Tải bản đầy đủ (.pdf) (185 trang)

Điều tra chống bán phá giá dưới góc độ luật so sánh : Luận án tiến sĩ Luật học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 185 trang )

MẪU BÌA LUẬN ÁN CÓ IN CHỮ NHŨ Khổ 210 x 297 mm
NGUYỄN TÚ

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN TÚ

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

ĐIỀU TRA CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ
DƯỚI GÓC ĐỘ LUẬT SO SÁNH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

KHÓA: 2009-2012

HÀ NỘI - 2013


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN TÚ

ĐIỀU TRA CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ
DƯỚI GÓC ĐỘ LUẬT SO SÁNH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật kinh tế


Mã số: 62.38.50.01

Người hướng dẫn khoa học:
1-

PGS.TS Phạm Duy Nghĩa

2-

PGS.TS Lê Thị Thu Thủy

HÀ NỘI - 2013


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1.

ADA (Antidumping Agreement) – Hiệp định chống bán phá giá

2.

APO (Administrative Protective Order) – Lệnh bảo vệ hành chính

3.

BPI (Business proprietary Information) – Thông tin có giá trị thương mại

4.

BIA (Best Information Available) Thông tin sẵn có tốt nhất


5.

CBSA (Canada Border Services Agency) - Cơ quan dịch vụ biên giới Canada

6.

DOC (Department of commerce) - Bộ thương mại HoaKỳ

7.

DSB (Dispute Settlement Body) - Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO

8.

EC (European Commission) - Ủy ban Châu Âu

9.

EU (European Union) – Liên minh Châu Âu

10. FA (Fact Available) Thông tin sẵn có
11. FDI (Foreign Direct Investment) – Đầu tư trực tiếp nước ngoài
12. MFN (Most favoured nation) - Nguyên tắc tối huệ quốc
13. GATT (General Agreement on Tariffs and Trade) Hiệp định chung về thuế quan
và thương mại
14. ITC (International Trade Commission) - Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ
15. ME (Market Economy)- Nền kinh tế thị trường
16. NME (None Market Economy) – Nền kinh tế phi thị trường
17. OECD (Organisation for Economic Co-operation and Development)- Tổ chức

hợp tác và phát triển kinh tế.
18. TTHC – Luật Tố tụng Hành chính
19. TRAO (Trade Remedy Assistance Office)- Văn phòng trợ giúp thương mại của
ITC
20. USTR (U.S. Trade Representative) – Đại diện thương mại Hoa Kỳ
21. URRA – Đạo luật về Hiệp định ADA của Hoa Kỳ
22. VCCI – Phòng công nghiệp và Thương mại Việt Nam
23. VERs (Voluntary Export Restrain)- Tự nguyện hạn chế xuất khẩu
24.

WTO (World Trade Organization) - Tổ chức thương mại thế giới


MỤC LỤC
STT

Danh mục

Trang

Phần mở đầu

2

1

Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu

2


2

Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu

8

3

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

9

4

Những điểm mới của luận án

10

5

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

10

Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết và Tổng quan tình hình nghiên

12

cứu
1.2.


Cơ sở lý thuyết

12

1.3.

Tổng quan tình hình nghiên cứu

13

Chƣơng 2: Những vấn đề lý luận về bán phá giá, chống

27

bán phá giá và điều tra chống bán phá giá
2.1.

Khái niệm, phân loại hành vi và tác động của bán phá giá

27

2.2.

Chống bán phá giá và một số khái niệm trong điều tra chống

35

bán phá giá
Chƣơng 3: Thực trạng pháp luật về điều tra chống bán


67

phá giá
3.1.

Cơ quan chống bán phá giá và điều kiện để điều tra chống bán

67

phá giá
3.2.

Tổ chức hoạt động điều tra chống bán phá giá

81

3.3.

Bảo mật thông tin trong điều tra chống bán phá giá và rà soát

98

quyết định chống bán phá giá
Chƣơng 4: Định hƣớng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật

113

Việt Nam về điều tra chống bán phá giá
4.1.


Định hướng hoàn thiện pháp luật về điều tra chống bán phá giá

114

4.2.

Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về điều tra chống bán

129

phá giá
Kết luận

144

1


Phần mở đầu
1.

Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Trong thương mại quốc tế, hành vi bán phá giá hàng hóa xuất khẩu của các

nhà sản xuất/xuất khẩu nước ngoài và hoạt động chống bán phá giá của chính phủ
nước nhập khẩu luôn xảy ra một cách phổ biến. Với nhiều mục đích khác nhau (kể
cả bán phá giá và chống bán phá giá), những hành vi này có thể sẽ gây tổn hại cho
tự do thương mại quốc tế, gây thiệt hại cho nhiều ngành sản xuất, thiệt hại đối với
người lao động cũng như đối với nền kinh tế của các quốc gia có liên quan.

Chính sách chống bán phá giá đã xuất hiện cách đây hơn 100 năm. Canada là
quốc gia đầu tiên ban hành luật chống bán phá giá vào năm 1904 (An Act to Amend
the Customs Tariff 1897, 4 Edw VIII, I Canada Statutes 111 (1904), New Zealand
1905, Australia ban hành năm 1906 (Industries Preservation Act 1906), Nam Phi và
Vương quốc Anh 1921…Hoa Kỳ ban hành luật chống bán phá giá đầu tiên vào năm
1916. Trong khi quy định chống bán phá giá đầu tiên của Hoa Kỳ còn nằm trên
giấy, chưa có vụ kiện nào được áp dụng thì đến năm 1919 Ủy ban thuế quan Hoa
Kỳ đã xem xét lại luật chống bán phá giá 1916 và kết luận luật này chưa thể áp
dụng vào thực tiễn để thực hiện các vụ kiện chống bán phá giá [78, tr.5]. Luật
chống bán phá giá 1921 của Hoa Kỳ đã ra đời từ bối cảnh đó, bản chất của đạo luật
này cũng tương tự như đạo luật chống bán phá giá của Canada có hiệu lực thời đó.
Mối quan tâm xây dựng luật phá giá lúc này của Hoa Kỳ là do cơ cấu ngành công
nghiệp của nước Đức, một số doanh nghiệp ở Đức có ưu thế về khoa học công
nghệ, lợi dụng ưu thế của các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh (cartel-Kartell) và được
bảo hộ thuế quan, đó là những nhân tố dẫn đến nguyên nhân bán phá giá nhiều hơn.
Sau khi một loạt quốc gia đơn phương ban hành luật chống bán phá giá, đã
xuất hiện một số sáng kiến đa phương phân tích và bàn về chính sách này. Năm
1922 Hội Quốc liên (League of Nations), một tổ chức mang tính tiền thân của Liên
hợp quốc, đã tổ chức một nghiên cứu về bán phá giá và sự khác biệt giá. Sau đó bản
ghi nhớ về chống bán phá giá do Jacob Viner soạn thảo cũng đã được ghi nhận. Tuy
nhiên, không có Hiệp định về chống bán phá giá nào được ký kết.
Sau khi Liên hợp quốc được thành lập, một thỏa thuận chung đã đạt được tại
GATT 1947. Trong các phiên đàm phán, Hoa Kỳ đã đưa ra những đề xuất quan

2


trọng, cáo buộc bán phá giá và trợ cấp hàng hóa là hành vi cạnh tranh thương mại
bất bình đẳng. Điều VI của GATT đã đặt ra các nguyên tắc cơ bản về chống bán
phá giá. Theo đó, thuế chống bán phá giá có thể được ấn định khi hành vi bán phá

giá là nguyên nhân gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đối với ngành sản
xuất trong nước. GATT không quy định cụ thể hình thức quản lý và cách tính toán,
mà giành cho các quốc gia tham gia ký kết quy định cơ chế cho riêng mình.
Do quy định thiếu chi tiết về phương pháp và cơ chế quản lý trong điều VI
dẫn đến hoạt động chống bán phá giá không thống nhất. Vì thế, đây là lĩnh vực
quan trọng đầu tiên được cải cách trong lịch sử GATT [78, tr.7]. Vòng đàm phán
Kennedy đã thông qua Hiệp định 1967 về thực thi điều VI (the Kennedy Round
Anti-Dumping Code). Một số điểm chính là các quy định về thuế có thể chỉ bị ấn
định sau khi điều tra sơ bộ cho thấy có hành vi bán phá giá và thiệt hại. Hiệp định
cũng khuyến nghị áp thuế thấp hơn biên độ phá giá khi mà mức thuế thấp hơn đó
loại bỏ được thiệt hại. Đồng thời xác định ngành công nghiệp là những nhà sản xuất
có sản lượng gộp lại chiếm một phần lớn trong tổng sản phẩm. Trong mối quan hệ
nhân quả, phá giá phải được xem như là các “nguyên nhân chủ yếu” gây ra thiệt hại.
Hiệp định này có hiệu lực vào năm 1967. Tuy nhiên Hoa Kỳ đã không phê chuẩn
Hiệp định 1967, vì vậy mức độ áp dụng của Hiệp định này vào thực tiễn là rất ít.
Vòng đàm phán Tokyo về thương mại đa phương được ký kết vào năm 1979
và có hiệu lực năm 1980, đã xác định rõ hơn về bán phá giá và thiệt hại so với điều
VI của GATT 1947, quy định chi tiết về trình tự và thủ tục trong quá trình điều tra.
Tuy nhiên, các quy định về chống bán phá giá ở Hiệp định vòng đàm phán Tokyo
cũng mới chỉ là quy định khung, còn có nhiều điểm chưa rõ ràng, còn gây tranh cãi
và thực tế là chỉ có 27 thành viên bị ràng buộc với Hiệp định này [123, truy cập lần
cuối 17/07/2012].
Vòng đàm phán Uruguay về thương mại đa phương kết thúc vào ngày
15/4/1994, đã thông qua Hiệp định ADA (Agreement on Implementation of Article
VI of the General Agreement on Tariffs and Trade 1994). Vì nhiều lý do, chống bán
phá giá là vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất trong giai đoạn cuối của vòng đàm phán
Uruguay. Tuyên bố các Bộ trưởng được thông qua ở Punta Del Este ngày 20/9/1986
khởi động vòng đàm phán Uruguay đã không có một tham chiếu rõ ràng về chống

3



bán phá giá [92]. Lúc đầu, cải cách chống bán phá giá đơn giản chỉ được xem xét
dưới thỏa thuận chung nhằm “cải tiến, làm rõ hoặc mở rộng, cũng như cho phù
hợp” với Hiệp định vòng đàm phán Tokyo [92,93]. Năm 1988, một số quốc gia chỉ
yêu cầu một nghiên cứu thống kê từ Ban thư ký của GATT về vấn đề áp dụng các
biện pháp chống bán phá giá.
Tuy nhiên, sau đó Ủy ban thực hành về chống bán phá giá đã xem xét một
loạt các văn bản pháp lý đã sửa đổi của Hoa Kỳ và EU, cơ quan giải quyết tranh
chấp cũng bắt đầu xem xét đến các vấn đề chống bán phá giá ở mức độ nhiều hơn.
Có lẽ khiếu nại quan trọng nhất là từ một đề xuất của Nhật Bản, quốc gia này đã đi
đầu trong việc yêu cầu cơ quan giải quyết tranh chấp buộc bồi thường thiệt hại. Vấn
đề thực tế là, các quốc gia đã đã bắt đầu xem cơ chế giải quyết tranh chấp của
GATT như là một giải pháp mang tính khả thi thay thế cho việc bỏ ra các khoản
“chi phí” lớn để bảo vệ quyền lợi của mình tại nước ngoài. Tiếp theo đó, Tổng giám
đốc GATT đã trình bày văn bản đề xuất của mình như là một phần của bản thảo
cuối cùng của Hiệp định và sau đó được gọi là bản thảo Dunkel [61]. Trong khi các
nhà đàm phán không muốn trở lại các tranh cãi về những vấn đề rộng lớn hơn của
bản thảo Dunkel vì lo ngại gây ra bất ổn cho đàm phán. Các tranh cãi về cải cách
chống bán phá giá cũng đã đề cập các câu hỏi liên quan đến chủ quyền, sự tôn trọng
và nguyên tắc Lotus trong luật quốc tế.
Hiệp định ADA ra đời không phải là Hiệp định riêng lẻ, nó khác với quy
định về chống bán phá giá của Hiệp định vòng đàm phán Tokyo. Vì thế, tất cả các
thành viên của WTO bị ràng buộc bởi Hiệp định này kể từ thời điểm Hiệp định
WTO có hiệu lực với họ. Hiệp định này quy định các yêu cầu cụ thể về thủ tục khi
họ trở thành chủ thể tranh chấp của WTO.
Như vậy, lịch sử pháp luật chống bán phá giá đã xuất hiện và tồn tại trên thế
giới hơn 100 năm nay. Các quy định pháp luật về chống bán phá giá đã được đàm
phán, cải cách và thông qua một Hiệp định chung điều chỉnh về hoạt động chống
bán phá giá trong thương mại quốc tế. Theo đó, Hiệp định ADA đã quy định đến

các vấn đề liên quan đến hình thức tổ chức quản lý, thời hạn điều tra, cách tính giá
trị thông thường, xem xét theo thủ tục tư pháp.v.v…

4


Hiệp định ADA ra đời đã chấm dứt những quy định tùy ý của các quốc gia
thành viên, hạn chế phần nào tình trạng lạm dụng chính sách chống bán phá giá để
bảo hộ ngành sản xuất trong nước. Cũng tính từ khi Hiệp định ADA ra đời, chính
sách chống bán phá giá đã được rất nhiều quốc gia thành viên áp dung nhằm bảo vệ
ngành sản xuất trong nước.
Tuy nhiên, Hiệp định ADA được thông qua không có nghĩa là các quy định
về chống bán phá giá trong thương mại quốc tế đã được hoàn thiện. Hiện nay đang
có rất nhiều quan điểm nêu lên những bất cập của Hiệp định ADA, những vấn đề
liên quan đến việc sửa đổi Hiệp định ADA đang được tranh luận tại vòng đàm phán
Doha mà vẫn chưa đi đến hồi kết.
Đối với Việt Nam, việc tham gia WTO, thực hiện các điều ước quốc tế nói
chung và Hiệp định ADA nói riêng có một vai trò rất quan trọng, là cơ sở pháp lý
trong việc tăng cường và mở rộng các quan hệ thương mại quốc tế. Bên cạnh đó,
việc thực hiện các điều ước quốc tế đã góp phần tích cực trong việc xây dựng và
hoàn thiện hệ thông pháp luật nói chung và pháp luật về chống bán phá giá nói
riêng.Văn bản pháp luật đầu tiên điều chỉnh hành vi bán phá giá hàng hóa nhập
khẩu là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
số 04/1998/QH10 ngày 20/5/1998 cho phép áp dụng thuế bổ sung đối với hàng
nhập khẩu bị bán phá giá vào Việt nam (Điều 1), Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ ngày 4/4/2001 về việc quy định xây dựng nguyên tắc áp
dụng thuế chống bán phá giá. Tuy nhiên, các quy định trong hai văn bản pháp lý
này chưa có những quy định cụ thể về thẩm quyền, thủ tục điều tra và áp dụng thuế
chống bán phá giá cũng như cách thức xác định hành vi bán phá giá... Năm 2004
Ủy ban thường vụ Quốc Hội đã ban hành Pháp lệnh chống bán phá giá số

20/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/04/2004. Đây là văn bản pháp luật đầu tiên điều
chỉnh trực tiếp, toàn diện vấn đề chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt
Nam. Tiếp theo là các văn bản hướng dẫn thi hành của Chính phủ: Nghị định số
90/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp
lệnh Chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam; Nghị định số
04/2004/NĐ-CP ngày 09/01/2006 về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống

5


trợ cấp và tự vệ; Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 09/01/2006, quy định về chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cục quản lý cạnh tranh. Các văn
bản khác như Quyết định số 32/QĐ-QLCT ngày 15/5/2008 của Cục quản lý cạnh
tranh, ban hành mẫu hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá; Luật thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14/06/2005; Thông tư của Bộ Tài
chính số 106/2005/TT-BTC ngày 05 tháng 12 năm 2005, hướng dẫn thu, nộp, hoàn
trả thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và các khoản đảm bảo thanh toán
thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp.
Về hoạt động chống bán phá giá trên thế giới, mục đích ra đời của pháp luật
chống bán phá giá là để bảo vệ ngành sản xuất trong nước ở quốc gia nhập khẩu,
bảo vệ thị trường nước nhập khẩu được vận hành một cách lành mạnh. Tuy nhiên,
thực tiễn cũng cho thấy là nhiều quốc gia đã bị khiếu nại, vì sử dụng công cụ chống
bán phá giá không chỉ để bảo vệ ngành sản xuất trong nước mà còn lạm dụng công
cụ này để “bảo hộ” quá mức cho ngành sản xuất trong nước hoạt động kém hiệu
quả.
Giai đoạn trước năm 1995, biện pháp chống bán phá giá chủ yếu được áp
dụng ở các quốc gia phát triển (Hoa Kỳ, EU, Canada…). Tuy nhiên, kể từ khi Tổ
chức thương mại thế giới WTO được thành lập cho đến nay, công cụ bán phá giá
không chỉ giới hạn ở các quốc gia phát triển, mà ngày càng được sử dụng rộng rãi

bởi nhiều quốc gia. Điểm mới của vấn đề là các nước đang phát triển đang dẫn đầu
các quốc gia áp dụng biện pháp chống bán phá giá nhiều nhất trên thế giới. Từ năm
1995-2011 Ấn Độ khởi xướng 656 vụ kiện, hơn cả những quốc gia có kinh nghiệm
và thói quen sử dụng công cụ này như Hoa Kỳ 458 vụ và EU 437 vụ [127, truy cập
lần cuối ngày 20/07/2012].
Liên quan đến Việt Nam, tính đến tháng 07/2012, các ngành sản xuất của
Việt Nam đã phải đối mặt với 44 vụ kiện chống bán phá giá ở nước ngoài [126, truy
cập lần cuối ngày 20/07/2012], số lượng các vụ kiện ngày càng tăng, quy mô các vụ
kiện ngày càng lớn. Điều đó cho thấy mức độ nghiêm trọng mà các vụ kiện này đã
gây ra cho doanh nghiệp Việt Nam và ngành sản xuất trong nước … Có nhiều lý do
khác nhau, trong số các vụ việc mà phía Việt Nam bị kiện thì đáng kể hơn (về số
lượng và thiệt hại) là các vụ kiện được khởi phát từ phía Hoa kỳ và EU. Điều đáng

6


quan tâm hơn là, chính sách và pháp luật về chống bán phá giá hàng nhập khẩu của
một số quốc gia thường xuyên sử dụng biện pháp chống bán phá giá như Hoa Kỳ,
EU, Canada… lại có khá nhiều nội dung, thủ tục khác biệt và phức tạp hơn so với
quy định chung của WTO.
Trong khi các doanh nghiệp Việt Nam còn đang tập trung tiệm cận thị trường
nước ngoài, lo đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá ở các quốc gia nhập khẩu,
thì thị trường nội địa đã bị các doanh nghiệp nước ngoài áp đảo, mà rõ nhất là hàng
hóa nhập khẩu từ Trung Quốc và một số nước lân cận như Hàn Quốc, Thái Lan, Đài
Loan…. Theo số liệu của WTO, Trung Quốc đang là nước bị điều tra chống bán
phá giá nhiều nhất trên thế giới, tính từ ngày 31/12/1995 cho đến ngày 31/12/2011
Trung Quốc đã phải đương đầu với 853 vụ kiện điều tra chống bán phá giá, đứng
đầu các quốc gia bị kiện trên toàn cầu. Điều này cho thấy số lượng các vụ kiện mà
hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc phải đương đầu là khổng lồ. Ngoài Trung Quốc,
hàng hóa của nhiều quốc gia khác đang có mặt tại Việt Nam và chiếm một thị phần

đáng kể đều nằm trong danh sách các quốc gia bị kiện chống bán phá giá cao trên
thế giới, cụ thể: Hàn Quốc 284 vụ (đứng thứ hai sau Trung Quốc); Đài Loan 211 vụ
(đứng vị trí thứ tư), Thái Lan 164 vụ (đứng vị trí thứ bảy)…[127, truy cập lần cuối
ngày 20/07/2012].
Như vậy, xu hướng trên thế giới, cũng như thực tiễn vận hành của nền kinh
tế Việt Nam hiện nay cho thấy nhu cầu hoàn thiện và áp áp dụng công cụ chống bán
phá giá để bảo vệ ngành sản xuất trong nước, cũng như bảo vệ cho nền kinh tế được
vận hành một cách lành mạnh là cấp thiết. Tuy nhiên, bên cạnh hệ thống pháp luật
về chống bán phá giá và pháp luật về về các lĩnh vực liên quan đến điều tra chống
bán phá giá còn chưa hoàn thiện, thiếu tương thích; vị thế của nền kinh tế Việt Nam
trên thị trường quốc tế sẽ là những nguyên nhân gây ra khó khăn cho Việt Nam khi
áp dụng chính sách này vào thực tiễn, bởi các lý do sau:
Thứ nhất, với hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh chống bán phá giá
được cho là khá nhiều, nhưng khi so sánh, đối chiếu với Hiệp định ADA và pháp
luật về chống bán phá giá của Hoa Kỳ, EU thì pháp luật chống bán phá giá của Việt
Nam còn nhiều vấn đề cần phải hoàn thiện, nhiều quy định chưa đủ chi tiết, không
rõ ràng, còn chung chung; sự chưa hoàn toàn tương tích giữa pháp luật về chống

7


bán phá giávới pháp luật về thuế Xuất khẩu, Nhập khẩu; Pháp luật về Hải quan,
Pháp luật về Tố tụng hành chính.v.v…
Thứ hai, Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế khá nhỏ bé, các ngành sản
xuất trong nước còn lạc hậu, manh mún, rời rạc và mức độ cạnh tranh thua kém rất
nhiều so với các sản phẩm tương tự của các nhà sản xuất trên thế giới. Do vậy, khi
áp dụng biện pháp chống bán phá giá với sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài, có thể
sẽ gây thiệt hại cho người tiêu dùng, hoặc là sự “bảo hộ” thái quá cho ngành sản
xuất trong nước kém cỏi và lạc hậu đó sẽ dẫn đến thiệt hại cho nền kinh tế, dẫn đến
sự “trả đũa” thương mại từ các quốc gia bị đánh thuế chống bán phá giá. Thực tiễn

cho thấy, những quốc gia bị kiện chống bán phá giá nhiều nhất lại là các nền kinh tế
lớn.
Mặc dù hiện thời có những khó khăn nhất định khi thực hiện khởi xướng và
điều tra các vụ kiện chống bán phá giá, có thể trong tương lai gần Việt Nam chưa
thể áp dụng thành công biện pháp phòng vệ này. Nhưng, việc nghiên cứu và hoàn
thiện pháp luật về điều tra chống bán phá giá là cần thiết phải làm, nhằm phục vụ
cho nhiệm vụ bảo vệ ngành sản xuất trong nước, bảo đảm cho nền kinh tế hoạt động
lành mạnh và phát triển trong tương lai.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1.

Mục đích nghiên cứu
Luận án được nghiên cứu để đạt được các mục đích sau đây:
Thứ nhất, từ việc nghiên cứu quy định pháp luật về điều tra chống bán phá

giá dưới góc độ luật so sánh nhằm tìm ra những bất cập của pháp luật Việt Nam về
điều tra chống bán phá giá. Từ đó, đặt ra phương hướng hoàn thiện và đưa ra những
kiến nghị để cụ thể để sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về điều tra chống bán
phá giá, nhằm đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ ngành sản xuất trong nước, bảo vệ quyền
lợi của người tiêu dùng và bảo đảm cho nền kinh tế được hoạt động lành mạnh. Bên
cạnh đó, mục đích của nghiên cứu là đáp ứng được nhu cầu hoàn thiện pháp luật về
điều tra chống bán phá giá trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc của WTO và Hiệp
định ADA.

8


Thứ hai, mục đích của việc nghiên cứu là tìm hiểu các quy định pháp luật
liên quan đến tổ chức và hoạt động điều tra chống bán phá giá của Hiệp định ADA,
của Việt Nam, Hoa Kỳ và EU. Từ đó, các doanh nghiệp, ngành sản xuất trong nước

của Việt Nam có thể dùng tài liệu để tham khảo khi phải đối mặt với các vụ kiện
chống bán phá giá ở nước ngoài, cũng như chủ động nộp đơn yêu cầu điều tra
chống bán phá giá ở Việt Nam khi nhận thấy hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài có
hành vi bán phá giá ở thị trường Việt Nam.
Thứ ba, mục đích của việc nghiên cứu nhằm cho thấy sự cần thiết của Chính
phủ, mà cụ thể là Bộ Công thương cần phải chủ động hơn nữa trong việc hỗ trợ
ngành sản xuất trong nước khi có dấu hiệu về hành vi bán phá giá ở thị trường Việt
Nam. Đặc biệt là, trong trường hợp cần thiết có thể chủ động tự khởi xướng điều
tra, không nhất thiết cứ phải chờ vào đơn yêu cầu của ngành sản xuất trong nước.
2.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, Nghiên cứu có hệ thống cơ sở lý luận của chính sách pháp luật

chống bán phá giá, quy định pháp luật về điều tra chống bán phá giá của WTO, Việt
Nam, Hoa Kỳ, EU;
Thứ hai, Nghiên cứu và làm sáng tỏ nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với các
quy định pháp luật về điều tra chống bán phá giá ở Việt Nam;
Thứ ba, Nghiên cứu so sánh các mô hình pháp luật về tổ chức và hoạt động
điều tra chống bán phá giá của Việt Nam với Hiệp định ADA, Hoa Kỳ và EU;
Thứ tư, Phân tích, đối chiếu và làm sáng tỏ thực trạng điều chỉnh pháp luật
về tổ chức và hoạt động điều tra chống bán phá giá nói ở Việt Nam.
3. Phạm vi và Đối tƣợng nghiên cứu
3.1.

Phạm vi nghiên cứu.
Luận án giới hạn ở nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan

đến chống bán phá giá và quy định pháp luật về tổ chức, hoạt động điều tra chống
bán phá giá đối với “hàng hóa nhập khẩu”. Nội dung phân tích quy định pháp luật

về một số khái niệm liên quan đến điều tra chống bán phá giá, cơ cấu tổ chức của cơ
quan chống bán phá giá, trình tự, thủ tục điều tra chống bán phá giá của Hiệp định

9


ADA, của pháp luật Việt Nam về chống bán phá giá, cũng như quy định tương ứng
của pháp luật Hoa Kỳ và EU.
3.2.

Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của luận án là cơ sở lý luận, cũng như thực tiễn về

hoạt động điều tra chống bán phá giá, cơ cấu tổ chức và hoạt động điều tra chống
bán phá theo Hiệp định ADA, pháp luật chống bán phá giá của Việt Nam, của Hoa
Kỳ và EU. Bên cạnh đó, một vài vụ kiện về chống bán phá giá cũng sẽ được phân
tích và đánh giá ở trong quá trình nghiên cứu.
4. Những điểm mới của luận án
Đề tài sẽ góp phần:
Thứ nhất, luận án đã phân tích một số khái niệm trong điều tra chống bán
phá giá như: sản phẩm tương tự, khái niệm về chứng cứ, khái niệm về lẩn tránh thuế
chống bán phá giá…Đây là những khái niệm đã được đề cập trong Hiệp định ADA
và pháp luật về chống bán phá giá của Việt Nam cũng đã có đề cập hoặc chưa đề
cập. Từ những phân tích này, luận án đã đưa ra những kiến nghị nhằm cụ thể hóa,
chi tiết hóa nội dung của các khái niệm trong pháp luật về điều tra chống bán phá
giá ở Việt Nam: (i) Cần phải quy định chi tiết nội dung của khái niệm sản phẩm
tương tự, về các đặc tính tương tự của các sản phẩm bị điều tra và sản phẩm nội địa
tương tự trong nước, tỷ lệ giống nhau bao nhiêu thì được coi là tương tự…; (ii) Quy
định rõ hơn về chứng cứ: nguồn gốc của chứng cứ, thủ tục để giao nộp chứng cứ,
chứng cứ được xem là thông tin sẵn có…; (iii) Quy định về lẩn tránh thuế chống

bán phá giá và chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá; (iv) Hoàn thiện các quy
định pháp luật về bảo mật thông tin trong điều tra chống bán phá giá.v.v...
Thứ hai, luận án phân tích thực trạng pháp luật về điều tra chống bán phá giá
của Việt Nam, trên cơ sở so sánh và đối chiếu với pháp luật Hoa Kỳ, EU về chống
bán phá giá, cũng như kinh nghiệm nội luật hóa pháp luật về chống bán phá giá của
các quốc gia này từ Hiệp định ADA. Từ đó, căn cứ vào tình hình thực tiễn Kinh tếxã hội của Việt Nam, luận án đưa ra những kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp
luật về điều tra chống bán phá giá liên quan đến các nội dung như: (i) Hoàn thiện
các quy định về chức năng và nhiệm vụ của cơ quan chống bán phá giá; (ii) Hoàn
thiện các quy định về giai đoạn điều tra sơ bộ;(iii) Hoàn thiện các quy định về các

10


biện pháp cam kết trong điều tra chống bán phá giá; (iv) Hoàn thiện các quy định
về rà soát tư pháp trong điều tra chống bán phá giá.v.v…
Thứ ba, cũng từ việc nghiên cứu, so sánh và đối chiếu quy định của Hiệp
định ADA, pháp luật về điều tra chống bán phá giá của Hoa Kỳ, EU. Luận án sẽ
cung cấp những thông tin quan trọng, có giá trị tham khảo cao cho các doanh
nghiệp, ngành sản xuất trong nước, nhà xuất khẩu Việt Nam khi phải đối phó với
các vụ kiện chống bán phá giá ở Hoa Kỳ, EU: (i) Các quy định về trình tự, thủ tục
điều tra chống bán phá giá; (ii) Quy định về thông tin sẵn có; (iii) Quy định về
chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá; (iv) Quy định về bảo mật thông tin trong
điều tra chống bán phá giá.v.v…
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về điều tra
chống bán phá giá dưới gó độ luật so sánh. Những kết luận và đề xuất, kiến nghị mà
luận án nêu ra đều có cơ sở khoa học và giá trị thực tiễn cao. Vì vậy, có ý nghĩa đối
với việc xây dựng và thực hiện pháp luật về chống bán phá giá nói chung và điều tra
chống bán phá giá nói riêng, góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp của ngành sản xuất
trong nước, bảo đảm sự vận hành lành mạnh của nền kinh tế, quyền lợi của người tiêu

dùng và lợi ích chung của xã hội.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
án gồm 4 chương:
Chương1: Cơ sở lý thuyết và Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Những vấn đề lý luận về bán phá giá, chống bán phá giá và điều tra
chống bán phá giá
Chương 3: Thực trạng pháp luật về điều tra chống bán phá giá
Chương 4: Định hướng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về điều tra
chống bán phá giá

11


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.

Cơ sở lý thuyết

1.1.1. Các câu hỏi nghiên cứu
Chủ đề chính của luận án này liên quan đến các quy định pháp luật về hoạt
động điều tra chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu. Để xác định các câu hỏi
nghiên cứu, phải tham khảo các tài liệu liên quan, phân tích các quy định của Hiệp
định ADA, và của một số quốc gia có quá trình lịch sử lâu dài đối với hệ thống
pháp luật chống bán phá giá, có kinh nghiệm áp dụng thuế chống bán phá giá
thường xuyên và được coi là rất hoàn thiện. Mục đích giải quyết các câu hỏi nghiên
cứu mà tác giả đưa ra không chỉ nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật của Việt Nam
về chống bán phá giá, mà còn dùng tài liệu tham khảo cho các doanh nghiệp trong
việc tự bảo vệ mình khi phải đối phó với các vụ kiện ở những quốc gia này.

Cụ thể có ít nhất 8 vấn đề nghiên cứu sau đây sẽ lần lượt được giải quyết
trong luận án này:
(1). Khái niệm sản phẩm tương tự;
(2). Chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá;
(3). Thủ tục nộp và rút đơn kiện chống bán phá giá;
(4). Tư cách đại diện trong đơn kiện chống bán phá giá;
(5). Quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan trong điều tra chống bán phá giá;
(6). Các biện pháp cam kết trong điều tra chống bán phá giá;
(7). Bảo mật thông tin trong quá trình điều tra chống bán phá giá;
(8). Rà soát tư pháp đối với kết quả điều tra chống bán phá giá.
Ngoài ra, còn có một số vấn đề khác cũng sẽ được đề cập và phân tích trong
phần nội dung của luận án.
1.1.2. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu sau đây sẽ được sử dụng trong quá trình nghiên
cứu:
1.1.2.1.

Phương pháp nghiên cứu so sánh pháp luật

Đây là phương pháp sẽ được thực hiện xuyên suốt trong luận án. Với phương
pháp này, tác giả sẽ so sánh và đối chiếu được các quy định của Hiệp định ADA,

12


quy định của pháp luật Việt Nam về chống bán phá giá, quy định của pháp luật Hoa
Kỳ và pháp luật EU về chống bán phá giá. Từ đó, chỉ ra được những bất cập mà
pháp luật chống bán phá giá của Việt Nam cần phải bổ sung, hoàn thiện, trên
nguyên tắc phải phù hợp với Hiệp định ADA, các quy định của WTO, phù hợp với
điều kiện, hoàn cảnh của nền kinh tế Việt Nam, với mục đích đáp ứng được nhiệm

vụ bảo vệ ngành sản xuất trong nước, cũng như bảo vệ quyền lợi của người tiêu
dùng và bảo đảm sự hoạt động lành mạnh của nền kinh tế.
1.1.2.2. Phương pháp chuyên gia
Với phương pháp này, Tác giả tham khảo ý kiến của các chuyên gia pháp lý,
các nhà nghiên cứu luật học. Đây là một phương pháp rất quan trọng, với sự góp ý
của các nhà nghiên cứu, của các chuyên gia cũng như những nhà tham gia trực tiếp
trong các vụ kiện chống bán phá giá sẽ giúp tác giả có cái nhìn hoàn thiện hơn,
những vấn đề mà giữa lý luận và thực tiễn còn chưa giải quyết được
1.1.2.3. Phương pháp thống kê số liệu
Phương pháp thống kê số liệu được sử dụng trong luận án, sử dụng phương
pháp này để cho thấy tình hình nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nội dung của
luận án, tình hình hoạt động chống bán phá giá trên thế giới và xu hướng của nó
trong những năm gần đây. Từ đó, có thể đưa ra được nhận định có tính khái quát và
xu hướng của hoạt động chống bán phá giá trong tương lai.
Ngoài ra, các phương pháp lịch sử, phân tích, logíc, tổng hợp, chứng
minh…cũng được sử dụng hợp lý xuyên suốt quá trình nghiên cứu.
1.2.

Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong phần tổng quan tình hình nghiên cứu, luận án chỉ đề cập đến các công

trình khoa học trong nước và quốc tế đã nghiên cứu đến những vấn đề có liên quan
đến các nội dung mà luận án cần phải làm rõ. Cụ thể, các vấn đề sau đây: Khái niệm
sản phẩm tương tự; Chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá; Thủ tục nộp và rút
đơn kiện chống bán phá giá; Tư cách đại diện trong đơn kiện chống bán phá giá;
Quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan trong điều tra chống bán phá giá; Các
biện pháp cam kết trong điều tra chống bán phá giá; Bảo mật thông tin trong quá
trình điều tra chống bán phá giá; Rà soát tư pháp đối với kết quả điều tra chống
bán phá giá.


13


1.2.1. Khái niệm về sản phẩm tương tự
Trong hoạt động chống bán phá giá, việc xác định “sản phẩm tương tự” một
cách chính xác có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc khởi xướng điều tra, quá trình
điều tra, cũng như ra quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập
khẩu. Hiện thời, khái niệm “sản phẩm tương tự được hiểu là sản phẩm giống hệt,
tức là sản phẩm có tất cả các đặc tính giống với sản phẩm đang được xem xét, hoặc
trong trường hợp không có sản phẩm nào như vậy thì là sản phẩm khác mặc dù
không giống ở mọi đặc tính nhưng có nhiều đặc điểm gần giống với sản phẩm được
xem xét”[2, điều 2.6].
Với khái niệm tưởng chừng đơn giản như vậy, nhưng khi áp dụng vào thực
tiễn thì vô cùng khó khăn, gây ra nhiều tranh cãi giữa các học giả, giữa các chuyên
gia và các quốc gia. Vì thế, có rất nhiều công trình trong và ngoài nước đã nghiên
cứu về khái niệm này, cụ thể là:
-

Konrad von Moltke, Reassessing„Like Products‟ Trade, Paper presented at

the Chatham House Conference, Trade, Investment and the Environment, 29 & 30
October 1998.
Trước hết tác giả này phân tích về “sản phẩm tương tự” trong giải quyết
tranh chấp của WTO, mọi vấn đề xoay quanh việc giải thích từ “like” trong “like
product”. Khái niệm sản phẩm tương tự là yếu tố cốt lõi được đề cập đến nhiều
phương diện trong hệ thống GATT/WTO. Hai nguyên tắc trung tâm của nó là Quy
chế Tối huệ quốc (MFN) và quy chế đối xử quốc gia đều phụ thuộc rất nhiều vào
khái niệm này. Theo GATT “bất cứ lợi thế, đặc ân, đặc quyền hoặc miễn trừ bởi
bất cứ bên ký kết nào đối với bất cứ sản phẩm nào có xuất xứ hoặc đến từ bất kỳ
quốc gia nào khác thì sẽ được giành ngay lập tức và vô điều kiện cho sản phẩm

tương tự xuất xứ hoặc đến từ lãnh thổ của tất cả các thành viên khác”[1, điều I.1].
“Sản phẩm của bất cứ quốc gia thành viên nào nhập khẩu vào lãnh thổ của quốc
gia thành viên khác sẽ không phải là đối tượng trực tiếp hoặc gián tiếp phải chịu
thuế, phí trong nước vượt quá mức thuế đã áp dụng trực tiếp, gián tiếp đối với sản
phẩm nội địa tượng tự” [1, điều III.2].
Theo tác giả này, từ “like” tiếng Anh không hoàn toàn tương ứng trong phiên
bản tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha. Phiên bản tiếng Pháp của GATT là

14


“equivalent” diễn tả sự “tương đương” mà thực sự thể hiện một gì đó khác nhau.
Các nhà soạn thảo đã chọn từ “like” là chính xác và phản ánh sự “không hoàn toàn
rõ ràng” của nó. Tác giả cũng cho rằng một số sản phẩm là “tương đương”
(equivalent) nhưng không giống (like), (ví dụ: Rượu wishky và rượu sake) hoặc là
một số sản phẩm là tương đương nhưng không giống (cá Hồi tự nhiên và cá Hồi
nuôi ở trang trại). Một trong những tranh chấp liên quan đến từ “like product” là vụ
việc đánh thuế rượu ở Nhật Bản. Cơ quan giải quyết tranh chấp đã vất vả với những
vấn đề, không chỉ vì tính “tương tự” giữa rượu Sake và những loại rượu khác được
nhập vào Nhật Bản được xác định một cách cảm tính, mà còn nguyên nhân nữa là
chính sách bảo hộ bằng thuế của Nhật Bản đã buộc một số quốc gia phải đưa vụ
kiện ra giải quyết tại WTO.
Từ nội dung phân tích trên cho thấy khái niệm về “sản phẩm tương tự” được
định nghĩa trong Hiệp định ADA cũng như trong GATT còn nhiều bất cập, chưa rõ
ràng dẫn đến sự chồng chéo và phát sinh nhiều tranh chấp trong thương mại quốc
tế.
-

Robert E. Hudec “Like Product”: The Differences in Meaning in GATT


Articles I and III, this article was originally published in thomas cottier & petros
mavroidis, eds., regulatory barriers and theprinciple of non-discrimination in world
trade law (University of Michigan Press 2000) p. 101-123
Theo tác giả, không thể áp dụng khái niệm “tương tự” mà không chỉ ra các
đặc tính để “cấu thành” sự “tương tự”. Tác giả này cho rằng, để so sánh được “sản
phẩm tương tự” cần phải xác định được các tiêu chí mà tính tương tự có thể đo
được, đó là các tiêu chí về đặc tính vật lý. Theo tác giả này, thì có sự định nghĩa
khác nhau về tính chất “tương tự” (likeness), có hai điều quan trọng mà khái niệm
“sản phẩm tương tự” được đề cập trong điều I và III của GATT là liên quan đến các
quy định cấm sự khác biệt trong việc xử lý một sản phẩm nhất định, với mục đích
ngăn chặn sự bóp méo cạnh tranh giữa các hàng hóa và vấn đề chính là “sản phẩm
tương tự” được quy định tại điều VI và điều XIX của GATT, theo đó nhà sản xuất
được bảo vệ khỏi sự cạnh tranh không lành mạnh từ các sản phẩm nhập khẩu. Có
rất nhiều khái niệm về tiêu chí của “tính tương tự” được đề cập trong các cuộc đàm
phán của GATT, như là khả năng thay thế của người tiêu dùng, chức năng tương tự,

15


đôi khi áp dụng tính tương tự mà sản phẩm đó không liên quan đến sự cạnh tranh
đối với hàng hóa đề cập trong bảng câu hỏi (ví dụ: hai sản phẩm đó được làm từ
nguyên liệu thô như nhau, bởi cùng người lao động, cùng nhà máy, từ một nguồn
vốn….)
-

Nguyễn Ngọc Sơn, Luận án Tiến sỹ về Pháp luật chống bán phá giá hàng

hóa nhập khẩu và cơ chế thực thi tại Việt Nam, Đại học Luật TPHCM, 2010
Phân tích rằng: “Pháp lệnh chống bán phá giá và NĐ 90/2005/NĐ-CP
không quy định những yếu tố nào được coi là đặc tính, đặc tính cơ bản của hàng

hóa. Thông thường, các yếu tố như đặc tính vật lý, công dụng, đặc tính kỹ thuật
của hàng hóa, cách thức trưng bày, phân phối và tiêu thụ của hàng hóa… được
coi là những đặc tính của sản phẩm”[34, mục 2.1.1.1].
Như vậy qua phân tích của các tác giả nêu trên cho ta thấy một vấn đề chung
trong nhận định là cần phải làm rõ tính “tương tự” (likeness), giống nhau ở mức độ
nào thì sẽ được xem là sản phẩm tương tự…với những quy định hiện tại trong luật
thì chưa đủ chi tiết để áp dụng thành công cho một vụ kiện cụ thể. Theo quy định,
“nhiều đặc tính cơ bản giống với hàng hóa bị điều tra” vậy đặc tính thế nào được
gọi là cơ bản? các tỷ lệ đó chiếm bao nhiêu phần trăm trong các đặc tính được coi là
nhiều để xem đó là sản phẩm tương tự…? Cần phải quy định rõ các tiêu chí của tính
“tương tự” để cơ quan chống bán phá giá có thể xác định được chính xác khi điều
tra sản phẩm nhập khẩu. Mặt khác chính sự quy định rõ ràng này nhằm tránh sự lạm
dụng của cơ quan điều tra, có thể gây tổn hại đến các quan hệ thương mại quốc tế.
1.2.2. Chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá
Lẩn tránh thuế chống bán phá giá là hiện tượng rất phổ biến trong thương
mại quốc tế. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có khái niệm thống nhất giữa các quốc
gia thành viên WTO. Vì thế, có khá nhiều đề tài khoa học nghiên cứu và đưa ra các
hướng giải quyết cho trường hợp lẩn tránh thuế chống bán phá giá, cụ thể như sau:
-

Lucia Ostoni, Anti-Dumping Circumvention in the EU and the US: Is There

a Future For Multilateral Provisions Under the WTO?, Fordham Journal of
Corporate & Financial Law, Volume 10, Issue 2, 2005.
Tác giả đã thống kê, phân tích các hiện tượng lẩn tránh thuế chống bán phá
giá trong thương mại quốc tế; phân tích các quy định về chống lẩn tránh thuế chống

16



bán phá giá của EU và Hoa Kỳ và những quy định nào còn vi phạm các nguyên tắc
của WTO như Hiệp định về nguồn gốc xuất xứ, Hiệp định ADA…cũng như các
quy định khác của GATT 1994. Đồng thời tác giả này cũng nêu lên các vụ việc mà
Hoa Kỳ và EU đã bị các quốc gia thành viên khiếu nại lên cơ quan giải quyết tranh
chấp của WTO.
-

Jacques Steenbergen, Circumvention of Antidumping Duties by Importation

of Parts and Materials: Recent EEC Antidumping Rules, 2001
Tác giả đã nêu vấn đề về sửa đổi các quy định của EU về chống bán phá giá
(trong đó có chống lẩn tránh thuế) cho phù hợp với GATT và pháp luật của cộng
đồng châu âu (EEC), các khía cạnh chính sách của ngành sản xuất trong nước, cũng
như các vấn đề liên quan đến thủ tục chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá. Công
trình khoa học này cũng là tài liệu tham khảo cho các nhà lập pháp của Việt Nam
trong quá trình hoàn thiện pháp luật về chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá ở
Việt Nam;
-

Ở Việt Nam, gần đây có nhiều bài viết về vấn đề các nhà sản xuất Việt Nam

bị kiện vì hành vi lẩn tránh thuế của các doanh nghiệp FDI. Theo đó, cảnh báo các
cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam cẩn trọng và hợp tác để đối phó với các
vụ kiện chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá từ các quốc gia khác (Ví dụ: Cty
sản xuất mắc áo Angang (An Cường - Hải Phòng) và Cty quốc tế Quyky - Yanglei
(Long An) bị Cty luật Vorys - đại diện cho ngành sản xuất mắc áo của Mỹ - yêu cầu
Bộ Thương mại Mỹ (DOC) điều tra hànhvi lẩn tránh thuế. Theo cáo buộc, mặt hàng
mắc áo bằng thép được sản xuất tại Trung Quốc, sau đó gia công (tỷ lệ không đáng
kể) và lắp ráp đơn giản tại VN, rồi xuất sang Mỹ, nhằm tránh thuế CBPG của Mỹ
đang áp cho mặt hàng tương tự của Trung Quốc. Phía Mỹ đã điều tra và được biết

đây là Cty con của các Cty Trung Quốc vốn đang bị áp thuế CBPG) [125, truy cập
lần cuối ngày 26/07/2012]. Tuy nhiên, đến nay tôi chưa có dịp để tiếp cận đến bất
cứ một công trình khoa học nào của Việt Nam nghiên cứu chuyên sâu các quy định
về lẩn tránh thuế của WTO, và các quốc gia trên thế giới, cũng như những vụ việc
mà các quốc gia bị áp thuế chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá đã thắng kiện
khi khiếu nại lên WTO.

17


Vì thế, việc nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm thực tiễn về áp dụng thuế lẩn
tránh thuế chống bán phá giá ở các quốc gia khác là cần thiết, từ đó có thể đóng góp
phần nào cho việc hoàn thiện pháp luật của Việt Nam về chống lẩn tránh thuế chống
bán phá giá. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng có thể tham khảo và khiếu nại
việc áp thuế chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá khi các quy định của quốc gia
đó không phù hợp với GATT và WTO.
1.2.3. Tư cách đại diện trong đơn kiện chống bán phá giá
Căn cứ để tiến hành điều tra vụ kiện chống bán phá giá theo quy định của
Hiệp định ADA bao gồm: (i) đại diện ngành sản xuất trong nước [2, điều 5.4], đại
diện cho người lao động nộp đơn khởi kiện [2, chú thích 14]; (ii) cơ quan có thẩm
quyền của quốc gia nhập khẩu tự khởi xướng điều tra; và (iii) điều tra chống bán
phá giá theo yêu cầu của quốc gia thứ ba [2, điều 5.6].
-

Raj Bhala, Rethinking Antidumping Law, George Washington Journal of

International Law and Economics 1-144 (1995).
Trong tài liệu này, tác giả đã phân tích rất sâu các nội dung của vấn đề này
trong các giai đoạn trước khi thành lập WTO, Hoa Kỳ bắt đầu sử dụng công cụ
chống bán phá giá và 90% số vụ kiện được tìm thấy có bán phá giá. Giai đoạn

1982-1995 DOC chỉ đình chỉ 2% số vụ kiện vì không có hành vi bán phá giá.
Tương tự, ITC cho thấy 60% số vụ kiện là có gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong
nước. Không chỉ ở Hoa Kỳ, chống bán phá giá cũng là công cụ bảo hộ hữu hiệu ở
các quốc gia như Canada, Australia, EU chiếm 95% số vụ kiện trên toàn thế giới.
Về nội dung tỷ lệ ủng hộ đơn kiện, tác giả phân tích những quy định tại điều 5 và
điều 4 của Hiệp định ADA, quy định của Hoa Kỳ về tỷ lệ ủng hộ đơn kiện. Tác giả
cũng cho rằng quy định tại Hiệp định ADA là mở rộng không gian của các nguyên
đơn vượt ra ngoài phạm vi các doanh nghiệp trong ngành sản xuất trong nước như
bao gồm các bên liên quan khác trình bày để hành động đại diện cho ngành sản xuất
trong nước. Theo đó, công đoàn hoặc các hiệp hội công nhân khác, cá nhân công
nhân hoặc các tổ chức lâm thời của công nhân có thể nộp đơn kiện.
-

Ở Việt Nam có một số công trình khoa học đã nghiên cứu đến chống bán phá

giá như luận án của Nguyễn Ngọc Sơn, Đoàn Trung Kiên cũng đã có nêu qua,
nhưng chưa phân tích sâu đến các vấn đề này.

18


Về phần nội dung nghiên cứu trong luận án của tác giả sẽ có đóng góp trong
phần hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam, như: thẩm quyền nộp đơn;
trình tự, thủ tục để xác định tỷ lệ yêu ủng hộ và không ủng hộ ngành sản xuất trong
nước; trường hợp đại diện người lao động nộp đơn khởi kiện thì phải tiến hành ra
sao khi chủ doanh nghiệp đối lập quan điểm người lao động, hay là trong trường
hợp có một tỷ lệ người lao động không đồng ý thì phải tính tỷ lệ phần trăm ủng hộ
ngành sản xuất trong nước; bổ sung thêm quy định về việc điều tra theo yêu cầu của
quốc gia thứ ba.
1.2.4. Thủ tục nộp và rút đơn kiện chống bán phá giá

Thủ tục nộp đơn kiện và rút đơn kiện trong vụ kiện chống bán phá giá là hai
giai đoạn khác nhau trong quá trình khởi xướng và điều tra vụ kiện. Về các thủ tục
này nhìn chung pháp luật các nước quy định khá đầy đủ. Nhưng pháp luật về chống
bán phá giá của Việt Nam quy định còn chưa đủ mức chi tiết, đối với vấn đề rút đơn
kiện và nộp lại đơn kiện sau khi rút đơn là chưa có quy định cụ thể…, nghiên cứu
vấn đề này có những tác giả sau:
-

Russell Hillberry & Phillip McCalman, What Triggers an Anti-Dumping

Petition? Finding the Devil in the Detail, 2009.
Tài liệu này đã phân tích các vấn đề: (i) quan sát diễn biến khác nhau trong
khoảng thời gian 24 tháng, từ đó so sánh giữa các quốc gia bị điều tra và quốc gia
không bị điều tra, đặc điểm của sự gia tăng nhập khẩu có liên quan đến các quốc gia
bị điều tra như thế nào; (ii) nhân tố nào dẫn đến các quốc gia bị điều tra chống bán
phá giá?
-

Thomas J. Prusa, Why are so many antidumping petitions withdrawn?

revised version, 1991.
Trong giai đoạn trước WTO, số lượng các vụ kiện chống bán phá giá được
khởi xướng tăng lên một cách mạnh mẽ. Tuy nhiên, chỉ 1/3 trong số đó là bị áp thuế
chống bán phá giá, số còn lại là tự nguyện đình chỉ hoặc rút đơn kiện. Tác giả đã
cho thấy sự ảnh hưởng của các vụ kiện được rút đơn có tác động mạnh mẽ đến hoạt
động thương mại như là áp thuế chống bán phá giá. Tác giả phân tích: (i) mối quan
hệ giữa điều tra chống bán phá giá và thương mại; (ii) thỏa thuận giá và bản chất
của cạnh tranh.

19



-

US International Trade Commission, Antidumping and Countervailing duties

Handbook, 2005.
Tài liệu này mô tả đầy đủ các quy định của pháp luật Hoa Kỳ về hồ sơ khởi
kiện một vụ kiện chống bán phá giá. Nội dung của đơn kiện bao gồm: (i) mô tả sản
phẩm nội địa tương tự và sản phẩm nhập khẩu, nhà sản xuất trong nước, nhà sản
xuất nước ngoài, nhà nhập khẩu; (ii) các thông tin về giá thấp hơn gia trị thông
thường; (iii) các thông tin về yêu cầu hồi tố; (iv) thông tin về thiệt hại.
Các tác giả trong nước chưa có công trình nghiên cứu sâu về vấn đề này,
ngoài một vài tài liệu nói đến đơn kiện phải có các nội dung được ghi tại điều 9,
Pháp lệnh chống bán phá giá và điều 18 của Nghị định số 90/2005/NĐ-CP. Tuy
nhiên, các quy định của Việt Nam còn thiếu, chưa đủ chi tiết. Ví dụ: các thông tin
về quốc gia xuất khẩu, về quốc gia thứ ba (trường hợp lẩn tránh thuế); hoặc là các
doanh nghiệp đó có tiền lệ bị áp dụng thuế chống bán phá giá hay không; trường
hợp doanh nghiệp rút đơn kiện thì thủ tục để nộp lại đơn kiện như thế nào?…Vì thế,
nội dung này trong pháp luật về chống bán phá giá của Việt Nam cần phải được làm
rõ và hoàn thiện thêm.
1.2.5. Quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan trong vụ kiện chống bán phá giá
Các bên liên quan trong vụ kiện chống bán phá giá theo quy định của WTO
bao gồm: (i) một nhà xuất khẩu hoặc một nhà sản xuất nước ngoài hoặc một nhà
nhập khẩu của sản phẩm tương tự đang được điều tra hoặc là một hiệp hội ngành
nghề, …của nước xuất khẩu; (ii) Chính phủ của Thành viên xuất khẩu; và (iii) nhà
sản xuất sản phẩm tương tự tại nước nhập khẩu…Danh sách các bên liên quan nêu
trên không loại trừ khả năng Thành viên có thể đưa thêm vào các bên liên quan, các
bên trong nước hoặc các bên nước ngoài khác các bên đã được nêu trên [2, điều
11.6].

Đây là một trong những nội dung quan trọng trong pháp luật về chống bán
phá giá, vấn đề này đã được một số tài liệu nước ngoài phân tích rất đầy đủ, cụ thể
như sau:
-

WTO negotiations on the agreement on anti-dumping practices, Technical

Paper June 2005.

20


Tài liệu này đã phân tích về: (i) quyền và nghĩa vụ của nhà sản xuất nước
ngoài, nhà xuất khẩu nước ngoài và nhà nhập khẩu (để bảo vệ quyền lợi của họ, về
cam kết giá, tham gia phiên điều trần…); (ii) quyền và nghĩa vụ của nhà sản xuất
trong nước về việc nộp đơn khởi kiện; (iii) quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan
được yêu cầu bảo mật các thông tin đã nộp; (iv) Nghĩa vụ của cơ quan điều tra để
bảo đảm tính minh bạch trong quá trình điều tra (minh bạch về nghĩa vụ, nghĩa vụ
liên quan đến việc thông báo cho chính phủ nước xuất khẩu, nghĩa vụ thông báo ra
công chúng); (v) các vấn đề thực trạng và khó khăn đối với các bên liên quan khi
thực hiện quyền lợi của họ.
-

Trần Việt Dũng, Anti dumping, competition and the WTO system implication

for Vietnamese legal reform, 2007.
Tác giả có đề cập đến vấn đề các bên liên quan trong vụ kiện và phân tích
một số quy định về các bên liên quan được quy định tại điều 14, nghị định 90/CP và
điều 6.11 và 6.12 Hiệp định ADA [64, tr 262].
Về quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan trong vụ kiện chống bán phá giá

theo pháp luật Việt Nam, cần phải phân tích và làm rõ không chỉ các quyền và
nghĩa vụ được quy định trong các văn phản pháp luật về chống bán phá giá, mà còn
phải xem xét lại các quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan trong giai
đoạn rà soát tư pháp của vụ kiện. Vì thế, những quy định này phải cụ thể, chi tiết và
phù hợp với Hiệp định ADA, đồng thời bảo đảm được đầy đủ quyền và nghĩa vụ
của các bên liên quan một cách công bằng và minh bạch.
1.2.6. Bảo mật thông tin trong điều tra chống bán phá giá
Khi tham gia vụ kiện chống bán phá giá, các doanh nghiệp phải cung cấp rất
nhiều thông tin dùng để làm chứng cứ bảo vệ quyền lợi cho mình, những thông tin
liên quan đến tổ chức, kinh doanh, sở hữu trí tuệ, doanh thu, bán hàng, phát triển
sản phẩm mới…v.v. Trong những thông tin mà doanh nghiệp cung cấp cho cơ quan
điều tra thì có những loại thông tin tác động rất lớn đến sự phát triển của doanh
nghiệp. Do vậy, việc bảo đảm rằng các thông tin “có giá trị thương mại” đã cung
cấp cho cơ quan chống bán phá giá phải được bảo mật tuyệt đối là mối quan tâm
hàng đầu.

21


Cũng vì lý do bảo mật thông tin mà số liệu về vi phạm bảo mật thông tin và
các tài liệu nghiên cứu về bảo mật thông tin là rất ít. Tài liệu nước ngoài có:
-

United State International Trade Commission, An introduction to

administrative protective order practice in import injury investigations, Publication
No 3755, March 2005.
Tài liệu viết về các loại thông tin được xem là thông tin mật; trình tự, thủ tục
để nộp hồ sơ yêu cầu bảo mật; điều kiện để được tiếp cận các thông tin bảo mật;
hình thức chế tài khi tiết lộ thông tin mật theo quy định của pháp luật Hoa Kỳ.

-

Trần Việt Dũng, Anti dumping, competition and the WTO system implication

for Vietnamese legal reform, 2007,
Tác giả phân tích đến quy định của Việt Nam về bảo mật thông tin, quy định
cuả WTO về vấn đề này và kinh nghiệm của Hoa Kỳ về bảo mật thông tin trong
điều tra chống bán phá có thể hữu ích khi hoàn thiện pháp luật về chống bán phá giá
của Việt Nam.
-

Nguyễn Ngọc Sơn, Pháp luật chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu và cơ

chế thực thi tại Việt Nam, 2010,
Đề cập đến quy chế bảo mật, theo đó có liệt kê và phân tích các quy định về
bảo mật thông tin theo pháp luật Việt Nam và có đưa ra ý kiến đề nghị sửa đổi các
quy định về bảo mật thông tin cho phù hợp với quy định của WTO.
1.2.7. Rà soát tư pháp quyết định chống bán phá giá
Đây là nội dung quan trọng trong quá trình rà soát lại kết quá điều tra theo
thủ tục tư pháp. Vì thế, hiệp định ADA quy định là “các hình thức tòa án hay các
thủ tục này sẽ được đặt độc lập đối với các cơ quan hữu quan chịu trách nhiệm
đưa ra các quyết định hoặc xem xét lại có liên quan”[2, điều 13]. Theo đó, việc quy
định cơ quan nào có thẩm quyền xem xét khiếu kiện loại này, cơ quan Tư pháp (Toà
án) hay cơ quan hành chính, sẽ do pháp luật của từng quốc gia quy định. Nhưng,
với điều kiện là phải độc lập với cơ quan điều tra.
-

Trần Việt Dũng, Anti dumping, competition and the WTO system implication

for Vietnamese legal reform, 2007.

Tác giả cho rằng pháp luật về chống bán phá giá Việt Nam không đề cập đến
nhiều về sự sẵn sàng để xem xét lại quyết định của Bộ trưởng theo thủ tục tư pháp,

22


×