Tải bản đầy đủ (.docx) (107 trang)

KL nguyet van k47

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (906.17 KB, 107 trang )

HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐẶNG THỊ NGUYỆT

CẢM THỨC VỀ TÌNH YÊU TRONG THƠ CỦA CÁC NHÀ
THƠ NỮ THÁI NGUYÊN: NGUYỄN THỊ MINH THẮNG,
LƯU THỊ BẠCH LIỄU, NGUYỄN THÚY QUỲNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Kiến Thọ

Thái Nguyên, năm 2016

1


LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của nhà trường và sự đồng ý của thầy giáo hướng dẫn
TS Nguyễn Kiến Thọ, em đã hoàn thành đề tài nghiên cứu “Cảm thức về tình
yêu trong thơ của các nhà thơ nữ Thái Nguyên: Nguyễn Thị Minh Thắng, Lưu
Thị Bạch Liễu, Nguyễn Thúy Quỳnh”.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo NKT đã dành nhiều thời
gian, công sức tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho em trong suốt quá trình nghiên
cứu và hoàn thành khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, tạo
điều kiện thuận lợi của Phòng Đào tạo, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ Văn, Thư
viện trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã giúp đỡ em hoàn thành khóa
luận này.


Thái Nguyên, ngày 18 tháng 05 năm 2016
Người thực hiện

Đặng Thị Nguyệt

2


MỤC LỤC
Trang

Trang bìa phụ.....................................................................................................i
PHỤ LỤC

3


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

4


MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
1.1.Văn học Việt Nam hiện nay có một đội ngũ nhà thơ nữ hùng hậu,
họ là thế hệ tiếp nối tinh thần thơ ca của lớp nhà thơ nữ bước ra từ sau kháng
chiến. Càng về sau ta càng thấy xuất hiện những nữ thi sĩ với những phá cách
và thể nghiệm mới mẻ. Bên cạnh những đề tài với những cách biểu hiện mang
tính truyền thống, các nhà thơ cũng đang tự xung phong mở đường giải phóng

cho cái tôi phụ nữ chật hẹp, lắm phiền muộn nhưng cũng đầy tự tin, cao ngạo.
Sự xuất hiện của họ vừa khẳng định được vai trò của quan trọng của thơ nữ
Việt Nam, vừa khẳng định được những cái tôi cá tính riêng của mình. Làm
cho dòng thơ nữ đương đại nói riêng, thơ ca Việt Nam nói chung trở nên
phong phú và nhiều sắc thái mới mẻ. Trong đó, Nguyễn Thị Minh Thắng, Lưu
Thị Bạch Liễu, Nguyễn Thúy Quỳnh – 3 cái tên của lớp nhà thơ nữ Thái
Nguyên và của thơ Việt Nam đương đại đã góp phần không nhỏ làm nên sắc
diện mới ở một địa phương được biết đến như một trung tâm văn hóa ở các
tỉnh miền núi phía Bắc. Vì thế, nghiên cứu những cảm xúc, sắc điệu nghệ
thuật trong thơ của các nhà thơ này cũng là việc làm cần thiết để thấy được
những “cựa quậy, rung động” trong cái tôi của họ cũng như thấy được những
bước đột phá, thay đổi về nội dung và hình thức của thơ, góp phần bước lên
những nấc thang cao hơn của thơ ca Việt Nam.
1.2.Tình yêu – tiếng nói thân quen ấy chắc chắn đã đi sâu vào tâm
khảm của mỗi con người. Nó là một trong những tế bào không thể thiếu của
cuộc sống để từ đó những sắc thái tình cảm của con người xuất hiện đa dạng
mà ấn tượng. Mà “thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi
động chạm tới cuộc sống”, bởi thế, trong thơ tình yêu luôn được nhắc đến như
một đề tài không bao giờ lỗi thời, mang đậm dấu ấn cá nhân của chủ thể.Vì
thế, nghiên cứu đề tài này chúng ta có dịp thấy được những cách cảm nhận đa

5


sắc thái của các nhà thơ, mà ở đây là những nhà thơ nữ đương đại Thái
Nguyên, góp phần làm đa dạng hơn cho bức tranh tình yêu trong thơ ca Việt
Nam. Hơn nữa, tìm hiểu đề tài này bản thân có cách nhìn đúng đắn hơn về
tình yêu và cuộc sống.
1.3.Nguyễn Thị Minh Thắng, Nguyễn Thúy Quỳnh, Lưu Thị Bạch Liễu
là những cái tên không còn xa lạ với bạn đọc. Họ là những nhà thơ có sức

sáng tạo khá dồi dào với nhiều tập thơ hay và nhận được nhiều giải thưởng
văn chương. Tuy nhiên để hiểu rõ hơn hồn thơ của những nữ thi sĩ này thì có
lẽ không nhiều người có được. Vìtừ trước đến nay, việc tìm hiểu tác phẩm thơ
của 3 nhà thơ này mới chỉ dừng lại ở một số bài phỏng vấn, phê bình văn học,
các bài báo, tạp chí, và một vài nghiên cứu… Những bài viết đó đôi khi có cái
nhìn chung chung hoặc chỉ phân tích sâu vào một hoặc một vài bài thơ; một
phương diện cảm xúc, nghệ thuật biểu hiện của thơ họ.Vì thế nghiên cứu đề
tài này có thể góp phần thấy được sâu sắc hơn đặc điểm thơ của các nhà thơ
nữ Thái Nguyên cũng như cái cá tính riêng của mỗi nhà thơ trong việc biểu
hiện cảm xúc.
1.4.Là sinh viên trường Đại Học Sư Phạm Thái Nguyên, nơi những nữ nhà
thơ này bộc phát tiếng thơ của mình. Hơn nữa lại là một sinh viên khoa Ngữ Văn
– cũng mang một tâm hồn nhạy cảm nên nghiên cứu đề tài này cũng xuất phát
mong muốn tìm thấy một sự đồng cảm, tiếng lòng của mình trong đó, thấy được
những cảm xúc mà từ trước đến giờ chưa thể gọi tên. Từ đó bản thân có hiểu biết
hơn, có chiếc chìa khóa để giải phóng cho tâm hồn của mình đồng thời có thêm cố
gắng, nỗ lực hơn trong học tập cũng như cuộc sống sau này.
2.Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1.Lịch sử vấn đề nghiên cứu các tác phẩm thơ của nhà thơ Nguyễn Thị
Minh Thắng
Ngày 11/9/2003 trên Báo Thái Nguyên có ra bài báo số 1154 với bài
viết của tác giả Hà Đức Toàn, trong đó tập trung là nhấn mạnh đến số phận
6


cũng như nghị lực vượt qua số phận của một người phụ nữ: “…Thơ
Nguyễn Minh Thắng đầy ắp nỗi niềm. Đọc xong, khi khép lại tôi vẫn thấy
bâng khuâng cả về thân phận, nỗi đau, cả về sự khát khao, vừa thô nháp,
vừa tinh tế, tôi cũng bâng khuâng về cách thể hiện đôi khi trần trụi của một
cây bút nữ…” [55, tr.80]

Báo Nông nghiệp Việt Nam số 96 ra ngày 13/5/2004 có bài nhận xét
của Ngô Thanh Hằng về thơ Nguyễn Thị Minh Thắng với tựa đề “Em tự bật
chồi như cây cỏ mùa xuân”[55, tr.79]. Xuyên suốt bài viết tác giả đã nói đến
những xúc cảm của người một người phụ nữ trong tình yêu như: xót xa, đau
khổ, cô đơn, ghen tuông, yêu mê, hy sinh… và cả những trạng thái tâm lý
của một trái tim khao khát sống mãnh liệt: khát khao, mạnh mẽ,…
Tác giả Việt Nga cũng có nhận định về thơ của Minh Thắng in trên
báo Giáo dục và Thời đại số 156 – 2004. Việt Nga đề cập đến phương diện
nghệ thuật, qua đó nói lên nỗi “khắc khoải, trống vằng” của người phụ nữ
khi chìm vào trong cơn mê lạc của tình yêu, của nỗi cô đơn. Tác giả cho
rằng các bài thơ của nữ thi sĩ Nguyễn thị Minh Thắng không quá cầu kì, tập
trung về mặt câu chữ, vần điệu cũng không quá gọt giũa mà biểu hiện ở thơ
chị là sự “chân chất, mộc mạc giả dị trong nghĩa tình” [55, tr.80].
Nhà văn – nhà lý luận phê bình Hoàng Quảng Uyên đã ưu ái dành
nhiều trang để viết về cảm thức cô đơn trong thơ Minh Thắng với tựa đề “Nỗi
cô đơn thánh thiện trong thơ Minh Thắng”. Ông cho rằng thơ Minh Thắng
“Nhiều so sánh hay, giàu liên tưởng” và nỗi niềm bao trùm trong thơ chị là
nỗi cô đơn, nhưng cảm xúc ấy không lặp lại một cách nhàm chán mà người
đọc nhận thấy nó hiện lên với “nhiều khuôn mặt”. Nhưng đó không phải là
nỗi cô đơn “ủy mị, yếu đuối, cay nghiệt” mà sau cái buồn ấy, người phụ nữ
vẫn khao khát sống, yêu, vẫn mạnh mẽ hối thúc để trở nên “Thánh thiện”.
Cuối cùng ông kết luận: “như thế Nguyễn Thị Minh Thắng đã có nhiều bài
thơ hay về nỗi cô đơn” [56].
7


Trong Lời tựa tập thơ Rét ngọt, nhà thơ - lí luận phê bình Chu Thị
Thơm cũng có những nhận định như các tác giả khác, nhà thơ cho rằng thơ
Minh Thắng “cô đơn nhưng không tuyệt vọng” [56] và thơ có một giọng điệu
riêng: nồng nàn, tinh tế, dịu dàng, đằm thắm. Những tác phẩm của nữ thi sĩ

chính là tổng hòa những cảm xúc, trạng thái tâm lý ngổn ngang trong tình yêu
của một người phụ nữ từng trải.
Nhà Thơ Ma Trường Nguyên với bài viết ra ngày 28/7/2009 với tên
“Người đàn bà “giữ lửa” đã có những nhận định khá xuyên suốt từ khi Minh
Thắng đoạt giải trong cuộc thi của Sở văn hóa thông tin – thể thao của Hội
văn học nghệ thuật Thái Nguyên, cho đến khi ra mắt tập thơ đầu tay Người
đàn bà có đôi chân trần, và các tập thơ tiếp theo là Rét ngọt và Giữ lửa. Ông
nhận định rằng thơ Minh Thắng đề cập đén vấn đề tình yêu, hạnh phúc gia
đình và đặc biệt nhấn mạnh đến nỗi cô đơn, nỗi cô đơn bao trùm các tác
phẩm. Ông cũng cho rằng: “Thơ Minh Thắng chắc, khỏe, chân mộc mà chan
chứa nỗi niềm của người phụ nữ, đa cảm mà tràn đầy sắc thái của người con
gái Xứ Nghệ...” [56].
2.2.Lịch sử vấn đề nghiên cứu các tác phẩm thơ của nhà thơ Lưu Thị
Bạch Liễu
Cái tên Lưu Thị Bạch Liễu xuất hiện đầu tiên trên văn đàn Việt Nam
với bài viết của Trịnh Thanh Sơn in trên báo Văn Nghệ Trẻ số 42 ra ngày
16/10/2005 với nhan đề: “Bài hát này đâu chỉ riêng em hát”, người viết đã bày
tỏ ấn tượng sâu sắc của mình về một nữ thi sĩ trẻ mang đến cho thơ nhiều cảm
xúc khác nhau: vừa mộc mạc, hồn nhiên; vừa say đắm mộng mơ lại vừa có sự
khát khao, thách thức mãnh liệt [50].
Tạ Văn Sỹ trong báo Người Hà Nội số 43 ra ngày 26 – 10 – 2007 cũng
đã nhận định về đặc điểm thơ Lưu Thị Bạch Liễu trong bài viết: “Lưu Thị
Bạch Liễu – nữ sĩ thơ tình” với nhận định: thơ chị mang đậm chất nữ tính
nhưng cũng đầy cá tính. Hầu hết các cảm xúc trong thơ đều được chị thổi vào
8


với tất cả những tâm tư, tình cảm của một người phụ nữ, một người con gái.
Vá cá tính ở chỗ chị đã thể hiện được một cách đa dạng, phong phú những
“tình cảm về người thân, những trạng thái tâm lí trong tình yêu, những lo âu

phấp phỏng chốn tình trường, những nỗi niềm thầm kín riêng tư, những phút
giây cô lẻ lặng thầm” [51].
Báo Quân Đội Nhân có đăng bài viết của Hồ Huy Sơn ngày 11/9/2009
với tựa đề: “Độc hành nhưng không cô đơn” nói về sự cô đơn mang những
giọng điệu khác nhau trong tập Cõi Tôi (2007) của Lưu Thị Bạch Liễu.
Vũ Nho đã có nhận định với bài viết: “Trong cõi Liễu” ở Báo Văn
Nghệ Thái Nguyên ra ngày 25 – 07 – 2009 đã chỉ ra được chất nữ tính, kín
đáo, lặng lẽ, độc hành trong tập Cõi Tôi của Lưu Thị Bạch Liễu, chỉ ra đặc
điểm của tập thơ này là thế giới tự nhiên hòa đồng nhưng cũng nhiều khi có
sự đối lập. Ông cũng không ngại chỉ ra hạn chế nhỏ là nhiều khi quá chú tâm
vào cái tôi mà quên đi những thành phần ngoài “cõi tôi”.
Báo Sài Gòn Giải Phóng số 11832 ra ngày 24 – 05 – 2010 đăng bài viết
của Vũ Ân Thi: “Lưu Thị Bạch Liễu và những câu thơ động” nói về sự
chuyển đổi cảm xúc thơ trong những trạng thái tâm hồn và thời gian của thơ
Lưu Thị Bạch Liễu, về những sự “động đậy, cào cứa, mong muốn” của nhà
thơ về tình yêu.
Sự cô đơn trong thơ Lưu Thị Bạch Liễu cũng được nhắc đến cùng với
nỗi cô đơn của những nữ thi sĩ khác trong bài “Cô đơn – Một cảm xúc thẩm
mỹ trong thơ nữ Thái Nguyên” trên Báo Thái Nguyên tháng 10 năm 2011. Bài
báo cho rằng Lưu Thị Bạch Liễu cũng đã lãng mạn hóa cô đơn bằng những
hình ảnh thiên nhiên làm nơi nương tựa cho nỗi cô đơn của nhà thơ.
Ngoài ra còn phải kể đến các bài phỏng vấn khác về thơ Lưu Thị Bạch
Liễu như:

9


Báo Văn Nghệ Thái Nguyên số 15 ra ngày 10- 8 – 2007 có bài phỏng
vấn mang tên “Tôi là người yêu nhiều” trao đổi về chum thơ đạt giải trong
cuộc thơ tình năm 2007 và quan điểm sang tác của Lưu Thị Bạch Liễu.

Báo Thái Nguyên Xuân Mậu Tý 2008 có bài phỏng vấn của nhà văn Phạm
Hà Phú: “Chân thành là thế mạnh của tôi”. Bài phỏng vấn làm nổi bật quan niệm
về tình tình yêu với sự hiến dâng, khát khao, hy vọng của nữ thi sĩ này.
Cuốn Ngẫu Luận, Hội nhà văn Việt Nam (2009), Phạm Văn Vũ có bài
phỏng vấn với Lưu Thị Bạch Liễu: “Người ta luôn nhận ra tôi là người Thái
Nguyên” và trong đó nói đến phong cách thơ Bạch Liễu.
Và một số bài viết khác về Thơ Lưu Thị Bạch Liễu đăng trong các bài
báo, tạp chí.
2.3.Lịch sử vấn đề nghiên cứu các tác phẩm thơ của nhà thơ Nguyễn
Thúy Quỳnh
Nguyễn Xuân Dương đã có những cảm nhận rất ấn tượng về thơ
Nguyễn Thúy Quỳnh viết trên trang tranhhuong.net với tựa đề: “Với thơ
Nguyễn Thúy Quỳnh” sau khi đọc Mưa mùa đông: “Tôi chỉ muốn nói đến
những gì mà thơ NTQ đã bồi đắp cho tâm hồn tôi, cho tâm hồn của những ai
đã được đọc thơ NTQ. Đó là tính nhân văn cao cả, lòng nhân ái bao dung mà
NTQ muốn gửi gắm qua thơ mình đến với cõi người”. Ở đây, người viết đã
cho rằng cuộc đời Nguyễn Thúy Quỳnh nhiều đa đoan nhưng chị lại là một
nhà thơ giàu lòng nhân ái.
Tác giả - thầy giáo Nguyễn Kiến Thọ với bài viết: “Ẩn ức đêm trong thơ
Nguyễn Thúy Quỳnh” nhấn mạnh sự ngự trị của không gian “đêm” trong suốt 37
bài thơ và đó chính là không gian của những suy tư và cảm xúc trong thơ Nguyễn
Thúy Quỳnh: “Đêm là nơi gửi gắm, là nơi chia sẻ, là nơi nương tựa cho những
trạng huống tinh thần của nhà thơ. Đêm là nơi đong chứa những kỷ niệm êm đẹp

10


nhất của chuỗi ngày hạnh phúc vẹn tròn, là nơi chứng kiến những khổ đau dằn vặt
và những bất hạnh lớn nhất trong cuộc đời của chị” [58].
Tác giả Vũ Nho cũng đã có nhận định: “Nhưng ấn tượng về thơ chị

không phải chỉ là cảnh sắc thiên nhiên mà chủ yếu là một tâm hồn, một con
người say đắm, mạnh mẽ, quyết liệt mà đôn hậu” trong bài viết: “Nguyễn
Thúy Quỳnh mãnh liệt mà đôn hậu” [43].
Với đề tài: Đặc điểm ngôn ngữ thơ nữ Thái Nguyên qua tác phẩm của
ba nhà thơ: Lưu Thị Bạch Liễu, Nguyễn Thúy Quỳnh, Trần Thị Vân Trung do
tác giả Nguyễn Hồng Thúy lựa chọn cho luận văn thạc sĩ của mình năm 2014,
thơ Nguyễn Thúy Quỳnh đã được mổ xẻ phân tích tương đối kĩ về các
phương diện: thể thơ, vần nhịp và cách tổ chức bài thơ, ngôn ngữ và hình ảnh
thơ, các biện pháp tu từ được sử dụng qua đó nhận định được sắc thái phong
cách riêng của nhà thơ so với các nhà thơ nữ khác.
Đỗ Thu Hà trong Luận văn thạc sĩThơ Thái Nguyên thập niên đầu thế kỉ
XXIđã giới thiệu đến độc giả thơ của nữ nhà thơ Nguyễn Thúy Quỳnh với vai
trò là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thơ Thái Nguyên thập niên đầu
thế kì XXI cùng với Võ Sa Hà và Ma Trường Nguyên.Về nội dung, tác giả
cho rằng trang thơ Nguyễn Thúy Quỳnh nhiều cảm xúc, suy tư, trăn trở về
tình yêu cũng như cuộc đời của mình với những sắc thái cung bậc khác
nhau.Về nghệ thuật, thơ Thúy Quỳnh sử dụng thế giới hình ảnh cầu kì, hoa mĩ
nhưng biểu cảm và giàu tính biểu tượng; giọng kể lạ và cấu tứ chặt chẽ; thể
thơ có nhiều tìm tỏi thể nghiệm, đặc biệt sử dụng nhiều thể thơ tự do với
những phá cách mới [14].
Ngoài ra còn phải kể đến một số bài viết khác trong các bài viết trên
các báo, tạp chí và một vài công trình nghiên cứu khoa học.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

11


Nghiên cứu, phát hiện cảm thức về tình yêu của Nguyễn Thị Minh
Thắng, Lưu Thị Bạch Liễu, Nguyễn Thúy Quỳnh qua các tác phẩm thơ.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu các tập thơ của Nguyễn Thị Minh Thắng bao gồm:
-

Người đàn bà có đôi chân trần, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội, 2003.
Rét ngọt, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội, 2006.
Giữ lửa, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, Hà Nội, (2010).
Nấc trầm, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội, 2014.
Nghiên cứu các tập thơ của Lưu Thị Bạch Liễu bao gồm:

-

Cõi tôi, Nhà xuât bản Hội Nhà Văn, Hà Nội, 2007.
Sông cầu đang chảy đâu đây, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2009.
Nở muộn, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội, 2003.

-

Trường Sa! Ơi Trường Sa!, Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên, 2014.
Nghiên cứu các tập thơ của Nguyễn Thúy Quỳnh:

-

Giá mà em từ chối, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2002.
Mưa mùa đông, Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội, 2004.
Những tích tắc quanh tôi, Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội, 2011.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đề tài đi sâu vào khảo sát về chủ đề tình yêu trong từng bài thơ cụ thể
từ đó phát hiện ra cảm thức của các tác giả về tình yêu và hạnh phúc trong thơ
của 3 nhà thơ nữ nói trên.

- Thấy được những cá tính giống và khác nhau của các nhà thơ qua
việc so sánh cảm thức về tình yêu của các nhà thơ ở từng phương diện cụ thể
của tình yêu.
- Phân tích được những đặc trưng trong cảm thức về tình yêu của mỗi
nhà thơ ở phương diện nghệ thuật.
- Bước đầu xác định được phong cách, cá tính sáng tạo để khẳng định
được vị trí của họ trong thơ nữ Thái Nguyên cũng như trong thơ nữ Việt Nam
đương đại, đề tài cũng là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích trong giảng dạy và
học tập tại địa phương.
12


5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài “Cảm thức về tình yêu trong thơ của các nhà thơ
nữThái Nguyên: Nguyễn Thị Minh Thắng, Lưu Thị Bạch Liễu, Nguyễn
Thúy Quỳnh”chúng tôi sử dụng những phương pháp cơ bản sau:
-

Phương pháp thống kê, phân loại
Phương pháp phân tích, tổng hợp
Phương pháp so sánh, đối chiếu
6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
chính của đề tài được triển khai thành 3 chương:
Chương 1: Thơ nữ Thái Nguyên trong dòng chảy chung của thơ ca Việt
Nam đương đại.
Chương 2: Những khúc biến tấu tâm hồn về tình yêu và cuộc sống.
Chương 3: Một số đặc trưng về nghệ thuật biểu hiện cảm thức tình yêu.

13



Chương 1

THƠ NỮ THÁI NGUYÊN TRONG DÒNG CHẢY CHUNG CỦA THƠ
CA VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
1.1.Thơ nữ Việt Nam đương đại – Tiếp nối và cách tân
Chúng ta đã biết đến thơ của các thế hệ nhà thơ nữ sinh ra trong thời kì
đạn bom, họ cùng với thơ quần mình vào trong những trận chiến khốc liệt với
một ý chí kiên cường, với nỗi đau thương cho những sự mất mát hy sinh và
một niềm tin son sắt vào chiền thắng cuối cùng của dân tộc.Thơ họ lúc này
khỏe khoắn và tràn đầy sức sống. Bước ra từ sau ngày 30/4 lịch sử, những cây
bút ấy vẫn tiếp tục hành trình thực thi những sứ mạng cao cả của thơ ca.
Cùng với thời gian, sự đổi thay của cuộc sống với hơi hướng hiện
đại, đất nước phát triển theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa và thời kì
hội nhập đã sinh ra những con người mới với lối sống mới, cách nghĩ cách
cảm mới từ đó thơ bắt đầu chuyển mình sang một sắc thái mới với những
cách tân cả về nội dung và hình thức, đó là lớp nhà thơ nữ Việt Nam đương
đại. Có thể chia đội ngũ nhà thơ đương đại với những tác phẩm của họ theo
hai xu hướng chính: thơ truyền thống có sự giao thoa hiện đại và thơ cách
tân với những sự phá cách về nội dung và hình thức, đương nhiên việc
phân chia như vậy chỉ được coi là tương đối vì rất nhiều nhà thơ có những
bài thơ thuộc hai xu hướng.
Các nữ thi sĩ thuộc xu hướng thứ nhất là thế hệ chịu ảnh hưởng của thơ ca
truyền thống như: Xuân Quỳnh, Đoàn Thị Lam Luyến, Lâm Thị Mỹ Dạ, Phan Thị
Thanh Nhàn, Đỗ Bạch Mai,… lớp nhà thơ này bên cạnh việc tiếp tục khai thác
những đề tài cũ như: tình yêu, tình mẹ con, tình bạn, thân phận người đàn bà,…
thì họ cũng đã bắt đâu đi sâu khai thác những đề tài mới đầy biến động của cuộc
sống, những va đập đời thường, những khao khát mãnh liệt,…
Sống cách xa thời kì chiến tranh hơn, là lớp nhà thơ nữ sinh ra trong

thời bình, họ không chịu trực tiếp gánh nặng từ chiến tranh, sống trong thời
14


đại mới nên quan niệm nghệ thuật của những thế hệ mới này cũng cởi mở
hơn, táo bạo hơn. Nội dung thơ gắn liền với đời sống tình cảm mãnh liệt, khơi
gợi tình yêu và có khi là nhục cảm thân xác. Lối thơ tự do phóng khoáng hơn,
mạnh về ngôn từ, lạ về giọng điệu cũng như thể hiện cái bản ngã một cách
mãnh liệt. Đó là thế hệ các nhà thơ như: Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Ly
Hoàng Ly, Trương Quỳnh Chi,... Đây chính là lực lượng “mạnh” làm cho bức
tường “quyền lực” của nữ giới trong thơ trở nên kiên cố hơn.
Về phương diện nghệ thuật, trước hết là thể loại, các nhà thơ nữ vẫn
thường xuyên sử dụng những thể thơ truyền thống nhưng mang một hơi thở
mới. Thơ lúc này mang nhiều nỗi niềm tâm sự, đậm chất triết lí, sự tỉnh táo và
mạnh bạo, những suy ngẫm về nhân tình thế thái,… Tuy nhiên, thời kì này là
sự lên ngôi của thể thơ tự do, rất “tâm đầu ý hợp” với những sự phá cách về
nội dung, nó không bị ràng buộc bởi những qui tắc nhất định về câu, chữ,
niêm, đối,… cũng giống như ý thức không chịu trói mình trong những khuôn
khổ tù túng chật hẹp. Tiếp theo là sự đổi mới về hình tượng thơ, thế hệ thơ nữ
đương đại có những cách xây dựng hình tượng thơ riêng và độc đáo, đặc biệt
là sự xác lập hình tượng cái tôi – chủ thể trữ tình – chủ thể sáng tạo. Hình
tượng cái tôi thời kì này hiện lên với vô vàn bộ mặt khác nhau: từ một cái tôi
tràn đầy đắm say trong tình yêu cho đến một cái tôi mang nhiều dự cảm đổ
vỡ; từ một cái tôi cô đơn cho đến cái tôi khát khao mãnh liệt, cái tôi của một
trái tim nhạy cảm với đời và cái tôi sâu sắc đầy triết luận;… Về ngôn ngữ,
điển hình nhất là sự giảm đi tương đối nhiều về số lượng từ ngữ miêu tả chiến
tranh, sự xuất hiện của những từ ngữ nước ngoài, những từ ngữ “táo bạo”
hơn, hệ thống tính từ phong phú và những từ ngữ lạ, mới mẻ làm nên sự
phong phú và khác lạ cho thơ thời kì này. Có lẽ xuất phát từ tưởng dân chủ
hóa trong thơ, bản năng người phụ nữ, khát khao giải phóng cái tôi phụ nữ là

động lực cho những sự “bạo động” về chữ trong thơ nữ Việt Nam đương đại.

15


Bằng nhưng sự nỗ lực làm mới cho thơ cả về nội dung và hình
thức, lực lượng nhà thơ nữ Việt Nam đương đại đang và đã hoàn thành
được “sứ mệnh” của mình trong việc khẳng định quyền lực riêng của nữ
giới, cho cả văn đàn và độc giả Việt Nam cũng như trên thế giới thấy
rằng ở Việt Nam có một đội ngũ nhà thơ nữ đang vươn lên đầy mạnh mẽ
và cá tính nhưng lại không làm mất đi những giá trị truyền thống cốt lõi
của người phụ nữ Việt Nam.
1.2. Thơ nữ Thái Nguyên đương đại – diện mạo và vị trí trong làng thơ
Việt Nam
1.2.1. Sinh ra từ một mảnh đất giàu truyền thống thơ ca
Hòa cùng dòng chảy chung của thơ nữ Việt Nam đương đại, thơ ca
Thái Nguyên nói chung đã trải qua một quá trình trưởng thành với nhiều dấu
ấn gắn với hoàn cảnh lịch sử, đời sống văn hóa, tư tưởng của con người nơi
đây. Từ văn học dân gian - “khởi nguyên” của mạch nguồn thi ca trên mảnh
đất nằm ở trung tâm Việt Bắc này, đến sự xuất hiện của đội ngũ các cây bút
thời kì trung – cận đại như Trình Hiển, Đỗ Cận,… góp phần làm phong phú
thêm cho nền văn học viết đất Thái. Sang thời kì hiện đại, thơ ca Thái Nguyên
bước sang một trang mới gắn liền với sự thành công của Cách Mạng tháng
Tám. Thơ ca Thái Nguyên cũng gánh vác nhiệm vụ chung của cách mạng đó
là cái nôi căn cứ địa kháng chiến. Rất nhiều nhà thơ từ khắp mọi nơi đã về
đây sinh sống và hoạt động cách mạng, từ đó nhiều bài thơ gắn liền với cảm
xúc về mảnh đất và con người Thái Nguyên. Những cây bút người dân tộc
thiểu số như: Bàn Tài Đoàn, Nông Quốc Chấn,… với những bài thơ viết về
vùng đất Thái Nguyên, ca ngợi Cách Mạng, ca ngợi Đảng và Bác Hồ, cổ vũ ý
chí và niềm tin chiến đấu cho nhân dân,… Họ được xem như là những nhà

thơ tiên phong cho sự ra đời của nền văn học Việt Bắc và là nền văn học Thái
Nguyên sau này. Sự ra đời của Hội Văn Nghệ Bắc Thái tại thị xã Thái Nguyên
hội tụ đầy đủ các văn nghệ sĩ của khu vực Việt Bắc đã tạo điều kiện cho sự
16


giao lưu, hội tụ và xuất hiện của đội ngũ nhà văn, nhà thơ trên toàn khu vực
và là động lực mạnh mẽ để các nhà thơ cống hiến hết mình cho nghề thơ.
Hiện thực khốc liệt của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước một lần nữa thôi
thúc các cây viết chuyển sang một hướng mới với những đề tài chiến tranh
ghi lại những năm tháng hào hùng của dân tộc. Các nhà thơ đã phơi bày được
bức tranh hiện thực khốc liệt ấy trên trang thơ của mình. Ngoài ra còn phải kể
đến những nhà thơ tham gia bộ đội và vào chiến trường miền Nam như Thế
Chính, Hoàng Đình Quang, Quang Chuyền,… cũng như là các nhà thơ – nhà
giáo như Trần Văn Loa, Khánh Kiểm,… đều đem hiện thực cuộc đấu tranh
chống Mỹ vào những vần thơ.
Sau năm 1975, đội ngũ nhà thơ có sự phát triển về số lượng và sự mở
rộng về đề tài, tiếp tục nguồn cảm hứng về cách mạng với những tác phẩm ca
ngợi về tinh thần chiến đầu và sự thắng lợi của các mạng, nhiều nhà thơ đã
hướng ngòi bút về những vấn đề thế sự trong thời bình, những suy ngẫm về
con người, đất nước; những băn khoăn, trăn trở về những giá trị đạo đức của
con người và đặc biệt là xoáy sâu vào cái bản ngã để tự soi xét, suy ngẫm về
chính mình. Năm 1987 là sự kiện đáng nhớ khi Hội văn học nghệ thuật tỉnh
Thái Nguyên ra đời, những cây bút thuộc thế hệ trước vẫn phát huy thế mạnh
của mình, cùng với đó là sự xuất hiện và phát triển của rất nhiều cây bút trẻ
như: Vũ Đình Toàn, Triệu Doanh, Võ Sa Hà, Nguyễn Đức Hạnh, Nguyễn
Kiến Thọ,… và đặc biệt ở giai đoạn này có sự xuất hiện của nhiều cây bút nữ
- họ đã để lại nhiều ấn tượng trong dòng chảy thơ ca Thái Nguyên nói riêng,
thơ ca đương đại nói chung như: Minh Thắng, Lưu Thị Bạch Liễu, Trần Thị
Vân Trung, Nguyễn Thúy Quỳnh, Vũ Thị Tú Anh, Chu Thị Thơm, Cao Hồng,

Minh Hằng, Dương Thu Hằng, Mai Thắng,…
Cho đến nay, thơ Thái Nguyên đã thực sự để lại dấu ấn trong dòng chảy
văn chương cả nước, nhiều nhà thơ đã góp mặt trên những tạp chí, tờ báo có
tên tuổi như: Báo Văn nghệ, Văn nghệ trẻ, Báo Quân đội Nhân dân, Tạp chí
17


Văn nghệ Quân đội và các Tuyển thơ như: "Thơ nhà giáo", "Tuyển thơ Việt
Nam thế kỷ XX", "Thơ tình Việt Nam thế kỷ XX", "Thơ trẻ"…
1.2.2. Khẳng định sự trưởng thành và những đóng góp quan trọng
Hòa chung dòng chảy của thơ nữ đương đại nói riêng, thơ ca Thái
Nguyên nói chung, lớp nhà thơ nữ Thái Nguyên thời kì đương đại cũng đã để
lại dấu ấn khó quên trong lòng công chúng bạn đọc. Họ đã góp phần tô đậm
thêm diện mạo thơ nữ đương đại Việt Nam nói chung cả về mặt phát huy
những giá trị thơ truyền thống và những sự phá cách theo hơi hướng hiện đại.
Thơ họ phản ánh đầy đủ mọi mặt của cuộc sống: tình yêu, tình gia đình, bạn
bè, những vần đề thời sự và những triết lí cuộc sống nhân sinh,… bên cạnh đó
có cả những nhà thơ đi sâu vào cái tôi cá nhân để nói lên những nỗi niềm
thầm kín, những khát khao mãnh liệt, những cảm xúc riêng tư trong cá tôi của
mình.
Nằm trong mảng đề tài chung về cảm hứng chiến tranh, cách mạng, các
nhà thơ nữ Thái Nguyễn cũng góp những “tiếng súng” riêng vào trận địa khốc
liệt, đó là những kí ức về một thời bom đạn đã đi qua, những mất mát đau
thương cả về thể xác lẫn tinh thần, đặc biệt là ở mảng đề tài này các bài thơ
của họ không miêu tả một cách khách quan hiện thực chiến tranh, mà các nữ
thi sĩ viết về tình yêu, nỗi đau, nỗi nhớ của những người phụ nữ có chồng, có
người thân đang phơi mình nơi chiến trường.
Cùng chung cảm hứng yêu quê hương đất nước, các nhà thơ ấy thời đã
góp một nét vẽ của mình cho bức tranh quê hương xứ sở. Nhiều bài thơ của
họ viết về Thái Nguyên với một tình yêu cội nguồn say đắm, như lòng tri ân

gửi tới mảnh đất kháng chiến – “Thủ đô gió ngàn” vừa hào hùng mà cũng đầy
thơ mộng này. Bạch Liễu có Sông Cầu đang chảy đâu đây,... Nguyễn Thúy
Quỳnh có Đến Thần Sa, Mưa mùa đông,… Trần Thị Vân Trung với chùm thơ
Quê hương huyền thoại đã giới thiệu đến người đọc những địa danh gắn liền
với vẻ đẹp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
18


Có người nói: “đa tình” là phẩm chất thiên phú của nhà thơ của các nhà
thơ Thái Nguyên. Thật vậy, những bài thơ với chủ đề tình yêu và hạnh phúc
lứa đôi vẫn luôn là đề tài chiếm trọn hồn thơ của các nhà thơ thời kì đương
đại. Mọi cung bậc cảm xúc của tình yêu và hạnh phúc đều được các nhà thơ
nữ thời kì này thể hiện với một sự mãnh liệt, sôi nổi và táo bạo nhất. Trong
đó, các nhà thơ nữ Thái Nguyên dường như cũng xác lập được một cảm hứng
chủ đạo, đó là: sự cô đơn thi sĩ, nỗi buồn, khát vọng và sự bứt phá. Các nhà
thơ Vũ Thị Tú Anh, Chu Thị Thơm, Nguyễn Thị Minh Thắng, Lưu Thị Bạch
Liễu, Nguyễn Thúy Quỳnh,… đều có nhiều bài thơ hay mang cảm hứng này
và trong số đó có những bài đạt giải thưởng trong nước và quốc tế.
Như vậy, có thể nói cho đến nay, thơ nữ Thái Nguyên đã có một vị trí
quan trọng trong dòng chảy chung của thơ ca nữ Việt Nam đương đại. Về số
lượng, đội ngũ nhà thơ nữ Thái Nguyên hiện nay tăng nhanh và trở thành lực
lượng không thể thiếu của thơ ca Thái Nguyên cũng như cả nước. Về nội
dung, chất lượng, bên cạnh xu hướng chung của thơ ca Việt Nam đương đại,
các nhà thơ nữ Thái Nguyên cũng có những sáng tạo riêng, những đối tượng
riêng, cách cảm nhận độc đáo với những bứt phá riêng để tạo nên một đội ngũ
nhà thơ ở tỉnh Thái Nguyên được công chúng và giới nhà thơ biết đến, không
chỉ về số lượng tác phẩm mà còn được minh chứng bằng nhiều giải thưởng có
giá trị trong tỉnh và toàn quốc như: Nguyễn Thúy Quỳnh với tập thơ Mưa
mùa đông, Minh Thắng với tập Rét ngọt được giải thưởng của Ủy ban toàn
quốc liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam trong các năm 2004,

2006; ba giải thưởng của hai tờ báo lớn: Văn nghệ quân đội, báo Văn Nghệ
dành cho Nguyễn Thúy Quỳnh, Lưu Thị Bạch Liễu; Lưu Thị Bạch Liễu với
Tập Cõi tôi đoạt giải của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ
thuật Việt Nam và tập Sông Cầu vẫn chảy đâu đây đoạt giải của Hội văn nghệ
các dân tộc thiểu số Việt Nam. Thơ nữ Thái Nguyên đương đại vẫn đang dần
khẳng định vị trí của mình trên văn đàn thơ ca đương đại Việt Nam.

19


1.3. Nguyễn Thị Minh Thắng, Nguyễn Thúy Quỳnh, Lưu Thị Bạch Liễu –
3 nữ nhà thơ tiêu biểu của thơ ca Thái Nguyên đương đại
1.3.1. Nguyễn Thị Minh Thắng
Nhà thơ Nguyễn Thị Minh Thắng sinh ngày 22 tháng 2 năm 1957 ở
Hưng Thái – Hưng Nguyên – Nghệ An nhưng lại lớn lên ở Nghĩa Thắng –
Nghĩa Đàn – Nghệ An. Nghệ An - mảnh đất Miền Trung đầy nắng và gió đã
sinh ra và nuôi lớn một người con gái mạnh mẽ và đầy nghị lực. Đây cũng
chính là mảnh đất đã nuôi dưỡng lên một hồn thơ khỏe khoắn, gai góc. Chị đã
có một thời khoác áo lính, đó là khoảng thời gian chị làm quân nhân thuộc
Trung đội thông tin, Phân hiệu trường Lục quân I – Qk4 từ năm 1975 – 1978.
Nhà thơ tốt nghiệp khoa Vật lý – Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc, tốt
nghiệp Đại học phần – Trường Đại học Công Đoàn Việt Nam. Sau đó, chị
công tác tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cho đến nay đã nghỉ hưu.
Hiện tại chị đang sinh sống tại thành phố Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên
và là Hội viên Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên, Hội viên Hội Văn
học nghê thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam.
Mặc dù học chuyên về ngành khoa học tự nhiên nhưng Nguyễn Thị
Minh Thắng lại có đam mê làm thơ từ rất sớm. Có lẽ cũng bởi trái tim người
phụ nữ nhạy cảm và từng gặp nhiều trắc trở trong tình yêu và cuộc sống.
Nhưng phải mãi cho đến năm 2003, nhà thơ mới cho ra mắt tập thơ đầu tiên

của mình với tên gọi Người đàn bà có đôi chân trần – (NXB Hội nhà văn) với
44 bài thơ. Âm hưởng chung của toàn tập thơ có lẽ là những nỗi day dứt, khắc
khoải, sự cô đơn, nỗi trống vắng của một người phụ nữ với một tình yêu gặp
nhiều bất trắc, tập thơ đánh dấu một tiếng vang lớn trong lòng độc giả, trong
giới thơ Thái Nguyên đương đại cũng như thơ Việt Nam đương đại. 3 năm
sau, Nhà Xuất bản Hội nhà văn tiếp tục cho ra mắt bạn đọc tập thơ thứ 2 của
nữ thi sĩ – Rét ngọt. Rét ngọt – với 74 bài thơ, ở đây, người ta vẫn đọc được
những cảm xúc như ở tập thơ đầu tay, những xúc cảm về tình yêu, những
20


trang thơ quặn thắt, những tâm tư ngổn ngang nỗi niềm của Minh Thắng, vượt
lên trên tất cả đó là niềm hi vọng, niềm khao khát chờ đợi một hạnh phúc
mới, một cái “rét ngọt” dẫn lối cho tình yêu con người đến với hạnh phúc đích
thực. Vẫn tiếp tục mạch cảm xúc ấy, năm 2010, Nhà Xuất bản Văn hóa Dân
Tộc phát hành tập thơ Giữ lữa. Gần đây, năm 2014, Nguyễn Thị Minh Thắng
cho ra đời tập thơ mới Nấc trầm – Nhà Xuất bản Hội nhà văn. Tập thơ này
mang màu sắc khác với những tập thơ trước đó, hầu hết các bài thơ ghi lại
những cảm xúc của tác giả về những nỗi đau mà con người trong chiến tranh
đã trải qua, ghi lại nỗi đau của người phụ nữ Việt Nam sau chiến tranh. Tập
thơ được đánh giá rất cao và được cho là một trong những sáng tác hay về đề
tài chiến tranh.
Với những cố gắng và nỗ lực không ngừng, những tác phẩm của chị
không chỉ được công chúng độc giả nồng nhiệt đón mừng mà còn được ghi
nhận bởi giới chuyên môn, đặc biệt là nhiều giải thưởng trong tỉnh và toàn
quốc: Giải thưởng UBTQ Liên hiệp các HVHNT Việt Nam cho tập thơ: Rét
ngọt 2006; Giải C HVHNT các Dân tộc thiểu số Việt Nam cho tập thơ Giữ
lửa 2010; Giải nhất thơ báo Văn nghệ Bắc Thái năm 1993; Giải nhì chùm
truyện ngắn Đồng trăng, Cỏ mần trầu – Cuộc thi “Tam Nông” Hội Văn học
Nghệ thuật Tỉnh Thái Nguyên năm 2013; hai giải nhất về thơ; cuộc thi sáng

tác thơ và ca khúc về Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Hội Văn học
Nghệ thuật Tỉnh Thái Nguyên và trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
năm 1994 và 2012; cùng nhiều giải thưởng khác về thơ Thái Nguyên.
1.3.2. Nguyễn Thúy Quỳnh
Nguyễn Thúy Quỳnh sinh ngày 9/10/1968 tại Lạng Sơn, quê quán ở
Nghĩa Hưng, Nam Định nhưng có nhiều năm sinh sống tại xã Hà Thượng,
huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Chị tốt nghiệp khoa Ngữ Văn – trường Đại
học Sư Phạm Việt Bắc; khoa Kinh Tế trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên; Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Nguyễn Thúy Quỳnh
21


từng làm giáo viên trường PTTH Đại Từ rồi chuyển sang công tác tại Tỉnh
đoàn Thái Nguyên. Chị là hội viên hội nhà báo Việt Nam, hội viên hội nhà
văn Việt Nam. Hiện nay chị là Thạc sĩ văn học, đảm nhiệm chức vụ Phó chủ
tịch Hội VHNT tỉnh Thái Nguyên, Tổng biên tập báo Văn nghệ Thái Nguyên.
Nguyễn Thúy Quỳnh có niềm say mê sáng tác văn học từ rất sớm, chị
đã sáng tất nhiều bài thơ và đến năm 1982 chị đã có tác phẩm đầu tay được
đăng trên một số tạp chí. Kể từ khi công tác tại Hội Văn học nghệ thuật của
tỉnh, chị thực sự bước vào nghiệp sáng tác với tư cách nhà thơ, nhà báo
chuyên nghiệp. Cho đến nay chị đã xuất bản 3 tập thơ: Giá mà em từ chối
(2003), Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc; Mưa mùa đông (2004), Nhà xuất bản
Hội nhà văn; Những tích tắc quanh tôi (2011), Nhà xuất bản Hội nhà văn. Chị
là một nhà thơ tiêu biểu của thơ nữ Việt Nam đương đại.
Hành trình sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ Nguyễn Thúy Quỳnh có sự
vận động biến đổi qua những chặng đường khác nhau, thể hiện những nỗ lực
của nhà thơ trên con đường khám phá khám phám chính mình và khám phá
bản ngã. Nhìn chung, thơ Nguyễn Thúy Quỳnh bao gồm 2 cảm hứng lớn là
cảm hứng tình yêu và cảm hứng thế sự. Trong chặng đường đầu, Nguyễn
Thúy Quỳnh thường viết về cuộc đời mình như: tình yêu dành cho gia đình,

tình yêu đôi lứa. Càng về sau, khi mà ý thức trách nhiệm của mình trong xã
hội ngày càng cao, chị chuyển ngòi bút của mình sang các vấn đề thế sự,
những điều còn tươi nguyên nóng hổi của cuộc sống, những lo lắng trăn trở
về con người, về đạo đức, về các vấn đề xã hội,… Chị quan niệm: “Mình
không giúp được gì cho những thân phận nhỏ bé và bất hạnh thì mình chia sẻ
bằng trang viết”.
Với những đóng góp của mình, trong thời gian qua chị đã nhận được
nhiều giải thưởng văn học có giá trị như: Giải thưởng thơ của báo Văn nghệ
Quân đội; Giải Nhì về thơ của Ủy Ban Toàn Quốc Liên hiệp các Hội VHNT
Việt Nam, giải thưởng của Hội văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam,…
22


1.3.3. Lưu Thị Bạch Liễu
Lưu Thị Bạch Liễu sinh năm 1979 tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh
Thái Nguyên. Chị tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Việt Bắc nay là trường
Đại học Sư Phạm Thái Nguyên năm 1994, tốt nghiệp khoa Tiếng Anh – Đại
học ngoại ngữ Hà Nội. Chị từng là sĩ quan an ninh, công an tỉnh Thái Nguyên,
phóng viên báo Sài Gòn Giải Phóng thường trú tại Thái Nguyên. Hiện nay chị
đang công tác tại văn phòng hội nhà báo tỉnh Thái Nguyên.
Sinh ra ở mảnh đất “thủ đô gió ngàn” Việt Bắc, nơi có có “Con sông
Cầu êm trôi giữa hương chè, hương lúa”, là quê hương của những vùng chè
ngon nổi tiếng. Lại sống trong một gia đình bố là công nhân gang thép,mẹ là
giáo viên tiểu học nhưng cả gia đình có truyền thống yêu văn chương, thích
đọc sách báo. Vốn đã mang trong mình chất thơ, hơn nữa chị cũng yêu thích
và thường xuyên tiếp xúc với nhiều tác phẩm thơ của nhiều cây bút tên tuổi
tại Thái Nguyên, vì thế mà hồn thơ trong chị càng nảy nở. Năm 1991, khi
tham dự cuộc thi thơ do khoa Văn ĐHSP phát động, bài thơ của Lưu Thị Bạch
Liễu đã được ban tổ chức gửi đến các báo và năm 1993, chị đạt giải thưởng
“Tác phẩm tuổi xanh” của báo Tiền Phong.

Năm 2005, Lưu Thị Bạch Liễu đã ra mắt bạn đọc tập thơ đầu tay
với tên Gọi. Những năm sau đó, chị kiên trì sáng tác và cho ra mắt nhiều
tập thơ khác đó là Cõi tôi (2007), Sông Cầu đang chảy đâu đây (2009),
Nở muộn (2013) và tập thơ gần đây nhất của chị là tập Trường Sa! Ơi
Trường Sa! (2014).
Với niềm đam mê sáng tạo cùng những sản phẩm nghiêm túc, chị cũng
nhận được nhiều giải thưởng lớn nhỏ khác nhau như: Giải A – Tuần báo Văn
nghệ năm 2006 – 2007; Giải thưởng của Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội
VHNT Việt năm 2007; Giải thưởng của Hội VHNT các Dân Tộc Thiểu số
Việt Nam năm 2009, 2011, 2013; Giải thưởng VHNT tỉnh Thái Nguyên năm
2007 – 2012; Giải Nhất, Nhì các cuộc thi thơ, bút kí, truyện ngắn.
23


Quan điểm sáng tác của Lưu Thị Bạch Liễu rất rõ ràng. Trước hết chị
cho rằng thơ là để giải tỏa cảm xúc, viết thơ chính là lưu lại nhật kí tâm hồn
mình.Chị viết nhiều về tình yêu, về những cảm xúc của người phụ nữ khi yêu,
khi làm mẹ, làm vợ. Thơ chị nhẹ nhàng, chất chứa vị lãng mạn nhưng cũng
nồng nàn và khao khát.Thơ chị viết về những điều bình dị, thường ngày
nhưng ẩn chứa sau đó là một ý nghĩa khác sâu xa hơn, triết lí hơn. Những
chiêm nghiệm của đời mình đã được chị khái quát lên tầm triết lí. Thơ của chị
còn là tiếng nói yêu thương của một người gắn bó với thiên nhiên, quê hương
nơi “chôn nhau cắt rốn” và những nơi đã đi qua, những vấn đề nóng bỏng của
xã hội hiện tại.
Tiểu kết
Trong dòng chảy chung của thơ nữ đương đại Việt Nam, trong sự phát
triển của thơ Thái Nguyên đương đại, ta bắt gặp những hồn thơ nữ - là những
nhân tố góp phần làm nên diện mạo thơ Thái Nguyên và thơ Việt Nam đương
đại, đồng thời cũng thể hiện được cá tính riêng, hồn thơ riêng của chính mình.
Nguyễn Thị Minh Thắng, Nguyễn Thúy Quỳnh, Lưu Thị Bạch Liễu, mỗi

người một cội nguồn quê hương nhưng gặp nhau cùng một xứ sở, cùng chung
một niêm đam mê dãi bày, bộc bạch cảm xúc của mình qua những vần thơ,
với một ý thức làm thơ nghiêm túc, các chị đã cho ra đời những tập thơ hay,
giá trị và ý nghĩa được khẳng định bằng sự yêu mến của độc giả, những giải
thưởng thơ ca giá trị. Các chị đã góp thêm một “phụ lưu” mới vào dòng chảy
thơ ca Việt Nam.

24


Chương 2

NHỮNG KHÚC BIẾN TẤU TÂM HỒN VỀ TINH YÊU ĐÔI LỨA
Cảm thức là khái niệm để chỉ sự nhận thức của con người bằng cảm giác
khi tiếp xúc với sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan. Cảm thức như thế
nào vừa phụ thuộc vào các tác động đến giác quan con người, lại vừa phụ
thuộc vào đặc điểm tâm lí, trình độ nhận thức, sự nhạy bén và tính cách của
chủ thể.Trong phạm vi đề tài này chúng tôi chỉ đề cập đến cảm thức tình yêu
đôi lứa. Cảm thức tình yêu là sự ảnh hưởng, tác động của tình yêu đến tâm tư
tình cảm của chủ thể tiếp nhận dẫn đến việc hình thành những trạng thái, cảm
xúc khác nhau trong tâm lí của họ. Sự phức tạp trong tâm lí con người, trong
các mối quan hệ xã hội đã khiến cho tình yêu nam nữ hiện lên với vô vàn sắc
thái, cảm xúc khác nhau nhờ vậy mà cảm thức trong tình yêu đôi lứa hiện lên
vô cùng phong phú và đôi khi ta không thể định nghĩa được hết. Chính nhờ
đặc điểm này mà khi đi vào trong văn chương, nghệ thuật, trí tuệ và cảm xúc
của chủ thể sáng tạo đã viết nên rất nhiều cung bậc khác nhau của tình yêu, có
lúc rất giống nhau nhưng nhiều khi lại không ai giống ai làm nên sự đa dạng
về nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Đặc biệt hơn, đến với thơ
trữ tình - một thể loại văn chương gắn chặt với thế giới chủ quan của tác giả,
thì cảm thức tình yêu luôn luôn được xuất hiện với những khuôn mặt mới, nội

dung mới và độc giả luôn được đón nhận những luồng sinh khí mới mỗi khi
tiếp nhận một sáng tác mới của các tác giả. Hãy cùng bước vào vườn thơ của
các nhà thơ Minh Thắng, Thúy Quỳnh, Bạch Liễu để khám phá những rung
động của những tâm hồn thơ nữ thời kì đương đại.
2.1. “Nỗi cảm hoài về những điều đã mất” [11]
Trải qua bao thế hệ,biết bao người đã tự hát lên khúc hát tâm hồn và
trái tim mình trước tình yêu. Hòa vào dàn đồng ca tâm hồn của thế hệ cây bút
nữ thời kì đương đại, những nhà thơ nữ Thái Nguyên cũng nhanh chóng mở

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×