Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

sử DỤNG PHẦN mềm POWERPOINT TRONG THIẾT kế và dạy học bài CÁCH MẠNG tư sản PHÁP CUỐI THẾ kỉ XVIII (TIẾT 1) SÁCH GIÁO KHOA LỊCH sử lớp 10 TRUNG học PHỔ THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (758.08 KB, 14 trang )

sử DỤNG PHẦN MỀM POWERPOINT TRONG THIẾT KẾ
VÀ DẠY HỌC BÀI "CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỈ
XVIII (TIẾT 1)" - SÁCH GIÁO KHOA LỊCH sử LỚP 10 TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG
Nguyễn Thuỳ Lĩnh'
Tóm tắt: Trong thời đại toàn cầu hoá và nền “kinh tế tri thức", công nghệ thông tin đóng
vai trò quan trọng thúc đẩy việc dạy học đạt kết quả cao. Bài viết này đưa ra một thiết kế
cụ thể bài dạy học lịch sử sử dụng video, hình ảnh, sơ đồ, tư liệu gốc... trên phần mềm
PowerPoint. Qua đây hướng học sinh tiếp cận nội dung bài học và hình thành các năng lực
cần có, góp phần phát triển toàn diện học sinh.
Từ khoá: Cách mạng tư sản Pháp, PowerPoint, Lịch sử 10
MỞ ĐẦU
Học tập lịch sử là học những điều đã qua trong quá khứ, không thể tái diễn lại, học sinh không thể tiến hành thực nghiệm,
cũng không được “trực quan sinh động” các sự vật, hiện tượng như những môn học khác. Vì thế, việc dựng lại bức tranh lịch
sử một cách chân thực và sinh động như nó từng tồn tại là điều vô cùng cần thiết. Trong khi Lịch sử là bộ môn có nhiều ưu thế,
sở trường trong ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là phần mềm Microsoft PowerPoint - có vai trò, ý nghĩa to lớn trong
việc giúp học sinh đi từ “trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng”, hiểu đúng bàn chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử, từ đó
hình thành tư tưởng tình cảm đúng đắn và phát triển toàn diện học sinh. Bài viết tập trung giới thiệu cách thức thiết kế và dạy
học bài “Cách mạng tư sàn Pháp cuối thế kỉ XVIII (Tiết 1)” - Sách giáo khoa Lịch sử lớp 10 Trung học phổ thông với sự hỗ trợ
của phần mềm Microsoft PowerPoint một cách hiệu quả, khoa học.
NỘI DUNG NGHIÊN cứu
Hiện nay, có nhiều phần mềm hỗ trợ tích cực cho việc thiết kế bài học như: Violet; Camtasia Studio, Frontpage,
Publisher... nhưng việc ứng dụng phần mềm PowerPoint vẫn được đa số giáo viên lựa chọn vì sự đơn giản, dễ sử dụng và thu
được kết quả khả quan.

.

Sử dụng PowerPoint trong việc thiết kẽ bài dạy
Bước 1: Giáo viên xác định mục tiêu bài học:
Thông qua bài học, học sinh cần đạt được các mục tiêu cơ bản sau: - Kiến thức:


1
Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội 2


+ Trình bày được tình hình kinh tế - chính trị - xã hội nước Pháp trước cách mạng.
+ Phân tích được những nguyên nhân làm bùng nổ phong trào đấu tranh của nhân dân Pháp trước cách mạng.
Thái độ:
Đánh giá được tư tưởng tiến bộ của các nhà “triết học Ánh sáng”, tinh thần đấu tranh quật cường của nhân dân Pháp.
Kĩ năng:
Kĩ năng sử dụng đồ dùng trực quan (tranh ảnh, biểu đồ...), sử dụng ngôn ngữ để thuyết trình và trình bày kiến thức lịch sử.
Hình thành và phát triển các năng lực:
+ Năng lực tái hiện sự kiện - hiện tượng lịch sử.
+ Năng lực phân tích, nhận xét.
+ Năng lực đánh giá về các sự kiện - hiện tượng và nhân vật lịch sử.
Bước 2: Giáo viên chuẩn bị các phương tiện nghe - nhìn trên phần mềm PowerPoint, các tài liệu liên quan tới bài học, bao
gồm:
Tranh, ảnh tư liệu: Chân dung vua Lu-i XVI và hoàng hậu, Cung điện Véc-xai, Chân dung Mông-te-xki-ơ, Rut-xô, Vôn-te, Tình
cảnh nông dãn Pháp, Tẩn công phả ngục Baxti, Hình ảnh bản Tuyên ngôn Nhãn quyền và Dãn quyền...
Tư liệu vãn bàn gốc: Lời phát biểu của vua Lu-i XV trước nghị viện năm 1766; đoạn trích miêu tà người nông dân của La
Bruye trong tác phẩm Những đặc điểm và những tập quản của thế ki, đoạn trích trong Kế ước xã hội của Rút-xô, đoạn trích
trong tác phẩm Tinh thần luật pháp của Mông-te-xki-ơ...
Bước 3: Phương pháp dạy học: Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học kết hợp phương pháp dạy học theo dự án,
phương pháp thuyết trình. Trên cơ sở các tài liệu đã được chuẩn bị liên quan tới bài học, giáo viên tiến hành thiết kế giáo án
trên phần mềm PowerPoint, với một số lưu ý:
Sự thống nhất về khung, màu nền của các slide trong giáo án.
Hạn chế lạm dụng quá nhiều màu sắc và âm thanh khiến học sinh mất tập trung, không
chú ý tới nội dung bài giảng.
Thực hiện liên kết giữa các slide một cách logic, hợp lí nhằm tăng hửng thú và khả năng tập trung của học sinh.
Sử dụng PowerPoint trong triển khai bài dạy

Giới thiệu bài mới
Trên cơ sở giáo án PowerPoint đã hoàn thiện, để giới thiệu bài mới, giáo viên tổ chúc cho học sinh theo dõi một số hình
ảnh của đoạn video (được đính kèm trong giáo án PowerPoint) trên nền nhạc bài Mac-xây-e - Quốc ca nước Pháp mà giáo viên
đã dựng trước. Đoạn video tập trung vào nội dung giới thiệu về nước Pháp thế kỉ XVIII, giáo viên kết hợp cho học sinh quan
sát và yêu cầu học sinh trả lời càu hỏi: Những hình ảnh trên nói về quốc gia nào? Em biết gì về quốc gia đó? Theo em, đó là
những hình ảnh vào khoảng thời gian nào?
Sau khi học sinh trà lời, giáo viên đưa ra nhận xét, có thể kết hợp hỏi học sinh về một số hình ảnh tư liệu xuất hiện trong
đoạn video vừa được trình chiếu. Sau đó, giáo viên giới thiệu bài: Những hình ảnh các em vừa theo dõi là những hình ảnh về
nước Pháp thế kỉ XVIII. Vào thế kỉ XVIII, cà thế giới đã chứng kiến một cuộc biến động chính trị to lớn làm “long trời lở đất”
ngay giữa Paris hoa lệ - kinh đô của châu Âu. Cuộc biến động chính trị ấy người ta gọi là cách mạng tư sàn Pháp. Cuộc cách
mạng đó được c. Mác ví như Chiếc chổi khổng lồ quét sạch mọi tàn dư của chế độ phong kiến. Vậy cuộc cách mạng này diễn
ra như thế nào? Cách mạng Pháp đã làm được gì để được đánh giá là cuộc cách mạng tư sàn triệt để, điển hình nhất thời cận
đại? Chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay - Bài 31: Cách mạng tư sàn Pháp cuối thế kỉ XVIII.
Tổ chức cho học sinh nghiên cửu kiến thức mới
Bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII (Tiết 1)

.

Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân sâu xa bùng nổ Cách mạng tư sàn Pháp
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân trực tiếp dẫn tới cách mạng
Hoạt động 3: Sự phát ừiển của Cách mạng tư sàn Pháp trong giai đoạn đầu (1789 - 1792)


Nước Pháp trước cách mạng
Mục này gồm hai mục nhỏ: 1. Tình hình kinh tể - chỉnh trị - xã hội và 2. Cuộc đẩu tranh trên lĩnh vực tư tưởng
Hai mục này, giáo viên bố cục lại chia làm bốn nội dung chính theo các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng.
Giáo viên cần chuẩn bị một hệ thống các tư liệu sử dụng trong bài học, được sắp xếp theo một trật tự trong Phiếu học tập
(mỗi nhóm có một Phiếu học tập với nhiệm vụ riêng của nhóm mình). Giáo viên giao cho các nhóm học sinh chuẩn bị những
tư liệu và yêu cầu từ tiết học trước, để các nhóm học sinh tự khai thác ở nhà, đó là sàn phẩm của dự án học tập theo nhóm. Hệ
thống tư liệu đó phục vụ cho cà bài, sau đó chia sẻ thành tư liệu học tập của mỗi cá nhân học sinh.

Giáo viên tổ chúc hoạt động nhóm, chia cả lớp làm 4 nhóm (tương úng với 4 tổ), mỗi nhóm chuẩn bị một nội dung. Sau
đó, trên phần mem PowerPoint, giáo viên chiếu yêu cầu nhiệm vụ đối với mỗi nhóm2 và các Phiếu học tập.
Việc sử dụng phần mem PowerPoint trình chiếu Phiếu học tập của 4 nhóm có tác dụng:
Đe học sinh toàn lớp có thể quan sát và biết được nhiệm vụ của các nhóm khác, từ đó có thể tìm hiểu trước vấn đề và nhận xét,
đánh giá, bổ sung.
Khi chiếu tới nhiệm vụ của từng nhóm, giáo viên có thể điều khiển sự chú ý của cả lớp tới những phần kiến thúc trọng tàm của
bài học.
Trên lớp, giáo viên cho học sinh chuẩn bị trong 2 phút, sau đó lần lượt các nhóm thể hiện kết quả làm việc nhóm trong
vòng 5 phút bằng phần mem PowerPoint. Học sinh các nhóm khác đưa ra càu hỏi phát vấn cho mỗi nhóm ngay sau khi trình
bày. Sau đó, giáo viên nhận xét về tinh thần, kết quả làm việc của từng nhóm và chốt lại nội dung, để học sinh biết được
nguyên nhàn sâu xa bùng nổ Cách mạng tư sản Pháp, đó là: sự khủng hoảng trên các lĩnh vực

2

Xem Phụ lục 1


kinh tế (nông nghiệp lạc hậu, công - thương nghiệp bị chế độ phong kiến kìm hãm); chế
độ chính trị quân chủ chuyên chế bào thủ làm càn trở sự phát triển; sự phân hoá đẳng
cấp khiến mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt. Trong hoàn cành đó, trào lưu Triết học
ánh sáng với nội dung cơ bàn là phê phán xã hội phong kiến bào thủ, lỗi thời, phàn
động, đề xuất xây dựng xã hội mới tiến bộ - văn minh - công bằng đã mở đường cho
cách mạng bùng nổ.
II. Tiến trình cách mạng
1. Cách mạng bùng nể. Nền quân chủ lập hiến
Trong mục này, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu 2 nội dung: nguyên nhân
trực tiếp bùng nổ cách mạng và diễn biến giai đoạn đầu (1789 - 1792).
Trước hết, giáo viên tổ chức hoạt động nhận thức cho toàn lớp kết hợp với cá nhân
bằng cách trình chiếu hình ảnh song song với đặt ra câu hỏi để học sinh suy nghĩ và trà
lời: Nhà vua triệu tập hội nghị Ba đẳng cấp để làm gì? Nhà vua có đạt được mục đích

của mình không? Vỉ sao?3 4
Sau khi học sinh trà lời, giáo viên nhận xét, khẳng định lại: Hội nghị các đẳng cấp
có từ thế kỉ XIV, có chức năng tư vấn, nhưng từ năm 1614 trên thực tế nó không tồn tại
vì vương quyền ngày càng lún sâu vào con đường chuyên chế. Trước sự bế tắc trong giải
quyết nạn khủng hoàng tài chính, ngày 05/5/1987, vua Lu-i XVI buộc phải đồng ý triệu
tập hội nghị Ba đẳng cấp với hi vọng tìm được phương pháp cần thiết để thoát khỏi
nguy cơ phá sàn tài chính. Nhưng đại biểu của đẳng cấp thứ ba phàn đối việc ban hành
thuế mới của vua và tuyên bố thành lập Quốc hội.
Vua và quý tộc phàn ứng, ráo riết chuẩn bị tấn công đẳng cấp thứ ba bằng vũ lực.
Bất bình trước hành động của nhà vua, ngày 14/7/1789, quần chúng nhân dân đã tự vũ
trang, tấn công các trụ sở, các cơ quan quan trọng của thành phố và chiếm ngục Baxti biểu tượng của chế độ phong kiến chuyên chế, mở đầu Cách mạng Pháp.
Sau khi tìm hiểu nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ cách mạng, giáo viên hướng
dẫn học sinh khai thác sơ đồ diễn biến Cách mạng tư sàn Pháp, sau đó đọc sách giáo
khoa để hoàn thành bàng diễn biến theo mẫu:
Thời gian
Diễn biến chính

Học sinh theo dõi sách giáo khoa để hoàn thiện bảng diễn biến, trong tiết học này
khai thác giai đoạn 1 (14/7/1789 - 10/8/1792).
Giáo viên: Miêu tả và lược thuật diễn biến cuộc tấn công chiếm ngục Baxti kết họp
với trình chiếu slide hình ảnh Tẩn công ngục Baxtủ.
“Pháo đài Baxti được xây dựng từ thế kỉ XIV để bảo vệ thành phố, về sau các
vua Pháp biến Baxti thành nhà tù giam cầm những người đấu tranh chống chế
độ phong kiến. Nhàn dàn
3

3Xem
4Xem

Phụ lục 2

Phụ lục 3


Pháp vô cùng căm ghét ngục Baxti vì nó tượng trưng cho uy quyền, sự tàn bạo của chế
độ chuyên chế... Máu đổ làm cho lòng căm phẫn của quần chúng càng thêm dâng cao.
Nhân dân xông vào pháo đài, đội quân đồn trú ở Baxti đầu hàng, viên chỉ huy Đơ-Lônây bị giết ngay tại trận vì đã ra lệnh bắn vào nhân dân... Nhân dân phá san bằng ngục
Baxti và xây dựng một quàng trường có hàng chữ “ở đây người ta nhảy múa”. Ngày
14/7 trở thành ngày Quốc khánh của nước Pháp” [1, tr.173].
Việc chiếm ngục Baxti là pháo hiệu mở đầu cuộc nổi dậy tấn công của quần chúng
nhân dân Pháp. Tất cà các thành phố đều lật đổ chính quyền phong kiến và thành lập các
Uỷ ban hành chính do giai cấp tư sàn nắm giữ.
Giáo viên giới thiệu và hướng dẫn học sinh tìm hiểu tư tưởng tiến bộ của bàn Tuyên
ngôn Nhãn quyền và Dãn quyền, đồng thời liên hệ với Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ,
Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam qua việc trình chiếu trên slide một số nội dung tiêu
biểu của ba bàn Tuyên ngôn5.
Học sinh nhận xét mặt tích cực và hạn chế của những chính sách mà Quốc hội lập
hiến ban hành.
Sau khi học sinh hoàn thành bàng diễn biến, giáo viên trình chiếu bàng thông tin
đầy đủ để học sinh đối chiếu6.
Sử dụng PowerPoint trong củng cố và dặn dò
Giáo viên chốt lại nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân trực tiếp dẫn tới Cách mạng tư
sàn Pháp cuối thế kỉ XVIII, khắc sâu thêm sự kiện mở đầu cách mạng và chính quyền
mới thành lập của cách mạng trong giai đoạn đầu.
Giáo viên dặn dò và chiếu trên màn hình slide nhiệm vụ học tập cho học sinh và
yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu: Tìm hiểu vai trò của quần chúng nhân dân trong Cách
mạng Pháp 1789.

2.3.

3.


-

-

KẾT LUẬN
Sử dụng phần mềm PowerPoint trong dạy học lịch sử, cụ thể trong dạy học bài
“Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII” đem lại rất nhiều ưu điểm như:
Cho phép giáo viên sử dụng một cách nhanh chóng và hiệu quả video, tranh ảnh tư liệu.
Từ đó, giáo viên thiết kế và giảng dạy bài học một cách linh hoạt, sinh động.
Hướng học sinh tói nội dung chính của bài học qua các càu hỏi có vấn đề, quan sát nhận xét tranh ảnh được thể hiện trên các slide của bài học. Qua đó làm tăng hửng thú
học tập của học sinh. Điều này khác biệt hoàn toàn với phương pháp dạy học truyền
thống là giáo viên chỉ nêu càu hỏi và yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa tìm nội dung
chính của bài học.
Là một phương pháp giúp học sinh có thể tích cực, chủ động trong học tập: từ quá trình
chuẩn bị tư liệu đến thiết kế slide, đưa nội dung bài học vào một cách linh hoạt, sáng
tạo; khả năng thuyết trình kết hợp với trình chiếu slide, nghĩa là tạo ra sản phẩm học tập
theo dự án.
Tuy nhiên, không thể tránh khỏi hạn chế: việc trình chiếu trên màn hình PowerPoint
một khối lượng lớn kiến thúc khiến học sinh phải động não và tập trung cao độ, đôi lúc
không tránh khỏi sự căng thẳng trong học tập; việc làm sàn phẩm mất khá nhiều thời
5
6

Xem Phụ lục 4
Xem Phụ lục 5


gian của học sinh.
Như vậy, có thể thấy rằng, sử dụng phần mềm PowerPoint khi tiến hành dạy học

lịch sử là một trong những phương pháp sử dụng công nghệ thông tin góp phần vào đổi
mới phương pháp dạy học trong tình hình hiện nay, giúp phát triển năng lực của học
sinh, trong đó có năng lực tự học. Với việc cung cấp những tư liệu gốc trong quá trình
dạy, giáo viên đã hướng học sinh tích cực, chủ động tìm hiểu và lĩnh hội tri thức lịch sử
một cách nhanh chóng và hiệu quà. Tuy nhiên, việc áp dụng cần phải dựa trên những
điều kiện cụ thể của trường phổ thông để quá trình dạy - học đạt kết quà cao nhất.

1.

2.
3.
4.
5.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Thị Côi (Chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Mạnh Hưởng (2009), Hướng
dẫn sử dụng kênh hình trong sách giảo khoa Lịch sử lớp 10 Trung học phổ thông,
Nxb Giáo dục, H.
Nguyễn Mạnh Hưởng (3/2006), Sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào
dạy học lịch sử ở trường phổ thông, Tạp chí Giáo dục, số 133.
Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi (2002), Phương
pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông, Tập 2, Nxb Đại học Sư phạm, H.
Phạm Hữu Lư, Phan Ngọc Liên (1985), Tư liệu giảng dạy lịch sử thế giới cận đại,
Nxb Giáo dục, H.
Trần Văn Trị (1989), Cách mạng Pháp 1789, Nxb Giáo dục, H.
PHỤ LỤC
Minh hoạ hình ảnh một sổ slide trong dạy học
bài Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉXVIII
(Tiết 1)


Phụ lục 1


Nhóm 1: Nét nổi bật của kinh tế Pháp cuối thế kỉ XVIII (Nhóm làm việc với phiếu học
tập 1)
Tư liệu 1: Tranh biếm hoạ “Ba đẳng cấp”, tranh đương
thời, năm 1789, lưu trữ tại Bào tàng Carnavalet, Pháp.
Tư liệu 2: “Cuối thế kỉ XVIII, ở Pháp xuất hiện những xí
nghiệp lớn, như mỏ than của công ty Anzin tập trung tới
4000 thợ làm việc, công trường thủ công sàn xuất dạ mịn
Van Robais có 1.700 thợ dệt... Các hài càng nằm ven Địa
Trung Hài và Đại Tây Dương trở nên nhộn nhịp. Macxay
là hài càng chuyên xuất khẩu các sàn phẩm công nghiệp
của Pháp sang vùng Cận Đông như: vài vóc, tơ lụa...”
(Trích Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Lịch sử thế giới cận
đại - Tập I, Nxb Đại học Sư phạm, 2008, tr.86 - 87.

Tư liệu 3: “Năm 1781, Lu-i quy định những khăn
choàng quàng cổ sàn xuất trong nước phải có chiều dài bằng chiều rộng; năm 1786, Pháp viện
París đã quyết định nông dân không được dùng liềm để cắt lúa mì đen... Năm 1786, Hiệp ước
thương mại giữa Pháp và Anh được kí kết... mở cửa cho hàng hoá giá rẻ của Anh tràn ngập thị
trường Pháp, đẩy công nghiệp non ừẻ ừong nước lún sâu vào cuộc khủng hoàng”. (Trích Phan
Ngọc Liên (Chủ biên), Lịch sử thế giới cận đại - Tập I, Nxb Đại học Sư phạm, 2008, tr. 101.
- Quan sát Tư liệu 1 và những điểm đánh dấu. Qua đó, rút ra nhận xét gì về tình hình kinh tế
nông nghiệp nước Pháp?
- Cho biết sự phát triển của công - thương nghiệp Pháp cuối thế kỉ XVIII.
Dựa vào những tư liệu trên kết hợp sưu tầm, khai thác các nguồn thông tin bên ngoài cho
biết: Kinh tế Pháp cuối thế kỉ XVIII phát triển như thế nào? Có mâu thuẫn gì tồn tại không?
Nhóm 2: Chế độ phong kiến Pháp cuối thế kỉ XVIII (Nhóm làm việc với phiếu
Tư liệu 1: Tranh biếm hoạ về sự thâu

tóm quyền lực (1651), tranh của Abraham
Bosse, trưng bày tại Thư viện Quốc gia
Pháp.
Tư liệu 2: “Quyền lực tối cao của nhà
vua”: “Tôi là người duy nhất nắm quyền lực
tối cao, đặc biệt tôi là người đúng đầu hội
đồng, luật pháp và lẽ phải... Tôi chính là
người duy nhất có quyền sở hữu hợp pháp
mà không phụ thuộc vào ai và không chia sẻ
cùng ai. Thần dàn của tôi chỉ thuộc về tôi.
Mọi quyền lợi và phúc lợi của quốc gia là
cần thiết duy nhất đối với tôi và chỉ nằm trên
bàn tay của tôi”.


Từ hai tư liệu trên cho biết:
Nước Pháp trước cách mạng, ai là người đứng đầu quốc gia ?
Những vật nào là biểu tượng của Hoàng gia Pháp và ý nghĩa của những biểu
tượng ấy?
Tư liệu 3: Hành lang gương,
Cung điện Véc-xai. “Không có gì đẹp
bằng hành lang gương ở Vương quốc.
Cái đẹp vương già này là duy nhất
trên đời”.


Tư liệu 4: Vua Lu-i và Hoàng hậu Maria-Ăngtoannet (tranh vẽ đương thời).
- Qua sát tư liệu và chú ý vào kiến trúc, cách trang trí, trang phục của nhà vua và Hoàng hậu,
em có nhận xét gì cuộc sống của hoàng gia Pháp? Em có hiểu biết gì về Cung điện Véc- xai, vua
Lu-i XVI và Hoàng hậu Maria-Ăngtoannet?

Từ những tư liệu trên kết hợp tìm hiểu từ các nguồn thông tin bên ngoài hãy: Nêu và nhận xét
về
chế độ phong kiến Pháp cuối thế kỉ XVIII.
Nhóm 3: Đặc điểm xã hội Pháp trước năm 1789 (Nhóm làm việc với phiếu học tập 3)
Tư liệu 1: Tranh biếm hoạ “Ba đẳng cấp”, tranh đương thời vẽ khoảng 1789, lưu trữ tại Bào
tàng Carnavalet, Pháp.
Quan sát và miêu tả bức tranh (cho biết bức tranh có mấy nhàn vật? Mỗi nhàn vật trong tranh
biểu tượng cho các giai, tầng nào trong xã hội Pháp? (Địa vị của các nhàn vật trong bức tranh, chú
ý trang phục của mỗi người, các giấy tờ nhét trong túi hai người trên lưng...)
Bức tranh phản ánh trật tự xã hội nào? Hãy vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ của trật tự xã hội
ấy?
Tư liệu 2: “Ngưừi nông dân Pháp trước cách mạng”: “Người ta thấy một số thú vật dữ tợn,
đực và cái, rải khắp các làng xóm, sạm đen, hốc hác và rạm nắng, gắn chặt vào mảnh đất mà chúng
đào xới một cách cực kì nhẫn nại. Hình như chúng cũng có giọng nói và khi chúng đứng lên, người
ta thấy chúng có bộ mặt người. Quả thực chúng là người... Đêm đến, chúng rúc vào hang, sống
bằng bánh mì đen, nước lá và rễ cày.


Nhờ chúng, những người khác khỏi phải gieo, cày và gặt để sống và do đó chúng xứng đáng
được hưởng thứ bánh mà chúng đã gieo trồng” (Trích Nguyên gốc: La Bruyère, Les caractères
ou les moeurs de ce siècle Pari, 1896, tr.567)
Đánh giá, nhận xét về tình cành của người nông dân Pháp trước cách mạng. Sống trong tình
cành ấy, theo em người nông dân phải làm gì? Em hãy dự đoán người nông dân sẽ tham gia cách
mạng như thế nào? Họ giữ vị trí gì trong cuộc cách mạng bùng nổ sau đó?
Tình hình xã hội như trên dẫn đến xuất hiện mâu thuẫn nào? Yêu cầu đặt ra cho xã hội nước
Pháp là gì?
Qua các tư liệu trên kết hợp tìm hiểu thông tin bên ngoài hãy tái hiện đặc điểm nổi bật của
xã hội Pháp trước cách mạng.

Nhóm 4: Trào lưu tư tưởng Triết học Ánh sáng Pháp thế kỉ XVIII (Nhóm làm việc với

Phiếu học tập 4)
1: Các nhà Triết học Ánh sáng Pháp thế kỉ XVIII.

Tư liệu 2: “Tự do về chính trị của công dàn thể hiện ở chỗ: công dàn đó không phải lo sợ,
ngược lại luôn cảm thấy an toàn. Đe có tự do chính trị, chính phủ phải được tổ chức để không
một ai có thể đe doạ người khác.” (Trích trong tác phẩm Tinh thần luật pháp của Mông-tex-kiơ).
Tư liệu 3: “Mọi người sinh ra tự do nhưng khắp nơi họ đều mang xiềng xích... tự do là
quyền tự nhiên của con người” (Trích trong Ké ước xã hội của Rút-xô).
Tư liệu 4: “Một người, cho dù anh ta là quý tộc hay linh mục, thì cũng không được miễn
nộp thu; tất cả các loại thuế được nộp cho phòng thuế và đày là cơ quan tín dụng cao nhất quốc
gia. Mỗi người phải nộp thuế không phải dựa vào số lượng mà dựa vào thu nhập” (Trích trong
Những bức thư triết học IX - về vẩn đề Nghị viện của Vôn-te, 1734).
Qua những tư liệu trên kết hợp với các thông tin bên ngoài hãy cho biết:
- Thế kỉ XVIII xuất hiện trào lưu tư tưởng gì? Đại diện tiêu biểu của trào lưu đó? Em có
hiểu biết gì về các nhàn vật này?
Qua tư liệu các tư liệu trên kết hợp với các thông tin bên ngoài, hãy rút ra nội dung phản


trào lưu Triết học Ánh


Phụ lục 2:


Phụ lục 3:

Hội nghị Ba đẳng cấp ở Pháp
Nhà vua triệu tập hội nghị Ba đẳng cấp để làm gì? Nhà vua có đạt được mục đích của
mình không? Vì sao?
Quần chúng tẩn công ngục Baxti (14/7/1789)

Phụ lục 4:
Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (Pháp -1791)
“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và
bình đẳng và quyền lợi. Sự khác biệt xã


hội chỉ có thể được thiết lập trên cơ sở lợi ích chung” và “Mục đích của mọi tổ chức chính
trị là việc bào toàn các nguồn lợi thiên nhiên và bào toàn các quyền con người không thể
bị tước bỏ. Các quyền đó là tự do, tài sàn, sự an toàn, và quyền được chống lại mọi sự áp
bức”.

Tuyên ngôn độc lập (Mỹ -1776)
“Tất cà mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. cho
Tạo họ
hoá những
ai có thể
xâm
quyền
phạĩri^n^^^^ ’ ~ g quyền ấy, có quyền được mưu cầu hạnh
không sống, quyền tự do

độc lập (Việt Nam -1945)
“Tất cà mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo
hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được;
trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và
quyền mưu cầu hạnh phúc.
Lời bất hủ ấy trong bàn Tuyên ngôn Độc lập năm 1776
của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: Tất cà các dân
tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có
quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.

14/7/1789
Sff đồ phát triển của Cách mạng tư sán Pháp
Bảng diên biến cuộc Cách mạng tu sản Pháp
Thừi gian
Sự kiện
Phụ
14/7/1789
Quần chúng nhàn dàn tấn công ngục Ba-xti. Cách mạng bùng nổ.
Sau 14/7/1789
Quần chúng nhàn dàn nổi dậy khắp nơi, chính quyền đại tư sản tài
chính
27/7/17



×