Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

TÀI LIỆU về ĐỘNG vật CHUYỂN GEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.24 KB, 14 trang )

TÀI LIỆU VỀ ĐỘNG VẬT CHUYỂN GEN
Lợn... phát sáng do chuyển gen
[13/01/2006 - Sinh học Việt Nam]

Lợn phát sáng xanh.

Với việc tạo ra những con lợn phát sáng xanh, các nhà khoa học Đài Loan hy vọng
thành công này sẽ thúc đẩy lĩnh vực nghiên cứu tế bào gốc trên hòn đảo này.
Bằng cách tiêm protein phát sáng xanh vào phôi lợn, nhóm nghiên cứu thuộc ĐH Đài
Loan đã tạo ra ba con lợn đực chuyển gien
Theo GS Wu Shinn-Chih thuộc Khoa khoa học và công nghệ động vật, các nhà khoa
học ở những nơi khác đã tạo ra lợn phát sáng xanh từng phần. Tuy nhiên, những con
lợn ở Đài Loan xanh từ trong ra ngoài. Ngay cả tim và các cơ quan nội tạng của
chúng cũng xanh
Lợn chuyển gien thường được sử dụng để nghiên cứu bệnh ở người. Những con lợn
nói trên sẽ giúp các nhà nghiên cứu giám sát và theo dõi những thay đổi về mô trong
quá trình sinh trưởng của lợn
.Trong năm 2003, một công ty Đài Loan đã bắt đầu bán cá chuyển gen phát sáng đầu
tiên trên thế giới. Các nhà bảo vệ môi trường đã phản đối việc làm này với lý do cá


phát sáng đe doạ hệ sinh thái trái đất.
Cấy gene người vào chuột
[27/09/2005 - Sinh học Việt Nam]

Các nhà khoa học đã lần đầu tiên chuyển ghép thành công nhiễm sắc thể người vào
chuột, tạo nên một bước đột phá có thể mở ra hướng mới trong việc điều trị bệnh
Down và các chứng rối loạn khác.
Những con chuột biến đổi gene mang một bộ copy nhiễm sắc thể người 21. Đó là cặp
nhỏ nhất trong số 23 cặp nhiễm sắc thể người gồm khoảng 225 gene.
Thành tựu này đánh dấu 13 năm nghiên cứu của các nhà khoa học tại Viện Sức khoẻ


y tế quốc gia ở London và Viện thần kinh học. "Chúng tôi rất lạc quan rằng việc cấy
ghép thành công có thể giúp chúng ta nhìn sâu vào những vấn đề mà bệnh nhân
Down gặp phải", Victor Tybulewicz, người đứng đầu nghiên cứu, nói.
Hội chứng Down ảnh hưởng tới 1/800 ca sinh nở, gây ra sự chậm chễ trong việc phát
triển thể chất và thần kinh. Những người bị bệnh này cũng gặp vấn đề về tim, thính
giác





nguy



cao

mắc

bệnh

máu

trắng



Alzheimer.

Tiến sĩ Elizabeth Fisher tại Viện thần kinh học cho rằng công nghệ mới sẽ giúp các



nhà khoa học tìm ra những gene gây ra các triệu chứng của Down và khả năng mắc
các căn bệnh khác
.
Nhiễm sắc thể người được hoà lẫn với tế bào gốc mới phát triển của chuột cùng một
hoá chất giúp chúng dễ hoà tan với nhau. Thế bào gốc mang nhiễm sắc thể 21 sau đó
được tiêm vào phôi chuột và cấy vào chuột mẹ. Kết quả cho ra một con chuột có
nhiễm sắc thể người. Mặc dù con chuột trông bình thường, chúng phát triển những
đặc

điểm

khác

nhau

liên

quan

đến

bệnh

Down.

Hiệp hội Hội chứng Down ở Anh hoan nghênh nghiên cứu này và cho rằng nó sẽ có
ảnh hưởng tích cực tới cuộc sống của những người mắc bệnh. "Bất cứ nghiên cứu nào
giúp hiểu vì sao những người bị Down dễ bị mắc các bệnh khác hơn đều vô cùng

quan trọng, mặc dù phải thừa nhận rằng nó chưa mang tới một phương pháp điều trị
cụ thể nào cho bệnh Down".

Quy trình tạo chuột chuyển gen
(transgenic mice). Chiết tách các gen cần cấy vào cơ thể chuột, sau đó cấy gen này
vào trứng chuột. Đưa trứng đã cấy gen này vào trong tử cung chuột mẹ trung gian để
tạo ra thế hệ con cái có mang gen cần cấy.


Ảnh 5: Một đàn chuột biến đổi gen, trong số đó, các nhà nghiên cứu của Phòng thí
nghiệm Neurobiologie, Plasticité Tissulaire et Métabolisme Énergétique (thuộc Trung
tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp) đã nhận diện những con chuột mang các tế
bào có chứa một loại protein huỳnh quang. Đối với những nhà khoa học, điều này hỗ
trợ cho việc theo dõi những tế bào ghép trong mô mỡ ở chuột.

Ảnh 5: Chuột chuyển đổi gen có protein huỳnh
quang.
Nguồn

đọc

thêm:

/>
name=News&file=article&sid=94250#ixzz1LUp3ZHaP
/>

Nhân bản thành công lợn mang gien người
[14/07/2005 - Sinh học Việt Nam]


Con lợn nhân bản mang
gien người.
Các nhà khoa học Hàn Quốc vừa nhân bản thành công một con lợn mang gien người.
Đây là một bước tiến lớn trong nỗ lực cấy ghép nội tạng lợn cho người mà không gây
biến chứng.
Theo TS Park Kwang-Wook, trưởng nhóm nghiên cứu, những con lợn nhân bản này
đã được chuyển gien để mang gien HLA-G của người. Gien HLA-G sẽ giúp cơ quan
nội tạng của lợn có cơ hội được chấp nhận cao hơn nếu được ghép cho người.
Nhóm nghiên cứu đã nhân bản lợn bằng cách lấy tế bào từ một con lợn lùn (loại lợn
này được sử dụng để tạo cơ quan cấy ghép). Tiếp đến, họ tiêm gien HLA-G vào tế


bào rồi cấy tế bào vào tử cung của một con lợn cái. Kết quả là 5 con lợn chào đời
bằng

phương

pháp

mổ

đẻ

song

chỉ



một


con

sống

sót.

Đào thải miễn dịch là một trở ngại lớn trong cấy ghép nội tạng cho người. Hệ miễn
dịch của người tấn công các cơ quan được cấy ghép bởi nó coi những cơ quan này là
kẻ xâm nhập. Thường thì tiến trình đó được khống chế bằng cách cho bệnh nhân
uống thuốc chống thải ghép. Theo nhóm nghiên cứu, các tế bào từ con lợn nhân bản
nói trên sẽ làm giảm 60-70% sức mạnh tiêu diệt cơ quan cấy ghép của các kháng thể
người.
Con lợn đầu tiên mang gien HLA-G trên thế giới là sản phẩm của sự hợp tác giữa
Công ty MGenbio và Viện nghiên cứu chăn nuôi quốc gia Hàn Quốc. Nhóm nghiên
cứu cho rằng cần phải tiếp tục nghiên cứu để bổ sung thêm 3-5 gien miễn dịch nữa thì
mới có thể làm cho cơ quan của lợn thực sự phù hợp với người.
1. Chuột và thỏ chuyển gen
Ngay từ những năm 1984 Lin và cộng sự tại viện nghiên cứu sinh học phát triển
(Institute of Developmental Biology, CAS) đã thành công trong việc chuyển gen
beta-globin của người vào hệ gen chuột. Năm 1986 Shi và cộng sự đã chuyển gen
hooc môn sinh trưởng của bò và của người vào các trứng của chuột thụ tinh mà kết
quả đẫ thu được là chuột lớn nhanh họ cũng đã nghiên cứu tính di truyền của chuột
chuyển gen và nhận thấy rằng gen được chuyển vào có thể được truyền cho thế hệ
tiếp theo. Năm 1988 Cheng và cộng sự (Beijing agricultural University) đã tiến hành
vi tiêm chuyển hoóc môn sinh trưởng lợn được dung hợp cấu trúc với yếu tố kích
thích MT của cừu (MT promoter) vào 3000 trứng chuột được thụ tinh, 200 phôi được
chuyển vào cho các cá thể nhận và 19 chuột chuyển gen được tạo thành.
Năm 1992 Xie và các cộng sự tại viện khoa học thú y CAAS đã tiến hành đưa gen
Ribozyml chống bệnh FMDV ( Foot and Mouth Disease Virut) được gọi là bệnh lở

mồm long móng vào các trứng của chuột để sử dụng nhữnh con chuột được chuyển


gen như là một mẫu kháng bệnh FMDV. Sự thống nhất chuyển gen, biểu hiện gen và
sự chống bệnh của các động vật vẫn đang còn nghiên cứu. Ngày càng nhiều các
phòng thí nghiệm y học tạo ra chuột chuyển gen như là các mẫu y học nghiên cứ để
nâng cao các ứng dụng của y học liêu pháp gen.
2. Chuyển gen ở cá.
Trung Quốc rất thành công trong việc nghiên cứu chuyển gen ở cá. Ngay từ những
năm đầu 1984 Zhu và cộng sự tại viện khoa học sinh học thuỷ sản (Institute of
Aquabiological CAS) đã tạo ra con cá chép nước ngọt chuyển gen đầu tiên trên thế
giới. Sau đó họ tiếp tục chuyển gen hooc môn sinh trưởng người ( GH ) bằng cách vi
tiêm vào các trứng được thụ tinh của cá chạch và cá chép nước ngọt và họ đã thấy
rằng hooc mon sinh trưởng này đã có thể làm tăng tỷ lệ sinh trưởng của cá chuyển
gen. Để tránh những khẳ năng rủi ro đối với việc sử dụng cá chuyển gen cùng với các
gen lạ khác được chuyển vào làm thức ăn họ đã tiến hành xây dựng thư viện gen từ
cá chép và cá chép cỏ. Từ 1996 gen hoóc môn sinh trưởng của cá chép cỏ (grass carp)
gen kích thích actin của cá chép và yếu tố kích thích gen MT của cá chép đã được
tách chiết Shen và cộng sự tại viện động vật học ( Institute of Zoology CAS) đã tách
dòng và phân tích gen hooc môn sinh trưởng của cá hồi. Đến bây giờ có hơn 1000 cá
chuyển gen bao gồm cá chép đỏ, cá chép bạc, cá chép gương, cá chép nước ngọt, cá
chép trắng nước ngọt, cá hồi Bắc Mỹ đã được tạo ra. Tỷ lệ tăng trưởng của cá chuyển
gen đã tăng từ 10-50%. Hơn 100000 cá thẻ cá chuyển gen đã được tạo ra từ thế hệ
F1-F5. Tính biểu hiện di truyền của các gen được chuyển là ở mức độ ổn định lớn
hơn 80% và tỷ lệ tăng trưởng được tăng lên 21%.
Toàn bộ kỹ thuật chuyển gen đang dần dần đem lại lợi ích đối với chương trình công
tác giống cá ở Trung Quốc.
3. Lợn chuyển gen



Các động vật nội đặc biệt là chăn nuôi lợn giữ một vai trò nhiệm vụ rất quan trọng
trong nền kinh tế nông nghiệp. Trong suốt thời gian qua chính phủ Trung Quốc đã
đầu tư rất mạnh cho các dự án nghiên cứu về con lợn và di truyền giống.
4. Tỷ lệ thịt nạc và tăng trưởng nhanh.
Hiện nay có 72 thế hệ F1 lợn chuyển gen của Trung Quốc những cá thể mà tỷ lệ tăng
trưởng của nó đã được tăng lên ít nhất 10% được sử dụng cho sản xuất. Số lượng lợn
chuyển gen từ thế hệ F1 -F4 là 215 so sánh với các con lợn không được chuyển gen
thì hiệu quả năng suất của các con lợn chuyển gen đàn hạt nhân được tăng lên 20%.
Trong các khoá học nghiên cứu một vài kỹ thuật đã được nâng cao như các kỹ thuật
ADN, cấy chuyển phôi và sử dụng các trứng thụ tinh ngoài ống nghiệm cho việc
chuyển gen.


Tracy (1990-1997) là một cừu biến đổi gen đã được biến đổi gen của Viện Roslin,
gần Edinburgh, Scotland, để sản xuất sữa của mình một antitrypsin alpha protein
người được gọi là, một điều trị tiềm năng cho bệnh xơ hóa nang. Viện Roslin là trung
tâm hàng đầu thế giới nghiên cứu động vật. Nó đã được quốc tế công nhận các
chương trình về di truyền học, gen học, sớm phát triển, sinh sản, hành vi lợi động vật
và, và đã đi tiên phong trong phương pháp cho việc sửa đổi di truyền và nhân bản
động vật trang trại. Nó đã tạo ra các động vật nhân bản vô tính đầu tiên bao giờ, được
biết đến như cừu Dolly. Dolly là một phần của một dự án sinh sản động vật đáng tin
cậy với các gen của Tracy.


chuyển

gen

cừu, chờ vắt sữa. Những con cừu là con đẻ của ewes có một gen của con người kết
hợp vào DNA của họ. Gen chịu trách nhiệm sản xuất của các protein alpha-1

antitrypsin (AAT), và được kế thừa bởi các con chiên. AAT được sản xuất trong các
tế bào vú, và bài tiết trong sữa của cừu. Các AAT sau đó có thể được cô lập và được
sử dụng để điều trị thiếu AAT di truyền ở người, dẫn đến các bệnh khí thũng phổi.
Khoảng 100.000 người ở thế giới phương Tây bị thiếu hụt này. Chụp ảnh tại Công ty
TNHH Dược phẩm protein, gần Edinburgh, Scotland.
oa học đã tính toán rằng cứ 6.500 ca sinh nở lại có một trường hợp bị hư hỏng
một gen mang tên mitochondria DNA (mtDNA). Gen này được xem là “nhà máy
điện” trong các tế bào vì nó cung cấp năng lượng cho sự tăng trưởng và các hoạt
động khác của tế bào.


Mito và Tracker, 2 trong 4 chú khỉ đã được
sinh ra nhờ phương pháp mới của nhóm
Mitalipov. (Ảnh: TT&VH)
Vì thế, những biến đổi bất thường trong mtDNA có thể tạo ra hàng loạt rối loạn và
gây nên nhiều vấn đề về sức khỏe như chậm lớn, yếu cơ, mù, điếc, chậm phát triển trí
tuệ, tiểu đường, tai biến và tâm thần phân liệt. Ngoài ra, nó còn có thể gây ra bệnh sa
sút trí tuệ Alzheimer, bệnh liệt rung Parkinson và bệnh múa giật Huntington.
Nhằm ngăn chặn tình trạng trên, tiến sĩ Shoukhrat Mitalipov cùng các cộng sự tại Đại
học Khoa học và Sức khỏe Oregon đã tiến hành một nghiên cứu thay mtDNA bị lỗi.
Ông đã chiết xuất các thông tin di truyền (DNA) từ nhân trong những quả trứng của
một con khỉ nâu và cấy chúng vào quả trứng của con khỉ khác, vốn đã bị loại bỏ
DNA nhân. Quả trứng sau khi được biến đổi chứa DNA nhân của con khỉ gốc và
mtDNA của con khỉ thứ hai. Tiếp đó nhóm nghiên cứu thụ tinh các quả trứng và
chuyển

15

phôi


vào

tử

cung

của

9

con

khỉ

cái.

Kết quả là 4 con khỉ nâu đã chào đời nhờ kỹ thuật mới. Trong đó có hai con khỉ sinh
đôi được đặt tên là Mito và Tracker. Hai con còn lại được gọi là Spindler và Spindy.
Hiện những con khỉ này đều khỏe mạnh. Kết quả kiểm tra gen cho thấy không một
con

khỉ

con

nào



mtDNA


từ

con

khỉ

gốc.

Điều này có nghĩa là hoạt động cấy ghép nhân trứng đã thành công. “Đây là một


thành công lớn” - ông Mitalipov nói trên tạp chí khoa học Nature - “Chúng tôi tin
rằng kỹ thuật này có thể sớm được ứng dụng vào cơ thể người và đem lại kết quả
tốt”.
Tin tức về thành công của nhóm Mitalipov đã khiến giới khoa học chia làm hai phe.
Một số ca ngợi hết lời. Họ cho rằng nghiên cứu đó có thể giúp nhiều gia đình thoát
khỏi các căn bệnh nan y do lỗi gen di truyền gây ra. “Đây là một sự kiện có tầm quan
trọng lớn. Phương thức tiếp cận mới sẽ mang lại lợi ích cho nhiều gia đình” - Jan
Smeitink, giáo sư y khoa tại Đại học Radboud Nijmegen (Hà Lan) nhận định.

(1) Gen có chức năng nào đó được lựa chọn và phân lập trong phòng thí nghiệm.
(2) Một con vật cho được gây siêu bài noãn và thu hoạch phôi từ ống dẫn trứng.


(3) Gen được đưa vào trứng được thụ tinh bằng kỹ thuật vi tiêm.
(4) Phôi chuyển gen được đưa vào con vật nhận mà có thể cho ra đời con non có gen
đã chuyển.
(5) Kiểm tra con non đối với gen mới chuyển, lai tạo để tạo con non có tính ổn định
di


truyền

về

tính

trạng

mới.

/>
MNU=1080&Style=1&ChiTiet=4698&search=XX_SEARCH_XX
Tạo thuốc trị ung thư từ trứng của gà chuyển gen
Khởi tạo bởi : tinkhoahoc | Đăng bởi : tinkhoahoc | Cập nhật: 25/09/2009 11:29
E-mail | Bản in | Lưu xem sau
Lần đầu tiên, một nhóm khoa học Anh cho biết 18 tháng trước họ đã thành công
trong việc phát triển loại gà mái chuyển gen để tạo ra thuốc điều trị ung thư từ
trứng của loại gà này.
Theo các nhà khoa học thuộc Trung tâm Sinh học Roslin
(Roslin Biocentre), Edinburgh, Anh, những con gà
chuyển gen sẽ sản xuất ra dược liệu điều trị ung thư
trong lòng trắng trứng. Roslin cũng là nơi đã nhân bản
chú cừu Dolly.
Nghiên cứu này đã được đăng tải trên tạp chí Mỹ, sự
kiện hàn lâm quốc gia về khoa học (Proceedings of the
National Academy of Sciences) số ra ngày 15/1.
Nhiều protein cần thiết trong điều trị như insulin đã được sản xuất từ các loại vi
khuẩn rất lâu trước đó. Nhưng một vài hợp chất protein chỉ có thể sản xuất từ những
tế bào tinh vi hơn của các động vật bậc cao.

Các nhà khoa học đã thành công trong việc chế tạo hàng loạt các hợp chất như thế
trong sữa của những loài cừu, dê, bò và thỏ.
Và bây giờ, công việc của các nhà khoa học ở học viện Roslin là sử dụng gà như một
nhà máy sản xuất sinh học. Trứng gà sản xuất dược liệu cho thuốc trị ung thư là một
trong những dự án của Roslin. Trong 15 năm qua, nhóm nghiên cứu do BS Helen
Sang dẫn đầu đã phát triển khoảng 500 loại gia cầm chuyển gen.


Lòng trắng trứng của một số loài gia cầm chứa rất nhiều protein bí ẩn. Một vài loài
gia cầm đã được chuyển gen có khả năng đẻ trứng có chứa miR24. MiR24 là một loại
kháng thể có tiềm năng điều trị các khối u ác tính, hoặc ung thư da. Một số khác lại
có thể sản xuất một loại protein chống lại virus b-1a. Loại protein này có thể được sử
dụng để ngăn chặn virus phát triển trong các tế bào....
BS Sang cho biết họ có thể đạt được một lượng sản phẩm lớn đáp ưng nhu cầu để chế
tạo nhưng protein hoạt tính như loại protein do tế bào cơ thể sinh ra khi bị virus tấn
công nhằm ngăn không cho virus phát triển - interferon. Nhưng điều đó không có
nghĩa đủ để bào chế ra kháng thể bởi vì con người cần một lượng lớn trong một thời
gian dài. Một trong những mục tiêu của nhóm nghiên cứu là tìm cách gia tăng lòng
trắng trứng.
Helen Sang và các đồng nghiệp đã thực hiện chuyển gen cho gà bằng cách tiêm một
loại virus vào phôi gà vào giai đoạn sớm nhất. Loại virus này sẽ thêm vào những
thông tin di truyền vào bộ gen mã hoá khi gà bắt đầu đẻ trứng. Họ muốn chắc chắn
rằng gà sẽ sản xuất protein trong lòng trắng trứng chứ không phải ở bất cứ chỗ nào
khác.
Protein họ chọn là miR24, một kháng thể với khả năng điều trị khối u ác tính và
interferon b-1a, một protein thuộc họ miễn dịch để tấn công các khối u và virus.
Họ đã sản xuất được 5 thế hệ của loài gà có thể sản xuất được những chất protein hữu
ích. Kết quả này có thể đưa đến việc sản xuất thuốc điều trị ung thư rẻ và dễ dàng
hơn.
GS Harry Griffin, Giám đốc Viện Roslin, cho biết "Một trong những đặc điểm của

nhiều phương pháp điều trị y học là chúng quá đắt tiền. Do đó sản xuất các protein
hữu ích cho trị ung thư từ trứng gà có nghĩa là chúng ta có thể sản xuất thuốc hàng
loạt, rẻ tiền. Nguyên liệu thô cho việc sản xuất này chỉ là thực phẩm nuôi gà."
Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng báo trước thử nghiệm thuốc sản xuất từ protein
này trên người phải mất 5 năm nữa, và 10 năm nữa loại thuốc từ lòng trắng chuyển
gen mới được bào chế.
(Theo Tạp chí Hoạt động Khoa Học)



×