Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

BIỆN PHÁP SỬ DỤNG HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BẢN ĐỒ TƯ DUY VÀ THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM TRONG HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ BÀI HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TIỀN GIANG
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN
TỔ HÓA - SINH

KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY

ĐỀ TÀI

BIỆN PHÁP SỬ DỤNG HÌNH VẼ, SƠ
ĐỒ, BẢN ĐỒ TƯ DUY VÀ THỰC
HÀNH THÍ NGHIỆM TRONG HOẠT
ĐỘNG CỦNG CỐ BÀI HỌC

Người thực hiện: LÊ THỊ TUYẾT MAI
Năm học: 2012-2013

1


PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I MỞ ĐẦU
1.1.

Lý do chọn đề tài
Trong quá trình dạy học, hoạt động củng cố bài học trên lớp là phần không

thể thiếu trong hệ thống các hoạt động được giáo viên tổ chức cho học sinh thực
hiện, nhằm hoàn chỉnh tiến trình dạy học trên lớp, giúp học sinh hiểu được kiến
thức trọng tâm của bài, hệ thống hoá kiến thức cơ bản, rèn luyện kĩ năng tư duy,
thực hành bộ môn. Đồng thời, qua hoạt động củng cố giúp giáo viên đánh giá được
mức độ hiểu bài của học sinh và sửa chữa, bổ sung kiến thức kịp thời. Từ đó, giáo


viên có định hướng tốt hơn về nội dung và phương pháp giảng dạy trong các giờ
học tiếp theo.
Trong thực tế, do nhiều nguyên nhân mà hoạt động củng cố nhận thức đã bị
bỏ qua trong tiến trình dạy học trên lớp hoặc thực hiện nhưng hiệu quả không cao
gây nhàm chán trong quá trình học của học sinh. Vì thế giáo viên phải biết tìm tòi,
sáng tạo những cách thức, biện pháp củng cố bài học một cách hấp dẫn, mới lạ và
hiệu quả để lôi cuốn học sinh tích cực tham gia hoạt động củng cố bài học trên lớp.
Các biện pháp mà giáo viên thường hay sử dụng để củng cố nội dung bài
học là:
- Sử dụng trắc nghiệm khách quan để củng cố những kiến thức cơ bản cho học
sinh.
- Sử dụng câu hỏi tự luận vừa củng cố kiến thức cơ bản vừa rèn luyện khả năng tư
duy và cơ sở lập luận.
- Sử dụng ô chữ với từ khóa định sẵn giúp học sinh kiểm tra lại những kiến thức đã
học ở các bài trước và bài vừa lĩnh hội xong.
Tuy nhiên để gia tăng hứng thú của học sinh trong quá trình học chúng ta
cần bổ sung một số biện pháp khác nữa. Chính vì lý do trên nên tôi chọn vấn đề:
“BIỆN PHÁP SỬ DỤNG HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ; BẢN ĐỒ TƯ DUY VÀ THỰC
2


HÀNH THÍ NGHIỆM TRONG HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ BÀI HỌC” để nâng
cao hiệu quả củng cố bài dạy của giáo viên trong nhà trường.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

- Xây dựng câu hỏi, bài tập và các hình thức củng cố hấp dẫn lôi cuốn học
sinh cả lớp cùng tham gia.
- Nội dung củng cố kiến thức phải phù hợp với trình độ thực tế của học sinh.

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận liên quan đến các biện pháp củng cố bài giảng từ
đó đề xuất một số biện pháp củng cố bài.
1.3.

Giả thuyết khoa học
Nếu sử dụng các hình thức củng cố phù hợp trong giờ lên lớp thì sẽ giúp học

sinh khắc sâu kiến thức, tạo niềm tin trong học tập từ đó tạo sự yêu thích và hứng
thú trong học tập bộ môn.
1.4.

Đối tượng nghiên cứu

Những hình thức củng cố nội dung bài giảng trong bài 11: “ Vận chuyển các
chất qua màng sinh chất” trong chương trình sinh học 10.
1.5.

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
- Phương pháp chuyên gia.
1.6. Nội dung và nhiệm vụ nghiên cứu
-

Phân tích nội dung chương trình sinh học lớp 10 để chọn nội dung trọng tâm

cần củng cố đồng thời đảm bảo tính hệ thống, tính logic giữa các phần trong bài
dạy.
- Nghiên cứu cấu trúc, nội dung bài 11 trong chương trình sinh học 10.
- Nghiên cứu các tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học.

1.7. Phạm vi đề tài:
Bài 11: "Vận chuyển các chất qua màng sinh chất"
1.8. Những đóng góp mới của đề tài
3


Góp phần làm phong phú thêm các hình thức củng cố nội dung bài học trong quá
trình giảng dạy.

4


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Khái niệm hoạt động
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về hoạt động:
Thông thường người ta coi hoạt động là sự tiêu hao năng lượng thần kinh và
cơ bắp của con người tác động vào hiện thực khách quan nhằm thỏa mãn nhu cầu
của mình.
Về phương diện triết học, người ta quan niệm hoạt động là phương thức tồn
tại của con người trong thế giới. Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa
con người (chủ thể) và thế giới (đối tượng) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới
và con người.
Về mặt tâm lí học, hoạt động là tính tích cực bên trong (tâm lí) và bên ngoài
(thể lực) của con người. Hoạt động được sinh ra từ nhu cầu và được điều chỉnh bởi
mục tiêu mà chủ thể nhận thức được. Hoạt động gắn liền với nhận thức và ý chí,
dựa hẳn vào chúng và không thể xảy ra nếu thiếu chúng.
Hoạt động học tập là một chuỗi hành động và thao tác trí tuệ hoặc cơ bắp
hướng tới mục tiêu xác định của bài học.
2.2 Vai trò của hoạt động củng cố:

Củng cố bài giảng là một khâu quan trọng của bài giảng, là một yếu tố dẫn
đến sự thành công của bài giảng. Củng cố bài giảng giúp học sinh nhớ lại và khắc
sâu kiến thức hơn. Ngoài việc xác định kiến thức trọng tâm, học sinh còn có thể tự
đánh giá kết quả học tập của mình. Từ đó các em có thể điều chỉnh lại phương
pháp học sao cho phù hợp.
Bằng các phương pháp củng cố bài giảng cụ thể, giáo viên sẽ giúp học sinh
phát huy tính tích cực, chủ động trong việc tiếp thu nội dung bài, đồng thời mở
rộng và phát triển tư duy cho học sinh.
Củng cố bài giảng còn tạo điều kiện tương tác giữa giáo viên và học sinh.
5


Điều đó tạo hứng thú học tập cho học sinh, nuôi dưỡng bầu không khí lớp học, tạo
điều kiện để học sinh phát biểu ý kiến.
 Củng cố bài giảng bằng thiết kế và sử dụng các sơ đồ, bảng biểu.
Biện pháp củng cố này giúp học sinh hiểu được kiến thức thông qua khả
năng phân tích, so sánh và móc nối các kiến thức.
Thường áp dụng với những bài mang tính so sánh hay tổng quát, có thể sử
dụng các sơ đồ, bảng biểu để hệ thống lại kiến thức.
 Củng cố bài giảng bằng việc sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập.
Biện pháp này đánh giá việc học của học sinh, rèn cho học sinh khả năng
diễn đạt. Nhưng sẽ tạo áp lực cho các học sinh tiếp thu chậm và không hiểu bài
ngay tại lớp. Phương pháp áp dụng đối với những bài học nhiều lý thuyết.
2.3. Khái niệm bản đồ tư duy: là một kỹ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ
ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp tương thích với cấu trúc, hoạt động và
chức năng của bộ não giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não. Nó là
một công cụ tư duy nền tảng, là một trong những phương pháp dễ để chuyển tải
thông tin vào não rồi đưa ra ngoài. Bản đồ tư duy giúp giáo viên và học sinh trình
bày các ý tưởng một cách rõ ràng, suy nghĩ sáng tạo, hệ thống kiến thức, ghi nhớ
và đưa ra ý tưởng mới.


6


CHƯƠNG III QUY TRÌNH VÀ CÁC HÌNH THỨC CỦNG CỐ
NỘI DUNG BÀI 11: “ VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG
SINH CHẤT”
3.1. Quy trình tổ chức cho học sinh củng cố kiến thức bài học
Quy trình củng cố bài được thực hiện theo các bước sau đây:
- Bước 1: giáo viên nhắc lại những kiến thức trọng tâm học sinh vừa học.
- Bước 2: tùy theo mỗi hình thức củng cố mà giáo viên có thể cho học sinh
hoạt động cá nhân hoặc phân học sinh thành từng nhóm để hoàn thành
những yêu cầu của giáo viên.
- Bước 3: học sinh trình bày trước tập thể theo nhóm hay cá nhân sau đó giáo
viên nhận xét, chỉnh sửa, bổ sung.
- Bước 4: giáo viên củng cố lại những kiến thức học sinh chưa hiểu rõ.
3.2. Các hình thức củng cố nội dung bài 11: “ Vận chuyển các chất qua màng
sinh chất”
3.2.1. Sử dụng hình vẽ, sơ đồ
Biện pháp củng cố này giúp học sinh hiểu được kiến thức thông qua khả
năng phân tích, so sánh và liên hệ các kiến thức. Quy trình củng cố bài được thực
hiện theo các bước sau đây:
- Bước 1: giáo viên nhắc lại những kiến thức trọng tâm học sinh vừa học.
- Bước 2: giáo viên phân học sinh thành từng nhóm để hoàn thành những yêu
cầu của giáo viên đưa ra.
- Bước 3: mỗi nhóm cử đại diện trình bày trước lớp kết quả mà nhóm đã thảo
luận sau đó giáo viên nhận xét, chỉnh sửa, bổ sung.
- Bước 4: giáo viên củng cố lại những kiến thức học sinh chưa hiểu rõ.
Ví dụ 1: Hình vẽ dưới đây cho thấy sự vận chuyển các chất qua màng


7


1

2

3

Hãy cho biết 1, 2, 3 là những phương thức vận chuyển gì? Chất được vận chuyển
qua từng trường hợp?
Đáp án:
1. Vận chuyển chủ động. Chất được vận chuyển là những chất phân cực, kích
thước nhỏ như: K+, Na+, Cl-.
2. Khuếch tán qua kênh prôtêin. Chất được vận chyển là các chất phân cực,
ion, các chất có kích thước lớn ( nước, K+, Na+, Cl-, glucôzơ).
3. Khuếch tán trực tiếp qua lớp photpholipit kép. Chất được vận chuyển là chất
không phân cực và có kích thước nhỏ ( CO2, O2, lipit, rượu…)
Ví dụ 2: Cho hình sau hãy dự đoán hiện tượng sẽ xảy ra và giải thích:

Đáp án:
Đây là hiện tượng thẩm thấu: do nước trong cốc thủy tinh và ống nghiệm
8


được ngăn cách với nhau bởi màng bán thấm; nên nước từ cốc thủy tinh (nơi có
nồng độ thấp) di chuyển vào ống nghiệm (nơi có nồng độ cao hơn) làm nước trong
ống nghiệm dâng lên còn nước trong cốc thủy tinh sẽ hạ xuống.

Ví dụ 3: Cho hình sau đây, hãy chú thích những hiện tượng 1, 2 và 3. Giải thích

mỗi hiện tượng.
1

2

3

Đáp án:

1: Môi trường ưu trương: môi trường bên ngoài tế bào hồng cầu có nồng độ chất
tan lớn hơn nồng độ chất tan trong tế bào hồng cầu. Nước di chuyển từ trong tế

bào hồng cầu ra mơi trường bên ngồi nên tế bào co lại.
2: Môi trường đẳng trương: môi trường bên ngoài tế bào hồng cầu có nồng độ
9


chất tan bằng nồng độ chất tan trong tế bào hồng cầu. Nước di chuyển từ trong ra

ngồi và ngược lại với lượng như nhau nên tế bào vẫn giữ ngun hình dạng.
3: Môi trường nhược trương: môi trường bên ngoài tế bào hồng cầu có nồng độ
chất tan nhỏ hơn nồng độ chất tan trong tế bào hồng cầu. Nước di chuyển từ mơi

trường bên ngồi vào trong tế bào hồng cầu làm tế bào bị vỡ.
Ví dụ 4: Cho các hình vẽ về cấu trúc màng sinh chất (A, B, C, D và E) dưới đây
(1)
(3)

(4)


(3)

(3)
(3)

(2)
(a)

(3)

A

B

C

(b)

ATP

D

E

a) Gọi tên các thành phần tương ứng được kí hiệu (1), (2), (3) và (4) ở các hình
trên.
b) Từ mỗi hình trên, hãy nêu chức năng của prơtêin trong màng sinh chất.
Đáp án:
a) Chú thích hình: 1 = phơpholipit, 2 = cacbohidrat (hoặc glicơprơtêin), 3 =
prơtêin xun màng, 4 = các chất tan (hoặc các phân tử tín hiệu)

b) Chức năng của các prơtêin xun màng tương ứng ở mỗi hình:
Hình A và B: Các prơtêin (xun màng) hoặc prơtêin - glucơ (glicoprơtêin)
làm chức năng ghép nối và nhận diện các tế bào.
Hình C: Prơtêin thụ quan (thụ thể) bề mặt tế bào làm nhiệm vụ tiếp nhận thơng
tin từ ngồi để truyền vào bên trong tế bào (học sinh cũng có thể nói prơtêin
trung gian giữa hệ thống truyền tín hiệu thứ nhất và thứ hai, hoặc ngoại bào và
nội bào).
Hình D: Prơtêin làm chức năng vận chuyển (học sinh có thể nêu là kênh)
xun màng.
Hình E: Enzim hoặc prơtêin định vị trên màng theo trình tự nhất định (học
10


sinh cũng có thể nêu các prôtêin tham gia các con đường truyền tín hiệu nội
bào theo trật tự nhất định).
3.2.2. Sử dụng bản đồ tư duy
Quy trình củng cố bài bằng cách thành lập bản đồ tư duy được thực hiện theo các
bước sau đây:
- Bước 1: học sinh lập bản đồ tư duy theo nhóm với gợi ý của giáo viên
- Bước 2: học sinh hoặc đại diện của các nhóm lên báo cáo, thuyết minh về
bản đồ tư duy mà nhóm mình đã thiết lập.
- Bước 3: học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện bản đồ tư duy
về kiến thức của bài học đó. Giáo viên sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp
học sinh hoàn chỉnh bản đồ tư duy, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học.
- Bước 4: củng cố kiến thức bằng một bản đồ tư duy mà cả lớp đã tham gia
chỉnh sửa hoàn chỉnh.
Một số bản đồ tư duy:
Bản đồ 1:

Ưu điểm:

- Hiển thị đầy đủ các hình thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất.
- Phân biệt được hình thức nào cần năng lượng hay không.
11


Khuyết điểm:
- Chưa thấy được các chất vận chuyển theo từng hình thức theo nguyên tắc
khuếch tán nào.
- Không thấy được khái niệm của từng hình thức.
- Không phân biệt được hình thức ẩm bào và thực bào đối với đối tượng chất
nào.
Bản đồ 2:
Ưu điểm:
- Liệt kê được các hình thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất.
- Phân biệt được hình thức vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động về
mặt năng lượng và con đường vận chuyển.
- Phân biệt được đối tượng của hình thức ẩm bào và thực bào.
Khuyết điểm:
- Không nêu được khái niệm của từng hình thức vận chuyển.
- Chưa nêu được cách thức vận chuyển của xuất bào và nhập bào.

12


Bản đồ 3:
Ưu điểm:
- Bản đồ tư duy tương đối hoàn thiện so với bản đồ 1 và 2, màu sắc rõ ràng và
dễ hiểu.
- Liệt kê được các hình thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất.
- Nêu được khái niệm của từng hình thức vận chuyển.

- Phân biệt được hình thức vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động về
mặt năng lượng và con đường vận chuyển.
- Phân biệt được đối tượng của hình thức ẩm bào và thực bào.
Khuyết điểm:
- Chưa nêu được các chất đi qua lớp photpholipit và kênh prôtêin là những
13


chất nào.

3.2.3. Sử dụng các thí nghiệm thực hành đơn giản
Hình thức này giúp học sinh rèn luyện kĩ năng thực hành đồng thời có khả năng
phân tích xử lý tình huống. Quy trình thực hiện:
- Bước 1: giáo viên cho học sinh chuẩn bị các thí nghiệm thực hành tại lớp (
rau muống chẻ, ớt chẻ ngâm trong nước; rau xà lách ngâm trong nước muối
đậm đặc) hoặc chuẩn bị trước ở nhà như nho ướp đường (chuẩn bị trước 5
ngày) và dâu ướp đường(chuẩn bị trước 1 ngày).
- Bước 2: giáo viên đưa ra các câu hỏi tình huống để học sinh giải đáp.
- Bước 3: học sinh dựa vào kiến thức bài vừa học giải thích các hiện tượng thí
nghiệm.
- Bước 4: giáo viên củng cố lại các kiến thức mà học sinh chưa hiểu rõ.
Thí nghiệm 1: Tại sao rau muống hay ớt khi chẻ ngâm vào nước lại cong lên?

14


A

B


Hình 1: Quả ớt bình thường (A) và sau khi bị chẻ và ngâm vào nước (B)

A

B

Hình 2: Sợi rau muống bình thường (A) và sau khi bị chẻ và ngâm vào nước (B)
- Khi ngâm vào nước, sợi rau muống chẻ hoặc ớt bị cong lên do tế bào thực
vật hút nước làm tăng thể tích tế bào; do thành tế bào không đều, các tế bào
phía ngoài có thành dày hơn tế bào phía trong và thấm cutin nên nước hút
vào không đều nhau, vách tế bào phía trong mỏng hơn căng lên làm sợi rau
muống hoặc ớt cong ra phía ngoài.
Thí nghiệm 2: Tại sao muốn giữ rau tươi, ta phải vẩy nước thường xuyên?
Nhưng khi rửa rau, ngâm vào nước có pha muối quá nhiều thì rau lại bị héo?

15


A

B

Hình 3: Rau xà lách được vẩy nước (A) và sau khi bị ngâm vào nước pha muối (B)
- Muốn rau tươi phải vẩy nước vì nước thẩm thấu vào tế bào làm cho tế bào
trương lên nên rau không bị héo.
- Ngâm rau vào nước có pha nhiều muối làm nước từ bên trong tế bào thẩm
thấu ra bên ngoài tế bào do nồng độ chất tan ngoài tế bào ( nước pha muối)
lớn hơn bên trong tế bào (rau).
Thí nghiệm 3: Nho hoặc dâu ướp đường trong chậu một thời gian sau có hiện
tượng trái nho và dâu héo lại, nước lại xuất hiện trong chậu ngâm. Hãy giải

thích hiện tượng trên.

A

16


B
Hình 4: Dâu (A) và nho (B) trước và sau khi bị ướp đường
- Khi cho đường vào nho hoặc dâu thì môi trường ưu trương xuất hiện nên
chất tan là đường di chuyển từ ngoài vào trong nho và dâu làm trái ngọt hơn;
nước từ những trái trên thẩm thấu theo con đường ngược với chất tan nên
môi trường bên ngoài sẽ xuất hiện nước.

17


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Phần củng cố bài dạy tuy chiếm thời gian không nhiều trong tiến trình giảng
dạy nhưng chiếm một vai trò không nhỏ trong một tiết dạy. Giờ dạy thành công
hay không là do giáo viên có phương pháp củng cố bài dạy hợp lí tùy từng bài,
từng lớp và phù hợp đối tượng học sinh.
- Quy trình tổ chức củng cố kiến thức bài học cho học sinh:
+ Giáo viên nhắc lại những kiến thức trọng tâm học sinh vừa học.
+ Tùy theo mỗi hình thức củng cố mà giáo viên có thể cho học sinh hoạt
động độc lập hoặc phân học sinh thành từng nhóm để hoàn thành những yêu cầu
của giáo viên.
+ Học sinh trình bày trước tập thể theo nhóm hay cá nhân sau đó giáo viên
nhận xét, chỉnh sửa, bổ sung.

+ Giáo viên củng cố lại những kiến thức học sinh chưa hiểu rõ.
- Các hình thức hướng dẫn rèn luyện học sinh củng cố bài như sau:
+ Sử dụng hình vẽ và sơ đồ rèn luyện kĩ năng quan sát và xử lý thông tin.
+ Sử dụng bản đồ tư duy HS sẽ học được phương pháp học, tăng tính độc
lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. Đồng thời giúp HS nắm được kiến
thức thông qua một “bản đồ” thể hiện các liên kết chặt chẽ của tri thức.
+ Sử dụng các thí nghiệm thực hành đơn giản giúp học sinh rèn luyện kĩ
năng thực hành và khả năng giải quyết vấn đề.
- Có thể lựa chọn nhiều hình thức củng cố bài phù hợp với mục tiêu bài, đối
tượng học sinh và thời gian thực hiện
2. Kiến nghị - đề xuất
- Tiếp tục nghiên cứu các hình thức củng cố bài dạy, chú trọng các hình thức
dạy lấy học sinh làm trung tâm, bổ sung thêm các phim ảnh phục vụ cho việc củng
cố bài học.
18


- Giáo viên trong tổ học hỏi kinh nghiệm tổ chức các hoạt động củng cố bài
dạy lẫn nhau để có thêm nhiều hình thức phong phú lôi cuốn học sinh tham gia.
- Trong biện pháp sử dụng bản đồ tư duy HS sẽ học được phương pháp học,
tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. Đồng thời giúp HS nắm
được kiến thức thông qua một “bản đồ” thể hiện các liên kết chặt chẽ của tri thức
thì giáo viên không cần phải cho học sinh ghi bài như phương pháp truyền thống.
- Sử dụng thêm những dụng cụ và hóa chất trong phòng thực hành Sinh để các
hoạt động củng cố bài dạy thêm sinh động hứng thú với học sinh. Trong biện pháp
sử dụng các thí nghiệm thực hành đơn giản để giúp học sinh rèn luyện kĩ năng thực
hành thì cần phải có thêm thời gian phân phối cho nội dung bài học đó
- Ngoài ra có thể sử dụng các biện pháp củng cố khác:
 Củng cố bài giảng bằng việc tổ chức các trò chơi.
Biện pháp này tạo sự vui vẻ, hứng khởi cho học sinh đối với môn học.

Nhưng có hạn chế là tốn nhiều thời gian để tổ chức cho lớp tham gia trò chơi.
Nguyên tắc cơ bản là trò chơi phải đơn giản, đi sâu vào vấn đề trọng tâm của bài.
 Củng cố bài giảng bằng cách cho học sinh tự tổng kết kiến thức.
Biện pháp củng cố này rèn cho học sinh kĩ năng trình bày vấn đề trước đám
đông và kĩ năng tóm lược vấn đề, phương pháp áp dụng với những bài nội dung
đơn giản, dễ tổng kết lại kiến thức.
Phần củng cố bài rất quan trọng trong một tiết dạy. Giờ dạy sẽ thực sự là thành
công nếu người dạy có phương pháp củng cố bài hợp lí với từng bài, từng lớp và
từng đối tượng học sinh. Trong khi củng cố bài giảng, tuỳ theo nội dung, mức độ
cần đạt về mục tiêu dạy học, thời gian thực hiện và đối tượng người học, mà có thể
lựa chọn biện pháp phù hợp.

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Quang Báo (chủ biên), (2006), Một số vấn đề về phương pháp giảng dạy
sinh học, Trường Đại học sư phạm Hà Nội.
2. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương
trình, sách giáo khoa lớp 10 trung học phổ thông môn Sinh học, NXBGD.
3. Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên) - Phạm Văn Lập (chủ biên) - Trần Dụ Chi Trịnh Nguyên Giao - Phạm Văn Ty (2006), Sinh học 10, NXBGD.
4. Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên) - Phạm Văn Lập (chủ biên) - Trần Dụ Chi Trịnh Nguyên Giao - Phạm Văn Ty (2006), Sinh học 10 Sách giáo viên, NXBGD.
5. Vũ Văn Vụ ( Tổng chủ biên) - Vũ Đức Lưu ( chủ biên) - Nguyễn Như Hiền Ngô Văn Hưng – Nguyễn Đình Quyến - Trần Quý Thắng (2006), Sinh học 10
Nâng cao, NXBGD.
6. Vũ Văn Vụ ( Tổng chủ biên) - Vũ Đức Lưu ( chủ biên) - Nguyễn Như Hiền Ngô Văn Hưng -Nguyễn Đình Quyến - Trần Quý Thắng (2006), Sinh học 10 Nâng
cao Sách giáo viên, NXBGD.
7. Ban tổ chức kì thi, Tuyển tập đề thi Olymoic 30 tháng 4 lần thứ XVII – 2011
môn Sinh học, NXB Đại học Sư phạm.
8. Nguyễn Văn Minh - Nguyễn Thị Hồng (2009), Kiểm tra đánh giá thường xuyên
và định kì môn Sinh học lớp 10, NXB Giáo dục Việt Nam.

9. Huỳnh Văn Hoài - Vỏ Hữu Tình (2006), Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh
học 10, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM.
10. Ngô Văn Hưng (2006), Giới thiệu giáo án Sinh học 10, NXB Hà Nội.
11.
12.
13. www.education.vnu.edu.vn
14.
20



×