Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Theo dõi khả năng sinh sản của lợn nái Yorkshire và Landrace nuôi tại doanh nghiệp Dương Hoàng xã Thi Sơn huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (993.46 KB, 61 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

PHẠM THỊ HUYỀN THU

Tên đề tài:
“THEO DÕ I KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA LỢN NÁI LANDRACE VÀ
YORKSHIRE NUÔI TẠI DOANH NGHIỆP DƢƠNG HOÀ NG
XÃ THI SƠN - HUYỆN KIM BẢNG - TỈNH HÀ NAM”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:
Chuyên ngành:
Khoa:
Khoá học:

Chính quy
Sƣ phạm kỹ thuật nông nghiệp
Chăn nuôi Thú y
2011 - 2015

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

PHẠM THỊ HUYỀN THU



Tên đề tài:
“THEO DÕI KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA LỢN NÁI LANDRACE VÀ
YORKSHIRE NUÔI TẠI DOANH NGHIỆP DƢƠNG HOÀNG
XÃ THI SƠN - HUYỆN KIM BẢNG - TỈNH HÀ NAM”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:
Chuyên ngành:
Lớp:
Khoa:
Khoá học:
Giảng viên hƣớng dẫn:

Chính quy
Sƣ phạm kỹ thuật nông nghiệp
43 SPKTNN
Chăn nuôi Thú y
2011 - 2015
ThS. Hà Thị Hảo

Thái Nguyên, năm 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, và sau gần 3 tháng thực tập tốt nghiệp tại doanh nghiê ̣p Dương

Hoàng, xã Thi Sơn , huyện Kim Bảng , tỉnh Hà Nam , với sự cố gắng của bản
thân và sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y đã
tạo mọi điều kiện thuâ ̣n lơ ̣i nhấ t giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Qua đây , em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban chủ
nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y, các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy và
dìu dắt em trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn ThS. Hà Thị Hảo
đã quan tâm giúp đỡ em nhiệt tình trong suốt quá trình thực tập cũng như
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Cuố i cùng, em xin trân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng toàn thể các cán
bộ công nhân viên Công ty TNHH Dương Hoàng, xã Thi Sơn, huyê ̣n Kim Bảng,
tỉnh Hà Nam, cảm ơn toàn thể gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ
em về mọi mặt, động viên khuyến khích em hoàn thành khóa luận này.

Kim Bảng, ngày 18 tháng 05 năm 2015
Sinh viên

Phạm Thị Huyền Thu


ii

LỜI MỞ ĐẦU
Với phương châm đào tạo của nhà trường "học phải đi đôi với hành, lý
luận phải gắn liền với thực tiễn".
Mỗi một sinh viên khi sắp kết thúc những năm học Đại học của mình
đều phải trải qua giai đoạn thực tập tốt nghiệp. Thời gian ấy tuy không dài
nhưng cũng không phải là ngắn. Với 3 tháng thực tập tốt nghiệp tại cơ sở đã
tạo điều kiện cho mỗi sinh viên được học hỏi thêm kiến thức về thực tế, tích
lũy những kinh nghiệm về nghề nghiệp, rèn luyện kỹ năng thực hành và củng

cố thêm lòng yêu nghề.
Vì vậy được sự nhất trí của khoa Chăn nuôi Thú y t rường Đại học
Nông lâm Thái Nguyên, cô giáo hướng dẫn và trại lợn của doanh nghiệp
Dương Hoàng - xã Thi Sơn - huyê ̣n Kim Bảng - tỉnh Hà Nam giúp đỡ tạo điều
kiện em đã tiến hành thực tập tại doanh nghiê ̣p. Là một sinh viên tiếp cận với
công tác nghiên cứu nên bước đầu em còn rất bỡ ngỡ, nhưng nhờ được sự
hướng dẫn tận tình của cô giáo hướng dẫn thực tập ThS. Hà Thị Hảo cộng với
sự nỗ lực hết mình của bản thân. Thời gian qua em đã thu được kết quả bước
đầu trong chuyên môn và quản lý sản xuất tại cơ sở. Do chưa có nhiều kinh
nghiệm thực tiễn cho nên khóa luận tốt nghiệp của em không tránh khỏi
những sai sót.
Với tinh thần cầu thị kính mong thầy, cô giáo, những người đi trước
cùng toàn thể bạn bè đồng nghiệp xem xét đóng góp ý kiến để khóa luận của
em được hoàn chỉnh hơn.
Qua đây em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Chăn
nuôi Thú y , ban Giám đốc Công ty TNHH Dương Hoàng - xã Thi Sơn huyê ̣n Kim Bảng - tỉnh Hà Nam cùng toàn thể cán bộ công nhân viên của
công ty đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Định mức ăn cho lợn nái chửa ........................................................ 27
Bảng 4.2. Lịch phòng vacccine của trại .......................................................... 31
Bảng 4.3. Kết quả phục vụ sản xuất ................................................................ 37
Bảng 4.4. Tình hình phát triển đàn lợn nuôi tại doanh nghiê ̣p năm 2015 ...... 38
Bảng 4.5. Số lượng và cơ cấu đàn lợn nái nuôi tại doanh nghiê ̣p
trong 3 năm (2013 - 5/2015) .............................................................. 38
Bảng 4.6. Một số đặc điểm sinh lý, sinh dục của lợn nái

dòng Landrace, Yorkshire .................................................................. 39
Bảng 4.7. Chỉ tiêu về số lượng đàn con của 2 dòng lợn nái theo dõi ............. 41
Bảng 4.8. Các chỉ tiêu về chất lượng lợn con của 2 dòng lợn nái theo dõi .... 43
Bảng 4.9. Tình hình mắc bệnh của lợn nái và lợn con ................................... 45
Bảng 4.10. Kế t quả công tác điề u tri ̣bê ̣nh ...................................................... 46


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CS
ĐVT
KL
CTTNHH
TB
L
Y
D

: Cộng sự
: Đơn vị tính
: Khối lượng
: Công ty trách nhiê ̣m hữu ha ̣n
: Trung bình
: Lợn Landrace
: Lợn Yorkshire
: Lơ ̣n Duroc


v


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấ n đề ................................................................................................... 1
1.2. Mục đić h và yêu cầ u của đề tài .................................................................. 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn. .................................................................................... 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1. Cơ sở khoa ho ̣c và pháp lý của đề tài......................................................... 3
2.1.1. Đặc điểm sinh lý của lợn nái hâ ̣u bi ........................................................
3
̣
2.1.2. Mô ̣t số đă ̣c điể m sinh lý, sinh du ̣c của lợn nái ........................................ 4
2.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuấ t của lợn nái ....................................... 9
2.1.3.1. Các chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái.............................................. 9
2.1.3.2. Các chỉ tiêu về khả năng sinh sản của lợn nái ..................................... 9
2.1.3.3. Khả năng tiết sữa ................................................................................ 12
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sản xuấ t của lợn nái ..................... 13
2.1.5. Những biện pháp nâng cao sức sinh sản của lợn nái ............................ 14
2.1.6. Hoạt động sinh dục của lợn nái ............................................................. 15
2.1.7. Những đặc điểm của các dòng lợn nái nuôi tại doanh nghiêp̣ Dương
Hoàng - xã Thi Sơn - huyê ̣n Kim Bảng - tỉnh Hà Nam .................................. 17



vi

2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .............................................. 18
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................... 18
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ......................................................... 19
Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 22
3.1. Đối tượng và pha ̣m vi nghiên cứu ............................................................ 22
3.2. Địa điểm và thời gian tiế n hành ............................................................... 22
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 22
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 22
3.5. Chỉ tiêu theo dõi ....................................................................................... 22
3.6. Phương pháp theo dõi và tính toán các chỉ tiêu ....................................... 23
3.7. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 25
Phần 4: KẾT QUẢ ĐA ̣T ĐƢỢC VÀ THẢO LUẬN .................................. 27
4.1. Công tác phu ̣c vu ̣ sản xuấ t ....................................................................... 27
4.1.1. Công tác chăn nuôi ................................................................................ 27
4.1.2. Công tác giống. ..................................................................................... 29
4.1.3. Công tác thú y ....................................................................................... 30
4.1.4. Công tác khác ........................................................................................ 36
4.2. Kế t quả nghiên cứu .................................................................................. 38
4.2.1. Tình hình phát triển đàn lợn nuôi tại doanh nghiê ̣p
trong 3 năm (2012 - 5/2015) ........................................................................... 38
4.2.2. Đặc điểm sinh lý, sinh dục của đàn lợn nái dòng Landrace và Yorkshire
... 39
4.2.3. Khả năng sinh sản của lợn nái Yorkshire và Landrace ......................... 41
4.2.3.1. Các chỉ tiêu số lượng đàn con của 2 dòng lợn nái ............................. 41
4.2.3.2. Các chỉ tiêu về chất lượng đàn con của 2 dòng lợn nái ..................... 43
4.2.4. Tình hình mắ c bệnh của lợn nái và lợn con .......................................... 45

4.2.5. Công tác điề u tri bê
̣ ̣nh lợn nái và lợn con ............................................. 46


vii

Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 48
5.1. Kết luận .................................................................................................... 48
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 48


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong sản xuất nông nghiệp, ngành chăn nuôi lợn chiếm một vị trí quan
trọng, cung cấp phần lớn thực phẩm cho con người và phân bón cho sản xuất
trồng trọt. Vì thế chăn nuôi lợn là một trong lĩnh vực quan trọng của ngành
chăn nuôi các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Trên thế
giới ngành chăn nuôi nói chung đã mang lại nhiều nguồn lợi kinh tế lớn, đặc
biệt là ngành chăn nuôi lợn.
Ở nước ta trong những năm gần đây nền kinh tế ngày càng phát triển,
mức sống của người dân ngày càng được nâng cao. Do vậy, nhu cầu của con
người bây giờ không những cần đòi hỏi đáp ứng đủ về số lượng mà còn cả
chất lượng. Vì thế, vấn đề đặt ra cho các nhà chăn nuôi là phải làm sao nâng
cao năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi nói chung cũng như ngành
chăn nuôi lợn nói riêng.
Để đạt được điều đó, bên cạnh những yếu tố về thức ăn, kỹ thuật chăm
sóc nuôi dưỡng thì con giống đóng một vai trò quan trọng hàng đầu. Điều này

đã được nhân dân ta đúc kết “ Giống là tiền đề, thức ăn là cơ sở, chăm sóc
nuôi dưỡng là yếu tố quyết định”. Chính vì lẽ đó mà các nhà tạo giống đã
chọn ra một số giống lợn có ý nghĩa kinh tế cao, phù hợp với yêu cầu của
người chăn nuôi như giống lợn Yorkshire, Landrace, Duroc… Nước ta đã
nhập một số giống lợn ngoại này về để nuôi thuần, lai kinh tế và tạo giống
mới để nâng cao số lượng cũng như chất lượng đàn lợn Việt Nam.
Xuất phát từ thực tế đó, được sự cho phép của khoa Chăn nuôi thú y, cô
giáo hướng dẫn ThS. Hà Thị Hảo em đã tiến hành thực hiê ̣n đề tài: "Theo doĩ
khả năng sinh sản của lợn nái Yorkshire và Landrace nuôi tại doanh
nghiê ̣p Dương Hoàng - xã Thi Sơn - huyê ̣n Kim Bảng - tỉnh Hà Nam".


2

1.2. Mục đích và yêu cầ u của đề tài
Đánh giá được khả năng sinh sản của 2 giố ng lợn nái Landrace,
Yorkshire nuôi tại doanh nghiê ̣p Dương Hoàng - xã Thi Sơn - huyê ̣n Kim
Bảng - tỉnh Hà Nam.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Nhằm bổ sung thêm tư liệu về khả năng sinh sản của lợn nái Landrace
và Yorkshire.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở phục vụ nghiên cứu và học tập
của sinh viên khóa tiếp theo.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn.
Giúp đánh giá được khả năng sản suất của lợn nái ngoại, góp phần nâng
cao được hiệu quả kinh tế khi chăn nuôi lợn nái ngoại. Từ những kết quả
nghiên cứu được ta có thể áp dụng vào thực tiễn sản xuất để tăng khả năng
sản xuất của đàn lợn nái đạt hiệu quả cao nhất.



3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa ho ̣c và pháp lý của đề tài
2.1.1. Đặc điểm sinh lý của lợn nái hậu bi ̣
Gia súc phát triển đến một giai đoạn nhất định thì có biển hiện về tính
dục. Lợn nái khi thành thục về tính sẽ xuất hiện các triệu chứng động dục và
kèm theo quá trình rụng trứng. Đồng thời lợn nái hậu bị vẫn tiếp tục sinh
trưởng để thành thục về thể vóc. Tuy nhiên trong giai đoạn xảy ra chu kỳ
động dục của lợn nái hậu bị thường bị giảm mức tăng trọng so với bình
thường. Cấu tạo cơ quan sinh dục của lợn nái bao gồm: Buồng trứng, ống dẫn
trứng, tử cung (cổ thân và sừng tử cung), âm đạo và các cơ quan bên ngoài.
- Buồng trứng: khác so với dịch hoàn, buồng trứng nằm trong xoang
bụng, phát triển thành một cặp. Buồng trứng lợn cái có hình chùm nho, khối
lượng một buồng trứng là 4 - 7g. Ở lợn trưởng thành buồng trứng có 10 - 25
nang thành thục, đường kính là 8 - 12mm, thể vàng thành thục có hình cầu
hoặc hình trứng đường kính 5 - 10mm, Nguyễn Đức Hùng và cs (2003) [7].
Buồng trứng thực hiện 2 chức năng: Ngoại tiết (bài noãn) và nội tiết (sản sinh
hormone sinh dục cái).
- Ống dẫn trứng: được chia thành 4 đoạn: Tua diềm, phễu, phồng ống
dẫn trứng và eo. Ống dẫn trứng có một chức năng duy nhất là vận chuyển
trứng và tinh trùng theo một hướng ngược chiều nhau, hầu hết là đồng thời.
Phồng ống dẫn trứng là nơi xảy ra sự thụ tinh. Ống dẫn trứng tạo điều kiện
thuận lợi nhất cho các giao tử và sự phát triển ban đầu của phôi.
- Tử cung: Gồm có 2 sừng, 1 thân và 1 cổ tử cung. Tử cung lợn thuộc
loại 2 sừng, các sừng gấp nếp hoặc quấn lại và có độ dài đến 1m. Độ dài này
thích hợp cho việc mang thai nhiều. Ở lợn trưởng thành, trung bình các sừng



4

tử cung dài 40 - 45cm, thân cử cung 5cm, cổ tử cung dài 10cm và có đường
kính ngoài 2 - 3cm. Tử cung có nhiều chức năng. Nội mạc tử cung và các chất
dịch tử cung giữ vai trò chủ chốt trong quá trinh sản xuất bao gồm các chức
năng sau: Vận chuyển tinh trùng, điều hòa chức năng của thể vàng, là nơi làm
tổ của phôi, thực hiện các chức năng chửa đẻ.
- Âm đạo: Có cấu tạo như một ống cơ có thành dày, dài 10 - 12cm. Đây
là cơ quan giao cấu của lợn nái, là ống thải dịch cổ tử cung, nội mạc tử cung
và ống dẫn trứng, đồng thời cũng là đường cho thai ra ngoài khi đẻ.
- Bộ phận sinh dục bên ngoài: Là phần có thể sờ thấy và quan sát được,
bao gồm: Âm môn, âm vật và tiền đình.
2.1.2. Một số đăc̣ điểm sinh lý, sinh dục của lợn nái
* Sự thành thục về tính và thể vóc
 Sự thành thục về tính
Tuổi thành thục về tính là tuổi mà con vật bắt đầu có phản xạ về tính
dục và có khả năng sinh sản. Khi gia súc thành thục về tính, bộ máy sinh dục
đã phát triển hoàn thiện, dưới tác dụng của thần kinh nội tiết tố, con vật bắt
đầu xuất hiện những phản xạ về sinh dục. Con cái có hiện tượng động dục,
con đực có hiện tượng giao phối.
Kết quả nghiên cứu của Phùng Thị Vân và cs (2001) [13], cho biết lợn
Landrace thành thục về tính là 213,1 ngày.
Ở lợn cái có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự thành thục về tính như
giống, chế độ dinh dưỡng, nhiệt độ và độ ẩm môi trường, mùa vụ, mật độ
nuôi nhốt…
-

Giống: giống là yếu tố quyết định đến sức sinh sản của lợn nái. Các


giống khác nhau thì cho năng suất sinh sản khác nhau.Tuổi thành thục sinh
dục của lợn ngoại so với lợn nội thuần chủng muộn hơn thường ở tháng thứ 6
đến tháng thứ 7 (180-210 ngày), Võ Trọng Hốt và cs (2000) [6]. Trong cùng
một giống nhưng khi phối đồng huyết thì thành thục về tính muộn hơn.


5

-

Chế độ dinh dưỡng: Ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thành thục về tính

của lợn cái. Thường những lợn được chăm sóc và nuôi dưỡng tốt thì tuổi
thành thục về tính sớm hơn những lợn được nuôi trong điều kiện dinh dưỡng
kém. Anderson (1967) [14], tiến hành thí nghiệm mức ăn hạn chế về năng
lượng đã làm chậm tuổi thành thục về tính 16 ngày.
- Nhiệt độ và độ ẩm môi trường: nhiệt độ và độ ẩm cao sẽ làm chậm
quá trình động dục của lợn.
- Mùa: Lợn cái sinh ra trong mùa xuân thành thục sớm hơn lợn cái sinh
ra ở các mùa khác nhau. Theo Lê Xuân Cương (1986) [3], mùa hè lợn cái
thành thục tính dục chậm hơn so với mùa thu - đông.
- Mật độ nuôi nhốt: Mật độ nuôi nhốt đông trên 1 đơn vị diện tích trong
suốt thời gian phát triển sẽ làm chậm tuổi động dục. Nhưng cần tránh nuôi cái
hậu bị tách biệt đàn trong thời kỳ phát triển. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc
nuôi nhốt lợn cái hậu bị riêng từng cá thể sẽ làm chậm lại thành thục tính so
với lợn cái được nuôi nhốt theo nhóm. Những con được chăn thả tự do thì
xuất hiện thành thục sớm hơn những con nuôi nhốt trong chuồng.
- Ảnh hưởng của sự tiếp xúc với lợn đực: Sự kích thích của con đực có
ảnh hưởng đến tuổi thành thục tính dục của lợn cái. Theo Paul Hughes và
James (1996) [20], lợn cái ngoài 90 kg thể trọng ở 165 ngày tuổi cho tiếp xúc

2 lần/ngày với lợn đực mỗi lần 15-20 phút sẽ làm tăng nhanh hoạt động tính
dục và tới 83% lợn cái động dục lần đầu. Thời gian tiếp xúc và tuổi của lợn
cái lúc tiếp xúc lợn đực có ý nghĩa quan trọng đến sự đáp ứng được thu nhận,
do vậy cần phải theo dõi chặt chẽ đàn lợn cái hậu bị để có kế hoạch cho tiếp
xúc với lợn đực hợp lý.
 Sự thành thục về thể vóc
Tuổi thành thục về thể vóc là tuổi có sự phát triển về ngoại hình và thể
chất đạt mức độ hoàn chỉnh, xương đã được cốt hoá hoàn toàn, tầm vóc ổn


6

định. Tuổi thành thục về thể vóc thường chậm hơn so với tuổi thành thục về
tính. Thành thục về tính được đánh dấu bằng hiện tượng động dục lần đầu
tiên. Đối với lợn cái nội khi được 7 - 8 tháng tuổi khối lượng đạt 40 - 50 kg
nên cho phối, đối với lợn ngoại khi được 8 - 9 tháng tuổi, khối lượng đạt 100 110 kg mới nên cho phối.
* Chu kỳ động dục
Chu kỳ động dục là một quá trình sinh lý phức tạp sau khi toàn bộ cơ
thể đã phát triển hoàn hảo, cơ quan sinh dục không có bào thai và không có
hiện tượng bệnh lý thì bên trong buồng trứng có quá trình phát triển của noãn
bao, noãn bao thành thục, trứng chín và thải trứng. Song song với quá trình
thải trứng thì toàn bộ cơ thể nói chung, đặc biệt là cơ quan sinh dục có hàng
loạt các biến đổi về hình thái cấu tạo và chức năng sinh lý. Tất cả các biến đổi
đó được lặp đi, lặp lại có tính chất chu kỳ nên gọi là chu kỳ tính. Chu kỳ tính
được bắt đầu từ khi cơ thể đã thành thục về tính, nó xuất hiện liên tục và chấm
dứt khi cơ thể cái già yếu. Quá trình này lặp lại theo một quy trình nhất định
với thời gian trung bình là từ 18 đến 22 ngày và được chia thành 4 giai đoạn.
 Giai đoạn trước động dục (kéo dài 1 - 2 ngày)
Đây là giai đoạn đầu của chu kỳ sinh dục. Ở giai đoạn này các noãn bao
phát triển thành thục và nổi rõ lên bề mặt buồng trứng. Buồng trứng to hơn

bình thường các tế bào ống dẫn trứng tăng cường sinh trưởng, số lượng lông
nhung tăng lên, đường sinh dục tăng tiết dịch nhày và xung huyết nhẹ, hệ
thống tuyến ở cổ tử cung tiết dịch nhày, các noãn bao chín và tế bào trứng
tách ra ngoài, tử cung co bóp mạnh, niêm dịch đường sinh dục chảy nhiều,
con vật bắt đầu xuất hiện tính dục. Các biến đổi trên tạo điều kiện cho tinh
trùng tiến lên trong đường sinh dục cái gặp tế bào trứng và tiến hành thụ tinh.
Biểu hiện bên ngoài: Âm đạo sưng to, đỏ hồng, không có hoặc có ít
nước nhờn không cho đực nhảy hoặc bỏ chạy khi ta để tay vào hông. Ở giai
đoạn này lợn thường bỏ ăn hoặc ít ăn, hay kêu rít.


7

 Giai đoạn động dục (kéo dài 4 - 5 ngày)
Thời gian của giai đoạn này được tính từ khi tế bào trứng tách khỏi
noãn bao các biến đổi của cơ quan sinh dục lúc này rõ rệt nhất, niêm mạc âm
hộ xung huyết, phù thũng rõ rệt, niêm dịch trong suốt chảy ra ngoài
nhiều, con vật biểu hiện tính hưng phấn cao độ: Con cái đứng nằm không yên,
phá chuồng, ăn uống giảm hẳn, kêu rít, đứng trong trạng thái ngẩn ngơ, ngơ
ngác, đái rắt, luôn nhảy lên lưng con khác hoặc để con khác nhảy lên lưng
mình, thích gần đực, khi gần đực thì luôn đứng ở tư thế sẵn sàng chịu đực
như: đuôi cong lên và lệch sang mép bên, hai chân sau dạng ra và khụy xuống
sẵn sàng chịu đực. Nếu ở giai đoạn này trứng gặp được tinh trùng, hợp tử
được hình thành thì chu kỳ tính ngừng lại, gia súc cái ở vào giai đoạn có thai
và cho đến khi đẻ xong một thời gian nhất định thì chu kỳ tính mới xuất hiện
trở lại. Trường hợp gia súc không có thai thì chuyển sang giai đoạn tiếp.
 Giai đoạn sau động dục
Ở giai đoạn này toàn bộ cơ thể nói chung và cơ quan sinh dục nói riêng
dần dần trở lại trạng thái hoạt động sinh lý bình thường. Các phản xạ về hưng
phấn, về sinh dục dần mất hẳn, con vật chuyển sang thời kỳ yên tĩnh. Trên

buồng trứng thể vàng xuất hiện và bắt đầu tiết progesteron. Progesteron tác
động lên trung khu thần kinh làm thay đổi tính hưng phấn, làm kết thúc giai
đoạn động dục, niêm mạc của toàn bộ đường sinh dục ngừng tăng sinh, các
tuyến ở cơ quan sinh dục ngừng tiết dịch, cổ tử cung đóng lại.
 Giai đoạn yên tiñ h
Đây là giai đoạn dài nhất của chu kỳ sinh dục. Thời kỳ này con vật
hoàn toàn yên tĩnh, cơ quan sinh dục dần dần trở lại trạng thái yên tĩnh sinh lý
bình thường. Trong buồng trứng thể vàng bắt đầu teo đi, noãn bao bắt đầu
phát dục nhưng chưa nổi rõ lên bề mặt của buồng trứng, toàn bộ cơ quan sinh
dục dần dần xuất hiện những biến đổi chuẩn bị cho chu kỳ tiếp theo.


8

Chu kỳ động dục của lợn cái thay đổi theo giống, điều kiện nuôi dưỡng,
tuổi và mùa vụ. Burger (1952) [15] xác định độ dài chu kỳ động dục ở lợn
Large White là 20,9 ngày, còn ở lợn Large Black là 21,7 ngày. Lợn cái hậu bị
thường có chu kỳ động dục dài hơn lợn nái cơ bản. Nếu nuôi dưỡng và chăm
sóc kém thì chu kỳ sẽ kéo dài hơn. Mùa hè chu kỳ động dục của lợn thường
kéo dài hơn những mùa khác.
Thời gian động dục của lợn nái phụ thuộc vào giống, tuổi và điều kiện
nuôi dưỡng chăm sóc. Thời gian động dục của lợn nái ngoại trung bình 5
ngày, lợn Ỉ là 5, 6 ngày Lê Xuân Cương (1986) [3].
* Cơ chế đô ̣ng du ̣c của lơ ̣n nái
Khi lợn đến tuổi thành thục về tính, các kích thích bên ngoài như ánh
sáng, nhiệt độ, thức ăn,… và các kích thích nội tiết đi theo dây thần kinh đến
vỏ đại não qua vùng dưới đồi (Hypothalamus), tiết ra kích tố FRF (Folliculin
Releasing Factors) có tác dụng kích thích tuyến yên tiết ra FSH (Follicle
Stimulating Hormone) làm cho bao noãn phát dục nhanh chóng. Trong quá
trình bao noãn phát dục và thành thục thì thượng bì bao noãn tiết ra oestrogen

chứa đầy trong xoang bao noãn, làm cho lợn cái có biểu hiện động dục ra bên
ngoài. Cuối chu kỳ tuyến yên tiết ra LH (Luteinizing hormone) làm cho trứng
chín và rụng. Sau khi trứng rụng sẽ hình thành thể vàng buồng trứng, thể vàng
buồng trứng tiết ra progesteron có tác dụng kích thích sự tăng sinh của màng
nhầy tử cung chuẩn bị cho hợp tử làm tổ trong sừng tử cung, đồng thời ức chế
tuyến yên sinh ra FSH, ức chế sự thành thục của bao noãn trong buồng trứng
làm cho bao noãn không phát dục. Ngoài ra, còn kích thích tuyến yên tiết
prolactin, kích thích tuyến vú phát triển. Nếu lợn nái có chửa thì thể vàng sẽ
tiêu biến sau khi lợn đã đẻ và nuôi con, lúc này tuyến yên không bị
progesteron ức chế nữa nên lại sản sinh ra FSH, bao noãn mới lại bắt đầu phát
dục và đi vào một chu kỳ mới. Nếu lợn nái không có chửa thể vàng sẽ tồn tại


9

khoảng 17 ngày sẽ thoái hóa và bao noãn mới lại phát dục và đến khoảng 21
ngày lại xuất hiện một chu kỳ động dục mới.
2.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuấ t của lợn nái
2.1.3.1. Các chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái
- Tuổi động dục lần đầu
Là tuổi khi lợn cái có biểu hiện động dục lần đầu tiên. Tuổi động dục
lần đầu khác nhau phụ thuộc vào giống lợn. Lợn nội có tuổi động dục lần đầu
sớm hơn lợn ngoại.
Theo Phùng Thị Vân và cs (2001) [13], cho biết tuổi động dục lần đầu
của lợn Landrace là 219,4 ± 4,09 ngày.
- Tuổi phối giống lần đầu
Thông thường ở lần động dục đầu tiên người ta chưa tiến hành phối
giố ng cho lợn cái vì ở thời điểm này lợn chưa thành thục về thể vóc, số lượng
trứng rụng còn ít. Người ta thường tiến hành phối giố ng cho lợn nái vào chu
kỳ thứ 2 hoặc thứ 3.

Tuổi phối giống lần đầu được tính bằng cách cộng tuổi động dục lần
đầu với thời gian động dục của một hoặc hai chu kỳ nữa hoặc tuổi tại thời
điểm phối giống lần đầu.
- Tuổi đẻ lứa đầu
Sau khi thụ thai, lợn chửa trung bình 114 ngày. Tuổi đẻ lứa đầu là tuổi
lợn mẹ đẻ lứa đầu tiên.
2.1.3.2. Các chỉ tiêu về khả năng sinh sản của lợn nái
* Các chỉ tiêu về số lượng
- Số con sơ sinh còn sống đến 24 giờ/lứa đẻ:
Đây là chỉ tiêu kinh tế rất quan trọng. Nó phụ thuộc vào khả năng đẻ
nhiều hay ít con của giống, trình độ kỹ thuật của dẫn tinh viên và điều kiện
nuôi dưỡng chăm sóc lợn nái chửa. Trong vòng 24 giờ sau khi sinh ra, lợn con


10

không đạt khối lượng sơ sinh trung bình của giống (quá bé), không phát dục
hoàn toàn, dị dạng… thì sẽ bị loại thải. Ngoài ra, do lợn con mới sinh ra, chưa
nhanh nhẹn, nên dễ bị lợn mẹ đè chết.
Bình quân số lợn con đẻ ra còn sống/lứa: là tỷ lệ giữa tổng số lợn con
đẻ ra còn sống trong vòng 24 giờ kể từ khi lợn nái đẻ xong của tất cả các lứa
đẻ trên tổng số lứa đẻ.
- Số lợn con để lại nuôi
Số lợn con đẻ ra con sống để lại nuôi: Đối với lợn ngoại: khối lượng
>0,8kg, đối với lợn nội: khối lượng >0,3 kg.
- Tỷ lệ sống: tỷ lệ sống của lợn con đến 24 giờ là tỷ lệ giữa số lợn con
sống đến 24 giờ trên số con đẻ ra còn sống.
- Số lợn con cai sữa/lứa
Đây là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật rất quan trọng, quyết định năng suất
trong chăn nuôi lợn nái. Nó phụ thuộc vào kỹ thuật chăn nuôi lợn con bú sữa,

khả năng tiết sữa, khả năng nuôi con của lợn mẹ và khả năng hạn chế các yếu
tố gây bệnh cho lợn con.
Đó là số con còn sống đến khi cai sữa. Thời gian cai sữa dài hay ngắn
phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật chế biến thức ăn và kỹ thuật chăn nuôi. Hiện
nay những cơ sở chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp, người ta tiến hành
cai sữa cho lợn con lúc 21 ngày tuổi hoặc 28 ngày tuổi. Còn trong chăn nuôi
đại trà thường tiến hành cai sữa cho lợn con lúc 45 ngày tuổi, thậm trí là 56
ngày tuổi. Nếu chúng ta tiến hành cai sữa sớm cho lợn con sẽ góp phần tăng
số lứa đẻ trên năm của lợn nái và hạn chế một số bệnh hay lây từ lợn mẹ sang
lợn con.
Trong một số trường hợp số lợn con sơ sinh nhiều nhưng người ta chỉ
giữ lại một số lượng nhất định để nuôi nhằm mục đích đảm bảo cho sự phát
triển bình thường của lợn con. Thông thường tỷ lệ sống càng cao càng tốt.


11

- Số con cai sữa/nái/năm
Là chỉ tiêu tổng quát nhấ t để đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái.
Chỉ tiêu này phụ thuộc vào thời gian cai sữa lợn con và số lượng lợn con cai
sữa trong mỗi lứa đẻ. Nếu cai sữa sớm sẽ tăng số lứa đẻ/nái/năm và tăng số
lượng lợn con cai sữa trong mỗi lứa đẻ thì số lượng lợn con cai sữa/nái/năm
sẽ cao và ngược lại.
* Các chỉ tiêu về chất lượng
- Khố i lươ ̣ng sơ sinh
+ Là khối lượng của lợn con được cân ngay sau khi đẻ ra , đã đươ ̣c cắ t
rố n, lau khô, bấ m số tai và trước khi cho bú lầ n đầ u tiên.
+ Khố i lươ ̣ng sơ sinh toàn ổ là chỉ tiêu nói

lên khả năng nuôi dưỡng


thai của lơ ̣n me ̣ , đă ̣c điể m giố ng , kỹ thuật chăm sóc quản lý và phòng bệnh
cho lơ ̣n nái chửa . Do đó thành tić h này phu ̣ thuô ̣c cả vào phầ n của lơ ̣n nái và
phầ n nuôi dưỡng của con người.
+ Khố i lươ ̣ng sơ sinh toàn ổ là khố i lươ ̣ng của tấ t cả lơ ̣n con sinh ra còn
số ng và đươ ̣c phát du ̣c hoàn toàn . Nế u những lơ ̣n con sinh ra khỏe ma ̣nh bi ̣
lơ ̣n me ̣ đè chế t là thuô ̣c về trách nhiê ̣m của cơ sở chăn nuôi chứ không thuô ̣c
về năng suấ t của lơ ̣n nái.
+ Khố i lượng sơ sinh phu ̣ thuô ̣c vào giố ng , khố i lươ ̣ng sơ sinh của lơ ̣n
nô ̣i (Ỉ, Móng Cái ) thường từ 0,4 - 0,6 kg/con, khố i lươ ̣ng sơ sinh của lơ ̣n
ngoại trung bình 1,1 - 1,2 kg/con.
Nhìn chung, lơ ̣n con có khố i lươ ̣ng sơ sinh càng cao thì khả năng sinh
trưởng càng nhanh , khố i lươ ̣ng cai sữa sẽ cao và khố i lươ ̣ng khi xuấ t chuồ ng
sẽ lớn. Cho nên khi lơ ̣n có chửa cầ n đươ ̣c chăm sóc nuôi dưỡng tố t để đàn con
có khối lượng sơ sinh cao.
- Độ đồng đ ều: Là chỉ tiêu đánh giá sự chênh lệch về khối lượng giữa
các cá thể trong đàn . Độ đồng đều là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất


12

lươ ̣ng của lơ ̣n nái về khả năng sinh sản . Bởi vì khi so sánh giữa hai đàn lơ ̣n
con có thể khối lượng sơ sinh giữa 2 đàn lơ ̣n con hơn kém nhau không nhiề u ,
nhưng đô ̣ đồ ng đề u của lơ ̣n con giữa các đàn có thể chênh lê ̣ch nhau lớn.
- Khố i lươ ̣ng cai sữa toàn ổ
+ Ngoài chỉ tiêu số con cai sữa trên lứa , khố i lươ ̣ng toàn ổ lúc cai sữa
cũng chỉ là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá đầy đủ năng suất chăn nuôi lợn nái
.
+ Hiê ̣n nay các cơ sở chăn nuôi thường áp du ̣ng thời gian cai sữa khác
nhau tùy thuô ̣c vào khả năng chế biế n thức ăn và trình


đô ̣ kỹ thuâ ̣t nuôi

dưỡng, cho nên để đánh giá thành tích của lơ ̣n nái chũng ta thường xác định
khố i lươ ̣ng lơ ̣n con lúc 56 hoă ̣c 60 ngày tuổi , có như vậy chúng ta mới so
sánh và đánh giá thành tích của lợn nái với nhau được. Còn việc xác định khối
lươ ̣ng của lơ ̣n con lúc cai sữa ở thời điể m sớm hơn chỉ nhằ m mu ̣c đić h đinh
̣
mức dinh dưỡng cho lơ ̣n con mô ̣t cách chiń h xác . Đảm bảo cung cấ p đủ nhu
cầ u dinh dưỡng cho lơ ̣n con ở giai đoa ̣n sau cai sữa.
+ Khố i lươ ̣ng lơ ̣n con cai sữa phu ̣ thuô ̣c rấ t lớn vào khố i lươ ̣ng sơ sinh
và là cơ sở cho việc nâng cao khối lượng xuất chuồng sau này.
2.1.3.3. Khả năng tiết sữa
- Khả năng tiết sữa là một chỉ tiêu quan trọng khi đanh giá sức s ản xuất
của lợn nái,, vì nó ảnh hưởng đến tỉ lệ nuôi sống cũng như khối lượng cai sữa
của lợn con sau này . Do đó cầ n chú ý cho ̣n những lơ ̣n nái có năng suấ t sữa
cao, và áp dụng các biện pháp kĩ thuật về chăm sóc , nuôi dưỡng để nâng cao
khả năng tiết sữa của chúng
- Khi đánh giá khă năng tiế t sữa của lơ ̣n nái do đă ̣c điể m cấ u ta ̣o giải
phẫu của bầ u vú lơ ̣n me ̣ không có bể sữa cho nên rấ t khó xác đinh
̣ chiń h xác
lươ ̣ng sữa sản xuấ t của lơ ̣ n nái . Có thể áp dụng một số phương pháp để đánh
giá sản lượng sữa của lợn nái như căn cứ vào tình trạng sức khỏe của lợn con ,
cân khố i lươ ̣ng lơ ̣n con trước và sau khi cho bú me ̣ hoă ̣c cân khố i lươ ̣ng lơ ̣n


13

mẹ trước và sau


khi cho bú ...Tuy nhiên các phương pháp này đề u it́ ảnh

hưởng đế n lơ ̣n con và lơ ̣n me ̣ không phù hơ ̣p với thực tiễn sản xuấ t.
- Quy luâ ̣t tiế t sữa của lơ ̣n me ̣ có đă ̣c điể m và năng suấ t tăng dầ n từ lúc
mới đẻ và đa ̣t sản lươ ̣ng cao nhấ t lúc 21 ngày tuổi, sau đó giảm dầ n . Căn cứ
vào đặc điểm này , trong thực tiễn người ta lấ y khố i lươ ̣ng lơ ̣n con toàn ổ lúc
21 ngày tuổi để đánh giá khă năng tiết sữa của lợn mẹ.
- Sản lượng sữa của lợn mẹ phụ th uô ̣c vào nhiề u yế u tố như giố ng , cá
thể , thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng…Để nâng cao sản lươ ̣ng sữa của lơ ̣n me ̣
chúng ta cần phải căn cứ vào ảnh hưởng của từng yếu tố để xác định các biện
pháp thích hợp.
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sản xuấ t của lợn nái
 Yếu tố di truyền
Các gia súc thuộc các giống khác nhau thì sự thành thục về tính khác
nhau, các gia súc có tầm vóc nhỏ thường thành thục sớm hơn so với gia súc
có tầm vóc lớn. Khi đánh giá về yếu tố giống ảnh hưởng đến khả năng sinh
sản của lợn nái, nhiều tác giả cho rằng lợn lai có tuổi thành thục về tính sớm
hơn (11,3 ngày), tỷ lệ thụ thai cao hơn (2 - 4%), số trứng rụng sớm hơn, số
con đẻ ra/ổ và số con cai sữa/ổ nhiều hơn, tỷ lệ nuôi sống lợn con cao hơn so
với giống ngoại thuần.
Theo nghiên cứu của Đặng Vũ Bình (1999) [1], chỉ tiêu năng suất sinh
sản phân biệt rõ nét qua giống là: tương ứng với các giống Móng Cái,
Yorkshire và Landrace tuổi đẻ lứa đầu lần lượt là: 272,3 ngày; 418,5 ngày;
409,5 ngày.
 Thời gian nuôi con
Thời gian nuôi con dài hay ngắn cũng ảnh hưởng đến mức độ hao hụt
của con nái, do đó ảnh hưởng tới chất lượng lứa đẻ. Nếu phải nuôi con trong


14


thời gian dài thì sau khi cai sữa con nái cần thời gian dài hơn để phục hồi lại
trạng thái sức khoẻ cho lứa đẻ tiếp theo.
 Chế độ dinh dưỡng
Dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp và cũng quyết định trực tiếp tới năng
suất sinh sản của lợn nái thông qua khả năng sinh sản và chất lượng đàn con.
Có thể nói yếu tố dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng nhất, quyết định phần
lớn năng suất sinh sản. Lợn nái có chửa cần cung cấp đủ về số lượng và chất
lượng các chất dinh dưỡng để có kết quả dinh dưỡng tốt. Năng lượng,
protein, vitamin, khoáng là các nhân tố chính quan trọng đối với chăn nuôi
lợn nói chung và đặc biệt chăn nuôi lợn nái mang thai. Bởi vì nhu cầu dinh
dưỡng lúc này không chỉ cho một cơ thể sống mà còn liên quan đến sự phát
triển của bào thai, chất lượng đàn con phụ thuộc hoàn toàn vào chế độ dinh
dưỡng của lợn mẹ.
 Thời tiết và khí hậu
Với lợn nói riêng và các loài gia súc nói chung thì điều kiện khí hậu
thời tiết, mùa vụ (nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, vv…) đều ảnh hưởng rất lớn đến
sức sinh sản của con cái. Nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao sẽ gây stress nhiệt
cho con vật do đó ảnh hưởng không tốt. Nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn tới sức
sinh trưởng của lợn, đặc biệt là lợn nái trong giai đoạn mang thai.
2.1.5. Những biện pháp nâng cao sức sinh sản của lợn nái
 Sử dụng đực thí tình
Cho lợn đực thí tình tiếp xúc với lợn nái lâu không động dục và lợn nái
hậu bị. Nước bọt của lợn đực chứa chất pheromon sẽ kích thích lợn nái động
dục. Lợn đực thí tình sử dụng phải trên 10 tháng tuổi.
Lợn cái hậu bị ngoại 90 kg khối lượng cơ thể, ở 165 ngày tuổi khi cho
lợn đực tiếp xúc 2 lần/ngày, mỗi lần 15-20 phút thì tới 83% lợn cái động dục
lần đầu.



15

 Ghép ổ
Là biện pháp nâng cao năng suất sinh sản của lợn nái trong chăn nuôi.
Chúng ta chỉ thực hiện ghép ổ khi có 2 hay nhiều lợn nái đẻ ít con trong
khoảng thời gian gần nhau. Phải thực hiên nguyên tắc khi ghép ổ là: ghép ổ
vào ban đêm, ghép trước khi thả chung, sử dụng dầu thơm để đánh lừa con
mẹ mùi của con con…
 Cai sữa sớm cho lợn con
Đây là biện pháp có hiệu quả nhất để nâng cao năng suất số lứa đẻ/năm
của lợn nái, có tác dụng nâng cao số lứa đẻ, sinh trưởng của lợn con, hiệu quả
chăn nuôi cao…. Thời gian cai sữa thì tùy thuộc vào điều kiện của mỗi cơ sở
chăn nuôi, thông thường thì cai sữa vào khoảng từ 21-28 ngày tuổi.
 Sử dụng kích tố kích thích lợn nái động dục
Là biện pháp kích thích lợn nái không động dục hoặc lợn nái động dục
nhưng phối giống không đạt. Nguyên nhân là rối loạn tuyến sinh dục do quá
thừa hoặc quá thiếu dinh dưỡng, khí hậu thay đổi đột ngột.
Thường sử dụng 2 loại kích tố là huyết thanh ngựa chửa (PMSG) hoặc
kích tố nhau thai (HCG)
 Xoa luyện bầu vú
Xoa bóp bầ u vú cho lơ ̣n ná i có tác dụng thúc đẩy sự phát dục của bầu
vú và cơ quan sinh dục, kích thích lợn nái động dục. Khi xoa bóp các kích
thích được truyền đến dây thần kinh giao cảm, kích thích tuyến yên tiết
hormone sinh dục.
2.1.6. Hoạt động sinh dục của lợn nái
 Chu kỳ động dục
Sau khi toàn bộ cơ thể đã phát triển hoàn hảo, cơ quan sinh dục không
có bào thai và không có hiện tượng bệnh lý thì bên trong buồng trứng có quá
trình phát triển của noãn bao, noãn bao thành thục, trứng chín và thải trứng.



16

Song song với quá trình thải trứng thì toàn bộ cơ thể nói chung đặc biệt là cơ
quan sinh dục có hàng loạt các biến đổi về hình thái cấu tạo và chức năng sinh
lý. Tất cả các biến đổi đó được lặp đi, lặp lại có tính chất chu kỳ nên gọi là
chu kỳ tính. Chu kỳ tính được bắt đầu từ khi cơ thể đã thành thục về tính, nó
xuất hiện liên tục và chấm dứt khi cơ thể cái già yếu. Quá trình này lặp lại
theo một quy trình nhất định với thời gian trung bình là từ 18 đến 22 ngày.
 Mang thai
Khi tế bào trứng được thụ tinh hợp tử hình thành và làm tổ trên niêm
mạc cổ tử cung. Lúc đó có phản ứng miễn dịch dung nạp xảy ra trong cơ thể
lợn nái. Suốt cả thời kỳ mang thai thể vàng phát triển, tiết ra hormon
progesterone cần thiết để duy trì sự có chửa trong suốt thời gian có chửa là
114 ngày. Tuy nhiên đến khoảng 112-114 ngày sự phát triển của bào thai
hoàn thiện và bắt đầu tiết ra cortiroids. Những hormone này sẽ tác động lên
màng nhau của lợn mẹ làm tiết oestrogen, hormone này kích thích tử cung tiết
ra prostaglandin F2 và tuyến yên tăng tiết oxytoxin. Hai hormone này sẽ phá
hủy thể vàng, kết quả là progesterone trong máu giảm nhanh, tử cung co bóp
mạnh và lợn mẹ đẻ sau 20 đến 30 giờ.
 Tiết sữa
 Sản sinh sữa
Trong thời kỳ chửa các hormone prolactin tăng tiết và tác động tăng
sinh tuyết vú, kết quả tuyết vú phát triển và tăng thể tích theo thời gian phát
triển của bào thai. Sau 3 tuần chửa vú bắt đầu căng lên, các tuyến vú phát
triển mạnh cho đến trước lúc đẻ 3 tuần, hormone prolactin tăng tiết cùng với
sự tác động của nhau thai thông qua progesterone. Sữa bắt đầu được sản sinh
trong các tuyến vú. Quá trình sinh tổng hợp protein sữa, đường sữa, mỡ sữa
và các thành phần dinh dưỡng khác từ máu. Sự hình thành sữa được ưu tiên
trong cơ thể lợn mẹ. Quá trình hình thành này tùy thuộc hoàn toàn vào lượng



×