màu sắc và hình thức (nếu cần).
3. Tất cả các GV trong tổ Tự nhiên nhiệt tình áp dụng chuyên đề này một cách linh
hoạt vào bộ môn của mình.
Giáo viên thực hiện

6


Phan Thanh Phương

7



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×