Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Quan hệ thương mại Việt Nam – Thái Lan, thực trạng và triển vọng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.67 KB, 36 trang )

MỤC LỤC


2

LỜI MỞ ĐẦU
Đông Nam Á là một khu vực có lịch sử phát triểu lâu đời. Trong quá trình
phát triển của mình, khu vực này đã đóng góp đáng kể cho sự phát triển của nền
văn minh nhân loại. Các quốc gia trong khu vực là những đất nước có sự tương
đồng trên nhiều lĩnh vực văn hóa – xã hội cũng như trình độ phát triển kinh tế.
Vì vậy nhu cầu hợp tác, liên kết khu vực luôn được đặt ra, đặc biệt trong bối
cảnh hiện nay, toàn cầu hóa kinh tế đang phát triển mạnh mẽ và trở thành một xu
hướng tất yếu, mở cửa kinh tế để xóa bỏ những rào cản trong thương mại quốc
tếtrở thành một mục tiêu mà tất cả các quốc gia quyết tâm theo đuổi.
Nhận thấy rõ lợi ích to lớn trong quan hệ thương mại với các nước trong
khu vực, đặc biệt là Thái Lan, một nền kinh tế năng động và phát triển thứ hai
trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đã thiết lập quan hệ với Thái Lan rất sớm
(1976), chỉ một năm sau khi dành được độc lập. Trong thời gian qua, quan hệ
Việt Nam và Thái Lan được cải thiện rõ rệt cả về quan hệ kinh tế và chính trị.
Đặc biệt, cả hai nước đã xây dựng nên mối quan hệ thương mại song phương hết
sức tốt đẹp. Việt Nam và Thái Lan trở thành bạn hàng thân thiết của nhau. Quan
hệ thương mại giữa Việt Nam và Thái Lan đã mang lại lợi ích to lớn cho cả hai
quốc gia.
Nhằm nghiên cứu sâu hơn nữa về sự phát triển quan hệ thương mại song
phương Việt Nam – Thái Lan và tìm ra những giải pháp mới thúc đẩy hơn nữa
mối quan hệ này, nhóm 8 chúng em đã lựa chọn đề tài: “Quan hệ thương mại
Việt Nam – Thái Lan, thực trạng và triển vọng”.


3


CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ KHÁI
QUÁT TÌNH HÌNH QUAN HỆ VIỆT NAM – THÁI LAN
1.1. Cơ sở lý luận chung về thương mại quốc tế
1.1.1. Khái niệm thương mại quốc tế
Hoạt động thương mại quốc tế ra đời sớm nhất trong các quan hệ kinh tế
quốc tế và ngày nay nó vẫn giữ vị trí trung tâm trong các quan hệ kinh tế quốc
tế.
Thương mại quốc tế là việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các chủ thể
kinh tế có quốc tịch khác nhau (trong đó đối tượng trao đổi thường là vượt ra
ngoài phạm vi địa lý của một quốc gia) thông qua hoạt động mua bán, lấy tiền tệ
làm môi giới nhằm mang lại lợi ích cho các bên.
1.1.2. Nội dung của thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế bao gồm nhiều hoạt động khác nhau. Trên giác độ
một quốc gia đó chính là hoạt động ngoại thương. Nội dung của thương mại
quốc tế bao gồm:






Xuất nhập khẩu hàng hóa hữu hình
Xuất nhập khẩu hàng hóa vô hình hay còn gọi là dịch vụ
Gia công thuê cho nước ngoài và thuê nước ngoài gia công
Tái xuất khẩu và chuyển khẩu
Xuất khẩu tại chỗ

1.1.3. Vai trò của thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế vừa là cầu nối kinh tế giữa các nước, vừa góp phần
cho sản xuất và đời sống toàn xã hội:





Thương mại quốc tế tạo nguồn ngoại tệ cho đất nước để đầu tư phát triển
Đẩy nhanh đổi mới cơ cấu nền kinh tế và sự phát triển kinh tế xã hội
Phát huy lợi thế so sánh, khai thác hiệu quả tiềm năng nguồn lực sẵn có



của đất nước
Tiếp thu, học hỏi khoa học kỹ thuật tiên tiến của các nước trên thế giới


4



Nâng cao đời sống kinh tế - xã hội của người dân.

1.2. Khái quát về quan hệ của Việt Nam và Thái Lan
1.2.1. Tổng quan về Thái Lan
1.2.1.1. Khái quát chung về đất nước Thái Lan
Vương quốc Thái Lan là một quốc gia nằm ở vị trí trung tâm khu vực
Đông Nam Á, phía bắc giáp Lào và Myanma, phía Đông giáp Campuchia và
Vịnh Thái Lan, phía Nam giáp Malaysia, phía Tây giáp biển Andaman và
Mianma, là cửa ngõ đi các nước Đông Dương, Myanma và miền nam Trung
Quốc.
Thái Lan có diện tích khoảng 514.000 km2, rộng thứ ba Đông Nam Á,
sau Indonesia và Myanma, với bờ biển dài, tiếp giáp hai đại dương lớn là Thái

Bình Dương và Ấn Độ Dương. Theo thống kê đến tháng 7/2013, dân số Thái
Lan khoảng 67.448.120 người đứng thứ 21 trên thế giới và là nước đông dân thứ
tư Đông Nam Á, sau Indonesia (khoảng 250 triệu dân), Philippines (105 triệu)
và Việt Nam (92 triệu). Trong đó, có khoảng 75% dân số là người dân tộc Thái,
14% là người gốc Hoa và 3% là người Mã Lai, phần còn lại là những nhóm dân
tộc thiểu số như Môn, Khmer và các bộ tộc khác.
Thái Lan là một quốc gia quân chủ lập hiến đứng đầu là vua Bhumibol
Adulyadej lên ngôi từ năm 1946, vị nguyên thủ quốc gia tại vị lâu nhất trên thế
giới và vị vua trị vì lâu nhất trong lịch sử Thái Lan. Vua Thái Lan theo nghi thức
là nguyên thủ quốc gia, về danh nghĩa là người đứng đầu nhà nước, là tổng tư
lệnh quân đội và nhà lãnh đạo tinh thần Phật giáo của đất nước. Theo Hiến pháp
ngày 24/8/2007, Quốc hội Thái Lan là Quốc hội lưỡng viện, Hạ viện (cơ quan
lập pháp) gồm 480 ghế và Thượng viện gồm 150 ghế.
Đạo Phật được coi là quốc đạo của đất nước Thái Lan. Khoảng 95% dân
số theo Đạo Phật, ngoài ra có Đạo Hồi (4%), Thiên chúa giáo và các đạo khác
(1%).


5

Thủ đô Bangkok là trung tâm các hoạt động chính trị, thương mại, công
nghiệp và văn hóa của Thái Lan. Bangkok với diện tích 1.500 km² và dân số trên
6 triệu người. Với kiến trúc của những ngôi chùa Phật, cung điện tráng lệ và
phong cảnh sông nước, Bangkok được mệnh danh là “Venice của phương
Đông”. Bangkok cũng nổi tiếng là thiên đàng mua sắm ở Châu Á. Du khách có
thể tìm thấy nhiều trung tâm mua sắm bán các loại lụa, đá quý, đồ đồng, đồ
thiết, và vô số mặt hàng thủ công tinh xảo.
1.2.1.2. Nền kinh tế Thái Lan
Kinh tế Thái Lan là nền kinh tế lớn thứ hai ở khu vực Đông Nam Á, chỉ
sau Indonesia. Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới (World

Bank),GDPdanh nghĩa của Thái Lan năm 2015 đạt 397,475 tỷ USD, đứng thứ
32 trên thế giới, đóng góp 0,6% vào tổng GDP của kinh tế thế giới. Tốc độ tăng
trưởng GDP bình quân của Thái Lan giai đoạn 1993 – 2015 đạt 0,94%, cao nhất
vào quý I, năm 2012, lên tới 9,6%.
Biểu đồ 1.1: GDP danh nghĩa của Thái Lan giai đoạn 2010 - 2015
Đơn vị: tỷ USD

Nguồn: Ngân hàng thế giới
Theo đánh giá của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Thái Lan được xếp vào
nhóm các quốc gia có mức thu nhập trung bình cao.GDP bình quân đầu người
của Thái Lan tăng dần theo các năm. Năm 2014, GDP (danh nghĩa) bình quân
đầu người của Thái Lan đứng thứ 95 trên thế giới, đạt $5.445/người. Quy đổi
theo sức mua tương đương, GDP bình quân đầu người của Thái Lan đạt
$14.354/người, giữ vị trí thứ 81 trên thế giới.Đến năm 2015, GDP bình quân đầu
người của Thái Lan tăng lên $15.319/người (PPP) và $ 5.771/người (danh
nghĩa).


6

Vềthương mại quốc tế:
Cán cân thương mại của Thái Lan luôn đạt trạng thái thặng dư từ năm
1997 đến nay.
Biểu đồ 1.2: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại của
Thái Lan (1997 – 2014)

Nguồn: Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BOT)
Kinh tế Thái Lan là một nền kinh tế thị trường phụ thuộc vào xuất khẩu
với kim ngạch xuất khẩu chiếm hơn 60% GDP.Năm 2013, Thái Lan đã xuất
khẩu 239 tỷ USD, giúp cho quốc gia này đứng thứ 23 trong số các quốc gia xuất

khẩu lớn nhất thế giới. Trong 5 năm (2008 – 2013), xuất khẩu Thái Lan tăng
trưởng với tốc độ bình quân hằng năm là 4,6%, từ 191 tỷ USD năm 2008 đến
239 tỷ USD năm 2013. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Thái Lan là dệt
may, giày dép, thủy sản, gạo, cao su, đồ trang sức, ô tô, máy vi tính và thiết bị
điện tử. Hàng hóa của Thái Lan xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Trung Quốc
(11%), Mỹ (10,5%), Nhật Bản (9,6%), Malaysia (5,6%), Hongkong (5,5%),
Singapore (4,6%),…
Trong giai đoạn 2008 – 2013, nhập khẩu của Thái Lan tăng trưởng bình
quân 7%/năm, từ 165 tỷ USD vào năm 2008 lên 232 tỷ USD vào năm 2013, đưa
Thái Lan lên vị trí thứ 21 trong danh sách các quốc gia nhập khẩu lớn nhất thế
giới. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Thái Lan thuộc nhóm hàng hóa công
nghiệp và hàng hóa trung gian, nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng, nhiên liệu. Bạn
hàng nhập khẩu lớn của Thái Lan (năm 2014) là Trung Quốc (16,9%), Nhật Bản
(15,6%), Malaysia(5,6%), UAE (5,6%),…
Về đầu tư quốc tế:
Thu hút FDI luôn được coi là một trong những nhân tố kích thích quan


7

trọng đối với nền kinh tế Thái Lan. Chính phủ Thái Lan đã xây dựng một chính
sách ưu đãi để cho dòng vốn này phát huy được lợi thế. Thống kê cho thấy, FDI
vào Thái Lan đầu tư nhiều nhất là lĩnh vực công nghiệp, sau đó là thương mại,
bất động sản, xây dựng,…
Trước cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1996-1997, Thái Lan chỉ
thu hút được nguồn vốn FDI tương đương với 11% GDP của nước này. Tuy
nhiên, đến cuối năm 2013, con số này đã tăng lên 48%. Trong khi đó, dòng vốn
đầu tư ra nước ngoài của Thái Lan cũng tăng mạnh, từ mức tương đương 1%
GDP năm 1995 lên 15% vào năm 2013.
1.2.2. Khái quát về Việt Nam

1.2.2.1. Khái quát chung về Việt Nam
Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một dải đất hình chữ S,
nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, ở phía đông bán đảo Đông Dương, phía
bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia, phía đông nam trông ra
biển Đông và Thái Bình Dương. Bờ biển Việt Nam dài 3.260 km, biên giới đất
liền dài 4.510 km.
Việt Nam có diện tích 331.698 km², bao gồm khoảng 327.480 km² đất
liền và hơn 4.500 km² biển nội thủy, đứng thứ tư trong khu vực Đông Nam Á.
Dân số Việt Nam tính đến năm 2015 là trên 92 triệu người, xếp thứ ba trong khu
vực, chỉ sau Indonesia và Philippines.
Việt Nam là đất nước có 54 dân tộc. Mỗi dân tộc đều có tiếng nói và sắc
thái văn hoá riêng nhưng lại có chung một nền văn hoá thống nhất. Tính thống
nhất của nền văn hoá Việt Nam biểu hiện ở ý thức cộng đồng, gắn bó giữa các
dân tộc với nhau trong quá trình dựng nước và giữ nước. Tiếng Việt được sử
dụng là tiếng phổ thông, là công cụ giao tiếp chung của các dân tộc sống trên dải
đất Việt Nam.
Việt Nam có 63 tỉnh và thành phố. Thủ đô Hà Nội nằm ở phía Bắc đất


8

nước với dân số khoảng 6,45 triệu người, còn Thành phố Hồ Chí Minh ở miền
Nam là trung tâm đô thị lớn nhất cả nước với dân số ước tính 7,16 triệu người.
1.2.2.2. Tình hình kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường, phụ thuộc cao vào xuất khẩu
thô và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây là nền kinh tế lớn thứ 6 ở Đông Nam Á
trong số 10 quốc gia Đông Nam Á; lớn thứ 56 trên thế giới xét theo quy mô tổng
sản phẩm nội địa danh nghĩa năm 2013 và đứng thứ 128 xét theo tổng sản phẩm
nội địa danh nghĩa bình quân đầu người.
Bảng 1.1: GDP và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam (2011 – 2015)

Năm
2011
2012
2013
2014
2015

GDP
(nghìn tỷ đồng)
2.536,6
2.950,7
3.584,3
3.937,9
4.192,9

Tốc độ tăng trưởng kinh tế(%)
5,89
5,03
5,42
5,98
6,68

Nguồn: Tổng cục Thống kê
Trong 5 năm gần đây (2011 – 2015), Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá
ổn định, và thuộc những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của khu vực và
thế giới.
Về thương mại quốc tế:
Trong quá trình phát triển, kinh tế Việt Nam luôn chịu thâm hụt thương
mại dai dẳng từ năm 1990 đến năm 2011. Với những thay đổi trong chính sách
thương mại, cán cân thương mại Việt Nam lần đầu đổi chiều vào năm 2012 và

liên tiếp giữ được mức thặng dư trong ba năm 2012 – 2014.


9

Biểu đồ 1.3: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại của
Việt Nam (2011 – 2015)

Nguồn: Tổng cục Hải quan
Theo số liệu thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu vừa được Tổng cục Hải
quan công bố, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước năm 2015 đạt 327,76
tỷ USD, tăng 10% tương ứng tăng 19,69 tỷ USD năm 2014.
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu tiếp tục chuyển biến tích cực, với sự chuyển
dịch dần từ xuất khẩu nguyên liệu thô, sản phẩm khai khoáng sang các mặt hàng
gia công, chế tạo. Năm 2014, tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng
sản đạt 66,5 tỷ USD, chiếm 44,31% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, trong
đó: Mặt hàng điện thoại và linh kiện đạt 23,6 tỷ USD, chiếm 15,7%; điện tử,
máy tính và linh kiện ước đạt 11,4 tỷ USD và chiếm 7,6%.Các thị trường xuất
khẩu chính của Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng bất chấp bối cảnh kinh tế toàn
cầu ảm đạm. Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với
kim ngạch đạt 28,5 tỷ USD, tăng 19,6% so với năm 2013. Thị trường tiếp theo
là EU với 27,9 tỷ USD, ASEAN đạt 19,0 tỷ USD, Trung Quốc đạt 14,8 tỷ USD.
Kim ngạch nhập khẩu trong năm 2014 của một số mặt hàng phục vụ sản
xuất tăng cao so với năm trước, đứng đầu: Nguyên phụ liệu dệt may, giày dép
đạt 4,75 tỷ USD, chiếm 3,21%; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 22,46 tỷ
USD, chiếm 15,18%; vải các loại đạt 9,5 tỷ USD, tăng 14%, chiếm 6,42%; chất
dẻo đạt 6,3 tỷ USD, tăng 10,9%, chiếm 4,26%; hóa chất đạt 3,32 tỷ USD, tăng
9,5%, chiếm 2,24%; xăng dầu đạt 7,62 tỷ USD, tăng 9,3%, chiếm 5,15%. Về thị
trường hàng hóa nhập khẩu năm 2014, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu
lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước tính đạt 43,7 tỷ USD, tăng 18,2% so

với năm 2013. Đứng thứ hai là ASEAN, ước tính đạt kim ngạch 23,1 tỷ USD,


10

tăng 8,2%. Hàn Quốc đạt 21,7 tỷ USD, tăng 4,9%. Nhật Bản đạt 12,7 tỷ USD,
tăng 9,4%. Thị trường EU đạt 8,9 tỷ USD, giảm 5,9%.
Về đầu tư quốc tế:
Hoạt động đầu tư ra nước ngoài tại Việt Nam mới bắt đầu tăng tốc trong
vài năm trở lại đây. Nếu như giai đoạn 1989-1998 Việt Nam mới có 18 dự án
đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn đăng ký trên 13,6 triệu USD thì đến thời kỳ
1999-2005, số dự án ra nước ngoài là 131, với tổng vốn đăng ký đạt 731,4 triệu
USD, gấp 7 lần về số dự án và gấp 53 lần về tổng vốn đầu tư đăng ký so với thời
kỳ trước.Theo Cục Đầu tư nước ngoài, lũy kế đến 31-12-2014 đã có 930 dự án
đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn đầu tư là 19,78 tỷ USD.Có thể thấy các dự án
quy mô lớn tập trung trong các lĩnh vực viễn thông, nông - lâm nghiệp tập trung
tại Lào, Campuchia và một số nước thuộc châu Âu, châu Phi, phù hợp với các
lĩnh vực và địa bàn ưu tiên đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam. Đặc biệt, đã có
xu hướng đầu tư sang các thị trường mới nổi, nhiều tiềm năng.
Sau gần 30 năm mở cửa đối với đầu tư nước ngoài (FDI) kể từ khi ban
hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (29/12/1987), Việt Nam đã có những
thành công đáng kể trong việc thu hút FDI.Tính lũy kế đến hết năm 2014, tổng
số vốn đăng ký FDI Việt Nam thu hút được là 254,3 tỷ USD với 17.520 dự án,
trải rộng trên nhiều lĩnh vực, từ khai khoáng, nông lâm nghiệp đến công nghiệp
chế biến và các ngành dịch vụ như bất động sản, y tế, giáo dục, khách sạn,... Các
nhà đầu tư châu Á (Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Hong Kong)
trong nhiều năm liền đứng ở vị trí dẫn đầu đầu tư vào Việt Nam.Về cơ cấu thu
hút FDI theo ngành, công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng cao nhất (53,8%), tiếp
theo là dịch vụ bất động sản (20,9%), còn lại các ngành khác có tỷ trọng dưới
5%.

1.2.3. Giới thiệu chung về quan hệ Việt Nam – Thái Lan
Việt Nam và Thái Lan chính thức thiết lập mối quan hệ ngoại giao vào


11

ngày 6/8/1976. Từ năm 1991 đến nay, quan hệ hai nước phát triển mạnh, nhất là
sau khi Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN.Ngày 20-21/2/2004, Chính phủ
hai nước đã tiến hành cuộc họp Nội các chung lần thứ nhất tại thành phố Đà
Nẵng (Việt Nam) và tỉnh Na-khon Phan-nom (Thái Lan).
Sau đảo chính quân sự tại Thái Lan ngày 19/9/2006, mức độ hoạt động
trong quan hệ chính trị đối ngoại giữa hai nước có phần chững lại song quan hệ
hợp tác trong các lĩnh vực khác nhất là kinh tế thương mại và đầu tư vẫn phát
triển tốt. Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, kim
ngạch thương mại hai nước đến tháng 8/2009 đạt gần 3,4 tỷ USD, giảm 22,7%
so với cùng kỳ năm trước, trong đó Việt Nam xuất sang Thái Lan 808 triệu USD
và nhập gần 2,6 tỷ USD. Về đầu tư, tính đến tháng 8/2009, Thái Lan có 208 dự
án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký là 5,7 tỷ USD, đứng thứ 9 trong tổng số 88
quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam.
Việt Nam và Thái Lan là hai nước ASEAN đầu tiên thiết lập quan hệ Đối
tác chiến lược vào tháng 6/2013 và mối quan hệ này đã không ngừng phát triển
mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực.Hai bên cam kết đẩy mạnh hợp tác kinh tế, gia tăng
kim ngạch thương mại hai chiều mỗi năm lên 20% để đạt mục tiêu 15 tỷ USD
vào năm 2020; thúc đẩy sớm ký và triển khai Thỏa thuận hợp tác về lao động.
Theo đó, Thái Lan sẽ nhận lao động Việt Nam sang làm việc ở Thái Lan, đặc
biệt là trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng cường kết nối giao thông theo
trục hành lang Đông-Tây, trong đó có tuyến đường số 8 và số 12. Việt Nam cam
kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Thái Lan, khuyến khích các
doanh nghiệp Thái Lan đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, hóa dầu,
thăm dò và khai thác dầu khí.

Hai nước hợp tác tốt trong ASEAN, các diễn đàn khu vực và quốc tế. Thái
Lan mong muốn hai nước tăng cường hợp tác phát triển mạng giao thông kết nối
hai nước qua Lào và Campuchia. Chính phủ hai nước đã ký kết hơn 50 thỏa
thuận hợp tác, tạo cơ sở pháp lý nhằm thúc đẩy quan hệ song phương trên nhiều


12

lĩnh vực, tăng cường trao đổi đoàn cấp cao, từ đó nâng cao hơn nữa sự hiểu biết
và tin cậy lẫn nhau.


13

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM –
THÁI LAN
2.1. Quan hệ thương mại Việt Nam – Thái Lan trước năm 1995
2.1.1. Giai đoạn trước năm 1975
Đây là thời kỳ kháng chiến chống thực dân Mỹ của nhân dân ta. Ngay từ
những ngày đầu của cuộc kháng chiến, nhân dân và chính phủ Việt Nam do Chủ
tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ của Chính phủ
Thái Lan do Thủ tướng Luong Pardit đứng đầu. Cũng chính vì vậy hai nước là
“bà con láng giềng”.
Tuy nhiên, trong bối cảnh lịch sử lúc đó, cũng như tình hình chính trị của
Thái Lan có sự thay đổi, việc Mỹ viện trợ kinh tế, đầu tư trực tiếp cũng như xây
dựng căn cứ quân sự trên đất nước Thái Lan làm cho nền kinh tế Thái Lan phụ
thuộc nhiều hơn vào Mỹ, và với ý định biến Miền nam Việt Nam thành thuộc
địa kiểu mới của Mỹ dẫn đến quan hệ giữa Việt Nam và Thái Lan trong thời kỳ
này trở nên tồi tệ. Quan hệthương mại Việt Nam - Thái Lan diễn ra không đáng
kể, chủ yếu là với miền Nam Việt Nam.

Bảng 2.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Thái Lan (1972 – 1975)
(đơn vị: triệu USD)
Năm
Tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu

1972

1973

1974

1975

15,7

14,7

5,5

3,0

Nguồn: Hội thảo Việt Nam - Thái Lan truyền thống và hiện đại (1991)

2.1.2. Giai đoạn 1976 - 1979
Giai đoạnnàyThái Lan thực hiện tiến trình điều chỉnh đường lối ngoại
giao của mình. Quan hệ Việt Nam - Thái Lan chỉ tồn tại trong thời gian ngắn vì
ở Thái Lan đã diễn ra cuộc đảo chính (6/10/1976). Mãi tới tận ngày 20/10/1977
khi cuộc đảo chính do Tướng Kriangsak Chammanand lãnh đạo thắng lợi, quan
hệ Việt Nam - Thái Lan mới được cải thiện. Chính trong thời kỳ này Phó thủ



14

tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Duy Trinh và Thủ
tướng Phạm Văn Đồng đã đến thăm chính thức Thái Lan năm 1978. Hai bên đã
ký thoả thuận về hàng không, mậu dịch, hợp tác kinh tế và kỹ thuật. Điều này
thể hiện rõ quan điểm của chính phủ Việt Nam là muốn thiết lập và tăng cường
hơn nữa mối quan hệ hữu nghị với các nước trong khu vực nói chung và Thái
Lan nói riêng. Sau khi ký kết ngoại giao, hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt
Nam và Thái Lan đã tăng lên đáng kể.
Bảng 2.2: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Thái Lan (1976 –
1979)
(Đơn vị: triệu USD)
Năm
Tổng kim ngạch xuất
nhập khẩu

1976
1,61

1977
9,91

1978
9,96

1979
17,9


Nguồn: Hội thảo Việt Nam – Thái Lan truyền thống và hiện đại (1991)
2.1.3. Giai đoạn 1980 – 1989
Trong giai đoạn 1980 – 1985, do tác động của nhiều yếu tố chính trị, xã
hội phức tạp, đồng thời việc Hoa Kỳ áp dụng đặt cấm vận với Việt Nam đã làm
cho quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Thái Lan bị gián đoạn. Kim ngạch
xuất nhập khẩu hai chiều giữa hai nước chỉ có 18 triệu Baht, trong đó các công
ty Thái Lan xuất sang Việt Nam 9,5 triệu Baht, còn giá trị nhập về là 8,5 triệu
Baht.
Bảng 2.3: Buôn bán của Thái Lan với Việt Nam (1980 – 1984)
(Đơn vị: Triệu USD)
Năm
Xuất khẩu
Nhập khẩu

1980
1,323
0,486

1981
1,944
0,351

1982
0,945
0,567

1983
2,515
0,891


1984
1,719
1,323

Nguồn: Bản tin VNTTX 25/ 1/ 1986
Bước sang giai đoạn kế tiếp, năm 1986, Đại hội lần thứ VI của Đảng
Cộng sản Việt Nam đã đưa ra các chính sách đổi mới toàn diện đất nước, mà
trước hết là đổi mới trong lĩnh vực kinh tế, chuyển từ nền kinh tế chỉ huy sang


15

nền kinh tế thị trường.Về phía Thái Lan, trong giai đoạn những năm 1987 –
1989 cũng là giai đoạn nền kinh tế Thái Lan phát triển nhanh chóng, tăng
trưởng hàng năm đạt trên 10%, kim ngạch xuất khẩu tăng vọt.
Cải chính sách đổi mới kinh tế của Việt Nam và thực trạng phát triển kinh
tế - xã hội của Thái Lan đã thúc đẩy sự phát triển quan hệ thương mại giữa hai
nước. Từ năm 1989, khi nền kinh tế Việt Nam thực sự chuyển sang cơ chế thị
trường, quan hệ buôn bán giữa hai nước có bước nhảy vọt, mức tăng trưởng
mậu dịch năm 1989 tăng 384,6% so với năm 1988.
Bảng 2.4: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam- Thái Lan (1986-1989)
(Đơn vị: triệu USD)
Năm
Tổng kim ngạch

1986
4,7

1987
7,5


1988
13,0

1989
63,0

Nguồn: Vụ CA – TBD, Bộ Công thương
2.1.4. Giai đoạn 1990 – 1995
Kể từ năm 1992, sau chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Thái Lan
cùng với những biến đổi trong chính sách ngoại thương của Việt Nam đã tạo ra
những chiều hướng phát triển thuận lợi cho quan hệ buôn bán song phương Việt
Nam – Thái Lan, kim ngạch buôn bán giữa hai nước đã tăng lên nhanh
chóng.Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 1990 đạt 69,42 triệu USD và đến
năm 1995, con số này lên tới 101,3 triệu USD. Trong giai đoạn này, Việt Nam
chủ yếu xuất nguyên nhiên liệu và khoảng sản sang Thái Lan, trong đó gỗ và gỗ
sơ chế, song mây chiếm trên 70% kim ngạch, phế liệu chiếm 5,7%, da sống và
thuộc da chiếm 5,4 %, hải sản đông lạnh chiếm 4%, còn lại là các sản phẩm
khác như sản phẩm nhựa, hóa chất, giầy dép, tơ sợi và dệt may.
2.2. Quan hệ thương mại Việt Nam – Thái Lan sau năm 1995 đến nay
Từ năm 1995 đến nay đánh dấu một bước chuyển mới trong quan hệ của
giới kinh doanh hai nước, ngoài những ngành nghề truyền thống, đã có nhiều
lĩnh vực mới hợp tác hơn. Những tập đoàn trong kinh doanh xây dựng và vật


16

liệu xây dựng, tập đoàn Siam Cement, CP Group vẫn đứng đầu trong thiện chí
làm ăn với Việt Nam. Phía Thái Lan còn có chính sách đẩy mạnh quan hệ với
các nước láng giềng trong đó có Việt Nam. Hai nước đã cử nhiều đoàn cấp cao

sang mở rộng quan hệ kinh tế thương mại cho cả hai phía.
Đối với Việt Nam, Thái Lan là một trong những đối tác xuất nhập khẩu
lớn với tổng trị giá trao đổi thương mại luôn nằm trong 10 các quốc gia có quan
hệ thương mại lớn nhất với Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải
quan, trong năm 2013, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam
với Thái Lan đạt 9,17 tỷ USD, tăng 9,1% so với năm 2012. Trong đó, xuất khẩu
từ Việt Nam sang thị trường Thái Lan đạt 2,86 tỷ USD, tăng gần 9,2% và nhập
khẩu hàng hóa vào Việt Nam có xuất xứ từ Thái Lan đạt gần 6,32 tỷ USD, tăng
9,07%.
Tuy nhiên, cán cân thương mại giữa Việt Nam và Thái Lan trong những
năm qua luôn ở trạng thái không cân bằng với mức thâm hụt nghiêng về phía
Việt Nam. Trong năm 2013, mức thâm hụt trong quan hệ thương mại Việt –
Thái đạt mức 3,45 tỷ USD, cao gấp 1,2 lần so với con số xuất khẩu từ Việt Nam
sang Thái Lan và tăng 9,04% so với năm 2012.
Biểu đồ 2.1: Diễn biến thương mại Việt Nam – Thái Lan trong năm
2012, 2013 và 11T/2014

Nguồn: Tổng cục Hải quan
2.2.1. Xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan
2.2.1.1. Trị giá xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan
Giai đoạn 1995 – 2014, trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang
Thái Lan chiếm tỷ trọng khá cao trong số 10 nước ASEAN, đạt bình quân
13,13%/năm.


17


18


Bảng 2.5: Trị giá xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Thái Lan và
ASEAN (1995 – 2014)
Đơn vị:Triệu USD
Năm
Thái Lan
ASEAN
Tỷ trọng trị giá
XKHH Thái Lan so
với ASEAN (%)
1995
101,3
996,9
10,2
1996
107,4
1.652,8
6,5
1997
235,3
1.913.5
12,3
1998
295,4
1.945,0
15,2
1999
312,7
2.516,3
12,4
2000

372,3
2.619,0
14,2
2001
322,8
2.553,6
12,6
2002
227,3
2.434,9
9,3
2003
335,4
2.953,3
11,4
2004
518,1
4.056,1
12,8
2005
863,0
5.743,5
15,0
2006
930,2
6.632,6
14,0
2007
1.030,0
8.110,3

12,7
2008
1.288,5
10.337,7
12,5
2009
1.314,2
8.761,3
15,0
2010
1.182,8
10.364,7
11,4
2011
1.938,3
13.656,0
14,2
2012
2.832,2
17.426,5
16,3
2013
3.069,6
18.584,4
16,5
2014
3.475,5
19.118,3
18,2
Nguồn: Tổng cục Hải quan & Tổng cục Thống kê

Năm 1995, trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Thái Lan đạt
101,3 triệu USD, chiếm 10,2% trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị
trường ASEAN. Chỉ sau 10 năm (năm 2005), con số này tăng lên gấp 8,5 lần,
đạt 863,0 triệu USD. Năm 2007, việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức
của tổ chức Thương mại thế giới WTO đã đưa vị thế của Vệt Nam tăng lên
trong mối quan hệ với các đối tác thương mại, trong đó có Thái Lan. Chính vì
vậy, trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Thái Lan lần đầu cán mốc


19

trên 1 tỷ USD (1,03 tỷ USD). Đến năm 2014, một năm sau khi hai nước thiết
lập quan hệ Đối tác chiến lược (vào tháng 6/2013), Thái Lan trở thành thị
trường xuất khẩu hàng hóa lớn thứ hai của Việt Nam trong khu vực Đông Nam
Á (sau Malaysia), với 3,47 tỷ USD chiếm 18,2% trị giá xuất khẩu hàng hóa của
Việt Nam vào thị trường ASEAN, tăng 13,2% so với năm 2013.
Trong 5 năm gần đây (2010 – 2014) tỷ trọng trị giá xuất khẩu hàng hóa
của Việt Nam vào Thái Lan so với ASEAN ngày càng gia tăng (11,4% vào năm
2010 đến 18,2% năm 2014) cho thấy thị trường Thái Lan ngày càng trở thành
thị trường xuất khẩu tiềm nămg của Việt Nam trong khối ASEAN, bù đắp cho
những quốc gia đang có dấu hiệu giảm xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam như
Campuchia và Malaysia.
2.2.1.2. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan
Từ năm 1995 đến nay hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan đã có
sự thay đổi cả về cơ cấu và tốc độc tăng trưởng. Ngoài nhóm nguyên liệu sơ
chế, Việt Nam đã bắt đầu xuất khẩu sang Thái Lan các thiết bị điện, linh kiện
điện tử, quần áo, tơ sợi, giầy thể thao và hóa chất.


20


Bảng 2.6: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang Thái Lan (1999 –
2001)
Đơn vị: triệu USD
TT
1
2
3
4
5
6
7

Tên hàng
Thiết bị điện và phụ tùng
Dầu thô
Cà phê
Thủy hải sản
Than đá
Hàng dệt may
Các hàng hóa khác
Tổng KNXK

1999
168,5
44,67
31
18,4
11,3
1,78

45,96
321,7

2000
165,1
73
10,75
34,53
13,3
3,8
31,62
332,1

2001
168,4
38,8
0,115
26,87
16,96
5,97
68,685
525,8

Nguồn: Vụ CA – TBD, Bộ Công thương
Những năm gần đây, Thái Lan vẫn là một trong những thị trường xuất
khẩu lớn của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á. Những mặt hàng chính
Việt Nam xuất sang Thái Lan gồm: linh kiện vi tính, dầu thô, hải sản, than đá,
sản phẩm sắt thép, đồ da,…
Năm 2013, điện thoại các loại và linh kiện là mặt hàng lớn nhất được các
doanh nghiệp Thái Lan nhập khẩu từ Việt Nam với trị giá đạt 692 triệu USD,

tăng mạnh 75,3% so với năm 2012. Bên cạnh đó, một số mặt hàng khác như:
máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng; sắt thép các loại; máy vi tính, sản phẩm
điện tử và linh kiện,… cũng là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của các doanh
nghiệp Việt Nam sang Thái Lan trong các năm qua.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan Việt Nam, 11 tháng
đầu năm 2014 Việt Nam đã xuất khẩu sang Thái Lan 2,94 tỷ USD hàng hóa,
tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2013 và chiếm tổng trị giá xuất khẩu của cả
nước. Điện thoại các loại và linh kiện vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất với 23,5%
với trị giá 644,482 triệu USD, đứng thứ 13/36 quốc gia nhập khẩu mặt hàng này
từ Việt Nam.
Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu từ Việt
Nam sang Thái Lan 11T/2014


21

Nguồn: Tổng cục Hải quan
2.2.2. Nhập khẩu của Việt Nam từ Thái Lan
2.2.2.1. Trị giá nhập khẩu của Việt Nam từ Thái Lan
Trị giá nhập khẩu hàng hóa từ Thái Lan luôn gia tăng kể từ năm 1995.


22

Bảng 2.7: Trị giá nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam từ Thái Lan và
ASEAN (1995 – 2014)
Đơn vị: triệu USD
Năm

Thái Lan


ASEAN

1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014

439,8
494,5
575,2
673,5
561,8
810,9

792,3
955,2
1.282,2
1.858,6
2.374,1
3.034,4
3.744,2
4.905,6
4.471,1
5.602,3
6.383,6
5.791,9
6.283,4
7.902,8

2.270,1
2.905,5
3.220,5
3.344,4
3.290,9
4.449,0
4.172,3
4.769,2
5.949,3
7.768,5
9.326,3
12.546,6
15.908,7
19.567,7
16.461,3

16.407,5
20.910,2
20.820,3
21.287,1
22.971,9

Tỷ trọng trị giá NKHH Thái
Lan so với ASEAN (%)
19,37
17,02
17,86
20,14
17,07
18,23
18,99
20,03
21,55
23,92
25,46
24,19
23,54
25,07
27,16
34,14
30,53
27,82
29,52
34,40

Nguồn: Tổng cục Hải quan & Tổng cục Thống kê

Thái Lan là đối tác nhập khẩu lớn của Việt Nam trong khối ASEAN. Trong giai
đoạn 1995 – 2014, tỷ trọng giá trị hàng hóa nhập khẩu bình quân từ Thái Lan so
với ASEAN là 23,8%, chiếm hơn 1/5 giá trị hàng hóa Việt Nam nhập khẩu từ
khối ASEAN. Đến năm 2014, trị giá nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Thái
Lan đạt 7,9 tỷ USD, gấp 17 lần con số của năm 1995 và tăng 12,3% so với năm
2013, đưa Thái Lan lên vị trí dẫn đầu trong khu vực Đông Nam Á về trị giá
hàng xuất khẩu sang Việt Nam (34,4%).
2.2.2.2. Cơ cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Thái Lan
Giai đoạn từ năm 1995 đến đầu những năm 2000, cơ cấu hàng hóa nhập
khẩu từ Thái Lan chủ yếu là máy móc thiết bị, ô tô xe máy. Nhóm hàng nguyên
vật liệu phục vụ cho sản xuất cũng chiếm tỷ trọng khá lớn, chủ yếu là phân bón,
xăng dầu, sắt thép, xi măng,… là những loại hàng mà sản xuất trong nước chưa
đáp ứng được nhu cầu. Ngoài ra còn có một số hàng hóa khác như: sản phẩm


23

nhựa, sản phẩm cao su, hóa chất,…
Bảng 2.8: Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam từ Thái Lan (1999 –
2001)
Đơn vị: triệu USD
TT
1
2
3
4
5
6
7


Mặt hàng
Xe máy và phụ tùng
Xăng dầu
Sắt, thép và sản phẩm của sắt
thép
Hóa chất
Máy móc và thiết bị
Xi măng
Các hàng hóa khác
Tổng KNNK

1999
93,2
33,0
39,8

2000
132,0
100,9
56,9

2001
67,1
73,4
62,2

31,8
18,5
2,9
337,06

556,26

34,3
34,4
4,1
450,34
812,94

40,8
38,2
19,9
499,7
801,3

Nguồn: Vụ CA – TBD, Bộ Công thương
Những năm gần đây, cơ cấu hàng nhập khẩu từ Thái Lan có sự thay đổi.
Các mặt hàng của Thái Lan được nhập khẩu vào Việt Nam bao gồm: máy móc
thiết bị, dụng cụ và phụ tùng, chất dẻo nguyên liệu, hàng điện gia dụng và linh
kiện, ô tô nguyên chiếc các loại, linh kiện và phụ tùng ô tô,…
Trong năm 2013 các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu nhập khẩu mặt
hàng có xuất xứ từ Thái Lan bao gồm: máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng
(đạt 622 triệu USD, tăng 19,3% so với năm 2012); chất dẻo nguyên liệu (đạt
503 triệu USD, tăng 4,9% so với năm 2012); hàng điện gia dụng và linh kiện
(đạt 486 triệu USD, tăng 31,3% so với năm 2012),…
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan Việt Nam, 11 tháng
đầu năm 2014, trị giá nhập khẩu hàng hóa từ Thái Lanđạt 6,44 tỷ USD, tăng
12,2% so với cùng kỳ.
Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Thái
Lan vào Việt Nam 11T/2014



24

Nguồn: Tổng cục Hải quan

2.3. Đánh giá chung về quan hệ thương mại Việt Nam – Thái Lan
2.3.1. Những thành tựu đạt được
Quan hệ chính trị Việt Nam - Thái Lan ngày càng ổn định, mở đường
cho các quan hệ kinh tếđối ngoại phát triển. Việt Nam luôn ưu tiên vấn đề hợp
tác kinh tế với Thái Lan lên hàng đầu. Thái Lan không chỉ là nước trong khu
vực trong khối ASEAN mà kinh tế Việt - Thái có nhiều điểm khá tương
đồng.Quan hệ thương mại Việt – Thái đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ.
Giá trị xuất nhập khẩu luôn có xu hướng gia tăng, đóng góp không ít vào
GDP cũng như tốc độ tăng trưởng của Việt Nam. Về hợp tác thương mại, kim
ngạch thương mại giữa hai nước đạt 7,2 tỷ USD vào năm 2010 (tăng 19% so
với năm 2009). Trong năm 2014, giao thương giữa Thái Lan và Việt Nam đạt
11,62 tỷ USD (tăng 12,5% so với năm 2013).
Thái Lan là thị trường nhập khẩu cũng như xuất khẩu lớn của Việt Nam
trong khu vực Đông Nam Á. Năm 2010, Thái Lan giữ vị trí thứ 3 trong số các
nước ASEAN có quan hệ thương mại với Việt Nam, trong khi Việt Nam trở
thành đối tác thương mại lớn thứ 9 của Thái Lan. Những năm gần đây, Việt
Nam là thị trường nhập khẩu lớn thứ 11 của Thái Lan, trong đó hàng hóa Thái
Lan chiếm 20,4% trong tổng thị trường hàng nhập khẩu tại Việt Nam.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Những hạn chế
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, cùng với việc tận dụng các lợi thế rất hấp
dẫn của thị trường Thái Lan nhưng quan hệ thương mại Thái Lan – Việt Nam
còn bộc lộ nhiều hạn chế.



25

Kim ngạch xuất nhập khẩu còn rất thấp, chưa phản ánh đúng tiềm năng
của hai nước.Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia vẫn chiếm tỷ
trọng rất nhỏ trong kết quả thương mại của từng nước. Đối với Việt Nam, trị giá
trao đổi thương mại với Thái Lan chỉ chiếm 3,5% trong tổng kim ngạch xuất
nhập khẩu của cả nước trong năm 2013. Tỷ lệ này đối với Thái Lan là 1,9%.
Việt Nam tập trung xuất khẩu những mặt hàng nông lâm thô sơ nên tổng
giá trị xuất khẩu còn chưa cao. Đồng thời, việc nhập khẩu từ Thái Lan, Việt
Nam có nhu cầu lớn các loại xe ôtô, xe máy nguyên chiếc hay các dạng linh
kiện, nguyên vật liệu chất lượng cao phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa
hiện đại hóa đất. Tuy nhiên, cũng do các mặt hàng này luôn có giá trị lớn nên
làm cho kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam luôn rất cao, và kim ngạch xuất
nhập khẩu luôn trong tình trạng nhập siêu. Cũng từ đó làm giảm giá trị GDP cả
nước, tăng sự cạnh tranh của các hàng hóa trong nước.
2.3.2.2. Nguyên nhân
Thứ nhất, hệ thống pháp lý và chính sách về thương mại quốc tế của Việt
Nam còn nhiều hạn chế, chưa thống nhất, gây khó khăn cho cả doanh nghiệp
xuất nhập khẩu trong và ngoài nước. Đồng thời, chưa có nhiều chính sách ưu
đãi về thuế cho hàng hóa xuất nhập khẩu sang thị trường Thái Lan.
Thứ hai, chưa xác định rõ và có định hướng phát triển cho các ngành
hàng chủ lực xuất khẩu sang Thái Lan.
Thứ ba, công tác xúc tiến thương mại với thị trường Thái Lan chưa được
chú trọng.
Thứ tư, một số mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Thái Lan chưa đảm
bảo được chất lượng theo quy định.


×