Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM TECHCOMBANK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.41 KB, 15 trang )

GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM TECHCOMBANK
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH TRONG HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG KỸ THƯƠNG VIỆT NAM TRONG THỜI
GIAN TỚI
Những năm tới, sau khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền
kinh tế Thế giới sẽ là những năm trọng điểm phát triển của Techcombank. Năm
2010 sẽ là một bước tiến quan trọng để Techcombank tiến đến thực hiện kế
hoạch năm năm 2006-2010. Tiếp đến Techcombank sẽ khẳng định vị trí dẫn đầu
của ngân hàng trong chiến lược dài hạn đến năm 2015.
Định hướng kinh doanh trong những năm tiếp theo được ưu tiên là Củng
cố hệ thống, nâng cấp một bước hệ thống giám sát và quản trị rủi ro thanh
khoản, rủi ro thị trường, rủi ro vận hành trên toàn hệ thống đảm bảo tăng trưởng
an toàn bền vững. Tạo đột phá trong chiến lược ngân hàng bán lẻ một cách đồng
bộ trên các địa bàn trọng điểm lựa chọn. Thúc đẩy quá trình cá biệt hóa trong
xây dựng các chính sách kinh doanh, chính sách khách hàng. Đặc biệt mở rộng
cơ sở khách hàng thong qua các chương trình marketing tạo tiền đề cho việc đẩy
mạnh hơn nữa chiến lược phát triển trong những năm tiếp theo, tạo ra hiệu quả
hoạt động kinh doanh cho ngân hàng và giá trị cho cổ đông trong tương lai. Tất
cả định hướng đều nhằm để Techcombank đạt tới:
- Một ngân hàng với hình ảnh AN TOÀN, THUẬN TIỆN và THÂN
THIỆN với khách hàng
- Một ngân hàng bán lẻ được ưa thích với các dịch vụ tiện ích, đồng bộ,
trọn gói tại các tỉnh thành phố lớn của Việt Nam
- Một ngân hàng có chính sách khách hàng riêng biệt và có những sản
phẩm dịch vụ chủ đạo nổi bật, dẫn đầu trong từng phân thị khách hàng: phân thị
khách hàng cá nhân, phân thị khách hàng doanh nghiệp
- Một ngân hàng với hình ảnh Vững chắc và Tiềm năng với nhà đầu tư
- Hình ảnh một ngân hàng Chuyên nghiệp và Thách thức đối với người lao
động chất lượng cao
3.2. MỤC TIÊU CỦA TECHCOMBANK TRONG THỜI GIAN TỚI


3.2.1. Mục tiêu khách hàng và sản phẩm
- Đẩy mạnh triển khai chiến lược bán lẻ, Microbanking trên các địa bàn
trọng điểm, đặc biệt chú trọng chất lượng dịch vụ, hoàn thiện cơ cấu tổ chức,
văn hóa và bán hàng. Tăng cường sự hỗ trợ của công nghệ trong sản phẩm, quy
trình, ứng dụng dịch vụ… Các sản phẩm chủ đạo là thẻ, tài khoản, huy động,
cho vay nhà, tín dụng tiêu dung
- Thúc đẩy đánh giá và hoàn thiện một chính sách khách hàng riêng dành
cho khách hàng doanh nghiệp lớn, khách hàng doanh nghiệp SME, và hộ kinh
doanh nhỏ MSME. Mở rộng cơ sở khách hàng ưu tiên phát triển dịch vụ và
nhóm sản phẩm cho đối tượng khách hàng Microbanking thong qua mạng lưới
các chi nhánh
- Các năm tới chú trọng nâng cao hiệu quả của hoạt động bằng cách đẩy
mạnh việc bán chéo các sản phẩm dịch vụ, tăng cường thu phí dịch vụ. Đối
tượng ưu tiên là các tổng công ty Nhà nước, các công ty có quy mô mạng lưới
rộng, co nhu cầu sử dụng nhiều dịch vụ của ngân hàng. Phát triển tín dụng một
cách có chọn lọc, tập trung vào các ngành ít chịu ảnh hưởng của khủng hoảng
kinh tế như thực phẩm, đồ uống, hàng tiêu dung, dược phẩm và thiết bị y tế,
xuất khẩu may mặc, thủy hải sản
- Củng cố Contact Center tại Hà Nội với tập trung vào phân tích thong tin
khách hàng, dịch vụ khách hàng và bán hàng qua mạng lưới điện tử
3.2.2. Mục tiêu tài chính
Sau đây là một số chỉ tiêu tài chính của Techcombank cho đến năm 2015
Bảng 8: Kế hoạch chỉ tiêu tài chính của Techcombank từ năm
2010 đến 2015
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2010
2011
2012 2013 2014 2015
Tổng tài sản

144.382 193.208
260.533
337.597 435.067 530.555
Vốn điều lệ 6.932 9.012 11.715 15.203
19.755 28.774
Tổng huy động 128.670 180.748 243.370 315.392
406.082 496.580
Tổng dư nợ
93.629 144.572 200.779 268.767 364.727 459.552
Lợi nhuận trước thuế
3.467 4.805 6.370 8.203 10.700 13.517
Lợi nhuận sau thuế
2.600 3.604 4.778 6.152 8.025 10.138
Vốn điều lệ bình quân
6.166 7.927 10.364 13.459 17.479 24.264
Nguồn: Tờ trình phương án tăng vốn điều lệ của Techcombank
Từ bảng trên ta có thể mục tiêu tài chính Techcombank đặt ra trong những
năm tới là khá cao và ổn định. Để thực hiện được các mục tiêu này đòi hỏi toàn
bộ hệ thống ngân hàng Techcombank phải làm việc một cách nghiêm túc và
nhiệt tình.
3.2.3. Mục tiêu phát triển nguồn lực, mạng lưới
- Tập trung phát triển nguồn lực nhằm chuẩn bị cho các bước phát triển lớn
trong những năm tiếp theo với trọng tâm là củng cố an toàn hệ thống, đồng thời
tiếp tục phát triển có trọng điểm và đột phá một số lĩnh vực có tầm quan trọng
chiến lược. Nâng cao khả năng của đội ngũ bán hàng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ
trẻ cho việc mở rộng hoạt động của ngân hàng và các chương trình tập trung
quản lý trong kiểm soát, hỗ trợ kinh doanh, thẩm định tập trung, kế toán tập
trung…
- Tập trung xây dựng, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động bằng việc
cải thiện chất lượng dich vụ vủa cán bộ giao dịch khách hàng đặc biệt đối với kế

toán giao dịch.
- Tiếp tục thực hiện chiến lược phát triển mạng lưới tại các vùng ưu tiên
theo chiến lược đã đề ra, dự kiến mở them 12 chi nhánh và 50 phòng giao dịch,
nâng cấp một số phòng giao dịch thuộc chi nhánh, củng cố hoạt động của các
chi nhánh, phòng giao dịch cũ
3.3. NHỮNG GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
TECHCOMBANK
3.3.1. Xây dựng quy trình cấp tín dụng đúng và hiệu quả
Techcombank đã có một quy trình cấp tín dụng đúng và có hiệu quả. Tuy
nhiên muốn công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng tốt hơn nữa, ngân hàng cần
hoàn thiện thêm quy trình cấp tín dụng để quy trình này đưa vào hoạt động một
cách có hiệu quả hơn
* Thứ nhất : khâu thẩm định tài chính khách hàng trước khi cho vay
Bước 1 : Cần xác định được hệ số tài chính cơ bản của Doanh nghiệp như
+ Hệ số về khả năng thanh toán : trên cơ sở xác định được hệ số này Ngân
hàng đánh giá được khả năng hoàn trả vốn vay Ngân hàng
+ Hệ số về cơ cấu nguồn vốn : Việc tính toán hệ số cơ cấu nguồn vốn cho
phép khả năng đánh giá tài chính của Doanh nghiệp. Nếu trong cơ cấu nguồn
vốn mà vốn tự có chiếm tỷ lệ lớn thì khả năng tài chính của Doanh nghiệp ở
mức tốt, ngược lại nếu vốn vay Ngân hàng và các nguồn vốn chiếm dụng khác
là cơ bản thì khả năng tài chính của người vay là không được tốt.
+ Hệ số về hoạt động : ở chỉ tiêu này, Ngân hàng nhận biết được khả năng
hoạt động, sử dụng vốn và khả năng quản lý của Doanh nghiệp.
+ Hệ số doanh lợi : phản ánh chỉ tiêu sinh lời của Doanh nghiệp
Bước 2 : Phương pháp phân tích khả năng tài chính của Doanh nghiệp
+ Dùng số liệu của kỳ mới nhất so sánh với số liệu của các kỳ trước để
thấy được xu hướng biến động tài chính là tốt hay xấu.
+ Dùng một số chỉ tiêu cơ bản của các Doanh nghiệp cùng nghành ở mức
trung bình để so sánh đánh giá mức độ tốt hay xấu so với Doanh nghiệp mà
Ngân hàng sẽ đầu tư.

+ Thẩm định khả năng quản lý và uy tín của người vay.
+ Thẩm đinh sự chấp nhận của xã hội đối với sản phẩm mà người vay kinh
doanh
+ Thành lập hội đồng giám định tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh.
+ Thành lập bộ phận đánh giá rủi ro tín dụng.
* Thứ 2 : Quyền cấp tín dụng của mỗi cá nhân
Mỗi khoản tín dụng được cấp bao giờ cũng xuất phát từ đề nghị của cán bộ
tín dụng, song mỗi cán bộ tín dụng đều được ký đề nghị cho vay như nhau
không phụ thuộc vào trình độ năng lực, nhận thức, học vấn của cán bộ tín dụng,
đó là điều hoàn toàn không khoa học và rất có thể rủi ro lớn khi chấp nhận đề
nghị cho vay những khoản tiền lớn của cán bộ tín dụng có trình độ năng lực
yếu, học vấn thấp. Chính vì vậy, cần quy định cụ thể mức ký đề nghị cho vay
của cán bộ tín dụng theo trình độ năng lực và học vấn.
* Thứ ba : giám sát khoản vay
Thành lập tổ giám sát khách hàng sử dụng tiền vay.
* Thứ tư : tăng cường và nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa
phương và các tổ chức đoàn thể đối với cho vay hộ nông dân
+ Các tổ chức đoàn thể chỉ được thực hiện một số khâu như tiếp nhận đơn,
lập danh sách, kết hợp cùng với Ngân hàng trong việc thẩm định, giám sát sử
dụng tiền vay và đôn đốc thu nợ.
+ Trình độ nhận thức của hộ nông dân còn hạn chế, đời sống còn bấp bênh,
không ổn định rất dễ phát sinh tư tưởng chây ỳ, không trả nợ, nhưng nếu có sự
can thiệp của chính quyền địa phương và các đoàn thể thì sẽ hạn chế được rất
nhiều những tư tưởng xấu đó
* Thứ năm : Các giải pháp nhằm xử lý các khoản nợ cho vay khó đòi.
+ Phương pháp khai thác : đây là phương pháp mà các ngân hàng thương
mại thường áp dụng vì không gây ảnh hưởng xấu cho người vay, không làm mất
uy tín của người vay trong việc kinh doanh, không dựa vào các công cụ pháp lý
để thu hồi nợ Ngân hàng, có thể tư vấn cho người vay những ý kiến về sản xuất,
tiêu thụ sản phẩm, thu tiền nợ đọng, tìm các biện pháp để tăng thêm vốn như

bán thêm cổ phiếu.... hoặc có thể cho vay thêm khi xét thấy cho vay tiếp làm
Doanh nghiệp giải toả được bế tắc trong kinh doanh.
+ Phương pháp thanh lý: Ngân hàng buộc người vay phải tuân thủ theo các
điều khoản của hợp đồng cho vay, áp dụg các biện pháp pháp lý để thu hồi nợ
vay. Ngân hàng có thể tiến hành bán đấu giá tài sản cố định, tài sản cầm cố để
thu hồi nợ hoặc chuyển hồ sơ sang cơ quan pháp luật để xử lý theo pháp luật.
3.3.2. Xây dựng hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng phù hợp
Hệ thống xếp hạng khách hàng của Techcombank dựa vào các tiêu chí
phần lớn được triển khai thông qua kinh nghiệm cũng như thực tế cấp tín dụng
tại Techcombank và môi trường tín dụng tại Việt Nam của Ban lãnh đạo cũng
như các cán bộ nhiều kinh nghiệm. Đây là điều rất tốt trong một môi trường
hoạt động mới mẻ như hịên nay. Tuy nhiên, thông qua thực tế tín dụng và phân
đoạn thị trường của ngân hàng như hiện nay, hệ thống chấm điểm và xếp hạng
tín dụng của Techcombank hiện nay vẫn còn nhiều điểm chưa phù hợp, đặc biệt
là khi áp dụng đối với các doanh nghiệp Việt Nam – một nhóm khách hàng mà
các yếu tố tài chính hầu như là con số 0, trong khi hệ thống xếp hạng hiện nay
của Techcombank yếu tố tài chính chiếm tỷ lệ cao nhất, dẫn đến một số khách
hàng xếp lọai xấu nhất (CC) là những khách hàng có khả năng trả nợ tốt nhất và
phải chịu mức lãi suất cao nhất theo tiêu chí xếp hàng của Techcombank. Vấn
đề bất cập trong hệ thống xếp hạng của Techcombank một mặt làm cho
Techcombank không đánh giá được chính xác các rủi ro tín dụng sẽ xảy ra đối
với khách hàng nào, mặt khác với quyđịnh lãi suất cho vay áp dụng dựa vào
mức xếp hạng của khách hàng thì khả năng Techcombank không tiếp thị được

×