Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA MALAYSIA GIAI ĐOẠN 2006 – 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.87 KB, 24 trang )

1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay trong xu hướng toàn cầu hóa kinh tế quốc tế mọi quốc qia đều mở rộng

cánh cửa và nỗ lực bắt tay làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới. Nhằm mục đích
thúc đẩy tăng trửơng kinh tế nhanh và bền vững. Nhưng để hoạt động hướng ngoại thành
công thì mỗi quốc gia đều phải tìm cho mình một hướng đi đúng. Mét trong những con
đường dẫn đến thành công của rất nhiều quốc gia đó là việc đẩy mạnh thu hut đầu tư trực
tiếp nước ngoài.
Malaysia là một nước có môt trường đầu tư hấp dẫn và thông thoáng nhất Đông
Nam Á. Theo số liệu điều tra, tổng giá trị đầu tư nước ngoài của Malaysia năm 2015 là
46,7 tỷ đô gấp đôi lượng vốn mà Việt Nam thu hút được. Vậy Malaysia đã có những
chính sách gì để thu hút được một lượng vốn lớn như vậy? Việt Nam chúng ta học được
những kinh nghiệm gì trong việc hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư nước ngoài? Chúng
ta sẽ nghiên cứu cụ thể chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Malaysia trong những
năm gần đây.
Hiện nay, Việt Nam tiếp tục xác định thu hút đầu tư nước ngoài là mục tiêu quan
trọng với định hướng thu hút công nghệ cao, công nghệ hỗ trợ, phát triển hàm lượng công


2
nghiệp, giá trị gia tăng cao. Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh với các quốc gia khác
trong thu hút đầu tư nước ngoài ngày càng gay gắt, để tăng khả năng hấp dẫn của môi
trường đầu tư tại Việt Nam đòi hỏi thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó việc
nghiên cứu, so sánh chính sách FDI của các quốc gia có những điều kiện, trình độ tương


đồng với Việt Nam là cần thiết. Bài viết xin trình bày nghiên cứu về chính sách thu hút
FDI tại Malaysia và một số kinh nghiệm cho Việt Nam . Chính vì vậy chúng tôi đưa ra đề
tài: “Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Malaysia giai đoạn 2006-2015.
Thực trạng và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

2.1.Mục đích
Đề tài đi vào phân tích các chính sách được Malaysia áp dụng trong những năm
qua để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, để thấy được những thành tựu, hạn chế từ đó đưa
ra các giả pháp trong chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong
những năm tới.

2.2.Nhiệm vụ



Phân tích các chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Malaysia.
Thống kê, so sách tổng hợp và đánh giá về nguồn vốn vào Malaysia trong những
năm vữa qua, từ đó đưa ra bài học kinh nghiêm và hướng đi cho Việt Nam.

3.Đối tượng và phạm vi đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài
của Malaysia.
• Phạm vi nghiên cứu: chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Malaysia
trong giai đoạn 2006-2015.


4.Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh nhằm phân
tích các chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Malaysia giai đoạn 2006-2015 và

đưa ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

5.Kết cấu của đề tài


3
Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo đề tài được chia
làm 4 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Chương 2: Giới thiệu chung về đất nước Malaysia.
Chương 3: Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Malaysia giai đoạn 20062015.
Chương 4: Một số khuyến nghị để hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài ở Việt Nam.

NỘI DUNG BÀI VIẾT
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẪN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH THU
HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.1.Khái niệm
Chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là tập hợp các chủ
trương, hoạt động của chính phủ nhằm thu hút vôn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của
nước ngoài để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên,
tạo việc làm cho người lao động và mở rộng xuất khẩu.

1.2. Mục tiêu
Tăng cường thu hút đầu tư có hiệu quả. Tăng quy mô đầu tư (ngoại tệ, công nghệ),
tăng thêm đóng góp vào khả năng xuất khẩu, và đóng góp phần quan trọng vào thu ngân
sách nhà nước (thuế, phí).
Việc thu hút FDI phải nhằm mục tiêu là nâng cao thu nhập và trình độ người lao
động thông qua tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động ở tất cả các trình độ. Học hỏi



4
thêm được nhiều kinh nghiêm trong các quản lý, sản xuất và cả thái độ làm việc nghiêm
túc của những nhà đầu tư nước ngoài.

1.3. Nguyên tắc
Đãi ngộ quốc gia tức là không có sự phân biệt giữa các chủ đầu tư nước ngoài về
chính sách thuế, môi trường đầu tư, chính sách sử dụng lao động, cùng nhiều ưu đãi khác.
Tính minh bạch và có thể dự đoán được. Qua việc thay đổi theo các chính sách
quốc tế vốn mang tính minh bạch, rõ ràng, cụ thể giúp cho các doanh nghiệp có thể dự
đoán được từ đó dễ dàng đưa ra các kế hoạch và chiến lược kinh doanh phù hợp nhất.
Đồng thời phải hạn chế tối thiểu những rủi ro có thể xảy ra.

1.4. Công cụ
1.4.1. Các công cụ tài chính


Công cụ thuế và các loại phí (thuế nội địa, thuế xuất nhập khẩu, thuế chuyển lợi

nhuận ra nước ngoài, phí thuê quyền sử dụng đất, sử dụng các dịch vụ hạ tầng)
• Công cụ điều tiếu vốn (Quy định về hình thức góp vốn, quy định về tỷ lệ góp vốn,
chính sách tín dụng, chính sách tỷ giá hối đoái)

1.4.2. Các công cụ phi tài chính







Xây dựng và thực hiện quy hoạch thu hút đầu tư nước ngoài
Quy định về thủ tục thẩm định và cấp giấy phép đầu tư
Quy định về đối tượng tham gia và lĩnh vực đầu tư
Quy định về thời gian tối đa của dự án đầu tư
Quy định về thủ tục và trách nhiệm của các bên tham gia giải phóng mặt bằng và

thực hiện đến bù.
• Quy định về tuyển dụng lao động
• Quy định về trách nhiệm xử lý ô nhiễm môi trường
• Quy định về đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐẤT NƯỚC MALAYSIA


5
2.1. Địa lý và đa dạng sinh học
Malaysia là quốc gia có diện tích lãnh thổ lớn thứ 67 trên thế giới gồm hai phần
đất liền là Tây Malaysia và Đông Malaysia. Về biên giới trên đất liền Tây Malaysia giáp
với Thái Lan, còn Đông Malaysia giáp với Indonesia và Brunei. Malaysia có biên giới
biển với Việt Nam và Philippin.
Malaysia là một quốc gia nhiệt đới, là một trong 17 quốc gia đa dạng sinh học siêu
cấp trên Trái Đất, với nhiều loài đặc hữu cao. Theo ước tính, Malaysia có 20% số loài
động vật trên thế giới. Mức độ loài đặc hữu cao được phát hiện tại các khu rừng đa dạng
ở vùng núi Borneo, các loài tại đây bị cô lập với các loài khác ở các khu rừng đất thấp.
2.2. Xã hội
Thủ đô của Malaysia là Kuala Lumpur với biểu tượng là tòa tháp đôi Petronas,
hay Petronas Twin.
Với ngôn ngữ chính là tiếng Bahasa Malaysia, tiếng Anh và tiếng Hán cúng được
sử dụng phổ biến. Trong đó, tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai được dùng nhiều nhất, khi
tiếng Anh đóng vai trò là ngôn ngữ giảng dạy toán và khoa học trong toàn bộ các trường

công ngay từ bậc tiểu học.
Malaysia là một đất nước đa sắc tộc, đa văn hóa, được mệnh danh là “một châu Á
thu nhỏ”. Sự đa dạng đó đã tạo nên một bức tranh đầy màu sắc với ba mảng màu lớn là
Malay, Trung Quốc và Ấn Độ.
Về tôn giáo, hiến pháp Malaysia đảm bảo quyền tự do tôn giáo, trong đó xác định
hồi giáo là quốc gia (61,3% theo Hồi giáo).
2.3. Kinh tế



Tiền tệ: Ringgit (Viết tắt là MYR).
Cơ sở hạ tầng: Malaysia có cơ sở hạ tầng phát triển nhất châu á. Hệ thống viễn
thông chỉ đứng sau Singapore tại Đông Nam Á. Malaysia có 7 cảng quốc tế, cảng
chính là cảng Klang. Malaysia có 200 khu công nghiệp cùng với các chuyên khu


6
như Khu công nghệ Malaysia, Khu công nghệ cao Kulim. Malaysia có 118 sân
bay trong đó 38 có đường băng được lát.
• Malaysia là một nền kinh tế thị trường định hường nhà nước tương đối mở. Nhà
nước đóng một vai trò quan trọng trong hướng dẫn hoạt động kinh tế thông qua
các dự án kinh tế vĩ mô, song vai trò này đang giảm xuống. Malaysia sở hữu một
trong những hồ sơ kinh tế tại Châu Á, GDP tăng trưởng trung bình 6.5%/năm
trong giai đoạn từ 1957 đến 2005. Năm 2011, GDP (PPP) của Malaysia là khoảng
450 tỷ USD, là nền kinh tế thứ trong ASEAN và lớn thứ 29 trên thế giới.
• Malaysia là nhà xuất khẩu hàng đầu các sản phẩm chế biến như chất bán dẫn, các
sản phẩm nghe nhìn, điện gia dụng, sản phẩm từ cao su và hóa chất oleo. Đồng
thời là một trong những nhà sản xuất dầu cọ, cao su tự nhiên, hạt ca cao, tiêu và ga
tự nhiên lớn nhất thế giới. Bên cạnh đó, chính phủ thúc đẩy sự gia tăng du lịch đến
Malaysia trong một lỗ lực nhằm đa dạng hóa kinh doanh và giảm sút sự phụ thuộc

vào hàng hóa xuất khẩu. Kết quả là du lịch trở thành nguồn thu ngoại tệ lớn thứ 3
của Malaysia.
2.4. Ngoại giao
Malaysia là một thành viên sáng lập của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN), Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) và cùng tham gia vào nhiều tổ chức quốc tế
Liên Hợp Quố, Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương và phong trào không
liên kết (NAM). Malaysia từng giữ chức chủ tịch ASEAN, OIC, NAM. Do là một cựu
thuộc địa của Anh Quốc, Malaysia cũng là một thành viên của Thịnh vượng chung các
quốc gia.
Chính sách ngoại giao của Malaysia về hình thức là dựa trên nguyên tắc hòa bình
với các quốc gia bất kể hệ thống chính trị của quốc gia đó. Hơn nữa, chính phủ cố gắng
khắc họa Malaysia là một quốc gia hồi giáo tiến bộ trong khi tăng cường quan hệ với các
quốc gia hồi giáo khác.


7
2.5. Giáo dục
Thu hút hơn 80000 sinh viên quốc tế trong năm 2010, ngành giáo dục của
Malaysia đã đạt được những tiến bộ quan trong trong thập kỷ qua và đang ghi dấu như
một trung tâm giáo dục chất lượng bậc nhất Đông Nam Á.
Malaysia có 20 trường đại học công, 24 trường kỹ thuật, 37 trường cao đẳng cộng
đồng công, 33 trường đại học tư, 4 chi nhánh của các trường đại học nước ngoài và
khoảng 500 trường cao đẳng tư. Cũng có nhiều cơ sở giáo dục đại học khác của Vương
quốc Anh, Mỹ, Úc, Canada, Pháp, Đức và New Zealand tổ chức các chương trình đào tạo
liên kết và nhượng quyền thông qua các mối quan hệ đối tác với các trường đại học và
cao đẳng của Malaysia.
Nhắc đến giáo dục thì Malaysia có chỉ số cạnh tranh về giáo dục đại học và đào
tạo tương đối cao trong khu vưc Đông Nam Á.
Bảng 2.1: Chỉ số cạnh tranh về giáo dục đại học và cao đẳng
Chỉ số cạnh tranh về giáo dục đại học và đào tạo(nguồn: Báo cáo chỉ số cạnh tranh của Diễn đàn kinh tế thế

giới WEF 2013-2014)
Giáo dục đại học và đào tạo
Quốc gia

Xếp hạng

Điểm số

Singapore

2

5.9

Malaysia

46

4.7

Brunei

55

4.5

Indonesia

64


4.3

Thái Lan

66

4.3

Philipines

67

4.3

Việt Nam

95

3.7


8
Lào

111

3.3

Campuchia


116

3.1

Mianma

139

2.5

CHƯƠNG 3. CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI CỦA MALAYSIA GIAI ĐOẠN 2006 – 2015
3.1. Mục tiêu của chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Malaysia




Phát triển và nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế
Khuyến khích xuất khẩu
Tạo điều kiện thuận lợi để khai thác và phát huy tốt nhất các lợi thế của mình về

các nguồn nội lực như: tài nguyên thiên nhiên, khí hậu, vị trí địa lý, nhân lực,…
• Phát triển công nghiệp công nghệ cao, tạo ra giá trị hay một số lĩnh vực mới (công
nghệ sinh học, quang điện tử, công nghệ không dây và vật liệu tiên tiến)
• Tăng thu nhập bình quân đầu người cụ thể theo mô hình Kinh tế Mới (NEM) là kế
hoạch kinh tế được công bố tháng 3/2010 với định hướng tăng gấp đôi thu nhập
bình quân đầu người vào năm 2020 tức là 15000 USD và FDI là nguồn lực không
thể thiếu để đạt được mục tiêu này.
3.2. Nội dung của chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Malaysia giai
đoạn 2006 – 2015


3.2.1. Các công cụ tài chính
1.Ưu đãi với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài-đặc biệt là các doanh nghiệp
xuất khẩu.


9
Nhằm tăng giá trị xuất khẩu, Malaysia áp dụng các ưu đãi như giảm 10% thuế giá
trị gia tăng cho sản phẩm xuất khẩu, giảm 5% giá trị nguyên liệu đầu vào nội địa để sản
xuất hàng xuất khẩu, cũng như chi phí quảng cáo, nghiên cứu thị trường.
2.Các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào những khu vực mới phát triển, sản xuất những
loại hàng được ưu tiên hay sử dụng trên 50% nguyên vật liệu địa phương để sản xuất
hàng xuất khẩu, hay có lượng vốn góp lớn được cấp tín dụng ưu đãi.
Cụ thể với mục tiêu tạo việc làm và khuyến khích đầu tư mở rộng của doanh
nghiệp FDI, Malaysia đã đưa ra điều kiện để được hưởng ưu đãi là lao động thường
xuyên từ 500 người trở lên hoặc vốn giải ngân đạt từ 25 triệu RM trở lên. Các doanh
nghiệp có vốn đầu tư lớn, khó thu hồi vốn trong thời gian ngắn có thể lựa chọn hình thức
ưu đãi thuế như giảm trừ thuế đối với vốn đầu tư (Investment tax allowance) hoặc giảm
trừ tái đầu tư (reinvestment allowance), theo đó doanh nghiệp có thể giảm trừ tới 60%
vốn đầu tư trong thời gian 10 năm. Số giảm trừ chưa hết có thể chuyển vào các năm tiếp
theo (không khống chế số năm).
Từ năm 2006 đến nay, nhằm khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất, các
ưu đãi cơ bản đối với các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất được thực hiện
trên nền chính sách “nhà đầu tư tiên phong”, “trợ cấp thuế đầu tư” sẽ được hưởng ưu đãi
thuế trong vòng 5 năm, kể từ ngày bắt đầu hoạt động với mức thuế suất 7,5% so với mức
thuế suất phổ thông là 25%. Cụ thể, các lĩnh vực sản xuất được áp dụng chính sách “nhà
đầu tư tiên phong” và “trợ cấp thuế đầu tư” bao gồm: chế biến sản phẩm nông nghiệp,
sản xuất các sản phẩm cao su, sản phẩm từ dầu cọ, hóa chất và hóa phẩm dầu khí, dược
phẩm, đồ gỗ, bột giấy, giấy và bảng giấy, các sản phẩm từ bông vải sợi, may mặc, các sản
phẩm sắt thép, kim loại không màu, máy móc, thiết bị và phụ kiện, các sản phẩm điện

điện tử, các thiết bị khoa học, đo lường chuyên nghiệp, các sản phẩm nhựa, thiết bị bảo
vệ.
3.Khuyến khích các các nhà đầu tư đầu tư vào các ngành công nghệ cao


10
Chính sách thuế TNDN của Malaysia có quy định về ưu đãi thuế đối với các
doanh nghiệp mở rộng , hiện đại hóa hoặc tự động hóa hoạt động sản xuất kinh doanh
hiện tại nhằm tạo ra sản phẩm hoặc sản phẩm liên quan trong cùng một ngành công
nghiệp, theo đó doanh nghiệp thuộc các trường hợp này được hỗ trợ tái đầu tư
(reinvestment allowance) tương đương 60% chi phí đầu tư. Phạm vi hỗ trợ tái đầu tư áp
dụng cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp thực hiện mở rộng,
hiện đại hóa hoặc đa dạng hóa cây trồng và các dự án nông nghiệp.
Chính phủ Malaysia ưu đãi giảm 100% thuế theo nhóm hoặc giảm tiêu chuẩn đầu
tư vào công nghệ sinh học. Các doanh nghiệp công nghệ sinh học có thể có lợi thế từ
những ưu đãi thuế như miễn thuế 10 năm cho những doanh nghiệp tiên phong, giảm thuế
nhập khẩu cho những thiết bị và vật liệu được duyệt, giảm thuế hai lần cho các chi phí và
đầu tư hạn định cho R&D…Malaysia xác định công nghệ sinh học là một trong những
ngành công nghệ then chốt để đưa Malaysia trở thành một quốc gia công nghệp công
nghệ cao vào năm 2020. Việc thành lập Ban Quản lý công nghệ sinh học Quốc gia
(National Biotech Directorat) và Thung lũng Sinh học (BioValley) cho thấy nghiên cứu
sinh học và phát triển ngành công nghệ sinh học được chú trọng rất nhiều ở Malaysia.
Cam kết của chính phủ: hình thành cơ quan chuyên trách giám sát quá trình phát triển của
ngành công nghệ sinh học của Malaysia, dưới sự bảo hộ của Thủ tướng và các Bộ trực
thuộc Chính phủ.
Bên cạnh công nghệ sinh học, công nghệ nano là một trong những ngành nóng ở
Malaysia. Nhận thức được sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ nano toàn cầu, trong kế
hoạch lần thứ 9 của Malaysia được khởi động vào năm 2006, công nghệ nano được đưa
vào kế hoạch 5 năm và là một trong 10 ngành ưu tiên.
4.Quy định về tỷ lệ góp vốn

Thực hiện biện pháp tự do hóa đầu tư nước ngoài mở của hoàn toàn cho ngành chế
tạo với FDI đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài trong nhánh chế tạo được
cạnh tranh tự do trên thị trường trong nước. Tuy nhiên, trong những lĩnh vực công nghệ


11
thấp như sản xuất bao bì bằng giấy, nhựa tổng hợp, sản xuất ống tiêm nhựa, chế tạo kim
loại,.. người nước ngoài không được quyền sở hữu 100% vốn.
Chính phủ cho phép người nước ngoài được mua tài sản chiến lược của quốc gia
như năng lượng, bất động sản,…và được quản lý một số sân bay của đất nước- điều này
vốn không được phép trước thời khi xảy ra khủng hoảng tài chính.
Các biện pháp tăng cường thu hút đầu tư vào các ngành ưu tiên được chính phủ
tiếp tục chú trọng hơn nữa trong kế hoạch ngân sách năm 2005, trong kế hoạch phát triển
kinh tế 5 năm lần thứ 9. Theo kế hoạch này, chính phủ cho phép sở hữu 100% vốn nước
ngoài trong các công ty hoạt động thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin, hủy bỏ những hạn
chế về số lượng các công ty phân phối nước ngoài, cho phép các công ty đa quốc gia
được phát hành trái phiếu bằng đồng Ringgit. Đến năm 2009, Malaysia cho phép thành
lập cơ sở 100% vốn đầu tư nước ngoài cho 27 ngành dịch vụ, bao gồm: Y tế, xã hội, du
lịch, giao thông và các dịch vụ liên quan tới máy tính,…
3.2.2. Các công cụ phi tài chính
1. Không có các biện pháp cấm, hạn chế xuất nhập khẩu các loại máy móc thiết bị và
nguyên vật liệu cần thiết cho hoạt động sản xuất để xuất khẩu.
2. Chính sách phát triển nguồn nhân lực
Nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực,
Malaysia đã cấp ưu đãi cho phép các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đào tạo
hướng nghiệp cho người lao động hoặc xây dựng các trường đào tạo.
Theo “Hội nghị khu vực về đào tạo nghề - đột phá chất lượng đào tạo nghề” từ
kinh nghiệm của Quỹ phát triển Nguồn nhân lực (HRDF) Malaysia đã đưa ra các mục
tiêu về phát triển nguồn nhân lực như sau:
Khuyến khích người sử dụng lao động trong lĩnh vực tư nhân, thực hiện đào tạo lại

và nâng cấp kỹ năng cho công nhân của họ
• Hỗ trợ trong việc phát triển nguồn nhân lực với những kỹ năng mới nhất và
chuyên biệt



12
Tạo ra lực lượng lao động có tay nghề cao và có trình độ thế giới, hướng tới kinh
tế có thu nhập cao
• Tăng năng suất lao động, hiệu quả và tăng cường khả năng quốc gia trên thị
trường toàn cầu


3. Quy trình thu hút đầu tư minh bạch và nhất quán
Quy trình thu hút FDI được tiến hành qua bảy bước cụ thể, đi từ việc nhắm vào
những ngành nghề, công ty và nhà đầu tư phù hợp với lợi thế cạnh tranh của Malaysia và
của từng vùng trong nước đến tạo ra một chương trình hỗ trợ về đất cho nhà đầu tư (gồm
hỗ trợ lựa chọn địa điểm, cung cấp thông tin về những nhà cung cấp và phân phối mà nhà
đầu tư có thể hợp tác trong vùng, phát triển một “ô bảo vệ hành chính địa phương” để hỗ
trợ về pháp lý, nguồn nhân lực, kiểm toán, tài chính và cả phong tục, tập quán), cuối cùng
là hỗ trợ thực tế nhà đầu tư triển khai việc đầu tư.
Quan trọng không kém là việc tiến hành các chiến dịch quảng cáo để thu hút đầu
tư. Có thể so sánh trang chủ của Cơ quan Đầu tư phát triển Malaysia (MIDA) (ở địa
chỉ: và trang của Bộ Kế hoạch - đầu tư Việt Nam
( Với phần giao diện chuyên nghiệp có tính
thẩm mỹ cũng như năm thứ tiếng và hai thứ tiếng tương ứng của hai trang, ngoài ra người
xem ở trang chủ của MIDA có thể tìm thấy “Các sự kiện sắp tới” và những hướng dẫn
chi tiết về khởi động đầu tư, quan điểm của chính quyền và nhất là các ưu đãi đầu tư.
Ngược lại, trang của Bộ Kế hoạch - đầu tư được trình bày lộn xộn và rất thiếu hấp dẫn
với nhà đầu tư, khi những thông tin cơ bản cho một doanh nghiệp FDI sẽ phải mất nhiều

thời gian và công sức để tìm kiếm hơn hẳn.
4.Tạo thuận lợi từ chính sách di chuyển, thủ tục thẩm định và cấp giấy phép đầu tư
Chính phủ Malaysia đã thực hiện chính sách một cửa trong cấp visa, cấp giấy phép
kinh doanh, giải quyết các thủ tục hàng chính,…nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian, giảm
bớt những phiền hà cho nhà đầu tư nước ngoài vào Malaysia.


13
Trước đây, thời hạn xin cấp giấy phép đầu tư thường kéo dài từ 1-3 tháng thì hiện
nay là 8 tuần.
Quy trình, thủ tục đầu tư tại Malaysia được thực hiện qua 2 bước
Bước 1: Nhà đầu tư nước ngoài đăng ký thành lập doanh nghiệp với ủy ban Doanh
nghiệp của Malaysia (CCM). Sau khi nhận được Giấy đăng ký doanh nghiệp, nhà đầu tư
phải thực hiện các thủ tục khác như mở tài khoản ngân hàng, đăng ký với cơ quan thuế
thu nhập của Malaysia và đăng ký để xin cấp giấy phép văn phòng từ cơ quan địa phương
nơi doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh.
Bước 2: Phê duyệt giấy phép đối với dự án thuộc lĩnh vực sản xuất. Để bắt đầu một dự án
sản xuất mới tại Malaysia, nhà đầu tư nước ngoài ngoài việc cần được CCM cấp giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh còn phải được Cơ quan phát triển đầu tư Malaysia
(MIDA) phê duyệt giấy phép sản xuất. Các công ty sản xuất với vốn góp cổ đông từ 2,5
triệu RM trở lên hoặc sử dụng từ 75 lao động toàn thời gian trở lên phải xin giấy phép
sản xuất.
Để bắt đầu một dự án sản xuất mới, nhà đầu tư nước ngoài cần có Giấy phép sản
xuất và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty sản xuất với vốn góp cổ đông từ
2,5 triệu RM trở lên hoặc sử dụng trên 75 lao động phải xin Giấy phép sản xuất. Tiêu chí
phê duyệt dự án đầu tư ở Malaysia được xây dựng dựa trên tỷ lệ vốn đầu tư cho mỗi lao
động (C/E). Các dự án có tỷ lệ C/E nhỏ hơn 55.000 RM được xác định là dự án sử dụng
nhiều lao động và do đó không đủ điều kiện cấp giấy phép sản xuất để nhận ưu đãi về
thuế.
Tuy nhiên, một dự án sẽ được xem là ngoại lệ so với quy định trên nếu đáp ứng ít

nhất một trong các tiêu chí sau: (i) giá trị gia tăng là 30% trở lên, (ii) có chỉ số MTS (tỷ lệ
cán bộ quản lý, kỹ thuật và giám sát trên tổng số nhân viên) từ 15% trở lên, (iii) dự án
liên quan đến các hoạt động hoặc sản xuất các sản phẩm trong "Danh sách các sản phẩm


14
và hoạt động được khuyến khích - Công ty công nghệ cao"; hoặc (iv) trước đây công ty
đã được cấp giấy phép sản xuất.
Cuối cùng, một công ty được cấp giấy phép muốn mở rộng năng lực sản xuất hoặc
đa dạng hóa sản phẩm của mình bằng cách sản xuất các sản phẩm bổ sung cũng cần gửi
đơn cho MIDA.
5.Cam kết đảm bảo về tài sản cho cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Để đảm vốn an toàn cho người nước ngoài chính phủ đã ký hơn 50 hiệp ước đảm
bảo đầu tư với cam kết không tước đoạt hoặc quốc hữu hóa vốn đầu tư nước ngoài, cho
phép các nhà đầu tư tự do chuyển lợi nhuận về nước.
3.3. Đánh giá chung của chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của
Malaysia giai đoạn 2006-2015

3.3.1. Thành tựu
Malaysia nổi bật là một trong những nước phát triển kinh tế thành công tại Châu Á
trong vài thập kỷ qua. Từ một nước nông nghiệp khi mới độc lập với sản phẩm cao su và
thiếc chiếm một nửa GDP, Malaysia đã trở thành một nước có nền kinh tế mở và đa
dạng. Malaysia hiện giờ là nền kinh tế giàu thứ hai trong khối ASEAN, đứng sau
Singapore. Malaysia đặt mục tiêu sẽ trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2020.

3.3.1.1. Về lượng vốn đầu tư
So với các nước trong khu vực Đông Nam Á, Malaysia là một trong những điểm
sáng về thu hút dòng vốn FDI với nhiều chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài
vào đây đầu tư. Có thể nói, năm 1990, dòng vốn FDI đầu tư vào nước này mới đạt 2,6 tỷ
USD nhưng đã nhanh nhanh chóng đạt mức 7, 3 tỷ USD vào năm 1996. Tuy nhiên, do

hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, dòng vốn FDI vào nước này năm 1998
và năm 2001 lần lượt giảm xuống còn 2,7 tỷ USD và 0,6 tỷ USD. Đến năm 2009, dòng
vốn này mới chỉ đạt 1,5 tỷ USD do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới


15
thế giới năm 2008. Nhưng đã nhanh chóng lấy lại đà tăng trưởng và đạt mức 12,2 tỷ USD
tổng số vốn đăng ký vào năm 2011 và đạt 46,7 tỷ USD trong năm 2015 gấp đôi lượng
vốn mà Việt Nam thu hút được trong năm 2015 là 24,1 tỷ USD

Hình 3.1: FDI đầu tư vào Malaysia giai đoạn 1990 – 2012 (tỷ USD)

3.3.1.2. Về đối tác đầu tư
Về đối tác đầu tư ở Malaysia, đến hết năm 2007, FDI vào nước này từ bốn khu
vực chính là Châu Âu (Hà Lan, Vương Quốc Anh, Nauy, Đức và Thụy Sỹ), Châu Á
(Singapore và Nhật Bản), Đảo Cribe (Đảo British Virgin và đảo Bermuda) và Bắc Mỹ
(Hoa Kỳ). Mười quốc gia này đóng góp tới 85% tổng số FDI ở Malaysia giai đoạn 20032007. Trong đó 3 quốc gia dẫn đầu trong đầu tư vào Malaysia là Nhật Bản (2003 và
2004), Mỹ (2005 và 2006) và Singapore (2007).


16
Bảng 3.1: Nhóm 10 quốc gia đầu tư lớn nhất vào Malaysia giai đoạn 2003-2007
Đơn vị: Tỷ Ringgit
Quốc gia
Singapore
Mỹ
Nhật Bản
Hà Lan
Vương quốc Anh
Tổng


2003
25,6
27,9
32,1
24,9
13,9
157,6

2004
30,1
29,3
33,7
18,2
16,6
164,7

2005
2006
2007
25,8
30,0
55,7
41,1
43,2
49,2
31,7
29,2
33,7
21,4

19,4
20,3
12,4
17,2
19,4
168,1
190,1
253,8
Nguồn: WWW.statistics.gov.my

Năm 2010, các nước và vùng lãnh thổ đầu tư chính vào Malaysia gồm: Nhật Bản
(804 triệu USD), Mỹ (771 triệu USD), Singapore (637 triệu USD), Hà Lan (402 triệu
USD) và Đài Loan (402 triệu USD)
3.3.1.3. Thành tựu về xây dựng chính sách
Malaysia đã xây dựng và không ngừng hoàn thiện hệ thống chính sách thu hút FDI
tương đối đồng bộ, thông thoáng, nhất quán và minh bạch đối với các nhà đầu tư nước
ngoài. Bên cạnh những cam kết bảo đảm sở hữu; tạo lập môi trường chính trị - xã hội ổn
định; nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật; chú trọng đào tạo phát triển nguồn nhân
lực; thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ… Malaysia còn có những
chính sách khuyến khích ưu đãi về thuế. Qua đó, đã tạo được môi trường đầu tư hấp dẫn
đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

3.3.2. Hạn chế


“Ưu đãi với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài-đặc biệt là các doanh
nghiệp xuất khẩu”. Chính sách này là một hình thức trợ cấp xuất khẩu. Khi gia
nhập WTO việc trợ cấp xuất khẩu đã bị cấm và việc vẫn tiếp tục áp dụng chính

sách này sẽ dễ bị phạt bởi các tổ chức quốc tế.

• “Cho hưởng ưu đãi với các doanh nghiệp có lao động thường xuyên từ 500 người
trở lên hoặc vốn giải ngân đạt từ 25 triệu RM trở lên”. Việc tạo ưu đãi này sẽ làm


17
giảm số lượng các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành có hàm lượng khoa học
công nghệ cao, làm giảm chất lượng dự án đầu tư.
• “Chính phủ cho phép người nước ngoài được mua tài sản chiến lược của quốc gia
như năng lượng, bất động sản,…Cho phép các công ty đa quốc gia được phát hành
trái phiếu bằng đồng Ringgit”. Việc này sẽ dễ dẫn đến sự thao túng của các doanh
nghiệp nước ngoài đối với thị trường trong nước, nhất là ở các lĩnh vực bất động
sản, tài chính khi cho họ trực tiếp nắm giữ các nguồn tài nguyên này.

CHƯƠNG 4. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ĐỂ HOÀN THIỆN
CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
CỦA VIỆT NAM
4.1. Tổng quan trong chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam
4.1.1. Hình thức đầu tư, hình thức pháp lý và chuyển nhượng vốn.
Luật cho phép 100% vốn nước ngoài ngay từ đầu nhưng sau một thời gian mới
thực sự cấp phép và chuyển một số liên doanh thành 100% vốn trong nước hoặc nước
ngoài.
Hình thức pháp lý: Công ty trách nhiệm hữu hạn là hình thức duy nhất cho đầu tư
nước ngoài.
Chuyển nhượng vốn: Từ năm 2001 việc phê duyệt hợp đồng chuyển nhượng vốn
đã được xoá bỏ, đồng thời liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài không còn
phải ưu tiên chuyển nhượng cho Việt Nam.
4.1.2. Thủ tục đầu tư
Các lần sửa đổi luật đã ngày càng tạo điều kiện thuận lợi hơn với thủ tục đơn giản
hơn, nhanh chóng hơn đối với nhà đầu tư nước ngoài. Việc cấp phép vừa theo ngành
nghề vừa theo quy mô dự án, quy hoạch. Tỷ lệ xuất khẩu bắt buộc đối với một số sản

phẩm công nghiệp đã được xoá bỏ và được thay bằng ưu đãi cấp phép theo chế độ đăng


18
ký. Việc thực hiện thủ tục cho thuê đất đã được chuyển từ Thủ tướng Chính phủ sang Uỷ
ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép cho thuê đất.
4.1.3. Phân cấp quản lý
Phân cấp trong việc cấp phép, quản lý được thực hiện bởi tất cả các địa phương
nhưng việc xác định trách nhiệm là không rõ ràng. Phân cấp tạo ra sự cạnh tranh thu hút
đầu tư bằng cách ban hành thêm các quy định quá mức, có lợi cho các nhà đầu tư nhưng
tạo ra sự khác biệt khá lớn trong việc thực hiện chính sách chung của trung ương.
4.1.4. Ưu đãi về tài chính
Hình thức ưu đãi bao gồm miễn giảm thuế nhập khẩu, thuế VAT, thuế thu nhập
doanh nghiệp (doanh thu), thuế chuyển lợi nhuận, tái đầu tư, chuyển lỗ và khấu trừ chi
phí, thuế bản quyền đối với chuyển giao công nghệ, ưu đãi theo ngành nghề, ưu đãi theo
địa bàn, ưu đãi thêm của địa phương: tiền thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, chi phí
hạ tầng do địa phương cung cấp, đào tạo nhân lực, cung cấp thông tin.
4.1.5. Ngoại tệ và vay vốn
Tiền đồng chưa được chuyển đổi tự do cho tất cả các giao dịch thương mại theo
yêu cầu của doanh nghiệp (kể cả trong nước).
4.1.6. Visa, giấy phép lao động và tiền lương
Đã miễn visa ngắn hạn cho các nước ASEAN, APEC, miễn visa cho người được
cấp thẻ APEC nhưng chưa thể xin cấp visa tại cửa khẩu. Quy định và thủ tục xin giấy
phép lao động khá phức tạp, nhất là các giấy tờ phải công chứng và chứng thực tư pháp.
Doanh nghiệp nước ngoài đã được tự tuyển lao động, không bắt buộc phải thông qua các
trung tâm giới thiệu việc làm.
4.1.7. Đất đai và tiền thuê đất
Tương tự như người Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài không có quyền sở hữu đối
với đất đai mà chỉ có quyền thuê đất với thời hạn tối đa là 16 70 năm. Đa số có thời hạn
20-30 năm. Thực tế nhà đầu tư nước ngoài phải trả tiền thuê đất đắt hơn nhà đầu tư trong

nước khoảng 20%.


19
4.1.8. Cung cấp hạ tầng
Cho đến nay vẫn thiếu một số hạ tầng cơ bản, nhất là điện, vận tải. Các dịch vụ
thiếu nhiều, giá cao, chất lượng thấp. Các nhà đầu tư phải tự giải quyết những dịch vụ
còn thiếu.
4.1.9. Giải quyết tranh chấp
Lúc ban đầu các tranh chấp trong đầu tư chỉ được giải quyết dựa trên Pháp lệnh về
hợp đồng kinh tế vốn có nhiều hạn chế về đối tượng áp dụng và thiếu các quy định chi
tiết về nghĩa vụ thực hiện hợp đồng, cách thức xử lý tranh chấp.
4.1.10. Đánh giá chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam
a, Ưu điểm

• Thủ tục đầu tư: Các lần sửa đổi luật đã ngày càng tạo điều kiện thuận lợi hơn với
thủ tục đơn giản hơn, nhanh chóng hơn đối với nhà đầu tư nước ngoài

• Có rất nhiều ưu đãi về các loại thuế, tiền thuê đất,…
b, Hạn chế

• Phân cấp quản lý : xác định trách nhiệm khó khăn
• Cung cấp hạ tầng: thiếu một số hạ tầng cơ bản, nhất là điện, vận tải. Các dịch vụ
thiếu nhiều, giá cao, chất lượng thấp

• Chưa có chính sách ưu tiên phát triển ngành trong từng tỉnh và khu công nghiệp
• Ít có định hướng thu hút FDI vào một số ngành, các ngành sản xuất tư liệu sản
xuất, các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học và vốn cao

• Chính sách nội địa hoá chưa thoả đáng



20
4.2. Nét tương đồng trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Malaysia và
Việt Nam


Vốn xuất phát là một nước nông nghiệp lạc hậu thiếu vốn đầu tư, không có những
khoản tiết kiệm nên đã tạo ra rất nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài để

thu hút thêm lượng vốn nhằm thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn của nghèo đói.
• Thuộc nhóm các nước ASEAN, là nước đang phát triển và có mức thu nhập trung
bình.
• Có nguyền tài nguyên thiên nhiên đa dạng phong phú như Malaysia có thiếc, dầu
cọ, cao su,... Việt Nam có dầu mỏ, than đá, và rất nhiều loại nông sản khác,.. đặc
biệt là cảnh quan thiên nhiên ưu đãi thuận lợi cho việc thu hút FDI vào ngành du
lịch.
• Vị trí giáp biển tạo ra sự dễ dàng cho việc lưu thông hàng hóa qua đường biển.
• Ngành công nghiệp (chế biến, chế tạo) vẫn là ngành chiếm tỷ lệ lớn nhất trong
tổng vốn FDI, tiếp đến là khu vực dịch vụ, khai thác đá và khoáng sản.
Ngành nông, lâm ngư và xây dựng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu FDI theo
ngành.
• Là đất nước đang trong quá trình mở cửa và hội nhập hóa nên có nhiều cải biến
trong chính sách thu hút đầu tư nước ngoài để phủ hợp hơn với nhưng yêu cầu của
quốc tế và cũng là để cạnh tranh với các quốc gia khác trong việc thu hút vốn FDI.
4.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài của Malaysia giai đoạn 2006 - 2015

4.3.1. Trong lĩnh vực đầu tư



Tập trung thu hút đầu tư vào các lĩnh vực như công nghiệp hiện đại, công nghệ
cao, công nghệ sinh học,...hạn chế thu hút FDI vào những ngành có giá trị gia tăng

thấp như khai khoảng, lắp ráp, gia công,...
• Tập trung vào những ngành sử dụng ít lao động và thay vào đó là và việc thu hút
dòng vốn vào nhưng ngành công nghệ máy móc dây chuyển hiện đại phù hợp với
điều kiện sản xuất trong nước. Bởi xét về dài hạn những lợi thế về lao động và tài
nguyên đang dần dần mất đi, vì thế chúng ta cần tạo ra những lợi thế mới từ tiềm


21
năng trí tuệ con người để phát triển ngành công nghiệp có hàm lượng chất xám
cao.

4.3.2. Về chính sách thu hút đầu tư nước ngoài


Xác định đầu tư nước ngoài là một nguồn lực cần được huy động và sử dụng hiệu
quả. Vì vậy, phải xây dựng chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài phù hợp theo
từng giai đoạn phát triển của quốc gia để đảm bảo nguồn lực này phục vụ tốt cho
phát triển sản xuất trong nước, thông qua thực hiện các biện pháp như: kêu gọi đầu
tư và chính sách ưu đãi đầu tư. Các cơ quan quản lý đầu tư tại hai quốc gia này có
cơ chế hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài trong thực hiện thủ tục đầu tư, đây là một
trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, cụ
thể là nên để Bộ kế hoạch và đầu tư là đầu mối hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện
các thủ tục hành chính và thực hiện chức năng điều phối trong quá trình nhà đầu tư
xin cấp các giấy phép khác (giấy phép sản xuất, giấy phép xây dựng nhà máy...).




Phải đẩy mạnh thu hút các dự án đầu tư công nghệ cao, dành các ưu đãi đầu tư đặc

biệt cho các loại dự án này.
• Việc quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài cần tập trung và thống nhất tại cơ
quan cấp trung ương không phân cấp cho chính quyền địa phương. Việc tập trung
này thuận lợi cho việc thực hiện cung cấp dịch vụ hành chính cho nhà đầu tư và
triển khai các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài cấp quốc gia.
• Trong quá trình triển khai dự án đầu tư, nhà đầu tư phải tuân thủ các tiêu chuẩn về
xây dựng, bảo vệ môi trường.

4.3.3. Về ưu đãi đầu tư
Đối với một số dự án mục tiêu, Chính phủ Việt Nam cần để Bộ kế hoạch và đầu tư
đàm phán trực tiếp gói ưu đãi đầu tư với nhà đầu tư. Vì vậy, trong một số trường hợp cần
đặc biệt thu hút đầu tư, Bộ kế hoạch và đầu tư có thể xây dựng những chính sách hỗ trợ
linh hoạt và tốt nhất cho nhà đầu tư.


22
4.3.4. Các biện pháp thúc đẩy thu hút FDI


Thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư một cách thường xuyên theo định hướng
vào các đối tác có tiềm năng đầu tư lớn. Các hoạt động này phải được thực hiện
một cách bài bản và thông qua một mạng lưới thống nhất do một cơ quan có thẩm

quyền cấp nhà nước quản lý.
• Cần đa dạng hóa các hoạt động xúc tiến đầu tư, nhưng tránh vận động tràn lan,
chồng chéo. Chúng ta không nên ngồi chờ các nhà đầu tư đến gõ cửa mà phải đi
gõ cửa các nhà đầu tư. Thực hiện công tác quảng bá hình ảnh cũng như môi

trường đầu tư của Việt na, trên các phương tiện thông tin đại chúng như sách báo,
internet,.. hay các hội thảo nước ngoài…
• Xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng như giao thông, điện, nước,…để thu hút đầu
tư.
• Chủ động đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức, kỹ năng, chuyên môn,...để tiếp thu
công nghệ cao, máy móc hiện đại đi vào nước ta qua các dòng vốn FDI.
• Xây dựng một nền chính trị ổn đinh, một môi trường đầu tư hấp dẫn tạo lòng tin ở
các nhà đầu tư, cải cách hệ thống hành chính theo xu hướng gọn nhẹ và linh hoạt
hơn. Nâng cấp hệ thống nhân hàng tài chính, mở rộng thị trường chứng khoán để
huy động và lưu chuyển nguồn vốn của các nhà đầu tư nước ngoài.

KẾT LUẬN

Trong quá trình hội nhập KTQT ngày nay, đòi hỏi mỗi quốc gia phải nhạy bén,
năng động, sáng tạo, khai thác tối đa hiệu quả nguồn vốn FDI, đẩy nhanh tốc độ phát
triển kinh tế xã hội, đóng góp nhiều hơn nữa vào sự nghiệp phát triển chung của đất
nước. Malaysia là quốc gia có vị trí địa lý thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội đồng
thời là quốc gia được biết đến với nền văn hóa đa dạng đã tạo ra những điều kiện thuận
lợi nhất định trong thu hút FDI giai đoạn 2006 - 2015. Thời gian qua chính sách thu hút
FDI của Malaysia đã đạt được những thành công quan trọng xét về số dự án và số vốn


23
FDI đăng ký, đóng góp trong việc bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế, tạo việc làm
và qua đó cải thiện mức sống cho một bộ phận lớn dân cư, góp phần chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa, đóng góp cho ngân sách của quốc gia,
…Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đạt được, chính sách thu hút ĐTTTNN tại
Malaysia cũng còn nhiều bất cập. Việt Nam và Malaysia cùng là 2 nước nằm trong khu
vực Đông Nam Á, có cùng xuất phát điểm là nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu. Qua
những kinh nghiệm của chính sách thu hút FDI của Malaysia thì chúng ta cũng rút ra

được một số bài học kinh nghiệm trong thu hút FDI của Việt Nam. Chương 4 của đề tài
đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm giải quyết các vấn đề còn tồn tại và góp
phần đẩy mạnh thu hút và sử dụng tốt hơn nguồn vốn FDI của Việt Nam. Những năm gần
đây, Việt Nam đã có nhiều cơ hội đồng thời cũng phải đối mặt với nhiều thách thức to
lớn, đặc biệt là phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt về thu hút FDI giữa các nước trong
khu vực. Sự ổn định về chính trị cùng với chính sách nhất quán và lâu dài “Việt Nam
muốn làm bạn với tất cả các nước” cùng với những lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội sẽ vẫn là thế mạnh cho môi trường đầu tư tại Việt Nam. Cùng với
những nỗ lực và quyết tâm thu hút FDI, hứa hẹn Việt Nam sẽ là điểm đến hấp dẫn đối với
các nhà đầu tư nước ngoài trong tương lai gần.

DANH MỤC THAM KHẢO

1. “Kinh nghiệm của Malaysia đối với Việt Nam trong chính sách thu hút đầu tư trực

tiếp nước ngoài”,
/>2. TS. Phạm Thái Hà, “Thu hút nguồn lực ngoại và bài học cho Việt Nam”,
/>

24
3. “Một số vấn đề về thu hút đầu tư nước ngoài tại Malaysia”,

4.






/>Các trang web sử dụng:

VN express, />Cafef.vn, />VnEconomy, />Tapchitaichinh.vn, />Web của “Bộ kế hoạch và đầu tư, cục đầu tư nước ngoài”,
/>


×