Tải bản đầy đủ (.pptx) (20 trang)

Tìm hiểu về điêu khắc, lịch sử, các thành phần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 20 trang )

Tìm Hiểu Điêu Khắc

S.V.T.H :Phú Đức Hải-2027059
Lớp 59KDNT


 
Điêu khắc là gì?
Điêu khắc là một môn nghệ thuật mà người nghệ sĩ tác động vào những hình khối gọn gàng, tinh tế nhất nhằm thể hiện 1 hay nhiều ý nghĩa của tác phẩm. Có
thể là tượng đài (tượng đồng, đá, bê tông,...), có thể là biểu tượng (con sư tử vàng ở Lasvegas chẳng hạn), có thể là bích trương (hàng loạt bích trương ở Mêhicô
là tác phẩm của các nhà điêu khắc chứ không phải họa sỹ) hay các phù điêu thạch cao (đền Parthenol), đồng,... Điêu khắc là một nghệ thuật tạo hình, tồn tại
trong không gian 3 chiều để thể hiện ý tưởng của tác giả ngôn ngữ của điêu khắc cơ bản là mảng khối. Điêu khắc còn là hình thức đắp nổi hoặc khoét lõm với
chiều dài, rộng là thực còn phần nổi mang tính ươc lệ về khối. 
Điêu khắc gồm 2 thể loại chính: phù điêu, tượng tròn.


Phù Điêu
Phù điêu là loại điêu khắc được thể
hiện trên mặt phẳng, có sự gắn kết
khăng khít với mặt phẳng. Mặt phẳng
đóng vai trò là nền tảng cơ bản và là
phông nền của hình khối tạo hình trên
nó. 
VD: Bộ phù điêu tứ bình.


Tượng tròn
Tượng tròn - là dạng tượng mà
người ta có thể đi vòng xung quanh
để xem; khác với kiểu tượng hoặc
phù điêu gắn lưng vào tường.




Lịch sử Điêu khắc
Nghệ thuật tạo hình đã gắn liền với lịch sử nhân loại từ thủa hoang sơ
bằng những bức bích họa trong các hang động, bằng những môtíp
trang trí được chế tác một cách thô sơ: vòng tay, vòng cổ, khuyên
tai...Với quá trình phát triển, yếu tố thẩm mỹ được nâng cao và được
thể hiện ngày càng quy mô và tinh xảo.
Lịch sử của nghệ thuật điêu khắc đã theo bước chân nhân loại để tạo
nên những nền nghệ thuật vĩ đại như Ai Cập cổ đại với những tượng
danh tiếng của lịch sử mỹ thuật như tượng Nhân sư khổng lồ, tượng
Viên thư lại ngồi, tượng “Ông trưởng thôn” hay tượng chân dung Hoàng
hậu Nefertiti…
Sau đó là nghệ thuật Hy Lạp với những kiệt tác như những tượng thần
Venus, tượng Laocoon, tượng Nữ thần chiến thắng ...
Rồi thời Phục Hưng đã làm cho nước Ý trở thành trung tâm mỹ thuật
châu Âu với những tượng David, tượng Pieta, tượng Thần đưa tin…


Nghệ thuật Á Đông lại có đặc thù riêng và để lại cho nhân loại những tác phẩm điêu
khắc nổi tiếng về tôn giáo, trong đó điêu khắc Ấn Độ có ảnh hưởng sâu rộng nhất.

Riêng nghệ thuật điêu khắc của Việt Nam ta, kể từ thế kỷ 11 đã đạt đến trình độ nghệ
thuật khá cao như các tượng La Hán ở chùa Tây Phương, tượng Quan Âm nghìn mắt
nghìn tay ở chùa Bút Tháp, hoặc những hình trang trí độc đáo được chạm khắc trên đá,
gỗ, gạch rất nhiều trên các lăng tẩm, cung điện, chùa chiềng, đình làng. Góp mặt để
làm phong phú thêm kho tàng nghệ thuật điêu khắc đặc sắc của dân tộc là điêu khắc
của dân tộc Chăm ở phía Nam, dân tộc Ê Đê , Gia Rai, Ba Na…ở Tây nguyên. Cùng với
sự phát triển không ngừng của xã hội, rõ ràng điêu khắc là một bộ phận không thể tách
rời của cuộc sống loài người nói chung và nghệ thuật tạo hình nói riêng.



Các yếu tố tạo hình
Ngoài ra, đất cũng là một chất liệu để tạo hình bằng cách nặn. Đất nặn
Tạc là một phương pháp mà trong đó người nghệ sĩ thao tác chủ yếu trên
chất liệu rắn như đá, gỗ,... để tạo hình. Ở phương pháp này, người nghệ sĩ
chủ yếu dùng búa đục loại bỏ những "phần thừa" trên chất liệu để tạo ra
một sản phẩm mong muốn.

thành tượng hoặc phù điêu có thể nung để thành tác phẩm điêu khắc gốm,
hoặc có thể đúc thành khuôn.


 
Gò là phương pháp sử dụng dụng cụ tác động trực tiếp lên chất liệu
Đúc là phương pháp sử dụng khuôn mẫu có sẵn do chế tác, sau đó dùng
chất liệu lỏng hoặc nấu chảy lỏng đổ vào khuôn, sau khi đông đặc, người
nghệ nhân sẽ tháo bỏ lớp khuôn bên ngoài ra và thu được tác phẩm đúc.
Các chất liệu đúc: đồng, nhôm, gang, thạch cao, xi măng, nhựa
Đồ gốm cũng có thể đúc, người ta còn gọi là đổ rót và in đất.

cần thể hiện nhằm tạo ra hình thù người nghệ nhân mong muốn. Chất liệu
cho gò là kim loại được cán mỏng.


Điêu khắc hiên Đại
Phong trào điêu khắc hiện đại bao gồm xu hướng lập
thể, trừu tượng hình học, De Stijl, Suprematism, chủ
nghĩa Dada, chủ nghĩa siêu thực, chủ nghĩa vị lai, hình
thức chủ nghĩa biểu hiện trừu tượng, Pop-Art,

Minimalism, Land art, và nghệ thuật sắp đặt.


Pablo Picasso và Marcel Duchamp

Năm 1912, Duchamp từ bỏ hội họa và thu hẹp phạm
vi hoạt động vào việc xử lý các chất liệu trong xưởng
 Năm 1912, Picasso (1881 – 1973) bắt đầu xoay
sang làm điêu khắc có cấu trúc mở với hai phiên
bản Đàn Ghita – Guitar. Phiên bản thứ nhất làm
bằng bìa các-tông và phiên bản thứ hai chế từ
dây thép và kim loại tấm. Cả hai phiên bản đều
được treo trên tường như những bức hoạ. Vào
thời gian đó, các chất liệu và phương pháp của
Picasso thật mới mẻ đối với lịch sử điêu khắc.
Ông từ chối những kỹ thuật chạm khắc và dựng
mô hình, cổ xúy những tác phẩm có cấu trúc thô
khệch được chế tác từ các mảng miếng vật liệu
phẳng ghép chồng chéo vào nhau.

vẽ khi ông bắt đầu để ý tới việc lựa chọn và trưng bày
các đối tượng được chế tạo sẵn trong công nghiệp
hay đồ gia dụng mà ông gọi là readymade (làm sẵn).
Tác phẩm gây tiếng vang nhất trong số đó là vật
phẩm mang tên Đài Phun Nước – Fountain, một chiếc
bô tiểu nam bằng sứ trắng do một công ty sành sứ tại
New York sản xuất. Sự can thiệp của Duchamp sau
khi lựa chọn nó chỉ là mỗi việc lật úp xuống và ký lên
một cái tên do ông tưởng tượng ra (R. Mutt) cùng với
ngày tháng. Ông gửi nó tới cuộc triển lãm

Independents Exhibition song đã bị ban tổ chức loại
ngay. Điêu khắc readymade của Duchamp hàm chứa
sự thách thức về tính đích thực và tính nguyên bản
của các tác phẩm nghệ thuật.


Auguste Rodin và Constantin Brancusi

Auguste Rodin (1840-1917) và Constantin Brancusi
(1876 – 1957) – người được coi là đã “thể hiện các bộ
phận cơ thể như những mảnh vỡ”, làm thay đổi cách
thức thực hành điêu khắc với việc sử dụng những đơn
vị điêu khắc cơ sở. Brancusi đã chế tác các mô-đun
cơ bản (mà ông coi chúng quan trọng không kém gì
các điêu khắc hoàn chỉnh), thường là từ các mẩu gỗ
thông có khả năng tháo lắp và thể hiện ứng biến.
Ông cũng sáng tạo ra những khối đồng cơ bản có
hình thù đơn giản và được đánh bóng giống hệt như
các sản phẩm công nghiệp có thể lắp ghép, chẳng
hạn như tác phẩm Chim Trời – Bird in Space


 Jacques Lipchitz, Alexander Archipenko
và Henry Moore
Sau những tìm tòi của Picasso về sự phụ thuộc lẫn nhau giữa không gian và
khối tích, một số điêu khắc gia đã tiếp tục với các tác phẩm biểu hình người
đầy sáng tạo. Nổi bật nhất trong số đó là Jacques Lipchitz (1891-1973),
Alexander Archipenko (1887-1964) và Henry Moore (1898–1986). Họ đều tạo
hình đơn giản, không khuôn kín các khối tượng biểu hình cơ thể và nhất là
thường có các lỗ chạm xuyên thủng thân tượng đặc biệt ấn tượng. Theo họ, đó

là những khoảng trống được phép (để đổ vật liệu vào) thay vì các hình khối
tượng tròn. Moore bắt đầu phá tách hình tượng cơ thể nữ thành những chi tiết
lẻ, qua đó ông muốn so sánh hay quán chiếu các bộ phận giải phẫu thân thể
với các hình tượng trong thiên nhiên. Ông cũng tiếp tục làm việc với chủ đề
phân mảnh mà Rodin và Brancusi từng khởi xướng. 


David smith
Nếu Henri Moore làm việc với các chất liệu gỗ, đá và đồng, thì có một người lại quay
về với những tấm kim loại giống như Picasso từng làm để xây dựng những cấu trúc
mang tính đột phá – đó là David Smith (1906 – 1965). Học được nghề hàn trong những
năm 1940, Smith bắt đầu sáng tạo các tác phẩm điêu khắc đầu tiên của mình từ
những mẩu sắt thép, thường là các bộ phận máy móc nông cụ. Ông là người đã làm
thay đổi hẳn điêu khắc tượng hình với những hình thể trừu tượng được hàn ghép giống
những phong cảnh thiên nhiên xung quanh xưởng của ông trong miền Hạ New York,
chẳng hạn như tác phẩm Cảnh Sông Hudson. Kỹ thuật hàn cho phép tạo ra các hình
thù rỗng loãng, gây được cảm giác mạnh trong vẻ tao nhã, duyên dáng, thanh tú, và
thậm chí rất mở của các đối tượng điêu khắc. Các hình trang trí có đường lượn tuyến
bằng kim loại theo phong cách Ả Rập của Smith khác nào “những nét họa phóng
khoáng trong không trung”. 


Anthony Caro
Các tác phẩm điêu khắc mới của Smith đã ảnh hưởng rõ rệt lên quá
trình thay đổi về phong cách của điêu khắc gia người Anh Anthony
Caro (1924 – ), một trợ lý cũ của Henry Moore. Caro cũng chế tác
những cấu trúc từ đầu mẩu kim loại phế thải công nghiệp, rồi dùng các
loại sơn có màu sắc tươi sáng bán sẵn trên thị trường tô phết lên
chúng, khác hẳn với bản chất nặng nề của vật liệu sắt thép, tạo nên
những dáng vẻ nhẹ bỗng, thanh thoát hầu như phi trọng lượng, không

còn bị sức hút từ trọng lực nữa. Caro luôn luôn từ bỏ các tượng biểu
hình, song cá biệt trong tác phẩm điêu khắc thanh nhã có tên là Vườn
Cam – Orangerie ông đã sử dụng các đoạn lưỡi cày kim loại phế liệu để
thể hiện một vườn cam tươi tốt đang đơm hoa – một tác phẩm điêu
khắc chứa đầy cảm xúc bắt nguồn từ những hình ảnh thiên nhiên tươi
đẹp. 


Chủ nghĩa hậu hiên đại và ảnh hưởng
Đến giữa thập niên 1970, một làn sóng mới đột ngột trào dâng trong hoạt động điêu khắc toàn cầu, cuốn theo rất nhiều
thế hệ nghệ sĩ ở nhiều quốc gia với vô số quan điểm nghệ thuật khác nhau. 
Nhằm có cái “tít” thích hợp, trào lưu kế tiếp chủ nghĩa Hiện đại được các phê bình gia gọi luôn là “Hậu – Hiện đại”, một
thuật ngữ bắt đầu thâm nhập vào kho từ vựng nghệ thuật, cả về thực hành và lý thuyết, từ những năm 1970 mà ban
đầu chỉ để mô tả một loại hình kiến trúc. Cũng vào thời gian đó, một cuốn sách quan trọng của triết gia người Pháp
Jean-François Lyotard (1924 – 1998) ra đời có nhan đề “Điều kiện Hậu hiện đại: Một Báo cáo về Tri thức” trong đó đề cập
chủ yếu tới các vấn đề xã hội chứ chưa phải là các vấn đề thẩm mỹ. Lyotard đề xuất rằng: xã hội đương đại đã cự tuyệt
các định chế/cấu trúc hùng mạnh, kỳ vĩ và toàn cầu, ví dụ như tôn giáo, giới tính và tư bản chủ nghĩa; xã hội đương đại
ủng hộ các đặc tính địa phương, cá nhân và huyền thoại. Cuốn sách của ông mô tả thế giới như “một cơ cấu” phân
mảnh, chống sát nhập, có cả những vay mượn tham lam từ các nền văn hóa và tư tưởng khác nhau. Chắc chắn, sự phân
mảnh, vay mượn và các thành phần “cắt dán” được trích dẫn trong cuốn sách của Lyotard đã bắt đầu tìm được cách len
lỏi vào điêu khắc – nơi giờ đây vẫn còn lưu giữ những tư tưởng xuất chúng của ông. 


 Vào thập niên 1970 đầy biến động, một số lý thuyết
có giá trị do các nghệ sĩ Hoa Kỳ đề xuất đã ảnh hưởng
to lớn tới sự phát triển của điêu khắc trong giai đoạn
cận đại hơn bất kỳ ảnh hưởng nào khác của các sử gia
hay những học giả uyên thâm; và chính lực lượng
nghệ sĩ quan trọng này đã “bồi những nhát cuốc cuối
cùng chôn lấp” chủ nghĩa Hiện đại. Trong số đó, hai

điêu khắc gia Robert Morris (1931 – ) và Donald Judd
(1928 – 1994) là những người có những đóng góp
đáng kể nhất, cả về lý thuyết và thực hành, trong việc
biến đổi một thứ chủ nghĩa Hiện đại đầy tự mãn, hình
thức và thuần khiết sang một dạng thức được định
nghĩa mới về nghệ thuật [mới] với những phương thức
thể hiện mới.


Từ năm 1966 tới 1969, Morris có bốn bài viết liên tục về điêu khắc với tiêu đề chung
là Ghi chú về điêu khắc đăng trên tờ Diễn Đàn Nghệ Thuật (Artforum). Trong bài viết
đầu tiên, Ghi chú về điêu khắc: Phần 1, xuất hiện vào tháng 2-1966,  Morris tập trung
thảo luận về những đối tượng điêu khắc đơn giản, ba chiều mà ông làm từ chất liệu
ván ép sơn màu với quan điểm của người trong cuộc. Ông cũng cho rằng bối cảnh
trưng bày tác phẩm, cách thức chiếu sáng và việc bắt người xem bách bộ quanh tác
phẩm đã làm biến đổi sự nhận thức về hình thái của đổi tượng trưng bày. Bên cạnh đó,
ông cũng nhấn mạnh tới mối quan hệ giữa người xem và trải nghiệm của họ với một
bức tượng ba chiều, qua đó trình bày những khái niệm mới về hiện tượng
học(phenomenology) trong thế giới điêu khắc.
Không đề- tác phẩm của Robert Morris



Có lẽ nhữ ng trướ c tá c của triết gia pháp Maurice Merleau-ponty (19081961) đã là m bệ phó ng c ho nhữ ng ý tưở ng xu ấ t sắ c củ a morr is. Cu ốn
s á c h   h i ệ n t ư ợ n g h ọ c c ủ a t r i g i á c   c ủ a m e r l e a u - p o n t y , x u ấ t b ả n t ạ i p h á p
năm 1945 (được dịch sang tiếng anh năm 1962) đã nhanh chóng trở thành
sách gố i đầ u gườ ng củ a các nghệ sĩ và phê bình gia thờ i đó đang băn
khoăn về sự tiếp nhận và đánh giá đúng đắn các công trình nghệ thuật
[ m ớ i ] .   H i ệ n t ư ợ n g h ọ c   ( p h e n o m e n o l o g y ) l à t r à o l ư u t r i ế t h ọ c d o n h à t o á n
họ c kiêm triế t gia đứ c Edmund Husserl (1859 – 1938) khởi xướ ng từ đầu

thế kỷ 20. Hiện tượng học phân tí ch những nhậ n thứ c củ a con ngườ i có
đượ c thông qua kinh nghiệm cảm xúc, đồ ng thờ i khả o sá t bản chất cốt
lõi những điề u chú ng ta trải nghiệm.


Điêu khắc không gian
Là loại tác phẩm đặc biệt được sắp đặt tại một vị trí không phải chỉ trên tường mà còn
cả trên sàn nhà trong gallery hay ngoài trời để tạo thành một môi trường không gian
tác phẩm chứ không phải trên mặt phẳng như các tác phẩm trước kia.
Điêu khắc không gian tạo ra tác phẩm có rất nhiều chiều không gian chứ không phải 2 hay 3
chiều như trước nữa, có áp dụng nghệ thuật sắp đặt rất nhiều.
Nó trình bày một quá trình hình thành ý tưởng chứ không phải một ý tưởng ban đầu.


Marcel duchamp

MARCEL DUCHAMP. Bánh xe đạp. 1913. Vật có sẵn. 64,8cm trên ghế cao 60,2cm


Mối quan hê với kiến trúc
Trong suốt quá trình phát triển của lịch sử loài người, điêu khắc và kiến trúc là hai
ngành nghệ thuật tạo hình có mối quan hệ khăng khít với nhau: Điêu khắc xuất hiện ở
mặt tiền các tòa nhà, trong các công viên, đài phun nước, nội thất v.v… nó đóng vai trò
trong kiến trúc như một người “đệm đàn” làm tăng thêm tính thẩm mỹ, tạo hình cho
hình khối kiến trúc
Điêu khắc hướng tới những giá trị tinh thần, còn kiến trúc gắn với những giá trị thực
dụng, hay nói một cách khác kiến trúc là tổ chức môi trường sống cho con người một
cách thẩm mỹ, nó quan tâm đến công năng sử dụng, đến không gian bên trong và cả
không gian bên ngòai. Còn điêu khắc không “sử dụng” bên trong bức tường.Vậy mà có
những công trình gọi là kiến trúc hay điêu khắc hiểu theo cách nào cũng được, nghĩa

là không có ranh giới rõ ràng giữa hai nghệ thuật này

Kiến trúc điêu khắc gắn chặt với việc sử dụng vật liệu, không phụ thuộc vào hệ
thống hình học, trục định vị hay sự cân đối… Kiến trúc điêu khắc gây ấn tượng từ
hình khối, từ không gian và cụ thể hóa ý tưởng trong tổ chức không gian, liên kết bên
trong bên ngoài, gây cảm giác hoành tráng và tồn tạo trong không gian. Vd : Angkor
Wat



×