Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

VĂN HÓA KINH DOANH MICROSOFT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.62 KB, 37 trang )

Lời mở đầu
Trong thời buổi kinh tế hiện nay, kinh doanh không chỉ là vấn đề bán gì, mua gì và với
ai, mà nó còn là sự bảo đảm chữ tín, thái độ phục vụ và giá trị mang lại cho người tiêu dùng.
Nói chung đó chính là “văn hoá trong kinh doanh” của những doanh nghiệp, công ty muốn tồn
tại lâu dài. Thực tế Việt Nam còn có khuynh hướng làm ăn chộp giật, chưa thực sự kinh doanh
từ cái tâm nên dễ dàng đánh mất “chữ tín” và các giá trị đạo đứa trong kinh doanh. Chính vì
thế nhóm 08 quyết định lựa chọn công ty Microsoft để nghiên cứu văn hoá kinh doanh của
công ty nước ngoài để thấy rõ “văn hóa kinh doanh” của các nước phát triển như thế nào ?
Sau đây, nhóm 08 đi nghiên cứu và tìm hiểu về đề tài” Văn hoá kinh doanh của công
ty Microsoft”. Bên cạnh đó cũng tìm hiểu thêm về văn hoá doanh nhân và văn hoá doanh
nghiệp của công ty để làm rõ hơn về đề tài.


A.
I.

Cơ sở lí thuyết
Khái niệm văn hóa kinh doanh.
Văn hóa kinh doanh là một hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan điểm và

hành vi do chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh, được thể hiện trong cách ứng
xử của họ với xã hội, tự nhiên ở một cộng đồng hay một khu vực.Văn hóa kinh doanh không
chỉ là văn hóa mà các chủ thể kinh doanh sử dụng trong kinh doanh của họ mà còn là giá trị
sản phẩm văn hóa mà các chủ thể kinh doanh sáng tạo ra trong hoạt động kinh doanh của họ.
Bản chất của văn hóa kinh doanh là làm cho cái lợi gắn bó chặt chẽ với cái đúng, cái
tốt, cái đẹp. Văn hóa kinh doanh là một phương diện của văn hóa xã hội, kinh doanh có văn
hóa đòi hỏi chủ thể của nó không chỉ đạt được mục tiêu lợi nhuận cá nhân mà còn mang đến
cái lợi, cái thiện, cái đẹp cho khách hàng, đối tác và xã hội.
1.1

Vai trò của văn hóa kinh doanh.



Thứ nhất, văn hóa kinh doanh là phương thức phát triển sản xuất kinh doanh bền
vững.
Trong kinh doanh có hai quan điểm kinh doanh đó là: kinh doanh với mục đích đạt
được lợi nhuận cao là chính bất chấp các thủ đoạn, có thể gọi đây là kiểu kinh doanh phi văn
hóa, bên cạnh đó cũng có kiểu kinh doanh có văn hóa, nó có thể được hiểu là họ không chỉ
quan tâm đến lợi ích cá nhân họ mà còn quan tâm đến lợi ích của cộng đồng.
Kinh doanh có văn hóa họ chú trọng tới việc đầu tư lâu dài, giữ chữ tín. Kiểu kinh
doanh này ban đầu có thể không đem lại hiệu quả ngay, nhưng khi đã vượt qua giai đoạn khó
khăn thì những nguồn lực trong doanh nghiệp sẽ phát huy tác dụng và các chủ thể kinh doanh
sẽ có bước phát triển lâu dài, bền vững. Hơn nữa, thông tin thị trường được cập nhật nhanh
chóng, chính xác, đầy đủ, khách hàng sẽ dễ dàng xác thực được hình thức kinh doanh của các
doanh nghiệp, và khi đó, các doanh nghiệp kinh doanh phi văn hóa sẽ dần bị đào thải, bị tẩy
chay.
Thứ hai, văn hóa kinh doanh là nguồn lực phát triển kinh doanh.
Áp dụng văn hóa trong tổ chức và quản lí kinh doanh thể hiện ở sự lựa chọn phương
hướng kinh doanh, về quan hệ giữa con người với nhau trong tổ chức, việc tuân thủ các quy
tắc và quy luật của thị trường, hướng tới khách hàng…Điều này định hướng cho mỗi cá nhân
trong tổ chức làm việc, gắn bó với nhau cùng đưa tổ chức, doanh nghiệp mình phát triển và tạo


nên phong cách kinh doanh trung thực, ngay thẳng, tạo nên mối quan hệ thân thiết, gắn bó với
khách hàng.
Trong giao lưu, giao tiếp kinh doanh, văn hóa kinh doanh làm tăng mối quan hệ gắn
bó lâu dài với khách hàng thông qua cách ứng xử, thái độ trong giao tiếp với khách hàng, các
dịch vụ hậu mãi thích hợp. Đối với các đối thủ cạnh tranh, đối tác làm ăn, văn hóa kinh doanh
cũng tạo ra được môi trường cạnh tranh lành mạnh, tạo cơ hội cho sự tồn tại và phát triển lâu
dài.
Văn hóa kinh doanh còn thể hiện trong trách nhiệm của chủ thể kinh doanh với xã
hội. Điều này được thể hiện trong nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước, trách nhiệm bảo vệ môi

trường, các hoạt động từ thiện…
Thứ ba, văn hóa kinh doanh là điều kiện đẩy mạnh kinh doanh quốc tế.
Hiện nay các doanh nghiệp không chỉ kinh doanh trong nước, họ còn hướng hoạt
động kinh doanh ra nước ngoài. Tuy nhiên những khách hàng, nhà đầu tư nước ngoài họ luôn
đòi hỏi doanh nghiệp cần kinh doanh có văn hóa như: doanh nghiệp có thực hiện đầy đủ trách
nhiệm xã hội, không sử dụng lao động trẻ em…Vì vậy doanh nghiệp kinh doanh có văn hóa sẽ
dễ dàng đáp ứng những yêu cầu khắt khe đó. Từ đó làm cho khách hàng nước ngoài nhanh
chóng chấp nhận hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp.
1.2

Các yếu tố cấu thành văn hóa kinh doanh

Văn hóa kinh doanh là văn hóa của nghề kinh doanh, là văn hóa của cộng đồng kinh
doanh, là văn hóa của giới doanh nhân. Nó không chỉ có tác dụng trong công tác quản trị nội
bộ mà còn cả trong quan hệ của doanh nghiệp với xã hội.
1.2.1. Triết lí kinh doanh.

Theo cách thức hình thành: Triết lí kinh doanh là những tư tưởng triết học phản ánh
thực tiễn kinh doanh qua con đường trải nghiệm, suy ngẫm và khái quát hóa của các chủ thể
kinh doanh và chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh.
Triết lí kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm các nội dung cơ bản sau:
Sứ mệnh của doanh nghiệp là bản tuyên bố lí do tồn tại của doanh nghiệp, còn gọi là
quan điểm, tôn chỉ, nguyên tắc, mục đích kinh doanh của doanh nghiệp.
Các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp là những điểm cuối của nhiệm vụ của doanh
nghiệp, mang tính cụ thể và khả thi cần thực hiện thông qua hoạt động của doanh nghiệp. Việc


xây dưng các mục tiêu cơ bản rất có ý nghĩa đối với sự thành công và tồn tại lâu dài của doanh
nghiệp.
Hệ thống các giá trị của doanh nghiệp là những niềm tin căn bản thường không được

nói ra của những người làm việc trong doanh nghiệp. Hệ thống các giá trị của doanh nghiệp
xác định thái độ của doanh nghiệp với những người sở hữu, những nhà quản trị, người lao
động, khách hàng và các đối tượng hữu quan.
1.2.2. Đạo đức kinh doanh.
Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều
chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh.
Các nguyên tắc, chuẩn mực của đạo đức kinh doanh:
Tính trung thực: trung thực trong chấp hành luật pháp của nhà nước( không trốn thuế,
lậu thuế, không sản xuất, buôn bán hàng hóa nhà nước cấm), trung thực trong giao tiếp với bạn
hàng( không làm hàng giả, quảng cáo sai sự thật, vi phạm bản quyền..)
Tôn trọng con người: tôn trọng phẩm giá, quyền lợi, hạnh phúc, tiềm năng của nhân
viên, quan tâm đúng mức, tôn trọng quyền tự do của nhân viên, tôn trọng nhu cầu, sở thích ,
tâm lí khách hàng, tôn trọng lợi ích của đối thủ cạnh tranh.
Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọng hiệu quả
gắn với trách nhiệm xã hội.
1.2.3. Văn hóa ứng xử trong kinh doanh.
Ứng xử trong kinh doanh không chỉ là thái độ ứng xử trong các mối quan hệ với khách
hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp mà còn là thái độ ứng xử giữa cấp trên và cấp dưới,
giữa những đồng nghiệp trong doanh nghiệp. Ứng xử có văn hóa trong doanh nghiệp tạo nên
môi trường làm việc sôi nổi, đoàn kết, thoải mái từ đó thúc đẩy năng lực làm việc của mỗi cá
nhân trong doanh nghiệp. Ứng xử có văn hóa với khách hàng tạo niềm tin, sự trung thành của
khách hàng với doanh nghiệp. Ứng xử có văn hóa đối với đối tác nhằm tạo sự tin tưởng lẫn
nhau, tiến tới làm ăn lâu dài.
II. Văn hóa doanh nhân.
Văn hóa doanh nhân là một hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và
hành vi của doanh nhân trong quá trình lãnh đạo và quản lí doanh nghiệp.


Văn hóa doanh nhân có ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa kinh doanh và văn hóa doanh
nghiệp. Văn hóa kinh doanh nào cũng mang đậm sắc thái nhân cách của những người sáng lập

và người lãnh đạo doanh nghiệp trong thời kì đầu tiên. Nó chịu ảnh hưởng bởi tầm nhìn, triết lí
kinh doanh, những giá trị cốt lõi và phong cách hoạt độngcủa người chủ và điều hành doanh
nghiệp đó. Doanh nhân tạo ra môi trường cho các cá nhân phát huy tính sáng tạo, là người góp
phần mang đến không gian tự do, bầu không khí ấm cúng cho doanh nghiệp. Văn hóa doanh
nhân quyết định văn hóa doanh nghiệp thông qua việc kết hợp hài hòa các lợi ích để doanh
nghiệp trở thành ngôi nhà chung của tất cả mọi người.
III.

Văn hóa doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và
hàng vi của doanh nghiệp, chi phối hoạt động của mọi thành viên trong doanh nghiệp và tạo
nên bản sắc kinh doanh riêng của doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp có 2 cấp độ:
Các quá trình và cấu trúc hữu hình như: kiến trúc, cách bài trí, cơ cấu tổ chức, các biểu
tượng, logo, đồng phục…
Những giá trị chung được tuyên bố( chiến lược kinh doanh, mục tiêu, triết lí của doanh
nghiệp…) và những quan niệm chung( những niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và tình cảm có
tính vô thức, mặc nhiên được công nhận trong doanh nghiệp).
Văn hóa doanh nghiệp tạo nên sắc thái riêng của doanh nghiệp, giúp phân biệt giữa
doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác, tạo nên lực hướng tâm chung cho toàn doanh
nghiệp.
C. Thực trạng văn hóa kinh doanh của Microsoft.
I. Giới thiệu sơ lược về Microsoft.
1.1 Giới thiệu chung về Microsoft
Microsoft là một tập đoàn đa quốc gia của Hoa Kỳ đặt trụ sở chính tại Redmond,
Washington, chuyên phát triển, sản xuất, kinh doanh bản quyền phần mềm và hỗ trợ trên diện
rộng các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến máy tính. Công ty được sáng lập bởi Bill Gate và
Paul Allen vào ngày 04/04/1975. Nếu tính theo doanh thu thì Microsoft là hãng sản xuất phần
mềm lớn nhất thế giới. Nó cũng được gọi là “một trong những công ty có giá trị nhất trên thế

giới”.


Được thành lập để phát triển phần mềm trình thông dịch BASIC cho máy Altair 8800,
Microsoft vươn lên thống trị thị trường hệ điều hành cho máy tính gia đình với MS- DOS giữa
những năm 1980. Cổ phiếu của công ty sau khi được phát hành lần đầu ra thị trường đã tăng
giá nhanh chóng và tạo ra 4 nhà tỷ phú và 12000 nhà triệu phú trong công ty. Kể từ thập kỷ 90,
công ty bắt đầu đa dạng hóa hoạt động và tiến hành mua lại nhiều công ty khác. Trong năm
2011, Microsoft mua thành công Skype với giá lớn nhất từ trước đến nay là 8.5 tỷ $.
Trong năm 2012, Microsoft chiếm ưu thế trên cả hai thị trường hệ điều hành PC và bộ
phần mềm văn phòng ( đứng thứ hai với Microsoft Office). Công ty sản xuất trên quy mô lớn
những phần mềm cho máy tính để bàn và máy chủ, hoạt động trong lĩnh vực tìm kiếm trực
tuyến (với Bing), tham gia ngành công nghiệp video game ( với máy chơi game Xbox 360), thị
trường dịch vụ kỹ thuật số ( với MSN) , và điện thoại di động ( với hệ điều hành Windows
Phone). Trong tháng 6 năm 2012, Microsoft tuyên bố họ sẽ trở thành nhà cung cấp PC cho thị
trường với sự kiện cho ra đời máy tính bảng Microsoft Surface.
1.2. Sản phẩm nền tảng và bộ phận dịch vụ.
a) Windows.
Sản phẩm trụ cột của Microsoft. Công ty đã cho ra đời nhiều phiên bản gồm Windows
3.1, Windows 95, Windows 98, Windows 2000, Windows Me, Windows XP, Windows Vista,
Windows 7, Windows 8, Windows 8.1. Mới đây nhất Microsoft đã cho ra mắt toàn thế giới
phiên bản mới nhất của Windows: Windows 10.
b) Dành cho hệ thống máy chủ.
Microsoft đưa ra bộ phần mềm dành cho máy chủ là Microsoft Servers, HDH máy chủ
Windows Server 2008, Windows Server 2012 và các sản phẩm như: SQL Server, Exchange
Server, BizTalk Server, Systems Management Server, Small Business Server.
c) Công cụ phát triển.
Microsoft Visual Studio- bộ công cụ môi trường phát triển tích hợp, giúp đơn giản hóa
các chức năng tạo, sửa lỗi và triển khai phần mềm cho Windows, Microsoft Office và trang
Web.

d) Dịch vụ trực tuyến.
Bao gồm MSN và nhóm dịch vụ Windows Live gồm: Bing, Windows Live Mail,
Windows Live Messenger,….


1.3. Phạm vi hoạt động.
Microsoft có mặt tại hầu hết các quốc gia và Microsoft đặt chi nhánh ở hơn 102 quốc
gia (2007) và được phân loại thành 6 khu vực:
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)

Bắc Mỹ.
Châu Mỹ Latinh.
Châu Âu, Trung Đông, Châu Phi.
Nhật Bản.
Châu Á Thái Bình Dương.
Trung Quốc.

II. Văn hóa kinh doanh của Microsoft.
2.1 Triết lý kinh doanh của Microsoft.
Điểm nổi bật đầu tiên bên trong văn hóa kinh doanh của Microsoft chính là triết lý
kinh doanh của công ty. Triết lý này có thể được chia làm 5 yếu tố chính:
1)
2)
3)
4)

5)

Chính sách phát triển dựa trên nền tảng lâu dài.
Hướng đến các thành quả.
Tinh thần tập thể và động lực cá nhân.
Thái độ trân trọng đối với sản phẩm và khách hàng.
Thông tin phải hồi thường xuyên của khách hàng.

Để thực hiện triết lý này, công ty luôn tuyển dụng những người thông minh, có óc
sáng tạo và giữ chân họ bằng cách kết hợp 3 yếu tố: hứng thú, thách thức liên tục và điều kiện
làm việc tuyệt hảo. Ngoài ra, họ còn có cơ hội được hưởng các chính sách ưu đãi như có quyền
mua cổ phiếu dưới mức giá giao dịch bình thường để trở thành đồng chủ nhân của công ty
chính sách này có tác dụng rất tốt.
Về sứ mệnh và mục tiêu
Mới đây,người đứng đầu Microsoft- Nadella đã nhắc tới lộ trình trong năm tài khóa
sắp tới của Microsoft, đặt nền tảng cho màn ra mắt Windows 10 và tiết lộ sứ mệnh chính thức
mới: “Trao sức mạnh cho mọi người và mọi tổ chức trên hành tinh để đạt được nhiều thành tựu
hơn”.Sứ mệnh mới này làm sáng rõ tầm nhìn của ông đối với công ty và đặc biệt dễ hiểu hơn
sứ mệnh mà người tiền nhiệm Steve Ballmer từng đặt ra "tạo ra một gia đình các thiết bị và
dịch vụ cho các cá nhân và doanh nghiệp để trao quyền cho mọi người trên khắp thế giới ở
nhà, nơi làm việc và trên đường đi, cho các hoạt động giá trị nhất. "
Sứ mệnh trên của Nadella được xây dựng trên một vài khẩu hiệu marketing ở
Microsoft mà ông đưa ra kể từ khi ông nhậm chức hồi tháng Hai năm 2014. Ví dụ, "cá nhân


hơn máy tính" - đó là cách Microsoft chấp nhận cho tất cả mọi người kết nối các thiết bị với
nhau qua Internet. Giải pháp này là một trong những chiến lược cốt lõi mà Nadella tin rằng nó
sẽ giúp "Gã khổng lồ" phần mềm trở thành nhân vật chính trong thế giới "điện thoại di động
đầu tiên, điện toán đám mây đầu tiên. Trong thư gửi nhân viên, Nadella vạch rõ chiến lược
mới của Microsoft với ba hướng chủ lực. Thứ nhất và trên hết, Microsoft sẽ “tái sáng tạo các

dịch vụ năng suất trong thế giới số, có khả năng chạy trên mọi thiết bị”, và điều đó sẽ hấp dẫn
khách hàng cả trong công việc và đời sống thường ngày. Những trải nghiệm này sẽ được hỗ
trợ bởi nền tảng điện toán đám mây của công ty, và được thể hiện tốt nhất với nền tảng thiết bị
Windows.
Để đạt được điều này, Nadella cho biết công ty cần “một nền văn hóa trong phát
triển tư duy”. Trong lá thư của mình, ông nêu ra ba lĩnh vực Microsoft nên tập trung vào:
“khách hàng trên hết”, “đa dạng và toàn diện”, và làm việc cộng tác trên tinh thần “One
Microsoft”. Lĩnh vực cuối cùng chính là chiến lược trong kế hoạch tái cấu trúc Microsoft mà
người tiền nhiệm Steve Ballmer đề xuất hồi năm 2013 nhằm gắn kết các bộ phận của công ty
làm việc hợp tác cùng nhau.
“Tôi tin rằng văn hóa không tĩnh tại. Nó diễn tiến hàng ngày dựa trên hành vi của tất
cả mọi người trong tổ chức. Chúng ta đang ở vị trí không thể tin được để nắm lấy tăng trưởng
mới trong năm nay.Chúng ta cần đổi mới trong các lĩnh vực mới, hoàn thành các kế hoạch,
đưa ra một số quyết định khó khăn trong các lĩnh vực không hiệu quả và xử lý các vấn đề khó
để gia tăng giá trị cho khách hàng”.Đó là những gì mà ông Nadella muốn gửi tới nhân viên của
mình.
Đặt mục tiêu chiếm lĩnh thị trường là trên hết, Microsoft đã xác định một chính sách
có thể gọi là: "sẵn sàng trả giá" gây rủi ro lợi nhuận "để làm tăng thị phần của công ty".
Tinh thần này ngấm vào mọi nhân viên của công ty động viên họ chấp nhận mọi rủi ro
trong cuộc đấu tranh.
Về hệ thống các giá trị
Các giá trị của mỗi nhân viên trong Microsoft phải tỏa sáng trong mọi mối tương tác.
Chính trực và trung thực: sự chính trực và trung thực có thể được thể hiện theo
nhiều cách. Sự chính trực và trung thực không chỉ được thể hiện trong tình huống đặc biệt mà


còn trong tất cả các quyết định hàng ngày của mỗi nhân viên. Là nhân viên, mỗi người đều
phải lỗ lực vì sự xuất sắc ngay cả khi không có ai nhìn vào.
Cởi mở tôn trọng: những người cởi mở và tôn trọng người khác hiểu rằng cách hoàn
thành công việc cũng quan trọng như chính công việc đó. Chính vì vậy mỗi nhân viên của

Microsoft không bao giờ hành động theo cách có thể bị coi là đe dọa, không khoan dung hoặc
phân biệt đối xử.
Tinh thần trách nhiệm: mỗi nhân viên đều giữ đúng lời hứa và chịu trách nhiệm về
những cam kết mà mình đưa ra. Niềm tin trong mỗi nhân viên được tạo dựng theo thời gian chỉ
bằng cách này. Trung thực và có trách nhiệm.
Đam mê: sự đam mê có ở khắp nơi khi bạn nhìn vào Microsoft. Mỗi nhân viên đều
có tâm huyết với công nghệ và những gì mà công nghệ giúp khách hàng của họ làm được. Mỗi
nhân viên đều nỗ lực đáp ứng kỳ vọng của khách hàng và đối tác về chất lượng, tính bảo mật,
quyền riêng tư, độ tin cậy và sự chính trực trong kinh doanh.
Thách thức lớn: ngay từ đầu Microsoft đã cố gắng vượt qua những thách thức lớn.
Thách thức lớn không liên quan đến một công việc cụ thể mà liên quan tới tầm nhìn, nghị lực
và sự dũng cảm trong con người mỗi nhân viên.
Tự phê bình: sự cống hiến vì chất lượng của Microsoft không chỉ dành riêng cho
sản phẩm. Mỗi nhân viên đều hoàn thiện chính mình theo thời gian, liên tục hỏi bản thân và
đồng nghiệp: “ tôi có thể làm gì tốt hơn? Lần sau, tôi có thể làm tốt hơn như thế nào?”.
2.2. Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội.
2.2.1. Đạo đức kinh doanh.
Microsoft cam kết tuân thủ đầy đủ các luật và quy định liên quan khi thực hiện kinh
doanh: Tuân thủ các quy định quản lý về kinh doanh, cũng như tất cả các luật và quy định liên
quan về xuất khẩu, tái xuất, và nhập khẩu, trong việc thực hiện kinh doanh, chấp hành đầy đủ
pháp luật về chống độc quyền và cạnh tranh lành mạnh, không tham gia vào các hoạt động tẩy
chay quốc tế không được phê chuẩn bởi chính phủ Hoa Kỳ hay pháp luật được áp dụng, không
tham gia vào bất kỳ hoạt động hối lộ hoặc lót tay nào, cho dù khi làm việc với công chức hay
cá nhân trong mảng tư nhân. Microsoft cam kết thực hiện các tiêu chuẩn ứng xử quy định
trong Đạo luật Chống Tham nhũng tại Nước ngoài của Hoa Kỳ ("FCPA") và pháp luật về
chống tham nhũng và chống rửa tiền tại các quốc gia mà Microsoft có hoạt động.


Microsoft cam kết về nhân quyền và bình đẳng về cơ hội tại nơi làm việc, cụ thể
như sau:

(1) Không có sự quấy rối và phân biệt đối xử bất hợp pháp tại nơi làm việc, thừa nhận
và tôn trọng sự khác biệt về văn hóa, Tôn trọng các quyền tự do lập hội và thương lượng tập
thể của người lao động theo yêu cầu của pháp luật.
(2) Chỉ sử dụng lao động tự nguyện, không sử dụng lao động trẻ em, không kỷ luật
hoặc ngược đãi về thể chất, đe doạ lạm dụng thể chất, quấy rối tình dục hoặc các các hành vi
quấy rối khác, và ngược đãi bằng lời nói hoặc các hình thức hăm dọa khác.
(3) Không yêu cầu người lao động làm việc nhiều hơn số giờ làm việc tối đa của một
ngày lao động như được quy định bởi luật hoặc quy định của địa phương và quốc gia. Trả các
khoản tiền lương hợp pháp theo các điều kiện nhân đạo. Tất cả người lao động được cung cấp
thông tin rõ ràng và bằng văn bản về điều kiện làm việc của họ cùng với tiền lương trước khi
vào làm việc và khi cần thiết trong suốt thời gian làm việc của họ. Không trừ bất kỳ khoản tiền
nào từ lương mà không được quy định bởi luật quốc gia hoặc địa phương khi không có sự
đồng ý bằng văn bản của người lao động có liên quan.
(4) Cung cấp một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh và tuân thủ đầy đủ pháp
luật, quy định và thực hành về an toàn và sức khỏe bao gồm những quy định áp dụng cho các
lĩnh vực an toàn nghề nghiệp, sẵn sàng ứng phó trường hợp khẩn cấp, tai nạn và bệnh nghề
nghiệp, vệ sinh công nghiệp, công việc yêu cầu cao về thể lực, bảo vệ quanh máy móc, vệ sinh
môi trường, thực phẩm, và nhà ở.
* Ưu điểm:
- Microsoft luôn thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các quy định liên quan đến kinh
doanh. Điều này như một định hướng giúp các nhà quản trị của Microsoft dẫn dắt mọi hoạt
động của công ty luôn luôn hướng tới những bên liên quan trong quá trình sản xuất kinh
doanh. Đồng thời đây cũng là những quy chuẩn hành vi cho người lao động trong việc thực
hiện những mục tiêu chung.
- Ngoài việc hướng đến các đối tác, khách hàng, Microsoft luôn có những cam kết,
chính sách nhằm tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho nhân viên. Có thể nói những chính sách
này thể hiện sự tôn trọng của công ty đối với nhân viên, sự tôn trọng này không chỉ về mặt thể


chất mà còn cả về văn hóa, tinh thần của nhân viên. Do đó, có thể tạo nên niềm tin, sự gắn bó,

tận tâm của nhân viên trong suốt quá trình làm việc.
- Mọi quy định của công ty đều rõ ràng, quy định bằng văn bản để nhân viên có thể
nắm bắt chính xác và thực hiện có hiệu quả. Những quy định này luôn đồng nhất với quy định
của địa phương, quốc gia đồng thời cũng mang tính nhân đạo sâu sắc.
2.2.2. Trách nhiệm xã hội.
Microsoft ý thức được trách nhiệm xã hội của mình trong việc bảo vệ môi trường
thông qua việc ứng phó với những thách thức về biến đổi khí hậu và hướng tới hoạt động bảo
vệ môi trường: tuân thủ mọi quy định của pháp luật hiện hành về môi trường liên quan đến vật
liệu độc hại, khí thải, chất thải, và nước thải, bao gồm cả việc sản xuất, vận chuyển, lưu trữ, xử
lý, và thải ra môi trường các chất thải nói trên, nỗ lực nhằm giảm thiểu hoặc loại bỏ mọi hành
vi lãng phí, bao gồm lãng phí nước và năng lượng, bằng việc áp dụng các biện pháp bảo tồn
thích hợp tại các cơ sở sản xuất, thông qua các quy trình bảo trì và sản xuất, và thông qua hoạt
động tái chế, tái sử dụng, hoặc sử dụng vật liệu thay thế, tuân thủ mọi quy định của pháp luật
hiện hành, và yêu cầu của khách hàng liên quan đến việc cấm hoặc hạn chế các chất cụ thể,
bao gồm việc dán nhãn cho mục đích tái chế và xử lý.
Hãng tư vấn toàn cầu Reputation Institute (có trụ sở tại New York, Mỹ) đã tiến hành
khảo sát với 47.000 người tiêu dùng tại 15 nước. Mỗi công ty được cho điểm được tính dựa
trên 4 chỉ số cảm xúc: sự tin tưởng, tôn trọng, ngưỡng mộ, và cảm giác tốt. Sau đó, Reputation
Institute tiến hành phân tích 7 phương diện về sự nổi tiếng của công ty: môi trường làm việc,
quản lý, trách nhiệm công dân, hoạt động tài chính, cơ chế lãnh đạo, sản phẩm và dịch vụ và
sự tiến bộ.3 trong số 7 phương diện trên (môi trường làm việc, quản lý, trách nhiệm công dân)
thuộc về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR).Các nhà phân tích chỉ ra rằng 42% đánh
giá về một công ty được đưa ra dựa trên nhận thức về các hoạt động xã hội của công ty đó.
Đứng đầu danh sách là tập đoàn công nghệ Microsoft nhờ việc đầu tư nhiều thời gian
và tiền bạc để hợp tác với chính phủ, các nhà đầu tư, các quỹ phi lợi nhuận và hàng loạt các tổ
chức như BSR, Trung tâm Trách nhiệm của doanh nghiệp với cộng đồng Boston, CSR châu
Âu, và Diễn đàn Kinh tế Thế giới.


“Một trong những yếu tố dẫn tới thành công của chúng tôi là niềm đam mê của toàn

thể nhân viên trong việc hỗ trợ cộng đồng, các chiến dịch từ thiện và tình nguyện”, Dan Bross,
Giám đốc bộ phận Trách nhiệm cộng đồng của Microsoft cho biết.
Tháng 9/2012, Microsoft khởi động chương trình Microsoft YouthSpark - chương
trình đã kế nối hàng triệu người trẻ và tạo cho họ cơ hội việc làm và đào tạo. Ngày 24 tháng 3
năm 2015 – Microsoft công bố sẽ đầu tư 3 triệu USD vào Việt Nam trong 3 năm tới trong
khuôn khổ chương trình YouthSpark toàn cầu của tập đoàn nhằm trao cho các bạn trẻ nhiều
hơn nữa các cơ hội giáo dục, việc làm và kinh doanh. Khoản đầu tư này sẽ được sử dụng để tổ
chức các lớp học kỹ năng công nghệ cũng như kết nối tới các cơ hội việc làm và làm chủ
doanh nghiệp cho các bạn trẻ trên khắp Việt Nam. Điều này củng cố hơn nữa cam kết lâu dài
của Microsoft đối với tương lai của Việt Nam trong việc phát triển nền kinh tế đất nước,
khuyến khích sự sáng tạo và giúp đỡ người dân Việt Nam làm được nhiều hơn và đạt được kết
quả cao hơn cho bản thân, gia đình và đất nước của mình.
Trong tháng 10/2012, Microsoft đã tổ chức kỷ niệm lần thứ 30 Chiến dịch Quyên
góp của Nhân viên, công bố đạt mốc 1 tỷ USD để giúp đỡ cho hơn 31.000 tổ chức phi lợi
nhuận trên toàn thế giới kể từ năm 1983. Nhân viên Microsoft tại Mỹ cũng đã dành hơn 2 triệu
giờ trong quỹ thời gian của mình để giúp đỡ cộng đồng kể từ khi công ty khởi động chương
trình tình nguyện vào năm 2005. Họ đã quyên góp tổng cộng 6,5 tỷ USD tiền mặt, dịch vụ và
phần mềm cho các tổ chức phi lợi nhuận trên toàn thế giới từ năm 1983.
Năm 2015, Microsoft tăng cường việc quyên góp cho các hoạt động từ thiện trên
toàn cầu thông qua một quỹ mới có tên Microsoft Philanthropies. Quỹ từ thiện này sẽ mở rộng
phạm vi của các hoạt động quyên góp hiện nay của Microsoft như tặng phần mềm cho các tổ
chức phi lợi nhuận hay hỗ trợ giáo dục tin học. Một trong những mục tiêu của Microsoft
Philanthropies sẽ là xác định những vùng thiếu sự giáo dục về khoa học, công nghệ, kỹ thuật
và toán học (STEM) trên toàn thế giới. Microsoft cũng đã cam kết sẽ dành 75 triệu USD cho
chương trình phổ cập tin học của mình.
* Ưu điểm:
- Microsoft thực hiện trách nhiệm xã hội một cách đầy đủ, không chỉ là những trách
nhiệm bắt buộc do luật quy định mà còn rất tích cực thực hiện các chương trình từ thiện tự
nguyện.



+ Đối với trách nhiệm xã hội bắt buộc: Microsoft không chỉ tiến hành các biện pháp
xử lí chất thải sau quá trình sản xuất mà còn áp dụng quy trình khoa học làm giảm thiểu lãng
phí nhiên liệu đồng thời hạn chế được các chất thải làm ô nhiễm.
+ Microsoft có những chương trình đào tạo thiết thực và ý nghĩa trên toàn cầu nhằm
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo điều kiện học tập và làm việc cho giới trẻ có niềm
đam mê nhưng hoàn cảnh gặp nhiều khó khăn.
+ Ngoài việc hỗ trợ cho các cá nhân, Microsoft còn có các chương trình từ thiện cho
các đơn vị, tổ chức có trình độ công nghệ, tin học còn khó khăn nhằm phổ cập tin học trên toàn
cầu. Từ đó, giúp nâng cao dân trí không chỉ cho các quốc gia khó khăn mà còn cho toàn thế
giới.
- Việc thực hiện trách nhiệm xã hội của Microsoft luôn có sự đồng hành của các nhân
viên trong công ty với ban lãnh đạo, do đó khẳng định được sự đồng lòng của nhân viên trong
việc thực hiện mọi hoạt động của tổ chức, qua đó cũng làm tăng tinh thần đoàn kết, sự gắn bó
giữa nhân viên với nhau và với lãnh đạo.
* Nhược điểm:
- Hoạt động từ thiện, tình nguyện của Microsoft chưa đa dạng, chỉ tập trung về đào tạo
và phổ cập tin học. Có thể ở những đất nước chậm phát triển thì điều kiện sinh hoạt còn nhiều
khó khăn, do đó, việc học tập và tiếp thu tin học chưa phải là nhu cầu thiết yếu của họ. Vì vậy,
trong tương lai, Microsoft nên đa dạng hóa hoạt động từ thiện của mình, nhằm giúp đỡ nhiều
hơn nữa những hoàn cảnh khó khăn trên toàn cầu.
2.3. Văn hóa ứng xử trong kinh doanh của công ty.
Microsoft duy trì một tinh thần đồng đội cao, ở đó mỗi người cùng hướng về một
mục tiêu chung. Lương không phải là điều hấp dẫn nhất tại Microsoft. Bill Gates từng nói:
“Tôi không trả lương cao cho nhân viên, nhưng ai nấy đều thấy khoan khoái vì có cảm giác
rằng mình là người đang thay đổi thế giới”. Tại Microsoft tất cả các nhân viên làm việc chính
thức có văn phòng riêng của mình. Họ có thể bày biện văn phòng của mình để ứng với nhu cầu
đặc biệt của họ. Bên cạnh đó, công ty thường tổ chức những buổi họp, sinh hoạt chung với
mục đích duy nhất là xây dựng nên tinh thần của toàn công ty, tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa
những người quản lý cấp dưới và cấp trên. Cách điều này đã làm tinh thần người nhân viên

luôn phấn chấn, giúp họ đạt được năng suất cao.


Những người lãnh đạo trong Microsoft luôn khuyến khích đầu óc sáng tạo của nhân
viên bằng cách lắng nghe và trân trọng những ý kiến đóng góp của họ cho công ty, đề cao tầm
quan trọng của việc dành thời gian học hỏi từ nhân viên cấp dưới, sẵn sàng lắng nghe ý tưởng
của họ, luôn đầu tư suy nghĩ, cân nhắc các hướng phát triển có lợi cho Microsoft. Bất kỳ nhân
viên nào có ý tưởng mới cũng có thể trình bày và một ý tưởng hay luôn được công nhận.
Microsoft là công ty toàn cầu và hoạt động kinh doanh tuân thủ pháp luật của nhiều
quốc gia khác nhau. Mỗi ngày, công ty tương tác với nhiều cá nhân và nhóm người- bao gồm
khách hàng, đối tác, đối thủ cạnh tranh, đồng nghiệp, cổ đông, nhà cung cấp, bên đại diện, cơ
quan quản lý và quan chức chính phủ. Microsoft cam kết tương tác với tất cả các đối tượng
này một cách tôn trọng, có đạo đức và tuân thủ các yêu cầu pháp luật. Microsoft đã đưa ra triết
lý “ chúng ta thà mất cơ hội kinh doanh chứ không đánh mất sự chính trực”.
Hoạt động kinh doanh quốc tế: Microsoft xác nhận và tôn trọng văn hóa, phong tục,
cách thức kinh doanh đa dạng mà công ty tiếp xúc trên thị trường quốc tế. Microsoft sẽ tuân
thủ cả luật pháp, quy định hiện hành của Hoa Kỳ điều chỉnh hoạt động của công ty và luật
pháp địa phương nơi công ty tiến hành kinh doanh.
Sở hữu trí tuệ: Microsoft tuân thủ luật pháp và quy định điều chỉnh quyền và việc
bảo vệ tài sản trí tuệ của chính Microsoft và của đối tượng khác, bao gồm bản quyền, nhãn
hiệu, thương hiệu thương mại, bằng sáng chế và bí mật kinh doanh.
Điều tra, kiểm tra và thẩm tra theo quy định: Microsoft thảo luận thẳng thẳn, trung
thực và chân thành với đại diện của các cơ quan và các quan chức chính phủ. Trong các cuộc
điều tra, kiểm tra và thẩm tra, chúng ta làm việc với phòng Pháp chế và Tổng hợp, đồng thời
hợp tác bằng cách đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu cung cấp thông tin phù hợp.
Biện pháp kiểm soát thương mại: Microsoft tuân thủ pháp luật và quy định liên
quan tới việc xuất khẩu, tái xuất khẩu, nhập khẩu và sử dụng phần mềm, sản phẩm, thiết bị,
cấu phần, dịch vụ và dữ liệu kỹ thuật của công ty. Những biện pháp kiểm soát thương mại này
đặt ra nghĩa vụ tuân thủ cho Microsoft và các nhà cung cấp hoặc đối tác liên quan tới việc
phân phối sản phẩm, dịch vụ hoặc tài sản của Microsoft trên thế giới.

Quà tặng và tiếp đãi: Microsoft yêu cầu phải có sự phán đoán chính xác, xem xét
cẩn thận và xử lý hợp lý khi trao hoặc nhận quà tặng hay tiếp đãi trong bối cảnh công việc.
Cách thức tặng quà và tiếp đãi có thể khác nhau tùy theo văn hóa, tuy nhiên mọi quà tặng và


tiếp đãi được trao hay nhận phải tuân theo pháp luật , không vi phạm chính sách của bên trao
hoặc bên nhận và phải phù hợp với phong tục và tập quán địa phương.
III. Văn hoá doanh nghiệp
3.1 Những quá trình và cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp.
-

Sản phẩm, công nghệ:

Chuyên phát triển, sản xuất, kinh doanh bản quyền phần mềm và hỗ trợ trên diện rộng
các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến máy tính.
Năm 2015 phát triển thêm một số sản phẩm mới:
+ Bộ phân tích Cortana: xây dựng đám mây thông minh, Microsoft HoloLens: đem lại
trải nghiệm cá nhân hóa hơn.
+ Đem lại những cơ hội mới cho Đối tác nhờ Đám mây và Di động.
+ Project GigJam: gia tăng năng suất và quy trình doanh nghiệp.
-

Cơ cấu tổ chức:

Tổ chức lại các bộ phận kỹ thuật của mình thành bốn nhóm chính: hệ điều hành , các
ứng dụng, dịch vụ đám mây trên nền web và các thiết bị phần cứng.
-

Logo,khẩu hiệu:


Đơn giản nhưng đầy uy lực. Khác với các tập đoàn khác Microsoft không có logo
mang tính biểu trưng, thay vào đó hãng sử dụng luôn tên của tập đoàn để làm logo. Chính vì
thế mà ngay từ đầu, kiểu chữ dùng cho logo đã được Microsoft nghiên cứu rất kỹ lưỡng.
Microsoft đã sử dụng kiểu chữ “typography” (dùng để khắc trên bản in) để khắc họa tinh thần
cũng như ý nghĩa thương hiệu.
Logo đầu tiên của Microsoft ra đời năm 1975, lúc đầu được tách biệt làm 2 phần trên
dưới: Micro (biểu trưng cho các thiết bị vi mạch, phần cứng máy tính) và Soft (phần mềm).
Năm 1982, Microsoft lại thay đổi logo, và lần này các chữ được nối với nhau chứ
không nằm tách biệt như logo đầu tiên. Có thể với biểu tượng này, Microsoft muốn nói rằng
họ là một thể thống nhất, không thể tách rời. Năm 1987, một lần nữa logo của Microsoft lại
được thiết kế lại. Cải tiến hơn chút nữa, năm 1994, Microsoft chính thức đưa vào logo dấu
gạch ngang kết nối giữa hai chữ cùng với đó là tạo font nghiêng gây cảm giác đang hướng về
phía trưowsc như muốn nói rằng: Microsoft là một thể thống nhất không tách rời và luôn luôn
hướng về một tương lai tươi sáng.


-

Slogan:

+ Windows 1.0: Ra mắt vào ngày 20 tháng 11 năm 1985 với slogan “Good joke,
eh”( tạm dịch: nói hay đấy!)
+ Windows 2.0 : Still funny, isn't it? (Vẫn thật buồn cười phải không?)
+ Windows 3.0: Chào đời ngày 22/5/1990 slogan hấp dẫn It's finally worth buying!
(tạm dịch: đáng đồng tiền bát gạo), đã tạo nênthành công của Windows NT phát hành rộng rãi
vào tháng 6/1993, Windows NT là hệ điều hành thuần 32 bit “cao cấp” hơn Windows thông
thườngvốn dựa trên nền tảng DOS và chạy cả 16/32 bit. Trải qua nhiều phiên bản từ NT 3.1,
3.5, 4.0, Windows NT chính thức ngừng phát triển với phiên bản ra mắt năm 1996 để nhường
chỗ cho các phiên bản Windows mới hơn cũng trên nền NT. Các slogan của phiên bản này
cũng “khủng bố’ không kém. NT 1.0: Give me more hardware! NOW!!! (tạm dịch: đưa tôi

thêm phần cứng ngay bây giờ) NT 2.0: Dammit, I said MORE HARDWARE!!! NOW!!!!( tạm
dịch: tôi nói là thêm phần cứng ngay bây giờ) NT 3.0: Which part of "more hardware" do you
not understand?( tạm dịch: phần nào của “more hardware” mà anh không hiểu) NT 3.5: With
enough hardware, I'd work. Honest. ( tạm dịch: nếu có đủ phần mềm tôi xin hứa sẽ làm việc)
NT 4.0: Does less than Win98 with twice the hardware at one-half the speed.( tốn ít thời gian
hơn so với Win 98 với gấp đôi phần cứng và tốc độ truy cập gấp 1,5 lần Windows 95 Ra mắt
ngày 24/8/1995 với một slogan “táo bạo” Going boldly where the Mac has been for years( tạm
dịch: mạnh dạn đi đến những nơi Mac từng ở trong nhiều năm).


+ Windows 98 Tiếp nối thành công của Windows 95, Windows 98 bổ sung khả năng
tương thích với nhiều hệ thống phần cứng khác nhau. Slogan của Win 98 More usable! Less
stable! ( tạm dịch: hữu dụng hơn! Ít cứng nhắc hơn).
+ Windows 2000 Là hệ điều hành thiết kế cho doanh nghiệp, Windows 2000 thuộc
dòng Windows NT và hoạt động ổn định trên cả máy tính để bàn lẫn máy chủ. Slogan của
phiên bản này là Works almost as well as Windows 98! Honest!( tạm dịch: chạy tốt như
Windows 98!), Window 7 Mặc dù chưa ra đời nhưng phiên bản thử nghiêm Windows 7 đã
khiến cho giới công nghệ thông tin quan tâm đặc biệt vì những ưu việt vượt trội. Slogan của
phiên bản này vẫn còn đang nằm trong các cuộc thi ý tưởng. Slogan đáng yêu nhất hiện nay
là : Window 7 , No it's not the 7th version of windows, but who cares." ( Window 7 không
phải là phiên bản thứ 7 của gia đình Window, nhưng ai quan tâm chứ?).
-

Cách bài trí,sắp xếp phòng ban, bộ phận làm việc

+ Tạo môi trường làm việc tốt: Ông chủ Bill Gates quan niệm rằng văn phòng tại nhà
là mô hình lý tưởng cho các các nhân viên c ủa mình phát huy hết khả năng,tìm tòi được sáng
kiến và giải pháp sáng tạo để thực hiện nhiệm vụ được tốt nhất. Bill Gates luôn tìm cách tạo ra
môi trường làm việc tốt nhất cho nhân viên và cho chính bản thân mình. Nơi làm việc cũng là
nhà . Một cách đơn giản để tối đa hóa năng suất của nhân viên, đó là cho phép văn phòng làm

việc của mỗi cá nhân được sắp xếp theo ý riêng của họ. - Microsoft không dùng cubicle
(khoang riêng, ngăn bằng vách thấp), các nhân viên đặc biệt là những người làm việc suốt
ngày (full-time) đều có phòng riêng. Họ toàn quyền bố trí phòng làm việc, mở nhạc và điều
chỉnh ánh sáng tùy thích... khác với nhiều công ty, những người thường ngày làm việc cật lực
thì l ại được bố trí ngồi chung (với lý do để nâng cao hiệu quả công việc) còn các “sếp” (rất
cần hiệu quả trong công việc) lại đ ược bố trí phòng riêng. Bill Gates quan niệm “văn phòng là
của nhân viên” nên các nội thất đều có sự thống nhất c hung, để mọi người tập trung cao độ
vào công việc, thay vì chỉ lo quan tâm đến các đặc quyền, đặc lợi. Tòa nhà cao ốc hạng sang
tại Belllevue, Washington dành cho bộ phận PSS (hỗ trợ kỹ thuật) của Microsoft
-

Trang phục của nhân viên :

Không bắt buộc nhân viên mặc đồng phục: Bill Gate cho rằng công việc bạn làm mới
quan trọng, cách ăn mặc không hề mang lại giá trị đích thực. Thực tế, với quy định “tự do”
như vậy nên rất ít nhân viên của họ khoác vest, thắt caravat như những doanh nhân thành đạt.


-

Quy định về thời gian làm việc :

Bill Gates đã cho rằng: Nếu tập đoàn quy định nghiêm ngặt mỗi ngày làm việc 8 tiếng
thì nhân viên chỉ chú ý để thực hiện c ho đúng quy định đó, thậm chí còn ít hơn. Nhưng khi tập
đoàn cho phép nhân viên “làm việc bất cứ lúc nào, bao nhiêu lâu cũng được” thì mọi người lại
có khuynh hướng làm thêm giờ. Điều này cho phép nhân viê n được làm việc theo đúng nhịp
của đồng hồ sinh học, tạo hưng phấn khi bắt tay vào làm việc. Ngày nào phấn chấn, thoải mái
bạn có thể ngồi thêm, ngược lại khi mệt mỏi, căng thẳng bạn có thể làm ít đi và ra về sớm hơn
thường lệ. Những quy định về giờ giấc, phong thái làm việc mà Gates đưa r a khác biệt với các
công ty khác, sự khác biệt nà y đã tạo ra môi trường làm việc thoải mái cho nhân viên của

mình.
3.2. Những giá trị được chấp nhận và những quan niệm chung.
3.2.1. Những giá trị được chấp nhận.
- Những giá trị được công bố.
- Chiến lược kinh doanh: Chỉ đạo cho những chiến lược kinh doanh của mình
Microsoft đưa ra nhận định: “ những công ty lớn thành công là những công ty biết làm cho sản
phẩm của chính mình trở nên lỗi thời trước khi để ai đó làm điều này”.
Microsoft đã liên tục sáng tạo và áp dụng các công nghệ mới, nắm bắt được mọi thời
cơ và tận dụng triệt để chúng bằng việc đưa ra các sản phẩm mới và hoàn thiện chúng không
ngừng để phục vụ tốt nhất cho người dùng. Ngoài ra, Microsoft còn có những chính sách khôn
khéo trong việc hợp tác với mọi đối tác cóthể, kể cả việc mua lại công ty của họ, cũng như các
biện pháp tạo thế cạnh tranh của công ty đốivới đối thủ , bằng mọi cách chiếm lĩnh thị trường
-

Mục tiêu:

+ Liên tục tạo ra, cải tiến và nâng cấp các phiên bản phần mềm.
+ Chiếm lĩnh 100% thị phần mà sản phẩm đó bước vào.
-Triết lý kinh doanh: Triết lý kinh doanh của Microsoft có thể chia làm 5 yếu tố:
+Chính sách phát triển dựa trên nền tảng lâu dài.
+ Hướng đến các thành quả.
+ Tinh thần tập thể và động lực cá nhân.
+ Thái độ trân trọng đối với sản phẩm và khách hàng.
+ Thông tin phản hồi thường xuyên của khách hàng.


- Các quy định, nguyên tắc hoạt động.
- Đề cao tầm quan trọng của các chuyên gia kỹ thuật: Hầu hết các công ty đều đánh
giá cao vai trò của các nhà quan lý nhưng đối với Microsoft thì các chuyên viên phát triển
phần mềm lại giữ vai trò quan trọng hơn các nhà quản lý. Bill Gates coi việc “viết mã lệnh”

hay lập trình máy tính là một công việc cao cả vì vậy các chuyên viên phát triển phần mềm ở
đây luôn được hưởng những đặc lợi mà ít công ty phần mềm nào có thể cho họ hơn nữa họ còn
được quyền mua cổ phần ưu đãi của công ty.
- Chỉ tuyển những người giỏi nhất: Đây là một trong những nguyên tắc bất di bất dịch
của Microsoft. Bill Gates cho rằng chỉ có sự tò mò, sáng kiến và trí tưởng tượng được phép ở
lại, chính vì thế Microsoft là hội tụ của những cá nhân tài năng, có đầu óc sáng tạo và đầy cá
tính. Công ty Microsoft cố gắng thuê được những người nằm trong số 5% thông minh nhất
hành tinh trong lĩnh vực chuyên môn của họ. Việc lựa chọn người được tiến hành dưới nhiều
hình thức. Các nhân viên của Microsoft tiếp xúc công khai hoặc bí mật với các chuyên gia giỏi
nhất của các hãng khác; lôi kéo, mua chuộc bằng các ưu thế vật chất và tinh thần của
Microsoft. Một nguồn nhân lực khác chính là từ sinh viên của các trường đại học.
- Chia để trị: Đây là một hệ thống khá độc đáo của Microsoft, hệ thống chia để trị này
bao gồm một văn phòng chủ tịch bao gồm tổng giám đốc và 3 trợ lý thân cận, dưới phòng này
gồm 15 cấp quan lý và khoảng 7 người ở cấp 15. Bởi vì công ty cho rằng phần mềm tốt nhất là
phần mềm được tạo ra bởi những nhóm nhỏ các lập trình viên.
- Trong Microsoft tồn tại một khẩu hiệu”hãy nỗ lực làm việc và nỗ lực hơn nữa” : Đối
với các nhân viên trong Microsoft thì khả năng làm việc miệt mài là điều không thể chối cãi.
Ngay bản thân Bill Gates ông cho rằng việc việc có được một ngày nghỉ là dấu hiệu của sự yếu
đuối, chính vì thế trụ sở của Microsoft được đặt tại Redmond nơi mà các nhân viên luôn được
phục vụ với những quán ăn tự phục vụ cao cấp và hoàn toàn miễn phí.
- Học hỏi những bài học sai lầm: Không chỉ thành công nhờ tận dụng sai lầm của
người khác mà công ty còn chú ý học hỏi từ những sai lầm của bản thân trong quá khứ. Hàng
năm Microsoft luôn cập nhật bản ghi nhớ nhằm chỉ ra những sai lầm có tên “10 sai lầm
nghiêm trọng nhất”, bản ghi nhớ này được trình bày rõ ràng và lôi cuốn nhằm giúp nhân viên
rút ra được bài học và để không mắc lại những sai lầm tiếp theo.


- Khi một nhân viên phạm phải một sai lầm, nếu đó là một sai lầm hợp lý cho việc
theo đuổi làm tăngthị phần thì hãy ca ngợi điều đó và sử dụng chúng như là một tấm gương
cho người khác nếu bạn cũng muốn những người khác làm như vậy.

- Báo cáo thông tin: Bill Gates yêu cầu những viên chức điều hành cao cấp của
Microsoft phải biết rõ những gì diễn ra trong tập đoàn thông qua báo cáo hàng tháng, từ đó
nhằm đưa ra những chiến lược phù hợp.
- Cung cấp thông tin: Microsoft thành công trong việc tạo một vòng lặp phản hồi
thông tin, các nhân viên khi muốn biết thông tin về một vấn đề nào đó thì sẽ nhận được hồi
đáp ngay trong vòng 48 tiếng nhờ những hệ thống lưu trữ kiến thức của công ty.
3.2.2. Những quan niệm chung.
- Công việc và sự đề cao vật chất: Những nhân viên của Microsoft thường coi làm việc
chăm chỉ và có được sự tiện nghi vật chất là biểu hiện của sự thành công. Họ luôn hướng tới
tương lai và tìm mọi cách để đạt được mục tiêu cũng như tạo ra được những phầm mềm, thiết
kế độc đáo mà chỉ riêng họ mới làm được.
- Thời gian là tiền bạc: Nhân viên trong Microsoft là những người thông minh vì vậy
họ hiểu được giá trị của thời gian. Mặc dù được làm việc theo một thời gian linh hoạt, các
nhân viên có thể tùy ý sắp xếp thời gian bắt đầu công việc của mình nhưng không vì thế mà họ
cắt xén hay làm thiếu giờ. Họ luôn làm việc cật lực, hết mình cho những lúc đã thực sự bắt tay
vào công việc bởi vì họ cho rằng họ có trách nhiệm thay đổi thế giới. Và đó cũng là trách
nhiệm, mục tiêu chung của Microsoft.
- Sáng tạo những ngôn ngữ độc đáo phù hợp với môi trường làm việc: các nhân viên
của Microsoft có thể thoải mái và tự do trong việc sáng tạo và sử dụng ngôn ngữ từ lúc mà họ
còn là những hackers hay cho đến bây giờ trong quá trình làm việc họ bắt đầu có những thói
quen dùng riêng những ngôn ngữ ấy. Ví dụ như Dogfood (thức ăn cho chó) được các nhân
viên Microsoft dùng để chỉ những phần mềm bị lỗi, phần mềm không hoàn chỉnh,..
- Các nhân viên trong Microsoft tự lựa chọn giá trị của bản thân thông qua thể hiện cá
tính, phong cách cá nhân qua cử chỉ, tác phong và cách bố trí đồ dùng làm việc của mình. Từ
hình dáng vật dụng cho đến màu sắc đều được lựa chọn theo sở thích cá nhân miễn sao chúng
tạo cho họ sự thoải mái khi làm việc.


- Sự bình đẳng: Sự bình đẳng trong Microsoft được thể hiện ở trong công việc và chức
vụ. Nhân viên hay nhà quản lý trong Microsoft đều được hưởng lương và đãi ngộ theo đúng

những gì mà họ cống hiến, vì vậy các nhân viên không hề cảm thấy bất công với những gì
nhận được sau một thời gian làm việc tại đây. Không chỉ vậy Microsoft còn khuyến khích nữ
giới tham gia phát triển công nghệ điều này khiến cho các nhân viên nữ trong công ty cảm thấy
hài lòng và sẵn sàng trung thành với Microsoft.
- Thoải mái đóng góp ý tưởng: Các nhân viên mặc nhiên có quyền đưa ra ý tưởng của
họ và nếu như nó hợp lý thì ý tưởng đó sẽ sớm được mọi thành viên trong công ty biết đến và
nó sẽ nhận được sự ủng hộ, những đóng góp từ phía họ.
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp của Microsoft.
- Văn hóa quốc gia: Văn hóa doanh nghiệp của Microsoft chịu ảnh hưởng nhiều từ nền
văn hóa Mỹ. Nơi mà trụ sở chính của nó được đặt tại, bản sắc văn hóa Mỹ làm cho người ta
học được chữ tín trong khế ước vàtất cả mọi người đều bình đẳng về cơ hội phát triển: ai
nhanh hơn, thức thời hơn, giỏi cạnh tranh hơn thì người đó giành thắng lợi. Có thể nói, ý thức
suy tôn tự do, chú trọng hiệu quả thực tế, phóng khoáng, khuyến khích phấn đấu cá nhân đã trở
thành nhịp điệu chung của văn hóa doanh nghiệp nước Mỹ.
- Người đứng đầu: Bill Gates chính là người có ảnh hưởng lớn đến văn hóa doanh
nghiệp của Microsoft. Từ việc đặt ra mục tiêu kinh doanh cho đến việc bố trí nơi làm việc của
Bill Gates dành cho những nhân viên của mình đã sớm hình thành nên một nền văn hóa từ
những cá nhân, nhóm cho đến cả tập thể. Qua cách Bill Gates ứng xử và giải quyết công việc
với nhân viên, đối tác, khách hàng đều thể hiện một nền văn hóa của cả doanh nghiệp.
- Những giá trị do nhân viên đem lại: Ở Microsoft các cá nhân có thể tự do sáng tạo
chính vì thế họ đã góp phần làm đa dạng và phát triển hơn nền văn hóa của doanh nghiệp
mình. Họ du nhập những yếu tố mang tính chất khoa học và cập nhật bên cạnh đó vẫn phát
huy những yếu tố được coi là truyền thống của Microsoft.
3.4. Lợi ích của văn hóa doanh nghiệp mang lại cho Microsoft.
- Microsoft luôn đưa ra được những thiết kế, sản phẩm có tính sáng tạo cao do niềm
đam mê, khả năng làm việc của nhân viên luôn được khích lệ và nâng cao. Do đó Microsoft
luôn có năng lực cạnh tranh khá mạnh về sản phẩm so với các công ty phần mềm khác.
- Luôn được bình chọn là một trong những nơi làm việc tốt nhất.



- Thu hút được nguồn lực có chất lượng cao nhờ vào nền văn hóa doanh nghiệp cốt
lõi, vững chắc.
-Tạo sự tin cậy cho đối tác hay bất cứ nhà cung cấp, khách hàng nào bởi quy trình làm
việc hay thái độ phục vụ chuyên nghiệp, tận tình.
IV. Văn hoá doanh nhân
4.1.

Tiểu sử, thân thế và mục tiêu của Satya Nadella

Satya Nadella sinh năm 1967 tại Hyderabad- Ấn Độ, bố ông là một nhân viên nhà
nước và mẹ ông là một giảng viên dạy ngôn ngữ cổ Sanskrit, ông là một chuyên viên công
nghệ thông tin Hoa Kỳ. Ông học trường Hyderabad Public School và học viện công nghệ
Manipal tại Manipal ( Karnataka, Indien), tốt nghiệp với bằng cử nhân kỹ sư Điện tử thông tin.
Sau một thời gian ngắn làm việc cho Sun microsytems, vào năm 1992 ông chuyển sang hãng
Microsft. Vào ngày 4 tháng 2 năm 2014 ông được chọn làm tổng giám đốc cho tập đoàn
Microsoft thay thế cho Steve Ballmer. Trước đó ông là phó giám đốc điều hành bộ phận Cloud
and Enterprise của Microsoft, chịu trách nhiệm cho việc xây dựng và vận hành các nền tảng
điện toán, các công cụ phát triển và dịch vụ điện toàn đám mây của công ty.
4.1.1. Sự nghiệp kinh doanh của doanh nhân Satya Nadella
Khi Satya Nadella bắt đầu nắm giữ vị trí CEO của Microsoft vào tháng 2 năm 2014,
công ty này đang ở vào một thời kỳ khá ảm đạm. Microsoft Windows 8 là một thảm họa. Các
nhân viên thường xuyên đấu đá nhau và đồng thời, người dùng và các lập trình viên mất dần
niềm tin.
Nhưng thời thế đã thay đổi, tại thời điểm này, năm 2016, Microsoft đã tìm lại được
vóc dáng của mình xưa kia với tư cách là người khổng lồ cung cấp phần mềm và dịch vụ cho
mọi người, trên bất kỳ thiết bị nào – và một lần nữa các nhà đầu tư kỹ tính nhất lại tin rằng sự
lột xác này là thật.
Nadella nhận bằng cử nhân kỹ sư điện từ Học viện Công nghệ Manipal vào năm 1988.
Nhưng họ không có một chương trình khoa học máy tính thực thụ, vì thế ông sang Mỹ và học
ở Đại học Wisconsin–Milwaukee rồi tốt nghiệp năm 1990.

Sau đó, Nadella bắt đầu làm việc cho Sun Microsystems, công ty huyền thoại về máy
chủ ở Silicon Valley trước khi gia nhập Microsoft vào năm 1992. Lúc này, Bill Gates vẫn còn
là CEO và Windows mới bắt đầu công cuộc chinh phục thế giới của mình.


Nadella là một trong số 30 người Ấn Độ làm việc cho Microsoft vào lúc đó. Các dự án
ban đầu của ông gồm sản phẩm TV tương tác và hệ điều hành Windows NT của Microsoft.
Trong những năm đầu ở Microsoft, Nadella khiến các đồng nghiệp và quản lý hết sức
ấn tượng khi mỗi cuối tuần lại đi từ khuôn viên của Microsoft ở Redmond, Washington đến
tận Trường kinh doanh Booth của Đại học Chicago để hoàn thành chương trình MBA vào năm
1997.
Vào năm 1999, Nadella lần đầu tiên nắm giữ một vị trí điều hành cấp cao, trở thành
phó chủ tịch của Microsoft bCentral, một dự án gồm nhiều web service về website hosting và
email cho các doanh nghiệp nhỏ.
Vào năm 2000, Microsoft bổ nhiệm CEO thứ hai trong lịch sử của mình: Steve
Ballmer.
Vào năm 2001, Nadella trở thành phó chủ tịch Microsoft Business Solutions, một công
ty được thành lập nhờ một loạt các vụ mua lại, gồm cả Great Plains, công ty sản xuất phần
mềm kế toán cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Sự nghiệp của Nadella tiếp tục đà thăng tiến: Đến năm 2007, ông trở thành Phó chủ
tịch Microsoft Online Services, nghĩa là nắm quyền điều hành bộ máy tìm kiếm Bing, cũng
như các phiên bản trực tuyến ban đầu của Microsoft Office và Xbox Live.
Vào tháng 2 năm 2011, Nadella được đưa lên làm chủ tịch bộ phận Server and Tools.
Bộ phận này chịu trách nhiệm về các sản phẩm mang lại dòng tiền chính cho trung tâm dữ liệu
của công ty, chẳng hạn như Windows Server và SQL Server, ngoài ra còn có cả canh bạc táo
bạo nhất của Ballmer, nền tảng Microsoft Azure trên mây.
Khi Nadella mới tiếp nhận, bộ phận này có doanh thu 16,6 tỷ USD. Đến năm 2013,
con số này đã tăng lên 20,3 tỷ USD.
Đến thời điểm này, Microsoft bắt đầu gặp rắc rối. Windows 8 là một thảm họa, iPhone
và Android bỏ xa Windows Phone và Bing không là gì trước sự thống trị của Google. Và

Ballmer trở thành tội đồ cho mọi chỉ trích
Vào tháng 8 năm 2013, Ballmer tuyên bố ông sẽ rút lui, khởi đầu cho một cuộc tìm
kiếm CEO mới. Hai nhân vật chính trong cuộc săn tìm này là Ballmer và Bill Gates.


Vào tháng 2 năm 2014, sau rất nhiều tin đồn và dự đoán, Nadella trở thành CEO của
Microsoft với sự ủng hộ của Ballmer và Gates. Để thuyết phục Nadella nắm vị trí này, ban
lãnh đạo Microsoft đồng ý trả cho ông mức lương năm đầu tiên là 84 triệu USD.
Nadella ngay lập tức chinh phục được các nhân viên ở Microsoft nhờ thực hiện các
thay đổi lớn một cách nhanh chóng trong nỗ lực đưa công ty tìm lại chính mình và giành lại
các khách hàng, trong đó gồm cả những điều không tưởng như đưa hệ điều hành đối thủ Linux
vào điện toán đám mây Microsoft Azure, và cho Microsoft Office chạy trên ipad của Apple.
Ngoài ra, ông còn quyết định chi 2,5 tỷ USD mua Mojang, công ty đứng sau trò chơi
đình đám Minecraft, giới thiệu các ứng dụng hàng đầu trên iOS và Android (như Microsoft
Outlook), bỏ qua Windows 9 để đi thẳng lên Windows 10, giới thiệu chiếc laptop đầu tiên của
công ty là Microsoft Surface Book, và đặc biệt là đưa lên bệ phóng Microsoft HoloLens – kính
thực tế ảo với những tiềm năng đầy hứa hẹn.
Triết lý của Nadella là tìm kiếm đối tác và đảm bảo rằng các dịch vụ và phần
mềm của Microsoft luôn sẵn sàng bất kỳ lúc nào khách hàng cần – kể cả khi họ không
dùng Windows. Đó là lý do tại sao nhân vật lớn đầu tiên được ông tuyển dụng là Peggy
Johnson – một cực nhân viên cấp cao của Qualcomm, giờ đây là phó chủ tịch phát triển kinh
doanh, chịu trách nhiệm tìm kiếm đối tác ở các công ty bên ngoài.
Vào năm 2015, khi phát biểu tại một sự kiện Nadella đã sử dụng một chiếc iPhone để
nói về những ứng dụng Microsoft mà ông ưa thích nhất. Nadella rất bận rộn, và các nhà đầu tư
rất vui mừng về việc đó: Từ năm 2014 đến 2015, ngay trong năm đầu tiên Nadella ở vị trí
CEO, cổ phiếu Microsoft tăng 14%. Và sau đó lại tăng 21% vào năm 2015.
Bước vào năm 2016, Nadella có rất nhiều thử thách trước mắt. Microsoft vẫn vật lộn ở
thị trường smartphone. Lượng máy tính cá nhân bán ra không nhiều khiến tham vọng của
Windows 10 bị thu hẹp đáng kể. Và Xbox One vẫn đang tỏ ra yếu thế trước PlayStation4 của
Sony. Nhưng đây là lần đầu tiên trong suốt một khoảng thời gian dài, mọi thứ đang có vẻ sáng

sủa hơn với Microsoft.
4.1.2 Những thất bại và cách vực dậy của Satya Nadella
Thất bại và nỗi đau của Microsoft cũng chính là thất bại và nỗi đau của Nadella khi
chịu “tổn thương “ sau khi tái cơ cấu toàn bộ mảng di động, và hậu quả để lại đó là công ty
phải chịu khoản lỗ quý cao nhất trong lịch sử của mình.


Hãng phần mềm Microsoft vừa công bố kết quả kinh doanh quý IV năm tài khóa 2015
- quý 3 tháng kết thúc vào ngày 30/6. Báo cáo kinh doanh này được đưa ra không lâu sau khi
công ty tuyên bố tái cơ cấu lại mảng di động dẫn tới khoản thiệt hại 7,6 tỷ USD hồi đầu tháng
7/2015. Microsoft cũng nói rằng, họ sẽ phải chịu các khoản phí bổ sung, đưa tổng chi phí ghi
giảm lên tới con số 8,4 tỷ USD. Hệ quả cuối cùng là hãng sẽ phải chịu khoản thua lỗ ròng 3,2
tỷ USD (4 cent/cổ phiếu). Thông tin này khiến giá cổ phiếu của hãng giảm 3,5%. Trước đó,
Microsoft từng bỏ ra 9,5 tỷ USD hồi tháng 4/2014 để thâu tóm mảng Thiết bị của Nokia.
Thương vụ với Nokia là một trong những nỗ lực của Microsoft nhằm cạnh tranh với
Google và Apple trên thị trường di động. Microsoft lên kế hoạch cắt giảm 7.800 nhân sự, chủ
yếu là các nhân viên của Nokia trước đây. Năm ngoái, công ty cũng cho thôi việc 18.000
người - cuộc cắt giảm nhân sự lớn chưa từng có trước đó - bao gồm 12.000 cựu nhân viên của
Nokia.
Dù Microsoft mới công bố Lumia 950 chạy Windows 10 Mobile, nhìn chung trong cả
năm 2015, tập đoàn này chưa có một sản phẩm đình đám nào đủ sức thu hút người dùng. Hai
smartphone bán chạy nhất năm 2015 của Microsoft tại Mỹ là Lumia 635 và Lumia 520 những model đã ra đời từ năm trước đó. Trong khi đó, tuy đã liên tục thay đổi chiến lược,
doanh số Windows Phone vẫn chưa vượt ngưỡng 5% trước sự bành trướng của Android và
iOS.
Microsoft, dưới thời lãnh đạo của CEO Satya Nadella, đã dành 18 tháng qua để thay
đổi chiến lược, cách phát triển sản phẩm cũng như cách tiếp cận khách hàng. Công ty hiện
chuyển hướng tập trung phát triển các ứng dụng và dịch vụ nền đám mây và hy vọng người
dùng sẽ trả các khoản phí thường kỳ cho các ứng dụng dịch vụ

này.


Chiến lược mới khiến doanh số bán hàng bị tụt giảm, nếu tính trong tương lai ngắn hạn, nhưng
lại giúp công ty đạt được sự ổn định về dài hạn. Trong quá trình chuyển giao, gã khổng lồ xứ
Redmond đã phải đứng trước những quyết định khó khăn nhằm xác định xem sẽ tập trung
nguồn lực vào những mảng kinh doanh nào. Phần cứng di động - nhiều khả năng - không nằm
trong số các mảng được ưu tiên phát triển, ít nhất là ở thời điểm hiện tại.
Microsoft vẫn sẽ chưa từ bỏ mảng smartphone. "Tôi cam kết Microsoft vẫn sẽ sản xuất
điện thoại" - CEO Nadella cho biết trong công bố ghi giảm và sa thải nhân viên Nokia hồi đầu
tháng 7/2015. Microsoft cũng sẽ tập trung vào khách hàng doanh nghiệp và các thiết bị giá rẻ,


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×