Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Giá trị hàng hóa và vận dụng lí luận này vào việc nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế việt nam trong hội nhập kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.48 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA BẤT ĐỘNG SẢN VÀ KINH TẾ TÀI NGUYÊN
~~~~~~*~~~~~~

BÀI TẬP LỚN
Môn: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin II

Đề bài: Giá trị hàng hóa và vận dụng lí luận này vào việc nâng cao
sức cạnh tranh của nền kinh tế việt nam trong hội nhập kinh tế
Họ và tên sinh viên : Phạm Quỳnh Anh
Lớp

: Bất động sản 54.01


Giáo viên hướng dẫn :PGS.TS Tô Đức Hạnh

Hà Nội, Năm 2013
I.
Hàng hóa.
1.

Hàng hóa là gì?

1.1. Khái niệm:
Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của
con người thông qua trao đổi, mua bán.
1.2. Các dạng biểu hiện của hàng hóa:
+ Dạng hữu hình như: sắt, thép, lương thực, thực phẩm…
+ Dạng vô hình như những dịch vụ thương mại, vận tải hay dịch vụ của
giáo viên, bác sĩ, nghệ sĩ…


2.

Hai thuộc tính của hàng hóa.

- Hàng hóa có hai thuộc tính đó là giá trị và giá trị sử dụng
2.1. Giá trị của hàng hóa.
- Để hiểu được giá trị của hàng hoá phải đi từ giá trị trao đổi.
+ Giá trị trao đổi: là một quan hệ về số lượng, là tỷ lệ theo đó một giá trị
sử dụng loại
này được trao đổi với những giá trị sử dụng loại khác.


Thí dụ: 1m vải = 5 kg thóc (tức 1 mét vải có giá trị trao đổi bằng 5 kg
thóc)
Tại sao vải và thóc lại có thể trao đổi được với nhau, và hơn nữa chúng
lại trao đổi với nhau theo một tỷ lệ nhất định (1/5)? Vì giữa chúng có
một cơ sở chung, cái chung đó không phải là giá trị sử dụng, vì giá trị sử
dụng của vải là để mặc,giá trị sử dụng của thóc là để ăn. Cái chungđó
là:cả vải và thóc đều là sản phẩm của lao động, đều có lao động kết tinh
trong đó. Nhờ có cơ sởchung đó mà các hàng hoá có thể trao đổi được
với nhau. Vì vậy, người ta trao đổi hàng hoá cho nhau chẳng qua là trao
đổi lao động của mình ẩn giấu trong những hàng hoá ấy. Chính lao động
hao phí để tạo ra hàng hoá là cơ sở chung của việc trao đổi và nó tạo
thành
giá trị của hàng hoá.
+ Giá trị của hàng hoá: Là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá
kết tinh trong hàng hoá.
Giá trị trao đổi mà chúng ta đề cập ở trên, chỉ là hình thức biểu hiện ra
bên ngoài của giá trị, còn giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi.
Giá trị biểu hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hoá, khi

nào còn sản xuất và trao đổi hàng hóa thì những người sản xuất còn quan
tâm tới giá trị. Vì vậy, giá trị là một phạm trù lịch sử.
2.2. Giá trị sử dụng của hàng hóa .


+ Giá trị sử dụng của hàng hoá là công dụng của hàng hoá để thoả mãn
nhu cầu nào đócủa con người (khả năng thỏa mãn nhu cầu của con
người, xã hội). Bất cứ hàng hoá nào cũng có một hay một số công dụng
nhất định. Chính công dụng đó (tính có ích đó) làm cho hàng hoá có giá
trị sử dụng. Ví dụ, công dụng của gạo là để ăn, vậy giá trị sử dụng của
gạo là để ăn…
+ Giá trị sử dụng của hàng hoá là do những thuộc tính tự nhiên (lý, hoá
học) của thực thể hàng hoá quyết định, do đó, giá trị sử dụng là một
phạm trù vĩnh viễn. Ví dụ: thuộc tính tự nhiên của nước là chất lỏng
không màu, không mùi, không vị do vậy mà nó có thể dùng trong sinh
hoạt, trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp.
+ Giá trị sử dụng của hàng hoá được phát hiện dần dần trong quá trình
phát triển củakhoa học-kỹ thuật và của lực lượng sản xuất vì vậy khi xã
hội càng tiến bộ, lực lượng sảnxuấtcàng phát triển thì số lượng giá trị sử
dụng ngày càng nhiều, chủng loại giá trị sử dụng càng phong phú, chất
lượng giá trị sử dụng ngày càng cao.
+ Giá trị sử dụng của hàng hoá là giá trị sử dụng cho xã hội,cho người
khác chứ không phải cho người sản xuất trực tiếp ra nó. Giá trị sử dụng
đến tay người tiêu dùng thông qua trao đổi mua bán. Điều đó đòi hỏi
người sản xuất hàng hoá phải luôn luôn quan tâm đến nhu cầu của xã
hội, làm cho sản phẩm của mình đáp ứng được nhu cầu của xã hội thì
hàng hoá của họ mới bán được.


+ Trong nền sản xuất hàng hóa giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao

đổi, người ta
không trao đổi những vật phẩm không có giá trị sử dụng.

3.

Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hoá.

- Hai thuộc tính của hàng hoá có quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa thống
nhất, vừa mâu thuẫnvới nhau.
+ Mặt thống nhất biểu hiện ở chỗ: Hai thuộc tính này cùng đồng thời tồn
tại trong một hàng hoá. Nếu một vật có giá trị sử dụng (tức có thể thoả
mãn nhu cầu nào đó của con người, xã hội), nhưng không có giá trị (tức
không do lao động tạo ra, không có kết tinh lao động) như không khí tự
nhiên thì sẽ không phải là hàng hoá. Ngược lại, một vật có giá trị (tức có
lao động kết tinh), nhưng không có giá trị sử dụng (tức không thể thoả
mãn nhu cầu nào của con người, xã hội) cũng không trở thành hàng hoá.
+ Mâu thuẫn giữa hai thuộc tính của hàng hoá thể hiện ở chỗ:
Thứ nhất, Với tư cách là giá trị sử dụng thì các hàng hoá khác nhau về
chất (vải mặc, sắt thép, lúa gạo…) Nhưng ngược lại, với tư cách là giá trị
thì các hàng hoá lại đồng nhất về chất, đềulà “những cục kết tinh đồng
nhất của lao động mà thôi”, tức đều là sự kết tinh của lao động,hay làlao
động đã được vật hoá (vải mặc, sắt thép, lúa gạo... đều do lao động tạo
ra, kết tinh lao động trong đó).


Thứ hai: Quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng có sự tách rời nhau
cả về mặt không gian và thời gian.
- Giá trị được thực hiện trong lĩnh vực lưu thông và thực hiện trước.
- Giá trị sử dụng được thực hiện sau, trong lĩnh vực tiêu dùng.
Người sản xuất quan tâm tới giá trị, nhưng để đạt được mục đích giá trị

bắt buộc họ cũng phải chú đến giá trị sử dụng, ngược lại người tiêu dùng
quan tâm tới giá trị sử dụng để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của mình.
Nhưng muốn có giá trị sử dụng họ phải trả giá trị cho người sản xuất ra
nó. Như vậy, trước khi thực hiện giá trị sử dụng phải thực hiện giá trị của
nó. Nếu không thực hiện giá trị sẽ không có giá trị sử dụng. Mâu thuẫn
giữa giá trị sử dụng và giá trị hàng hoá cũng chính là một trong những
nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng sản xuất thừa.
Lượng giá trị của hàng hóa.

4.

4.1. Khái niệm
Giá trị của hàng hoá là lao động trừu tượng của người sản xuất kết tinh
trong hàng hoá. Vậy lượng lao động của hàng hoá được đo bằng lượng
lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hoá đó và tính bằng thời gian lao
động.
Trong thực tế, có nhiều người cùng sản xuất một hàng hoá nhưng điều
kiện sản xuất, trình độ tay nghề khác nhau... làm cho thời gian lao động
hao phí để sản xuất ra hàng hoá đó là khác nhau, tức là mức hao phí lao


động cá biệt khác nhau. Nhưng lượng giá trị của hàng hoá không do mức
hao phí lao động cá biệt hay thời gian lao động cá biệt quy định mà do
thời gian lao động xã hội cần thiết.
Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian lao động cần thiết để sản
xuất ramột hàng hoá nào đó trong điều kiện bình thường của xã hội với
một trình độ trang thiết bị trung bình, với một trình độ thành thạo trung
bình và một cường độ lao động trung bình trong xã hội đó. Vậy, thực
chất, thời gian lao động xã hội cần thiết là mức hao phí lao động xã hội
trung bình (thời gian lao động xã hội trung bình) để sản xuất ra hàng hoá.

Thời gian lao động xã hội cần thiết có thể thay đổi. Do đó, lượng giá trị
của hàng hoá cũng thay đổi.
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa:
4.2.1. Năng suất lao động :
Năng suất lao động là năng lực sản xuất của lao động. Nó được đo bằng
số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc lượng
thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
Năng suất lao động tăng lên có nghĩa là cũng trong một thời gian lao
động, nhưng khối lượng hàng hóa sản xuất ra tăng lên làm cho thời gian
lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa giảm xuống. Do
đó, khi năng suất lao động tăng lên thì giá trị của một đơn vị hàng hóa sẽ
giảm xuống và ngược lại.


Giá trị của hàng hóa tỷ lệ nghịch với năng suất lao động. Năng suất lao
động lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
+ Trình độ khéo léo (thành thạo) trung bình của người công nhân
+ Mức độ phát triển của khoa học, kỹ thuật, công nghệ
+ Mức độ ứng dụng những thành tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào
sản xuất
+ Trình độ tổ chức quản lý
+ Quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất
+ Các điều kiện tự nhiên.
Muốn tăng năng suất lao động phải hoàn thiện các yếu tố trên.
4.2.2. Cường độ lao động:
- Cường độ lao động là đại lượng chỉ mức độ hao phí sức lao động trong
một đơn vị thời gian. Nó cho thấy mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay
căng thẳng của lao động. Cường độ lao động tăng lên tức là mức hao phí
sức cơ bắp, thần kinh trong một đơn vị thời gian tăng lên, mức độ khẩn
trương, nặng nhọc hay căng thẳng của lao động tăng lên.

- Nếu cường độ lao động tăng lên thì số lượng (hoặc khối lượng) hàng
hóa sản xuất ra tăng lên và sức hao phí lao động cũng tăng lên tương
ứng, vì vậy giá trị của một đơn vị hàng hóa vẫn không đổi. Tăng cường
độ lao động thực chất cũng như kéo dài thời gian lao động cho nên hao
phí lao động trong một đơn vị sản phẩm không đổi.


- Tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động giống nhau là đều
dẫn đến lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian tăng lên.
Nhưng chúng khác nhau là tăng năng suất lao động làm cho lượng sản
phẩm (hàng hóa) sản xuất ra trong một đơn vị thời gian tăng lên, nhưng
làm cho giá trị của một đơn vị hàng hóa giảm xuống.
- Tăng năng suất lao động có thể phụ thuộc nhiều vào máy móc, kỹ
thuật, do đó, nó gần như là một yếu tố có "sức sản xuất" vô hạn, còn tăng
cường độ lao động, làm cho lượng sản phẩm sản xuất ra tăng lên trong
một đơn vị thời gian, nhưng giá trị của một đơn vị hàng hóa không đổi.
- Tăng cường độ lao động phụ thuộc nhiều vào thể chất và tinh thần của
người lao động, do đó, nó là yếu tố của "sức sản xuất" có giới hạn nhất
định. chính vì vậy, tăng năng suất lao động có ý nghĩa tích cực hơn đối
với sự phát triển kinh tế.
II.

Thực trạng nền kinh tế nước ta hiện nay.

Thực trạng nền kinh tế nước ta hiện nay.
- Bốn tháng đầu năm 2013 đã khép lại, nhưng các dấu hiệu của nền kinh
1.

tế đều cho thấy chưa có nhiều đột phá, nội lực kinh tế vẫn chưa phục hồi
trong khi những thách thức tích tụ từ trước vẫn chưa giảm đang gây áp

lực đến khả năng tăng trưởng kinh tế của cả năm 2013.
- Theo các chuyên gia kinh tế, những tồn tại và khó khăn về tồn kho sản
phẩm, nợ đọng tăng cao, khó khăn của thị trường bất động sản (BĐS)


chưa thể giải quyết.Vấn đề nợ xấu của các ngân hàng thương mại, quá
trình hoạt động kém hiệu quả của một số doanh nghiệp nhà nước… sẽ là
những trở lực lớn của tăng trưởng và phát triển nền kinh tế năm nay. Vì
vậy, các chuyên gia đều có chung dự báo, CPI năm 2013 nhiều khả năng
thấp hơn năm 2012 trong khi thu ngân sách nhà nước sẽ rất khó khăn do
tác động của nền kinh tế trì trệ. - Về vấn đề nợ xấu, mặc dù chưa có một
bức tranh chính xác về thực trạng nợ xấu ngân hàng tại Việt Nam nhưng
vấn đề này đang rất đáng lo ngại, vượt xa báo động của NHNN. Đây
được cho là cục máu đông, điểm nghẽn của nền kinh tế.Chính vì vậy các
chuyên gia cho rằng nếu không giải quyết được nợ xấu thì không thể tái
cơ cấu các ngân hàng thương mại.
- Nợ xấu hiện đang tác động tiêu cực đến việc lưu thông dòng vốn vào
nền kinh tế cũng như tính an toàn, hiệu quả kinh doanh của chính các
ngân hàng. Chính vì vậy,theo các chuyên gia hạ thấp nợ xấu, thông
thoáng các thủ tục cho vay vốn sẽ là những giải pháp hiệu quả để khơi
thông nền kinh tế vốn đang vô cùng khó khăn.


Tỷ giá hối đoái của Việt Nam năm 2012
- Trong khi đó, hàng tồn kho cao cũng là vấn đề được hầu hết các chuyên
gia đặt ra như vấn đề đáng lo ngại dẫn đến sự trì trệ của nền kinh tế.
Theo Bộ Công thương, tính đến hết quý I/2013, chỉ số hàng tồn kho ở
một số ngành rất cao, có ngành tăng đến 40% như ngành nhựa và xi
măng. Chỉ số tồn kho của sắt, thép gang tăng 40,6%... Dẫn tới nhiều nhà
máy sản xuất cầm chừng với công suất chỉ 30 -35%. Bong bóng bất động

sản vỡ, tổng bất động sản hàng tồn kho nếu tính giá trị vốn đọng lên tới
200.000 tỉ đồng đến mức các chuyên gia kinh tế ví von: “tồn kho BĐS cái lõi của cục máu đông”.
- Lý giải thêm, TS Nguyễn Ngọc Tuyến - Viện trưởng Viện Kinh tế tài
chính cho biết, tỉ lệ giá trị hàng tồn kho so với giá trị sản xuất hàng tháng
của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo từ tháng 7/2012 đến cuối


tháng 2/2013 luôn ở mức cao, khoảng 69 - 93%, trong khi đó tỉ lệ tồn
kho ở mức an toàn trong điều kiện sản xuất và tiêu thụ bình thường phải
là 65%.
- Các chuyên gia đều chung nhận định rằng, nếu không có những giải
pháp hữu hiệu, kịp thời thì những thách thức trên sẽ là cản trở lớn cho
tăng trưởng và phát triển kinh tế năm 2013.
2. Những thay đổi dự kiến của nền kinh tế.
- Năm 2013 là năm bản lề của kế hoạch 5 năm trong khi nhiều chỉ tiêu
sau 2 năm thực hiện vẫn còn thấp so với mức đề ra cho cả nhiệm kỳ.
Mục tiêu tổng quát là tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô; kiềm chế lạm
phát ở mức thấp, tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2012.
- Các chỉ tiêu chủ yếu được đề ra là tổng sản phẩm trong nước tăng
khoảng 5,5%. Kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%. Tỷ lệ nhập siêu
khoảng 8%. Bội chi ngân sách Nhà nước không quá 4,8% GDP. Tốc độ
tăng giá tiêu dùng (CPI) khoảng 7 – 8%. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn
xã hội khoảng 30% GDP. Bảo đảm an toàn nợ công. Cố gắng bảo đảm
các chỉ tiêu về việc làm, giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao đời sống nhân
dân, bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường.
- Diễn biến kinh tế Việt Nam năm 2013 là một trong những năm không
dễ dự báo nếu chỉ căn cứ vào những diễn biến tình hình thực tế của năm
2012 và các yếu tố tác động khác sẽ diễn ra trong thời gian sắp tới



- Nếu phân tích và đánh giá một cách toàn cục thì những khó khăn kinh
tế hiện nay về cơ bản là do sự tích tụ những mâu thuẫn kéo dài từ nhiều
năm, vì thế mà việc tìm kiếm các giải pháp để cùng đồng thời thoả mãn
cả mục tiêu trước mắt lẫn lâu dài thật sự không đơn giản. Cần phải có
một cách nhìn đại cục, dài hạn để giải quyết vấn đề.
- Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn ẩn chứa những nguồn lực lớn. Nếu Nhà
nước có chính sách khai thác tốt, các mục tiêu về tăng trưởng và ổn định
kinh tế vĩ mô sẽ có nhiều khả năng sáng sủa hơn. Đó là luợng kiều hối từ
nước ngoài chuyển về cho thân nhân trong nước ước tính khoảng trên 10
tỷ USD vẫn được dự báo tiếp tục chuyển về ngay cả trong lúc kinh tế thế
giới còn gặp nhiều khó khăn.
- Mặt khác, theo một số ước tính có cơ sở khoa học thì lượng vàng trong
dân còn khá lớn. Theo tính toán bước đầu, lượng vàng nhập khẩu ròng
của Việt Nam trong 20 năm (tính từ năm 1990 đến năm 2011) vào
khoảng 500 tấn, tương đương 28 tỷ USD theo thời giá hiện nay.
- Ngoài ra còn lượng vàng được tích luỹ dưới nhiều hình thức như vàng
nữ trang, vàng miếng ... từ nhiều đời nay trong mọi tầng lớp nhân dân,
chắc chắn tổng giá trị tính bằng USD của khối dự trữ vàng trong dân
hiện nay không dưới 40 tỷ USD.
- Thực sự là trong bối cảnh nguồn vốn khan hiếm hiện nay của đất nước,
nếu chính sách đối với vàng đúng đắn thì nguồn lực này có thể ví như
một phao cứu sinh đối với thời điểm hiện nay. Tiềm năng tăng trưởng và


ổn định kinh tế vĩ mô của năm 2013 có rất nhiều khả năng bị phụ thuộc
đáng kể vào cách thức triển khai trên thực tế việc thực hiện “đổi mới mô
hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế”. Xét về bản chất, đây chính là
nhiệm vụ mang tính dài hạn và năm 2013. Nhà nước cần có lộ trình triển
khai từng bước sao cho hợp lý và khoa học hơn.
- Dự báo việc xử lý nợ xấu ngân hàng trong năm 2013 sẽ nhanh chóng có

được giải pháp hiệu quả. Công ty mua bán nợ cần có sự tham gia của các
chuyên gia kinh tế, không nên khép kín trong hệ thống tài chính tiền
tệ.Nợ xấu của các tổ chức tín dụng hiện nay đã ở mức cao nhất trong
nhiều năm trở lại đây (khoảng 8,6%). Tuy nhiên, quá trình tái cơ cấu và
xử lý nợ xấu sẽ phải lường đón những phản ứng phụ phát sinh, ảnh
hưởng đến tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng tín dụng năm 2013.
- Đi đôi với đó là việc tái cấu trúc các tập đoàn, doanh nghiệp Nhà nước
để các doanh nghiệp sản xuất có được sức cạnh tranh, có công nghệ tiên
tiến, có lao động lành nghề - đây chính là giải pháp dài hạn mà Nhà nước
đang đặc biệt quan tâm từ nay sang năm 2013.
- Việc mua bán, sáp nhập, tái cơ cấu toàn bộ hệ thống ngân hàng nhằm
minh bạch và lành mạnh hoá hệ thống cũng là chủ đề được rất nhiều
chuyên gia kinh tế quan tâm và dự báo sẽ được triển khai mạnh mẽ trong
năm 2013.
- Đối với thị truờng bất động sản thì dự báo vẫn tiếp tục trầm lắng và
chưa tìm được hướng đi rõ ràng trong năm 2013. Vì vậy, trong năm 2013


và những năm tiếp theo để giúp thị trường bất động sản phát triển cần
phối hợp đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó ngành Ngân hàng cần tập
trung vào một số nội dung : Giải quyết bài toán kỳ hạn của luồng vốn
đầu tư cho bất động sản.
- Nhu cầu về nhà ở cho 89 triệu người dân Việt Nam là rất lớn, tuy nhiên
cầu có khả năng thanh toán theo mặt bằng giá bất động sản hiện nay là
hạn chế, vì vậy cần có sự hỗ trợ từ các nguồn tài chính khác cho người
dân.
- Nhu cầu vốn cho các nhà đầu tư và nguời mua nhà trên thị trường
thường có thời hạn dài, trong khi đó, các ngân hàng lại thiếu các nguồn
vốn dài hạn để đáp ứng cho các nhu cầu này, do đó cần có những công
cụ tài chính để chuyển các khoản vốn tài trợ ngắn hạn thành vốn trung,

dài hạn. Các công cụ mà các nước thường áp dụng là thành lập các Quỹ
tiết kiệm về nhà ở và hình thành Cơ quan tái thế chấp nhà ở quốc gia.
- Đối với thị trường chứng khoán thì trong năm 2013 vẫn tiếp tục trầm
lắng và gặp nhiều khó khăn, chưa có hướng đi rõ ràng vì hầu hết các
doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khoa khăn. Có thể nói đây chính là
mảng tối nhất trong kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2013.
- Có thể nói cho dù gặp rất nhiều khó khăn và khối lượng công việc phải
làm trong năm 2013 đang còn rất lớn. Nhưng nhìn chung về trung, dài
hạn thì cơ hội tiến hành tái cấu trúc nền kinh tế đang ở thời điểm chín
muồi. Có những cơ sở để hy vọng và tin tưởng rằng năm 2013 sẽ là năm


tuy còn gặp rất nhiều khó khăn về mọi mặt, song cũng là năm cả nước
vượt khó đi lên, mở ra thời kỳ tăng trưởng mới trong một mô hình tăng
trưởng kinh tế mới.



×