1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN HUY ĐÔNG
DẠY - HỌC CÁC TRÍCH ĐOẠN SỬ THI
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TỪ ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
BỘ MÔN VĂN VÀ TIẾNG VIỆT
Mã số: 60.14.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN VĂN HẠNH
VINH - 2011
2
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Với tư cách là một thể loại văn học, sử thi cổ đại đã để lại một di
sản đồ sộ trong lịch sử văn học nhân loại. Các tác phẩm như Mahabharata,
Ramayana của Ấn Độ; Iliát, Ôđixê của Hi Lạp đã đạt đến độ mẫu mực của
thể loại sử thi, biểu tượng cho năng lực sáng tạo của con người ngay từ
buổi ấu thơ của lịch sử nhân loại. Trong nhiều thập kỉ lại nay, ở nước ta, sử
thi cổ đại đã được tuyển chọn đưa vào chương trình môn văn ở các cấp học
từ phổ thông đến đại học. Tuy nhiên, cả người dạy và người học gặp rất
nhiều khó khăn, mà trước hết là hướng tiếp cận theo đặc trưng thể loại. Từ
thực tế đó, chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm xây dựng được những
nguyên tắc cơ bản để hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản sử thi theo
đúng đặc trưng thể loại.
1.2. Bên cạnh những sử thi đạt đến độ mẫu mực của thi pháp thể loại
như đã nói trên, các dân tộc, trong đó có Việt Nam còn có những tác phẩm
mang tính chất sử thi rõ nét như Đăm Săn của người Ê-đê, Đẻ đất đẻ nước
của người Mường... trong đó, Đăm Săn đã được trích học trong chương
trình môn Văn lớp 10. Là một thể loại tự sự, sử thi có kiểu tư duy nghệ
thuật riêng, ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều giai đoạn phát triển của văn học
nhân loại. Ở nước ta, một trong những đặc điểm nổi bật của văn học 1945 1975 là mang khuynh hướng sử thi. Vì lẽ đó, việc thực hiện đề tài này còn
gợi mở nhiều vấn đề lý luận để phân tích những tác phẩm có tính sử thi
trong văn học Việt Nam như Đăm Săn và nhiều tác phẩm văn học Việt
Nam hiện đại, nhất là thời kỳ 1945 - 1975 trong chương trình trung học phổ
thông.
2. Lịch sử vấn đề
Cho đến nay, sử thi Ôđixê của Hy Lạp, Ramayana của Ấn Độ đã tồn
tại trên dưới ba ngàn năm. Nó thuộc vào số không nhiều tác phẩm anh hùng
3
ca được xem là đạt đến trình độ cổ điển của thể loại văn học này. Bởi thế,
từ rất sớm nó đã trở thành đối tượng nghiên cứu hấp dẫn và hứng thú đối
với các nhà khoa học ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Cùng với các thiên sử thi đồ sộ của thế giới, Đăm Săn của người Việt Nam
cũng đã được biết đến trong nền văn học nhân loại trên cả hai phương diện
thưởng thức và nghiên cứu, giảng dạy. Trong phạm vi quan tâm của đề tài
và giới hạn tư liệu bao quát được, chúng tôi điểm lại một số vấn đề cơ bản
sau đây:
2.1. Người Ấn Độ thường nói: "Chừng nào sông chưa cạn, đá chưa
mòn thì Ramayana còn làm say mê lòng người và giúp họ ra khỏi vòng tội
lỗi" [47, 21]. Từ rất sớm, Ramayana đã trở thành đối tượng nghiên cứu của
nhiều lĩnh vực như tôn giáo, triết học, lịch sử, văn chương, nghệ thuật… ở
nhiều nước trên thế giới, nhất là sau khi tác phẩm được dịch ra tiếng Anh.
Cố thủ tướng J.Nêru đã từng khẳng định vị trí hết sức to lớn của sử thi
Ramayana trong nền văn học Ấn Độ cũng như trong đời sống tinh thần của
mỗi người dân nước Ấn: "Tôi không hề biết có bộ sách nào ở bất kì đâu lại
có ảnh hưởng liên tục và lan tràn như thế đối với tư tưởng quần chúng như
hai bộ sử thi Mahabharata, Ramayana" [28, 32].
Từ đầu thế kỷ XIX, ở nhiều nước phương Tây Ramayana đã được
dịch ra nhiều thứ tiếng. Năm 1802, tác phẩm được Kirtee Bass dịch ra tiếng
Anh. Đây được xem là bản dịch tiếng Anh đầu tiên của sử thi Ramayana.
Tiếp đó, tác phẩm lần lượt được dịch và giới thiệu bằng nhiều ngôn ngữ
khác nhau. Năm 1843, S.Gorresio dịch ra tiếng Ý; năm 1864, Hipolyte
Fauche dịch ra tiếng Pháp. Ở Nga, N.N.Regiabin là người đầu tiên dịch và
giới thiệu Ramayana. Nhiều học giả phương Tây đã có những công trình
nghiên cứu về văn học Ấn Độ, trong đó Ramayana là một trọng tâm. Họ đã
đánh giá cao sử thi Ramayana ở nhiều phương diện. Nói về ảnh hưởng của
Ramayna ở Ấn Độ, Giăng Hecbe viết: "Tác phẩm ấy (tức Ramayana) cho
4
đến nay vẫn còn được truyền tụng sâu rộng đến mức độ không thể tưởng
tượng được. Những người lao động sau một ngày làm việc mệt nhọc vẫn có
thể thức đêm quây quần quanh ngọn lửa để chăm chú nghe một câu chuyện
đã hàng nghìn năm qua. Ở các làng mạc, sau những ngày mùa, nông dân có
thể bỏ ra một phần thu hoạch của mình để trả công cho những nghệ nhân
mỗi đêm đọc, ngâm vịnh và bình giảng anh hùng ca này cho họ nghe. Kéo
dài trong vòng ba đến sáu tháng liền" [69, 46].
Ở Việt Nam, sử thi Ramayana xuất hiện muộn. Người dân Việt Nam
biết đến bộ sử thi vĩ đại này còn chủ yếu qua một số công trình nghiên cứu
về văn hóa, văn học Ấn Độ. Trong cuốn Tìm hiểu thần thoại Ấn Độ Cao
Huy Đỉnh đã có những nhận định và giới thiệu về sự ảnh hưởng của sử thi
Ramayna "Ramayana là tập thơ thành văn đầu tiên của người Ấn Độ. Nó có
ảnh hưởng rất lớn đến nền văn học nghệ thuật Ấn Độ. Từ xưa nó đã được
lưu truyền trong những nước Đông Nam Á có quan hệ với văn hóa Ấn Độ.
Những nước đó đã mượn cốt truyện Ramayana để sáng tác nên nhiều thiên
anh hùng ca mang màu sắc dân tộc phong phú và độc đáo" [18,76]. Năm
1984, Giáo sư Lưu Đức Trung hoàn thành cuốn Giáo trình văn học Ấn Độ
từ khởi thủy đến 1950. Bắt đầu từ đây, văn học Ấn Độ nói chung và sử thi
Ramayana nói riêng được đưa vào giảng dạy trong các trường Đại học,
Cao đẳng, và bậc trung học phổ thông nhưng chủ yếu là tóm lược. Việc
dịch thuật bộ sử thi này ở Việt Nam bắt đầu từ thế kỉ XX và cho đến cuối
thập niên 80 chúng ta mới có được một bộ sử thi Ramayana trọn vẹn do
Phạm Thủy Ba dịch. Đây là bản dịch đầy đủ nhất, (gồm ba tập) về một tác
phẩm đồ sộ của thế giới cổ đại .
Sử thi Ramayana được đưa vào chương trình giảng dạy văn học
nước ngoài ở trường phổ thông. Qua ba lần chỉnh lí và hợp nhất, bộ Sách
giáo khoa Ngữ văn hiện nay vẫn lựa chọn đoạn trích Rama buộc tội. Đây là
đoạn trích tiêu biểu cho sử thi Ramayana cả về nội dung và hình thức nghệ
5
thuật. Để giúp giáo viên và học sinh tiếp cận đoạn trích này, nhiều nhà
nghiên cứu, ban biên soạn chương trình Sách giáo khoa, các tài liệu tham
khảo đã đưa ra nhiều cách tiếp cận, mở ra nhiều khả năng khám phá mới
mẻ. Trong cuốn Ngữ văn 10, tập một, Sách giáo viên (do Nguyễn Đăng
Mạnh (Chủ biên), Nxb Giáo dục 2000, phần yêu cầu và hướng dẫn giảng
dạy đoạn trích Rama buộc tội được trình bày từ trang 20 đến trang 31. Xin
được tóm tắt tinh thần cơ bản của Sách giáo viên như sau:
Ở phần thứ nhất của bài giảng, Sách giáo viên có những định hướng:
- Thứ nhất, giúp học sinh hiểu được đặc trưng của sử thi Ấn Độ, nắm
cốt truyện, giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm Ramayana.
- Thứ hai, với đoạn trích, cần nắm bắt được diễn biến tâm lý, thái độ
của nhân vật Rama và Xita trong hoàn cảnh gặp gỡ lại nhau sau những
tháng ngày xa cách. Qua đây thấy được tài miêu tả tâm lí nhân vật của
Vanmiki.
Ở phần hướng dẫn giảng dạy, Sách giáo viên xác định trọng tâm và
hướng phân tích tâm trạng hai nhân vật Rama và Xita. Trong đó, tâm trạng
của nhân vật Rama được gợi ý phân tích trên các phương diện:
- Tâm trạng ghen tuông qua ngôn từ, giọng điệu (của Rama)
- Tâm trạng ghen tuông và thái độ hành vi.
- Tâm trạng của Rama trước hành động cao cả của Xita.
- Xita là người vợ thủy chung, kiên trinh, biết hi sinh vì chồng. Phân
tích tâm trạng của Xita cần lưu ý diễn biến tâm trạng và biến đổi tính cách
của Xita từ lúc nàng cảm nhận sự đau khổ, tủi nhục...
Từ định hướng phân tích trên đây, Sách giáo viên gợi ý người dạy ở
phần kết luận cần nhấn mạnh đóng góp của Vanmiki trong nghệ thuật miêu
tả tâm lí nhân vật.
Những định hướng trên đây của Sách giáo viên là một cách hiểu, một
hướng tiếp cận đoạn trích Rama buộc tội. Cách tiếp cận này thiên về phân
6
tích tâm lí và hành động của hai nhân vật Rama và Xita. Đặc biệt, Sách
giáo viên đã có những định hướng sâu sắc trong việc tìm hiểu và phân tích
tâm lí nhân vật. Tuy nhiên, nếu áp dụng hướng khai thác này, giáo viên sẽ
gặp không ít khó khăn, ví như: việc đi sâu phân tích tâm lí của hai nhân vật
Rama và Xita được thể hiện trong đoạn trích liệu có gì khác với phân tích
tâm lí nhân vật trong tiểu thuyết hiện đại. Bởi nếu không xuất phát từ đặc
trưng thể loại thì sẽ không thấy được sự khác biệt này, vô hình trung đã tiểu
thuyết hóa sử thi. Việc phân tích biệt lập hai nhân vật Rama và Xita theo
quan hệ song song sẽ dẫn đến sự lúng túng trong việc xác định chủ đề đoạn
trích, cái đích mà bất cứ bài đọc - hiểu nào cũng hướng tới.
Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên), trong cuốn Ngữ văn 10, tập một,
Sách giáo viên (Chương trình Chuẩn), Nxb Giáo dục 2006. Phần yêu cầu
và hướng dẫn giảng dạy đoạn trích Rama buộc tội được trình bày từ trang
79 đến trang 85. Các soạn giả Sách giáo viên đã nêu định hướng phương
pháp dạy học đoạn trích này như sau: "Kết hợp phần giới thiệu, dẫn dắt,
bình giảng, khái quát của giáo viên và phần tìm hiểu, phân tích của học
sinh (qua đọc, trả lời các câu hỏi), đi từ khai thác hình thức thể hiện (nghệ
thuật xây dựng tính cách nhân vật trong sử thi) đến nội dung tư tưởng quan
niệm của Ấn Độ cổ đại về phẩm chất đạo đức của đức vua - người anh
hùng, người phụ nữ lí tưởng" [42, 80]. Đây cũng là một hướng tiếp cận
quen thuộc trong đọc - hiểu văn bản văn học hiện nay. Để lĩnh hội một văn
bản nói chung và văn bản văn học nói riêng, cần khai thác từ hình thức
nghệ thuật đến nội dung tư tưởng của tác phẩm. Điểm nổi bật mà các soạn
giả lưu ý đó là "nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật trong sử thi" và
"quan niệm của Ấn Độ cổ đại về phẩm chất đạo đức của đức vua - người
anh hùng, người phụ nữ lí tưởng" [42, 80]. Theo tôi, đây cũng là một định
hướng đúng đắn giúp người dạy và người học có những cách nhìn nhận,
phân tích và đánh giá đoạn trích theo đặc trưng thể loại, với thời đại ra đời
7
của nó. Tuy nhiên, trong phần Hướng dẫn học sinh phân tích đoạn trích,
Sách giáo viên chỉ dừng lại ở việc hướng dẫn trả lời các câu hỏi có trong
Ngữ văn 10, tập một, Sách giáo khoa (Chương trình Chuẩn), Nxb Giáo dục
2006, với các ý lớn như: Hoàn cảnh tái hợp của Rama và Xita, lời buộc tội
của Rama, lời đáp và hành động của Xita. Như vậy, đây là hướng tiếp cận
"cắt ngang" tác phẩm, nghĩa là nó ứng với nội dung chính trong kết cấu
từng phần của văn bản. Do đó, việc phân tích yếu tố nghệ thuật miêu tả
diễn biến tâm lí và hành động nhân vật của đoạn trích chưa thật hiệu quả.
Trong cuốn Kĩ năng đọc - hiểu văn bản Ngữ văn 10, Nxb Giáo dục,
2006, do Nguyễn Kim Phong (Chủ biên), phần yêu cầu đọc - hiểu đoạn
trích Rama buộc tội được trình bày từ trang 52 đến trang 58, nhóm tác giả
này đã triển khai trên ba ý chính sau:
a. Diễn biến tâm trạng của Rama.
- Tâm trạng của Rama được thể hiện qua ngôn từ, giọng điệu, thái độ
hành vi.
- Tâm trạng của Rama trước hành động cao cả, quyêt liệt của Xita.
b. Diễn biến tâm trạng của Xita.
- Khi được Rama cứu thoát nàng vui mừng khôn xiết, ngờ đâu nàng
lại bị Rama khép vào tội "mất phẩm hạnh". Điều đó như tiếng sét ngang tai
Xita khiến nàng đau khổ tột cùng.
- Xita tìm cách trấn tĩnh, lời lẽ của nàng chân thực, thiết tha nhưng
quyết liệt.
- Hành động tự nguyện nhảy vào lửa của Xita là hành động cao cả, tô
đậm tính chất bi hùng sử thi. Tấm lòng Xita là tấm lòng vàng đã được thử lửa.
c. Nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật
- Nghệ thuật miêu tả trong sử thi có những nét khác biệt với một số
nước. Nếu các nước khác chú trọng miêu tả hành động nhân vật thì sử thi
Ấn Độ vượt qua ước lệ đó, coi trọng tâm lí, nội tâm nhân vật.
8
Hướng tiếp cận này gần với hướng tiếp cận của nhóm soạn giả trong
cuốn Ngữ văn 10, tập một, Sách giáo viên (do Nguyễn Đăng Mạnh (chủ
biên), Nxb Giáo dục 2000, cũng như bài soạn của Lê Nguyên Cẩn, trong
Thiết kế bài giảng ngữ văn 10, Nxb Giáo dục, 2009. Điểm chung trong tiếp
cận đoạn trích này vẫn là thiên về phân tích tâm lí và hành động của hai
nhân vật Rama và Xita. Trong các bài nghiên cứu, phân tích, phê bình văn
học liên quan đến đoạn trích này đáng chú ý có các bài viết như: Tiếp cận
sử thi Ramayana từ đặc trưng thể loại của tác giả Nguyễn Văn Hạnh in
trong cuốn Văn học nước ngoài và nhà trường - Tạp chí của Hội Nhà văn
Việt Nam, số 2, 1986, và về sau được tuyển chọn đưa vào cuốn Những
chân trời văn chương, nhà xuất bản Hội nhà văn, 2000. Ở phần cuối bài
viết của mình, tác giả đã nêu một định hướng tiếp cận xác đáng về thể loại
sử thi. Theo đó, "Tiếp cận một tác phẩm văn học có nhiều hướng khác
nhau. Trong đó từ đặc trưng thể loại là một hướng có ý nghĩa, đặc biệt là
những thể loại truyền thống như sử thi cổ đại. Hướng tiếp cận này giúp
người phân tích có một cách nhìn phát hiện vẻ đẹp tác phẩm một cách khoa
học, tránh được những gò ép, áp đặt. Và nhờ vậy mới mang đến hứng thú
riêng cho đối tượng tiếp nhận" [27, 238].
2.2. Ôđixê là một trong những tác phẩm văn học đầu tiên của Hi Lạp
cổ đại, phản ánh "một thời kì ấu thơ của nhân loại phát triển đến mức rực
rỡ nhất, một đi không bao giờ trở lại" [15, 39]. Vì thế Ôđixê được nhiều
nhà nghiên cứu phương Tây quan tâm. Những ý kiến đánh giá, đề cao tác
phẩm của Hômerơ trước hết chúng ta phải nói đến nhận định của Bêlinxki.
Ông viết: "thiên tài nghệ thuật của Hômerơ là cái lò nung, qua đó những
tảng quặng thô sơ của truyền thuyết dân gian và thơ ca được nấu chảy ra
thành những thứ vàng nguyên chất" [15, 43]. Lacon qua hai bài viết: Iliát
bài ca hùng tráng, bài ca nhân đạo của người Hy Lạp cổ và Ôđixê tiếng
hát ca ngợi cuộc sống đã khẳng định: "Hômerơ được coi là thiên tài dự báo
9
của văn học Hy Lạp cổ đại với hai pho sử thi vĩ đại. Nếu Iliát là bài ca hùng
tráng, bài ca nhân đạo của Hy Lạp cổ thì Ôđixê là tiếng hát ngợi ca cuộc
sống" [8].
Cũng như Ramayana, Ôđixê của Hômerơ được phổ biến ở nước ta
khá muộn. Những năm cuối thế kỉ XX, Nxb Đại học và Trung học chuyên
nghiệp mới cho ra mắt độc giả tập chuyên luận của Nguyễn Văn Khỏa:
Anh hùng ca của Homer. Đây là công trình quý báu đặt nền móng cho việc
tìm hiểu về Hômerơ một cách chuyên sâu ở Việt Nam, Anh hùng ca của
Homer như là một "cẩm nang" để giúp chúng ta bước đầu tìm hiểu về
Hômerơ và những tác phẩm xuất sắc của ông. Trong các công trình nghiên
cứu về sử thi Hy Lạp cổ đại, Tác giả Lê Nguyên Cẩn trong cuốn Hợp tuyển
văn học châu Âu, Tập I, và cuốn Tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài
trong nhà trường đã khẳng định "Nhiều sáng tạo nghệ thuật mà văn hóa Hy
Lạp để lại đều là mẫu mực của mọi thời đại, mẫu mực trong di sản văn hóa
tinh thần nhân loại" [7, 19].
Từ nhiều năm lại đây, tác phẩm Ôđixê đã được giảng dạy trong
chương trình Ngữ Văn 10 với đoạn trích Uylítxơ trở về. Đây là đoạn trích
miêu tả cảnh đoàn tụ gia đình của Uylítxơ, qua đó toát lên vẻ đẹp trí tuệ và
tâm hồn, khát vọng hạnh phúc của người Hi Lạp. Đó là những phẩm chất
cao quý mà thời đại Hômerơ luôn đề cao và vun đắp. Để giúp giáo viên và
học sinh tiếp cận đoạn trích này, nhiều nhà nghiên cứu văn học, ban biên
soạn chương trình Sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo đã đưa ra nhiều
cách tiếp cận khác nhau về đoạn trích này. Trong Ngữ văn 10, tập một,
Sách giáo viên do Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên), Nxb Giáo dục, 2000. Ở
phần yêu cầu và gợi ý về nội dung và phương pháp giảng dạy đoạn trích
Uylítxơ trở về được trình bày từ trang 5 đến trang 14. Tinh thần cơ bản của
Sách giáo viên được tóm tắt như sau:
Ở phần định hướng khai thác đoạn văn, nhóm soạn giả yêu cầu:
10
- Dựa vào nghệ thuật xây dựng hoàn cảnh đầy kịch tính của Hômerơ
trong đó các nhân vật đều thể hiện tâm lí, tính cách cụ thể,
- Tâm lí các nhân vật Pênêlốp và Uylitxơ mà Hômerơ miêu tả là tâm
lí sử thi. Đó là tâm lí ngây thơ chất phác, còn nhuốm màu sắc huyền bí,
thần linh, là tâm hồn trong suốt, lối suy nghĩ cực đoan, nặng về lí trí.
- Trong quá trình phân tích đoạn văn, giáo viên cũng chỉ ra sự vận
dụng tổng hợp các biện pháp nghệ thuật sử thi.
Ở phần phân tích đoạn văn, Sách giáo viên gợi ý:
- Trên chiến trường của lòng nàng Pênêlốp, Hômerơ đã bày ra ba
cuộc tấn công và tâm trạng của Pênêlốp được diễn biến theo những cuộc
tấn công đó:
- Cuộc tấn công của nhũ mẫu Ơriclê đối với Pênêlốp.
- Cuộc tấn công của Têlêmác đối với mẹ.
- Cuộc đấu trí giữa Pênêlốp và Uylítxơ.
Đây cũng là hướng tiếp cận của nhóm tác giả Nguyễn Kim Phong
(chủ biên), trong cuốn Kĩ năng đọc - hiểu văn bản Ngữ văn 10, Nxb Giáo
dục (2006). Hướng này có nhiều ưu điểm khi phân tích đoạn trích như một
màn kịch nhỏ: có mâu thuẫn và xung đột, ở đó các nhân vật đối thoại với
nhau; có phát triển (qua diễn biến tâm lí nhân vật), có đỉnh điểm (thử thách
bằng cái giường), có cởi nút (phát hiện của Uylítxơ dẫn đến cảnh đoàn tụ).
Việc tạo cho câu chuyện tình huống kịch như trên đã gây nên sự hồi hộp,
kích thích, chờ đợi lí thú ở người đọc. Đồng thời, quá trình phân tích tâm lí
nhân vật Pênêlốp và Uylítxơ các soạn giả đã xác định là "tâm lí sử thi", đó
là tâm lí ngây thơ, chất phác, còn nhuốm màu sắc huyền bí, thần linh, tâm
hồn trong suốt, lối suy nghĩ cực đoan... Khi đã hiểu được những nét đặc thù
của tâm lí sử thi, học sinh có thể thấy chỗ khác nhau của tâm lí sử thi với
tâm lí con người hiện đại.
11
Một hướng tiếp cận khá mới mẻ về đoạn trích này được trình bày
trong Ngữ văn 10, Sách giáo viên (Chương trình chuẩn), Nxb Giáo dục,
2006 do các tác giả Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên). Trong phần hướng
dẫn tiến trình tổ chức dạy học được trình bày từ trang 69 đến trang 75, tác
giả Sách giáo viên đã định hướng bằng việc trả lời bốn câu hỏi trong phần
hướng dẫn học bài Sách giáo khoa Ngữ văn 10, Nxb Giáo dục 2006. Có thể
tóm tắt những ý cơ bản ở bốn câu hỏi như sau:
- Tìm hiểu bố cục đoạn trích và nêu nội dung chính của từng đoạn.
- Tâm trạng, phẩm chất của Uylítxơ được bộc lộ qua cách ứng xử khi
trở về gặp lại vợ mình.
- Diễn biến tâm trạng của Pênêlốp, vẻ đẹp trí tuệ và tâm hồn của
nàng qua việc lựa chọn phép thử "bí mật của chiếc giường"
- Những đặc sắc trong cách kể chuyện, cách xây dựng nhân vật.
Thông qua hệ thống câu hỏi đã nêu trong phần Hướng dẫn học bài ở
Sách giáo khoa, một mặt nhằm củng cố bài học, mặt khác có thể mở rộng
tri thức cho học sinh. Các câu hỏi đưa ra trong phần Hướng dẫn học bài có
liên quan chặt chẽ với nhau và quy tụ vào vấn đề cơ bản của màn gặp mặt đoàn viên - tái ngộ, các câu hỏi này được sắp xếp từ dễ đến khó. Câu hỏi
luyện tập là các gợi ý để giáo viên có thể định hướng tạo ra các bài tập làm
văn cho học sinh nhằm rèn luyện cách viết, cách tái hiện một vấn đề theo
quan điểm riêng của từng học sinh. Tuy nhiên hướng cận này vẫn còn hạn
chế khi chưa khắc họa rõ chân dung từng nhân vật chính - đặt trong mối
quan hệ về vị trí, chức năng của từng nhân vật trong đoạn trích.
Trong cuốn Thiết kế bài học Ngữ văn 10 do Phan Trọng Luận (chủ
biên), Nxb Giáo dục, 2009 được trình bày từ trang 51 đến trang 55. Hướng
tiếp cận đoạn trích này được các soạn giả trình bày trên hai ý chính: Thứ
nhất, giai đoạn gặp gỡ đầu tiên của Uylítxơ chưa thay đổi hình thức bên
ngoài. Thứ hai, giai đoạn gặp gỡ sau khi Uylítxơ đã thay đổi hình thức bề
12
ngoài. Hướng tiếp cận này về cơ bản là nhằm dựng lại tình huống gặp gỡ
thông qua việc khảo sát các lời thoại của nhân vật. Qua tình huống gặp gỡ
đặc biệt đó nhằm làm nổi bật những phẩm chất tốt đẹp của các nhân vật.
2.3. Ngay từ khi mới ra đời, nằm trong phạm vi hệ thống các tác
phẩm sử thi Tây Nguyên, sử thi Đăm Săn đã như một mảnh đất màu mỡ,
lôi cuốn sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều học giả trong và ngoài nước.
Điều thú vị, Đăm Săn là thuần Việt mà không thuần Việt bởi người phát
hiện nó là L.Sabachiê (một công sứ tỉnh Đăk Lăk). Và cho đến nay mới chỉ
có hai bản dịch tiếng Việt, một của Đào Tử Chí (1959) và một của Nguyễn
Hữu Thấu (1988). Đỗ Bình Trị đã khẳng định giá trị, cũng như vị trí tác
phẩm Đăm Săn "viên ngọc quý của văn học dân gian Tây nguyên và của cả
nền văn học dân gian Việt Nam" [67, 205]. Đến nay đã có hàng loạt các
công trình nghiên cứu sử thi - khan Đăm Săn, như: Tìm hiểu giá trị bài ca
Đăm Săn Chu Xuân Diên - (Tạp chí Văn hóa, số 3/1960), Mấy ý kiến về
anh hùng ca Đăm Săn Lê Văn Khoa (Tạp chí Văn học, số 6/1982)...
Trong nhà trường, dù đã qua nhiều lần thay đổi chương trình Sách
giáo khoa, nhưng Đăm Săn luôn được ưu ái một vị trí quan trọng. Trong
chương trình cũ, sách Văn 10 trung học phổ thông chưa chỉnh lí, cải cách,
Đăm Săn được đưa vào học với đoạn trích: Đăm Săn chặt cây thần. Đến cải
cách, chỉnh lí năm 2000, Đăm Săn lại được đưa vào chương trình với đoạn
trích: Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời. Và khi bộ sách chỉnh lí và hợp
nhất Ngữ văn 10 năm 2006 ra đời , Đăm Săn được học với trích đoạn:
Chiến thắng Mtao Mxây. Đây là trích đoạn mới được lựa chọn để đưa vào
Sách giáo khoa vì thế nó tạo được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên
cứu, các nhà chuyên môn giáo dục. Trong những tác phẩm, những bài phân
tích về đoạn trích này có thể khái quát thành các nhóm sau:
Nhóm thứ nhất gồm các tác giả: Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên),
Lã Nhâm Thìn (chủ biên phần Văn), trong cuốn Ngữ văn 10, Sách giáo
13
viên (Chương trình chuẩn), Nxb Giáo dục, 2006. Trong phần hướng dẫn
phân tích đoạn trích được các soạn giả trình bày từ trang 41 đến trang 47,
tác giả Sách giáo viên đã định hướng bằng việc trả lời bốn câu hỏi trong
Sách giáo khoa Ngữ văn 10, Nxb Giáo dục 2006. Có thể tóm tắt những ý cơ
bản như sau:
- Dẫn dắt học sinh chiếm lĩnh đoạn mô tả cuộc đấu tay đôi giữa hai
tù trưởng, từ đó thấy được sự vượt trội của Đăm Săn so với Mtao Mxây về
tài năng, về phẩm chất con người.
- Dẫn dắt học sinh chiếm lĩnh đoạn mô tả cảnh đoàn người ra về sau
chiến thắng của Đăm Săn, từ đó thấy được sự thống nhất cao độ giữa cá
nhân anh hùng sử thi với cộng đồng bộ tộc.
- Dẫn dắt học sinh chiếm lĩnh đoạn mô tả buổi lễ mừng chiến thắng,
từ đó thấy được tầm vóc lịch sử của chiến thắng, tầm vóc thời đại của
người anh hùng sử thi.
- Dẫn dắt học sinh chiếm lĩnh nghệ thuật miêu tả, sử dụng ngôn từ
của văn bản.
Phần Hướng dẫn học bài gồm bốn câu hỏi nhằm giúp học sinh tự
chiếm lĩnh văn bản. Các câu hỏi được sắp xếp theo hệ thống phù hợp với
trật tự diễn ra ba cảnh: Cảnh trận đánh giữa hai tù trưởng, cảnh Đăm Săn
cùng nô lệ ra về sau chiến thắng, cảnh Đăm Săn ăn mừng chiến thắng. Qua
đó giúp học sinh nhận thức được đặc điểm của lối kể chuyện sử thi. Tuy
nhiên ở khâu đọc - hiểu các soạn giả Sách giáo viên đề xuất cách đọc phân
vai (mỗi học sinh đọc lời của một nhân vật trong đoạn trích). Theo Hoàng
Minh Đạo thì "Sự gợi ý này không hợp lí vì nó không phù hợp với đặc
điểm của sử thi - khan" [16, 11]. Bởi theo đặc điểm của sử thi Tây Nguyên
thì sử thi - khan là do một người diễn xướng. Đối với đồng bào Tây
Nguyên sử thi không phải chỉ là một loại hình ngôn từ dân gian mà nó là
loại hình diễn xướng dân gian, bao gồm cả nghệ thuật ngôn từ, ca hát, nhảy
14
múa, nghĩa là nó ít nhiều mang tính chất nghệ thuật sân khấu trình diễn.
"Nghiên cứu sử thi mà bỏ qua yếu tố diễn xướng tức là ta đã bỏ qua một bộ
phận có ý nghĩa quan trọng về mặt văn hóa đời sống" [40, 13].
Nhóm thứ hai gồm các tác giả: Nguyễn Văn Đường (chủ biên), Thiết
kế Ngữ văn 10, tập I, Nxb Giáo dục, 2006. Trong phần hướng dẫn đọc hiểu chi tiết từ trang 77 đến trang 84, đã tiếp cận theo hướng sau:
- Hình tượng nhân vật Đăm Săn trong trận chiến đấu với Mtao
Mxây. Để làm nổi bật hình tượng nhân vật, các soạn giả đã lập bảng thống
kê so sánh giữa Đăm Săn và Mtao Mxây trên các mặt đối lập giữa tài năng
và phẩm chất.
- Hình tượng Đăm Săn trong tiệc mừng chiến thắng. Niềm tự hào, tự
tin vì sức mạnh và sự giàu có của thị tộc mình trước tôi tớ cũ và mới. Hình
tượng Đăm Săn được miêu tả bằng cái nhìn đầy ngưỡng mộ của nhân dân,
từ bên dưới nhìn lên sùng kính tự hào. Đó là vẻ đẹp và sức mạnh của người
anh hùng, thể hiện sức mạnh của thị tộc, sự thống nhất và niềm tin của cả
cộng đồng.
Hướng tiếp cận này đúng với đặc điểm sử thi anh hùng và nghệ thuật
xây dựng kiểu nhân vật anh hùng sử thi; nghệ thuật tả người, sử dụng ngôn
từ, biện pháp so sánh tương phản. Từ đó, đã làm rõ được giá trị đoạn trích
này: mượn việc miêu tả chiến tranh để khẳng định lí tưởng về cuộc sống
hòa hợp, hạnh phúc, mỗi cá nhân phải biết sống và phấn đấu vì danh dự và
sự yên vui của cả cộng đồng.
Nhóm thứ ba gồm các tác giả do Phan Trọng Luận (chủ biên), trong
Thiết kế bài học Ngữ văn 10, Nxb Giáo dục 2009, được trình bày từ trang
33 đến trang 39. Bố cục của bài thiết kế phân tích đoạn trích Chiến thắng
Mtao Mxây chủ yếu trên bốn bước:
- Phân tích diễn biến cuộc chiến đấu giữa Đăm Săn và Mtao Mxây.
- Phân tích thái độ của dân làng.
15
- Cảnh ăn mừng chiến thắng.
- Nghệ thuật miêu tả nhân vật và không gian sử thi.
Bằng việc hướng dẫn học sinh trả lời những câu hỏi cụ thể, chi tiết
bài giảng này đã giải quyết được những điểm khó của bài học như: Nhân
vật anh hùng sử thi là một kiểu nhân vật anh hùng đặc biệt: có sự gắn bó,
trùng khít hoàn toàn giữa quyền lợi cá nhân với quyền lợi, khát vọng của
cộng đồng. Thông qua cuộc chiến đấu để tự bảo vệ mình của người anh
hùng sử thi Đăm Săn, chúng ta nhìn thấy, "đọc" được cả một tiến trình vận
động của xã hội Ê-đê đương thời trên con đường phát triển ngày một cao
hơn. Điểm nổi bật trong nghệ thuật sử thi Tây Nguyên là việc sử dụng
những hình thức so sánh, phóng đại, những công thức diễn đạt mang phong
cách hoành tráng, giàu tính hình tượng và đậm màu sắc dân tộc. Với cách
triển khai này bước đầu giúp người dạy và người học biết cách tiếp cận một
sử thi anh hùng theo đặc trưng thể loại.
2.4 Điểm lại một số công trình nghiên cứu, một số bài bình luận,
phân tích về ba đoạn trích Rama buộc tội (trích: Sử thi Ramayana), Uylitxơ
trở về (trích: Sử thi Ôđixê), Chiến thắng Mtao Mxây (trích: Sử thi Đăm
Săn) có thể thấy, những định hướng tiếp cận trong sách hướng dẫn giảng
dạy và tài liệu tham khảo hiện nay là những cách hiểu, những hướng khai
thác đang được hầu hết giáo viên áp dụng để thiết kế bài giảng cho mình.
Tuy nhiên, cả người dạy và người học vẫn còn gặp nhiều khó khăn, như:
xác định vị trí đoạn trích trong kết cấu tác phẩm, việc phân tích tâm lí nhân
vật trong sử thi có gì khác với phân tích tâm lí nhân vật trong tiểu thuyết
hiện đại, việc xác định chủ đề đoạn trích... Trong những tài liệu chúng tôi
bao quát được, cho tới nay chưa có một công trình nào bàn về phương pháp
phân tích các tác phẩm sử thi từ đặc trưng thi pháp thể loại. Khi thực hiện
luận văn này, tôi đã tiếp nhận những ý kiến quý báu từ các bài viết trong
sách hướng dẫn giảng dạy và tài liệu tham khảo, các bài nghiên cứu về ba
16
đoạn trích nêu trên. Những bài viết đó là những gợi mở có giá trị để chúng
tôi thực hiện đề tài này.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Như tên đề tài đã xác định, mục đích nghiên cứu của đề tài là từ
đặc trưng thể loại xây dựng nguyên tắc tiếp nhận các trích đoạn sử thi trong
chương trình Ngữ văn trung học phổ thông và thiết kế các giáo án thể
nghiệm dạy học các trích đoạn sử thi trong chương trình Ngữ văn 10.
3.2. Với mục đích ấy, luận văn có nhiệm vụ:
Thứ nhất, đưa ra một cái nhìn khái lược về thể loại sử thi và các đoạn
trích sử thi trong chương trình Ngữ văn trung học phổ thông.
Thứ hai, từ đặc trưng thi pháp thể loại sử thi xây dựng những nguyên
tắc cơ bản dạy học các đoạn trích Rama buộc tội, Uylítxơ trở về, Chiến
thắng Mtao Mxây trong chương trình Ngữ văn trung học phổ thông hiện nay.
Thứ ba, thiết kế các giáo án thể nghiệm.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đặc trưng thể loại sử thi và
phương pháp tiếp nhận các đoạn trích sử thi trong chương trình Ngữ văn
trung học phổ thông.
4.2. Phạm vi tư liệu khảo sát
4.2.1. Về tư liệu khảo sát, chúng tôi lựa chọn các tác phẩm
Ramayana, Nxb Văn học, Hà Nội 1987 do Phan Ngọc giới thiệu; Iliát,
Ôđixê do Phan Thị Mến dịch giới thiệu, Nxb Văn học 1985; trường ca Đăm
Săn. Trong đó, trọng tâm là các đoạn trích Rama buộc tội, Uylítxơ trở về,
Chiến thắng Mtao Mxây Ngữ văn 10, Nxb Giáo dục, Hà Nội 2006.
4.2.2. Sách Hướng dẫn giảng dạy môn văn; Ngữ văn 10, (Sách giáo
viên) qua các giai đoạn; Giảng văn văn học nước ngoài, Nxb Giáo dục, Hà
17
Nội 1997; Ngoài ra chúng tôi còn khảo sát thêm một số tài liệu tham khảo
khác có liên quan.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết tốt nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi lựa chọn
một số phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp khảo sát, thống kê
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp cấu trúc hệ thống
- Phương pháp so sánh - đối chiếu
- Phương pháp nghiên cứu liên nghành
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận, luận văn gồm ba chương.
Chương 1. Khái lược về thể loại sử thi và các đoạn trích sử thi trong
chương trình Ngữ văn trung học phổ thông
Chương 2. Định hướng dạy học các trích đoạn sử thi trong chương
trình Ngữ văn 10 từ đặc trưng thể loại
Chương 3. Một số giáo án thể nghiệm
Và cuối cùng là danh mục tài liệu tham khảo.
18
Chương 1
KHÁI LƯỢC VỀ THỂ LOẠI SỬ THI VÀ CÁC ĐOẠN TRÍCH
SỬ THI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THPT
1.1. Thể loại sử thi
1.1.1. Giới thuyết khái niệm
Sử thi là một thuật ngữ văn học bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ (épos)
vốn có hai nghĩa: Trong nghĩa rộng, theo cách phân loại của Arixtôt - nhà
triết học cổ đại lỗi lạc, có ba loại hình văn học cơ bản: tự sự, trữ tình và
kịch. Sử thi được xếp vào loại tự sự. Theo nghĩa hẹp, sử thi là thể loại
truyền miệng hoặc thành văn. Hiện nay, trong đời sống lý luận văn học tồn
tại hai cách hiểu về sử thi:
Thứ nhất, một số ý kiến cho rằng sử thi là thể loại văn học nảy sinh
và phát triển từ rất sớm, khi chế độ công hữu nguyên thủy tan rã; bắt đầu
hình thành xã hội bộ tộc, bộ lạc tiền giai cấp. Những tác phẩm sử thi vĩ đại
đã ra đời trong thời kì ấy, nó nối tiếp thần thoại và là bước chuyển từ thế
giới các vị thần sang thế giới của con người. Nó chỉ tồn tại trong xã hội cổ
đại, kéo dài đến thời trung cổ và thực sự biến mất trong các giai đoạn lịch
sử tiếp theo. Nói theo cách của Hêghen: "Sử thi (còn gọi là anh hùng ca) là
thể loại tác phẩm tự sự dài (thường là thơ), xuất hiện rất sớm trong lịch sử
văn học của các dân tộc nhằm ngợi ca sự nghiệp anh hùng có tính chất toàn
dân và có ý nghĩa trọng đại đối với dân tộc trong thời buổi bình minh của
lịch sử" [24, 239]. Có thể kể ra các tác phẩm sử thi tiêu biểu như: Iliát,
Ôđixê (Hy Lạp), Mahabharata, Ramayana (Ấn Độ), Đăm Săn, Xinh Nhã
(Việt Nam)...
Thứ hai, một số học giả khác, tiểu biểu là giáo sư người Nga G.N.
Pospêlốp lại cho rằng, sử thi là một loại hình thuộc thể tài lịch sử dân tộc
tồn tại trong suốt tiến trình văn học. Trong giai đoạn phát triển ban đầu,
19
xuất hiện các thể tài lịch sử dân tộc miêu tả con người với quá trình tham
gia tích cực vào các sự kiện của đời sống xã hội. Nhưng khi hình thành chế
độ chính trị của các nhà nước quân chủ và trên cơ sở những hệ tư tưởng
công dân tiến bộ, thể tài lịch sử dân tộc được triển khai trên những bình
diện mới và bộc lộ cả trong những sáng tác thuộc phạm vi cá nhân. Lúc
này, trong văn học các nước khác nhau xuất hiện nhiều tác phẩm sử thi tiếp
nối các sử thi cổ đại. Những tác phẩm đó thuộc các thể loại khác nhau như
tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, thơ, trường ca.
Ở Việt Nam, cho đến nay, cách hiểu khái niệm sử thi vẫn còn tồn tại
nhiều khác biệt, nhất là trong giảng dạy. Nguyễn Đình Chú, Nguyễn Lộc
trong Văn học 10, Sách giáo viên định nghĩa: "Sử thi dân gian là những
sáng tác tự sự dài bằng văn vần hoặc văn xuôi kết hợp với văn vần, nội
dung kể lại những sự kiện quan trọng có ý nghĩa lớn đối với toàn thể cộng
đồng" [10, 19]. Phương Lựu, Trần Đình Sử trong Lí luận văn học khẳng
định: Sử thi "là thể loại tự sự miêu tả các sự kiện quan trọng, có ý nghĩa
quyết định đối với đời sống tinh thần và vận mệnh của dân tộc và nhân
dân" [46, 380]. Trong cuốn Ngữ văn 10, tập I, Sách giáo viên do Phan
Trọng Luận (Tổng chủ biên), 2006. Nêu khái niệm: "Sử thi: tác phẩm tự sự
dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần nhịp, xây dựng những
hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến
cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại" [42, 17].
Phạm Thu Yến trong Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT chu
kì 3 (2004 - 2007) đã khái quát các ý kiến của những người đi trước bằng
một nhận định: "Sử thi thuộc thể loại được sáng tác theo phương thức tự sự
có kết cấu quy mô, gồm nhiều chương hồi, tồn tại trong hình thức văn vần
hoặc văn xuôi kết hợp với văn vần, xuất hiện sớm trong lịch sử văn học các
dân tộc nhằm ngợi ca những sự nghiệp anh hùng có tính toàn dân và có ý
nghĩa trọng đại đối với toàn thể cộng đồng dân tộc" [40, 17]. Trên bình
20
diện nghiên cứu, khái niệm sử thi được Lại Nguyên Ân trình bày trong 150
thuật ngữ văn học có phần khái quát hơn. Ông viết: "Trong nghĩa hẹp và
chuyên biệt, sử thi (épos) một hoặc một nhóm thể loại trong tự sự, đó là sử
thi anh hùng, tức là những thiên tự sự kể về quá khứ anh hùng, hàm chứa
những bức tranh rộng và hoàn chỉnh về đời sống nhân dân về những anh
hùng, dũng sĩ đại diện cho một thế giới sử thi nào đó, thống nhất, hài hòa"
[2, 291]. Có nhiều cách phân loại sử thi. Có khuynh hướng chia sử thi thành
hai loại: Sử thi thần thoại và sử thi anh hùng. Phạm Thị Thu Yến trong Tài
liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT chu kì 3 (2004-2007) đã phân
loại: "Sử thi thần thoại là tiểu loại sử thi có hầu hết các đề tài chính của
thần thoại như: sự hình thành vũ trụ, sự ra đời của muôn loài, nguồn gốc
dân tộc, sự sáng tạo văn hóa. Sử thi anh hùng miêu tả sự nghiệp và chiến
công của các anh hùng trong khung cảnh có những sự kiện lớn mang ý
nghĩa trọng đại đối với cộng đồng" [40, 12]. Phan Đăng Nhật dựa vào cách
phân loại của Mêlêtunxki đã phân biệt sử thi cổ sơ và sử thi cổ đại "Sự hình
thành nhà nước là một mốc lịch sử tạo nên những đặc điểm cơ bản của sử
thi. Do đó người ta phân ra hai loại sử thi: Sử thi cổ sơ là sử thi ra đời trước
khi hình thành nhà nước. Sử thi cổ đại (hay còn gọi là sử thi cổ điển) ra đời
sau khi hình thành nhà nước" [50, 101].
Có thể thấy, dù khác nhau trong cách diễn đạt, song về cơ bản cách
hiểu khái niệm sử thi đều được nhìn nhận trên hai phương diện hình thức
và nội dung của thể loại. Tuy nhiên, nếu nhìn vào các khái niệm này, chúng
ta sẽ khó phân biệt các tác phẩm mang khuynh hướng sử thi và các tác
phẩm thuộc thể loại sử thi. Vì vậy, chúng tôi sử dụng khái niệm sử thi trong
Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi để làm cơ sở
lý luận để xây dựng nguyên tắc đọc - hiểu sử thi và soạn giáo án thể
nghiệm: "Sử thi còn gọi là anh hùng ca. Thể loại tác phẩm tự sự dài
(thường là thơ) xuất hiện rất sớm trong lịch sử văn học của các dân tộc
21
nhằm ngợi ca những sự nghiệp anh hùng có tính toàn dân và có ý nghĩa
trọng đại đối với dân tộc trong buổi bình minh của lịch sử" [26, 285].
Để hiểu đúng bản chất đặc trưng của sử thi, cần thiết phải có sự
tường minh hai khái niệm gần gũi, có quan hệ mật thiết, đó là thể loại sử thi
và tính chất sử thi. Về điều này, hiện còn có sự khác biệt trong cách hiểu.
Bởi thế, sự thống nhất cách hiểu là cần thiết để xác định cho mình một định
hướng phân tích. Theo chúng tôi, Sử thi là một thể loại văn học dân gian
tổng hợp đặc biệt (trong đó có cả tự sự, trữ tình và kịch). Nó mang đầy đủ
những tính chất, đặc điểm của văn hóa dân gian về tính nguyên hợp, tính
truyền miệng, tính tập thể... Thời gian trong sử thi là "quá khứ tuyệt đối"
(Gớt), một quá khứ anh hùng mang vẻ đẹp toàn thiện, toàn mĩ, tượng trưng
cho sức mạnh, tài năng, đạo đức của cả cộng đồng. Từ đó, sử thi mang
trong mình chức năng "ca ngợi con người với khát vọng tự do chủ động
vượt qua cả quyền uy, tập tục, ca ngợi khí phách anh hùng, ý thức nghĩa vụ,
tinh thần cộng đồng, khát vọng chinh phục thiên nhiên, khai sáng văn hóa
và chiến đấu chống lại để bảo vệ bộ tộc và địa vực cư trú" [19]. Chất sử thi
(khuynh hướng sử thi) là vấn đề thuộc về quan niệm "chất" của "loại"
trong "thể". Chúng ta có thể thấy chất sử thi có ở nhiều thể loại, cả trong
văn học dân gian và văn học viết. Trong văn học viết, chất sử thi lại được
biểu hiện ở nhiều loại khác nhau, như: tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn,
thơ, trường ca. Chẳng hạn, ở Nga có tiểu thuyết Chiến tranh và hòa bình,
Pie đệ nhất (L.Tônxtôi), Con đường đau khổ (A.Tônxtôi), Trường ca V.I Lênin
(Maiacôpxki)... Ở Việt Nam, tiểu thuyết Sống mãi với thủ đô (Nguyễn Huy
Tưởng), Cửa biển (Nguyên Hồng), Vỡ bờ (Nguyễn Đình Thi)... là những
tác phẩm có tính chất sử thi. Và bao trùm lên là giai đoạn văn học 1945 1975 được sáng tác theo khuynh hướng sử thi. Các tác phẩm có chất sử thi
(khuynh hướng sử thi) phải thể hiện ít nhiều những đặc trưng bản chất của
thể loại. Đó phải là những tác phẩm nói lên những vấn đề lớn lao, mang
22
tầm vĩ mô, có ảnh hưởng đến vận mệnh của toàn thể quốc gia, dân tộc. Âm
hưởng ngợi ca hòa chung trong dòng cảm hứng tụng xưng hào hùng.
1.1.2. Thời đại sử thi
Dung lượng hiện thực trong sử thi tăng lên rất nhiều so với thể loại
trước đó, bởi sử thi là tấm gương phản chiếu những bức tranh hoành tráng
đồ sộ về đời sống lịch sử xã hội của các dân tộc trong một thời đại nhất
định. Và thời đại sử thi là thời đại bắt đầu chuyển từ công xã nguyên thủy
sang chiếm hữu nô lệ. Trong chế độ công xã nguyên thủy, không có sự bóc
lột, thống trị, nô dịch giữa người này với người khác hay tập đoàn người
này với tập đoàn người khác. Sở dĩ như vậy là vì của cải thuộc sở hữu tập
thể của thị tộc, bộ lạc, tư tưởng bóc lột chưa hình thành. Bởi vì trình độ sản
xuất còn thấp kém, con người phải lao động chăm chỉ, cật lực mới đủ ăn,
không ai dư thừa của cải để người khác có thể bóc lột. Nhưng bước sang
thời kì xuất hiện đồ kim loại "Thời đại của cây kiếm sắt, cái cày và cái rìu
bằng sắt" (Ăng Ghen). Đồ sắt được ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả cao
trong chiến tranh và trong công cuộc mở rộng địa bàn làm ăn, sinh sống
của các bộ tộc, hình thành nhà nước đầu tiên" [40, 11]. Do sản xuất đã tiến
bộ hơn, năng suất lao động trong các ngành cao hơn, lao động của mỗi
người không những có thể đảm bảo được những nhu cầu tối thiểu cho đời
sống của bản thân và gia đình, mà còn có thể sản xuất dôi dư. Từ đó mà
nảy sinh hiện tượng người bóc lột người, tức khả năng chiếm đoạt sản phẩm
thặng dư do người khác làm ra. Cũng từ đây, người ta nghĩ ra cách bóc lột sức
lao động của những tù binh bị bắt trong chiến tranh. Trước kia tù binh có thể
được nhận làm con nuôi hoặc bị giết, nhưng bây giờ họ được giữ lại thị tộc để
lao động và họ đã biến thành nô lệ của thị tộc. Vì thế, chế độ thị tộc đã xuất
hiện. Chế độ chiếm hữu nô lệ ở giai đoạn đầu đã được phản ánh khá rõ trong
sử thi Ôđixê của Hi Lạp. Điều này chứng tỏ Hômerơ phản ánh trong sử thi
Ôđixê vẫn đang còn trong buổi đầu của chế độ chiếm hữu nô lệ.
23
Thời đại sử thi nằm ở giai đoạn giao thời giữa chế độ công xã
nguyên thủy và chế độ chiếm hữu nô lệ cũng có nghĩa là xã hội bắt đầu sự
phân hóa giai cấp. Nhưng quyền lợi giữa các giai cấp chưa đến mức quá
chênh lệch, chưa có sự đối kháng giai cấp. "Nhìn chung, lao động của
người tự do và lao động của người nô lệ chưa có sự phân biệt sâu sắc. Lao
động chưa bị giai cấp thống trị coi là điều xấu xa, nhục nhã và chưa phải là
chỉ dành riêng cho người nô lệ, người bị trị" [15, 66]. Thời đại sử thi vốn
mang trong mình nó những biến động lớn mang tầm vóc lịch sử. "Trong
thời kì tan rã của chế độ công xã nguyên thủy, chiến tranh cướp bóc hay tự
vệ thường xuyên xảy ra, đặc biệt là ở các vùng dân cư đông đúc mà thiếu
đất đai. Ở đây, mọi thành viên nam giới của thị tộc, bộ lạc đến tuổi trưởng
thành đều là chiến sĩ. Người lãnh đạo thị tộc đồng thời là thủ lĩnh quân sự"
[61, 58]. Như vậy, ở giai đoạn tan rã của chế độ công xã nguyên thủy và
bước đầu hình thành chế độ chiếm hữu nô lệ, tính cộng đồng vẫn được duy
trì. Đây là thời đại của những cuộc tranh chấp ranh giới, đất đai, tranh
giành người đẹp dẫn đến chiến tranh ác liệt giữa các cộng đồng hoặc vấn đề
bảo vệ nền độc lập, bảo vệ quyền lợi của chính cộng đồng mình. Lúc này,
bản thân các cộng đồng đã xuất phát từ điều kiện của mình để đề cử những
người có khả năng cầm đầu bộ tộc, điều khiển các cuộc chiến đấu và giành
lấy chiến thắng. Như một lẽ tất yếu của lịch sử, thời đại lịch sử đó nảy sinh
nhiều cá nhân có sức mạnh to lớn cả về vật chất lẫn tinh thần: lịch sử đặt
vào họ những tình huống để họ tạo khả năng xuất hiện, phát triển tính cách
anh hùng. Chính điều kiện lịch sử ấy, thể loại sử thi thay thế cho thần thoại,
bởi chỉ thể loại này mới thích hợp khi tái hiện những tính cách và hoàn
cảnh anh hùng, ngợi ca những cá nhân kiệt xuất, tiêu biểu cho ý chí mạnh
mẽ của cộng đồng, bộc lộ những mục đích lớn lao của tập thể cộng đồng
đó. Chiến tranh xảy ra đòi hỏi tất cả mọi người trong các thị tộc, bộ lạc
đoàn kết với nhau để chiến đấu chống lại kẻ thù. Điều này tạo nên tính tập
24
thể, tính cộng đồng. Mỗi người ý thức mình là thành viên của thị tộc, bộ lạc
phải chiến đấu hi sinh vì thị tộc, bộ lạc. Ai cũng có ý thức về cộng đồng,
đặt lợi ích của cộng đồng lên trên lợi ích của cá nhân bởi trong chiến tranh
không có chỗ cho con người cá nhân mà tất cả mọi người cùng một mục
đích, một chí hướng. Trong xã hội đầy những biến động phức tạp như thế,
con người cố gắng vươn mình để sống cùng thời đại, theo kịp bước đi của
thời đại. Và trong văn học, người ta đã xây dựng những nhân vật lịch sử,
tức là những nhân vật phản ánh một cách chân thực cuộc sống trong thời
đại đó. Nhân vật trong văn học cũng cố gắng để theo kịp bước đi của lịch
sử, khẳng định lí tưởng đẹp đẽ nhất của dân tộc và thời đại mình. Đó là
những nhân vật mang tầm vóc lịch sử - nhân vật sử thi.
Trong thời đại sử thi luôn có sự gắn kết giữa cá nhân với tập thể,
giữa mỗi thành viên với toàn bộ cộng đồng. Ngay từ buổi đầu hình thành
thể loại, trong sử thi đã có các cá nhân mang ý thức gắn bó với cộng đồng.
Thực chất đây là mối quan hệ hai chiều: cá nhân hành động không chỉ bản
thân mà giường như có sự thôi thúc bên trong của trách nhiệm, bổn phận
bởi giữa họ và cộng đồng có sợi dây vô hình kết nối, danh dự - chính nghĩa
của họ cũng là của cộng đồng. Hơn thế, sự tập hợp, sự đoàn kết bộ tộc
chính là để tôn cao, tạo điều kiện vững chắc cho cá nhân có thể lập chiến
công cho cộng đồng. Và khi người anh hùng lập chiến công hiển hách lại
được coi là mẫu người thời đại, tiểu biểu cho vẻ đẹp của dân tộc, sức mạnh
cộng đồng. Họ đều có mục đích chiến đấu vì "tập thể chúng ta" vì "cái ta".
Động cơ cá nhân tồn tại bên cạch ý thức cao quý vì bộ tộc, bộ lạc, vì quyền
lợi chung. Đây là lẽ đương nhiên vì con người sử thi là sản phẩm của thời
đại anh hùng, họ được xây dựng có sức mạnh phi thường và sức mạnh đó
tiêu biểu cho sức mạnh cộng đồng. Đây chính là cơ sở của mối quan hệ gắn
bó giữa người anh hùng và tập thể anh hùng. Thời kì này con người cá
nhân đã xuất hiện nhưng bị con người cộng đồng lấn át. Phần lớn, con
25
người thời kì này vẫn là con người của chủ nghĩa tập thể. Con người muốn
tồn tại thì phải đặt mình trong tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Những
quyền lợi, lợi ích của cá nhân đều phải gắn với cộng đồng. Những thắng lợi
hay thất bại của cá nhân không phải chỉ thuộc về cá nhân đó mà nó liên
quan đến cả cộng đồng. Con người sống trong cộng đồng thì phải tuân thủ
theo các quy tắc, quy định, sống theo chuẩn mực đạo đức mà cộng đồng đặt
ra. Có thể lấy nhân vật Rama trong sử thi Ramayana của Ấn Độ làm ví dụ.
Cơn ghen của Rama sau khi cứu được Xita khỏi tay của quỷ vương Ravana
không chỉ là cơn ghen mang tính chất cá nhân. Rama xuất thân trong dòng
dõi quý tộc, vì thế chàng phải hành xử theo đúng bổn phận, trách nhiệm
của mình. Bổn phận, trách nhiệm của chàng là bảo vệ danh dự và uy tín của
dòng họ cao quý. Rama nói với Xita "Kẻ nào bị quân thù lăng nhục mà
không đem tài nghệ của mình ra để trả thù, kẻ đó là một gã tầm thường...Ta
làm như thế vì nhân phẩm của ta, để xóa hết ô nhục, vì uy tín và danh dự
của dòng họ lẫy lừng tiếng tăm của ta" [5, 237]. Rama đã hành xử theo
đúng chuẩn mực của cộng đồng. Rama chỉ có thể chấp nhận Xita khi Xita
chứng minh được sự trong trắng của mình. Như vậy mọi hành động họ thực
hiện cũng thuận theo ý nguyện và quyền lợi, danh dự của tập thể. Điều này
không nằm ngoài quy luật mà nhà mĩ học Hêghen đã phát hiện ra "Vận
mệnh của nhân vật sử thi được tạo ra ở ngoài y, và các sức mạnh làm cho
hành động mang hình thức cá nhân chỉ vì quyền lực của định mệnh" và
"Nhân vật được xét xử theo cái sự nghiệp mà nó bảo vệ".
Thời đại sử thi là thời đại của những biến động dữ dội mang tầm vóc
lịch sử. Vào khoảng 1000 năm trước công nguyên, xã hội loài người đã và
đang bước vào thời kì chiếm hữu nô lệ. Đặc trưng cơ bản của thời kì này là
sự tan rã của chế độ công hữu và sự xuất hiện của chế độ tư hữu. Tức là khi
con người có trình độ cao hơn về đời sống xã hội thì những tác phẩm thần
thoại không còn phát triển rực rỡ nữa. Hêghen đã từng chỉ rõ rằng: "Khi