ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN THỊ CHÂM
DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN SAU NĂM 1975
TRONG CHƢƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 12
THEO HƢỚNG TIẾP CẬN LIÊN VĂN BẢN
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN
HÀ NỘI – 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN THỊ CHÂM
DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN SAU NĂM 1975
TRONG CHƢƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 12
THEO HƢỚNG TIẾP CẬN LIÊN VĂN BẢN
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN NGỮ VĂN)
MÃ SỐ: 60 14 01 11
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Thời Tân
HÀ NỘI – 2015
LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian nghiên cứu nghiêm túc, cuốn luận văn của tôi đã hoàn
thành. Bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan
tâm, giúp đỡ.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc đến
PGS.TS. Lê Thời Tân, người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi
hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo và cán bộ nhân viên
các phòng chức năng của Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc Gia Hà
Nội và các thầy cô của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tận tình giảng
dạy, hướng dẫn, giúp đỡ chúng tôi trong 2 năm học tập và nghiên cứu tại
trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo
và các em học sinh của trường THPT Yên Phong số 1- Bắc Ninh đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong quá trình triển khai đề tài.
Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè
đã dành cho tôi sự quan tâm khích lệ và chia sẻ trong suốt thời gian học tập
và nghiên cứu.
Mặc dù đã cố gắng, nhưng luận văn khó tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất
mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu từ phía thầy cô giáo và các bạn
đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 11 năm 2015
Tác giả
Nguyễn Thị Châm
i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
GV
Giáo viên
HS
Học sinh
THPT
Trung học phổ thông
SGK
Sách giáo khoa
SGV
Sách giáo viên
Nxb
Nhà xuất bản
ii
MỤC LỤC
Lời cảm ơn ......................................................................................................... i
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................. iii
Danh mục bảng................................................................................................. vi
Danh mục biểu đồ ........................................................................................... vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .............. 8
1.1. Lí thuyết liên văn bản................................................................................ 8
1.1.1. Nguồn gốc liên văn bản........................................................................... 8
1.1.2. Khái niệm liên văn bản ......................................................................... 10
1.1.3. Đặc trưng của liên văn bản.................................................................... 11
1.1.4. Hình thức và nhiệm vụ của liên văn bản............................................... 11
1.2. Về thể loại truyện ngắn ........................................................................... 13
1.2.1. Khái niệm truyện ngắn ......................................................................... 13
1.2.2. Đặc điểm truyện ngắn .......................................................................... 14
1.3. Thực tiễn truyện ngắn sau năm 1975 ..................................................... 155
1.3.1. Bối cảnh lịch sử ................................................................................... 155
1.3.2. Diện mạo truyện ngắn sau năm 1975 ................................................... 17
1.3.3. Những thay đổi trong thi pháp truyện ngắn sau 1975........................... 22
1.3.3.1. Thay đổi về đề tài và cảm hứng nghệ thuật ....................................... 22
1.3.3.2. Thay đổi về kết cấu cốt truyện ........................................................... 25
1.3.3.3. Thay đổi về nghệ thuật xây dựng nhân vật ........................................ 28
1.3.3.4. Thay đổi về nghệ thuật trần thuật....................................................... 30
1.4. Khái quát về các văn bản truyện ngắn trong Ngữ văn 12 ........................ 31
1.4.1. Truyện Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)........................... 32
1.4.2. Truyện Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) ........................................... 33
Tiểu kết chương 1: .......................................................................................... 34
iii
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG DẠY HỌC PHẦN TRUYỆN NGẮN SAU
NĂM 1975 ( NGỮ VĂN 12, TẬP 2) VÀ VẬN DỤNG HƢỚNG TIẾP
CẬN LIÊN VĂN BẢN VÀO DẠY HỌC .................................................... 35
2.1. Thực trạng dạy học văn trong nhà trường THPT hiện nay nói chung và
truyện ngắn sau năm 1975 nói riêng ............................................................... 35
2.1.1 Thực trạng dạy học văn trong nhà trường THPT hiện nay nói chung ... 35
2.1.2. Thực trạng dạy học truyện ngắn sau năm 1975 trong nhà trường THPT
hiện nay nói riêng ........................................................................................... 37
2.2. Những yêu cầu của việc dạy học truyện ngắn sau năm 1975 (Ngữ văn 12,
tập 2 ) theo hướng tiếp cận liên văn bản ......................................................... 49
2.2.1. Việc trích dẫn, so sánh, liên hệ trong dạy học Ngữ văn cần thực hiện
theo hướng tiếp cận liên văn bản một cách có ý thức và khoa học hơn ......... 49
2.2.2. Không để “khách” lấn át “chủ” ............................................................. 50
2.2.3. Tạo sự liên kết giữa các văn bản hay các thành tố văn bản từng quen
thuộc với học sinh ........................................................................................... 51
2.3. Một số giải pháp dạy học phần truyện ngắn sau năm 1975 (Ngữ văn 12,
tập 2 ) theo hướng tiếp cận liên văn bản ......................................................... 54
2.3.1. Liên kết văn bản văn học với văn bản văn học ..................................... 54
2.3.2. Liên kết văn bản văn học với văn bản âm nhạc, hội họa, kịch bản điện
ảnh ................................................................................................................... 57
2.3.3. Liên kết văn bản văn học với đời sống văn hóa- Xã hội ...................... 59
Tiểu kết chương 2: .......................................................................................... 61
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM DẠY HỌC PHẦN TRUYỆN NGẮN
SAU NĂM 1975 (NGỮ VĂN 12,TẬP 2) THEO HƢỚNG TIẾP CẬN
LIÊN VĂN BẢN ............................................................................................ 62
3.1. Những vấn đề chung của việc thực nghiệm dạy học phần truyện ngắn sau
năm 1975 (Ngữ văn 12, tập 2 - Ban cơ bản) theo hướng tiếp cận liên văn bản
......................................................................................................................... 62
3.1.1. Mục đích thực nghiệm .......................................................................... 62
iv
3.1.2. Đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm ...................................... 63
3.1.3. Nội dung thực nghiệm ........................................................................... 63
3.2. Tiến trình và kết quả thực nghiệm ........................................................... 64
3.2.1. Tiến trình thực nghiệm .......................................................................... 64
3.2.2. Kết quả thực nghiệm ............................................................................. 65
3.3. Thiết kế giáo án thực nghiệm ................................................................... 69
Tiểu kết chương 3............................................................................................ 94
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 95
1. Kết luận ....................................................................................................... 95
2. Khuyến nghị và đề xuất............................................................................... 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 97
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 100
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Thực trạng soạn giáo án của GV .................................................... 43
Bảng 2.2 Thực trạng tổ chức giờ dạy của GV ............................................... 44
Bảng 2.3 Thực trạng sử dụng cách tiếp cận liên văn bản vào dạy học .......... 44
truyện ngắn sau năm 1975 ở lớp 12 ................................................................ 44
Bảng 2.4 Thực trạng soạn bài ở nhà của HS .................................................. 46
Bảng 2.5 Thái độ của HS trong giờ học .......................................................... 47
Bảng 2.6 Kết quả học tập tiết học truyện ngắn sau năm 1975:....................... 48
Bảng 3.1 Tổng hợp kết quả (tính ra %) của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
......................................................................................................................... 66
vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra 15 phút .................................. 66
Biểu đồ 3.2: Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra 60 phút .................................. 67
vii
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học
Nhiệm vụ quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học là làm thế nào để
nâng cao chất lượng dạy và học. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã
được xác định trong Nghị quyết Trung ương khóa VII và được cụ thể hóa ở luật
giáo dục: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác,
chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn
học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn, tác động đến tư tưởng, tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập
cho học sinh” [ 34, điều 28.2 ].
Đổi mới phương pháp dạy học là hướng tới hoạt động học tập chủ động,
sáng tạo, năng động, học sinh tự khám phá và giải quyết vấn đề. Trong Những
định hướng đổi mới chương trình- sách giáo khoa phổ thông đã nêu rõ tập trung
đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện dạy học dựa vào hoạt động tích cực,
chủ động, sáng tạo với sự tổ chức, hướng dẫn đúng mức của giáo viên, góp
phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học.
Nằm trong xu thế đổi mới đó, phương pháp dạy học văn trong nhà trường
phổ thông cũng có sự thay đổi đáng kể. Tuy nhiên, thực trạng dạy và học trong
nhà trường vẫn còn nhiều nan giải. Vì vậy, để đạt được mục tiêu giáo dục đề ra
giáo viên dạy Ngữ văn cần thực hiện đổi mới phương pháp dạy học một cách
triệt để và toàn diện. Ngữ văn là môn nghệ thuật mang tính khoa học nó phản
ánh chân thực cuộc sống bằng hình tượng ngôn ngữ, là môn học xây dựng và
gìn giữ đạo đức xã hội, tác động nhiều nhất đến nhân cách và tâm hồn góp phần
hình thành các năng lực cho con người. Đây là một bộ môn có đặc thù riêng, đòi
hỏi cả giáo viên và học sinh phải có sự tìm tòi, sáng tạo dựa trên cơ sở năng lực
về lịch sử - xã hội, về văn học, về thẩm mĩ... mới có thể hiểu được. Tuy nhiên
nhìn vào thực trạng dạy và học văn hiện nay chúng ta không thể không thừa
1
nhận sự tụt hậu về nhận thức cũng như thực hành sư phạm so với bước tiến của
một số nước tiên tiến. Việc tìm ra phương pháp dạy học hiệu quả, nâng cao chất
lượng dạy học và năng lực cảm thụ văn chương cho học sinh luôn là sự trăn trở
của người giáo viên.
1.2. Thực tiễn truyện ngắn sau năm 1975
Bước sang năm 1975, đặc biệt là từ năm 1980, khi cuộc sống thời bình
trở lại, con người hàng ngày phải đối diện với bao nhiêu vấn đề và thực tiễn của
đời thường, của các quan hệ thế sự, của đời sống cá nhân. Các nhà văn có sự
mẫn cảm với cuộc sống đã không thể bỏ qua cái hiện thực đời thường đó và họ
đã nhìn ra nhiều vấn đề có ý nghĩa đáng được quan tâm. Từ đề tài lịch sử dân
tộc, truyện ngắn sau năm 1975 đã chuyển sang đề tài thế sự đời tư. Nhà văn có
thể viết về mọi điều, kể cả những điều trước kia cần phải kiêng kỵ. Thế giới
nghệ thuật chủ yếu phản ánh thực tại ngoài đời. Sự mở rộng quan niệm về hiện
thực và cách tiếp cận với nó đã dẫn đến sự nảy nở của nhiều khuynh hướng
trong truyện ngăn sau 1975. Nhà văn đã nhìn thẳng vào sự thật, nhìn lại hiện
thực của thời kỳ vừa qua, phơi bày những mặt trái còn bị che khuất, lên án
những tư tưởng và thói quen đã lỗi thời. Một loạt truyện ngắn xuất hiện vào
cuối những năm 80 đầu những năm 90 như tác phẩm của Ma Văn Kháng,
Dương Thu Hương, Tạ Duy Anh, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu. Và
Nguyễn Minh Châu đã từng nhận thức lại phải làm những cuộc đối chứng trong
tư tưởng để vượt lên những nhận thức sai lầm, máy móc hoặc đơn giản về con
người và xã hội. Ngoài ra khuynh hướng triết luận đã có sự phát triển khá mạnh
mẽ trong truyện ngắn thời kỳ đổi mới. Chiêm nghiệm, triết lý đã trở thành một
nhu cầu không thể thiếu của các nhà văn. Sự đổi mới sâu sắc còn được thể hiện
ở sự đa dạng hóa điểm nhìn trần thuật và nghệ thuật trần thuật. Như vậy truyện
ngắn sau năm 1975 có sự phát triển và thay đổi toàn diện nhất là ở góc độ thi
pháp. Hiểu được những vấn đề trên sẽ là định hướng cơ bản để giáo viên tiếp
cận giải mã các tác phẩm văn học thời kỳ đổi mới này. Vấn đề đặt ra trong
phương pháp giảng dạy các tác phẩm truyện ngăn sau 1975 là làm sao trang bị
2
cho học sinh phương pháp tiếp cận lĩnh hội được những vấn đề đổi mới của
truyện ngắn giai đoạn này, có năng lực đánh giá giải quyết được các vấn đề đặt
ra trong tác phẩm. Từ đó học sinh có cái nhìn toàn diện bao quát về tiến trình
truyện ngắn Việt Nam, là cơ sở để các em tiếp tục học tập nghiên cứu văn học
sau năm 1975 ở cấp học cao hơn.
Trong chương trình Ngữ Văn lớp 12 có hai bài học về truyện ngắn sau
1975: Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu), Một người Hà Nội (Nguyễn
Khải). Đây là hai tác phẩm đã được đưa vào chương trình mới. Việc nghiên cứu
hai tác phẩm này được quan tâm khá sâu sắc, việc giảng dạy đã được áp dụng
nhiều phương pháp trong một thời gian khá dài. Tuy nhiên việc giảng dạy phần
chương trình này vẫn chưa thực sự hiệu quả.
Thực tế trên là nguyên nhân thôi thúc chúng tôi viết luận văn với đề tài:
Dạy học truyện ngắn sau năm 1975 trong chương trình Ngữ văn lớp 12 theo
hướng tiếp cận liên văn bản. Đây là một vấn đề bổ ích, thiết thực đối với nghề
nghiệp của tôi. Qua công trình nghiên cứu này, chúng tôi mong muốn tìm ra
một cách tiếp cận để giảng dạy các tác phẩm truyện ngắn sau năm 1975 đạt hiệu
quả hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học văn cho học sinh THPT, giúp
các em khai thác đúng hướng vốn quí mà các nhà văn để lại, khơi gợi trong các
em những rung động đích thực và sự đồng cảm sâu sắc đối với bộ phận truyện
ngắn này.
2. Lịch sử nghiên cứu
Lâu nay ở Việt Nam vấn đề dạy học truyện ngắn sau năm 1975 đã được
các nhà nghiên cứu lí luận, các nhà giáo, các nhà lí luận dạy học chú ý quan tâm
ở những mức độ khác nhau. Đổi mới dạy học đang là một đòi hỏi cấp thiết
nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của nền giáo dục Việt Nam. Nhiều tác giả
tham gia nghiên cứu về đổi mới phương pháp dạy học nói chung hoặc những
cách thức, biện pháp góp phần đổi mới phương pháp dạy học. Trong phạm vi
luận văn, chúng tôi chỉ xin điểm lại một số công trình nghiên cứu có liên quan
đến đề tài luận văn.
3
2.1. Các công trình nghiên cứu về lí thuyết liên văn bản
-TS Nguyễn Nam (Viện Harvard - Yenching) có buổi thuyết trình về “Lý
thuyết liên văn bản trong nghiên cứu văn học và Hán Nôm” tại khoa Văn học,
Đại học KHXH &NV, 2009
- Nguyễn Văn Thuấn với đề tài Liên văn bản trong sáng tác của nguyễn Huy
Thiệp. Luận án đã nghiên cứu nguồn gốc của lý thuyết liên văn bản và định
hướng những cách tiếp cận mới về sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 2013.
- Võ Thị Hảo có bài Yếu tố liên văn bản trong tiểu thuyết lịch sử giàn thiêu.
Tạp chí khoa học- Đại học Huế, Số 7, 2012
-Phùng Phƣơng Nga có bài viết Liên văn bản và vấn đề đối thoại của tư tưởng
trong văn xuôi đương đại, Văn nghệ trẻ số 3 (741) và số 13 (754).
Các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước là những gợi ý bổ ích
cho đề tài của tôi và có đóng góp lớn vào việc chỉ ra những con đường để chiếm
lĩnh tác phẩm truyện ngắn sau năm 1975.
2.2. Các công trình nghiên cứu về truyện ngắn sau năm 1975
Chúng tôi rất quan tâm tới các công trình sau:
- PGS.TS. Nguyễn Viết Chữ. Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương
trong nhà trường. Nxb Giáo dục, 2009.
- TS. Nguyễn Văn Đƣờng. Thiết kế bài giảng Ngữ Văn 12, tập2. Nxb Hà Nội,
2009.
- Phan Cự Đệ chủ biên. Truyện ngắn Việt Nam lịch sử - thi pháp - chân dung.
Nxb GD, 2007.
- Nguyễn Trọng Hoàn. Tuyển chọn Nguyễn Minh Châu, tác giả và tác phẩm.
Nxb Giáo dục, 2002.
- Trần Bá Hoành. Đổi mới phương pháp dạy học - chương trình và sách giáo
khoa. Nxb Đại học Sư phạm, 2006.
- Nguyễn Thị Thanh Hƣơng. phương pháp tiếp cận văn học ở trường PTTH.
Nxb Giáo dục Hà Nội, 1998.
4
- GS. Phan Trọng Luận. Thiết kế bài học tác phẩm văn chương ở nhà trường
phổ thông, tập 2. Nxb Giáo dục, 1998.
- GS.Phan Trọng Luận. Thiết kế bài học ngữ văn 12, tập 2. Nxb Giáo dục Hà
Nội, 2009.
- Đỗ Ngọc Thống. Tìm hiểu chương trình và sách giáo khoa Ngữ Văn trung học
phổ thông. Nxb Giáo dục, 2006.
- Thái Duy Tuyên. Những vấn đề cơ bản của giáo dục học hiện đại. Nxb Giáo
dục, 1999.
Qua sự khảo sát các công trình nghiên cứu này chúng tôi rút ra được
những kiến thức cơ bản về phần truyện ngắn sau năm 1975 phục vụ cho việc
nghiên cứu đề tài. Tuy nhiên chưa có cuốn sách hay công trình nghiên cứu nào
tìm hiểu về các truyện ngắn sau năm 1975 được giảng dạy trong chương trình
Ngữ văn 12 theo hướng tiếp cận liên văn bản.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý luận và phân tích thực tiễn dạy học truyện ngắn sau
năm 1975 trong nhà trường THPT hiện nay, luận văn đề xuất giải pháp dạy học
các tác phẩm truyện ngắn sau năm 1975 ở chương trình Ngữ văn lớp 12 theo
hướng tiếp cận liên văn bản. Từ đó, giúp học sinh yêu thích phần truyện ngắn,
từng bước nâng cao chất lượng dạy học các truyện ngắn sau năm 1975 nói riêng
và góp phần nâng cao năng lực cảm thu ̣ văn chương cho ho ̣c sinh cũng như đổi
mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục nói chung.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và khảo sát việc dạy- học tác phẩm truyện ngắn
sau năm 1975 ở trường THPT hiện nay để nắm bắt thực trạng, làm cơ sở đề xuất
yêu cầu và giải pháp giảng dạy các tác phẩm truyện ngắn sau năm 1975 theo
hướng tiếp cận liên văn bản.
5
Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính khả thi của việc dạy học theo
hướng tiếp cận liên văn bản vào việc tìm hiểu các tác phẩm truyện ngắn sau năm
1975 trong chương trình Ngữ văn lớp 12.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phương pháp, cách thức tiếp cận
truyện ngắn sau năm 1975.
- Học sinh lớp 12 ban cơ bản THPT.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận về dạy học các truyện ngắn sau năm 1975 theo hướng
tiếp cận liên văn bản.
- Vận dụng vào dạy học truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn
Minh Châu.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Sử dụng phối hợp nhóm các phương pháp nghiên cứu sau:
5.1. Nghiên cứu lí luận
- Nghiên cứu các tài liệu lý luận (triết học, giáo dục học, tâm lí học, lí
luận dạy học bộ môn Ngữ Văn) có liên quan tới vấn đề của luận văn; Lí luận về
Liên văn bản.
- Nghiên cứu SGK, phân phối chương trình, sách tham khảo, Tạp chí,
các tài liệu có liên quan đến lí thuyết truyện ngắn sau năm 1975.
5.2. Điều tra, quan sát
Dự giờ, phỏng vấn, thu thập ý kiến của GV và HS về thực trạng dạy học
truyện ngắn sau năm 1975 ở học sinh lớp 12.
5.3. Thực nghiệm sư phạm
Chúng tôi tiến hành soạn giáo án và dạy thể nghiệm để kiểm nghiệm tính
khả thi của đề tài.
5.4. Phương pháp thống kê
Nhằm xử lý kết quả thu được qua thực nghiệm, tính điểm trung bình,
6
độ lệch chuẩn để đánh giá hiệu quả của quá trình thực nghiệm.
6. Đóng góp của luận văn
- Tìm ra thực trạng khi dạy học tác phẩm truyện ngắn sau năm 1975 hiện nay.
- Đặt truyện Chiếc thuyền ngoài xa và Một người Hà Nội theo hướng
tiếp cận liên văn bản.
- Đề ra yêu cầu và giải pháp tối ưu trong dạy học tác phẩm truyện ngắn
sau năm 1975 theo hướng tiếp cận liên văn bản.
- Góp phần khắc phục tình trạng dạy học truyện ngắn đơn điệu như hiện nay.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn được chia làm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Thực trạng dạy học phần truyện ngắn sau năm 1975 (Ngữ văn
12, tập 2) và vận dụng hướng tiếp cận liên văn bản vào dạy học
Chương 3: Thực nghiệm dạy học phần truyện ngắn sau năm 1975 ( Ngữ
văn 12, tập 2) theo hướng tiếp cận liên văn bản
7
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lí thuyết liên văn bản
1.1.1. Nguồn gốc liên văn bản
Liên văn bản (intertextuality) là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi nhưng
đồng thời cũng là thuật ngữ khó xác định nhất trong lí luận văn học cuối thế kỉ
XX đầu thế kỉ XXI. Liên văn bản từng được M. Bakhin, N. Voloshilov sử dụng
trong các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ và văn học, thi pháp học và
phương pháp luận xã hội, chống hình thức chủ nghĩa và ngữ nghĩa học mĩ học
bằng những tên gọi khác như: đối thoại, liên ý thức, tiếp xúc văn bản, ngữ cảnh.
J. Kisteva người Pháp gốc Bulgari – nhà lí luận nổi tiếng của chủ nghĩa
hậu hiện đại tiếp tục sử dụng thuật ngữ này trên cơ sở phân tích “tiểu thuyết đa
thanh” của M Bakhtin trong công trình Word, Dialogue and Novel (Từ, đối
thoại và tiểu thuyết, 1966) và sau đó có các công trình: Texte clos (Sự phong kín
văn bản, 1967); Kí hiệu học, nghiên cứu phân tích ngữ nghĩa,1969). Theo ông,
văn bản không được hình thành từ những ý đồ sáng tác riêng của người cầm bút
mà chủ yếu là từ những văn bản khác đã hiện hữu trước đó. Theo đó, mỗi văn
bản là sự hoán vị của các văn bản, là nơi lời nói của các văn bản khác gặp gỡ và
hòa trộn vào nhau. Nói cách khác, không có văn bản tồn tại độc lập như một sự
sáng tạo tuyệt đối mà luôn luôn phải chịu sự tác động của văn bản văn hóa,
trong đó chứa đựng ít nhiều những cấu trúc ý thức hệ và quyền lực qua các hình
thức diễn ngôn khác nhau. Như vậy, một văn bản ra đời là giao điểm của ít nhất
một từ hay một văn bản khác được đọc. Kisteva quan niệm văn bản là một quá
trình vận động và tương tác liên tục. ý nghĩa của mỗi từ trong văn bản được quy
định bởi hai trục: giữa tác giả với độc giả (trục ngang) và giữa nó với các văn
bản khác trước hoặc cùng thời (trục dọc). Ông cho rằng, bản thân mỗi văn bản
là một liên văn bản, trong đó các văn bản khác cùng hiện hữu, góp phần chi
phối và thay đổi diện mạo của văn bản đó. “Mỗi văn bản đều như là tấm vải mới
được dệt bằng những trích dẫn cũ” [3, tr 35], mỗi văn bản đều có sự hấp thụ và
8
chuyển thể của các văn bản khác. Quan niệm của Kristeva đã nhận được sự
đồng tình của nhiều nhà lí luận văn học.
Tiếp nối quan niệm của Kristeva, Michel Foucault đã mở rộng thuật ngữ
liên văn bản với quan niệm biên giới của một cuốn sách không bao giờ thực sự
rõ ràng, vượt ra khỏi cấu trúc nội tại và hình thức mang tính tự trị mà hòa lẫn
vào hệ thống quy chiếu từ các cuốn sách, văn bản hay câu văn khác.
Gerard Genette tiếp tục phát triển khái niệm về tính liên văn bản thành
tính xuyên văn bản. Đây là một khái niệm rộng bao gồm cả liên văn bản, siêu
văn bản, cực đại văn bản, cổ văn bản.
Michael Riffaterre đã vận dụng tính liên văn bản vào việc đọc thơ. Theo
ông người đọc bao giờ cũng đọc và cảm nhận bài thơ bằng tất cả những kiến
thức có sẵn về thơ, những hệ thống liên văn bản được hình thành trong quá trình
đọc trên tư cách là một độc giả.
Harold Bloom tiếp cận khái niệm liên văn bản từ góc độ phân tâm học và
tu từ học. Theo ông, tất cả mọi văn bản đều là liên văn bản. Ý nghĩa của một
văn bản không hoàn toàn nằm ở bản thân nó mà trong mối tương tác với các văn
bản khác.
Như vậy với tư cách là một loại thực tiễn lí luận và phê bình, liên văn
bản có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Sự ra đời của thuật ngữ này đã làm “đảo
lộn” các mối quan hệ truyền thống giữa văn bản – văn bản, tác giả - văn bản, tác
giả - người đọc.Chính lí luận liên văn bản đã thúc đẩy người đọc có thêm hàng
loạt mối quan tâm mới, như: vấn đề về sự hình thành ý nghĩa của văn học, vấn
đề đọc và hiểu văn bản, vấn đề mối quan hệ giữa văn hóa và văn bản, vấn đề
ranh giới văn bản, quan hệ giữa truyền thống và cách tân….Bên cạnh đó, liên
văn bản đã đi vào thực tiễn phê bình văn học nghệ thuật của chủ nghĩa tân lịch
sử, nữ quyền luận, trở thành một trong những “vũ khí lợi hại” của chủ nghĩa hậu
hiện đại. Sự hình thành và phát triển của thuật ngữ này trong hệ thống lý luận văn
học trên thế giới là cơ sở để chúng ta nghiên cứu văn học Việt Nam, đặc biệt là
phần truyện ngắn sau năm 1975 một cách sâu sắc hơn.
9
1.1.2. Khái niệm liên văn bản
Liên văn bản là khái niệm được sử dụng phổ biến trên thế giới trong
những năm cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI. Có hai quan niệm về liên văn bản là
kinh điển và hậu hiện đại.
Theo quan niệm kinh điển: liên văn bản là sự biểu hiện bởi sự liên hệ trực
tiếp giữa văn bản này với những văn bản khác. Jacques Derrida là người đầu
tiên đưa ra vai trò của liên văn bản. Roland Barthes cho rằng chính văn bản mới
là động lực hướng dẫn sự hành ngôn chứ không phải chủ thể của hành động
hành ngôn.
Khái niệm liên văn bản, nảy sinh từ tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa hậu
hiện đại về vai trò tích cực của môi trường văn hóa – xã hội trong quá trình
khám phá và tri nhận thế giới. Khái niệm liên văn bản định hướng cho độc giả
mỗi văn bản tồn tại trong sự liên hệ với các văn bản khác có thể trước hoặc cùng
thời.
Khái niệm về liên văn bản thuộc trào lưu hậu hiện đại đã tạo được một
bước đi mới trong quá trình tiếp cận văn bản trên cả phương diện thưởng thức
lẫn thẩm bình. Theo khái niệm này, sẽ không có sự tồn tại biên giới của văn
bản, thể loại, không có sự nghi vấn về yếu tố trong hay ngoài văn bản. không có
sự phân biệt giữa văn bản và ngữ cảnh. Ví dụ, một kịch bản được chuyển thể từ
một tác phẩm văn học sang điện ảnh hoặc ngược lại. Trào lưu hậu hiện đại còn
cho rằng, văn bản trong bất cứ môi trường nào, không nhất thiết phải là văn bản
điện tử, đều chứa đựng một đặc tính tương tự; một kịch bản có thể liên hệ đến
nhiều văn bản văn học, lịch sử văn hóa, xã hội và ngược lại.
Như vậy khái niệm liên văn bản, về cơ bản có thể được hiểu là mỗi văn
bản là giao tuyến của nhiều văn bản nơi mà ít nhất một văn bản khác có thể đọc
được. Theo nghĩa rộng nhất thì khái niệm này có thể được xác định là “sự tương
tác của các văn bản”, tuy nhiên dựa trên những lập trường tư tưởng triết học
khác nhau của các nhà nghiên cứu mà nội dung cụ thể sẽ có sự biến đổi.
10
Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích tài liệu trong phạm vi của
luận văn này, chúng tôi đưa ra khái niệm về liên văn bản như sau: Liên văn bản
là liên kết các văn bản trong một văn bản qua sự sáng tạo và tiếp nhận của
người đọc với tính đối thoại một cách ý thức hay vô thức.
1.1.3. Đặc trưng của liên văn bản
Trên phương diện là người sáng tạo ra văn bản, các tác giả hiểu liên văn
bản như là một thủ pháp nghệ thuật văn học xác định: trích dẫn, ám chỉ, bình
giải, nhại, bắt chước, vay mượn. Theo cách hiểu này, thì trong quá trình sáng
tạo văn bản phải có sự hiện hữu của văn bản gốc đã có trước và xu hướng tác
giả sử dụng văn bản gốc đó.
Trên phương diện tiếp nhận, lí luận và phê bình văn học, liên văn bản
được hiểu như một thuộc tính bản thể của mọi văn bản. R. Barthes cho rằng bất
kì văn bản nào cũng là liên văn bản. Như vậy, tính chất của liên văn bản đã xóa
bỏ ranh giới giữa các văn bản của các tác giả khác nhau, giữa văn bản văn học
cá nhân và văn bản vĩ mô của truyền thống, giữa văn bản thuộc các thể loại và
loại hình khác nhau không nhất thiết phải mang tính nghệ thuật, giữa văn bản
với độc giả, văn bản và hiện thực. Theo cách hiểu này, liên văn bản không tồn
tại như một hiện tượng văn học mà như một quy luật khách quan của loài người.
Theo chúng tôi, không nên hiểu liên văn bản theo xu hướng văn bản có
một nguồn gốc nào đó. Khi liên văn bản được hiểu như một thủ pháp nghệ thuật
thì sẽ luôn thấy có sự tương tác giữa các tác giả, các thời đại khác nhau.
1.1.4. Hình thức và nhiệm vụ của liên văn bản
* Hình thức liên văn bản
Genette mong muốn thay thế khái niệm tính liên văn bản do Kristeva đề
ra nên đã đưa ra năm hình thức liên văn bản theo hệ thống phân loại những kiểu
tác động qua lại giữa các văn bản như sau:
Liên văn bản (intertextuality) là mối quan hệ cùng hiện diện giữa hai văn
bản hay một vài văn bản trong một văn bản cụ thể.
11
Cận văn bản (paratextuality) là quan hệ của văn bản với bộ phận của nó
(đầu đề, tiêu đề các chương, tựa, các ghi chú, đề từ…). Cận văn bản biểu thị
những yếu tố nằm trên ngưỡng cửa của sự diễn giải văn bản, chúng trực tiếp trợ
lực và điều khiển sự tiếp nhận của độc giả đối với phần chính của văn bản.
Ngoa dụ văn bản là thuật ngữ Genette dùng để chỉ hiện tượng một văn
bản B nào đó (được ông gọi là hypertext) được biến đổi từ một văn bản A nào
đó đã tồn tại trước đó (được gọi là hypotext) mà nó không hẳn là chỉ bình luận.
Thuật ngữ kiến trúc văn bản của Genette có thể hiểu là mối quan hệ về
mặt thể loại của các văn bản. Kiến trúc văn bản không chỉ liên quan đến “tầm
đón đợi” về mặt thể loại của độc giả khi tiếp xúc với văn bản mà còn liên quan
đến hành vi sáng tạo văn bản của nhà văn. Tất nhiên, chính Genette cũng lưu ý
chúng ta là bản thân kiến trúc văn bản không phải là những “phạm trù riêng biệt
và thuần túy” mà là “sự va chạm, tương tác và chồng lấn lên nhau” giữa các thể
loại. Siêu văn bản khái niệm này đề cập đến việc một văn bản bình luận rõ ràng
hoặc không rõ ràng về một văn bản khác. Nhìn chung, Genette tuy trung thành
với những tư tưởng cấu trúc luận nhưng đã có những cách nhìn mới.
* Nhiệm vụ của liên văn bản
Một tác phẩm liên văn bản sẽ kéo toàn bộ tập hợp các văn bản được nó
hấp thụ vào một đầu mối ý nghĩa thống nhất. Một mặt, chúng không triệt tiêu
lẫn nhau, mặt khác tác phẩm sẽ trở thành một chỉnh thể cấu trúc không bị rã ra:
Liên văn bản không phải là sự tích tụ những tác động khác nhau một cách hỗn
loạn và vô nghĩa lí, mà là hoạt động biến đổi và đồng hoá vô số văn bản do văn
bản – hạt nhân trung tâm – loại văn bản luôn dành về phía mình vai trò ngữ
nghĩa”. Bởi vậy khi nghiên cứu lí thuyết liên văn bản có các nhiệm vụ đang
được đặt ra như sau:
- Thứ nhất, giới hạn chính đối tượng của lí thuyết liên văn bản, lí thuyết không
cần phát hiện sự gọi tên theo kiểu liên tưởng, chủ quan các ý nghĩa mà cần phát
hiện các mối liên hệ trực tiếp, hiển nhiên và có thể chứng minh giữa các văn
12
bản, tức là giữa các trường hợp có sự dịch chuyển ít hay nhiều một văn bản này
sang văn bản khác.
- Thứ hai, nghiên cứu bình diện quan hệ của lí thuyết liên văn bản đó là “tổng
thể các quan hệ với những văn bản khác được tìm thấy bên trong văn bản” (vấn
đề văn bản trong văn bản).
- Thứ ba, đưa chiều kích sáng tạo “chuyển đổi” liên văn bản lên bình diện thứ
nhất: mệnh đề “tổng hoà các quan hệ với những văn bản khác” trong trường hợp
này sẽ không có nghĩa là sự cộng gộp hay đặt cạnh nhau một cách cơ học, mà là
sự xử lí, tinh chế tích cực.
1.2. Về thể loại truyện ngắn
1.2.1. Khái niệm truyện ngắn
Cho đến nay đã có rất nhiều những định nghĩa khác nhau về truyện ngắn.
Mỗi định nghĩa đều có tính thuyết phục riêng, những điểm nhấn cơ bản.
Nhà văn Nguyên Ngọc cho rằng truyện ngắn là sự tích tụ của những trải
nghiệm lâu dài. Với Tạ Duy Anh thì truyện ngắn là sự lóe sáng của ý tưởng,
Nguyễn Quang Thân mộc mạc và giản dị hơn trong Trò chuyện về viết truyện
ngắn, ông nói một câu chuyện được dựng lại, kể lại một cách ngắn gọn thì đó là
truyện ngắn. Hoặc truyện ngắn là một cấu trúc tự sự ngắn, linh hoạt và biến hóa.
Theo Wiliam Somerset Maugham – nhà văn Anh hiện đại (1874 -1965)
trong bài viết kinh nghiệm của một người thực hành cho rằng “Truyện ngắn là
sự trình bày một sự kiện theo trình tự của câu chuyện diễn biến, hoặc theo trình
tự của tâm tình. Nhờ sự thống nhất có tính kịch, sự trình bày đó có thể loại trừ
tất cả những gì không cần thiết để bộc bạch ý nghĩa” [7, tr 98]
Có thể thấy trên cương vị là những nhà văn, các tác giả đã đồng nhất tính
kinh nghiệm với kĩ thuật viết truyện ngắn.Tuy nhiên, kinh nghiệm nghề nghiệp,
kĩ thuật viết của mỗi người lại không hoàn toàn giống nhau. Đặt truyện ngắn
trong mối tương quan với thể loại tiểu thuyết, ta thấy nếu truyện ngắn là lá cắt
của quá trình phát triển sự kiện, là khoảnh khắc có ý nghĩa về mặt thời gian đã
được chọn lọc thì tiểu thuyết có những khả năng riêng trong việc tái hiện với
13
một quy mô lớn những bức tranh về hiện thực đời sống, trong đó chứa đựng
những vấn đề sâu sắc của đời sống xã hội, số phận con người. Brander
Matthews trong công trình Triết học của truyện ngắn cho rằng: Sự khác nhau
giữa tiểu thuyết và truyện vừa chỉ là vấn đề độ dài. Truyện vừa ngắn hơn tiểu
thuyết, nhưng sự khác nhau của truyện ngắn và tiểu thuyết là ở thể loại. Một
truyện ngắn thực sự là cái gì đó khác hơn một câu chuyện mang đặc điểm ngắn.
Một truyện ngắn thực sự khác với tiểu thuyết chủ yếu ở sự duy nhất về ấn tượng
cốt lõi của nó. Diễn đạt một cách chính xác và đúng đắn hơn là một truyện ngắn
có sự duy nhất mà tiểu thuyết không thể có. Thật khó để đưa ra một khái niệm
bao quát, trọn vẹn về truyện ngắn. Trong phạm vi của luận văn này, chúng tôi
sử dụng khái niệm truyện ngắn được rút ra trong các cuốn Từ điển văn học.
“Truyện ngắn là hình thức tự sự loại nhỏ, truyện ngắn khắc với truyện
vừa ở dung lượng nhỏ hơn, tập trung miêu tả một mảnh của đời sống” [33, tr
452].
“Khác với tiểu thuyết là thể loại chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự đầy
đặn và vẹn toàn của nó, truyện ngắn thường hướng tới việc khắc họa một hiện
tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn
của con người” [33, tr 253]
1.2.2. Đặc điểm truyện ngắn
* Nhân vật
Nhân vật là yếu tố quan trọng hàng đầu của thể loại truyện ngắn. Một
truyện ngắn hay phải có nhân vật sống động, sắc nét và có ý nghĩa sâu sắc.
Nhân vật của truyện ngắn thường được biểu hiện qua các phương diện sau đây:
- Miêu tả ngoại hình, nội tâm, hành động, biến cố cuộc đời, ngôn ngữ của
nhân vật nhằm thể hiện tính cách và số phận con người. Ngoại hình nhân vật
thông thường được người kể truyện trực tiếp giới thiệu hoặc thông qua lời kể
của nhân vật khác.
- Mối quan hệ giữa các nhân vật, nhân vật với môi trường xung quanh.
Các quan hệ này bộc lộ địa vị, tính cách và số phận của nhân vật.
14
- Nhà văn xây dựng nhân vật để gửi gắm tư tưởng, tình cảm và quan niệm
của mình về cuộc đời. Vì vậy, tìm hiểu tác phẩm, phân tích nhân vật chưa phải
là điểm dừng cuối cùng mà phải lí giải được ý nghĩa sâu xa mà nhà văn gửi gắm
trong đó.
* Cốt truyện và chi tiết
Cốt truyện là hệ thống các sự kiện, biến cố xảy ra trong đời sống của
nhân vật, có tác dụng bộc lộ tích cách và số phận của nhân vật. Chi tiết là những
biểu hiện cụ thể, nhiều khi nhỏ nhặt nhưng lại cho thấy tính cách, diễn biến
quan hệ của các nhân vật trong truyện đồng thời thể hiện sự quan sát và nghệ
thuật kể chuyện của tác giả. Sự kiện, chi tiết là những yếu tố rất quan trọng đối
với nhân vật vừa tạo sức hấp dẫn, thú vị vừa bộc lộ ý nghĩa chung.
* Kết cấu
Kết cấu là cách tổ chức tác phẩm. Truyện ngắn là thể loại tự sự nhỏ, nhân
vật ít, sự kiện ít, cần phải tổ chức kết cấu câu chuyện sao cho phù hợp với dung
lượng. Kết cấu truyện ngằn có một số đặc điểm sau:
- Phần mở đầu và kết thúc có sự kết hợp để làm nổi bật tư tưởng, chủ đề của tác
phẩm
- Sự lựa chọn sắp xếp các chi tiết đời sống có tác dụng làm nổi bật ý nghĩa của
tác phẩm
- Các chương, đoạn được sắp xếp tạo sự hứng thú, tò mò cho độc giả.
* Lời kể
Ngoài ngôn ngữ nhân vật thì trong truyện ngắn còn có lời kể. Lời kể
thường xuất hiện trong các đoạn miêu tả, dẫn dắt. Lời kể thể hiện phong cách
lời văn, giọng điệu, vốn từ, cách diễn đạt của tác giả.
1.3. Thực tiễn truyện ngắn sau năm 1975
1.3.1. Bối cảnh lịch sử
Ngày 30/4/1975 cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc kéo dài 30 năm đã
kết thúc toàn thắng. Đất nước thu về một mối, uy tín của Việt Nam trên trường
quốc tế mở rộng (quan hệ với 97 nước trên thế giới). Đất nước bước vào thời kỳ
15
mới. Đại hội lần thứ tư, 5,6, 7, 8 được tiến hành định kỳ, mỗi nhiệm kỳ đại hội
đều đặt ra cho đất nước những nhiệm vụ mới. Sau giải phóng Miền Nam đất
nước chuyển mình sang cải tạo về kinh tế đất nước nền văn học dân tộc tưởng
như cứ thế “thừa thắng xông lên” giành những thành tựu rực rỡ hơn. Những
người cầm bút có sự hụt hẫng, một sự lệch pha “giữa người sáng tác và công
chúng của mình”. Nguyên Ngọc ghi lại những tâm trạng của mình: Trong khi
các nhà văn chúng ta say xưa, bây giờ hoà bình vốn sống tích luỹ bao nhiêu năm
bao năm như “cá tức trứng” muốn đẻ lắm rồi, thì giờ thừa nứa ra đó, bom đạn
cũng thẳng hết rồi, vật chất cũng khốn đốn hơn nhiều, tha hồ mà viết, viết cho
hết cho đã, thì bỗng dưng cái mối quan hệ vốn rất máu thịt giữa công chúng và
văn học đột nhiên, lạnh nhạt hẳn đi, hụt hẫng hẳn đi, người đọc mới hôm qua
mặn mà thế, bỗng dưng bây giờ quay lại với anh bởi vì thôi thế đã thay đổi, mà
văn học vẫn viết theo quá trình cũ.
Đặc biệt đại hội đảng lần thứ VI (1986), Nghị quyết mới về nền văn học
là yêu cầu bức thiết, là vấn đề có ý nghĩa sống còn của đất nước. Đặc biệt từ
nghị quyết VI của đảng luôn luôn đặt cho văn học nghệ thuật một nhiệm vụ mới
quan trọng đó là: “Bảo đảm tự do dân chủ cho mọi sáng tạo cuả văn học nghệ
thuật, tạo điều kiện làm việc thuận lợi để phát huy hiệu quả của lao động nghệ
thuật”. Văn nghệ phải biết cổ vũ cái tốt phê phán cái sấu, chống các khuynh
hướng trái với đường lối văn nghệ của đảng. Công cuộc đổi mới đã đáp ứng
đúng nguyện vọng của các nhà văn và độc giả cũng như quy luật phát triển
khách quan của lịch sử, và nó trở thành phong trào mạnh mẽ. Năm 1976 Thái
Bá Lợi viết Hai người trở lại trung đoàn. 1979 Nguyên Trọng Oánh viết Đất
trắng, Nguyễn Khải viết Cha và con. Từ đầu những năm 1980 tình hình sôi nổi
hơn, Nguyễn Mạnh Tuấn viết Những khoảng cách còn lại, Đứng trước biển, Cù
lao tràm, Ma Văn Kháng viết Mưa mùa hạ, Mùa lá rụng trong vườn, Nguyễn
Minh Châu viết Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bến quê, Lê Lựu viết
Thời xa vắng, Nguyễn Khải viết Thời gian của người.
16