Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SKKN Một Số Giải Pháp Tổ Chức Hoạt Động GDNGLL THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.87 KB, 18 trang )

Một số giải pháp tổ chức
hoạt động GDNGLL ở trờng THCS
Đặt vấn đề
Ngời hiệu trởng của bất cứ loại hình nhà trờng nào cũng có sứ mệnh rất to lớn
trớc xã hội. Hiệu trởng trờng công lập hay trờng ngoài công lập chịu trách nhiệm
trớc nhà nớc và xã hội về việc đào tạo nhân cách - sức lao động cho đất nớc.
Hiệu trởng vừa là nhà s phạm, vừa là nhà hoạt động xã hội, vừa là ngời quản lý
( nhận trách nhiệm trớc cấp trên ), vừa là ngời lãnh đạo ( điều hành giáo viên, học
sinh và cán bộ nhân viên của nhà trờng ).
Đất nớc ta đang bớc những bớc đầu tiên vững chắc trong thế kỷ mới, thế kỷ
của nền kinh tế tri thức. Đòi hỏi con ngời phải có sức khoẻ, năng động, sáng tạo,
dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; con ngời không những chỉ là con ngời
chuyên môn mà còn phải là con ngời xã hội, khẳng định suy nghĩ của bản thân,
tham gia vào công tác xã hội tích cực, hình thành và phát triển nhân cách toàn diện
của con ngời mới.
Hiệu trởng vừa có vai trò thủ trởng ( giám sát đôn đốc các công việc ), vừa có
vai trò thủ lĩnh ( liên kết đợc đa nhân cách ).
Để hoàn thành đợc vai trò tinh tế, phức tạp này, ngời hiệu trởng phải thờng
xuyên phát triển kỹ năng xây dựng phong cách tốt và tầm nhìn sâu sắc trong lãnh
đạo quản lý để tổ chức quá trình huấn luyện, giáo dục, đào tạo có chất lợng, hiệu
quả.
Để hoàn thành đợc vai trò của mình, ngời hiệu trởng phải quan t
Trong yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông, hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp có vị trí rất quan trọng. Là trởng ban chỉ đạo và tổ chức hoạt động
GDNGLL, qua 5 năm làm công tác này, với tinh thần trách nhiệm và ý thức học
hỏi, tôi đã tự rút ra cho mình nhiều bài học có ý nghĩa, có trong nhận thức và trong
thực tiễn chỉ đạo.
I. Cơ sở lý luận
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là quá trình kết hợp có mục đích vai
trò chủ đạo của giáo viên với hoạt động của học sinh, nhằm hình thành ý thức tình
cảm, hành vi thói quen đạo đức phù hợp với các chuẩn mực xã hội. Qua nhiều con


đờng, đặc biệt con đờng dạy học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
(HĐGDNGLL) hớng tới sự hình thành và phát triển nhân cách tốt đẹp cho học
sinh.
Nếu dạy học là tạo dựng cho học sinh hệ thống những tri thức khoa học,
thông qua đó để giáo dục nhân cách và tạo cơ sở cho toàn bộ quá trình giáo dục
đạt hiệu quả cao thì HĐGDNGLL là những hoạt động đợc tổ chức ngoài giờ học
1
các môn văn hoá ở trên lớp, là con đờng gắn lí thuyết với thực tiễn, tạo nên sự
thống nhất giữa nhận thức và hành động.
GDNGLL là môn học quan trọng đối với việc phát triển tâm hồn, trí lực, thể
lực và các năng lực khác trong quá trình hoàn thiện nhân cách học sinh. Hoạt động
ngoài giờ lên lớp có nội dung phong phú, hình thức đa dạng hấp dẫn, phạm vi tiến
hành rộng, khả năng kết hợp các lực lợng giáo dục lớn hơn nhiều so với dạy học.
Do đó nó khép kín chu trình giáo dục cả về không gian và thời gian. Nó là điều
kiện thuận lợi để học sinh phát huy vai trò chủ thể của mình, tính tự giác, tính tích
cực chủ động sáng tạo trong mọi hoạt động.
Phạm vi kiến thức của môn hoạt động ngoài giờ là sự tích hợp kiến thức của
các môn văn hoá và các lĩnh vực trong đời sống xã hội cùng với những ứng xử
giao tiếp hàng ngày. Vì thế nó giúp học sinh củng cố các kiến thức về văn hoá,
nâng cao hiểu biết về các lĩnh vực xã hội, tích luỹ thêm kinh nghiệm giao tiếp và
hoạt động tập thể, phát triển thái độ tích cực trong học tập, rèn luyện hàng ngày
cũng nh ý thức hoàn thành mọi nhiệm vụ đợc giao.
Từ nhận thức đó, tôi càng có ý thức hơn trong việc quan sát những gì xoay
quanh thực tiễn của HĐGDNGLL.
II Cơ sở thực tế
Trớc hết phải là kế hoạch chỉ đạo của cấp trên. Thực tế cho thấy, phòng
Giáo dục huyện Tiền Hải đã có đầu t tích cực trong công tác này. Phòng đã quan
tâm sát sao trực tiếp chỉ đạo công tác HĐNG nói chung và môn GDNGLL nói
riêng. Hồ sơ sổ sách công tác Đội, giáo án môn GDNGLL đợc Hội đồng Đội và
phòng Giáo dục kiểm tra để đánh giá thi đua trong năm học. Phòng Giáo dục, Hội

đồng Đội huyện phối kết hợp thanh tra kiểm tra thờng xuyên công tác Đội, trong
đó có việc thực hiện HĐGDNGLL ở các Liên đội. Qua mỗi thanh kiểm tra đều có
sự đánh giá nghiêm túc, bài học kinh nghiệm kịp thời đợc rút ra và nhân diện rộng.
Không chỉ có sự quan tâm chỉ đạo đồng bộ từ cấp trên mà các thầy cô trong
BGH ở trờng THCS cũng nhiệt tình quan tâm đến việc thực hiện môn này. Chính
vì thế, rất nhiều trờng trong toàn huyện chất lợng HĐGDNGLL đợc nâng cao, góp
phần quan trọng trong việc giáo dục toàn diện mà trờng THCS Nam Thịnh - đơn vị
tôi trực tiếp làm công tác tổ chức, chỉ đạo HĐNGLL là một ví dụ.
ở trờng THCS Nam Thịnh từ thầy cô trong BGH đến các thầy cô là lãnh đạo
các tổ chức nh: Chủ tịch công đoàn, Bí th Đoàn,Tổng phụ trách và toàn thể hội
đồng s phạm đều dành cho môn GDNGLL một tình cảm u ái đặc biệt, coi đây là
công tác mũi nhọn của nhà trờng.
Trên thực tế, công tác tổ chức HĐGDNGLL đã dợc các nhà trờng chú ý chỉ
đạo triển khai theo yêu cầu của môn học. Đội ngũ cán bộ Tổng phụ trách các tr-
ờng đã có nhiều sáng tạo trong việc xậy dựng các loại hình hoạt động phù hợp với
từng chủ đề và điều kiện của trờng. Giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp đã có cố
2
gắng trong tổ chức thực hiện chơng trình hoạt động GDNGLL. Vì thế, không khí
hoạt động trong nhà trờng đã sôi nổi hơn, toàn diện hơn, học sinh thêm yêu mến
và háo hức chờ đợi các tiết HĐGDNGLL của lớp, của khối và của trờng.
Tuy nhiên, những cố gắng đó mới chỉ ở một số bộ phận, một số thời điểm, mà
còn thiếu tính hệ thống, tính thờng xuyên theo đúng qui định 3 tiết trên tuần mà
Bộ Giáo dục đã qui định( Theo Quyết định số 03- 2002-QĐ ngày 24-1-2002).
Tiềm năng của học sinh cha đợc khai thác tích cực, vai trò chủ thể của học sinh
nhiều khi bị mờ nhạt, nhất là trong tiết sinh hoạt cuối tuần. Trong những tiết này,
giáo viên thờng lặp đi lặp lại vài hình thức hoạt động đơn giản nh sơ kết lớp, tuyên
dơng khen thởng phê bình, nhắc nhở, kỷ luật hay dặn dò, giao nhiệm vụ... Nếu có
tổ chức thì nội dung hoạt động ít thay đổi, hình thức hoạt động đơn điệu, do đó ch-
a tạo ra hứng thú cần thiết cho học sinh tham gia.
Để khắc phục tình trạng trên, hoạt động Đội trong nhà trờng phải tổ chức đợc

những hoạt động cao điểm, nội dung phù hợp, hình thức phong phú, hấp dẫn để
phát huy tính tích cực sáng tạo trong học sinh. Hơn ai hết, giáo viên- Tổng phụ
trách Đội, đặc biệt Trởng ban HĐNGLL phải là ngời hoạch định đợc kế hoạch
hoạt động để chỉ đạo, phải là ngời có lòng say mê với công việc, tích cực, chủ
động, sáng tạo trong mọi hoạt động.
Nhận thức rõ điều đó, qua những năm chỉ đạo công tác HĐNGLL tôi đã tìm
tòi học hỏi để chỉ đạo Đoàn, Đội tạo ra những sân chơi bổ ích, lí thú trong tổ chức
hoạt động GDNGLL nhất là các hoạt động cao điểm và thu hút 100% học sinh
trong trờng tham gia.Từ trong thực tế sinh động đó, nhiều kinh nghiệm về công tác
quản lý chỉ đạo hoạt động GDNGLL của cá nhân chúng tôi đã đợc hình thành.
Liên tục nhiều năm qua, HĐGDNGLL của nhà trờng đã đạt hiệu quả tốt, thực
sự thu hút đợc học sinh và các tầng lớp tham gia . Nhiều HĐGDNGLL đã tạo đợc
ấn tợng sâu sắc cho học sinh cũng nh đồng nghiệp trong và ngoài nhà trờng. Vậy
để đạt kết quả đó tôi đã làm gì và làm nh thế nào?
III. Những việc Đã làm và cách thức thực hiện
Với thời lợng 144 tiết trong năm học, HĐGDNGLL đợc thực hiện ở trờng
THCS nh thế nào? Kết quả ra sao? Là ngời trực tiếp quản lí và trực tiếp tổ chức
thực hiện các HĐNGLL ở trờng THCS, bớc đầu chúng tôi đã rút ra đợc những bài
học kinh nghiệm góp phần nâng cao chất lợng công tác HĐNG. Để nâng cao chất
lợng HĐ GDNGLL cần coi trọng các việc:
1. Kiện toàn bộ máy hoạt động ngoài giờ.
Bộ máy chỉ đạo, tổ chức hoạt động GDNGLL của trờng do đồng chí hiệu tr-
ởng làm Trởng ban. Các thành viên là: Tổng phụ trách Đội, chi Đoàn giáo viên,
giáo viên chủ nhiệm( GVCN), giáo viên dạy môn thể dục(GVTD), giáo viên dạy
môn Âm nhạc, giáo viên mĩ thuật .... Trởng ban lên kế hoạch cụ thể từng tuần,
tháng chi tiết và giao nhiệm vụ cho các thành viên của ban.
3
2 .Xây dựng kế hoạch chỉ đạo HĐGDNGLL.
Để HĐGDNGLL thực sự có hiệu quả, ngời chỉ đạo phải xây dựng đợc kế
hoạch chỉ đạo hoạt động chi tiết, cụ thể theo từng tuần, tháng, theo từng chủ đề,

từng chặng đua ngay từ đầu năm học. Kế hoạch hoạt động của tuần 1 trong năm
học đợc minh hoạ sau đây là một ví dụ:
Thời gian công việc
Tuần1
(Tháng 9)
* Kiện toàn bộ máy HĐNG
* Tham mu với đồng chí Hiệu trởng trang bị cơ sở vật chất cho
HĐNG.
* Họp Ban hoạt động ngoài giờ. Qui định lịch hoạt động của
Ban HĐGDNGLL:
- Mỗi tháng họp BHĐNGLL một lần( vào tuần 1 của tháng).
- Giao nhiệm vụ cho từng thành viên của ban.
- Các chi Đội tổ chức câu lạc bộ học tốt vào tuần thứ ba hàng
tháng( GVCN, Đoàn viên giáo viên là cố vấn cho các chi đội).
...................
*Tập huấn công tác tự quản cho cán bộ chi Đội và liên đội
* Các chi đội hoàn thiện hồ sơ, sổ sách chi đội ...
v.v....

3. Tham mu với Hiệu trởng để trang bị cơ sở vật chất cho HĐNG.
Với HĐGDNGLL, các trang thiết bị phục vụ là một trong những điều kiện
quan trọng để nâng cao chất lợng. Vì thế, cần phải tham mu để nhà trờng có sự
đầu t về cơ sở vật chất nh xây dựng sân khấu, mua sắm tăng âm loa đài, hệ thống
bảng biểu, trang phục nghi thức, trang phục biểu diễn, phông màn và đầu t kinh
phí tổ chức hoạt động cũng nh quan tâm, động viên, khích lệ, các thành viên trong
Ban hoạt động ngoài giờ.
- Từ những điều kiện thuận lợi đó, đồng chí Bí th Đoàn và Tổng phụ trách
Đội đã có những tìm tòi, sáng tạo, đổi mới xây dựng nhiều hoạt động cao điểm,
nhiều giờ sinh hoạt điểm thờng xuyên, liên tục trong các chặng thi đua, các tháng.
Không khí hoạt động trong trờng diễn ra sôi nổi, học sinh thêm say mê, hứng thú,

háo hức chờ đợi trong từng hoạt động.
4 .Một số nội dung và hình thức của hoạt động GDNGLL
4
Nội dung GDNGLL rất phong phú và đa dạng, chủ yếu tập trung vào 5 loại
hình hoạt động sau đây:
4.1Hoạt động xã hội và nhân văn:
- Hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị, xã hội hoá nổi bật
trong nớc và quốc tế.
- Học tập và thi tìm hiểu những truyền thống tốt đẹp của nhà trờng, của địa
phơng, của đất nớc...
- Nghe báo cáo thời sự các vấn đề chính trị, xã hội, kinh tế, văn hoá nổi bật
đang đợc quan tâm trong nớc và quốc tế.
- Học tập tuyên truyền cổ động về nội qui nhà trờng những qui định về pháp
luật, những chính sách lớn của nhà nớc và qui định của địa phơng.
- Trao đổi thảo luận hoặc thi tìm hiểu về các sự kiện xã hội, chính trị, kinh
tế... trong và ngoài nớc.
- Hoạt động kết nghĩa giao lu với các đơn vị khác.
- Công tác Trần Quốc Toản và các hoạt động nhân đạo đền ơn đáp nghĩa,
hoạt động từ thiện khác.
4.2 .Hoạt động tiếp cận khoa học:
- Các trò chơi giải đáp về tìm hiểu về xã hội, khoa học theo các chuyên đề : s-
u tầm về danh nhân, các nhà bác học, những gơng ham học ...
- Tham gia các câu lạc bộ theo sở thích và năng khiếu- thi làm đồ dùng học
tập, dụng cụ trực quan...
4.3Hoạt động văn hoá nghệ thuật và thẩm mỹ:
- Sinh hoạt văn nghệ đợc thể hiện dới các hình thức khác nhau.
- Xem sách báo, xem phim, xem biểu diễn văn nghệ, thảo luận trao đổi ý
kiến về những sáng tác ý nghĩa, truyện, thơ ca, phim kịch có ý nghĩa.
- Thăm quan các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử.
- Thi vẻ đẹp học sinh tuổi thiếu niên.

- Thi khéo tay và trng bày triển lãm kết hợp một số hoạt động khác theo chủ
đề.
- Sinh hoạt câu lạc bộ, chuyên đề phù hợp lứa tuổi và hứng thú.
4.4 Hoạt động vui khoẻ và giải trí:
- Thể dục giữa giờ chống mệt mỏi.
- Câu lạc bộ TDTT.
5
- Các trò vui chơi giải trí nh : các trò chơi vận động, các trò chơi thể thao, trò
chơi trí tuệ...
- Tổ chức ngày hội vui khoẻ, hội thể thao toàn trờng.
- 4.5 Hoạt động lao động công ích:
- Trồng cây, làm bồn hoa cây cảnh cho đẹp trờng đẹp lớp, xây dựng công
trình măng non...
-Tham gia lao động trong các công trình công cộng của nhà trờng, địa ph-
ơng.
- Lao động giữ gìn vệ sinh lớp học, sân trờng và các khu vực của nhà trờng...
5.những con đờng chủ yếu thực hiện hoạt động GDNGLL
Nh đã nói trên, các loại hình thức hoạt động GDNGLL rất phong phú đa
dạng. Từ trong yêu cầu thực tiễn, đặc biệt đối với lứa tuổi học sinh THCS cần tập
trung vào 3 con đờng chủ yếu để thực hiện hoạt động giáo dục này là:
- Hoạt động GDNGLL thông qua tiết sinh hoạt dới cờ đầu tuần.
- Hoạt động GDNGLL thông qua tiết sinh hoạt tập thể lớp cuối tuần
- Hoạt động GDNGLL thông qua hoạt động cao điểm theo chủ điểm trong
tháng.
Thực tế cho thấy 3 con đờng trên có mối quan hệ thống nhất và liên quan hệ
mật thiết với nhau.
a. Tiết sinh hoạt dới cờ đầu tuần
Tiết sinh hoạt dới cờ đầu tuần đợc tổ chức theo quy mô toàn trờng với sự
tham gia và điều khiển của Ban hoạt động ngoài giờ và tập thể giáo viên và học
sinh.

Nội dung hoạt động của tiết sinh hoạt đầu tuần gắn liền với hoạt động của
chủ điểm giáo dục tháng. Đó là nội dung, hoạt động nh: báo cáo kết quả thi đua,
rèn luyện của các tập thể và các cá nhân trong trờng. Phát động chủ đề thi đua
theo một chủ đề nhất định; tổ chức các hình thức, hoạt động vui chơi giải trí, nghe
nói chuyện chuyên đề giao lu giữa các tập thể lớp, tổ chức các lễ kỷ niệm...
Từ những nội dung hoạt động này có thể thiết kế thành mô hình sinh hoạt dới
cờ phù hợp đặc điểm, điều kiện của nhà trờng. ví dụ: Sơ kết thi đua tuần phổ biến
nhiệm vụ tuần tới; hoặc chào cờ phát động thi đua thực hiện chủ điểm giáo dục
theo tháng, hoặc chào cờ- sinh hoạt chủ điểm theo tháng- nhận xét thi đua...
Trong thực tế, tôi thấy các giờ chào cờ trong nhà trờng thờng nặng về tổng
kết thi đua, kiểm điểm, phê bình... Chính điều này làm cho học sinh và giáo viên
cảm thấy giờ chào cờ nặng nề và tẻ nhạt. Từ thực tế đó, chúng tôi trăn trở là làm
thế nào thu hút đợc học sinh đến trờng, có hứng thú với tiết sinh hoạt dới cờ đầu
6
tuần? Để có đợc điều đó, thì phải đa dạng hoá mô hình hoạt động dới cờ đầu tuần.
Sau bao trăn trở, chúng tôi đã lên kế hoạch, họp ban HĐNG để thống nhất nội
dung, chơng trình hoạt động cụ thể, chi tiết theo từng tuần, tháng. Xin đợc ghi lại
khái quát mô hình hoạt động của tiết sinh hoạt dới cờ đầu tuần trong từng tháng
nh sau:
-Tuần 1 của tháng: chào cờ, sơ kết thi đua tuần, phát động thi đua thực hiện
chủ điểm giáo dục tháng.
-Tuần 2 và 4 của tháng: chào cờ, sơ kết thi đua tuần, thời gian còn lại( 30
phút) tổ chức cho học sinh tham gia các loại hình hoạt động : hoạt động xã hội và
nhân văn, hoạt động tiếp cận khoa học( đã đợc trình bày ở mục 4). ở hoạt động
này chúng tôi đã tổ chức nhiều chơng trình Triệu phú tơng lai, Đuổi hình bắt
chữ, hành trình văn hoá, thi tìm hiểu về các ngày lễ lớnv.v.
- Tuần 3 của tháng: chào cờ, sơ kết thi đua tuần, thời gian còn lại tổ chức
cho học sinh tham gia hoạt động vui khoẻ và giải trí. Các trò vui chơi giải trí nh :
các trò chơi vận động, các trò chơi thể thao, các trò chơi trí tuệ... Để tổ chức loại
hoạt động này, chúng tôi làm nh sau : Đến tiết sinh hoạt cuối tháng, giáo viên chủ

nhiệm tổ chức cho lớp bình chọn 2 học sinh ( 1 em có thành tích xuất sắc về mọi
mặt, 1 em học sinh có tiến bộ vợt bậc so với chính mình), giáo viên chủ nhiệm gửi
danh sách về trởng ban HĐNG LL. Trởng ban HĐNGLL chỉ đạo TPT Đội thành
lập 3 đội chơi( có danh sách kèm theo), đến tiết sinh hoạt dới cờ đầu tuần( tuần 3
của tháng) các em sẽ đợc tham gia các trò chơi vận động, trò chơi trí tuệ... Xin mô
tả lại hai trò chơi vận động:
- Dẫn chơng trình là Tổng phụ trách Đội, (cũng có thể là em liên đội trởng)
công bố thể lệ cuộc thi: mỗi đội sẽ có 5 phút để tham gia trò chơi thứ nhất Câu
cá. Trong 5 phút đó, các thành viên của từng đội sẽ lần lợt phần thi của mình.
Các em sẽ dùng cần câu( là chiếc móc câu tự tạo có buộc dây) câu cá trong ao( ao
là những chiếc rá nhựa, cá đợc cắt bằng xốp với nhiều màu sắc để trong rá), trên
mình cá có tờ giấy ghi các thang điểm khác nhau( 5 điểm, 10 điểm, 15 điểm...).
trong thời gian đó đội nào câu đợc cá có nhiều điểm đội đó sẽ thắng cuộc ở phần
thi thứ nhất.
- Trong trò chơi thứ hai Rót nớc mỗi đội có 2 phút để thực hiện trò chơi.
với trò chơi này, các đội dùng một chiếc đĩa đựng nớc, vợt qua chớng ngại vật
mang nớc rót vào chai. Trong cùng thời gian đó, đội nào rót đợc nhiều nớc vào
chai đội đó sẽ đợc nhiều điểm và thắng cuộc. Cộng điểm 2 vòng sẽ tìm đợc đội
thắng trong trò chơi. Trong quá trình tổ chức chơi, ngời dẫn chơng trình sẽ phỏng
vấn các em để tạo không khí thoải mái, vui tơi và hào hứng cho học sinh.
- Th kí tổng hợp điểm và công bố điểm( th kí là một giáo viên chủ nhiệm
hoặc một đoàn viên giáo viên).
- Phần thởng cho các đội chơi là tràng pháo tay cổ vũ, là những phần thởng
nho nhỏ nh: quyển vở, chiếc bút...
7

×