Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Bao cao bidoup nuiba

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.08 MB, 84 trang )

ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH

BAN CHẤP HÀNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------------------

CÔNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG “SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – EURÉKA”
LẦN THỨ 11 NĂM 2009

TÊN CÔNG TRÌNH:

ỨNG DỤNG GIS HỖ TRỢ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ LÃNH THỔ DU LỊCH
VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP – NÚI BÀ

LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU: TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
CHUYÊN NGÀNH : MÔI TRƯỜNG

Mã số công trình:……………………….


ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH

BAN CHẤP HÀNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------------------

CÔNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG “SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – EURÉKA”
LẦN THỨ 11 NĂM 2009

TÊN CÔNG TRÌNH:



ỨNG DỤNG GIS HỖ TRỢ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ LÃNH THỔ DU LỊCH
VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP – NÚI BÀ

LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU: TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
CHUYÊN NGÀNH
: MÔI TRƯỜNG

Mã số công trình:……………………….


A

MỤC LỤC
TÓM TẮT NỘI DUNG CÔNG TRÌNH.................................................................................1
.................................................................................................................................................2
ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................................2
1. LÝ DO THỰC HIỆN CÔNG TRÌNH............................................................................2
2. SƠ LƯỢC VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU................................................................3
3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI............................................................................4
3.1. NHỮNG GIẢI PHÁP KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC GIẢI QUYẾT.........................4
3.2. NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI CẦN ĐƯỢC NGHIÊN CỨU..............................6
MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP.........................................................................................7
1. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU...................................................................7
1.1. MỤC TIÊU CỦA CÔNG TRÌNH.......................................................................7
1.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU...................................................................................7
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................................9
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU...........................................................9
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỤ THỂ........................................................9

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ HOẠT ĐỘNG...........................................................12
DU LỊCH VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP – NÚI BÀ............................................................12
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG.........................................................................................12
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIS...............................................................................12
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH......................................................................13
1.3. ỨNG DỤNG CỦA GIS TRONG DU LỊCH.....................................................14
2. HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP – NÚI BÀ...........................15
2.1. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU..................................................15
2.2. ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI VƯỜN QUỐC GIA
BIDOUP – NÚI BÀ..............................................................................................................18
2.3.HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI VƯỜN QUỐC
GIA BIDOUP – NÚI BÀ......................................................................................................20
2.4. NHU CẦU ỨNG DỤNG GIS TRONG QUẢN LÝ LÃNH THỔ DU LỊCH
VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP – NÚI BÀ.............................................................................21
CHƯƠNG II: CÔNG CỤ QUẢN LÝ LÃNH THỔ.............................................................22
DU LỊCH VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP – NÚI BÀ............................................................22
1. PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU GIS..................................................22
1.1. PHÂN TÍCH CƠ SỞ DỮ LIỆU GIS.................................................................22
1.2. THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU GIS VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP – NÚI BÀ. 23
2. THU THẬP DỮ LIỆU..................................................................................................26
2.1. THU THẬP DỮ LIỆU KHÔNG GIAN............................................................26
2.2. THU THẬP DỮ LIỆU THUỘC TÍNH.............................................................27
3. XỬ LÝ VÀ NHẬP DỮ LIỆU......................................................................................28
3.1. ĐỐI VỚI DỮ LIỆU KHÔNG GIAN.................................................................28
3.2. ĐỐI VỚI DỮ LIỆU THUỘC TÍNH..................................................................29
4. XÂY DỰNG GIAO DIỆN CÔNG CỤ.........................................................................29
4.1. YÊU CẦU CỦA VẤN ĐỀ XÂY DỰNG GIAO DIỆN....................................29
4.2. GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ XÂY DỰNG GIAO DIỆN..................................30
4.3. QUY TRÌNH THỰC HIỆN...............................................................................31
5. TRỰC QUAN HOÁ DỮ LIỆU LÊN CÔNG CỤ.........................................................35

5.1. ĐỐI VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG DẠNG VÙNG..................................................36


B

5.2. ĐỐI VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG DẠNG ĐƯỜNG...............................................36
5.3. ĐỐI VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG DẠNG ĐIỂM....................................................36
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................................37
VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG ỨNG DỤNG................................................................................37
1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................................................37
1.1. KẾT QUẢ HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU GIS..............................................................37
1.2. KẾT QUẢ CÔNG CỤ QUẢN LÝ LÃNH THỔ DU LỊCH..............................38
2. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỤ THỂ..................................................................................39
2.1. HIỂN THỊ THÔNG TIN DU LỊCH..................................................................40
2.2. ĐO KHOẢNG CÁCH THEO ĐƯỜNG CHIM BAY.......................................41
2.3. XÁC ĐỊNH TỌA ĐỘ KHÔNG GIAN CỦA MỘT ĐỐI TƯỢNG...................41
2.5. BÀI TOÁN QUẢN LÝ.....................................................................................43
2.6. HIỂN THỊ CÁC TRANG BẢN ĐỒ..................................................................43
2.7. HIỂN THỊ CÁC VĂN BẢN CÓ LIÊN QUAN.................................................44
2.8. CẬP NHẬT CÁC ĐỐI TƯỢNG TRÊN CƠ SỞ DỮ LIỆU DỮ LIỆU.............44
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................................................46
1. KẾT LUẬN VỀ CÔNG TRÌNH...................................................................................46
2. Ý NGHĨA CỦA CÔNG TRÌNH...................................................................................46
2.1. Ý NGHĨA KHOA HỌC.....................................................................................46
2.2. HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ - XÃ HỘI......................................................47
3. PHẠM VI ỨNG DỤNG VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN...............................................47
4. HƯỚNG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN......................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................I
A. SÁCH – GIÁO TRÌNH..................................................................................................I
B. ĐỀ TÀI – LUẬN VĂN...................................................................................................I

C. TRANG WEB................................................................................................................II
PHỤ LỤC I: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÔNG CỤ...........................................................III
QUẢN LÝ LÃNH THỔ DU LỊCH......................................................................................III
VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP – NÚI BÀ.............................................................................III
A. GIỚI THIỆU CẤU TRÚC THƯ MỤC LƯU TRỮ.....................................................III
B. YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC SỬ DỤNG CÔNG CỤ QUẢN LÝ LÃNH THỔ DU
LỊCH VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP – NÚI BÀ..............................................................IV
C. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÔNG CỤ QUẢN LÝ LÃNH THỔ DU LỊCH VƯỜN
QUỐC GIA BIDOUP – NÚI BÀ.....................................................................................IV
C.1. HƯỚNG DẪN THỰC THI CHƯƠNG TRÌNH...............................................IV
C.2. GIỚI THIỆU CÁC CỬA SỔ CỦA CÔNG CỤ ỨNG DỤNG.........................VI
C.3. HIỂN THỊ DỮ LIỆU KHÔNG GIAN............................................................VII
C.4. XEM BẢNG THUỘC TÍNH.........................................................................VIII
C.5. XEM BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ.......................................................................VIII
C.6. PHÓNG TO – THU NHỎ ĐỐI TƯỢNG......................................................VIII
C.7. HIỂN THỊ - XÓA BỎ NHÃN ĐỐI TƯỢNG...................................................IX
C.8. XEM THÔNG TIN – HÌNH ẢNH MINH HỌA VỀ ĐỐI TƯỢNG..................X
C.9. TÌM KIẾM ĐỐI TƯỢNG..................................................................................X
C.10. ĐO KHOẢNG CÁCH – XEM TỌA ĐỘ CỦA ĐỐI TƯỢNG.......................XI
C.11. QUY ĐỊNH TỶ LỆ HIỂN THỊ CỦA KHUNG NHÌN..................................XI
C.12. CÔNG CỤ ĐỒ HỌA.....................................................................................XII
C.13. XUẤT BẢN ĐỒ............................................................................................XII
C.14. IN BẢN ĐỒ...................................................................................................XII
C.14. THAY ĐỔI MẬT KHẨU CHƯƠNG TRÌNH.............................................XIII


C

C.15. CẬP NHẬT CÁC LỚP CHUYÊN ĐỀ........................................................XIII
C.16. LÀM VIỆC VỚI CỬA SỔ BẢNG THUỘC TÍNH.....................................XIII

PHỤ LỤC II: THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU GIS...............................................................XV
DU LỊCH VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP – NÚI BÀ..........................................................XV

DANH MỤC BẢNG BIỂU – HÌNH ẢNH
TÓM TẮT NỘI DUNG CÔNG TRÌNH.................................................................................1
.................................................................................................................................................2
ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................................2
1. LÝ DO THỰC HIỆN CÔNG TRÌNH............................................................................2
2. SƠ LƯỢC VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU................................................................3
3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI............................................................................4
3.1. NHỮNG GIẢI PHÁP KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC GIẢI QUYẾT.........................4
3.1.1. Các công trình nghiên cứu về GIS có liên quan...........................................................4
3.1.2. Các công trình nghiên cứu tại Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà.................................4
3.1.2.1. Các đề tài, đề án và dự án do trong nước thực hiện...............................4
3.1.2.2. Các dự án có sự hợp tác với quốc tế......................................................5
3.2. NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI CẦN ĐƯỢC NGHIÊN CỨU..............................6
MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP.........................................................................................7
1. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU...................................................................7
1.1. MỤC TIÊU CỦA CÔNG TRÌNH.......................................................................7
1.1.1. Mục đích.......................................................................................................................7
1.1.2. Mục tiêu tổng quát........................................................................................................7
1.1.3. Mục tiêu cụ thể.............................................................................................................7
1.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU...................................................................................7
1.2.1. Giới hạn về thời gian và không gian.............................................................................7
1.2.2. Giới hạn về nội dung....................................................................................................7
Sơ đồ 2.1: Nội dung và quy trình thực hiện nghiên cứu công trình........................................8
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................................9
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU...........................................................9
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỤ THỂ........................................................9
Bảng 2.1: Các phương pháp được sử dụng trong công trình..................................................9

2.2.1. Phương pháp phân tích thiết kế..................................................................................10
2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu.....................................................................................10
Bảng 2.2: Bảng thống kê các lần thực địa thực tế................................................................10
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ HOẠT ĐỘNG...........................................................12
DU LỊCH VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP – NÚI BÀ............................................................12
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG.........................................................................................12
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIS...............................................................................12
1.1.1. Khái niệm về GIS.......................................................................................................12
1.1.2. Các thành phần của GIS..............................................................................................12
1.1.2.1. Phần cứng.............................................................................................12
1.1.2.2. Phần mềm.............................................................................................12
1.1.2.3. Dữ liệu.................................................................................................12
1.1.2.4. Quy trình xử lý.....................................................................................12
1.1.2.5. Con người............................................................................................12
1.1.3. Mô hình dữ liệu GIS...................................................................................................12


D

1.1.3.1. Mô hình dữ liệu hình học.....................................................................12
1.1.3.2. Mô hình dữ liệu thuộc tính...................................................................13
1.1.4. Các chức năng của GIS...............................................................................................13
1.1.4.1. Nhập dữ liệu.........................................................................................13
1.1.4.2. Quản lý và lưu trữ dữ liệu....................................................................13
1.1.4.3. Xử lý và phân tích................................................................................13
1.1.4.4. Xuất dữ liệu..........................................................................................13
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH......................................................................13
1.2.1. Hệ thống tài nguyên du lịch........................................................................................13
1.2.2. Tuyến – điểm du lịch..................................................................................................14
1.2.2.1. Tuyến du lịch.......................................................................................14

1.2.2.2. Điểm du lịch.........................................................................................14
1.3. ỨNG DỤNG CỦA GIS TRONG DU LỊCH.....................................................14
1.3.1. Công cụ hỗ trợ công tác quy hoạch du lịch................................................................14
1.3.2. Cung cấp thông tin du lịch phục vụ nhu cầu du khách...............................................15
1.3.3. Hỗ trợ công tác quản lý du lịch...................................................................................15
2. HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP – NÚI BÀ...........................15
2.1. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU..................................................15
2.1.1. Giới thiệu chung.........................................................................................................15
2.1.1.1.Vị trí địa lý............................................................................................15
Hình 3.1: Vị trí Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà so với TP. Hồ Chí Minh........................15
2.1.1.2. Quy mô và các phân khu, tiểu khu.......................................................16
2.1.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển..........................................................16
2.1.1.4. Các chương trình hoạt động.................................................................16
2.1.2. Các điều kiện tự nhiên................................................................................................17
2.1.2.1. Địa hình................................................................................................17
2.1.2.2. Khí hậu.................................................................................................17
2.1.2.3. Thủy văn..............................................................................................17
2.1.2.4. Hệ động – thực vật...............................................................................17
Bảng 3.2: Thống kê số loài thực vật ở địa bàn khu vực.......................................................17
Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà.........................................................................................17
Bảng 3.3: Thống kê thành phần động vật ở địa bàn khu vực...............................................18
Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà.........................................................................................18
2.1.3. Các điều kiện kinh tế - xã hội.....................................................................................18
2.1.3.1. Dân cư..................................................................................................18
2.1.3.2. Thành phần dân tộc..............................................................................18
2.1.3.3. Hoạt động kinh tế.................................................................................18
2.2. ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI VƯỜN QUỐC GIA
BIDOUP – NÚI BÀ..............................................................................................................18
2.2.1. Tài nguyên du lịch......................................................................................................18
2.2.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên.................................................................18

2.2.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn................................................................19
2.2.2. Nguồn nhân lực...........................................................................................................20
2.2.3. Nguồn vốn đầu tư.......................................................................................................20
2.2.4. Cơ sở hạ tầng và dịch vụ phục vụ du lịch...................................................................20
2.2.4.1. Hệ thống đường giao thông.................................................................20
2.2.4.2. Cơ sở lưu trú........................................................................................20
2.2.4.3. Cơ sở ăn uống......................................................................................20


E

2.3.HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI VƯỜN QUỐC
GIA BIDOUP – NÚI BÀ......................................................................................................20
2.3.1. Công tác tổ chức và quản lý........................................................................................20
2.3.2. Hoạt động khai thác tài nguyên du lịch......................................................................21
2.4. NHU CẦU ỨNG DỤNG GIS TRONG QUẢN LÝ LÃNH THỔ DU LỊCH
VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP – NÚI BÀ.............................................................................21
CHƯƠNG II: CÔNG CỤ QUẢN LÝ LÃNH THỔ.............................................................22
DU LỊCH VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP – NÚI BÀ............................................................22
1. PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU GIS..................................................22
1.1. PHÂN TÍCH CƠ SỞ DỮ LIỆU GIS.................................................................22
1.1.1. Yêu cầu chung............................................................................................................22
1.1.2. Mục tiêu của cơ sở dữ liệu GIS Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà............................22
1.1.3. Yêu cầu của cơ sở dữ liệu GIS Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà.............................22
1.2. THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU GIS VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP – NÚI BÀ. 23
1.2.1. Dữ liệu nền..................................................................................................................23
1.2.2. Dữ liệu chuyên đề.......................................................................................................23
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ mô tả mối quan hệ giữa các lớp trong cơ sở dữ liệu.................................24
2. THU THẬP DỮ LIỆU..................................................................................................26
2.1. THU THẬP DỮ LIỆU KHÔNG GIAN............................................................26

2.1.1. Dữ liệu thứ cấp...........................................................................................................26
2.1.2. Dữ liệu sơ cấp.............................................................................................................26
Bảng 3.4: Nội dung khảo sát thực địa tại Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà........................27
2.2. THU THẬP DỮ LIỆU THUỘC TÍNH.............................................................27
2.2.1. Dữ liệu thứ cấp...........................................................................................................27
2.2.2. Dữ liệu sơ cấp.............................................................................................................28
3. XỬ LÝ VÀ NHẬP DỮ LIỆU......................................................................................28
3.1. ĐỐI VỚI DỮ LIỆU KHÔNG GIAN.................................................................28
3.1.1. Dữ liệu dạng số có sẵn................................................................................................28
3.1.2. Dữ liệu dạng bản đồ giấy............................................................................................28
3.1.3. Dữ liệu thu thập được từ thiết bị định vị.....................................................................28
3.2. ĐỐI VỚI DỮ LIỆU THUỘC TÍNH..................................................................29
4. XÂY DỰNG GIAO DIỆN CÔNG CỤ.........................................................................29
4.1. YÊU CẦU CỦA VẤN ĐỀ XÂY DỰNG GIAO DIỆN....................................29
4.2. GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ XÂY DỰNG GIAO DIỆN..................................30
4.3. QUY TRÌNH THỰC HIỆN...............................................................................31
4.3.1. Thiết kế giao diện công cụ quản lý lãnh thổ du lịch Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà
..............................................................................................................................31
Hình 3.2: Cách gọi hộp thoại tùy biến..................................................................................32
Hình 3.3: Hộp thoại tùy biến................................................................................................32
Hình 3.4: Cách gán kịch bản cho một đối tượng..................................................................33
4.3.2. Gán tiếng Việt lên giao diện công cụ..........................................................................33
Hình 3.5: Thao tác gán tiếng Việt cho nhãn đối tượng.........................................................34
Hình 3.6: Thao tác gán tiếng Việt cho phần chú giải của đối tượng....................................34
4.3.5. Thay đổi các biểu tượng.............................................................................................34
Hình 3.7: Thao tác thay đổi biểu tượng cho nút lệnh và công cụ.........................................35
4.3.3. Lập trình các chức năng lệnh mới...............................................................................35
5. TRỰC QUAN HOÁ DỮ LIỆU LÊN CÔNG CỤ.........................................................35
5.1. ĐỐI VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG DẠNG VÙNG..................................................36
5.2. ĐỐI VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG DẠNG ĐƯỜNG...............................................36



F

5.3. ĐỐI VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG DẠNG ĐIỂM....................................................36
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................................37
VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG ỨNG DỤNG................................................................................37
1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................................................37
1.1. KẾT QUẢ HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU GIS..............................................................37
1.1.1. Các lớp dữ liệu nền.....................................................................................................37
1.1.2. Các lớp dữ liệu chuyên đề..........................................................................................38
1.2. KẾT QUẢ CÔNG CỤ QUẢN LÝ LÃNH THỔ DU LỊCH..............................38
Hình 3.9: Kết quả cửa sổ không gian....................................................................................38
Hình 3.10: Kết quả cửa sổ thuộc tính...................................................................................39
2. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỤ THỂ..................................................................................39
2.1. HIỂN THỊ THÔNG TIN DU LỊCH..................................................................40
Hình 3.11: Chức năng phóng to, thu nhỏ, kéo dời khung nhìn của công cụ........................40
Hình 3.12: Sự đa dạng về thư viện ký hiệu của chương trình..............................................40
Hình 3.13: Hình ảnh minh họa cho một đối tượng không gian............................................41
2.2. ĐO KHOẢNG CÁCH THEO ĐƯỜNG CHIM BAY.......................................41
2.3. XÁC ĐỊNH TỌA ĐỘ KHÔNG GIAN CỦA MỘT ĐỐI TƯỢNG...................41
Hình 3.14: Chức năng hiển thị tọa độ không gian và tỷ lệ...................................................41
2.4. TÌM KIẾM CÁC THÔNG TIN DU LỊCH....................................................................41
Hình 3.15: Công cụ tìm kiếm tự động theo tên đối tượng....................................................42
Hình 3.16: Truy vấn tìm kiếm địa điểm du lịch theo điều kiện phức...................................42
2.5. BÀI TOÁN QUẢN LÝ.....................................................................................43
2.6. HIỂN THỊ CÁC TRANG BẢN ĐỒ..................................................................43
Hình 3.17: Hiển thị các trang bản đồ....................................................................................44
2.7. HIỂN THỊ CÁC VĂN BẢN CÓ LIÊN QUAN.................................................44
2.8. CẬP NHẬT CÁC ĐỐI TƯỢNG TRÊN CƠ SỞ DỮ LIỆU DỮ LIỆU.............44

Hình 3.18: Hộp thoại nhập thông tin cần cập nhật cho các đối tượng..................................44
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................................................46
1. KẾT LUẬN VỀ CÔNG TRÌNH...................................................................................46
2. Ý NGHĨA CỦA CÔNG TRÌNH...................................................................................46
2.1. Ý NGHĨA KHOA HỌC.....................................................................................46
2.2. HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ - XÃ HỘI......................................................47
3. PHẠM VI ỨNG DỤNG VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN...............................................47
4. HƯỚNG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN......................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................I
A. SÁCH – GIÁO TRÌNH..................................................................................................I
B. ĐỀ TÀI – LUẬN VĂN...................................................................................................I
C. TRANG WEB................................................................................................................II
PHỤ LỤC I: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÔNG CỤ...........................................................III
QUẢN LÝ LÃNH THỔ DU LỊCH......................................................................................III
VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP – NÚI BÀ.............................................................................III
A. GIỚI THIỆU CẤU TRÚC THƯ MỤC LƯU TRỮ.....................................................III
B. YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC SỬ DỤNG CÔNG CỤ QUẢN LÝ LÃNH THỔ DU
LỊCH VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP – NÚI BÀ..............................................................IV
C. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÔNG CỤ QUẢN LÝ LÃNH THỔ DU LỊCH VƯỜN
QUỐC GIA BIDOUP – NÚI BÀ.....................................................................................IV
C.1. HƯỚNG DẪN THỰC THI CHƯƠNG TRÌNH...............................................IV
C.2. GIỚI THIỆU CÁC CỬA SỔ CỦA CÔNG CỤ ỨNG DỤNG.........................VI
C.3. HIỂN THỊ DỮ LIỆU KHÔNG GIAN............................................................VII


G

C.4. XEM BẢNG THUỘC TÍNH.........................................................................VIII
C.5. XEM BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ.......................................................................VIII
C.6. PHÓNG TO – THU NHỎ ĐỐI TƯỢNG......................................................VIII

C.7. HIỂN THỊ - XÓA BỎ NHÃN ĐỐI TƯỢNG...................................................IX
C.8. XEM THÔNG TIN – HÌNH ẢNH MINH HỌA VỀ ĐỐI TƯỢNG..................X
C.9. TÌM KIẾM ĐỐI TƯỢNG..................................................................................X
C.10. ĐO KHOẢNG CÁCH – XEM TỌA ĐỘ CỦA ĐỐI TƯỢNG.......................XI
C.11. QUY ĐỊNH TỶ LỆ HIỂN THỊ CỦA KHUNG NHÌN..................................XI
C.12. CÔNG CỤ ĐỒ HỌA.....................................................................................XII
C.13. XUẤT BẢN ĐỒ............................................................................................XII
C.14. IN BẢN ĐỒ...................................................................................................XII
C.14. THAY ĐỔI MẬT KHẨU CHƯƠNG TRÌNH.............................................XIII
C.15. CẬP NHẬT CÁC LỚP CHUYÊN ĐỀ........................................................XIII
C.16. LÀM VIỆC VỚI CỬA SỔ BẢNG THUỘC TÍNH.....................................XIII
PHỤ LỤC II: THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU GIS...............................................................XV
DU LỊCH VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP – NÚI BÀ..........................................................XV


1

TÓM TẮT NỘI DUNG CÔNG TRÌNH
Công trình nghiên cứu khoa học “Ứng dụng GIS hỗ trợ công tác quản lý lãnh thổ
du lịch Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà” được thực hiện nhằm ứng dụng Hệ thống thông
tin Địa lý (GIS) để xây dựng công cụ quản lý du lịch dựa trên ngôn ngữ lập trình Avenue
của phần mềm ArcView GIS 3.x, đồng thời đề xuất một số ứng dụng cụ thể trên công cụ đã
được xây dựng nhằm hỗ trợ, nâng cao hiệu quả công tác quản lý lãnh thổ du lịch được thực
hiện thí điểm tại Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng.
Nội dung báo cáo công trình nghiên cứu được trình bày theo 3 phần:
+ Phần đặt vấn đề nêu lý do thực hiện công trình, khái quát về đối tượng nghiên
cứu, những giải pháp khoa học đã được giải quyết cũng như những tồn tại cần được giải
quyết tại khu vực nghiên cứu. Trên cơ sở đó để khẳng định sự thiết thực và tính mới của
việc thực hiện công trình nghiên cứu.
+ Phần mục tiêu – phương pháp nghiên cứu trình bày sơ lược về mục đích và mục

tiêu cụ thể của công trình, phương pháp luận và các phương pháp cụ thể được sử dụng
trong quá trình thực hiện công trình nghiên cứu.
+ Phần giải quyết vấn đề trình bày, mô tả nội dung cụ thể của công trình nghiên
cứu. Phần này được chia thành 3 chương:
- Chương 1 (Cơ sở lý luận và hoạt động du lịch Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà)
trình bày sơ lược các nội dung nghiên cứu về cơ sở lý luận GIS, cơ sở lý luận du lịch có
liên quan trực tiếp đến việc xây dựng cơ sở dữ liệu GIS du lịch và hướng ứng dụng GIS
trong lĩnh vực du lịch; nghiên cứu tổng quan địa bàn Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà,
phân tích tính đa dạng, nét đặc thù của các điều kiện phát triển du lịch của địa bàn nghiên
cứu và khảo sát nhu cầu ứng dụng GIS trong công tác quản lý lãnh thổ du lịch của Vườn;
- Chương 2 (Công cụ quản lý lãnh thổ du lịch Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà)
trình bày quy trình xây dựng công cụ quản lý lãnh thổ du lịch Vườn Quốc gia Bidoup – Núi
Bà, bao gồm các khâu: phân tích và thiết kế cơ sở dữ liệu; thu thập dữ liệu; xử lý và nhập
dữ liệu; các thao tác thiết kế giao diện, lập trình giao diện công cụ với sự hỗ trợ của ngôn
ngữ lập trình Avenue nhằm xây dựng giao diện công cụ cho phù hợp với nhu cầu người sử
dụng;
- Chương 3 (Kết quả đạt được và đề xuất hướng ứng dụng) trình bày các kết quả
của công trình (bao gồm: phần cơ sở dữ liệu GIS du lịch của Vườn Quốc gia Bidoup – Núi
Bà và giao diện của công cụ sau khi được xây dựng cho phù hợp với nhu cầu đối tượng sử
dụng không chuyên về GIS). Sau đó, công trình đưa ra một số hướng ứng dụng cụ thể
nhằm minh họa cho tính hiệu quả trong công tác quản lý lãnh thổ du lịch của người sử dụng
trên công cụ đã được xây dựng.
+ Phần kết luận – kiến nghị tổng kết lại những vấn đề đã thực hiện được, ý nghĩa về
mặt khoa học, hiệu quả kinh tế - xã hội của công trình, phạm vi áp dụng của công trình
trước hết tại địa bàn nghiên cứu thí điểm là Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà và khả năng
mở rộng ra tất cả các khu bảo tồn trên phạm vi cả nước, trong đó có đề cập đến khả năng áp
dụng tại TP. Hồ Chí Minh (Khu bảo tồn thiên nhiên Cần Giờ). Bên cạnh đó, báo cáo cũng
đưa ra những tồn tại, hạn chế của công trình nghiên cứu và kiến nghị hướng nghiên cứu
phát triển công trình.



2

PHẦN THỨ NHẤT:

ĐẶT VẤN ĐỀ


2

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÝ DO THỰC HIỆN CÔNG TRÌNH
Trong những năm gần đây, hòa nhập theo xu hướng phát triển chung của hầu hết
các quốc gia trên thế giới là đẩy mạnh hoạt động của nhóm ngành dịch vụ (trong đó có du
lịch) trở thành hoạt động chính trong nền kinh tế quốc dân, vấn đề phát triển du lịch tại Việt
Nam đã được quan tâm đúng mức. Chính vì lẽ đó, ngành du lịch Việt Nam đã có bước tăng
trưởng nhanh chóng và đạt được nhiều thành tựu kinh tế đáng kể. Chỉ tính riêng năm 2008,
tuy có bị ảnh hưởng bởi tình hình suy thoái chung của du lịch thế giới nhưng ngành du lịch
Việt Nam cũng đã tạo ra doanh thu 4 tỷ USD, chiếm gần 5% GDP cả nước. Điều này đã
chứng tỏ tầm quan trọng của ngành du lịch đối với nền kinh tế quốc dân.1
Để góp phần hỗ trợ và nâng cao hiệu quả cho hoạt động phát triển du lịch nói riêng
và các lĩnh vực đời sống xã hội nói chung, vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong công
tác quản lý là hết sức cần thiết. Điều này đã được khẳng định trong chủ trương của Trung
ương Đảng qua chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa”.
Trong công tác quản lý du lịch, các đơn vị quản lý thường phải mất rất nhiều công
sức cho vấn đề cập nhật thông tin một cách thường xuyên và với một khối lượng lớn. Hơn
nữa việc tổng hợp các số liệu để theo dõi, quản lý thường mất rất nhiều thời gian do phải
tổng hợp từ nhiều nguồn, nhiều lĩnh vực như tình hình phát triển của các cơ sở dịch vụ du
lịch, tình hình khai thác các tuyến – điểm du lịch, tài nguyên du lịch, tình hình du khách,

nguồn nhân lực, doanh thu, … Đặc biệt, trong công tác quản lý về lãnh thổ thì yếu tố không
gian của dữ liệu có một ý nghĩa rất quan trọng. Yếu tố không gian thể hiện một cách trực
quan, sinh động sự phân bố của các đối tượng trong thực tế đã được mô hình hóa vào dữ
liệu.
Với khả năng mạnh về phân tích, quản lý và thể hiện dữ liệu không gian, Hệ thống
thông tin Địa lý (GIS) là một giải pháp phù hợp để ứng dụng trong công tác quản lý lãnh
thổ du lịch. Công nghệ GIS được ra đời từ thập niên 60 của thế kỷ XX và bắt đầu được du
nhập vào Việt Nam từ khoảng những năm 80. Từ đó, việc ứng dụng công nghệ GIS trong
các lĩnh vực kinh tế – xã hội tại Việt Nam ngày càng phổ biến tại nhiều địa phương.
Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà có nhiều tiềm năng to lớn đối với việc phát triển các
hoạt động du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái nhưng hiện nay vẫn còn chưa được khai thác
hiệu quả. Một trong những nguyên nhân làm hạn chế về khả năng phát triển du lịch tại khu
vực này là do sự hạn chế trong công tác quản lý. Việc quản lý nói chung và về quản lý lãnh
thổ du lịch nói riêng ở khu vực này chủ yếu dựa vào các công cụ truyền thống thông qua
các văn bản, báo cáo, tài liệu và bản đồ giấy đã được xuất in trên những tỷ lệ nhất định là
chính. Việc ứng dụng một công nghệ hiện đại để hỗ trợ và nâng cao hiệu quả cho công tác
quản lý du lịch tại địa bàn khu vực này hoàn toàn chưa có. Chính vì lẽ đó, các nhà quản lý
lãnh thổ du lịch tại Vườn Quốc gia đã phải mất rất nhiều thời gian, công sức cho việc thu
thập, tổng hợp tài liệu để phục vụ cho công việc của mình.
Trong quá trình thực hiện công trình nghiên cứu khoa học năm 2008 về “Đánh giá
tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái khu vực đèo qua dãy Hòn Giao
(Khánh Hòa – Lâm Đồng)”2, chúng tôi đã có rất nhiều cơ hội gặp gỡ, tiếp xúc với Ban quản
lý cũng như trực tiếp làm việc, nói chuyện thân mật với các cán bộ Phòng Du lịch sinh thái
của Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà. Do đó, chúng tôi đã có dịp được lắng nghe và thấu
hiểu về những tâm sự của các cán bộ Phòng về nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin để
hỗ trợ cho hoạt động quản lý của đơn vị mình. Xuất phát từ tình hình thực tế của hoạt động
1

Nguồn: />Khu vực đèo qua dãy Hòn Giao là một bộ phận phía Đông của Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà. Đây là một
khu vực có tuyến ĐT 723 nối hai trung tâm du lịch Đà Lạt và Nha Trang đi qua, được chính thức thông xe kỹ

thuật vào ngày 27/04/2007.
2


3
du lịch tại Vườn và những tồn tại cần được giải quyết, chúng tôi đã nhận thấy được sự cần
thiết của việc ứng dụng công nghệ GIS trong hoạt động quản lý lãnh thổ du lịch tại khu vực
này. Việc ứng dụng GIS tại một địa bàn giàu tiềm năng như Vườn Quốc gia Bidoup – Núi
Bà không những có ý nghĩa thiết thực đối với khu vực này mà hơn thế nữa, nó thật sự còn
có ý nghĩa quan trọng đối với chiến lược phát triển du lịch chung của tỉnh Lâm Đồng và cả
nước. Một khi được hoàn thiện, sản phẩm sẽ là công cụ hỗ trợ hữu hiệu trong công tác quản
lý lãnh thổ du lịch tại khu vực nghiên cứu, giúp nhà quản lý có thể rút ngắn thời gian, công
sức nhưng đồng thời lại có thể đạt được hiệu quả cao trong công việc của mình. Ý tưởng về
công trình nghiên cứu khoa học “Ứng dụng GIS hỗ trợ công tác quản lý lãnh thổ du lịch
Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà” ra đời bởi lý do đó.
2. SƠ LƯỢC VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của công trình “Ứng dụng GIS hỗ trợ công tác quản lý lãnh
thổ du lịch Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà” chính là vấn đề ứng dụng Hệ thống thông tin
Địa lý (GIS) trong du lịch, mà cụ thể ở đây là hoạt động quản lý lãnh thổ du lịch. Để làm rõ
hơn về đối tượng nghiên cứu, chúng tôi xin được lần lượt đưa ra những nét khái quát nhất
về vấn đề này:
Hệ thống Thông tin Địa lý (GIS) là một hệ thống gồm các thành phần: phần cứng,
phần mềm, dữ liệu, con người, quy trình; thông qua quá trình thu thập, lưu trữ, xử lý, xuất
để biến dữ liệu thành thông tin địa lý. GIS đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác
nhau, song chủ yếu là các lĩnh vực về tài nguyên môi trường. Hiện nay, việc ứng dụng GIS
đã được mở rộng phạm vị sang các lĩnh vực khoa học xã hội, nhưng thực chất cũng chỉ mới
ở giai đoạn bước đầu.
Quản lý lãnh thổ du lịch là một bộ phận của công tác quản lý du lịch nói chung.
Phạm vi của nó giới hạn trong các vấn đề có liên quan về mặt lãnh thổ như: hệ thống các
phân vùng quản lý lãnh thổ, các điểm du lịch, các tuyến du lịch, các cơ sở dịch vụ lưu trú,

ăn uống, mua sắm, cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch, …. Đây là một lĩnh vực có đặt ra
yêu cầu về phần không gian của đối tượng cần quản lý. Nó không giống với các lĩnh vực
khác trong công tác quản lý du lịch như: quản lý nguồn nhân lực, quản lý du khách, quản lý
chiến lược, quản lý đầu tư, quản lý văn phòng, có thể không có nhiều yêu cầu đối với phần
không gian của đối tượng…
Vấn đề ứng dụng GIS trong quản lý lãnh thổ du lịch thực chất là quá trình ứng dụng
một lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật trong một lĩnh vực khoa học xã hội. Do đó, vấn
đề này thể hiện rõ nét tính chất liên ngành của thực tiễn.
Vấn đề ứng dụng này có thể được thực hiện ở nhiều khu vực khác nhau. Tuy nhiên,
trong nội dung công trình này, địa bàn được chọn là Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà. Tại
Việt Nam, Vườn Quốc gia là một danh hiệu được Chính phủ công nhận chính thức, được
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý. Hiện nay,
trên cả nước có khoảng 30 Vườn Quốc gia đã được công nhận, trong đó có Vườn Quốc gia
Bidoup – Núi Bà.
Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà được thành lập theo Quyết định số 1240/QĐ-TTg
ngày 19/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ nằm trên địa bàn huyện Lạc Dương và một
phần huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng, chịu sự quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân tỉnh
Lâm Đồng. Đây là địa bàn có tiềm năng to lớn về tài nguyên thiên nhiên, được các nhà
khoa học đánh là một trong bốn trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học của Quốc gia. Đây là
một khu vực có tính đa dạng sinh học cao với nhiều hệ sinh thái rừng khác nhau: rừng kín
thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi trung bình (20.850 ha), rừng kín hỗn hợp cây lá rộng lá kim (14.038 ha), rừng lùn đỉnh núi (402 ha), rừng thưa cây lá kim á nhiệt đới núi thấp
(20.614 ha) cùng các kiểu phụ: kiểu phụ rừng rêu, trảng cỏ, rừng hỗn giao lá rộng và tre
nứa. Về tính đa dạng loài, khu vực này có khoảng 1.468 loài thực vật có mầm thuộc: 161
họ, 673 chi, trong đó có: 91 loài đặc hữu, 62 loài quý hiếm trong Sách Đỏ Việt Nam, 28
loài đặc hữu được Latinh hoá, 4 lớp: lớp thú, lớp chim, lớp bò sát và lớp ếch nhái thuộc: 27


4
bộ, 95 họ, 382 loài,trong đó: 36 loài trong Sách Đỏ Việt Nam, 26 loài trong Ssách Đỏ
IUCN. Đây còn là một trong 221 khu chim đặc hữu thế giới và là một trong 3 vùng chim

đặc hữu của Việt Nam, là khu vực ưu tiên bảo tồn số 1 thuộc dãy núi chính Nam Trường
Sơn. Ngoài ra, nơi đây còn có rất nhiều thác nước đẹp nổi tiếng, một số còn chưa được đặt
tên.
Nói tóm lại, khu vực nghiên cứu là một khu vực có nhiều điều kiện thuận lợi cho
việc phát triển các hoạt động du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái. Điều này cũng cho thấy
cơ sở thực tiễn, tính hợp lý của việc ứng dụng GIS trong quản lý lãnh thổ du lịch tại địa bàn
nghiên cứu.
3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
3.1. NHỮNG GIẢI PHÁP KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC GIẢI QUYẾT
Đến nay, trên thế giới, GIS đã có quá trình phát triển hơn nửa thế kỷ. Tuy nhiên, tại
Việt Nam, GIS chỉ mới thật sự phát triển mạnh mẽ trong khoảng 10 năm trở lại đây dù rằng
GIS đã được đưa vào Việt Nam từ thập niên 80 của thế kỷ XX. Các cơ quan, ban ngành tùy
vào chức năng, nhiệm vụ của mình mà sử dụng các phần mềm khác nhau vào thực tiễn
công việc, nhờ vậy đã đem lại những hiệu quả hết sức to lớn cho xã hội. Đến thời điểm
hiện nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, dự án về GIS với nhiều quy mô, lĩnh vực
ứng dụng khác nhau. Vì đối tượng nghiên cứu của công trình mà chúng tôi thực hiện là vấn
đề ứng dụng GIS trong quản lý lãnh thổ du lịch tại Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà nên
chúng tôi chỉ tập trung chỉ tập trung trình bày về một số nghiên cứu có liên quan trực tiếp
đến đối tượng nghiên cứu mà thôi.
3.1.1. Các công trình nghiên cứu về GIS có liên quan
Trên phạm vi cả nước, tính đến thời điểm hiện nay đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu về ứng dụng GIS. Các công trình này chủ yếu tập trung trong các lĩnh vực về
tài nguyên môi trường. Bên cạnh đó, cũng có một số công trình nghiên cứu có liên quan
đến ứng dụng GIS trong quản lý kinh tế - xã hội như: Dự án ứng dụng GIS quản lý nước
sạch tại Hà Nam, Dự án ứng dụng GIS quản lý nước tại Hoà Bình, Dự án ứng dụng GIS
thử nghiệm trong quản lý khách du lịch tại Phong Nha Dự án ứng dụng GIS trong quản lý
hành chính tại Quảng Nam,... Tuy nhiên, đáng kể hơn là các dự án:
+ Dự án “Ứng dụng GIS trong quản lý di sản tại Cố đô Huế” do Ủy ban nhân dân
tỉnh Thừa Thiên - Huế chủ trì với số vốn đầu tư hơn 30 tỷ đồng. Tuy mới được triển khai
nhưng Huế đã phát huy được một phần hiệu quả của GIS trong quản lý di sản nói riêng và

quản lý kinh tế - xã hội nói chung. Đây được xem như là một trong những mô hình mẫu về
ứng dụng GIS tại trong quản lý kinh tế - xã hội tại Việt Nam gần đây.
+Dự án “Ứng dụng GIS trong quản lý phố cổ Hội An” khi được triển khai thành
công sẽ hỗ trợ cho công tác quản lý di tích, cung cấp thông tin du lịch cho du khách và các
nhà đầu tư một cách nhanh chóng và hiệu quả.
3.1.2. Các công trình nghiên cứu tại Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà
Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà chỉ mới được chính thức thành lập từ năm 2004,
do đó các công trình nghiên cứu về địa bàn này vẫn còn chưa nhiều. Lĩnh vực nghiên cứu
chủ yếu tập trung vào vấn đề nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, bảo tồn
– phát triển rừng và đánh giá tiềm năng phát triển du lịch. Cho đến thời điểm hiện nay, theo
những tài liệu đã thu thập được, chúng tôi nhận thấy đã có một số nhà khoa học và các
thành phần xã hội khác trong và ngoài nước nghiên cứu về khu vực Vườn Quốc gia Bidoup
– Núi Bà với các công trình như sau:
3.1.2.1. Các đề tài, đề án và dự án do trong nước thực hiện
+ Đề án“Luận chứng khoa học về chuyển hạng Khu Bảo tồn thiên nhiên Bidoup –
Núi Bà thành Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà” do Phân viện điều tra Quy họach rừng II
trực thuộc Viện Điều tra quy hoạch rừng – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tiến
hành và hoàn thành vào năm 2003. Công trình khoa hoc này đã đánh giá được một cách
khá khách quan về các tiềm năng to lớn của Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà, trong đó đặc


5
biệt là về vấn đề hệ động - thực vật của Vườn. Công trình này chủ yếu có giá trị về mặt
sinh học. Trong khuôn khổ này, Phân viện điều tra Quy hoạch rừng II đã xây dựng bản đồ
hiện trạng rừng của Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà;
+ Đề tài “Ứng dụng Hệ thống thông tin Địa lý trong việc cung cấp thông tin dự báo
nguy cơ cháy rừng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” do Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn
Lâm Đồng phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng thực hiện vào năm 2004. Đề tài
này được thực hiện thí điểm chủ yếu tại địa bàn Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà, góp phần
nâng cao hiểu quả trong công tác dự báo cháy rừng tại Vườn;

+ Nằm trong chương trình “Điều tra chỉnh lý bản đồ đất 64 tỉnh thành trong cả
nước” do Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp chủ trì, vào năm 2005 Phân viện Quy
hoạch và Thiết kế Nông nghiệp miền Nam đã tiến hành điều tra, chỉnh lý bản đồ đất ở tỷ lệ
1:100.000 trong đó có phần lãnh thổ về Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà;
+ Đề tài “Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Bidoup – Núi
Bà” do TS. Trần Duy Liên, Khoa Du lịch, Đại học Đà Lạt chịu trách nhiệm tiến hành vào
năm 2006. Công trình này đã đánh giá được về các tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại
Vườn Quốc gia và đưa ra các định hướng chung và đề xuất cụ thể để phát triển hoạt động
du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà;
Bên cạnh các công trình đã được thực hiện đó, hiện nay, tại Vườn Quốc gia Bidoup
– Núi Bà đang tiến hành các công trình nghiên cứu khác do Vườn và các cơ quan chuyên
môn của tỉnh Lâm Đồng trực tiếp thực hiện như:
+ Đề tài “Nghiên cứu trồng thử nghiệm phục hồi một số loài cây lá kim bản địa quý
hiếm” có thời gian thực hiện từ 2006 đến 2010;
+ Đề tài “Điều tra, đánh giá phân loại các loài nấm dưới tán rừng thông tỉnh Lâm
Đồng” với thời gian thực hiện 2 năm từ 2008 đến 2010;
+ Đề tài “Thực nghiệm các giải pháp phòng chống cháy rừng trên địa bàn Vườn
Quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng”;
+ Đề tài “Điều tra, đánh giá nguồn tài nguyên dược liệu tỉnh Lâm Đồng và định
hướng phát triển một số loài đặc hữu và có giá trị kinh tế cao”;
3.1.2.2. Các dự án có sự hợp tác với quốc tế
Hiện nay, Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà đang hợp tác với quốc tế để thực hiện
một số dự án về bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao năng lực quản lý phát triển rừng và du
lich sinh thái tại Vườn. Một số dự án tiêu biểu như:
+ Dự án BC “Thí điểm tiểu hành lang đa dạng sinh học” đã tiến hành nuôi dưỡng
6,0 ha rừng dẻ tự nhiên và chăm sóc 35 ha rừng trồng, trồng 3 ha mô hình bảo tồn ngoại vi
các loài cây bản địa;
+ Dự án VFC “Nâng cao năng lực Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà” bao gồm các
hoạt động: nâng cao năng lực Vườn Quốc gia (xây dựng kế họach và biểu mẫu tuần tra,
tuần tra các vùng trọng điểm, tổ chức các lớp tập huấn về bảo tồn đa dạng sinh học, điều tra

giám sát đa dạng sinh học và thực thi pháp luật, tổ chức tham quan học tập các Vườn Quốc
gia); cộng đồng tham gia hoạt động bảo tồn; giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng;
+ Dự án “Thí điểm phương pháp quản lý rừng đa mục đích” với các nội dung: mua
sắm thiết bị (thiết bị khoa học, phòng cháy, lều trại, quần áo), đánh giá và cải thiện các kế
hoạch, tài liệu quản lý của các đơn vị quản lý rừng; đào tạo về định giá rừng; xây dựng quy
chế cho việc thu hái bền vững các loài lâm sản phi gỗ; xây dựng quy chế quản lý hợp tác
với cộng đồng địa phương; xác định, quy hoạch, quản lý các vùng rừng có giá trị cao; giám
sát, đánh giá; tín dụng quay vòng cho bà con các hộ nghèo;
+ Dự án WWF “Đồng quản lý rừng và động vật hoang dã Vườn Quốc gia Bidoup –
Núi Bà” với các nội dung: rà soát các chính sách và luật hỗ trợ thực hiện cơ chế đồng quản
lý và tham gia học tập tại Vườn Quốc gia; xây dựng các hình thức truyền thông tới các
thôn; điều tra các giải pháp sinh kế bền vững; điều tra khảo sát, đưa ra các mô hình tài
chính về sinh kế thay thế, ây dựng điều khoản tham chiếu và ngân sách cho hội thảo về du


6
lịch sinh thái; xây dựng kế hoạch truyền thông cho dự án. Lập cơ sở dữ liệu về các tư vấn.
Tổ chức lớp học tiếng Anh cho cán bộ Vườn Quốc gia;
+ Dự án FLITH với các nội dung: nghiên cứu khả thi và lập kế hoạch phát triển du
lịch sinh thái Vườn Quốc gia; nghiên cứu khả thi phát triển lâm sản ngoài gỗ; thiết lập công
nghệ truyền thông tại Vườn Quốc gia;
+ Đề tài “Điều tra hệ sinh thái tại khu vực Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà” do
TS. Tim J Brodribb – ĐH Tasmania – Australia chủ trì. Mục đích chính của công trình
nghiên cứu này phục vụ cho việc đánh giá về tính đa dạng sinh thái của Vườn Quốc gia. Do
đó công trình này chủ yếu có giá trị về mặt sinh học.
3.2. NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI CẦN ĐƯỢC NGHIÊN CỨU
Trên phạm vi thế giới, việc ứng dụng GIS hỗ trợ cho việc quản lý hoạt động du lịch
nói riêng và các hoạt động kinh tế – xã hội nói chung đã được tiến hành rộng rãi tại nhiều
quốc gia có công nghệ thông tin phát triển như: Hoa Kỳ, Canada, Australia, ... Tuy nhiên
tại Việt Nam, việc ứng dụng GIS hỗ trợ công tác quản lý lãnh thổ du lịch du lịch nhìn

chung còn khá hạn chế. Các khu vực phát triển hơn cả về công nghệ này tập trung chủ yếu
tại các thành phố lớn của Việt Nam như: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, ... Các địa
phương khác do những khó khăn nhất định nên chưa chưa có điều kiện đầu tư.
Trên phạm vi tỉnh Lâm Đồng nói chung và các huyện Lạc Dương, Đam Rông nói
riêng, vấn đề ứng dụng công nghệ GIS chỉ mới bắt đầu được manh nha vào khoảng 19951997 khi một đại diện công ty môi giới TP. Hồ Chí Minh mang sản phẩm thiết bị định vị
GPS lên Lâm Đồng chào hàng giới thiệu cho các đơn vị lâm nghiệp. Hiện nay, tuy đã có
một số dự án nhỏ được triển khai tại Lâm Đồng (ứng dụng GIS trong quản lý đô thị tại Đà
Lạt, ứng dụng GIS trong quản lý tài nguyên tỉnh Lâm Đồng, …) song mức độ ứng dụng
công nghệ GIS trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội không nhiều và chưa chuyên sâu. Việc
ứng dụng GIS hầu hết chỉ mới tập trung vào công tác lưu trữ, in ấn các bản đồ để phục vụ
cho công tác quản lý hành chính trong các cơ quan nhà nước ở dạng bản đồ giấy. Công việc
này được thực hiện Trung tâm thông tin Địa lý trực thuộc Sở Tài nguyên – Môi trường, Sở
Thông tin – Truyền thông, Sở Khoa học – Công nghệ, các Phòng trực thuộc ở các huyện,
thành phố trong địa bàn tỉnh. Đặc biệt, việc ứng dụng GIS trong du lịch – một lĩnh vực với
nhu cầu về lượng thông tin lớn và có những đặc thù riêng thì lại rất hạn chế. Các bản đồ du
lịch được xuất bản ở dạng bản đồ giấy, số lượng thông tin chưa đáp ứng được nhu cầu của
cả du khách và các nhà quản lý.
Tại Vườn Quốc gia Bidop – Núi Bà, trong các công trình nghiên cứu về Vườn đều
chỉ tập trung cho các vấn đề: nghiên cứu môi trường sinh thái, nâng cao năng lực quản lý,
bảo vệ phát triển rừng, … Trong khi đó, các công trình nghiên cứu có liên quan đến GIS tại
Vườn cũng chỉ mới tập trung trong nội dung của chương trình quản lý phát triển rừng (ứng
dụng GIS trong dự báo cháy rừng).
Từ thực tiễn tại Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà, một trong những nguyên nhân
làm giảm hiệu quả của việc phát triển du lịch tại Vườn chính là sự hạn chế trong công tác
quản lý lãnh thổ du lịch do quy mô của Vườn quá rộng và thiếu công cụ hỗ trợ hiệu quả.
Với những thế mạnh của GIS, Ứng dụng GIS trong quản lý lãnh thổ du lịch là một yêu cầu
đang được đặt ra để khắc phục những hạn chế đó trong quản lý tại Vườn.
Song vấn đề tồn tại ở đây: tính đến thời điểm khi chúng tôi triển khai nghiên cứu,
hoàn toàn chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào liên quan vấn đề ứng dụng GIS
để hỗ trợ công tác quản lý du lịch tại Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà được tiến hành.

Do vậy, việc ứng dụng GIS hỗ trợ công tác quản lý lãnh thổ du lịch tại Vườn Quốc
gia Bidoup – Núi Bà là một ý tưởng hoàn toàn mới.


7

PHẦN THỨ HAI:

MỤC TIÊU VÀ
PHƯƠNG PHÁP


7

MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.1. MỤC TIÊU CỦA CÔNG TRÌNH
1.1.1. Mục đích
Mục đích của việc thực hiện công trình này là: góp phần thúc đẩy và phát triển hoạt
động du lịch tại địa bàn Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà.
1.1.2. Mục tiêu tổng quát
Ứng dụng GIS để xây dựng một công cụ quản lý dựa trên ngôn ngữ lập trình
Avenue của chương trình ArcView GIS 3.x, nhằm hỗ trợ nâng cao hiệu quả trong công tác
quản lý lãnh thổ du lịch Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà.
1.1.3. Mục tiêu cụ thể
Dựa trên cơ sở của mục tiêu tổng quát như trên, mục tiêu cụ thể mà công trình
nghiên cứu khoa học này hướng đến:
+ Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống cơ sở dữ liệu GIS về du lịch của Vườn Quốc gia
Bidoup – Núi Bà (trong đó bao gồm các lớp dữ liệu nền và các lớp dữ liệu chuyên đề du
lịch);

+ Xây dựng giao diện công cụ ứng dụng thông qua việc xử lý lại khung nhìn và
bảng thuộc tính của chương trình ArcView GIS 3.x theo hướng:
- Phân tích thiết kế giao diện công cụ sao cho phù hợp với đối tượng sử dụng là
người không chuyên về GIS;
- Tiến hành lược bỏ một số chức năng không cần thiết đối với đối tượng sử dụng;
- Lập trình để thêm vào một số chức năng khác cần thiết trong công việc cụ thể của
đối tượng sử dụng;
- Gán nhãn tiếng Việt có dấu hoàn chỉnh cho các thanh thực đơn lệnh, thay đổi biểu
tượng các nút lệnh, nút công cụ nhằm tạo sự trực quan, gần gũi, dễ liên tưởng và gợi nhớ
hơn đối với đối tượng người sử dụng.
+ Trực quan hóa hệ thống cơ sở dữ liệu GIS về du lịch đã được xây dựng lên giao
diện nhằm hoàn chỉnh công cụ hỗ trợ công tác quản lý lãnh thổ du lịch của Vườn Quốc gia
Bidoup – Núi Bà.
1.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.2.1. Giới hạn về thời gian và không gian
+ Thời gian: 11 tháng (từ tháng 06/2008 đến tháng 04/2009)
+ Không gian: Phạm vi không gian lãnh thổ Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà thuộc
địa bàn huyện Lạc Dương và Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng.
1.2.2. Giới hạn về nội dung
Ứng dụng GIS xây dựng công cụ quản lý lãnh thổ du lịch nhằm giải quyết vấn đề
tồn tại ở Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà chứ không đi chuyên sâu vào vấn đề nghiên cứu
kỹ thuật lập trình công cụ bằng GIS. Dựa vào mục tiêu đã nêu trên, nội dung công trình này
bao gồm:
+ Nghiên cứu cơ sở lý luận:
- Lý luận về GIS và các phần mềm ứng dụng GIS (trong đó tập trung chủ yếu vào
phần mềm ArcView GIS 3.x và ngôn ngữ lập trình Avenue);
- Lý luận về du lịch và vấn đề quản lý lãnh thổ du lịch;
- Ứng dụng GIS trong quản lý lãnh thổ du lịch;
+ Nghiên cứu du lịch Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà:
- Tìm hiểu tổng quan về Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà;

- Phân tích các điều kiện phát triển du lịch tại địa bàn nghiên cứu;


8
- Tìm hiểu hiện trạng phát triển du lịch tại địa bàn nghiên cứu;
- Phân tích nhu cầu ứng dụng GIS trong quản lý lãnh thổ du lịch tại địa bàn;
+ Xây dựng công cụ quản lý bằng GIS:
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu GIS du lịch Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà;
- Xây dựng giao diện công cụ;
- Thể hiện hệ cơ sở dữ liệu GIS đã xây dựng lên giao diện công cụ;
Sơ đồ 2.1: Nội dung và quy trình thực hiện nghiên cứu công trình


9
Ngoài ra, sau khi hoàn thành sản phẩm, để sản phẩm có thể chuyển giao cho đối
tượng sử dụng, chúng tôi còn thực hiện việc viết “Tài liệu hướng dẫn sử dụng” và đề xuất
các hướng ứng dụng cụ thể của công cụ.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU
Như đã trình bày cụ thể ở mục 1.1, mục tiêu của công trình nghiên cứu này tập
trung vào vấn đề xây dựng công cụ quản lý lãnh thổ du lịch tại Vườn Quốc gia Bidoup –
Núi Bà. Đây là một vấn đề thể hiện rõ nét sự giao thoa giữa hai lĩnh vực khoa học tự nhiên
– kỹ thuật và khoa học xã hội:
Những tri thức về khoa học xã hội mà trong công trình này có thể cụ thể hóa thành:
tri thức của lĩnh vực du lịch và công tác quản lý lãnh thổ. Đây là nền tảng cơ sở đảm bảo
tính khoa học, hợp lý trong quá trình thu thập và xử lý để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu
cho công trình. Chẳng hạn, việc nắm vững về các điều kiện phát triển du lịch và cách phân
loại các điều kiện đó sẽ giúp đảm bảo cho tính hợp lý của việc gộp nhóm các đối tượng du
lịch vào các bảng cụ thể (điểm du lịch, tuyến du lịch, các cơ sở dịch vụ du lịch, …), nắm
vững về các thông tin cần thiết của một nhà quản lý lãnh thổ du lịch, chúng ta sẽ xác định

được những trường dữ liệu cần thiết phải có trong cơ sở dữ liệu, … Do đó, các tri thức về
khoa học xã hội là yếu tố tác động về mặt nội dung , đảm bảo về mặt chất lượng, tính hiệu
quả của thông tin.
Đối với lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật, đây chính là nền tảng chủ đạo để
thực hiện các mục tiêu mà công trình đã đặt ra. GIS là một lĩnh vực sử dụng rất nhiều kiến
thức cơ sở của khoa học Địa lý và Tin học. Việc nắm vững các tri thức về GIS và các phần
mềm ứng dụng là điều kiện cần để xây dựng công cụ ứng dụng GIS trong quản lý lãnh thổ
du lịch tại khu vực nghiên cứu. Các kiến thức về tin học như: cơ sở dữ liệu, lập trình ứng
dụng, thiết kế đồ họa, … luôn gắn liền và tác động về mặt kỹ thuật trong tiến trình thực
hiện công trình.
Xuất phát từ đặc trưng đối tượng nghiên cứu mang tính giao thoa của nhiều lĩnh vực
khoa học khác nhau, do đó việc thực hiện công trình này phải dựa trên nền tảng liên ngành.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỤ THỂ
Đề tài này được thực hiện dựa trên việc tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu
khoa học khác nhau. Bảng 2.1 sau đây thống kê về các phương pháp tương ứng được sử
dụng để hoàn thành các mục tiêu và nhiệm vụ đã được đặt ra cho công trình:
Bảng 2.1: Các phương pháp được sử dụng trong công trình
STT

Nội dung chính

Nội dung cụ thể

1

Nghiên cứu lý
luận

Lý luận về GIS, du lịch, ứng dụng
GIS vào du lịch


2

Nghiên cứu du
lịch về Vườn
Quốc gia Bidoup
– Núi Bà

PP thu thập dữ liệu
Tổng quan địa bàn, phân tích điều PP tổng hợp dữ liệu
kiện, hiện trạng phát triển du lịch, PP phân tích dữ liệu
nhu cầu ứng dụng GIS trong quản
lý lãnh thổ du lịch

Xây dựng công
cụ quản lý
lãnh thổ du lịch
bằng GIS

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu PP phân tích thiết kế
GIS về du lịch Vườn Quốc gia PP thu thập dữ liệu
Bidoup – Núi Bà
PP tổng hợp dữ liệu
PP phân tích thiết kế
Xây dựng giao diện công cụ
PP lập trình

3

Thể hiện dữ liệu lên giao diện


Phương pháp

PP trực quan hóa dữ liệu


10
2.2.1. Phương pháp phân tích thiết kế
+ Phân tích thiết kế hệ thống nhằm lập sơ đồ hệ thống thể hiện các quy trình nghiên
cứu của công trình. Đây là phương pháp chung, tổng quát trong việc thực hiện nghiên cứu;
+ Phân tích thiết kế cơ sở dữ liệu dựa trên mô hình GIS nhằm thiết kế hệ thống cơ
sở dữ liệu GIS về du lịch cho Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà.
+ Phân tích thiết kế giao diện nhằm xây dựng phần giao diện cho công cụ quản lý
lãnh thổ du lịch của Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà;
2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu được thu thập chủ yếu dựa trên phương thức điền dã. Để thực hiện công
trình này này, chúng tôi đã tiến hành 4 đợt điền dã thực tế. Thông tin chi tiết được thể hiện
trong nội dung bảng 2.2 sau đây:
STT
1

2

3
4

Bảng 2.2: Bảng thống kê các lần thực địa thực tế
Thời gian
Nội dung công việc
- Thâm nhập khu vực nghiên cứu, đánh giá tổng quan địa bàn

nghiên cứu;
07/06 đến
- Phỏng vấn sâu chuyên gia trong ngành du lịch tại Vườn Quốc gia
10/06/2008
Bidoup – Núi Bà về nhu cầu xây dựng công cụ hỗ trợ trong công tác
quản lý lãnh thổ du lịch.
- Liên hệ Ban quản lý Vườn Quốc gia, Xí nghiệp Bản đồ Đà Lạt, Sở
14/11 đến
Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Cục Thống kê, Sở Giao thông vận
19/11/2008
tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Phòng Thống kê
Lạc Dương và Đam Rông để thu thập các dữ liệu thứ cấp cần thiết.
- Khảo sát, xác định tọa độ, đo đạc thực tế các tài nguyên du lịch, cơ
02/02 đến sở dịch vụ du lịch, cơ sở hạ tầng tại các khu vực của Vườn Quốc gia
13/02/2009 nhằm thu thập dữ liệu sơ cấp (không gian và thuộc tính) về du lịch
của Vườn;
28/04 đến
- Tái thực địa, kiểm tra đối chiếu, điều chỉnh
30/04/2009

Để thu thập các dữ liệu cần thiết cho công trình, chúng tôi đã sử dụng các phương
pháp thu thập dữ liệu như sau:
+Phương pháp tham khảo tài liệu nhằm thu thập các dữ liệu thứ cấp về lý luận GIS,
du lịch, ứng dụng GIS vào du lịch, dữ liệu về tổng quan địa bàn nghiên cứu, các điều kiện
phát triển du lịch, hiện trạng phát triển du lịch tại địa bàn.
Các dữ liệu này được thu thập chủ yếu từ việc liên hệ trực tiếp Ban Quản lý Vườn
Quốc gia Bidoup – Núi Bà và các cơ quan, ban ngành tại Lâm Đồng (Xí nghiệp Bản đồ Đà
Lạt, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Cục Thống kê, Sở Giao thông vận tải, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, các Phòng Thống kê Lạc Dương và Đam Rông, …), một
phần tìm kiếm từ mạng truyền thông, các giáo trình chuyên ngành, luận văn, công trình

nghiên cứu khoa học;
+Phương pháp phi thực nghiệm
- Phỏng vấn sâu đối với cán bộ chuyên trách Phòng du lịch sinh thái của Vườn để
xác định nhu cầu ứng dụng GIS trong quản lý lãnh thổ du lịch tại địa bàn nghiên cứu;
- Đo đạc thực tế bằng công cụ định vị GPS và các thiết bị đo đạc, khảo sát thực tế
khác: la bàn, máy toàn đạc, thước dây, … nhằm thu thập dữ liệu để xây dựng cơ sở dữ liệu
GIS về du lịch tại địa bàn;
- Quan sát và sử dụng nhật ký ghi chép để ghi lại các thông tin quan sát được trong
quá trình điền dã;
2.2.3. Phương pháp tổng hợp dữ liệu nhằm tổng hợp các dữ liệu rời rạc đã thu thập
được từ nhiều nguồn khác nhau lại để khai thác các thông tin cần thiết cho việc hoàn thành


11
nội dung cơ sở lý luận, tổng quan về địa bàn nghiên cứu, dữ liệu để nhập vào hệ thống cơ
sở dữ liệu GIS đã được thiết kế;
2.2.4. Phương pháp phân tích dữ liệu là phương đi kèm với phương pháp tông hợp
dữ liệu. Phân tích và tổng hợp là hai thao tác ngược chiều nhau. Phương pháp này được sử
dụng để phân tích về các điều kiện phát triển du lịch và nhu cầu ứng dụng GIS trong quản
lý lãnh thổ du lịch tại địa bàn nghiên cứu.
2.2.5. Phương pháp lập trình dựa trên cơ sở ngôn ngữ lập trình Avenue. Đây là một
ngôn ngữ lập trình đã được hãng ESRI tích hợp bên trong chương trình ArcView GIS 3.x.
Thông qua ngôn ngữ lập trình này, những người khai thác phần mềm có thể tùy biến lại các
chức năng của chương trình để xây dựng nên các công cụ phù hợp với nhu cầu sử dụng;
2.2.6. Phương pháp trực quan hóa dữ liệu nhằm thể hiện các lớp dữ liệu trong hệ
thống cơ sở dữ liệu GIS du lịch Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà đã được thiết kế lên giao
diện của công cụ.


12


PHẦN THỨ BA:

GIẢI QUYẾT
VẤN ĐỀ


12

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ HOẠT ĐỘNG
DU LỊCH VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP – NÚI BÀ
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIS
1.1.1. Khái niệm về GIS
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về GIS. Tuy nhiên, trên tổng quát, GIS là một hệ
thống gồm các thành phần: phần cứng, phần mềm, dữ liệu, con người, quy trình; thông qua
quá trình thu thập, lưu trữ, xử lý, xuất để biến dữ liệu thành thông tin địa lý nhằm phục vụ
cho những nhu cầu khác nhau.
Có thể coi GIS là một khoa học liên ngành với sự kết hợp của nhiều ngành khoa
học khác nhau: khoa học máy tính, toán học, địa lý học và bản đồ học, ...
1.1.2. Các thành phần của GIS
Có nhiều quan điểm về thành phần của GIS. Về cơ bản, GIS có 5 thành phần:
1.1.2.1. Phần cứng
Gồm bộ xử lý trung tâm; các thiết bị lưu trữ dữ liệu; thiết bị nhập; thiết bị xuất; thiết
bị hiển thị, …
1.1.2.2. Phần mềm
Gồm hệ điều hành, trình biên dịch, trình ứng dụng. Riêng hệ thống phần mềm rất đa
dạng. Hiện nay, GIS có rất nhiều phần mềm thông dụng như: ArcGIS family, MapInfo,
AtlasGIS, GRASS, IDRIRI, Maptitude, Microstation MGE, GeoMedia, PCI Geomatica,
Surfer, AutoCAD Map, ...

1.1.2.3. Dữ liệu
Dữ liệu chiếm chi phí khoảng 60% trong hệ. Chất lượng dữ liệu thể hiện ở tính
chính xác, đầy đủ và cập nhật. Dữ liệu được thu thập từ rất nhiều nguồn như: bản đồ có
sẵn, ảnh viễn thám, hoặc qua đo đạc, thống kê, thực địa, …
1.1.2.4. Quy trình xử lý
Gồm nhập, lưu trữ, bảo quản, truy vấn, xuất và hiển thị dữ liệu.
1.1.2.5. Con người
Con người là yếu tố quyết định sự thành công trong tiến trình kiến tạo hệ thống và
tính hiệu quả của hệ thống. Trong GIS, con người làm việc trên 3 vị trí:
- Nhóm 1: cấp kỹ thuật viên thao tác trực tiếp trên các thiết bị khai thác phần cứng,
phần mềm để thu thập, nhập, tổ chức lưu trữ, hiển thị dữ liệu và những thao tác đặc biệt
theo nhu cầu người sử dụng cấp cao hơn.
- Nhóm 2: những nhà quản trị hệ thống, sử dụng hệ thống để thực hiện các bài toán
phân tích, đánh giá, giải quyết vấn đề để trợ giúp ra quyết định. Những người quản trị hệ
thống trong nhóm này đặt yêu cầu, bài toán cho những người làm việc trong nhóm 1.
- Nhóm 3: những người sử dụng kết quả, báo cáo của GIS để ra quyết định. Nhóm
này đặt ra mục tiêu, yêu cầu hoạt động của GIS.
1.1.3. Mô hình dữ liệu GIS
1.1.3.1. Mô hình dữ liệu hình học
+ Mô hình dữ liệu vector


13
Trong mô hình này, thông tin vị trí được lưu dưới dạng các cặp tọa độ x,y. Điểm
được lưu trữ bằng một cặp tọa độ đơn. Đường được lưu trữ dưới dạng tập hợp các cặp tọa
độ. Vùng được lưu giữ dưới dạng một dãy các cặp tọa độ thể hiện cho các đoạn bao quanh
một vùng khép kín. Hai loại cấu trúc thường được sử dụng khi biểu diễn dữ liệu ở dạng
vector: spaghetti và topology.
+ Mô hình dữ liệu raster
Raster là một ma trận của những ô vuông bằng nhau dùng để thể hiện chủ đề, phổ

ánh sáng hoặc dữ liệu hình ảnh. Mỗi ô ảnh raster có một giá trị đại diện cho hệ số phản xạ
ánh sáng hoặc một đặc tính ở tại vị trí đó.
1.1.3.2. Mô hình dữ liệu thuộc tính
+ Dữ liệu dạng chữ
- Kiểu dữ liệu định danh: giúp nhận dạng thực thể này với thực thể khác. Đây là
những giá trị định tính.
- Kiểu dữ liệu thứ tự: giúp xác định hạng của thực thể so với thực thể khác, cho thấy
vị trí, thứ tự, nhưng không thể thiết lập tỷ lệ tương đối hoặc biên độ.
+ Dữ liệu dạng số
- Kiểu dữ liệu khoảng cách: đại diện cho một phép đo theo một thang chia độ nào
đấy, có thể làm những phép so sánh tương đối giữa các khoảng dữ liệu. Việc so sánh giá trị
đo với điểm 0 của thang chia độ là không có ý nghĩa.
- Kiểu dữ liệu tỷ lệ: đại diện một giá trị đo trên một thang chia độ với điểm gốc 0 cố
định và có ý nghĩa.
Việc thiết kế xây dựng hệ cơ sở dữ liệu GIS cần tuân thủ các mô hình dữ liệu GIS
nhằm đảm bảo tính khoa học và hợp lý.
1.1.4. Các chức năng của GIS
1.1.4.1. Nhập dữ liệu
Nhập dữ liệu là quá trình mã hóa dữ liệu thành dạng có thể dùng trên máy tính và
ghi dữ liệu vào cơ sở dữ liệu GIS.
1.1.4.2. Quản lý và lưu trữ dữ liệu
Là chức năng kết nối các thông tin về vị trí và thông tin thuộc tính của các đối
tượng địa lý (điểm, đường, vùng đại diện cho các đối tượng trên bề mặt Trái Đất). Dữ liệu
trong GIS được tổ chức theo từng lớp (layer). Mỗi lớp là một tập hợp các đối tượng có liên
quan với nhau.
1.1.4.3. Xử lý và phân tích
Quá trình xử lý nhằm loại trừ sai số của dữ liệu, cập nhập của dữ liệu hay ghép
chúng với các tập hợp dữ liệu khác.
1.1.4.4. Xuất dữ liệu
Các kết quả sau khi được phân tích và xử lý sẽ được hệ GIS gửi đến người dùng có

yêu cầu.
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH
1.2.1. Hệ thống tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là tiền đề phát triển du lịch, gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và
nhân văn. Các hợp phần cụ thể được thể hiện trong nội dung bảng 3.1 sau đây:
Bảng 3.1: Bảng phân loại tài nguyên du lịch3
3

Tóm tắt theo Nguyễn Minh Tuệ (1997), Địa lý Du lịch, NXB Thành phố Hồ Chí Minh


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×