Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Giải pháp tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ theo mô hình đại học nghiên cứu, lấy ví dụ cho trường đại học công nghệ, đại học quốc gia hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 121 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

CHU THỊ MINH

GIẢI PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
THEO MÔ HÌNH ĐẠI HỌC NGHIÊN CỨU,
LẤY VÍ DỤ CHO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ,
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

CHU THỊ MINH

GIẢI PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
THEO MÔ HÌNH ĐẠI HỌC NGHIÊN CỨU,
LẤY VÍ DỤ CHO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ,
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60140114

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Văn Tích


HÀ NỘI – 2015


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn “Giải pháp tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ theo
mô hình đại học nghiên cứu, lấy ví dụ cho Trường Đại học Công nghệ, Đại
học Quốc gia Hà Nội” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự hƣớng
dẫn của PGS.TS Vũ Văn Tích.
Tôi xin cam đoan rằng các số liệu, các kết quả nghiên cứu trong luận
văn này là trung thực và không trùng lặp với các công trình nghiên cứu khác,
các thông tin trích dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc./.
Học viên

Chu Thị Minh

i


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu của luận văn, tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành tới các
Thầy, Cô giáo, các cán bộ của Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia
Hà Nội đã giảng dạy, hƣớng dẫn và khích lệ tôi trong quá trình học tập và
hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tới
PGS.TS. Vũ Văn Tích, ngƣời thầy hƣớng dẫn khoa học, đã chỉ bảo tôi chu
đáo, giúp tôi có tƣ duy độc lập, nghiêm túc và sáng tạo trong nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn những ý kiến đóng góp chân thành, xây dựng của các
đồng nghiệp trong Trƣờng Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội
trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Và thật thiếu sót nếu tôi quên gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo Phòng Khoa

học Công nghệ và Hợp tác Phát triển, lãnh đạo Trƣờng Đại học Công nghệ,
nơi tôi làm việc, đã tạo điều kiện cho tôi tham gia khóa học.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn này chắc chắn không tránh
khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tác giả mong nhận đƣợc các ý kiến chỉ bảo của
các thầy/cô, các nhà khoa học và những ngƣời quan tâm để tác giả tiếp thu và
hoàn thiện luận văn.
Xin đƣợc cảm ơn vì tất cả!

ii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNTT-TT

:Công nghệ Thông tin – Truyền thông

ĐH

:Đại học

ĐHCN

:Đại học Công nghệ

ĐHBK-HCM

:Trƣờng Đại học Bách Khoa-Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh

ĐHQGHN


:Đại học Quốc gia Hà Nội

ĐHNC

:Đại học nghiên cứu

ĐT- TT

:Điện tử- Truyền thông

GS

:Giáo sƣ

GV

:Giảng viên

KH&CN

:Khoa học và Công nghệ

K.CNTT

:Khoa Công nghệ Thông tin

K.CHKT&TĐH

Khoa Cơ học Kỹ thuật & Tự động hóa


K.ĐTVT

:Khoa Điện tử Viễn thông

K. VLKT&CNNN :Khoa Vật lý Kỹ thuật và Công nghệ Nano
NCKH

:Nghiên cứu khoa học

NUS

:Đại học Quốc gia Singapore

NCS

:Nghiên cứu sinh

PGS

:Phó Giáo sƣ

P.KHCN

:Phòng Khoa học Công nghệ và Hợp tác Phát triển

PTN

:Phòng Thí nghiệm

ThS


:Thạc sĩ

TT MT

:Trung tâm Máy tính

TT NCĐTVT

:Trung tâm Nghiên cứu Điện tử Viễn thông

TT TSK

:Trung tâm Hợp tác Đào tạo Dịch vụ Khoa học và Chuyển
giao tri thức

TS

:Tiến sĩ

TSKH

:Tiến sĩ khoa học

iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .................................................................... vi
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC & CÔNG
NGHỆ TRONG ĐẠI HỌC THEO MÔ HÌNH ĐẠI HỌC NGHIÊN CỨU ..... 6
1.1. Các khái niệm sử dụng trong luận văn ....................................................... 6
1.1.1. Khái niệm “Hoạt động khoa học & công nghệ” ..................................... 6
1.1.2. Khái niệm “trƣờng đại học nghiên cứu” ............................................... 12
1.2. Hoạt động KH&CN trong các trƣờng đại học Việt Nam .............................. 13
1.2.1 Bức tranh chung về đại học Việt Nam ................................................... 13
1.2.2 Nội dung hoạt động KH&CN trong các trƣờng đại học Việt Nam ...... 13
1.2.3 Hoạt động KH&CN trong Trƣờng ĐHBK, ĐHQGTP Hồ Chí Minh
(Trƣờng ĐHBK-HCM) ................................................................................... 14
1.3. Hoạt động KH&CN tại đại học nghiên cứu quốc tế..................................... 21
1.3.1 Mô hình đại học nghiên cứu đầu tiên (Đại học Humboldt, Đức) .......... 21
1.3.2 Mô hình Đại học nghiên cứu ở Mỹ ........................................................ 22
1.3.3 Đại học Quốc gia Singpore (National University of Singapore-NUS)........ 23
1.4 Các tiêu chuẩn, tiêu chí đại học nghiên cứu ............................................. 30
1.4.1 Tuyên ngôn Hợp phì .............................................................................. 30
1.4.2 Tiêu chuẩn, tiêu chí đại học nghiên cứu ở ĐHQGHN ........................... 31
CHƢƠNG 2: CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 36
2.1. Cách tiếp cận nghiên cứu ......................................................................... 36
2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu................................................................... 36
2.2.1 Phƣơng pháp thống kê............................................................................ 36
2.2.2 Phƣơng pháp đối sánh ........................................................................... 37
iv


2.2.3 Phƣơng pháp phân tích SWOT .............................................................. 37

2.2.4. Phƣơng pháp chuyên gia ....................................................................... 39
2.2.5 Phƣơng pháp mô hình hóa ..................................................................... 40
2.3 Các kết quả điều tra, đánh giá của luận văn .............................................. 41
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KH&CN
TẠI TRƢỜNG ĐHCN THEO MÔ HÌNH ĐẠI HỌC NGHIÊN CỨU .......... 57
3.1 Hiện trạng tổ chức hoạt động KH&CN và tiềm lực của Trƣờng ĐHCN,
ĐHQGHN và các kết quả đạt đƣợc................................................................. 57
3.2 Thực trạng tổ chức hoạt động KH&CN tại Trƣờng ĐHCN ..................... 71
3.3 Các kết quả đạt đƣợc từ hoạt động KH&CN ............................................ 81
3.4 Đối sánh một số kết quả hoạt động giữa Trƣờng ĐHCN, ĐHQGHN và
Trƣờng ĐHBK-HCM, ĐHQG Singapore ....................................................... 82
3.5 Phân tích nguyên nhân .............................................................................. 84
3.6 Các giải pháp tổ chức hoạt động KH&CN ở Trƣờng ĐHCN theo mô hình
đại học nghiên cứu .......................................................................................... 85
3.6.1 Giải pháp về tái cấu trúc các tổ chức hoạt động KH&CN ..................... 85
3.6.2. Giải pháp ƣu tiên đầu tƣ vật lực và tài chính ........................................ 86
3.6.3. Giải pháp đổi mới cơ chế quản lý ......................................................... 87
3.6.4. Giải pháp hợp tác KH&CN ................................................................... 88
3.6.5. Giải pháp về chuyển giao, thƣơng mại hóa sản phẩm .......................... 91
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 102
CÁC PHỤ LỤC ............................................................................................. 105

v


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Tỷ lệ giảng viên Trƣờng ĐHBK-HCM phân theo độ tuổi .............. 17
Bảng 1.2 Danh sách các đối tác hợp tác của Trƣờng ĐHBK-HCM ............... 18
Bảng 1.3 Số lƣợng các đề tài và kinh phí nghiên cứu khoa học từ hợp tác

trong năm 2013 của Trƣờng ĐHBK-HCM ..................................................... 20
Bảng 1.4 Số lƣợng các công bố khoa học giai đoạn 2010-2013..................... 20
Bảng 1.5 Số lƣợng các công bố khoa học giai đoạn 2010-2013..................... 20
Bảng 1.6 Số lƣợng các công bố khoa học giai đoạn 2010-2013..................... 21
Bảng 1.7 Một số kết quả nghiên cứu của NUS trong năm 2013 .................... 29
Bảng 1.8 Một số kết quả nghiên cứu của NUS trong năm 2014 .................... 29
Bảng 2.1 Bảng phân tích SWOT của Trƣờng ĐHCN, ĐHQGHN ................. 38
Bảng 2.2 Bảng kết quả khảo sát đánh giá nhận thức của cán bộ khoa học về
tiêu chuẩn 1- tiêu chuẩn về thành tích nghiên cứu khoa học và chuyển giao tri
thức thuộ Bộ tiêu chí ĐHNC do ĐHQGHN ban hành.................................... 41
Bảng 2.3 Bảng kết quả đối sánh mức độ đạt chuẩn ĐHNC của Trƣờng
ĐHCN, ĐHQGHN .......................................................................................... 45
Bảng 2.4 Bảng kết quả khảo sát mức độ cấp thiết của 5 nhóm giải pháp ...... 50
Bảng 2.5 Bảng kết quả khảo sát tính khả thi của 5 nhóm giải pháp ............... 52
Bảng 2.6 Bảng tƣơng quan giữa mức độ cấp thiết và tính khả thi của các giải
pháp ................................................................................................................. 54
Bảng 3.1 Bảng quy hoạch hệ thống các PTN của Trƣờng ĐHCN ................. 58
Bảng 3.2 Đội ngũ cán bộ khoa học của Trƣờng ............................................. 60
Bảng 3.3 Danh sách các nhóm nghiên cứu của Trƣờng ................................. 60
Bảng 3.4 Bảng danh mục các sản phẩm khoa học công nghệ ........................ 63
Bảng 3.5 Bảng tổng hợp các giải thƣởng KH&CN ........................................ 66
Bảng 3.6 Bảng thống kê các giải thƣởng sinh viên nghiên cứu khoa học ...... 70
Bảng 3.7 Bảng tổng hợp kinh phí đề tài/nhiệm vụ KH&CN .......................... 71
Bảng 3.8 Bảng thống kê số lƣợng hội thảo khoa học tổ chức qua các năm ... 73
Bảng 3.9 Bảng danh sách các đối tác hợp tác khoa học trong nƣớc ............... 74
vi


Bảng 3.10 Bảng danh sách các đối tác hợp tác quốc tế của Trƣờng .............. 76
Bảng 3.11Bảng số lƣợng bài báo trong giai đoạn 2009-2014 ........................ 81

Bảng 3.12 Bảng thống kê số lƣợng bài báo ISI và Scopus/số cán bộ khoa học
giai đoạn 2010-2014 ........................................................................................ 82
Bảng 3.13 Bảng thống kê tỷ lệ trích dẫn các bài báo ISI/SCopus .................. 82
Bảng 3.14: Đối sánh các chỉ tiêu tƣơng ứng giữa NUS, Trƣờng ĐHBKĐHQGHCM, Trƣờng ĐHCN, ĐHQGHN ...................................................... 83

vii


DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1 Sơ đồ định nghĩa hoạt động KH&CN ................................................ 7
Hình 1.2 Sơ đồ mô tả các đại lƣợng đo lƣờng trong hoạt động KH&CN ........ 8
Hình 1.3 Hình mô tả hoạt động KH&CN ......................................................... 8
Hình 1.4 Sơ đồ mô hình tổ chức của Trƣờng ĐHBK-HCM ........................... 15
Hình 1. 5 Biểu đồ tỷ lệ giảng viên theo trình độ và học vị ............................. 18
Hình 1.6 Biểu đồ phân bổ nhiệm vụ và kinh phí từ NSNN năm 2013 ........... 19
Hình 1.7 Sơ đồ mô hình tổ chức hoạt động KH&CN ở ĐHQGHN ............... 32
Hình 1.8 Sơ đồ tổ chức hoạt động KHCN theo 3 trục của ĐHNC ................. 35
Hình 2.1 Quy trình tổ chức hoạt động KH&CN của ĐHNC nói chung ......... 40
Hình 2.2 Biểu đồ kết quả khảo sát đánh giá các chỉ tiêu ĐHNC .................... 45
Hình.3. 1 Sơ đồ mô hình tổ chức hoạt động hiện tại của Trƣờng ĐHCN ...... 57
Hình 3.2 Biểu đồ tỷ lệ cán bộ khoa học (GV,NCV) theo trình độ và theo độ
tuổi ................................................................................................................... 60
Hình 3.3 Biểu đồ tỷ lệ các sản phẩm khoa học có khả năng chuyển giao,
thƣơng mại hóa ................................................................................................ 65
Hình: 3.4 Biểu đồ cơ cấu giải thƣởng các công trình NCKH của sinh viên ... 70
Hình 3.5 Biểu đồ các nguồn kinh phí hoạt động KH&CN các năm ............... 72
Hình 3.6 Biểu đồ số lƣợng hội nghị tổ chức qua các năm .............................. 73
Hình 3.7 Biểu đồ về số lƣợng công bố khoa học qua các năm ....................... 82
Hình 3.8 Sơ đồ mô hình tổ chức hoạt động KH&CN đề xuất choTrƣờng
ĐHCN, ĐHQGHN .......................................................................................... 95


viii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nƣớc Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, trong hơn một chục năm qua đã
phát triển với tốc độ tăng trƣởng mạnh mẽ, thoát khỏi danh sách các nƣớc
nghèo và trở thành nƣớc có thu nhập trung bình. Nƣớc ta đang thực hiện nhiều
quá trình đổi mới, cải biến sâu sắc nhằm tiến tới mục tiêu năm 2020 trở thành
nƣớc công nghiệp định hƣớng hiện đại. Để thực hiện quá trình này, Chính phủ
đã ban hành nhiều chính sách quan trọng. Một trong những quốc sách hàng đầu
là Nghị quyết số 29 về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” [tr2,1],
trong đó nhấn mạnh “đổi mới mạnh mẽ nội dung giáo dục đại học và sau đại
học theo hƣớng hiện đại … từng bƣớc tiếp cận trình độ khoa học và công
nghệ tiên tiến của thế giới” [tr 5,1]. Nghị quyết này đƣợc hiện thực hóa, cụ thể
hóa thông qua Luật Giáo dục đại học với nội dung phân tầng các trƣờng đại
học, trong đó có đại học nghiên cứu. Tại Điều 8 Luật Giáo dục đại học quy
định rõ “Đại học Quốc gia Hà Nội là trung tâm đào tạo và nghiên cứu đa
ngành, đa lĩnh vực chất lƣợng cao, đƣợc nhà nƣớc quan tâm đầu tƣ phát triển”,
đây vừa là trách nhiệm, vừa là cơ hội để Đại học Quốc gia Hà Nội đƣợc phép
thực hiện thí điểm nhiều loại hình mới. Để thực hiện nhiệm vụ và sứ mệnh cao
cả này, Đại học Quốc gia Hà Nội đã ban hành chiến lƣợc phát triển KH&CN
trung hạn, trong đó xác định rõ “Đến năm 2020, hoạt động KH&CN đóng vai
trò nòng cột cho sự phát triển ĐHQGHN thành đại học định hƣớng nghiên cứu
trong nhóm 100 đại học hàng đầu châu Á, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất
nƣớc” [tr 2-5].
Với tƣ cách là một đơn vị thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội,
Trƣờng ĐHCN có nghĩa vụ đóng góp vào sự phát triển chung của toàn
ĐHQGHN, nâng cao vị thế, vai trò của ĐHQGHN và đáp ứng nhu cầu, sự kỳ

vọng của Nhà nƣớc và xã hội, Trƣờng ĐHCN đã xây dựng kế hoạch chiến lƣợc
phát triển khoa học và công nghệ, trong đó xác định mục tiêu “trở thành một

1


trƣờng đại học trong nhóm các trƣờng đại học tiên tiến của khu vực và thế giới
về khoa học ứng dụng và công nghệ cao” [22].
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, với mục đích chỉ ra những tồn tại, hạn
chế trong lĩnh vực hoạt động KH&CN của Trƣờng Đại học Công nghệ, từ đó
đề xuất mô hình tổ chức hoạt động KH&CN của Trƣờng Đại học Công nghệ
phù hợp với mô hình đại học nghiên cứu của ĐHQGHN, làm cơ sở để có các
giải pháp vận hành, tác giả chọn vấn đề nghiên cứu là “Giải pháp tổ chức các
hoạt động KH&CN theo mô hình đại học nghiên cứu, lấy ví dụ cho Trường
Đại học Công nghệ - ĐHQGHN” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ.
Ý nghĩa lý luận: Luận văn đƣa ra cơ sở khoa học về mô hình tổ chức
hoạt động KH&CN ở Trƣờng Đại học Công nghệ theo mô hình đại học nghiên
cứu, làm cơ sở để các cơ sở đào tạo đại học tham khảo áp dụng.
Ý nghĩa thực tiễn: Mô hình tổ chức hoạt động KH&CN theo mô hình đại
học nghiên cứu đƣợc nghiên cứu, đƣợc khuyến nghị để triển khai áp dụng ở các
đối tƣợng thuộc Trƣờng Đại học Công nghệ nhằm mục đích nâng cao chất lƣợng
đào tạo, nghiên cứu, sản xuất, chuyển giao phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Có rất nhiều công trình nghiên cứu với mục đích tìm ra đƣờng lối,
phƣơng hƣớng, giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động KH&CN trong
các trƣờng đại học.
Đứng ở tầm triết lý giáo dục, tác giả Vũ Cao Đàm tập trung nghiên cứu
về triết lý giáo dục và khoa học. Ông gắn hai lĩnh vực này trong mối tƣơng
quan hữu cơ không thể tách rời. Theo Ông, việc tách rời giáo dục và khoa học
là phi lý. Vũ Cao Đàm đã làm rõ nội hàm của triết lý giáo dục Việt Nam, rồi

so sánh các triết lý trong lịch sử, trong hiện tại của thế giới và Việt Nam, qua
đó Ông lựa chọn, nêu ra một bộ khung triết lý cho nền giáo dục và khoa học
nƣớc ta hiện tại và tƣơng lai. Vũ Cao Đàm đã chỉ rõ rằng giáo dục Việt Nam
phải đƣợc tái cấu trúc để chấm dứt sự ngăn cách giữa đào tạo với nghiên cứu
và sản xuất. Cụ thể là:
2


- Tái hội nhập nghiên cứu và đào tạo trong khuôn khổ một loại hình tổ
chức là Trƣờng đại học. Mô hình này sẽ loại bỏ những viện nghiên cứu
cơ bản đứng chơ vơ giữa trời, lãng phí nguồn lực quốc gia.
- Tái hội nhập nghiên cứu và sản xuất trong khuôn khổ các doanh
nghiệp, trong đó hoạt động nghiên cứu và phát triển thực nghiệm
(R&D) thực sự đóng vai trò là hoạt động thúc đẩy năng lực cạnh tranh
của đơn vị [24].
Tác giả Trần Thị Bích Liễu đã đánh giá đƣợc thành tựu, hạn chế và đƣa
ra các kiến nghị về giải pháp cho công tác NCKH của các Trƣờng Đại học
Việt Nam thông qua xem xét tƣơng quan của hoạt động NCKH tại các trƣờng
Đại học Việt Nam với các trƣờng đại học trên thế giới [10].
Tác giả Phạm Duy Hiển đã so sánh năng lực nghiên cứu của 11 nƣớc
Đông Nam Á dựa trên cƣờng độ nghiên cứu (tổng số công bố quốc tế trên một
triệu ngƣời), chỉ số trích dẫn trung bình để thấy đƣợc bức tranh tổng thể về
năng lực nghiên cứu của Việt Nam và chỉ ra phƣơng pháp cần đƣợc thực hiện
để tăng cƣờng năng lực nghiên cứu cho Việt Nam [10].
Tác giả Nguyễn Đăng Khoa, ĐHQGHN lại có quan điểm rằng, phát triển
đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ là biện pháp tốt để nâng cao chất lƣợng
hiệu quả của hoạt động khoa học công nghệ. Nguyễn Đăng Khoa đã khảo sát
thực trạng công tác quản lý phát triển nguồn nhân lực KH&CN tại ĐHQGHN,
phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực KH&CN tại ĐHQGHN. Từ đó
đề xuất nhóm các giải pháp quản lý phát triển nguồn nhân lực KH&CN tại

ĐHQGHN giai đoạn 2012-2020 với 2 nhóm giải pháp chính là tuyển dụng thu
hút nguồn nhân lực và xây dựng cơ chế đại ngộ thỏa đáng [9].
Các công trình nghiên cứu nói trên đều có đề cập đến việc phát triển
nguồn lực và chất lƣợng nghiên cứu, tuy nhiên, các tác giả chƣa đƣa ra giải
pháp tổ chức, hoạt động KH&CN của một trƣờng đại học theo hƣớng ĐHNC.
Kế thừa các thành tựu trên, trong công trình nghiên cứu của mình tác giả sẽ
nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tổ chức hoạt động KH&CN cho Trƣờng Đại
3


học Công nghệ phù hợp với mô hình ĐHNC đa ngành, đa lĩnh vực của
ĐHQGHN.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Hoạt động KH&CN trong các đại học nghiên cứu đƣợc tổ chức và vận
hành nhƣ thế nào?
Nên tổ chức hoạt động KH&CN của Trƣờng Đại học Công nghệ,
ĐHQGHN nên nhƣ thế nào? Giải pháp nào là phù hợp?
4. Giả thuyết nghiên cứu
Trên cơ sở mô hình tổ chức hoạt động KH&CN của đại học nghiên cứu
đạt chuẩn mực quốc tế và mô hình của một ĐH tiêu biểu của Việt Nam, sẽ
xây dựng đƣợc mô hình tổ chức hoạt động KH&CN của Trƣờng Đại học
Công nghệ, ĐHQGHN.
5. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá đƣợc hiện trạng tổ chức hoạt động KH&CN của Trƣờng
ĐHBK-HCM, Đại học Quốc gia Singapore và Trƣờng Đại học Công nghệ từ
đó đối sánh thấy đƣợc các thiếu hụt của Trƣờng Đại học Công nghệ , có có sở
đề xuất giải pháp tổ chức hoạt động KH&CN của Trƣờng Đại học Công nghệ
theo mô hình ĐHNC, làm cơ sở đề xuất vận hành.
6. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Mô hình hoạt động KH&CN ở đại học nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp tổ chức hoạt động KH&CN ở Trƣờng
Đại học Công nghệ, ĐHQGHN theo tiêu chuẩn đại học nghiên cứu.
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Về tổ chức hoạt động KH&CN ở đại học nghiên cứu ở quy mô một
trƣờng đại học nhƣ Trƣờng Đại học Công nghệ - ĐHQGHN.
8. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu, tìm hiểu mô hình tổ chức hoạt động KH&CN của một
đại học nghiên cứu chuẩn mực quốc tế và một Trƣờng ĐH tiêu biểu
của Việt Nam (NUS và Trƣờng ĐHBK-HCM).
4


- Khảo sát, điều tra về tiêu chuẩn của ĐHNC của quốc tế và Việt
Nam.
- Khảo sát, điều tra thực trạng về hoạt động KH&CN tại Trƣờng Đại
học Công nghệ.
- Phân tích SWOT; đối sánh chỉ ra mức độ đạt chuẩn ĐHNC của
Trƣờng Đại học Công nghệ những điểm mạnh, điểm yếu, lựa chọn
và đối sánh một số tiêu chí, tiêu chuẩn liên quan tới Hoạt động
KH&CN của 3 mô hình và xin ý kiến chuyên gia để đƣa ra 5 giải
pháp tổ chức hoạt động KH&CN tại Trƣờng Đại học Công nghệ
theo mô hình đại học nghiên cứu phù hợp với thực tiễn Việt Nam và
xu thế hội nhập quốc tế.
9. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn dự kiến sử dụng 5 phƣơng pháp chính sau đây để triển khai
nghiên cứu: phƣơng pháp thống kê; phƣơng pháp đối sánh; phƣơng pháp phân
tích SWOT; phƣơng pháp chuyên gia và phƣơng pháp mô hình hóa.
10. Cấu trúc luận văn
Ngoài phầm mở đầu và kết luận, Luận văn đƣợc trình bày trong 3
chƣơng:

Chƣơng 1: Tổng quan về hoạt động KH&CN trong các đại học theo
mô hình đại học nghiên cứu.
Chƣơng 2: Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng 3: Giải pháp tổ chức hoạt động KH&CN tại Trƣờng Đại
học Công nghệ, ĐHQGHN theo mô hình đại học nghiên cứu.

5


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ THEO MÔ HÌNH ĐẠI HỌC NGHIÊN CỨU
1.1. Các khái niệm sử dụng trong luận văn
1.1.1. Khái niệm “Quản lý” và “Tổ chức”
Quản lý là một hoạt động đặc biệt của con ngƣời, giúp con ngƣời đạt
đƣợc những mục tiêu mà họ không thể đạt đƣợc với tƣ cách những cá thể đơn
lẻ. Hoạt động quản lý chỉ nảy sinh khi có tổ chức.
Một tổ chức là cấu trúc của những ngƣời tập hợp lại thành nhóm, hoạt
động theo lý tƣởng, theo mục tiêu xác định có tính chất bền vững lâu dài mà
từng thành viên khi hoạt động đơn lẻ không thể thực hiện đƣợc lý tƣởng, mục
tiêu đó [tr147,11]. Theo Henri Fayol, tác giả ngƣời Pháp (1841-1952): “Quản
lý biết đƣợc chính xác điều bạn muốn ngƣời khác làm, và sau đó hiểu đƣợc
rằng họ đã hoàn thành công việc bằng phƣơng pháp tốt nhất và rẻ nhất” [12].
Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc: hoạt động quản lý là các tác động có định
hƣớng, có chủ đích của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý nhằm làm cho
tổ chức vận hành và đạt đƣợc mục tiêu của tổ chức thông qua các chức kế
hoạch hóa - tổ chức - chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra [tr9- 12].
Trong quá trình quản lý, khi kế hoạch đƣợc lập xong, việc chuyển hóa
các ý tƣởng thành hiện thực chính là tổ chức (organizing). Quá trình tổ chức
sẽ lôi cuốn việc hình thành xây dựng các bộ phận, các phòng ban cùng công
việc của chúng và sau đó là vấn đề nhân sự. Có thể xem xét khái niệm tổ chức

ở ba phƣơng diện: về phƣơng diện danh từ, một “tổ chức” là tập hợp những
nhóm ngƣời hoạt động có cùng lý tƣởng, mục tiêu; về phƣơng diện động từ,
“tổ chức” là việc điều hành, phối hợp các cá nhân, đơn vị triển khai các hoạt
động theo phƣơng thức đã lựa chọn (ví dụ ở trƣờng đại học, đó là việc tổ chức
hoạt động dạy- học, hoạt động nghiên cứu, hoạt động sản xuất thử nghiệm...);
về phƣơng diện tính từ: tổ chức là tính kỷ luật, kỷ cƣơng, tính nề nếp của
những ngƣời có cùng lý tƣởng, mục tiêu (tính tổ chức), và chính điều này sẽ
làm nên sức mạnh của một tổ chức [tr 149,11].
6


Nhƣ vậy có thể thấy, đối với tổ chức là một trƣờng đại học sẽ đƣợc
đặc trƣng bởi các tiêu chí: sứ mệnh, tầm nhìn và mục tiêu chiến lƣợc; quy mô;
cấu trúc và nội dung công việc; điều kiện tồn tại và phát triển của nhà trƣờng.
1.1.2 Khái niệm “Hoạt động khoa học & công nghệ”
Theo Luật KH&CN (Luật số 29/2013/QH13, có hiệu lực thi hành từ
01/1/2014): Hoạt động KH&CN đƣợc định nghĩa là hoạt động nghiên cứu
khoa học, nghiên cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng
dụng công nghệ, dịch vụ KH&CN, phát huy sáng kiến và hoạt động sáng tạo
khác nhằm phát triển khoa học công nghệ. Bên cạnh đó các hoạt động này cần
đƣợc tổ chức theo một trật tự khoa học. Vũ Cao Đàm đã tổng hợp và mô tả
hoạt động KH&CN nhƣ hình 1.1 dƣới đây [6]:
FR

AR

D

T


TD

STS

Hình 1.1 Sơ đồ định nghĩa hoạt động KH&CN
Trong đó:
AR

:Applied Research - Nghiên cứu ứng dụng.

D

:Technological Experimental Development, gọi tắt là
Development - triển khai

FR

:Fundamental Research - Nghiên cứu cơ bản

T

:Transfer - chuyển giao

TD

:Technology Development - Phát triển công nghệ trong sản xuất.

STS

:Scientific and technological Services - Dịch vụ khoa học và

công nghệ.
Theo UNESCO: không thể định nghĩa một cách trực tiếp về KH&CN,

do đó họ đo lƣờng hoạt động này thông qua 3 nhóm chỉ số:
• Các chỉ số đầu vào - Input indicators
• Các chỉ số đầu ra - Output indicators
• Các chỉ số ảnh hƣởng - Impact indicators

7


Inputs (đầu vào)

Blackbox (hộp đen)

Out puts (đầu ra)

Human resources
(nguồn nhân lực)
Expenditure

Publications
(Công bố)

Science &
Technology

(Patents)

(chi phí)


Bằng phát minh

Hình 1.2 Sơ đồ mô tả các đại lƣợng đo lƣờng trong hoạt động KH&CN
nguồn UNESCO
Dựa trên hệ thống tiêu chuẩn từ mức cơ sở, mức quốc gia, mức khu
vực, với sự đồng thuận cao, UNESCO đã đƣa ra khái niệm về hoạt động
KH&CN, đƣợc mô tả qua hình vẽ 1.3:

Hình 1.3 Hình mô tả hoạt động KH&CN
Nguồn: UNESCO
Trong đó:
I

:Inovation - Sáng tạo đổi mới

R&D

:Research and Experimental Development -Nghiên cứu và
Phát triển thực nghiệm

8


STS

:Scientific and technological Services - Dịch vụ khoa học
và công nghệ

STA


:Scientific and technological Activities-Hoạt động
khoa học và công nghệ

STET

:Scientific and Technological Education and Training - Khoa học

và công nghệ, giáo dục và đào tạo rộng rãi ở bậc thứ ba (sau trung học).
Industrial+Admin and other sup: Công nghiệp, quản trị và các hoạt động khác.
Theo UNESCO, các hoạt động cụ thể tạo nên chuỗi các hoạt động
KH&CN này đƣợc định nghĩa chi tiết nhƣ sau:
a. Hoạt động KH&CN (STA): đƣợc định nghĩa là tất cả các hoạt động có
tính hệ thống gắn (liên quan) chặt chẽ với việc sản sinh, thúc đẩy tiến bộ,
truyền bá và ứng dụng tri thức KH&CN trên tất cả các lĩnh vực của
KH&CN, gồm các khoa học tự nhiên, engineering và công nghệ, các
khoa học y học và nông nghiệp cũng nhƣ khoa học xã hội và nhân văn.
b. Hoạt động Giáo dục và đào tạo KH và CN (STET) rộng rãi ở bậc đào
tạo thứ ba (bậc sau trung học): có thể đƣợc định nghĩa là tất cả các hoạt
động cấu thành từ giáo dục và đào tạo đặc biệt không phải đại học, giáo
dục đào tạo có học vị của đại học, đào tạo sau đại học và đào tạo nâng
cao và đào tạo tại chức có tổ chức cho các nhà khoa học và kỹ sƣ.
c. Nghiên cứu và triển khai thực nghiệm (R&D)
- Nghiên cứu cơ bản: là các công việc thực nghiệm hay lý thuyết thực
hiện trƣớc tiên là nhằm thu đƣợc tri thức mới về nền tảng cơ bản của
các hiện tƣợng và các sự kiện có thể quan sát đƣợc mà không có dự
kiến bất cứ ứng dụng hay sử dụng nào. Có thể hiểu một cách thô thiển
thì nghiên cứu cơ bản là nghiên cứu không đặt ra mục đích.
- Nghiên cứu ứng dụng (Applied research): cũng là sự khảo sát (nghiên
cứu) có tính độc đáo (nguyên bản) thực hiện nhằm mục đích thu nhận

tri thức mới. Tuy nhiên, nó trƣớc tiên đƣợc hƣớng tới một mục tiêu hay
mục đích thực tiễn cụ thể.
9


VD của hoạt động R&D: Công bố các phát hiện trong nghiên cứu trên
các tạp chí khoa học; tổ chức các hội nghị khoa học; phản biện khoa
học; chế tạo các sản phẩm mẫu và các nhà máy sản xuất thử…
- Phát triển thực nghiệm: là công việc có tính hệ thống, dựa trên những
tri thức đã có thu đƣợc từ nghiên cứu và/hoặc kinh nghiệm thực tiễn,
đƣợc định hƣớng nhằm sản sinh ra các vật liệu, sản phẩm hay thiết bị
mới, nhằm thiết lập các quá trình, hệ thống và dịch vụ mới, hay nhằm
cải thiện một cách căn bản những thứ đã đƣợc sản xuất và thiết lập.
- KH&CN, giáo dục và đào tạo rộng rãi ở bậc thứ ba (sau trung học)STET: Trong các đơn vị, tổ chức giáo dục đại học, nghiên cứu và giảng
dạy luôn luôn liên kết rất chặt chẽ với nhau, vì phần lớn đội ngũ giảng
viên đều làm cả hai việc, cũng nhƣ nhiều thiết bị cũng phục vụ cả hai
mục đích. Vì các kết quả nghiên cứu đƣợc đƣa vào giảng dạy và vì
thông tin và kinh nghiệm thu đƣợc trong giảng dạy thƣờng kết quả
thành một nguồn đầu vào cho nghiên cứu nên rất khó xác định (định
nghĩa) điểm kết thúc của các hoạt động nghiên cứu và giảng dạy của
đội ngũ giảng viên và sinh viên của họ cũng nhƣ điểm khởi đầu của các
hoạt động R&D, và ngƣợc lại. Những yếu tố mới lạ của các hoạt động đó
phân biệt các hoạt động R&D với hoạt động giảng dạy thƣờng ngày và các
hoạt động khác có liên quan đến công trình nghiên cứu phát triển.
d. Dịch vụ KH&CN (STS):
Là bất cứ hoạt động nào liên quan tới nghiên cứu khoa học và phát triển
thực nghiệm và đóng góp vào việc sản sinh, truyền bá và ứng dụng tri
thức KH&CN.
- Dịch vụ KH&CN do thƣ viện lƣu giữ, các trung tâm thông tin và tƣ liệu,
các bộ phận tham chiếu, các trung tâm hội nghị khoa học, ngân hàng dữ

liệu và các bộ phận (phòng, ban) xử lý thông tin cung cấp.
- Công việc có tính hệ thống về việc dịch và biên tập các sách và tạp chí
KH&CN.
10


- Khảo sát địa hình, địa chất và thủy văn; quan sát (quan trắc) khí tƣợng
và địa chấn; Khảo sát thổ nhƣỡng và thực vật; nguồn lợi cá và đời sống
hoang dã; kiểm thử thƣờng xuyên đất đai (thổ nhƣỡng), khí quyển và
nƣớc; kiểm tra và giám sát thƣờng xuyên mức phóng xạ.
- Việc thu thập thông tin về các hiện tƣợng con ngƣời, xã hội, kinh tế và
văn hóa v.v…
- Kiểm thử, tiêu chuẩn hóa, giám sát: kiểm đếm và thử, bằng các phƣơng
pháp đã đƣợc thừa nhận đối với các vật liệu, sản phẩm, thiết bị và quá trình
cùng với việc lắp đặt và bảo trì theo các chuẩn; và các chuẩn đo đạc.
- Các việc liên quan đến bằng sáng chế, cấp phép.
- Công việc thƣờng xuyên về tƣ vấn giúp họ cho khách hàng là những
ngƣời dùng hoặc tổ chức độc lập tận dụng khoa học, công nghệ thông tin
và quản lý.
e. Sáng tạo đổi mới (Inovations):
Là việc thực hiện một sản phẩm (hàng hóa hoặc dịch vụ) mới hay đƣợc
cải thiện một cách đáng kể, hoặc một quá (quy) trình, một phƣơng pháp
tiếp thị mới, hoặc một phƣơng pháp tổ chức mới trong thực tiễn kinh
doanh, trong tổ chức nơi làm việc hay các quan hệ đối ngoại.
f. Các tiêu chuẩn nhận biết R&D trong dịch vụ:
- Gắn với các phòng thí nghiệm nghiên cứu công.
- Có sự tham gia của đội ngũ nghiên cứu là nghiên cứu sinh hoặc những
ngƣời có học vị.
- Công bố các phát hiện trong nghiên cứu trên các tạp chí khoa học, tổ
chức các hội nghị khoa học hoặc tham gia vào việc phản biện khoa học.

- Xây dựng chế tạo các sản phẩm mẫu hoặc nhà máy sản xuất thử [23].
Qua các khái niệm trên cho ta thấy: từ Luật KH&CN cho đến các quan
điểm khoa học trong nƣớc, các quan điểm khoa học trên bình diện quốc tế đều
thừa nhận rằng hoạt động KH&CN gồm một chuỗi các hoạt động cụ thể đƣợc
định nghĩa tách biệt: nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, phát triển thực
11


nghiệm, chuyển giao, phát triển công nghệ, sáng tạo đổi mới và các hoạt động
công nghiệp, thƣơng mại, quản trị khác… (thể hiện qua hình 1.1, hình 1.3) và
quá trình tổ chức các hoạt động này có mối liên hệ chặt chẽ, hữu cơ với nhau
nhằm xử lý các nguồn lực đầu vào để tạo ra các sản phẩm đầu ra: công bố,
phát minh, sản phẩm (đƣợc thể hiện ở hình 1.2). Tựu trung lại hoạt động
KH&CN nằm ở hai vấn đề chính là nguồn lực đầu vào (nhân lực và chi phí)
và tri thức (hộp đen).
1.1.3. Khái niệm “trường đại học nghiên cứu”
Theo định nghĩa trong từ điển “Đại học nghiên cứu là những trƣờng đại
học có chi tiêu lớn cho hoạt động nghiên cứu trong tƣơng quan với nguồn lực
và con ngƣời”[33].
Theo Kerr: “Đại học nghiên cứu là các trƣờng học có cam kết tạo ra và
phổ biến kiến thức trong một loạt các ngành và các lĩnh vực và có các phòng
thí nghiệm có tính năng phù hợp, có thƣ viện và cơ sở hạ tầng khác cho phép
giảng dạy và nghiên cứu ở cấp độ cao nhất có thể” [27].
Một số trƣờng đại học nghiên cứu có thể là các tổ chức nhỏ hơn tập
trung vào một phạm vi hẹp của các đối tƣợng. Đào tạo ở tất cả các cấp độ, có
sức mạnh tổng hợp của nghiên cứu và giảng dạy, học giả là những ngƣời có
trình độ tiến sĩ làm việc toàn thời gian”.
Trƣờng đại học nghiên cứu thu hút các sinh viên "tốt nhất và sáng giá
nhất" trong nƣớc và khắp nơi trên thế giới, bởi uy tín và sự cạnh tranh cao.
Các trƣờng đại học này cũng thu hút các giáo sƣ, học giả tài năng nhất bởi

điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu và giảng dạy.
Theo Phạm Thị Ly “Đại học nghiên cứu là một trƣờng đại học đặt trọng
tâm vào hoạt động nghiên cứu và đào tạo sau đại học, là nơi quy tụ và đào tạo
giới nghiên cứu chuyên nghiệp cũng nhƣ có những kết quả nghiên cứu đóng
góp cho việc phát triển tri thức của nhân loại” [13].
Qua quan điểm của một số học giả trong nƣớc và quốc tế, cho thấy các
định nghĩa ĐHNC đều mô tả ĐHNC là một trƣờng đại học có đầu tƣ lớn (hệ
12


thống cơ sở vật chất hạ tầng, hệ thống phòng thí nghiệm phục vụ nghiên cứu
và đào bậc cao; các cơ sở sản xuất thực nghiệm) và thu hút đƣợc nguồn nhân
lực bậc cao (sinh viên xuất sắc, học giả quốc tế xuất sắc). Về tổ chức hoạt
động: trong ĐHNC có sự gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu bậc
cao, tạo ra sản phẩm KH&CN đỉnh cao có khả năng chuyển giao, thƣơng mại
hóa cao và đặc biệt hơn nữa ĐHNC còn tạo ra sản phẩm là tri thức thông qua
cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực tri thức bậc cao để tạo ra một dòng chảy
tri thức liên tục cho xã hội.
1.2. Hoạt động KH&CN trong các trƣờng đại học Việt Nam
1.2.1 Bức tranh chung về đại học Việt Nam
Theo quy hoạch mạng lƣới các trƣờng đại học, cao đẳng Việt Nam giai
đoạn 2006-2020 cả nƣớc có 224 Trƣờng ĐH, 236 cao đẳng, sẽ xây dựng 20
trƣờng đại học nghiên cứu trọng điểm quốc gia. Trong đó, đến năm 2020,
Việt Nam sẽ có 1 trƣờng ĐH đƣợc xếp hạng trong số 200 trƣờng ĐH hàng
đầu thế giới. Trong danh sách 19 cơ sở giáo dục đại học đƣợc chọn xây dựng
thành đại học trọng điểm quốc gia bao gồm 2 đại học quốc gia, trong đó
ĐHQGHN trở thành cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học cơ bản & ứng
dụng hàng đầu miền Bắc Việt Nam [2].
Cùng với việc quy hoạch mạng lƣới các trƣờng đại học, Chính phủ cũng
tạo ra một hành lang pháp lý với hai mục tiêu thông qua Luật KH&CN và

Luật Giáo dục Đại học:
- Nâng cao chất lƣợng giáo dục đại học, năng lực nghiên cứu và khả
năng ứng dụng KH&CN của giảng viên, nghiên cứu viên, cán bộ quản
lý, viên chức.
- Tạo ra tri thức, công nghệ, giải pháp mới để phát triển khoa học và giáo
dục, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh
của đất nƣớc thông qua Luật KH&CN và Luật Giáo dục Đại học [16].
1.2.2 Nội dung hoạt động KH&CN trong các trường đại học Việt Nam

13


Điều 40, chƣơng 4 Luật Giáo dục đại học nêu rõ, hoạt động KH&CN
trong các trƣờng đại học gồm 4 nội dung chính, đó là:
- Nghiên cứu khoa học cơ bản, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học
giáo dục, khoa học công nghệ để tạo ra tri thức mới và sản phẩm mới
- Ứng dụng các kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vào thực tiễn
sản xuất và đời sống
- Xây dựng các phòng thí nghiệm, các cơ sở nghiên cứu phục vụ đào tạo
và nghiên cứu khoa học, các vƣờn ƣơm công nghệ, gắn phát triển công
nghệ với tạo sản phẩm mới.
- Tham gia tuyển chọn, tƣ vấn, phản biện, thực hiện các nhiệm vụ, hợp
đồng KH&CN, các nhiệm vụ theo đơn đặt hàng [16].
Trong luận văn này, tác giả tập trung tìm hiểu mô hình của Trƣờng
ĐHBK-HCM, một trƣờng đại học thành viên của ĐHQG, có vị trí, vai trò
tƣơng tự nhƣ Trƣờng ĐHCN có đóng góp chủ yếu trong việc đƣa ĐHQGHCM lên xếp hạng thứ 2 trong nƣớc (theo tổ chức QS). Bên cạnh đó, tác giả
cũng nghiên cứu mô hình hoạt động KH&CN của Đại học Quốc gia
Singapore (NUS), một đại học đƣợc thế giới thừa nhận nghiên cứu đào tạo
đỉnh cao và phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc
Singapore để có cơ sở đề xuất giải pháp xây dựng một mô hình tổ chức hoạt

động KH&CN của Trƣờng Đại học Công nghệ theo mô hình ĐHNC, phù hợp
với thực tiễn Việt Nam và bắt kịp hội nhập khu vực, thế giới.
1.2.3 Hoạt động KH&CN trong Trường ĐHBK-HCM
1.2.3.1 Mô hình tổ chức hoạt động của Trường ĐHBK- HCM
Trƣờng ĐHBK-HCM “là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học –
chuyển giao công nghệ hàng đầu tại Việt Nam. Trƣờng cung cấp nguồn nhân
lực chất lƣợng cao, bồi dƣỡng nhân tài, phục vụ hiệu quả sự phát triển kinh tế
- xã hội đất nƣớc” [30], có mô hình hoạt động đƣợc mô tả nhƣ hình 1.4:

14


Hình 1.4 Sơ đồ tổ chức hoạt động KH&CNcủa Trƣờng ĐHBK-HCM
Nguồn: Website của Trường ĐHBK TPHCM
Mô hình trên cho thấy, Trƣờng ĐHBK-HCM đƣợc cấu thành bởi 3 khối
chính: Các đơn vị đào tạo, nghiên cứu, các đơn vị nghiên cứu chuyên đề và
các đơn vị dịch vụ.
a. Tổ chức khoa học và công nghệ:
Hiện tại, Trƣờng ĐHBK-HCM gồm:
- 9 Trung tâm khoa học công nghệ;
- 2 phòng thí nghiệm trọng điểm cấp nhà nƣớc ((Điều khiển số và kỹ
thuật hệ thống; Vật liệu Polymer và Composite);
- 5 PTN trọng điểm cấp ĐHQGHN ((Động cơ Đốt trong, Công nghệ Xử
lý Chất thải Bậc cao, Công nghệ Vật liệu, Cấu trúc Vật liệu, PTN Hóa
lý Ứng dụng, PTN Phân tích Trung tâm, PTN Nghiên cứu và Ứng dụng
Tế bào gốc, PTN Công nghệ Sinh học Phân tử, PTN Công nghệ và
Chất lƣợng Môi trƣờng), Hệ thống các PTN chuyên đề cấp Trƣờng;

15



×