Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 114 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

TRỊNH TUYẾT NHUNG

THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG
TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG
TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƢƠNG VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

TRỊNH TUYẾT NHUNG

THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG
TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG
TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƢƠNG VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. ĐỖ KIM CHUNG
XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn: “Thẩm định tín dụng trong hoạt động cho
vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Kỹ thƣơng Việt Nam” là công trình nghiên
cứu độc lập của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả, tài liệu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và có
nguồn gốc rõ ràng; nội dung đƣợc hình thành và phát triển từ quan điểm của cá
nhân tôi, dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của GS.TS. Đỗ Kim Chung.


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học
Quốc gia Hà Nội đã tận tâm giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu, thực tế
cho tôi trong thời gian tôi học tập tại trƣờng.
Chân thành cảm ơn Ban Chủ nhiệm Khoa Kinh tế chính trị đã tạo điều kiện
cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu khoa học, tạo động lực
cho tôi hoàn thành bài Luận văn.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cám ơn Gs.Ts. Đỗ Kim Chung, thầy đã tận tình
chỉ bảo và hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi về mọi mặt trong suốt quá trình nghiên cứu, thực
hiện đề tài.
Chân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo, chuyên viên làm việc tại Trung tâm Quản

trị rủi ro tín dụng cá nhân và Tài trợ tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Kỹ thƣơng Việt
Nam đã giúp tôi thu thập số liệu, thông tin, tài liệu, ý kiến và các nhận định liên
quan trong quá trình tôi thực hiện Luận văn.


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT .................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ....................................................................................... iv
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN VỀ THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY
TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI..................................................5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ....................................................................5
1.2. Cơ sở lý luận về thẩm định tín dụng trong cho vay tiêu dùng của Ngân hàng
thƣơng mại ............................................................................................................7
1.2.1. Cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại ......................................7
1.2.2. Khái quát về thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng
của ngân hàng thương mại .............................................................................13
1.2.3. Thực hiện thẩm định tín dụng trong cho vay tiêu dùng .......................17
1.2.4. Yếu tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định tín dụng cho vay tiêu dùng ......25
1.3. Kinh nghiệm thẩm định tín dụng trong cho vay tiêu dùng ở một số NHTM.....29
1.3.1. Kinh nghiệm thẩm định tín dụng trong cho vay tiêu dùng của một số
NHTM nước ngoài tại Việt Nam ....................................................................29
1.3.2. Kinh nghiệm thẩm định tín dụng trong CVTD của NHTM trong nước ...31
1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Techcombank ...............................................32
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP THIẾT KẾ VÀ NGHIÊN CỨU ............................34
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu................................................................34
2.2. Quy trình nghiên cứu ...................................................................................34

2.3. Nguồn tài liệu và số liệu nghiên cứu ...........................................................36
2.3.1. Số liệu thứ cấp ......................................................................................36
2.3.2. Số liệu sơ cấp .......................................................................................37
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................37


2.4.1. Phương pháp khảo sát qua bảng hỏi và phòng vấn .............................37
2.4.2. Các phương pháp phân tích .................................................................38
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG
CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI TECHCOMBANK ..................................................40
3.1. Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Techcombank ..........................................40
3.1.1. Lịch sử hình thành, phát triển của Techcombank ................................40
3.1.2. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Quản trị rủi ro tín dụng cá nhân và Tài
trợ tiêu dùng (PCC) ........................................................................................42
3.1.3. Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Techcombank ...................................45
3.2. Phân tích hoạt động thẩm định tín dụng trong CVTD tại Techcombank ....48
3.2.1. Công tác thẩm định tín dụng trong CVTD tại Techcombank ..............48
3.2.2. Kết quả hoạt động thẩm định tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại
Techcombank ..................................................................................................67
3.3. Đánh giá chung công tác thẩm định tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại
Techcombank......................................................................................................69
3.3.1. Kết quả đạt được ..................................................................................69
3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ...........................................................75
CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI
TECHCOMBANK ....................................................................................................82
4.1. Định hƣớng về công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu
dùng tại Techcombank........................................................................................82
4.1.1. Định hướng hoạt động cho vay tiêu dùng của Techcombank ..............82
4.1.2. Định hướng hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động

cho vay tiêu dùng tại Techcombank ...............................................................83
4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay
tiêu dùng tại Techcombank ................................................................................84
4.2.1. Hoàn thiện quy trình và nội dung thẩm định cho vay tiêu dùng .........84


4.2.2. Kiện toàn thu thập, xử lý thông tin phục vụ cho công tác thẩm định tín
dụng trong cho vay tiêu dùng .........................................................................85
4.2.3. Hoàn thiện chất lượng cán bộ, chuyên viên .........................................87
4.2.4. Nâng cao chất lượng trang thiết bị, công nghệ phục vụ công tác thẩm
định tín dụng trong cho vay tiêu dùng ...........................................................88
4.2.5. Tăng cường công tác quản lý, giảm sát khoản vay sau thẩm định ......89
4.2.6. Một số giải pháp khác ..........................................................................91
4.3. Kiến nghị .....................................................................................................92
4.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan ..............92
4.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước ..............................................93
KẾT LUẬN ...............................................................................................................95
TÀI LIỆU KHAM KHẢO ........................................................................................97
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1


CBNV

Cán bộ nhân viên

2

CBTĐ

Cán bộ thẩm định

3

CGPD

Chuyên gia phê duyệt

4

CIC

5

CVKH

6

CVKHCN

7


CVTD

Cho vay tiêu dùng

8

CVTĐ

Chuyên viên thẩm định

9

CVXLHS

Chuyên viên xử lý hồ sơ

10

HĐLD

Hợp đồng lao động

11

HĐQT

Hội đồng quản trị

12


HĐTD

Hợp đồng tín dụng

13

KH

14

KHCN

15

KPIs

Chỉ số hiệu quả trọng yếu

16

LOS

Hệ thống tự động hóa xử lý phê duyệt hồ sơ tín dụng

17

NHBL

Ngân hàng bán lẻ


18

NHNN

Ngân hàng nhà nƣớc

Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng nhà nƣớc
Chuyên viên khách hàng
Chuyên viên khách hàng cá nhân

Khách hàng
Khách hàng cá nhân

i


STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

19

NHTM

20

PCC


21

QTRR

Quản trị rủi ro

22

RRTD

Rủi ro tín dụng

23

SLA

Cam kết chất lƣợng dịch vụ

24

T24

Hệ thống thông tin nội bộ

25

TCTD

Tổ chức tín dụng


26

TDCN

Tín dụng cá nhân

27

TĐTD

Thẩm định tín dụng

28

TMCP

Thƣơng mại cổ phần

29

TTTD

Tài trợ tiêu dùng

Ngân hàng Thƣơng mại
Trung tâm Quản trị rủi ro tín dụng cá nhân và Tài trợ tiêu
dùng Techcombank (Personal credit center)

ii



DANH MỤC CÁC BẢNG

STT

Bảng

Nội dung

1

Bảng 3.1

Trình tự tổ chức thẩm định tín dụng trong CVTD

49

2

Bảng 3.2

Trình tự Thẩm định hồ sơ pháp lý trong CVTD

53

3

Bảng 3.3


Trình tự thẩm định phƣơng án vay vốn trong CVTD

56

4

Bảng 3.4

Xác định nguồn thu nhập của khách hàng

59

5

Bảng 3.5

6

Bảng 3.6

Nợ quá hạn cho vay tiêu dùng năm 2012 - 2014

67

7

Bảng 3.7

Nợ xấu cho vay tiêu dùng năm 2012 - 2014


68

8

Bảng 3.8

Tổng hợp kết quả khảo sát

72

Tổ chức nhân sự thẩm định tín dụng trong CVTD tại
Techcombank

iii

Trang

63


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

STT

Hình

Nội dung

1


Sơ đồ 1.1

Quy trình thẩm định tín dụng

18

2

Sơ đồ 1.2

Cơ cấu tổ chức thẩm định tín dụng trong CVTD

24

3

Sơ đồ 2.1

Quy trình nghiên cứu luận văn

34

4

Sơ đồ 3.1

Tổng quan tài chính của Techcombank 2010 - 2014

40


5

Sơ đồ 3.2

Vốn cổ phần của Techcombank 2014

42

6

Sơ đồ 3.3

7

Sơ đồ 3.4

8

Sơ đồ 3.5

9

Sơ đồ 3.6

10

Sơ đồ 3.7

11


Sơ đồ 3.8

12

Sơ đồ 3.9

Cơ cấu Trung tâm quản trị rủi ro tín dụng cá nhân và
tài trợ tiêu dùng
Danh mục cho vay của Dịch vụ Tài chính cá nhân
của Techcombank
Giải ngân mới cho Khách hàng cá nhân của
Techcombank năm 2014
Cơ cấu cho vay khách hàng cá nhân theo sản phẩm
năm 2014
Quy trình Thẩm định cấp tín dụng đối với KHCN
của Techcombank
Tổ chức nhân sự Thẩm định tín dụng trong CVTD
tại Techcombank
Ý kiến đánh giá của cán bộ Techcombank về thẩm
định tín dụng trong CVTD

iv

Trang

44

46

46


47

48

64

73


MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu đề tài
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Chiến lƣợc Ngân hàng cho biết, trong 7
năm qua, tổng dƣ nợ cho vay tiêu dùng ở Việt Nam đã tăng trƣởng trung bình lên
tới xấp xỉ 20%/năm. Ƣớc tính, tỷ lệ CVTD /GDP hiện đạt 6,4%; tỷ lệ tín dụng tiêu
dùng/tổng tín dụng là 5,6%; tỷ lệ CVTD /tiêu dùng cuối cùng là 7,3% và dƣ nợ
CVTD bình quân đầu ngƣời đạt xấp xỉ 1,5 triệu đồng/ngƣời. Mức này vẫn thấp hơn
nhiều nƣớc trong khu vực cũng nhƣ trên thế giới, nên dƣ địa để phát triển mảng
CVTD vẫn còn rất lớn. Ngành Ngân hàng đã nhanh chóng nhận thấy tầm quan
trọng và cho ra đời nhiều sản phẩm CVTD để đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu này
của ngƣời dân. Cấp tín dụng trong hoạt động CVTD đã và đang là một trong những
hoạt động kinh doanh chính mang lại nguồn thu chủ yếu cho các ngân hàng thƣơng
mại. Bởi tiềm năng để phát triển phân khúc này là rất lớn, số lƣợng của nhóm
khách hàng này ngày càng đông, đa dạng và thu nhập thì ngày một tốt hơn. Tuy
đây là mảng kinh doanh mang lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng, nhƣng do đặc điểm
là số lƣợng khách hàng đông, giá trị khoản vay nhỏ, nên việc quản lý phân khúc
khách hàng này không hề đơn giản và tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu Ngân hàng không
song song thiết lập hệ thống quy trình thẩm định tín dụng tốt.
Hậu quả của rủi ro tín dụng đối với ngân hàng thƣờng rất nặng nề: làm tăng
thêm chi phí của ngân hàng, thu nhập lãi bị chậm hoặc mất đi cùng với sự thất

thoát vốn vay, làm xấu đi tình hình tài chính và cuối cùng làm tổn hại đến uy tín và
vị thế của ngân hàng. Trong những năm gần đây, các Ngân hàng luôn phải đối mặt
với vấn đề nợ xấu tăng cao, có rất nhiều Ngân hàng tỷ lệ nợ xấu đã vƣợt ngƣỡng an
toàn (3%) theo quy định của Ngân hàng nhà nƣớc, phải trích lập dự phòng rủi ro,
làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng, việc giải quyết nợ xấu thực sự là một vấn đề
nan giải đối với các Ngân hàng.
Ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam (Techcombank) hiện là một trong
những ngân hàng thƣơng mại cổ phần lớn nhất Việt Nam hiện nay. Techcombank

1


đã không ngừng phát triển mạnh mẽ với thành tích kinh doanh xuất sắc và đƣợc
nhiều lần ghi nhận là một tổ chức tài chính uy tín với danh hiệu Ngân hàng tốt nhất
Việt Nam.
Hoạt động CVTD là mảng chủ lực trong Dịch vụ tài chính cá nhân, 1 trong 3
lĩnh vực kinh doanh chiến lƣợc của Techcombank (cùng với Dịch vụ Ngân hàng
cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ; Ngân hàng bán buôn và Ngân hàng giao dịch ), có
thể nói dƣ nợ CVTD của Techcombank ngày một gia tăng với những con số đáng
ấn tƣợng . Là một ngân hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả

, có năng lực tài

chính mạnh và quản lý đƣợc rủi ro trong giới hạn cho phép sẽ tạo đƣợc niềm tin
của khách hàng và nâng cao đƣợc vị thế, uy tín đối với các tổ chức kinh tế, tổ chức
tín dụng trong và ngoài nƣớc. Đây là điều vô cùng quan trọng giúp ngân hàng đạt
đƣợc mục tiêu tăng trƣởng và phát triển bền vững cũng nhƣ thực hiện thành công
các hoạt động hợp tác, liên doanh liên kết trong xu thế hội nhập. Tuy nhiên, đặt
trong điều kiện kinh tế khó khăn, lạm phát liên tục gia tăng, thị trƣờng bất động sản
đóng băng, bất ổn kinh tế vĩ mô trên toàn thế giới và Việt Nam, mức độ tăng

trƣởng tín dụng nóng, đã khiến Techcombank cũng phải chịu không ít tác động,
trong đó có tỷ lệ nợ xấu trong mảng CVTD.
Vấn đề cần giải quyết cũng là câu hỏi nghiên cứu của đề tài là tìm giải pháp
hạn chế rủi ro tín dụng thông qua việc hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng luôn
là mối quan tâm hàng đầu của Ngân hàng. Do đó, em đã chọn đề tài của mình là:
“Thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP
Kỹ thƣơng Việt Nam ”.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng và đƣa ra các giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định
tín dụng nhằm kiểm soát đƣợc rủi ro tín dụng trong hoạt động CVTD tại
Techcombank.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

2


- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về hoàn thiện công tác thẩm định
tín dụng trong hoạt động CVTD của Ngân hàng thƣơng mại, xác định và phân tích
các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác thẩm định tín dụng CVTD và các nguyên nhân
tác động.
- Đánh giá thực trạng công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động CVTD,
những kết quả đạt đƣợc và những mặt còn hạn chế ảnh hƣởng tới công tác thẩm
định tín dụng của Techcombank.
- Đề xuất các kiến nghị và giải pháp cụ thể để hoàn thiện công tác thẩm định
tín dụng trong hoạt động CVTD của Techcombank.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là công tác thẩm định tín dụng trong hoạt
động kinh doanh, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dƣ nợ, nợ quá hạn và các vấn

đề liên quan đến CVTD tại Techcombank.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi: Hội sở Techcombank
- Thời gian: Giai đoạn 2012-2014
4. Dự kiến những đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa đƣợc những lý luận cơ bản và kinh nghiệm thực tiễn về hoàn
thiện công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động CVTD tại Techombank.
- Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình thẩm định tín dụng CVTD tại ngân
hàng, nêu những nhân tố tác động đến công tác thẩm định, những kết quả mà Ngân
hàng đạt đƣợc trong việc hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động
CVTD, và những hạn chế, nguyên nhân ảnh hƣởng.
- Đề xuất giải pháp và kiến nghị để công tác thẩm định tín dụng CVTD
Techcombank không ngừng đƣợc cải thiện.
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là tài liệu bổ ích cho Techcombank trong
việc hoàn thiện công tác thẩm định CVTD và đồng thời sẽ là tài liệu tham khảo cho
một số ngân hàng TMCP khác.

3


5. Kết cấu Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu thảm khảo thì
Luận văn gồm bốn chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về
thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thƣơng mại
Chƣơng 2: Phƣơng pháp thiết kế và nghiên cứu
Chƣơng 3: Thực trạng thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng
tại Techcombank
Chƣơng 4: Định hƣớng và giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng
trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Techcombank


4


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN VỀ THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG
CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Các ngân hàng Việt Nam hiện nay đã cố điều chỉnh chiến lƣợc kinh doanh
của mình theo xu hƣớng phát triển mô hình bán lẻ nhắm tới khách hàng cá nhân
nhằm mục đích đáp ứng cho sự thay đổi của nền kinh tế. Mô hình này mang lại
nhiều lợi ích cho ngân hàng nhƣ mở rộng thị phần, phân tán rủi ro tín dụng và bán
chéo các gói sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.
Cho vay là một trong những nghiệp vụ ngân hàng mang lại nhiều lợi nhuận
nhƣng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lƣờng. Do đó, để có cơ sở đƣa ra quyết định
đầu tƣ vốn đúng đắn thì trƣớc hết ngân hàng phải tiến hành thẩm định món vay.
Đây là khâu then chốt quyết định việc đầu tƣ có lợi nhuận hay không. Thẩm định
tín dụng giúp cho ngân hàng vừa hạn chế đƣợc rủi ro tín dụng vừa ngăn ngừa thất
thoát vốn. Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã tham khảo các công trình nghiên cứu
trƣớc đây về công tác thẩm định tín dụng tại các ngân hàng thƣơng mại:
- Luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Nguyễn Ngọc Hào, (2015) với đề tài:
“Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng
thương mại Việt Nam”. Tác giả khái quát đƣợc những rủi ro tín dụng tại các ngân
hàng thƣơng mại hiện nay tại Việt Nam nhƣ Agribank, Vietcombank, Sacombank,
BIDV, MBbank, Viettinbank, Techcombank, Vpbank... Cũng nhƣ đƣa ra các giải
pháp chiến lƣợc, các giải pháp hoàn thiện kỹ thuật quản lý rủi ro, cũng nhƣ phân tán
rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thƣơng mại hiện nay.
- Luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Nguyễn Đức Tú, (2013) với đề tài:
“Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt

Nam”. Trong đó, tác giả khái quát những nguyên lý cơ bản về rủi ro và quản lý rủi
ro tín dụng của NHTM, đƣa ra các mô hình có thể áp dụng và để quản lý rủi ro tín

5


dụng. Đánh giá những mặt đƣợc và chƣa đƣợc trong quản lý rủi ro tín dụng, đƣa ra
hệ thống giải pháp phù hợp với điều kiện của Ngân hàng Công thƣơng, trong đó có
đề cập đến giải pháp Nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát rủi ro tín dụng mà
công tác thẩm định tín dụng là một trong những nhiệm vụ cần thiết để giảm thiểu
rủi ro tín dụng.
- Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Hồng, (2012) với đề tài: “Nâng
cao chất lượng thẩm định và quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng thương
mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam”. Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng công
tác thẩm định tín dụng tại Techcombank, qua đó tác giả đề xuất một số giải pháp
thích hợp nhằm nâng cao chất lƣợng thẩm định của ngân hàng, tập trung chủ yếu
nghiên cứu chất lƣợng của hoạt động thẩm định tín dụng tại Techcombank.
- Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Thúy, (2014): “Nâng cao chất
lượng thẩm định cho vay khách hàng cá nhân tại Techcombank”. Đề tài có phân
tích tình hình hoạt động kinh doanh, thực trạng rủi ro tín dụng cho vay đối với
khách hàng cá nhân của Techcombank, thống kê đƣợc tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn giúp
cho ngƣời đọc có cái nhìn bao quát về công tác quản trị rủi ro tín dụng cho vay
khách hàng cá nhân tại Techcombank. Tuy nhiên, trong phần phân tích thực trạng
tác giả chƣa làm rõ công tác tổ chức quản lý hoạt động kiểm tra, kiểm soát rủi ro,
các nội dung chƣa đƣợc phân tích cụ thể bằng những con số mà chỉ dừng lại ở chỗ
nêu lên một cách chung chung.
Ngày nay, các ngân hàng rất quan tâm đến CVTD, khách hàng vay tiêu dùng
rất phong phú và mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên ngân hàng lại rất khó khăn
trong quá trình thẩm định khách hàng vì việc xác định thông tin khách hàng khá
phức tạp, thƣờng không đầy đủ và kém chính xác. Cũng chính những đặc điểm trên

mà ngân hàng chƣa đầu tƣ cho công tác thẩm định tín dụng CVTD một cách đúng
mức, quá coi trọng tài sản đảm bảo mà coi nhẹ công tác thẩm định nguồn thu nhập,
nếu có cũng chỉ là hình thức, qua loa. Việc quyết định cho vay không chính xác sẽ
dẫn đến rủi ro mất khả năng thanh toán của khách hàng gây mất vốn cho ngân hàng.

6


Qua quá trình tìm hiểu các đề tài nghiên cứu trƣớc đây về mặt cơ sở lý luận,
phƣơng pháp nghiên cứu kết hợp với việc thu thập số liệu, điều tra, khảo sát, phỏng
vấn thực tế, đi sâu nghiên cứu thực trạng, các nguyên nhận hạn chế về công tác
thẩm định tín dụng trong CVTD tại Techcombak, kết hợp với nghiên cứu cơ sở lý
luận về hoạt động thẩm định tín dụng của ngân hàng thƣơng mại, tôi nhận ra đƣợc
phần nào những thiếu sót, hạn chế của thực tế công tác thẩm định tín dụng trong
CVTD tại Techcombank. Từ đó kết hợp với chính sách, mục tiêu phát triển của
Techcombank, tôi đã đƣa ra các giải pháp để bổ sung vào công tác thẩm định tín
dụng trong CVTD đƣợc tốt hơn.
1.2. Cơ sở lý luận về thẩm định tín dụng trong cho vay tiêu dùng của Ngân
hàng thƣơng mại
1.2.1. Cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại
1.2.1.1. Cho vay của ngân hàng thương mại
a. Khái niệm
Theo Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam (số 47/2010/QH12 ngày
16/06/2010) thì: “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc
cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong
một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”.
b. Phân loại cho vay
Các sản phẩm tín dụng nói chung và các sản phẩm cho vay của các NHTM
nói riêng rất đa đạng, phong phú. Các ngân hàng hiện nay cung cấp rất nhiều hình
thức cho vay đối với từng phân khúc khách hàng mà ngân hàng đó tập trung hƣớng

tới. Việc đa dạng hóa sản phẩm nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng,
tăng tính cạnh tranh đồng thời đa dạng hóa danh mục đầu tƣ, tăng lợi nhuận, thực
hiện phân tán rủi ro. Số lƣợng sản phẩm về cho vay của các ngân hàng thƣơng mại
rất nhiều, tuy nhiên, tổng hợp lại thì các sản phẩm cho vay đƣợc phân loại theo các
tiêu chí nhƣ sau:

7


- Thời hạn cho vay:
+ Cho vay ngắn hạn: Là loại cho vay có thời hạn không quá 12 tháng (1
năm). Cho vay ngắn hạn đƣợc sử dụng để bổ sung vốn lƣu động tạm thời của các
doanh nghiệp, phục vụ nhu cầu tiêu dùng, mua sắm đồ dùng cá nhân và hộ gia đình.
+ Cho vay trung hạn: Là loại cho vay có thời hạn từ trên 1 năm đến 5 năm.
Các khoản cho vay trung hạn thƣờng đƣợc sử dụng để đáp ứng nhu cầu đầu tƣ mua
sắm cải tạo tài sản cố định, cải tiến và đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, mở rộng sản
xuất, xây dựng công trình… (đối với khách hàng doanh nghiệp), mua bất động sản,
xây sửa nhà, ô tô…(đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình).
+ Cho vay dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm, đáp ứng cho nhu
cầu đầu tƣ dài hạn nhƣ xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô
lớn (đối với khách hàng doanh nghiệp), mua bất động sản, xây sửa nhà (đối với
khách hàng cá nhân, hộ gia đình).
-

Mục đích vay:

+ Cho vay tiêu dùng: Là các khoản cho vay cấp cho cá nhân, hộ gia đình để
phục vụ nhu cầu tiêu dùng nhƣ du lịch, khám chữa bệnh, mua sắm trang thiết bị
trong nhà, mua ô tô, xe máy, máy tính...
+ Cho vay mua bất động sản: Là các khoản cho vay mua, xây dựng, đầu tƣ

vào nhà ở, đất đai…
+ Cho vay kinh doanh: Là các khoản cho vay khách hàng phục vụ hoạt động
kinh doanh, mở rộng sản xuất hay đáp ứng nhu cầu về vốn kinh doanh (trả thuế, trả
lƣơng…). Cho vay kinh doanh bao gồm cho vay ngành công nghiệp, ngành nông
nghiệp và ngành dịch vụ…
- Hình thức bảo đảm:
+ Cho vay có tài sản bảo đảm: Là cho vay có tài sản cầm cố, thế chấp của
chính khách hàng hoặc bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba.
+ Cho vay không có tài sản bảo đảm: Là cho vay không có tài sản cầm cố,
thế chấp; khoản vay đƣợc bảo đảm bởi uy tín, năng lực tài chính của ngƣời đi vay
hoặc ngƣời bảo lãnh.

8


- Phương thức hoàn trả nợ vay:
+ Cho vay trả dần định kỳ: Là loại cho vay mà khách hàng phải hoàn trả vốn
gốc và lãi vay theo lịch trả nợ đƣợc thống nhất giữa khách hàng và ngân hàng. Có
hai hình thức cho vay trả góp là trả nợ niên kim (trả gốc và lãi định kỳ một số tiền
nhất định và bằng nhau) và trả nợ theo dƣ nợ thực tế giảm dần (trả nợ gốc
đều/không đều định kỳ và lãi theo dƣ nợ thực tế).
+ Cho vay hoàn trả một lần: Là loại cho vay mà khách hàng hoàn trả gốc và
lãi một lần khi đến hạn.
+ Cho vay trả gốc một lần, trả lãi định kỳ: Là loại cho vay mà khách hàng trả
lãi định kỳ và hoàn trả gốc một lần khi đến hạn.
- Hình thức cấp vốn:
+ Cho vay từng lần: Là loại cho vay mà tiến trình cấp vốn vay của ngân hàng
dựa trên nhu cầu vay vốn của khách hàng.
+ Cho vay theo hạn mức: Là loại cho vay mà ngân hàng cam kết cho khách
hàng sử dụng một số dƣ, một hạn mức nhất định trong một khoảng thời gian xác định.

- Hình thức hình thành khoản vay:
+ Cho vay trực tiếp: Là hình thức cho vay mà ngân hàng cấp vốn trực tiếp
cho khách hàng có nhu cầu vay vốn, đồng thời khách hàng hoàn trả nợ vay trực tiếp
cho ngân hàng.
+ Cho vay gián tiếp: Là hình thức ngân hàng cho khách hàng vay thông qua
trung gian nhƣ cho vay ủy thác, cho vay thông qua tổ chức đoàn thể.
- Cho vay khác: Bao gồm các khoản cho vay khác chƣa đƣợc phân loại ở
trên (ví dụng nhƣ cho vay kinh doanh chứng khoán, thuê mua tài chính… ).
1.2.1.2. Cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại
a, Khái niệm
Cho vay tiêu dùng là hoạt động mà ngân hàng cung cấp các khoản vay nhằm
hỗ trợ khách hàng cho cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu mua sắm nhà ở, xe cộ, vật
dụng gia đình, sửa chữa nhà ở, sửa xe cơ giới, làm kinh tế hộ gia đình, thanh toán

9


chi phí học tập, du lịch, chữa bệnh, ma chay, cƣới hỏi… và các nhu cầu thiết yếu
khác trong cuộc sống.
CVTD đƣợc xem là một giải pháp hữu hiệu nhằm giải quyết nhanh chóng
những khó khăn về tài chính khi khách hàng chƣa đến kỳ nhận lƣơng, nhận các
nguồn thu nhập khác ngoài lƣơng. Đây là biện pháp tài chính hiệu quả giúp những
ngƣời tiêu dùng có nhu cầu nâng cao mức sống nhƣng chƣa đủ khả năng chi trả
trong hiện tại.
b, Đặc trưng cơ bản của cho vay tiêu dùng
- Đối tƣợng của các khoản CVTD: là các cá nhân, hộ gia đình.
- Nhu cầu vay vốn của đối tƣợng khách hàng CVTD: nhu cầu vay vốn với tần
suất và số tiền vay nhiều hay ít phụ thuộc vào hai yếu tố chính gồm tình hình tài
chính của khách hàng và tình hình nền kinh tế xã hội.
+ Yếu tố tình hình tài chính của khách hàng: Với những khách hàng có thu

nhập thấp thì nhu cầu tín dụng không cao, vay vốn chỉ khi phát sinh các nhu cầu cấp
thiết, các khoản vay tiêu dùng đôi khi chỉ nhằm tạo sự cân đối giữa thu nhập và chi
tiêu. Các khách hàng có mức thu nhập trung bình nhu cầu tín dụng tiêu dùng phát
triển mạnh do ý muốn vay mƣợn để mua sắm, chi tiêu lớn hơn khoản tiền dự phòng
của mình. Các khách hàng có thu nhập cao thì nhu cầu vay vốn nhằm tăng khả năng
thanh toán hoặc tìm nguồn tài trợ linh hoạt trong chi tiêu khi mà nguồn vốn của họ
đang dùng để đầu tƣ.
+ Yếu tố nền kinh tế xã hội: Trong giai đoạn kinh tế phát triển, các dịch vụ và
hàng hóa sẽ đƣợc sản xuất nhiều hơn, đa dạng về chủng loại và phong phú về mẫu
mã hơn. Điều này sẽ khuyến khích ngƣời dân tiêu thụ nhiều hơn dẫn đến nhu cầu
chi tiêu cho mua sắm tăng cao. Với nền kinh tế phát triển, ngƣời dân sẽ kỳ vọng
trong tƣơng lai thu nhập sẽ tăng cao, họ có khả năng chi tiêu nhiều hơn, và họ sẵn
sàng vay hơn bởi tin tƣởng vào nền kinh tế và chắc chắn khả năng tài chính của họ
sẽ hoàn trả đƣợc các khoản vay của Ngân hàng. Đồng thời, các ngân hàng cũng mở
rộng quy mô tín dụng nhằm phát triển tối đa khả năng khai thác khách hàng tiềm
năng. Ngƣợc lại, khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng hoặc suy thoái sẽ làm tăng tỷ

10


lệ thất nghiệp, suy giảm niềm tin của ngƣời dân vào tƣơng lai. Ngƣời tiêu dùng sẽ
thắt chặt chi tiêu, hạn chế những khoản tiêu dùng không cần thiết, dẫn đến nhu cầu
vay vốn giảm.
- Quy mô của CVTD: Quy mô của CVTD thƣờng nhỏ hơn so với quy mô cho
vay thƣơng mại. Bởi đối tƣợng khách hàng của CVTD là các khách hàng cá nhân,
hộ gia đình và mục đích vay là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nên số lƣợng khoản
vay của CVTD thì nhiều nhƣng doanh thu từ CVTD lại nhỏ.
- Chi phí cho các khoản CVTD của NHTM: Do tính chất các khoản vay tiêu
dùng số lƣợng nhiều, số tiền vay nhỏ dẫn đến chi phí cho các khoản CVTD là cao
bởi các khoản chi phí dành cho quảng cáo, chi phí hoạt động vận hành, chi phí dịch

vụ... Ví dụ, để phục vụ cho một khoản vay tiêu dùng thì từ phía ngân hàng sẽ phải
huy động rất nhiều nhân sự, từ khâu tiếp thị, bán hàng đến khâu phục vụ phê duyệt,
giải ngân, kiểm soát sau vay. Những chi phí này sẽ bị tính vào chi phí hoạt động là
cao trong khi đó số tiền vay của một khoản vay tiêu dùng lại không lớn so với cho
vay thƣơng mại (trừ những khoản cho vay mua bất động sản).
- Lãi suất CVTD cao: Bởi yếu tố chi phí CVTD cao nên dẫn đến yếu tố lãi suất
CVTD cũng sẽ cao hơn cho vay thƣơng mại. Ngoài ra phải tính đến đặc điểm khách
hàng, khách hàng CVTD thƣờng kém nhạy bén với lãi suất và phí, không quan tâm
nhiều đến các điều khoản trên hợp đồng tín dụng trừ một số ít khách hàng có hiểu
biết về ngân hàng cũng nhƣ khách hàng có trình độ dân trí cao. Mức lãi suất CVTD
có sự chênh lệch lớn giữa các sản phẩm khác nhau và các khách hàng khác nhau phụ
thuộc vào tính chất của sản phẩm cũng nhƣ mức độ rủi ro của từng khách hàng.
- Lợi nhuận thu đƣợc từ các khoản CVTD lớn: Bởi lãi suất các khoản CVTD
là rất cao, cộng với các mức phí khác nhau dẫn đến nhiều khi lãi suất CVTD sau khi
quy đổi có thể lên tới 19% đến hơn 50%/năm. Mức lãi suất cao nhƣng vẫn đƣợc
ngƣời vay chấp thuận bởi tính thuận tiện, nhanh chóng và linh hoạt của các sản
phẩm cho vay tiêu dùng và mức lãi suất này bao gồm cả rủi ro tín dụng mà ngân
hàng tính tới. Lãi suất cao dẫn đến điều tất yếu là lợi nhuận thu đƣợc từ các khoản
CVTD của ngân hàng lớn.

11


c, Rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng
- Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất mà ngân hàng phải chịu do khách
hàng vay không hoàn trả đúng hạn, không trả hoặc trả không đầy đủ vốn và lãi
[Nguyễn Minh Kiều, 2009, tr.156].
- Bất kỳ một hợp đồng tín dụng nào cũng tiềm ẩn RRTD. Rủi ro tín dụng xảy
ra sẽ là tổn thất cho ngân hàng và có thể dẫn đến những rủi ro khác. RRTD là loại
rủi ro lớn nhất, nếu xảy ra thƣờng xuyên hoặc đối với những khoản vay lớn có thể

dẫn đến sự phá sản của Ngân hàng.
- Có nhiều hình thức gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng:
+ Không thu đƣợc lãi đúng hạn: xảy ra khi khách hàng vay vốn không trả lãi
đúng hạn. Đây là hình thức rủi ro ở mức độ thấp nhất, thƣờng xuất phát từ việc
thiếu cân đối trong kỳ hạn thu nhập và trả nợ của khách hàng.
+ Không thu đƣợc nợ gốc đúng hạn: Là khi một phần nợ gốc hoặc toàn bộ nợ
gốc không đƣợc khách hàng hoàn trả khi đến kỳ hạn. Mức độ rủi ro nghiêm trọng
hơn nhƣng chƣa hẳn là khoản mất mát thực tế của Ngân hàng.
+ Không thu đủ lãi: Khi khách hàng không thể trả đủ lãi vay ngân hàng thì khi đó
tình hình đã trở nên nghiêm trọng hơn. Ngân hàng cần có những biện pháp hỗ trợ khách
hàng nhƣ giảm lãi, tƣ vấn hoặc cung cấp cho khách hàng khoản tín dụng cần thiết khác
tùy thuộc vào tình hình hoạt động kinh doanh, dự án đầu tƣ của khách hàng.
+ Không thu đủ vốn vay: Tình huống xảy ra xấu hơn khi khách hàng không
có khả năng trả đủ vốn vay cho ngân hàng. Khi đó ngân hàng sẽ chuyển khoản nợ
vào mục nợ không có khả năng thu hồi hoặc phải xóa nợ coi nhƣ khép một hợp
đồng tín dụng không hiệu quả.
- Rủi ro tín dụng có thể phát sinh từ nguyên nhân do khách hàng vay vốn
hoặc nguyên nhân từ chính ngân hàng.
+ Nguyên nhân từ phía khách hàng: có nhiều nguyên nhân do chính chủ quan
khách hàng (sử dụng vốn vay sai mục đích, trình độ quản lý kinh doanh của khách
hàng yếu kém, khách hàng có ý định lừa đảo…) hoặc do nguyên nhân khách quan

12


(khách hàng bị tai nạn/chết/ốm, nguồn thu nhập của khách hàng bị ảnh hƣởng bởi
biến động ngành nghề hoặc bản thân nền kinh tế, khách hàng bị thất nghiệp…).
+ Nguyên nhân từ phía ngân hàng: những rủi ro có thể bắt nguồn chính sách tín
dụng của ngân hàng (trong lựa chọn phân khúc khách hàng, khẩu vị rủi ro của ngân
hàng...), quy trình thẩm định, cho vay chƣa chuẩn hóa, nhiều kẽ hở, thiếu hoặc không

thực hiện kiểm soát sau vay, trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng còn yếu kém, tinh
thần trách nhiệm hay đạo đức của cán bộ tín dụng xuống cấp, có tiêu cực…
+ Nguyên nhân khác: ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác dẫn đến rủi ro tín
dụng nhƣ sự bất thƣờng của các chính sách, do thiên tai bão lũ, do nền kinh tế
không ổn định, do biến động về chính trị - xã hội trong và ngoài nƣớc, do môi
trƣờng pháp lý lỏng lẻo, do biến động tỷ giá, lạm phát gia tăng…
- Rủi ro tín dụng làm giảm lợi nhuận và khả năng thanh toán của ngân hàng
đồng thời làm giảm uy tín cũng nhƣ năng lực cạnh tranh của ngân hàng đó. Ngoài
ra, RRTD ngân hàng nếu đủ lớn cũng có thể gây ra những hậu quả lớn cho nền kinh
tế của một nƣớc bởi khi một ngân hàng bị phá sản sẽ dẫn đến hiệu ứng đô-mi-nô, có
thể dẫn đến sự sụp đổ của những ngân hàng khác và các ngành nghề kinh tế khác
của nền kinh tế đó.
- Nhằm hạn chế tối đa trong RRTD trong CVTD, các NHTM sẽ sử dụng
nhiều phƣơng pháp, các công cụ, kỹ thuật để ngăn ngừa, kiểm soát cũng nhƣ đo
lƣờng các RRTD. Một trong những biện pháp hiệu quả mà các NHTM hiện nay chú
trọng đó là công tác thẩm định tín dụng. Bởi vậy, các ngân hàng phải xây dựng một
quy trình thẩm định tín dụng hiệu quả, thực hiện hƣớng dẫn nghiệp vụ thẩm định tới
từng cán bộ ngân hàng có liên quan nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng
CVTD ngay trong bƣớc đầu của hoạt động cấp vốn cho khách hàng.
1.2.2. Khái quát về thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng của
ngân hàng thương mại
1.2.2.1. Khái niệm thẩm định tín dụng trong cho vay tiêu dùng
Thẩm định tín dụng là sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích nhằm kiểm
tra, đánh giá mức độ tin cậy và rủi ro của một phƣơng án hoặc dự án mà khách hàng

13


đề xuất qua hồ sơ đề nghị vay vốn nhằm phục vụ cho việc ra quyết định tín dụng
[Nguyễn Minh Kiều, 2009, tr.187].

Tƣơng tự nhƣ vậy, thẩm định tín dụng trong hoạt động CVTD là việc xem
xét đánh giá hồ sơ xin vay vốn của của khách hàng, sử dụng các công cụ và kỹ thuật
kết hợp với việc thu thập thông tin để phân tích, đánh giá mức độ tin cậy, hiệu quả
và rủi ro của một phƣơng án vay tiêu dùng của khách hàng để đƣa ra quyết định về
việc cho vay (và các điều kiện vay áp dụng) hoặc không cho vay.
1.2.2.2. Mục đích của thẩm định tín dụng trong cho vay tiêu dùng
Khác với cho vay khách hàng doanh nghiệp, đối tƣợng thẩm định CVTD là
những cá nhân, hộ gia đình đề nghị vay vốn ngân hàng. Mục đích của thẩm định tín dụng
trong CVTD của NHTM là để đánh giá khách quan và trung thực các tiêu chí sau:
- Đo lƣờng mức độ hợp lý và hiệu quả của phƣơng án vay tiêu dùng.
- Đo lƣờng mức độ rủi ro của phƣơng án vay tiêu dùng.
- Làm căn cứ để quyết định cho vay hợp lý, giảm xác suất sai lầm trong quyết
định cho vay bao gồm cho vay một khách hàng tồi và từ chối một khách hàng tốt.
- Làm cơ sở để thỏa thuận với khách hàng các điều khoản trong HĐTD.
1.2.2.3. Nguyên tắc của thẩm định tín dụng trong CVTD
Để nâng cao hiệu quả của công tác thẩm định CVTD, khi thẩm định cần tuân
thủ các nguyên tắc sau:
- Đảm bảo tính khách quan, minh bạch, độc lập: Cán bộ chịu trách nhiệm
thẩm định không để cảm tính cá nhân hoặc các yếu tố bên ngoài (lợi ích cá nhân, áp
lực từ lãnh đạo, áp lực từ khách hàng…) làm ảnh hƣởng đến công việc thẩm định
cũng nhƣ đánh giá hay đề xuất cấp tín dụng của mình.
- Tuân thủ tuyệt đối theo đúng quy trình thẩm định, đúng chính sách của
ngân hàng đƣa ra.
- Đảm bảo tính chính xác, trung thực: Các thông tin thu thập phải đảm bảo
tính trung thực, những ý kiến, kết luận, đánh giá phải dựa trên những căn cứ về
chính sách, pháp lý đảm bảo tính chính xác.

14



×