Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

đánh giá công tác lựa chọn địa điểm sản xuất công ty thép Hòa Phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.55 KB, 17 trang )

I.
Cơ sở lý thuyết.
1. Khái niệm và vai trò của địa điểm sản xuất.
1.1.
Khái niệm địa điểm sản xuất

Địa điểm sản xuất thực chất là quá trình xác định vị trí doanh nghiệp.Thông
thường khi nói đến địa điểm sản xuất, người ta thường đề cập tới việc xây dựng doanh
nghiệp mới.Tuy nhiên trong thực tế, những quyết định lựa chọn địa điểm sản xuất lại
xảy ra một cách khá phổ biến ở các doanh nghiệp đang hoạt động.Đó là việc tìm thêm
các địa điểm mới, xây dựng các chi nhánh, phân xưởng, cửa hàng đại lý mới.Hoạt
động này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp dịch vụ.Việc quyết định lụa
chọn, bố trí doanh nghiệp hợp lý về mặt kinh tế xã hội tạo điều kiện thuận lợi cho các
doanh nghiệp hoạt động sau này và góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Vậy, địa điểm sản xuất là quá trình lựa chọn vùng và địa điểm bố trí doanh nghiệp
nhằm thực hiện đảm bảo các mục tiêu chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.

Vai trò của địa điểm sản xuất.

Địa điểm xây dựng doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động sản
xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp.Hoạt động xác định địa điểm doanh nghiệp là
một bộ phận quan trọng thiết kế hệ thống sản xuất của doanh nghiệp, đồng thời là một
giải pháp cơ bản mang tính chiến lược đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Tác động của xác định địa điểm doanh nghiệp rất tổng hợp, đó là giải
pháp quan trọng tạo ra lợi thế cạnh tranh và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
nhờ thỏa mãn tốt hơn, nhanh hơn, rẻ hơn mà không cần phải đầu tư thêm.
Xác định địa điểm doanh nghiệp hợp lý tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp xúc
với khách hàng, nâng cao khả năng thu hút khách hàng, thâm nhập và chiếm lĩnh thị
trường mới, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tăng doanh thu và lợi nhuận.


Xác định địa điểm doanh nghiệp là biện pháp quan trọng giảm giá thành sản
phẩm.Quyết định xác định địa điểm doanh nghiệp ảnh hưởng mạnh mẽ đến chi phí tác
nghiệp, đặc biệt là chi phí vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm.


Xác định địa điểm doanh nghiệp hợp lý còn tạo ra một trong những nguồn lực mũi
nhọn của doanh nghiệp.Nó cho phép doanh nghiệp xác định, lựa chọn những khu vực
có điều kiện tài nguyên và môi trường kinh doanh thuận lợi, khai tác các lợi thế của
môi trường nhằm tận dụng, phát huy tốt nhất tiềm năng bên trong.
Tóm lại, xác định địa điểm doanh nghiệp là một công việc hết sức phức tạp có ý
nghĩa dìa hạn, nếu sai lầm sẽ khó sửa chữa, tốn kém nhiều chi phí và rất mất thời gian.
Bởi vậy, việc chọn phương án xác định địa điểm doanh nghiệp luôn là một trong
những nhiệm vụ quan trọng mang ý nghĩa chiến lược lâu dài.
2. Các nhân tố cần quan tâm khi xác định địa điểm của doanh nghiệp.
2.1.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chọn vùng.

Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến quyết định xác định địa điểm doanh
nghiệp.Tuy nhiên vai trò và tầm quan trọng của các nhân tố không giống nhau. Khi
xây dựng phương án xác định địa điểm doanh nghiệp càng tập trung phân tích, đánh
giá những nhân tố quan trọng nhất. Trên cơ sở phân tích, đánh giá đó để lựa chọn, xác
định được vùng và địa điểm thích hợp nhất để phân bố doanh nghiệp.
a. Thị trường tiêu thụ.

Trong điều kiện phát triển như hiện nay, thị trường tiêu thụ trở thành một nhân tố
quan trọng nhất tác động đến việc quyết định địa điểm của doanh nghiệp.Các doanh
nghiệp thường coi việc bố trí gần nơi tiêu thụ là một bộ phận trong chiến lược cạnh
tranh của mình.Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực dịch vụ, doanh nghiệp gần thị trường có lợi thế cạnh tranh. Để
xác định địa điểm đặt doanh nghiệp cần thu thập, phân tích xử lý các thông tin thị

trường như: dung lượng thị trường, cơ cấu và tính chất của nhu cầu, xu hướng phát
triển của thị trường, tính chất và tình hình cạnh tranh, đặc điểm sản phẩm và loại hình
kinh doanh…
b. Nguồn nguyên liệu.

Nguyên liệu có ảnh hưởng lơn đến quyết định địa điểm doanh nghiệp như:


-

Chủng loại, số liệu và quy mô nguồn nguyên liệu. Đối với nhiều loại hình sản
xuất kinh doanh, việc phân bố doanh nghiệp gần nguồn nguyên liệu là đòi hỏi
tất yếu do tính chất của ngành. Chẳng hạn các ngành khai khoáng luôn chịu sự

-

ràng buộc chặt chẽ vào địa điểm và quy mô nguồn nguyên liệu sẵn có.
Chất lượng và đặc điểm của nguyện liệu sử dụng trong quá trình sản xuất kinh
doanh. Một số doanh nghiệp để hoạt động có hiệu quả cần phải đặt gần vùng
nhuyên liệu, một số khác do yêu cầu về phương tiện, khối lượng vận chuyển và
tính chất cồng kềnh, dễ vỡ, khó vận chuyển, khó bảo quản của nguyên liệu, đòi
hỏi doanh nghiệp phải đặt gần nguồn nguyên liệu như: doanh nghiệp chế biến

nông sản, sản xuất xi măng…
c. Nhân tố lao động.
Thường doanh nghiệp đặt ở đâu thì sử dụng nguồn lao động tại đó là chủ yếu, đặc
điểm của nguồn lao động như khả năng đáp ứng về số lượng, chất lượng nguồn lao
động, trình độ chuyên môn, tay nghề ảnh hưởng trưc tiếp tới năng suất lao động và kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau này.
Nguồn lao động dồi dào, được đào tạo, có trình độ chuyên môn, kỹ năng, tay nghề

cao là một trong những yếu tố thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp. Có nhiều ngành
cần nguồn lao động phổ thông phải được phân bố gần nguồn lao động như những khu
dân cư, nhưng cũng có ngành cần lao động có tay nghề cao, đòi hỏi gần thành phố lớn,
gần trung tâm đào tạo nghiên cứu khoa học.
Chi phí lao động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quyết định địa điểm doanh
nghiệp. Chi phí lao động rẻ rất hấp dẫn các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thường
muốn đặt doanh nghiệp mình ở những nơi có chi phí lao động thấp. Tuy nhiên khi
phân tích ảnh hưởng của chi phí lao động cần phải đi đôi với mức năng suất lao động
trung bình của vùng.
Thái độ lao động đối với thời gian, với vấn đề nghỉ việc và di chuyển lao động
cũng tác động rất lớn đến việc chọn vùng và địa điểm phân bố doanh nghiệp. Ở mỗi
vùng dân cư có thái độ khác nhau về lao động, dựa trên những nền tảng văn hóa
khác nhau. Việc chọn phương án xác định địa điểm doanh nghiệp cần phân tích đầy
đủ, thận trọng sự khác biệt về văn hóa của cộng đồng dân cư mỗi vùng.


d. Cơ sở hạ tầng kinh tế.

Hiện nay cơ sở hạ tầng được coi là nhân tố hết sức quan trọng khi xác định địa
điểm doanh nghiệp. Trình độ và tình hình phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế có sức thu
hút hoặc tạo nên những trở ngại to lớn cho quyết định đặt doanh nghiệp tại mỗi vùng.
Nhân tố cơ sở hạ tầng kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đén kahr năng nắm bắt thông tin
kinh doanh, tạo điều kiện cho những phản ứng sản xuất nhanh nhạy, kịp thời với
những thay đổi trên thị trường. Hệ thống giao thông góp phần giảm chi phí vận
chuyển, giảm giá thành và giá bán sản phẩm.tạo điều kiện nâng cao khả năng cạnh
tranh của các doanh nghiệp.
e. Điều kiện và môi trường văn hóa, xã hội.

Văn hóa được xem là một trong những nhân tố có tác động lớn đến quyết định địa
điểm doanh nghiệp. Dó đó phân tích, đánh giá các yếu tố văn hóa xã hội là một đòi

hỏi cần thiết không thể thiếu được trong quá trình xây dựng phương án xác định địa
điểm doanh nghiệp. Những yếu tố về cộng đồng dân cư, tập quán tiêu dùng,, cách
sống và thái độ lao động ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp. Những
yếu tố này lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa truyền thống mỗi dân tộc, mỗi
vùng. Ngoài ra cần phải tính tới hàng loạt các nhân tố xã hội khác như: chính sách
phát triển kinh tế xã hội của vùng, sự phát triển của ngành bổ trợ trong vùng, quy mô
của cộng đồng dân cư trong vùng và tình hình xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục
tập quán…
2.2.

Các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn địa điểm

Sau khi đánh giá những nhân tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn vùng, một vấn đề
quan trọng khác là tiến hành đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến chọn địa điểm
doanh nghiệp. Nếu như những nhân tố chọn vùng được đánh giá ở phạm vi rộng lớn
thì nhân tố địa điểm lại rất cụ thể, chi tiết. Những nhân tố chủ yếu cần cân nhắc:
-

Diện tích mặt bằng và tính chất đất đai của địa điểm doanh nghiệp.
Tính thuận lợi của vị trí đặt doanh nghiệp như khả năng tiếp xúc với thị trường,
với khách hàng, điều kiện và khả năng nối liền giao thông nội bộ với giao
thông cộng đồng.


-

Nguồn điện, nước.
Nới đổ rác thải.
Khả năng mở rộng trong tương lai.
Tình hình an ninh, phòng, chữa cháy, các dịch vụ y tế, hành chính.

Chi phí về đất đai và các công trình công cộng hiện có.
Những quy định của chính quyền địa phương về lệ phí dịch vụ trong vùng,

những đóng góp cho địa phương…
3. Các phương pháp xác định địa điểm sản xuất của doanh nghiệp.
3.1.
Phương pháp đánh giá theo các nhân tố.
Một phương pháp xác định địa điểm doanh nghiệp được lựa chọn tốt nhất khi tính
đến đủ cả 2 khía cạnh là phân tích về mặt định lượng và định tính.Trong từng trường
hợp cụ thể có thể ưu tiên định lượng hoặc định tính tùy thuộc vào mực tiêu tổng quát
của doanh nghiệp.
Phương pháp đánh giá theo các nhân tố vừa cho phép đánh giá được các phương
án về định tính vừa có khả năng so sánh giữa các phương án về định lượng. Phương
pháp này cho phép kết hợp những đánh giá định tính của các chuyên gia với lượng
hóa một số chỉ tiêu. Tuy nhiên phương pháp đánh giá theo các nhân tố có phần
nghiêng về định tính nhiều hơn. Tiến trình thực hiện phương pháp này bao gồm các
bước cơ bản sau:
-

Xác định các nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến địa điểm doanh nghiệp.
Cho trọng số từng nhân tố căn cứ vào mức độ quan trọng của nó.
Cho điểm từng nhân tố theo địa điểm bố trí doanh nghiệp.
Nhân số điểm với trọng số của từng nhân tố.
Tính tổng số điểm cho từng địa điểm.
Lựa chọn địa điểm có tổng số điểm cao nhất.

Ba bước đầu chủ yếu dó các chuyên gia thực hiện, kết quả phụ thuộc rất lớn vào
việc xác định, lựa chọn các nhân tố, khả năng đánh giá, cho điểm và trọng số của các
chuyên gia. Vì vậy đây có thể coi là phương pháp chuyên gia.Phương pháp này rất
nhạy cảm với những ý kiến chủ quan.

VD: Công ty A liên doanh với công ty xi măng B để lập một nhà máy sản xuất
xi măng. Công ty đang cân nhắc lựa chọn giữa hai địa điểm X và Y. Sau quá trình
điều tra nghiên cứu, các chuyên gia đánh giá các nhân tố như sau:


Yếu tố

Điểm số

Nguyên liệu
Thị trường
Lao động
Năng suất lao động
Văn hóa, xã hội
Tổng số

0,30
0,25
0,20
0,15
0,10
1,0

Trọng số
X
75
70
75
60
50


Điểm có trọng số
Y
60
60
55
90
70

X
22,5
17,5
15,0
9,0
5,0
69,0

Y
18,0
15,0
11,0
13,5
7,0
64,5

Theo kết quả tính toán trên, ta chọn địa điểm X để đặt doanh nghiệp bởi vì nó có
tổng số điểm cao hơn địa điểm Y.
3.2.

Phương pháp phân tích điểm hòa vốn chi phí theo vùng.


Thực chất của phương pháp này là xác định phương pháp định vị doanh nghiệp
căn cứ vào chỉ tiêu tổng chi phí sản xuất ra. Mỗi địa điểm sản xuất ra sản phẩm do có
những điều kiện môi trường khác nhau nên có tổng chi phí cũng không giống nhau.
Mục tiêu của phương pháp này là xác định cách vận chuyển hàng hóa có lợi nhất
từ nhiều điểm sản xuất đến nhiều nơi tiêu thụ sao cho tổng chi phí nhỏ nhất ứng với
quy mô đầu ra khác nhau. Vì vậy phương pháp này được áp dụng với những giả định
sau:
-

Doanh nghiệp sản xuất một loại sản phẩm.
Chi phí cố định không đổi trong phạm vi đầu ra đã cho.

Các bước thực hiện phương pháp:
-

Xác định chi phí cố định và chi phí biến đổi ở từng vùng.
Xác định tổng chi phí của từng vùng.
Xác định vùng có tổng chi phí thấp nhất ứng với mỗi khoản đầu ra.

Ta có: Tổng chi phí= F+V.Q
VD : Một công ty cơ khí đang cân nhắc xây dựng một loại máy công cụ ở 3 địa
điểm : Hà Nội, Hải Phòng và Thái Nguyên. Chi phí cố định tương ứng : 1,300 triệu ;
1,500 triệu ; 1,750 triệu. Chi phí biến đổi là 1,1 triệu ; 0,75 triệu và 0,5 triệu. Số sản
phẩm sản xuất là 800 triệu. Hãy tìm địa điểm hợp lý nhất.


Phương pháp tọa độ trung tâm.

3.3.


Phương pháp này chủ yếu dùng để lựa chọn địa điểm đặt doanh nghiệp trung tâm
hoặc kho hàng trung tâm có nhiệm vụ cung cấp hàng hóa cho địa điểm tiêu thụ khác
nhau. Mục tiêu là tìm vị trí sao cho tổng quãng đường vận chuyển lượng hàng hóa đến
các địa điểm tiêu thụ là nhỏ nhất. Phương pháp tọa độ trung tâm coi chi phí tỷ lệ thuân
với hàng hóa và khoảng cách vận chuyển. Phương pháp này cần dùng một bản đồ có
tỷ lệ xích nhất định. Bản đồ đó được đặt trong một hệ trục tọa độ 2 chiều để xác định
vị trí trung tâm.
VD : Công ty may C muốn chọn một trong 4 địa điểm phân phối chính ở các
tỉnh để đặt kho hàng trung tâm. Tọa độ các địa điểm và khối lượng hàng hóa vận
chuyển như sau :
Địa điểm
A
B
C
D

X
2
3
5
8

Y
5
5
4
5

Khối lượng vận chuyển( tấn)

800
900
200
100

Hãy xác định vị trí sao cho giảm tối đa khoảng cách vận chuyển hàng hóa đến
các địa điểm còn lại.
Giải : Trước tiên ta xác định tọa độ trung tâm của địa điểm mới, dựa trên các
tọa độ của 4 địa điểm dự kiến như sau :

Như vậy địa điểm trung tâm có tọa độ (3,05 ; 4,9) gần với địa điểm B nhất, do
đó ta chọn địa điểm B để đặt kho hàng trung tâm của công ty.
II.

Liên hệ thực tiễn công tác lựa chọn địa điểm sản xuất của công ty CP
Tập Đoàn thép Hòa Phát tại chi nhánh phố Nối A – Hưng Yên

1. Giới thiệu về công ty


Tập đoàn Hòa Phát là một trong những Tập đoàn sản xuất công nghiệp tư nhân
hàng đầu Việt Nam. Khởi đầu từ một công ty chuyên buôn bán các loại máy xây
dựng từ tháng 8/ 1992, Hòa Phát lần lượt mở rộng sang các lĩnh vực Nội Thất
(1995), ống thép (1996), thép (2000), điện lạnh (2001), Bất động sản(2001). Năm
2007, Hòa Phát tái cấu trúc theo mô hình Tập đoàn, trong đó công ty Cổ phần Tập
đoàn Hòa Phát giữu vai trò là công ty mẹ cùng các công ty thành viên và công ty
liên kết. Ngày 15/11/2007, Hòa Phát chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường
chứng khoán Việt Nam với mã chứng khoán HPG.
Tập đoàn Hòa Phát hoạt động chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: sắt thép xây
dựng; các ngành nghề điện lạnh,nội thất, máy móc thiết bị; bất động sản, gồm bất

động sản khu công nghiệp, bất động sản nhà ở; Lĩnh vực nông nghiệp gồm sản
xuất thức ăn chăn nuôi và chăn nuôi. Đến thời điểm hiện tại, sản xuất sắt thép xây
dựng là lĩnh vực sản xuất cốt lõi chiếm tỷ trọng gần 80 % doanh thu và lợi nhuận
toàn tập đoàn.
Tháng 11 năm 2010 nhằm tái cấu trúc hoạt động, tập đoàn Hòa Phát đã tách ra
Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát. Công ty có ngành nghề kinh doanh chính:
sản xuất sắt, thép, gang với vốn điều lệ lên tới 600 tỷ đồng, trong đó HPG sở hữu
100% vốn điều lệ. Công ty hiện đang điều hành hai nhà máy cán thép và phôi thép
tại Hưng Yên
Công ty đặt tại KCN Phố Nối A, xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn vùng.
2.1 Điều kiện tự nhiên.
2.1.1

vị trí địa lý

-

Tỉnh Hưng Yên nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc bộ trong vùng kinh tế trọng điểm
phía Bắc và tam giác kinh tế Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh. Là cửa ngõ phía
Đông của Hà Nội, Hưng Yên có 23km quốc lộ 5A và trên 20 km tuyến đường sắt
Hà Nội- Hải Phòng chạy qua. Ngoài ra có quốc lộ 39A, 38 nối từ quốc lộ 5 qua
thị xã đến quốc lộ 1A qua cầu Yên Lệnh và quốc lộ 10 qua cầu Triều Dương, là
trục giao thông quan trọng nối các tỉnh Tây- Nam Bắc bộ (Hà Nam, Ninh Bình,
Nam Định, Thanh Hóa…) với Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên
gần các cảng biển Hải Phòng, Cái Lân và sân bay quốc tế Nội Bài, giáp ranh với
các tỉnh và thành phố là Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Bình và Hải Dương

-


Đặc điểm địa hình: Nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, địa hình tỉnh Hưng Yên
tương đối bằng phẳng , không có đồi núi. Địa hình thấp dần từ bắc xuống nam, từ
tây sang đông (với độ dốc 14cm/km) xen kẽ những ô đất trũng (đầm, hồ, ao,
ruộng trũng) thường xuyên bị ngập nước. Độ cao đất đai không đồng đều mà hình
thành các dải, các khu, vùng cao thấp xen kẽ nhau như làn sóng.


-

Khí hậu: Hưng Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Đông Bắc Bộ. Một
năm có bốn mùa rõ rệt. Mùa đông lạnh, mùa hè nóng ẩm, mùa xuân, thu khí hậu
ôn hòa. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 22- 23 oC, nhiệt độ trung bình mùa hè
25o C, mùa đông dưới 20o C độ ẩm dao động lớn từ 80-90%

-

Diện tích: 923,09 km² (rộng hơn Hà Nam, Bắc Ninh)
2.1.2

Tài nguyên thiên nhiên

-

Tài nguyên đất: Nguồn tài nguyên đất của tỉnh Hưng Yên chủ yếu là đất nông
nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa và cây công nghiệp ngắn ngày

-

Tài nguyên khoáng sản: tài nguyên khoáng sản chưa được điều tra cụ thể, khoáng
sản chính của tỉnh Hưng Yên hiện nay là nguồn cát đen vơi trữ lượng lớn, chủ yếu

nằm ven sông Hồng, sông Luộc, có thể khai thác đáp ứng nhu cầu xây dựng của
địa phương và các vùng lân cận. Bên cạnh đó còn có nguồn đất sét để làm gạch,
ngói.
2.2 Điều kiện văn hóa - xã hội
2.2.1 Dân số- lao động

Nguồn nhân lực Hưng Yên khá dồi dào. Theo nghiên cứu của Tổng cục thống kê,
dân số trung bình năm 2010 là 1.132,3 nghìn người, trong đó tỷ lệ nam và nữ
chênh lệch không nhiều (nam: 556,2 nghìn người, nữ: 576 nghìn người), số người
trong độ tuổi lao động chiếm hơn 50%. Lao động đã qua đào tạo nghề đạt 25% chủ
yếu có trình độ đại học, cao đẳng, trung học và công nhân kỹ thuật được đào tạo cơ
bản. Trung bình hàng năm lực lượng lao động trẻ bổ sung khoảng trên 2 vạn
người. đây là nguồn nhân lực phục vụ tốt cho phát triển công nghiệp của tỉnh.
2.2.2

Văn hóa- xã hội

Sự nghiệp giáo dục đào tạo được củng cố và phát triển, công tác xã hội hóa giáo
dục thường xuyên được quan tâm và đạt kết quả khả. Năm 2002 đã hoàn thành phổ
cập THCS, tỷ lệ phòng học kiên cố cao tầng đạt 74,5%. Các cơ sở đào tạo nghề
được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới, toàn tỉnh có 14 cơ sở dạy nghề đang tích
cực đào tạo cung cấp lao động cho tỉnh.
Các hoạt động văn hóa, xã hội được giải quyết và tạo việc làm cho khoảng 2 vạn
lao động; hỗ trợ đúng chính sách đối với địa phương khó khăn, cho vay vốn phát
triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, tai nạn, tệ nạn xã hội giảm đáng kể, an ninh
chính trị được giữ vững, quốc phòng được củng cố tăng cường, trật tự anh toàn xã
hội luôn đảm bảo.
2.3 Nhân tố kinh tế
Vì có điều kiện địa lý thuận lợi có quốc lộ số 5 chạy qua, nối Hà Nội - Hải
Phòng, nằm trong khu vực trọng điểm tam giác kinh tế Bắc bộ nên Hưng Yên có



nhiều ưu thế để phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ. Năm 2009, mặc dù
khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng GDP của Hưng Yên tăng 7,01%.
Hưng Yên là một tỉnh công nghiệp phát triển nhanh và mạnh nhất của miền Bắc.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có rất nhiều các khu công nghiệp lớn như phố nối A,
phố nối B (khu công nghiệp dệt may), khu công nghiệp Thăng long II (Mitsutomo
Nhật Bản), khu công nghiệp Như Quỳnh, khu công nghiệp Minh Đức, khu công
nghiệp nhỏ Kim Động, khu công nghiệp Quán Đỏ..... Sản phẩm công nghiệp của
tỉnh là dệt may, giày da, ô tô, xe máy, công nghiệp thực phẩm... Cơ cấu theo
hướng phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ đang là chủ đạo.
Nhưng phân hoá kinh tế không đồng đều giữa các khu vực trong tỉnh đang gây
khó khăn cho việc thu hút đầu tư và phát triển kinh tế của tỉnh cũng như cho những
vùng, khu vực kinh tế còn chậm phát triển trong tỉnh. Tình hình đó sẽ được cải
thiện khi quốc lộ 5B (Con đường rộng 8 làn hiện đại bậc nhất Việt Nam, xuất phát
từ cầu Thanh Trì đến thành phố cảng Hải Phòng. Nó chạy qua các huyện Văn
Giang, Yên Mỹ, Ân Thi với tổng chiều dài 29 km); tỉnh lộ 200 (chạy song song
với quốc lộ 39A chạy qua Tiên Lữ, Ân Thi, Yên Mỹ); quốc lộ 38B (nối từ chợ Gạo
đi qua Tiên Lữ, Phù Cừ sang Hải Dương); đường chạy theo đê sông Hồng bắt đầu
từ thành phố Hưng Yên tới Văn Giang và đường nối cao tốc Hà Nội Hải Phòng với
cao tốc Cầu Giẽ Ninh Bình sẽ làm cân bằng kinh tế giữa các vùng trong tỉnh.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có rất nhiều các khu đô thị mới xây dựng với quy
hoạch rất hiện đại và văn minh như: khu đô thị Ecopark (Văn Giang), khu đô thị
Phố Nối B, khu Việt kiều, khu đô thị đại học Phố Hiến (thành phố Hưng Yên và
huyện Tiên Lữ)...
Khu Phố Nối (Thị trấn Bần Yên Nhân) huyện Mỹ Hào là một khu vực kinh tế
phát triển, là trung tâm thương mại tài chính ngân hàng, công nghiệp của tỉnh
Hưng Yên.Tại đây các trung tâm thương mại, mua sắm, khu giải trí đang được xây
dựng nhiều đang dần biến nơi đây thành trung tâm giải trí chính của vùng. Đây
cũng là nơi tập trung một số cơ sở giáo dục lớn như trường đại học như trường Đại

học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên (cơ sở II), trường Đại học Chu Văn An (cơ sở II)
(dân lập), trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên, trường Cao đẳng Bách Khoa
Hưng Yên (dân lập).
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn địa điểm sản xuất.
- Diện tích quy hoạch: 594 ha, diện tích đất công nghiệp cho thuê khoảng: 400 ha;
diện tích đất công nghiệp đã lấp đầy khoảng 210 ha.
- Khả năng mở rộng:


KCN Phố Nối A do Công ty quản lý khai thác KCN Phố Nối A làm chủ đầu tư với
diện tích 594ha, chia làm 02 giai đoạn:
Giai đoạn đầu với quy mô diện tích 390ha.Chủ đầu tư đã giải phóng mặt bằng
(GPMB) và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xây dựng nhà máy cấp nước sạch
giai đoạn I với công suất 12.000 m3/ngày đêm và Nhà máy xử lý nước thải tập trung
giai đoạn I với công suất 3.000m3/ngày đêm. Tổng vốn đầu tư thực hiện là 441 tỷ
đồng (bằng 82,2% so với tổng vốn đầu tư đăng ký).
Đến nay, KCN đã tiếp nhận 123 dự án đầu tư, trong đó có 66 dự án có vốn đầu tư
trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 7.096 tỷ đồng và 57 dự án có vốn đầu tư
nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký 593 triệu USD; diện tích đất công nghiệp đã
cho thuê là 220ha. Trong đó, có 108 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh;
10 dự án đang triển khai xây dựng. Tổng vốn đầu tư thực hiện của các dự án đầu tư
trong nước đạt 6.320 tỷ đồng (chiếm 89% tổng vốn đầu tư đăng ký) và của các dự án
có vốn đầu tư nước ngoài đạt 523 triệu USD (chiếm 88,3% tổng vốn đầu tư đăng ký).
Các dự án đi vào hoạt động năm 2013 đã tạo ra giá trị doanh thu trên 2.300 triệu USD,
giá trị xuất khẩu đạt khoảng 650 triệu USD, giá trị nhập khẩu đạt khoảng 1.100 triệu
USD, đóng góp ngân sách nội địa 745 tỷ đồng, giải quyết việc làm và thu nhập ổn
định cho trên 19.500 lao động.
Giai đoạn mở rộng với quy mô 204,84ha đã thực hiện đền bù GPMB cho 60ha, hoàn
thành đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật như đường giao thông nội bộ KCN, hệ
thống cấp nước, thoát nước, cấp điện cho 40ha. Tổng đầu tư thực hiện là 200 tỷ đồng.

KCN đã tiếp nhận được 02 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1.057 tỷ đồng, diện
tích đất cho thuê lại là 9,5ha.
-

Điều kiện giao thông nội vùng

Vị trí:




Vị trí Khu công nghiệp Phố Nối A: km 19 trên quốc lộ 5A - tỉnh Hưng Yên,
cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 24 km.
Khoảng cách đến:
o

Sân bay Quốc tế Nội bài: 45km

o

Cảng biển quốc tế Hải Phòng: 75km

o

Cảng biển nước sâu Cái Lân (tỉnh Quảng Ninh): 120 km

o

Quốc lộ 1 A: 15km


o

Quốc lộ 18: 30km

Giao thông nội bộ:




Hệ thống đường giao thông nội bộ với mặt cắt đường từ 31m – 47.25m, lòng
đường từ 11.25m - 15m đáp ứng xe container 40 feet và các phương tiện vận
tải đường bộ khác ra vào thuận tiện.



Hệ thống chiếu sáng được lắp đặt dọc các tuyến đường đảm bảo an toàn giao
thông cho các phương tiện.

Rất thuận lợi cho hoạt động vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp tới các vùng trên
cả nước và hoạt động xuất nhập khẩu.
-

Cấp điện:

Nguồn điện được cung cấp liên tục và ổn định thông qua 2 trạm biến áp 110/22KV
với công suất 4 x 63 MVA
Mạng lưới điện trung thế 22KV được xây dựng dọc các tuyến đường giao thông phía
trước các lô đất để cung cấp cho các doanh nghiệp.
-


Cấp nước & Thoát nước:



Nhà máy nước của KCN được xây dựng với tổng công suất 15.000m3/ngày
đêm đảm bảo nhu cầu sử dụng nước sạch của các doanh nghiệp.



Hệ thống thoát nước của KCN được xây dựng thành 2 hệ thống riêng biệt:
o

Hệ thống thoát nước mưa: Được thu gom qua hệ thống cống và thoát ra
các sông trong khu vực

o

Hệ thống thoát nước thải: được thu gom toàn bộ về nhà máy xử lý nước
thải của KCN.

-

Xử lý nước thải: Nhà máy xử lý nước thải của KCN được xây dựng với tổng
công suất 10.200 m3/ngày đêm, sử dụng hệ thống xử lý sinh học. Nước thải
được xử lý sơ bộ trong phạm vi các nhà máy trước khi thải ra hệ thống xử lý
tập trung của KCN.



Thu gom và vận chuyển chất thải: KCN cung cấp dịch vụ thu gom chất thải

cho các doanh nghiệp để vận chuyển đi nơi khác xử lý theo quy định.



Phòng cháy chữa cháy: KCN được trang bị hệ thống cứu hỏa với các họng
nước chữa cháy bố trí dọc các tuyến đường giao thông trong KCN. Trạm cứu
hỏa gần nhất nằm cách KCN 4.

-

Nguồn lực con người:

Khu công nghiệp Phố Nối A nằm trong vùng đông dân với nguồn lao động dồi dào.
Trong bán kính 15km từ khu công nghiệp dân số vào khoảng 800.000 người, trong đó


độ tuổi lao động chiếm 50%. Đây là yếu tố vô cùng thuận lơi cho các doanh nghiệp
trong việc tuyển dụng người lao động.
Đồng thời xung quanh khu công nghiệp có hệ thống các trường đào tạo như: Trường
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, Trường Cao Đẳng Bách Khoa Hưng Yên …
với số lượng hàng nghìn sinh viên ra trường hàng năm sẽ tham gia vào lực lượng lao
động tại Khu công nghiệp.
Bên cạnh đó, Khu công nghiệp nằm gần thủ đô Hà Nội – Trung tâm đào tạo nguồn
nhân lực lớn nhất Miền Bắc nên doanh nghiệp dễ dàng thu hút nguồn lao động chất
lượng cao và có năng lực từ thủ đô đến làm việc.
-

Môi trường:

Khu công nghiệp dành khoảng 20% diện tích đất tập trung cho không gian cây xanh,

mặt nước.Ngoài ra cây xanh còn được phân bố dọc các trục đường giao thông và trong
các nhà máy góp phần tạo nên môi trường và không khí trong lành cho khu công
nghiệp. Nằm liền kề Khu công nghiệp Phố Nối A, Khu đô thị Phố Nối có quy mô 300
ha do Tập đoàn Hòa Phát làm chủ đầu tư được quy hoạch đồng bộ hiện đại với các
khu nhà ở cao tầng- biệt thự- nhà liền kề, khu vui chơi giải trí – thể dục thể thao và
các khu công viên cây xanh rộng lớn.Khu đô thị Phố Nối được thiết kế với mô hình
sinh thái, đáp ứng nhu cầu rất lớn về nhà ở của người dân địa phương, của công nhân
và các chuyên gia làm việc trong Khu công nghiệp.
-

Các điều kiện khác:



Trạm Hải quan Hưng Yên có trụ sở cách Khu công nghiệp 4km, tuy nhiên các
dịch vụ hải quan được thực hiện ngay tại các nhà máy trong Khu công nghiệp.



Hệ thống các Ngân hàng cách Khu công nghiệp Phố Nối A 1,5km thuận tiện
cho hoạt động giao dịch, cùng với các trạm ATM (máy rút tiền tự động) được
bố trí ngay tại Khu công nghiệp để đáp ứng nhu cầu rút tiền bằng thẻ của người
lao động.



Hệ thống xe bus hai chiều từ Hà Nội đến Khu công nghiệp Phố Nối A và
ngược lại hoạt động hàng ngày từ 5h sáng tới 8h tối, tần suất 20p/lượt.




Bệnh viện đa khoa Phố Nối chỉ cách Khu công nghiệp 2km được xây dựng
hiện đại đáp ứng nhu cầu điều trị và khám chữa bệnh của người lao động trong
Khu công nghiệp

4. Phương pháp lựa chọn địa điếm sản xuất

Để lựa chọn địa điểm sản xuất, công ty CP Tập đoàn thép Hòa Phát đã sử dụng
phương pháp đánh giá theo các nhân tố để lựa chọn ra KCN Phố Nối A làm địa điểm
để thành lập công ty TNHH MTV thép Hòa Phát:


Công ty CP tập đoàn thép Hòa Phát đã so sánh và đánh giá 2 địa điểm: KCN Phố Nối
A (xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên )và KCN Như Quỳnh (Thị trấn Như
Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên)
Sau đây, là giới thiệu chung về KCN Như Quỳnh:
- Diện tích quy hoạch: 100ha
- Vị trí: TT Như Quỳnh- Văn Lâm- Hưng Yên, nằm ngay trên quốc lộ 5A, cách
trung tâm Hà Nộ 20 km về phía Bắc. Là khu vực hội tụ hầu hết các yếu tố
thuận lợi cho việc phát triển KCN tập trung.
- Quy hoạch phát triển giao thông: cho đến năm 2002 tổng các tuyến đường trục
chính trong KCN Như Quỳnh do ngân sách tỉnh đầu tư là 3,2 km, theo quy
cách 2 làn xe, trong đó các tuyến chính nối với quốc lộ 5A. Ngoài ra còn có 10
km đường công vụ, đường nội bộ do doanh nghiệp tự bỏ vốn để vừa mang tính
phục vụ vừa mang tính công ích. Dự kiến trong giai đoạn từ nay đến năm 2005
sẽ phát triển một số tuyến đường mới đáp ứng nhu cầu phát triển của KCN này,
đồng thời nâng cấp các tuyến đường hiện có.
- Quy hoạch cấp điện: KCN Như Quỳnh được cấp điện bởi một trạm hạ thế có
công suất 20 MW. Để đáp ứng nguồn điện phục vụ sản xuất trong thời gian tới
một trạm hạ thế mới sẽ được xây dựng dự kiến công suất đạt 25MW.

- Quy hoạch cấp nước: một nhà máy nước do công ty Vinaconex đầu tư theo
hình thức BOT với công suất 15000 m 3/ ngày, đảm bảo cung cấp nước cho cả
khu công nghiệp và dân cư thị trấn Như Quỳnh.
- Nước thải: trên địa bàn tỉnh chưa có khu vực tập trung, xử lý chất thải rắn nói
chung và chất thải công nghiệp nói riêng. Vì vậy mặc dù hầu hết các dự án rất
ít ô nhiễm, rất ít chất thải nhưng vẫn có chủ dự án đầu tư phải chở chất thải rắn
ra tận Hà Nội mới có chỗ xử lý.
- Khả năng thu hút lao động khoảng 10000 người
 Căn cứ vào các nhân tố lựa chọn địa điểm vùng sản xuất và địa điểm sản xuất ,
đánh giá các nhân tố như sau
- Quy ước cho điểm về mức độ phù hợp của các nhân tố là từ 1 đến 5 ( 1 là thấp
nhất, 5 là cao nhất)
- Quy định trọng số cho các nhân tố : Nhân tố nào có quan trọng thì có trọng số
cao ( tổng trong số của các nhân tố bằng 1)
 Sau đây là phần đánh giá các nhân tố cho 2 địa điểm trên:
Nhân tố

Độ
trọng

1.Điều kiện giao thông nội 0.2
vùng
2.Cấp điện
0.2
3.Cấp nước và thoát nước
0.2

quan Như Quỳnh, Văn Thị trấn Phố Nối
Lâm
Điểm Tổng

Điểm Tổng
điểm
điểm
5
1
4
0.8
5
4

1
0.8

5
5

1
1


4.Diện tích mặt bằng và khả 0.2
năng mở rộng sản xuất
5. Nguồn lực con người
0.1
6.Yêu cầu về bảo vệ môi 0.1
trường
1

3


0.6

4

0.8

5
3

0.5
0.3

5
4

0.5
0.4

4.2

4.5

Như vậy có thể thấy việc lựa chọn xây dựng nhà máy tại thị trấn Phố Nối là hợp lí hơn
so với phương án xây dựng tại địa điểm sản xuất cũ vì có tổng điểm cao hơn. Thị trấn
Phố Nối hội tụ nhiều đặc điểm thuận lợi nhất là diện tích rộng hơn và việc xử lí nước
thải cũng tốt hơn ở Như Quỳnh, Văn Lâm.

5. Đánh giá công tác lựa chọn địa điểm:

Với tổng công suất lên đến 2 triệu tấn thép/năm (từ năm 2016), thép Hòa Phát hiện

đang chiếm thị phần lớn nhất cả nước. Hòa Phát cũng là nhà sản xuất đầu tiên tại Việt
nam sản xuất thành công thép xây dựng D55 mác cao phục vụ công trình cầu lớn, nhà
siêu cao tầng.
Tại Hưng Yên, khu liên hợp gang thép Hòa Phát bao gồm một tổ hợp khép kín từ Nhà
máy chế biến nguyên liệu, NM than coke và nhiệt điện, Nhà máy luyện gang, Nhà
máy luyện thép đến Nhà máy cán thép.
Hòa Phát là 1 trong số ít nhà sản xuất tại Việt Nam sử dụng công nghệ lò cao, dây
chuyền sản xuất hiện đại khép kín từ quặng sắt đến thép thành phẩm. Quy mô sản xuất
đồng bộ, khép kín giúp Hòa Phát kiểm soát rất tốt giá thành. Đây chính là lợi thế lớn
đảm bảo sức mạnh đột phá và bền vững của thép Hòa Phát trên thị trường.
Sản phẩm ống thép mang thương hiệu Hòa Phát luôn là lựa chọn hàng đầu của người
tiêu dùng trong cả nước và được sử dụng trong nhiều công trình lớn như Tòa nhà
Quốc hội, dự án Samsung Thái Nguyên, cao tốc Hà Nội – Lào Cai, …Ngoài ra, sản
phẩm tôn mạ tạo ra sự khác biệt về chất lượng so với sản phẩm cùng loại trên thị
trường. Không chỉ chiếm lĩnh thị trường nội địa, ống thép Hòa Phát đã được xuất khẩu
sang nhiều thị trường lớn trên thế giới như Mỹ, Canada và các nước Đông Nam Á với
kim ngạch xuất khẩu hàng chục triệu đô la Mỹ mỗi năm.
Vừa qua, Tập đoàn Hòa Phát (HPG) đã được Trung tâm Khoa học Thẩm định Tín
nhiệm Doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt
Nam cấp Bằng chứng nhận “Top 10 Doanh nghiệp tín nhiệm nhất Việt Nam cùng hệ
thống ngành kinh tế 2015”.
Đây là kết quả được công bố sau khi Trung tâm Khoa học Thẩm định Tín nhiệm
Doanh nghiệp tiến hành rà soát, thẩm định các doanh nghiệp có thương hiệu, tình hình


tài chính tốt, sản xuất kinh doanh hiệu quả theo các nguồn thông tin đa dạng khác
nhau. Những doanh nghiệp được cấp chứng nhận tín nhiệm là những doanh nghiệp có
bước phát triển ổn định, góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế quốc gia, đồng thời
đạt được sự tín nhiệm cao của cộng đồng.
Năm 2015, Tập đoàn Hòa Phát đạt mức tăng trưởng cao với 27.864 tỷ đồng doanh thu

và 3.504 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng trưởng 8% so với 2014. Trong năm vừa qua,
Hòa Phát đóng góp 2.764 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước, tăng gần 26% so với năm
2014. Về sức khỏe tài chính, Hòa Phát nằm trong số ít các doanh nghiệp quy mô lớn
có tình hình tài chính lành mạnh, các hệ số như nợ ngân hàng/vốn chủ sở hữu, nợ phải
trả trên vốn chủ sở hữu hay chỉ số thanh toán nhanh và thanh toán hiện thời đều ở mức
rất an toàn.
Trong năm 2015, Hòa Phát cũng nhận được nhiều giải thưởng uy tín như: Top 5
Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, Top 50 Doanh nghiệp có thành tựu kinh
doanh xuất sắc trong bảng xếp hạng V1000 – 1000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập
lớn nhất Việt Nam, Top 50 Doanh nghiệp đắt giá nhất Việt Nam…
Việc có mặt trong Top 10 Doanh nghiệp tín nhiệm nhất Việt Nam cùng hệ thống
ngành kinh tế 2015 là sự ghi nhận xứng đáng những nỗ lực trong công tác quản trị
điều hành và hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Hòa Phát trong suốt thời
gian qua, nhằm mang tới những giá trị lợi ích cao nhất cho khách hàng, đối tác và các
cổ đông.




×