Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Tiểu luận về vấn đề thất nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.24 KB, 11 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Thất nghiệp là một hiện tượng kinh tế xã hội tồn tại ở nhiều thời kỳ,
nhiều xã hội.Thất nghiệp được xem là vấn đề trung tâm của các xã hội
hiện đại. Khi tỷ lệ thất nghiệp cao nó sẽ trực tiếp hay gián tiếp tác
động vào mọi mặt của đời sống xã hội.
Khi tỷ lệ thất nghiệp gia tăng thì một phần tài nguyên sẽ bị lãng phí,
thu nhập của người dân bị giảm sút. Về mặt xã hội, thất nghiệp gây ra
nhiều tổn thất nặng nề về con người, tâm lý và xã hội. Về mặt kinh tế,
khi tỷ lệ thất nghiệp tăng sẽ kéo theo sự gia tăng của tỷ lệ sản lượng bị
bỏ đi hoặc không sản xuất.
Cho dù, thât nghiệp gây ra rất nhiều những hậu quả xấu đối với xã
hội. Nhưng để yêu cầu một xã hội hoàn toàn không có thất nghiệp là
một vấn đề rất khó khăn. Vì vậy, Chính phủ luôn đưa ra các chính
sách, các biện pháp nhằm mục đích giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống đúng
bằng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Việc đưa ra các giải pháp nhằm hạ tỷ
lệ thất nghiệp là mối quan tâm của mọi quốc gia, mọi xã hội.
Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, vấn đề thất nghiệp và
các chính sách giải quyết việc làm đang là vấn đề nóng bỏng, bức
bách được toàn xã hội quan tâm. Đối với nước ta là một nước có dân
số đông thì vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động đang gặp
rất nhiều khó khăn. Đặc biệt là trong những năm gần đây, khi đất nước
đang vươn mình đổi mới thì tình trạng thất nghiệp lại ngày càng trở
nên nhức nhối. Nhất là đối với thế hệ sinh viên, khi mà số sinh viên
sau khi ra trường bị rơi vào thất nghiệp năm nay luôn cao hơn năm
trước.
Trong bài viết này, em xin được trình bày một số quan điểm của bản
thân vềthất nghiệpở nước ta. Tuy nhiên, do lượng kiến thức và thời
gian có hạn nên bài viết của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót,
mong cô hướng dẫn và bổ sung thêm để bài viết sau em có thể thực
hiện tốt hơn.


1

1


2

2


I. Lý thuyết thất nghiệp
1. Các khái niệm về thất nghiệp
Trong thực tế, không phải mọi người đều muốn có việc làm. Vì vậy
không thể nói rằng những người không có việc làm đều là những
người thất nghiệp. Để có cơ sở xác định thất nghiệp và tỷ lệ thất
nghiệp một cách đúng đắn, chúng ta cần phải phân biệt một số khái
niệm sau.
-

-

-

-

Người thất nghiệp là những người hiện chưa có việc nhưng mong
muốn và đang tìm kiếm việc làm.
Người có việc làm là những người đang làm trong các cơ sở kinh
tế, văn hóa, xã hội, trong lực lượng vũ trang và trong cơ quan nhà
nước.

Ngoài những người có việc làm và thất nghiệp, những người còn
lại trong độ tuổi lao động được coi là không nằm trong lực lượng
lao động bao gồm: người về hưu, đi học, nội trợ gia đình, những
người không có khả năng lao động do đau ốm, tàn tật và một bộ
phận không muốn tìm việc làm vì những lý do khác nhau.
Những người trong độ tuổi lao động là những người ở độ tuổi có
nghĩa vụ và quyền lợi lao động theo quy định đã ghi trong hiến
pháp.
Lực lượng lao động là những người đang trong độ tuổi lao động đã
có hoặc chưa có việc làm nhưng đang tìm kiếm việc làm.

2. Tỷ lệ thất nghiệp
Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ phần trăm số người thất nghiệp so với
tổng lực lượng lao động.
- Tỷ lệ thất nghiệp là chỉ tiêu phán ánh khái quát tình trạng thất
nghiệp của một quốc gia
3. Các loại thất nghiệp
a, Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp
Việc tìm hiểu nguồn gốc thất nghiệp có ý nghĩa phân tích sâu sắc về
thực trạng thất nghiệp, từ đó đưa ra các phương án giải quyết.
- Thất nghiệp cổ điển (thất nghiệp tiền công thực tế): xảy ra khi tiền
lương được ấn định không bởi các lực lượng thị trường mà cao
hơn mức tiền lương thực tế cân bằng của thị trường.
-

3

3



-

-

Thất nghiệp cơ cấu: do người lao động và ngời thuê không tìm
được nhau do khác biệt về địa lý, thiếu thông tin…
Thất nghiệp chu kỳ (thất nghiệp Keynes): ở thời kỳ suy thoái sản
xuất đình trệ, cầu lao động giảm không những không tuyển thêm
lao động mà còn một số lao động bị cắt giảm biên chế, dẫn đến
thất nghiệp. (Theo kinh nghiệm của các nhà kinh tế, khi sản xuất
xã hội giảm 1% so với khả năng thì thất nghiệp sẽ tăng 2%).
Thất nghiệp ma sát: là tạm thời do lao động đang tìm công việc mà
họ kỳ vọng, chứ không phải là không thể tìm được việc làm.
Thất nghiệp trá hình: lao động không được sử dụng hết, không
đúng với kỹ năng của mình.
Thất nghiệp ẩn: là thất nghiệp không được báo cáo.

b, Phân theo loại hình thất nghiệp
Một trong những vấn đề mà các nhà quản lý rất quan tâm là số thất
nghiệp tập chung ở đâu, bộ phân dân cư nào, ngành nghề nào.Cần
phải biết những điều đó để hiểu rõ đặc điểm,tính chất,mức độ tác hại
của thất nghiệp trong thực tế.
Thất nghiệp chia theo vùng lãnh thổ (thành thị - nông thôn).
Thất nghiệp chia theo giới tình (nam – nữ).
Thất nghiệp chia theo dân tộc, chủng tộc.
Thất nghiệp chia theo ngành nghề.
Thất nghiệp chia theo lứa tuổi (tuổi – nghề).

-


Thông thường ở trong xã hội thì tỷ lệ thất nghiệp ở nữ giới thường
cao hơn nam giới, tỷ lệ thất nghiệp ở người trẻ tuổi thường cao hơn
so với những ngời lớn tuổi có tay nghề cao.
c, Phân loại theo lý do thất nghiệp
Bỏ việc: một số người từ bỏ công việc hiện tại của mình vì nhiều
lý do như cho rằng lương quá thấp, điều kiện làm việc chưa tốt…
- Mất việc: một số lao động bị sa thải do doanh nghiệp thu hẹp sản
xuất, cắt giảm biên chế.
- Mới vào: là những người mới được bổ sung vào lực lượng lao
động nhưng chưa tìm được việc làm. Ví dụ như sinh viên mới tốt
-

4

4


nghiệp ra trường và chưa tìm được việc làm, thanh niên đến tuổi
trưởng thành nhưng chưa tìm được việc làm.
- Quay lại: là những người đã từng có việc làm, sau đó thôi việc và
thậm chí còn không đăng ký thất nghiệp, nay muốn quay lại làm
việc nhưng chưa tìm được việc làm.
Một người lao động không thất nghiệp vĩnh viễn, người ta sẽ ra khỏi
đội quân thất nghiệp theo các cách khác nhau. Một số người may mắn
tìm được việc làm, một số khác thì quyết định từ bỏ việc tìm kiếm
công việc và hoàn toàn rút ra khỏi lực lượng lao động . Dù trong
nhóm rút lui hoàn toàn này có một số người do điều kiện bản thân
vốn không phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động, nhưng đa
phần trong số họ không hứng thú làm việc, họ chán nản về triển vọng
có thể tìm đựoc việc làm và từ đó họ quyết định không làm việc nữa.

Như vậy số người thất nghiệp không phải là con số cố định mà là con
số mang tính thời điểm . Nó luôn biến đổi không ngừng theo thời
gian .Thất nghiệp là một quá trình vận động từ có việc, mới trưởng
thành trở lên thất nghiệp rồi ra khỏi trạng thái đó . Người ta ví dòng
lưu chuyển thất nghiệp giống như một bể nước với dòng vào là số
người thất nghiệp còn dòng ra là số người tìm được việc mới.
II. Tác động của thất nghiệp đến kinh tế & xã hội
1. Tiêu

cực
Thất nghiệp được xem như một thực tế nan giải của mọi quốc gia
có nền kinh tế thị trường, cho dù quốc gia đó có trình độ kém phát
triển hay phát triển cao. Vì vậy thất nghiệp đã và đang là mối quan
tâm trọng điểm của toàn xã hội và Việt Nam cũng không phải là
một ngoại lệ.
Thất nghiệp mang đến rất nhiều hệ lụy cho đời sống , kinh tế và xã
hôi.
• Đối với kinh tế, thất nghiệp tăng khiến cho sản lượng nền kinh
tế bị sụt giảm, một phần không nhỏ tài nguyên thiên nhiên bị
lãng phí do không được khai thác và sử dụng kịp thời. Theo
định luật Okun: “Khi tỷ lệ thất nghiệp tăng 1% thì sản lượng
thực tế giảm 2% so với sản lượng tiềm năng”. Thất nghiệp tăng
có nghĩa là lực lượng lao động xã hội không được huy động vào

5

5


sản xuất kinh doang tăng lên; là sự lãng phí lao động xã hội –

nhân tố cơ bản để phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời khi tỷ lệ
thất nghiệp càng cao thì Chính phủ càng phải tăng chi tiêu cho
trợ cấp, khiến chi tiêu Chính phủ dành cho đầu tư bị giảm, càng
khiến nền kinh tế trở nên suy thoái hơn.
• Đối với xã hội, tình trạng thất nghiệp gia tăng dẫn đến nhiều bất
ổn trong xã hội như: bãi công, biểu tình đòi quyền làm việc…;
các hiện tượng tiêu cực trong xã hội cũng tăng lên như trộm
cắp, cướp giật, nghiện hút, mại dâm. Sự ủng hộ của người lao
động đối với nhà cầm quyền cũng bị suy giảm…từ đó, có thể có
những xáo trộn về xã hội, thậm chí dẫn đến biến động về chính
trị.
Ví dụ: đối với thanh niên vừa mới đủ tuổi lao động nhưng chưa có
việc làm, sẽ dễ sinh ra nhàn dỗi và sa vào những tệ nạn xã hội như
hút chích, cướp giật, trộm cắp… Còn đối với những người trưởng
thành, đã có gia đình thì thất nghiệp thường dẫn đến tâm lý bất ổn,
phẫn uất. Có thể gây ra đổ vỡ gia đình, tự tử…


Đối với cá nhân, thất nghiệp hạn chế sự giao tiếp với những
người lao động khác, tiêu tốn thời gian một cách vô nghĩa,
không có khả năng chi trả, mua sắm vật dụng thiết yếu cũng
như hàng hóa tiêu dùng. Tác động trầm trọng hơn đối với những
người phải gánh vác gia đình, nợ nần, đang chi trả chi phí chữa
bệnh… Thất nghiệp còn gây ra các tổn thương tâm lý, dẫn đến
các hậu quả xấu như tệ nạn xã hội, tự tử, suy giảm chất lượng
sức khỏe.

Ví dụ: Theo một nghiên cứu thì cứ tăng 1 điểm kéo dài trong tỷ lệ
thất nghiệp quốc gia, giả sử 6-7% thì sẽ dẫn đến trung bình 920 vụ
tự tử, 648 vụ giết người, 20240 vụ trụy tim hoặc đau tim, 495 vụ

chết vì xơ gan, 4227 ca phải vào bệnh viện tâm thần, 3340 trường
hợp phải vào tù.
2.

6

Tích cực
Theo kinh tế học thì thất nghiệp gia tăng tương quan với áp lực
làm giảm tỷ lệ lạm phát (minh họa bằng đường cong Philips). Một
tỷ lệ thất nghiệp vừa phải sẽ giúp cả người lao động và chủ sử
6


dụng lao động. Người lao động có thể tìm được những cơ hôi việc
làm khác phù hợp với khả năng, mong muốn và điều kiện cư trú
của mình. Còn với chủ sử dụng lao động, tình trạng thất nghiệp
giúp họ tìm được người lao động phù hợp, tăng sự trung thành của
nguời lao động. Do đó, ở một chừng mực nào đó, thất nghiệp đưa
đến tăng năng suất lao động và tăng lợi nhuận. Không những thế,
nỗi lo thất nghiệp còn khiến cho lao động tích cực học hỏi, nâng
cao trình độ, chăm chỉ làm việc hơn để đảm bảo không bị rơi vào
thất nghiệp.
III. Thực trạng sinh viên thất nghiệp sau khi tốt nghiệp ra trường
ở Việt Nam
Từ ngày đất nước ta có sự đổi mới về kinh tế, chuyển từ nền kinh tế
tập trung sang cơ chế thị trường nhiều thành phần, tự do cạnh tranh và
phát triển đã mang lại nhiều mặt tích cực. Trong đó, mặt tích cực
đáng chú ý nhất có lẽ phải nói đến việc nỗ lực vươn lên của lớp thanh
niên mới để có thể đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi của công
việc. Sự mở rộng, phát triển của kinh tế thị trường thật sự đã mở ra rất

nhiều cơ hội việc làm cho những sinh viên có khả năng, năng lực và
linh hoạt. Nhưng không phải tất cả sinh viên sau khi tốt nghiệp ra
trường đều có thể tìm được việc làm. Dẫn đến một bộ phân sinh viên
khá lớn bị rơi vào thất nghiệp.
Theo bản tin cập nhật thị trường lao động quý I-2014 do Bộ LĐTB&XH cùng Tổng cục Thống kê công bố vào 21/3, đã có thêm
72.000 lao động thuộc nhóm trình độ ĐH, CĐ bị thất nghiệp so với số
thất nghiệp quý IV-2012. Cũng theo bản tin này, tỷ lệ thất nghiệp ở
nhóm có trình độ CĐ cao gấp 4 lần, nhóm có trình độ ĐH trở lên cao
gấp 3 lần tỷ lệ đối tượng thất nghiệp khác. Đáng chú ý hơn là nhóm
thanh niên độ tuổi từ 20 – 24 tốt nghiệp CĐ và ĐH trở lên (sinh viên
mới tốt nghiệp ra trường) có tỷ lệ thất nghiệp rất cao, lên tới 20,75%.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng quan trọng
nhất là chất lượng đào tạo ở các trường CĐ-ĐH chưa cao nên lao động
mới tốt nghiệp đa số chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Những năm gần đây, sự nâng cấp và thành lập mới các trường ĐH-CĐ
7

7


một cách nhanh chóng về số lượng nhưng chất lượng đào tạo lại
không được như yêu cầu đề ra. Đã dẫn đến kết quả một bộ phân không
hề nhỏ sinh viên sau tốt nghiệp không đáp ứng được yêu cầu tuyển
dụng của doanh nghiệp. Theo một số thống kê, đến 6/2014 số trường
ĐH-CĐ ở nước ta là 433, số trường công lập là 347 và ngoài công lập
là 86. Với số lượng “hùng hậu” như vậy nhưng chất lượng lại có phần
“yếu ớt”. Theo PGS-TS Bùi Anh Tuấn: “ 2007-2013 cả nước ta đã
nâng cấp, thành lập mới 133 trường ĐH-CĐ. Trong đó số trường
Trung cấp nâng lên CĐ là 59, số trường CĐ nâng lên ĐH là 49”. Rất
nhiều các trường Trung cấp “đội mũ” CĐ, CĐ lại “đội mũ” ĐH dẫn

đến chất lượng tuyển sinh đầu vào quá thấp, hoạt động không hiệu
quảgây lãng phí ngân sách và nhân lực.
Mặt khác, sự chuyển dịch mô hình, cơ cấu kinh tế khiến cho cung và
cầu lao động thay đổi, trong khi đó các ngành đào tạo trong nhà
trường chưa bắt kịp được xu thế sử dụng lao động của doanh
nghiệp.GS. TSKH Nguyễn Minh Đường - Ủy viên Hội đồng quốc gia
giáo dục và phát triển nhân lực cho biết: “Đúng là đào tạo chưa đáp
ứng được nhu cầu nhân lực của xã hội. Hiện nay hàng vạn học sinh,
sinh viên tốt nghiệp không có việc làm trong khi đó các doanh nghiệp
đang cần rất nhiều công nhân nhưng không tuyển dụng được. Ngược
lại phải tuyển lao động, công nhân, kỹ sư nước ngoài đó là một
nghịch lý vì hiện nay 2 bộ phận đào tạo và tuyển dụng của chúng ta
đang tách rời nhau, đào tạo một nơi, sử dụng một nẻo. Ở nhiều nước,
muốn xây dựng một nhà máy hay phát triển một ngành sản xuất, họ
phải có kế hoạch phát triển nhân lực từ trước đó ba bốn năm để tự
đào tạo hoặc đặt hàng cho các cơ sở đào tạo.Ở nước ta, các cơ quan
quản lý nhân lực của cả nước, của từng địa phương cũng như các
doanh nghiệp chưa đưa ra được kế hoạch phát triển nhân lực theo
các ngành nghề và trình độ trong từng kế hoạch 5 năm, nên đào tạo
không thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng nhân lực. Vì vậy, Nhà nước
phải đứng ra chủ trì xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực 5
năm. Khi đó, bên đào tạo mới biết được chứ cứ hô hào đào tạo đáp
ứng nhu cầu xã hội nhưng nhu cầu đào tạo xã hội như thế nào thì
chưa ai biết”.(Trích báo Dân trí)
8

8


Bên cạnh đó, việc thiếu công khai, minh bạch thông tin tuyển dụng

phần nào hạn chế khả năng tiếp cận, tìm kiếm việc làm của nhóm lao
động này.Như vậy, “cơ chế” tìm việc theo kiểu “nhất hậu duệ, nhì
quan hệ, ba tiền tệ” như GS Hoàng Tuỵ đã tổng kết, cũng góp phần
làm gia tăng số lượng cử nhân thất nghiệp. Để thay đổi, chắc chắn
không phải là việc của riêng ngành giáo dục.
Về phía sinh viên hiện nay rất nhiều đối tượng chọn trường đại học
nhưng không có sự định hướng cho khả năng của đầu ra sau này mà
chỉ chọn như một cái “mốt” với những nghành đang “hot” như tài
chính, ngân hàng, bưu chính viễn thông…Đây là một tư tưởng tiêu
cực có ảnh hưởng không tốt tới quá trình phát triển kinh tế –xã hội,
gây ra tình trạng thừa thiếu bất hợp lý. Vả lại tâm lý hiện nay của
nhiều bậc phụ huynh là bắt buộc phải vào được đại học. Phải nói rằng
có được tấm bằng đại học để ra nghề là một điều rất cần và quan
trọng. Nhưng chúng ta cũng cần biết rằng đại học chưa phải là con
đường duy nhất để lập nghiệp. Bên cạnh đó tình trạng sinh viên sau
khi ra trường thiếu kỹ năng sống , khả năng giao tiếp bằng tiếng anh
kém, thiếu kinh nghiệm và khả năng ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn
đang rất phổ biến. Theo số liệu thống kê của Viện Khoa học Giáo dục
Việt Nam cho biết 83% sinh viên sau khi ra trường bị các nhà tuyển
dụng đánh giá là thiếu kỹ năng sống. Kỹ năng sống là vô cùng quan
trọng khi sinh viên đi làm, nhưng không phải ai cũng quan tâm và rèn
luyện cho tốt vấn đề này.
IV. Một số giải pháp
1, Về phía GD-ĐT
Đào tạo chính là cơ sở, nền tảng để cho “ra đời” những lao động có kỹ
năng, có tay nghề, vì vậy đào tạo phải đổi mới và nâng cao chất lượng
để làm sao sau khi ra trường sinh viên có thể đáp ứng được nhu cầu
ngày càng cao của công việc. Bên cạnh đó, nhà nước và BGD cũng
cần phối hợp để tính toán và cân đối hợp lý giữa các ngành nghề đào
tạo đáp ứng được nhu cầu của thực tế, tránh hiện tượng thừa thì vẫn

cứ thùa còn thiếu thì vẫn cứ thiếu. Ngành đào tạo cũng nên có mối
liên hệ mật thiết với thị trường lao động để có thể cập nhật được xu
9

9


hướng và nhu cầu tuyển dụng, từ đó đào tạo cho phù hợp cả về chất và
lượng.
2, Về phía nhà nước
Nhà nước cần đưa ra các chính sách hợp lý để thu hút và tạo điều kiện
cho sinh viên vào học các ngành nghề kỹ thuật, những ngành mà một
đất nước đang trên đà phát triển rất cần đến. Đồng thời nhà nước cũng
cần phải tạo điều kiện cho các trường đào tạo có cơ hội tiếp cận với thị
trường lao động để biết tình hình thực tế cũng như những thay đổi về
khoa học-công nghệ, máy móc hiện đại để từ đó có thể giúp sinh viên
cập nhật một cách kịp thời những sự thay đổi đó.
3, Về phía sinh viên
Trước thực trạng rất nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường, với
tấm bằng ĐH-CĐ trên tay vẫn không thể tìm được việc làm, thì bản
thân đối tượng được đào tạo cũng như các bậc phụ huynh cần phải
đánh giá lại cách nhìn nhận làm sao để chọn cho con em mình những
hướng đi đúng đắn phù hợp vs hoàn cảnh gia đình, đồng thời có ích
cho xã hội.
Một điều quan trọng nữa, đó chính là “khối hành trang” mà sinh viên
sau tốt nghiệp mang theo ra ngoài cuộc sống. Có một lời khuyên từ
nhà tuyển dụng dành cho sinh viên: “Tôi khẳng định với các bạn rằng
khi học song đại học, các bạn có khả năng làm việc được bằng tiếng
anh, hoặc một ngoại ngữ nào đó, tin học các bạn sử dụng tốt, cộng
với chuyên mộn của bạn thật vững chắc. Tôi tin rằng bạn không bao

giờ thất nghiệp. Nếu các bạn học xong đại học không có ngoại ngữ,
các bạn sẽ ít có cơ hội được làm việc trong một môi trường cạnh
tranh, mà đặc biệt trong thời buổi hội nhập kinh tế quốc tế, rất nhiều
doanh nghiệp thiếu nguồn lao động có chất lượng cao, mà các bạn lại
không đáp ứng được, thật đáng buồn”.Sẽ không là quá trễ nếu ngay từ
bây giờ các bạn trẻ tự trang bị cho mình những kỹ năng mềm cần thiết
để đương đầu với thử thách của cuộc sống, gần nhất là tìm kiếm cho
mình một công việc phù hợp với khả năng và niềm đam mê.Và cuối
cùng, những sinh viên ra trường cần phải có cách nhìn nhận sáng suốt
hơn trong việc chọn cho mình một nơi làm việc. Một môi trường đúng
10

10


với chuyên ngành được đào tạo sẽ có lợi cho cả hai bên; người lao
động sẽ làm tốt hơn công việc của mình, bên sử dụng lao động sẽ có
được những người có trình độ chuyên môn phù hợp, có năng lực làm
việc. Sự kết hợp hài hoà và hợp lý này sẽ giúp cho công việc đạt hiệu
quả cao hơn.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn cô giáo đã truyền đạt cho em
những kiến thức quan trọng, cần thiết để em hoàn thành bài tập
này. Trong quá trình nghiên cứu cũng như phân tích chắc chắn
không thể tránh khỏi thiếu sót, mong được sự giúp đỡ tận tình của
cô.

11

11




×