Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SKKN MOT SO KINH NGHIEM DAY LAP TRINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 23 trang )

PHÒNG GD – ĐT PHÙ CÁT
----------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:

“Mét sè kinh nghiÖm khi d¹y häc lËp tr×nh Pascal líp 8”

Hä vµ tªn: .....................................

N¨m häc 2015 – 2016

Trang 2


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU......................................................................................trang 3
I. Đặt vấn đề.......................................................................................trang 3
1. Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới
để giải quyết.......................................................................................trang 3
2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới..........................................trang 3
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.......................................................trang 3
II. Phương pháp tiến hành..................................................................trang 4
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc
nghiên cứu, tìm giải pháp của đề tài.................................................trang 4
2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp.......................trang 4
B. NỘI DUNG...................................................................................trang 4
I. Mục tiêu..........................................................................................trang 4
II. Mô tả giải pháp của đề tài.............................................................trang 4
1. Thuyết minh tính mới.....................................................................trang 5
a. Một số chú ý giúp học sinh học tốt Pascal trong quá trình dạy lập trình


............................................................................................................trang 5
b Một số kinh nghiệm tạo tình huống có vấn đề bằng
phương pháp dạy thuyết trình:..........................................................trang 5
c. Kinh nghiệm để học sinh dễ tiếp thu về bài toán câu lệnh lặp.......trang 7
d. Kinh nghiệm soạn giảng giáo án điện tử các bài học....................trang 8
e. Kinh nghiệm trong giảng dạy áp dụng phương pháp sơ đồ tư duy
......................................................................................................... trang 13
f. Một số lỗi học sinh thường mắc phải khi lập trình...................... trang 14
2. Khả năng áp dụng .........................................................................trang 19
3. Lợi ích kinh tế- xã hội ...................................................................trang 20
C. KẾT LUẬN..................................................................................trang 21

Trang 2


A. MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề
1. Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyết.
Trong chương trình tin học THCS thì lập trình Pascal là một môn học đòi
hỏi tính tư duy, suy luận của học sinh.
Pascal là ngôn ngữ lập trình cơ bản để tiến tới các ngôn ngữ lập trình cao
hơn, làm căn bản cho học sinh sau này có thể học các ngôn ngữ lập trình bậc cao
khác. Việc nắm rõ kiến thức cơ bản về ngôn ngữ lập trình Pascal là rất cần thiết.
Tuy nhiên không phải học sinh nào cũng có thể hiểu và vận dung kiến
thức đã học vào bài tập một cách dễ dàng.
Qua nhiều năm giảng dạy môn tin học 8. Tôi nhận thấy để học sinh có thể
nắm vững kiến thức về lập trình Pascal thì đòi hỏi giáo viên phải có kinh nghiệm
trong truyền đạt kiến thức đồng thời từng tiết dạy phải có phương pháp cụ thể rõ
ràng, chu đáo.
Pascal là ngôn ngữ lập trình rất khó hiểu, phải tuân thủ các quy tắc của lập

trình nên học sinh rất khó tiếp xúc.
Ở nông thôn đa số các em nhà không có máy tính, nên việc thực hành rất
hạn chế.
Qua trao đổi đồng nghiệp và các trường bạn đều có cùng ý kiến lập trình
Pascal là môn học làm cho học sinh THCS khó hiểu và ngán. Đều này sẽ dẫn
đến chất lượng môn tin học 8 gặp nhiều khó khăn trong giảng dạy. Vì thế cần
phải có “Một số kinh nghiệm dạy lập trình” để nâng cao chất lượng bộ môn.
2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới.
Nhằm giúp học sinh có kiến thức cơ bản trong lập trình Pascal, làm nền
tảng sau này khi học các ngôn ngữ lập trình nâng cao hơn
Nâng cao chất lượng của bộ môn, giúp học sinh ham học hỏi về lập trình
từ đó định hướng nghề nghiệp đồng thời khẳng định tầm quan trọng của lập
trình cũng như sự quan trọng tin học trong đời sống.
Chia sẻ kinh nghiệm trong giảng dạy cũng như học hỏi kinh nghiệm lẫn
nhau trong giảng dạy lập trình.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.
- Nhằm nâng cao kiến thức về lập trình cũng như chất lượng đối với bộ
môn nên chỉ áp dụng cho chương trình tin học 8 và để tham khảo khi đồng
nghiệp giảng dạy môn tin và soạn giảng về lập trình tin học 8.
- Tập trung vào sách giáo khoa và bài tập tin học 8. Cùng một số kiến
thức nâng cao để giải các bài tập nâng cao trong bài tập tin học 8.
II. Phương pháp tiến hành
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn có định hướng cho việc nghiên cứu, tìm
ra giải pháp
1.1 Cơ sở lý luận
Khi giảng dạy Pascal học sinh thường khó hiểu, tiếp thu chậm nên việc
viết được một chương trình trên máy tính đối với các em rất khó khăn. Ngôn
ngữ lập trình Pascal đòi hỏi sự tư duy của người học rất cao mà trong chương
trình tin học các em đã phải học, mức độ tư duy của các em còn hạn chế và
Trang 3



không đồng đều trong một lớp học. Giao diện chương trình không thu hút, dễ
gây sự nhàm chán cho học sinh.
1.2 Cơ sở thực tiễn
- Lập trình Pascal đòi hỏi sự tư duy và sáng tạo của học sinh, trong tin học
8, đa số các bài tập đều liên quan đến toán học và tiếng anh(ví dụ giải viết
chương trình giải phương trình dạng tổng quát bx+c=0, thì qua nhiều năm
giảng dạy tôi nhận thấy học sinh khó mà đưa ra cách giải tổng quát, nên rất khó
trong việc giải viết chương trình).
- Học sinh phải làm quen với nhiều kiểu dữ liệu mới mà trong các môn
học khác không có, nhiều học sinh còn bỡ ngỡ không hiểu vì sao cùng là kiểu số
nguyên mà lại chia làm nhiều kiểu như byte, integer, real, longinteger,… Hoặc
các loại thông tin như hình ảnh, âm thanh… được xử lý như thế nào. Kiến thức
mới và khó, học sinh sợ học môn Tin học lớp 8, kết quả giảng dạy thấp, nhất là
ở các lớp học sinh yếu về môn tự nhiên, ít có điều kiện sử dụng máy tính. Giáo
viên phải làm gì để khắc phục được điều này?
Để khắc phục được điều đó, theo tôi giáo viên cần phải tìm tòi, nghiên
cứu tìm ra những giải pháp và những kinh nghiệm giảng dạy để tạo kích thích
được sự độc lập, tích cực của học sinh trong học tập. Học sinh có thể tự mình
tìm ra được những ý tưởng sáng tạo vận dụng thiết thực vào cuộc sống thực tế
khi nhu cầu nảy sinh.
Vì vậy trong quá trình giảng dạy nhiều năm bản thân có tích lũy một kinh
nghiệm trong dạy học lập trình Pascal và chọn đề tài “Một số kinh nghiệm
trong dạy học Pascal” nhằm giúp học sinh học tốt hơn về lập trình đồng thời
nâng cao chất lượng dạy học của bộ môn nói riêng và nhà trường nói chung.
2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp.
- Biện pháp tiến hành
- Áp dụng cách trình chiếu trong dạy học, giúp học sinh quan sát trực
quan.

- Xây dựng các chương trình mô phỏng bằng powerPoint hoặc xây dựng
các đoạn flash, các video...
- Áp dụng phương pháp dạy học mới vào tin học để tiến hành tạo tình
huống có vấn đề.
- Thảo luận nhóm, xác định vấn đề cần giải quyết, xây dựng nội dung khi
thảo luận, dự kiến hệ thống câu hỏi.
- Tích hợp liên môn vào một số bài học.
- Thời gian tạo ra giải pháp
Đây là những kinh nghiệm của bản thân trong quá trình dạy lập trình
Pascal từ năm 2013 đến nay.
B. NỘI DUNG
I. Mục tiêu
- Giúp học sinh có thể nắm được bài học dễ dàng hơn.
- Khắc phục những khó khăn khi học lập trình.
- Yêu thích lập trình và nhận thấy được tầm quan trong tin học trong
cuộc sống.
II. Mô tả giải pháp của đề tài
Trang 4


1. Thuyết minh tính mới
a. Một số chú ý giúp học sinh học tốt Pascal trong quá trình dạy lập
trình.
- Cần cho học sinh hiểu rõ ngôn ngữ máy tính và ngôn ngữ lập trình
- Thể hiện rõ cấu trúc chung của chương trình pascal
- Dịch và chạy chương trình cho học sinh quan sát trực tiếp.
- Dành thời lượng đúng theo phân phối chương trình cho học sinh thực
hành, ở 2 bài thực hành đầu tiên (Chú ý: những tiết này rất quan trọng, giáo viên
quan tâm chất lượng thực sự). Yêu cầu học sinh thực hành một số nội dung
- Các kiểu dữ liệu cơ sở khác SGK (byte, longint, word, char, string) để

phát triển tư duy của các em.
- Phân biệt lệnh write và writeln (lệnh viết ra màn hình).
- Phân biệt lệnh read và readln (Đọc dữ liệu nhập vào từ bàn phím).
Read(mục1, mục2,…, mục n);
Readln(mục1, mục2, …, mục n);
- Vận dụng các phép toán +, -, *, /, Div, Mod để giải các bài toán cơ bản
b. Kinh nghiệm tạo tình huống có vấn đề bằng phương pháp dạy
thuyết trình:
- Việc tạo tình huống có vấn đề rất quan trọng trong quá trình dạy học, tình
huống phải gắn liền với học sinh, học sinh có nhu cầu giải quyết tình huống đó,
khi đó bài dạy mới cuống hút được học sinh vào vấn đề ta cần dẫn tới.
Ví dụ: Khi dạy bài 4 “Sử dụng biến trong chương trình” giáo viên cần tạo
ra tình huống có vấn đề để từ đó học sinh phải là người giải quyết vấn đề:
Khi kiểm tra bài cũ: Yêu cầu học sinh viết chương trình xuất kết quả của
biểu thức sau:

( 25 +5 - 2) +( 25 +5 - 2) ´ 2 - ( 25 +5 - 2) +1
7
5
Vào bài mới ta tạo tình huống có vấn đề, biểu thức trên có 25+5-2 được lập
đi lập lại 3 lần:
? Giả sử: A=25+5-2 thì biểu thức trên có thể viết như thế nào?
Yêu cầu học sinh ở dưới thực hiện viết.
=> A/7+A´ 2-(A+1)/5
Vậy A được gọi là gì? Hs sẽ trả lời A gọi là biến khi đó giáo viên dẫn dắt
học sinh đi vào phần 1. Biến là công cụ trong lập trình.
Ta dẫn dắt học sinh đi qua từng mục dạy sẽ giúp học sinh thích thú và mỗi
lần dẫn dắt sẽ là một vấn đề cần giải quyết
Đối với bài tập về viết thuật toán:
Theo định nghĩa trong sách giáo khoa Tin học 8, thuật toán

là một dãy hữu hạn các thao tác được sắp xếp theo một trình tự xác định, sao cho
sau khi thực hiện dãy thao tác ấy từ INPUT ta nhận được OUTPUT. Nói cách
khác, trình bày thuật toán tức là chỉ ra các bước cần thực hiện để đi đến kết quả.
Việc trình bày thuật toán trước khi viết chương trình là hết
sức quan trọng. Thuật toán đúng thì chương trình mới có khả năng đúng, còn
một thuật toán sai chắc chắn là cho một chương trình sai. Tuy nhiên đối với
Trang 5


phần lớn học sinh lớp 8 thường bỏ qua bước này do tâm lý học sinh không thích
các loại bài
tập như thế.
Trong nhiều trường hợp tưởng như không cần thuật toán cụ
thể học sinh vẫn viết được chương trình. Thực tế thuật toán đó không được viết
ra nhưng đã hình thành sẵn trong đầu người viết.
Với đa số học sinh hiện nay, cần phải dành một lượng thời
gian thích hợp để rèn luỵên loại bài tập này. Phải làm sao cho việc viết thuật
toán trở thành kĩ năng để khi các em lập trình trên máy, tuy không cần viết thuật
toán ra song các em có thể hình dung được thuật toán đó trong đầu. Cần phải tạo
cho các em có ý thức khi viết một chương trình Pascal là phải tuân thủ theo trình
tự sau:
Xác định bài toán Mô tả thuật toánViết chương trình
- Khi dạy về câu lệnh lặp giáo viên có thể thực hiện tích hợp liên môn bằng
tình huống có vấn đề sau:
Chuyện con quạ thông minh
Một con quạ đang khát nước. Nó bay rất lâu để tìm nước nhưng chẳng thấy
một giọt nước nào. Mệt quá, nó đậu
xuống cành cây nghỉ. Nó nhìn quanh và
bỗng thấy một cái bình ở dưới một gốc
cây.

Khi tới gần, nó mới phát hiện ra
rằng cái bình có chứa rất ít nước, và
nó không thể chạm mỏ đến gần đáy mà
uống được. Nó thử đủ cách để thò mỏ
được đến mặt nước, nhưng mọi cố
gắng của nó đều thất bại.
Nhìn chung quanh, quạ thấy
những viên sỏi nhỏ nằm lay lắt ở gần
đấy. Lập tức, nó dùng mỏ gắp một viên sỏi thả vào bình. Cứ như vậy, nó gắp
những viên sỏi khác và tiếp tục thả vào bình.
Chẳng bao lâu, nước đã dâng lên đến miệng bình. Giờ thì nó có thể thò
mỏ vào để uống. Quạ rất vui sướng khi nhìn thấy công sức của mình đã có kết
quả. Quạ uống thỏa thích những giọt nước mát ngọt rồi bay lên cây nghỉ ngơi.
Qua câu chuyện yêu cầu học sinh hoạt động nào được lặp đi lặp lại?
Khi đó học sinh sẽ trả lời: Hoạt động gắp những viên sỏi được lặp đi lặp
lại.
Giáo viên hỏi khi nào thì hoạt động đó dừng lại?
Học sinh trả lời khi nước dâng lên đến miệng bình.
Thông qua câu chuyện vừa đưa ra dẫn dắt vào bài học còn giáo dục các
em đức tính kiên trì,…
Có thể giảng bài câu lệnh lặp, để học sinh phân biệt được thế nào là lệnh
lặp với lần lặp biết trước thế nào là lệnh lặp với số lần lặp chưa biết trước, giáo
viên có thể cho ví dụ sau:
Trang 6


Cần đổ đầy một bể chứa 50 lít nước bằng một ca có dung tích là 1 lít thì ta
thực hiện 50 lần đổ nước vào đó là biết trước số lần lặp. Còn nếu đổ với ca
không biết dung tích thì không biết đổ bao nhiêu lần, chỉ biết cho tới khi nào đầy
thì ngưng đó là lặp với số lần chưa biết trước. Từ đó yêu cầu học sinh đưa ra

những ví dụ trong cuộc sống liên quan với việc lặp đi lặp lại công việc nào đó và
các em sẽ phân tích xem việc nào thì biết trước số lần thực hiện việc nào thì
không biết số lần thực hiện.
Từ đó ta yêu cầu học sinh cho nhiều ví dụ hơn nữa những ví dụ lặp trong
thực tế và giáo viên nên lấy một vài ví dụ của học sinh để tạo niềm phấn khởi
trong học sinh. Tuy nhiên rất có nhiều cách khác để giáo viên gợi mở vấn đề
nhưng đều quan trọng là tạo không khí thoải mái và lôi kéo học sinh vào bài
dạy.
c. Kinh nghiệm để học sinh dễ tiếp thu về bài toán câu lệnh lặp
Đối với những bài toán về câu lệnh lặp thông thường học sinh gặp rất
nhiều khó khăn trong việc khi nào sử dụng lệnh lặp For… do hoặc While … do
một số kinh nghiệm áp dụng vào việc dạy và học đối với học sinh như sau:
Trong tiết học này tôi đã đưa ra bài toán như sau:
Với a là số nguyên được nhập từ bàn phím và a > 2, xét các bài toán sau đây:
Bài 1. Tính và đưa kết quả ra màn hình tổng
1
1
1
1
S= +
+
+... +
a a +1 a + 2
a +100

Bài 2. Tính và đưa kết quả ra màn hình tổng
1
1
1
1

S= +
+
+... +
+...
a a +1 a + 2
a +N
1
< 0, 0001 .
Cho đến khi
a +N

Giáo viên đưa ra các câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Bài 1 đã xác định được số lần lặp chưa?
Học sinh trả lời là: đã xác định được lần lặp, cụ thể cộng dồn đến a+100.
Câu hỏi 2: Em hãy viết câu lệnh lặp để tính tổng S ở bài 1?
Học sinh viết:
S:=1/a;
for i:=1 to 100 do
S:=S+1/(a+i);
Câu hỏi 3: Bài 2 đã xác định được số lần lặp chưa?
Học sinh trả lời là: chưa xác định được lần lặp, vì với a được nhập từ bàn
phím thì: 1/(a+N) < 0.0001 không xác định được cụ thể N bằng bao nhiêu.
Câu hỏi 4: Em hãy viết câu lệnh lặp để tính tổng S ở bài 2?
Học sinh viết:
S:=1/a;
N:=1;
While 1/(a+N) < 0.0001 do
Begin
S:=S+1/(a+N);
N:=N+1;

Trang 7


End;
Giáo viên cho học sinh hoàn chỉnh chương trình dựa trên hai vòng lặp đã
có ở trên để giải 2 bài toán trên. (sau đó Giáo viên đi kiểm tra)
Câu hỏi 5: Em hãy cho biết sự tương đồng của hai bài toán trên:
Học sinh trả lời:
Xuất phát, S được gán giá trị: 1/a;
Tiếp theo, cộng dồn vào S một giá trị: 1/(a+N), với N tăng từ
1,2,3…
Câu hỏi 6: Hai bài toán trên khác nhau ở điểm nào?
Học sinh trả lời:
Bài toán 1 đã biết số lần lặp cụ thể, bài toán 2 chưa xác định được lần lặp
cụ thể.
Câu hỏi 7: Có thể dùng câu lệnh while…do để viết vòng lặp tính tổng S
ở bài 1 được không?
Và có thể dùng câu lệnh for…do để viết vòng lặp tính tổng S ở bài 2
được không?
Học sinh trả lơi:
Việc dùng câu lệnh lặp while…do để thực hiện vòng lặp cho câu lệnh
for…do là có thể làm được, nhưng việc dùng câu lệnh for…do để thực hiện
vòng lặp cho câu lệnh while…do là không được vì:
+ Câu lệnh for…do sau khi thực hiện câu lệnh sau do thì biến đếm tự
động tăng lên 1, trong câu lệnh while…do ta có thể thực hiện lệnh tăng
biến_đếm lên 1 bằng cách thực hiện câu lệnh gán biến_đếm:=biến_đếm+1.
+ Câu lệnh for…do kết thúc khi biến_đếm > Giá_trị_cuối, trong câu lệnh
while…do ta có thể đưa điều kiện biến_đếm>Giá_trị_cuối vào trong điều kiện
kiểm tra vòng lặp while…do, cụ thể bài 1 ta có thể thực hiện như sau:
S:=1/a;

N:=1;
While N <= 100 do
Begin
S:=S+1/(a+N);
N:=N+1;
End;
+ Câu lệnh while…do thực hiện câu lệnh khi điều_kiện còn đúng, nên ta
không xác định được đến vòng lặp thứ bao nhiêu để điều_kiên sai vì thế ta
không thể dùng vòng lặp for…do để thực hiện tính tổng S cho bài 2.
d. Kinh nghiệm soạn giảng giáo án điện tử các bài học:
Cần xây dựng bài giảng trực quan, sinh động, có video dẫn đến tính
huống bài học (liên quan đến bài học) sẽ giúp học sinh nắm được bài hơn.
Ví dụ về khi soạn bài học về câu lệnh lặp, chúng ta cần đầu tư về giáo án
điện tử để học sinh có thể thấy trực quan hơn.
Sau đây một ví dụ trong các bài soạn về giáo án điện tử đã soạn và giảng
trên lớp có hiệu quả:

Trang 8


Hãy xem video sau

Sau khi xem xong video giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi để học sinh
trả lời dẫn đến đâu là hoạt động lặp: (Đồng thời qua câu chuyện trong video rèn
luyện đức tính gì của con người?)

Trang 9


Trang 10



Trang 11


Phần nguyên lý hoạt động ta xây dựng các hiệu ứng động để khi trình
chiếu sẽ trực quan, học sinh dễ hiểu và thuộc ngay tại lớp

Trong bài dạy chúng ta tạo các hiệu ứng âm thanh giúp học sinh hứng thú
và cũng làm cho bài dạy của giáo viên có phần sinh động hơn.
Trang 12


Thông thường dạy giáo án điện tử rất tiết kiệm được thời gian ghi bảng,
đây là ưu điểm để giáo viên có nhiều thời gian tổ chức các hoạt động ôn luyện
kiến thức bằng hoạt động nhóm.
e. Kinh nghiệm trong giảng dạy áp dụng phương pháp sơ đồ tư duy
- Thông thường qua nhiều năm giảng dạy tin học, các tiết bài tập, ôn tâp,
củng cố bài dạy tôi thường áp dụng phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy để hệ
thống kiến thức các em sau khi học lý thuyết, củng cố và thấy rất hiệu quả trong
học sinh, học sinh dễ nắm bắt được nội dung bài học hơn:
Ví dụ để hệ thống kiến thức trong tiết ôn tập cuối năm ta có thể sử dụng
sơ đồ tư duy sau:

Hoạt động củng cố giúp học sinh hệ thống lại kiến thức đã học, nên việc
sử dụng sơ đồ tư duy là rất cần thiết trong việc củng cố cho học sinh.
Ví dụ ở cuối tiết còn khoảng 7 phút giáo viên có thể hệ thống kiến thức
bằng sơ đồ tư duy. Ở đây tôi ví dụ một số sơ đồ tư duy đã áp dụng ở lớp có hiệu
quả học sinh dễ dàng nắm lại kiến thức:


Trang 13


Ngoài hoạt động dạy học sinh hiểu kiên thức giáo viên cũng cần chú ý
đến các lỗi thường gặp của học sinh trong quá trình viết chương trình
f. Một số lỗi học sinh thường mắc phải khi lập trình
Việc nắm được các lỗi học sinh thường mắc phải rất có lợi trong việc
giảng dạy, giáo viên dễ dàng giúp học sinh tránh các lỗi đó và tăng hiệu quả tiết
dạy:
Thông thường học sinh thường mắc các lỗi trong lập trình như là:
- Khai báo thiếu biến.
* Sai lầm thường gặp:
Mọi đối tượng trong chương trình Pascal đều phải có tên. Ngoài tên dành
riêng và tên chuẩn thì các đối tượng khác phải được khai báo trước khi sử dụng
ở phần khai báo của chương trình.
Khi viết chương trình nhiều khi học sinh chưa thể xác định được hết các
biến cần sử dụng trong chương trình nên thường khai báo thiếu biến.
* Biện pháp khắc phục:
Sau khi viết xong mỗi chương trình, yêu cầu học sinh đọc lại chương trình
để kiểm tra lại việc khai báo và sử dụng các biến.
Trong giờ thực hành có thể sử dụng chương trình dịch của Pascal để kiểm
tra việc khai báo biến cho chương trình. Nếu nhấn F9 mà có thông báo compile
failed với lỗi Error: Indentifier not found “a” thì có nghĩa là có biến “a” đang
được sử dụng mà chưa khai báo.
Học sinh cần bổ sung vào phần khai báo những biến trong chương trình
sử dụng mà chưa có trong phần khai báo.
- Đặt tên không đúng.
* Sai lầm thường gặp:
Trong ngôn ngữ lập trình Turbo Pascal, tên là một dãy liên tiếp không quá
127 kí tự bao gồm chữ số, chữ cái hoặc dấu gạch dưới và bắt đầu bằng chữ cái

hoặc dấu gạch dưới. (Trong Free Pascal thì tên có thể có tới 255 kí tự).
Học sinh thường mắc sai lầm đặt tên không đúng theo quy tắc của ngôn
Trang 14


ngữ lập trình Pascal. Các em thường đặt tên có dấu cách hay có thêm các kí tự
khác, ngoài các kí tự được phép đặt tên trong ngôn ngữ lập trình Pascal.
* Biện pháp khắc phục:
Để khắc phục sai lầm này ở học sinh thì giáo viên cần kiểm tra lại thường
xuyên và nhắc nhở các em mỗi khi các em mắc phải sai lầm này.
Đặc biệt, trong giờ thực hành, giáo viên có thể chủ động viết một chương
trình có khai báo một tên không đúng quy tắc đặt tên của ngôn ngữ lập trình
Pascal rồi dịch chương trình để chỉ ra lỗi như: Error: Fatal: Syntax error, “;”
expected but “ordinal const” found.
- Đặt tên biến trùng nhau.
* Sai lầm thường gặp:
Trong một chương viết bằng ngông ngữ lập trình Pascal, mỗi đối tượng có
một tên và không phân biệt chữ hoa và chữ thường.
Học sinh thường mắc sai lầm khi đặt tên các biến trùng nhau. Đặc biệt với
những chương trình có sử dụng nhiều biến tham gia, học sinh thường đặt một
biến có tên chữ thường, một biến có tên chữ hoa mà không nhớ rằng trong
Pascal không phân biệt chữ hoa và chữ thường (ví dụ: var a, A:integer;)
* Biện pháp khắc phục:
Để khắc phục sai lầm này ở học sinh thì giáo viên cần kiểm tra lại thường
xuyên và nhắc nhở các em mỗi khi các em mắc phải sai lầm này. Đặc biệt, trong
giờ thực hành, giáo viên có thể chủ động viết một chương trình có khai báo một
biến tên “a” và một biến tên “A” rồi dịch chương trình để chỉ ra lỗi Error:
Duplicate indentifier “a”.
- Biến đếm, biến chỉ số là biến kiểu số thực.
* Sai lầm thường gặp:

Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, biến đếm, biến chỉ số trong mảng thường
là biến kiểu số nguyên.
Học sinh thường nắm cú pháp của câu lệnh trong Pascal không vững, dẫn
đến việc các em chỉ nhớ cú pháp câu lệnh mà không nhớ được ý nghĩa của các
thành phần trong câu lệnh. Hậu quả là các em sử dụng cả biến kiểu số thực làm
biến đếm hay biến chỉ số của mảng.
* Biện pháp khắc phục:
Để khắc phục sai lầm này ở học sinh, giáo viên yêu cầu học sinh không
chỉ nhớ được cú pháp câu lệnh mà phải nắm vững ý nghĩa của từng thành phần
trong câu lệnh trong ngôn ngữ lập trình Pascal.
Ngoài ra, trong giờ thực hành, giáo viên có thể chủ động viết một chương
trình có khai báo biến đếm và biến chỉ số của mảng là biến kiểu số thực rồi dịch
chương trình để chỉ ra lỗi Error: Ordinal expression expected và lỗi Error:
Incompatible types: got “Real” exptected “LongInt”.
- Tràn số do không xác định được miền giá trị của biến.
* Sai lầm thường gặp:
Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, mỗi kiểu dữ liệu có một miền giá trị xác
định. Vì vậy, khi khai báo biến phải xác định được miền giá trị của nó trong
chương trình.
Học sinh thường chỉ nhớ kiểu dữ liệu mà không nhớ được miền giá trị của
Trang 15


các kiểu dữ liệu trong Pascal. Đặc biệt là với kiểu số nguyên, học sinh thường
khai báo kiểu integer mà không xác định miền giá trị của biến có thể nhận khi
thực hiện chương trình. Hậu quả là chương trình vẫn dịch và chạy bình thường
với bộ dữ liệu nhỏ đưa vào, nhưng khi thực hiện chương trình với những bộ dữ
liệu lớn thì chương trình báo lỗi tràn số.
* Biện pháp khắc phục:
Để khắc phục được sai lầm này ở học sinh, giáo viên yêu cầu học sinh

không chỉ nhớ kiểu dữ liệu mà phải nhớ cả miền giá trị của từng kiểu dữ liệu
trong Pascal.
Ngoài ra, với mỗi chương trình, giáo viên yêu cầu học sinh xác định giá
trị mà biến có thể nhận khi thực hiện chương trình. Đặc biệt là với những bài tập
cho trước miền giá trị của dữ liệu vào thì giáo viên nên yêu cầu học sinh xác
định miền giá trị của dữ liệu ra.
- Gán kết quả phép chia cho biến kiểu số nguyên.
* Sai lầm thường gặp:
Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, kết quả thực hiện của phép chia luôn là
số thực. Vì vậy, ta không thể gán kết quả của phép chia cho biến kiểu số nguyên.
Học sinh thường nhớ được cú pháp của phép chia trong Pascal mà không
để ý rằng kết quả của phép chia rất có thể là một số thực. Hậu quả là các em
thường mắc lỗi gán giá trị cho biến kiểu số nguyên bằng giá trị của phép chia.
* Biện pháp khắc phục:
Để khắc phục sai lầm này ở học sinh, giáo viên yêu cầu học sinh xác định
giá trị của phép chia, đồng thời yêu cầu các em nhớ phép chia lấy phần nguyên
trong Pascal.
Trong các chương trình học sinh viết, mỗi khi học sinh gán kết quả phép
chia cho biến kiểu số nguyên thì giáo viên cần chỉ rõ cho học sinh thấy được giá
trị của phép chia luôn có thể là một số thực. Và nếu có là số nguyên thì trong
Pascal cũng không được phép gán kết quả phép toán chia cho biến kiểu số
nguyên mà phải sử dụng phép chia lấy phần nguyên “div”.
Trong giờ thực hành, giáo viên có thể viết chương trình có sử dụng phép
gán kết quả phép chia cho biến kiểu số nguyên rồi dịch chương trình để chỉ ra
lỗi Error: Incompatible types: got “Extended” expected “SmallInt”.
- Thiếu dấu ngoặc tròn trong biểu thức lôgic.
* Sai lầm thường gặp:
Biểu thức lôgic là biến lôgic hoặc hằng lôgic hay các biểu thức quan hệ
liên kết với nhau bởi phép toán lôgic.
Học sinh thường mắc sai lầm khi viết biểu thức lôgic có các biểu thức

quan hệ liên kết với nhau bởi phép toán lôgic nhưng không sử dụng dấu ngoặc
tròn cho các biểu thức quan hệ.
* Biện pháp khắc phục:
Để khắc phục sai lầm này ở học sinh, giáo viên nên nhấn mạnh việc sử
dụng dấu ngoặc tròn cho các biểu thức quan hệ trong biểu thức lôgic.
Đồng thời, giáo viên giới thiệu thêm cho học sinh biết độ ưu tiên của các
phép toán lôgic cao hơn so với các phép toán quan hệ (phép toán lôgic được
thực hiện trước phép toán quan hệ).
Trang 16


Ngoài ra, trong giờ thực hành, giáo viên có thể chủ động viết chương trình
có sử dụng biểu thức lôgic mà không sử dụng dấu ngoặc tròn cho biểu thức
quan hệ rồi dịch chương trình để chỉ ra cho học sinh thấy lỗi Error:
Incompatible types: got “Boolean” expected “LongWord”.
- Thiếu dấu chấm phẩy hoặc đặt dấu chấm phẩy sai vị trí.
* Sai lầm thường gặp:
Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, kết thúc mỗi câu lệnh đều có dấu chấm
phẩy, câu lệnh liền trước từ khóa else không có dấu chấm phẩy và sau từ khóa
end cuối cùng là dấu chấm.
Học sinh thường mắc sai lầm khi viết kết thúc câu lệnh mà không có dấu
chấm phẩy hoặc sử dụng dấu chấm phẩy trước từ khóa else.
* Biện pháp khắc phục:
Để khắc phục sai lầm này ở học sinh, giáo viên nên kiểm tra và uốn nắn
học sinh mỗi khi các em mắc sai lầm này.
Trong giờ thực hành giáo viên có thể viết chương trình có lỗi thiếu dấu
chấm phẩy hay sai lỗi dấu chấm phẩy trước từ khóa else rồi dịch chương trình
để chỉ ra lỗi Fatal Syntax error, “;” expected hay Fatal Syntax error, “;”
expected but else found.
- Nhầm lẫn giữa phép gán và phép toán quan hệ bằng.

* Sai lầm thường gặp:
Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, phép gán có cú pháp “:=” dùng để gán
giá trị cho biến bên trái bằng giá trị của biểu thức bên phải.
Học sinh thường nhầm lẫn giữa phép gán với biểu thức quan hệ bằng bởi
vì các em quen với việc tính toán trong các môn học khác. Ví dụ: trong môn
toán các em thường có biểu thức D=b 2 - 4ac khi các em giải phương trình bậc
hai. Và khi viết chương trình trong Pascal các em thường viết delta=b*b-4*a*c;
* Biện pháp khắc phục:
Để khắc phục sai lầm này ở học sinh, giáo viên cần nói rõ ý nghĩa phép
gán trong Pascal là dùng để thay đổi giá trị của biến và nó là một câu lệnh. Còn
dấu “=” trong Pascal là phép toán quan hệ bằng.
Trong giờ thực hành, giáo viên có thể viết một chương trình mà thay phép
gán “:=” bởi phép toán quan hệ bằng “=” rồi dịch chương trình để chỉ ra lỗi
Error Illegal Expression.
- Vòng lặp vô hạn.
* Sai lầm thường gặp:
Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, biến đếm trong vòng lặp for được tăng
hoặc giảm một cách tự động hay vòng lặp while-do chỉ kết thúc khi điều kiện
lặp sai.
Học sinh thường mắc sai lầm khi viết các chương trình có sử dụng vòng
lặp lồng nhau mà chưa phân tích rõ việc sử dụng các biến nên có em sử dụng
cùng một biến cho các vòng lặp lồng nhau. Bên cạnh đó, có những học sinh xác
định điều kiện lặp không chính xác làm cho điều kiện lặp trong vòng lặp whiledo luôn luôn đúng. Hậu quả là chương trình lặp vô hạn mà không cho ra kết
quả.
Trang 17


* Biện pháp khắc phục:
Để khắc phục sai lầm này ở học sinh, giáo viên nên yêu cầu học sinh phân
tích rõ thuật toán, các biến được sử dụng trong chương trình cùng ý nghĩa của

nó. Hay việc xác định điều kiện lặp phải được thay đổi đến một lúc nào đó điều
kiện đó phải sai để tránh lặp vô hạn.
Trong giờ thực hành, giáo viên có thể viết một chương trình có vòng lặp
vô hạn rồi dịch chương trình để chỉ ra cho các em thấy lỗi Error: Illegal
assignment to for-loop variable “a”
- Chạy chương trình mà không quan tâm đến kết quả.
* Sai lầm thường gặp:
Khi viết xong một chương trình, dịch thành công chương trình là có thể
chạy chương trình. Nhưng điều đó chưa khẳng định được là chương trình cho
kết quả đúng.
Nhiều học sinh hiện nay chỉ viết chương trình mang tính đối phó mà
không cần quan tâm tới tính đúng đắn của chương trình. Hậu quả là trong các
giờ thực hành, nhiều học sinh viết chương trình đến khi chương trình chạy được
là các em xem như đã hoàn thành yêu cầu của giáo viên mà không biết rằng
chương trình các em viết cho kết quả không đúng hay vẫn còn sai với một số bộ
test.
* Biện pháp khắc phục:
Để khắc phục tình trạng này ở học sinh thì mỗi khi giao bài tập cho học
sinh, giáo viên nên chuẩn bị trước các bộ test mẫu để yêu cầu học sinh thực hiện
chạy chương trình theo bộ test mẫu và đối chiếu kết quả.
Đặc biệt, trong các giờ thực hành, giáo viên nên yêu cầu học sinh chuẩn bị
chương trình ở nhà và yêu cầu học sinh nhập chương trình rồi thực hiện với các
bộ test mẫu mà giáo viên đã chuẩn bị trước.
- Chia cho số 0.
* Sai lầm thường gặp:
Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, biến có thể nằm trong biểu thức ở mẫu
số của phép chia.
Học sinh thường mắc lỗi chia cho số 0 với các chương trình có sử dụng
phép chia với mẫu số là biểu thức chứa biến. Khi thực hiện chương trình, giá trị
mẫu số có thể bằng số 0. Khi đó, chương trình sẽ mắc lỗi chia cho số 0.

* Biện pháp khắc phục:
Để khắc phục tình trạng này ở học sinh, giáo viên yêu cầu học sinh xác
định giá trị có thể nhận của biến trong biểu thức ở mẫu số của phép chia nếu có.
Nếu biến có thể nhận giá trị làm cho biểu thức ở mẫu số bằng số 0 thì cần phải
loại hoặc xét riêng trường hợp này.
Đặc biệt, trong các giờ thực hành, giáo viên có thể chuẩn bị trước một
chương trình có sử dụng phép chia có biến ở mẫu số rồi dịch chương trình và
thực hiện với bộ dữ liệu vào làm cho mẫu số bằng số 0 để chỉ ra cho học sinh
thấy lỗi chia cho số 0 (Erro: Division by zero).
- Viết sai các từ khóa.
* Sai lầm thường gặp:
Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, từ khóa là tên dành riêng do ngôn ngữ
Trang 18


lập trình đặt với ý nghĩa riêng xác định.
Học sinh thường mắc lỗi viết sai các từ khóa trong khi viết chương trình
do các từ khóa trong Pascal đều là từ tiếng anh. Bên cạnh đó, nhiều học sinh có
kiến thức tiếng anh hạn chế, một số học sinh học tin học mang tính đối phó. Dẫn
đến việc nhiều học sinh viết sai các từ khóa trong khi viết chương trình bằng
ngôn ngữ lập trình Pascal.
* Biện pháp khắc phục:
Để khắc phục sai lầm này ở học sinh, giáo viên yêu cầu học sinh nhớ
chính xác các từ khóa trong chương trình. Ngoài ra, giáo viên nên cài đặt phần
mềm Free Pascal để hỗ trợ hơn cho học sinh trong việc thực hành.
Đặc biệt, trong các giờ thực hành, giáo viên có thể chuẩn bị trước một
chương trình có viết sai từ khóa trong Pascal rồi dịch chương trình để chỉ ra cho
học sinh thấy lỗi Fatal: Syntax error.
2. Khả năng áp dụng
2.1 Thời gian áp dụng hoặc thử nghiệm có hiệu quả:

Trong những năm đầu giảng dạy lập trình tin học 8 kinh nghiệm giảng
dạy còn hạn chế nên chất lượng giáo dục chưa cao, sau vài năm rút kinh nghiệm
và đã áp dụng trong 2 năm vừa qua đã thu lại những kết quả cao trong giảng dạy
lập trình học sinh đam mê học lập trình.
Đã áp dụng phương pháp ôn tập hoặc hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư
duy và soạn giảng các bài giáo án điện tử để giúp học sinh học tốt hơn, kết quả
học sinh hiểu bài và vận dụng được kiến thức vào bài tập. Cuối năm học thống
kê chất lượng bộ môn lên cao hơn so với năm trước.
2. 2. Có khả năng thay thế giải pháp hiện có.
- Việc nắm một số kinh nghiệm trong giảng dạy là rất cần thiết đối với
mỗi giáo viên, đối với mỗi giáo viên đều có một phương pháp giảng dạy riêng
nhưng trong 2 năm vừa qua đã áp dụng vào trong giảng dạy tin học 8 thì học
sinh đa phần hứng thú trong học tập, chất lượng của bộ môn tăng hơn sơ với
những năm chưa áp dụng phương pháp mới.
2.3. Khả năng áp dụng ở đơn vị hoặc trong ngành.
- Đã áp dụng phương pháp một số kinh nghiệm khi dạy lập trình thì kết
quả các bài kiểm tra đa số đạt điểm cao, học sinh khá giỏi của bộ môn tăng và đã
chia sẽ với các đồng nghiệp cùng bộ môn áp dụng phương pháp này cũng có kết
quả cao.
Cụ thể: Trong quá trình nghiên cứu và ứng dụng giải pháp này từ đầu năm
học 2013 đến nay, tôi thấy giải pháp này rất có hiệu quả, đó là:
Thống kê TBM học kì I năm học 2013 -2014
Khối Lớp

SS 0 ---< 2 2 ---< 3.5 3.5 ---< 5 5 ---< 6.5 6.5 ---< 8 8 ---> 10 5 trở lên
SL %

8A1
8A2
8A3

8 8A4
8A5

39
34
39
37
39

SL %

SL %
0.0
1 2.9
3 7.7
4 10.8
2 5.1

SL
21
13
11
13
13

%
53.8
38.2
28.2
35.1

33.3

SL
15
13
16
14
16

%
38.5
38.2
41.0
37.8
41.0

SL
3
7
9
6
8

%
7.7
20.6
23.1
16.2
20.5


SL
39
33
36
33
37

%
100.0
97.1
92.3
89.2
94.9

Trang 19


8A6
8A7
CK

42
41
271

0.0
0.0
10 3.7

4 9.5 15 35.7 23 54.8 42 100.0

1 2.4 6 14.6 34 82.9 41 100.0
76 28.0 95 35.1 90 33.2 261 96.3

Thống kê TBM cả năm học 2013 -2014
Khối Lớp

SS 0 ---< 2 2 ---< 3.5 3.5 ---< 5 5 ---< 6.5 6.5 ---< 8
SL %

8 8A1
8A2
8A3
8A4
8A5
8A6
8A7

SL %

39
34
39
37
39
42
41

SL %
0.0
0.0

3 7.7
2 5.4
1 2.6
0.0
0.0

SL
20
13
10
12
13
3

%
51.3
38.2
25.6
32.4
33.3
7.1
0.0

SL
16
14
16
19
19
17

7

%
41.0
41.2
41.0
51.4
48.7
40.5
17.1

8 ---> 10

5 trở lên

SL
3
7
10
4
6
22
34

SL
39
34
36
35
38

42
41

%
7.7
20.6
25.6
10.8
15.4
52.4
82.9

%
100.0
100.0
92.3
94.6
97.4
100.0
100.0

Thống kê TBM học kì I năm 2014 – 2015
Khối Lớp

SS 0 ---< 2 2 ---< 3.5 3.5 ---< 5 5 ---< 6.5 6.5 ---< 8 8 ---> 10 5 trở lên
SL %

8 8A3
8A4
8A5

8A6
8A7
8A8

SL %

39
39
39
40
40
41

SL %
0.0
0
1 2.6
3 7.5
1 2.5
0.0

SL
16
17
10
12
13
3

%

41
43.6
25.6
30
32.5
7.3

SL
17
14
16
19
19
17

%
43.6
35.9
41.0
47.5
47.5
41.5

SL
6
8
12
6
7
21


%
15.4
20.5
30.8
15.0
17.5
51.2

SL
39
39
38
37
39
41

%
100.0
100.0
97.4
92.5
97.5
100.0

Thống kê TBM cả năm học 2014 -2015
Khối Lớp SS 0 ---< 2 2 ---< 3.5 3.5 ---< 5 5 ---< 6.5 6.5 ---< 8 8 ---> 10 5 trở lên
SL %
8


8A3
8A4
8A5
8A6
8A7
8A8

39
39
39
40
40
41

SL %

SL %
0.0
0
1 2.6
3 7.5
1 2.5
0.0

SL
16
17
10
12
13

3

%
41
43.6
25.6
30
32.5
7.3

SL
17
14
16
19
19
17

%
43.6
35.9
41.0
47.5
47.5
41.5

SL
6
8
12

6
7
21

%
15.4
20.5
30.8
15.0
17.5
51.2

SL
39
39
38
37
39
41

%
100.0
100.0
97.4
92.5
97.5
100.0

- Học sinh đã làm quen và thực hiện thành thạo thao tác vẽ sơ đồ tư duy
cho bài học. Qua các hoạt động mà giáo viên tổ chức đã giúp các em phát huy

được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của mình.
3. Lợi ích kinh tế- xã hội
a. Lợi ích kinh tế:
+ Trong một lớp học có khá nhiều em học khá và ham học. Nên cũng là
lợi ích đáng kể cho các em học sinh yếu kém hỏi bài và thuận lợi cho
giáo viên giảng dạy.
+ Các kinh nghiệm được đúc kết thành các tài liệu và bổ sung vào kho
sách tham khảo của nhà trường.

Trang 20


+ Chuẩn bị đồ dùng dạy học đơn giản ít tốn kém, như sơ đồ tư duy, bài
dạy trình chiếu và một số lỗi thường gặp sẽ giúp giáo viên rút kinh
nghiệm trong giảng dạy.
b. Lợi ích xã hội :
+ Bên cạnh đó nhiều gia đình cũng quan tâm đến việc học tập của các
con.
+ Tạo nguồn nhân lực yêu thích môn lập trình làm cơ sở các em sau này
sẽ học các ngôn ngữ lập trình bậc cao khác.
+ Góp phần định hướng nghề nghiệp các em trong quá trình giảng dạy bộ
môn.
+ Tạo sự gắn kết giữa các giáo viên cùng môn học hỏi lẫn nhau, góp phần
tạo sự đoàn kết nội bộ...
C. KẾT LUẬN
1. Những điều kiện, kinh nghiệm áp dụng, sử dụng giải pháp.
- Ngôn ngữ lập trình nói chung đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây
dựng các chương trình ứng dụng để phục vụ cho cuộc sống. Nhờ sự phát triển
của tin học, trong đó các nhà lập trình chuyên nghiệp đóng vai trò không nhỏ,
mà hiện nay hầu hết các lĩnh vực trong xã hội đã ứng dụng được tin học để giải

quyết công viêc nhanh, hiệu quả và chính xác hơn.
- Về điều kiện áp dụng phương pháp chúng ta cần trao dồi kiến thức,
chuẩn bị tiết dạy chu đáo, chuẩn bị sơ đồ tư duy để hệ thống kiến thức cho học
sinh sau mỗi tiết dạy và chú ý những lỗi học sinh thường mắc phải, giáo viên
cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi lôgic, chuẩn bị các video, các đoạn phim, flash để
phục vụ tiết học.
2. Những triển vọng trong việc vận dụng và phát triển giải pháp.
- Những kinh nghiệm này đã góp phần nâng cao chất lượng trong bộ môn,
đồng thời học sinh thích thú trong lập trình, đây là điểm xuất phát để có nguồn
nhân lực bồi dưỡng học sinh giỏi tin học.
- Về phía học sinh có thể viết ra các chương trình games đơn giản như
viết chương trình mô tả 2 vì sao bay trên trời v..v..
- Một số kinh nghiệm này sẽ giúp các đồng nghiệp tham khảo để rút ra
những tiết dạy tốt hơn, học sinh sẽ dễ hiểu hơn trong lập trình.
- Tuy là một số kinh nghiệm của bản thân trong dạy học lập trình tuy
nhiên có thể áp dụng cho các môn học khác như việc sử dụng sơ đồ tư duy trong
dạy học, sử dụng các bài trình chiếu chèn các đoạn video...
3. Đề xuất, kiến nghị.
a. Đối với giáo viên bộ môn:
- Cần tập trung đầu tư vào chuyên môn, rút ra những kinh nghiệm trong
giảng dạy và chú ý những sai lầm và phương pháp giảng dạy hướng đối tượng
của từng học sinh và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để ngày càng nâng cao chất
lượng trong nhà trường.
b. Đối với học sinh:
- Tăng cường trao dồi kiến thức, có ý thức trong học tập, tích cực chuẩn
bị bài ở nhà và làm bài tập, rèn luyện các kỹ năng về lập trình, các kỹ năng khác
giúp học tập tốt hơn.
Trang 21



c. Đối với nhà trường:
- Cần tạo điều kiện và giúp đỡ giáo viên trong giảng dạy, có kế hoạch
bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức các hoạt động giao lưu trong nhà
trường.
- Bổ sung mua sách tham khảo vào trong thư viện giúp học sinh có tài
liệu học tập và sách tham khảo cho giao viên.
Trên đây chỉ là những ý kiến cá nhân chắc chắn sẽ có nhiều hạn chế và
thiếu sót, đặc biệt còn hạn chế về trình độ kiến thức và kinh nghiệm giảng dạy.
Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quí báu của các thầy
giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để ngày càng hoàn thiện hơn. Tôi xin chân
thành cảm ơn./.

Trang 22


PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.

Thảo khảm tài liệu trên trang web violet.vn
Sách hướng dẫn khắc phục một số lỗi khi lập trình tác giả Hoàng Hồng
Sách giáo khoa Tin học 8 (NXB giáo dục Việt Nam)
Các tài liệu bồi dưỡng về phương pháp dạy học bộ môn Tin học
Sách bài tập Pascal 8 (NXB giáo dục)

Trang 23




×