Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

Nghiên cứu tác động của hoạt động thương mại đến hộ nông dân trên địa bàn xã diễn tháp, huyện diễn châu, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.44 MB, 112 trang )

Luận văn tốt nghiệp

Cao Thị Sự PTNT & KN-K51

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam xuất phát từ một nền nông nghiệp kém phát triển để đi đến
một nước công nghiệp vào năm 2020. Vấn đề phát triển đất nước để đạt mục
tiêu dân giàu nước mạnh luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà
nước ta. Việc mở rộng và phát triển ngày càng mạnh hơn nữa thương mại
dịch vụ là một trong những mục tiêu quan trọng mà Đảng và Nhà nước ta
hướng tới. Trong Đại hội Đảng VII, Chính phủ đã đưa ra chủ trương “Phát
triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
hợp tác hóa với các giải pháp nhằm phát triển mạnh các ngành công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ nông thôn, giải quyết vấn đề thị trường tiêu thụ
nông sản, phát triển mạnh và đổi mới các hình thúc hợp tác”.
Thương mại Việt Nam thực sự bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện từ
sau Đại hội VI của Đảng (1986) và đặc biệt là sau Nghị quyết 12 của Bộ
Chính trị về tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của thương nghiệp và phát
triển thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (1996). Trong mấy năm gần đây,
thương mại đã phát triển mạnh và trở thành một ngành kinh tế quan trọng, đặc
biệt là thương mại nông thôn. Hoạt động thương mại nông thôn đã góp phần
cung ứng lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, xuất khẩu và làm
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Tuy nhiên, vai trò của thương nhân ở
địa bàn nông thôn mới chủ yếu phát huy được ở khâu tiêu thụ nông sản và mở
đầu kênh phân phối.
Mặc dù đã đạt được những tiến bộ nhất định song thị trường nông thôn
vẫn phát triển vừa chậm, vừa yếu. Hoạt động thương mại tại khu vực chiếm
hơn 70% dân cư trên cả nước này kém phát triển đã ảnh hưởng đến đời sống
của hàng triệu người dân nông thôn và tạo nên khoảng cách ngày càng xa hơn
giữa thành thị và nông thôn . Bộ Công Thương vừa trình Chính phủ đề án



-1-


Luận văn tốt nghiệp

Cao Thị Sự PTNT & KN-K51

“Phát triển thương mại nông thôn, giai đoạn 2010- 2015 và định hướng đến
năm 2020”.
Diễn Tháp là một xã đồng bằng ở Tây Bắc huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ
An và nằm trên dải cát cao chạy từ Bắc đến Nam huyện. Trước đây, ngoài sản
xuất nông nghiệp Diễn Tháp còn có nghề đúc đồng tồn tại hàng trăm năm. Về
sau, do đầu vào đắt đỏ, đầu ra hạn hẹp khiến nghề bị mai một dần. Khoảng 30
năm nay, nghề đúc đồng được thay thế bằng nghề kinh doanh. Trong gần 10
năm trở lại đây, nghề kinh doanh đã đưa Diễn Tháp nổi lên như một hiện
tượng độc đáo ở khu vực nông thôn Nghệ An . Nghề kinh doanh mới này đã
đem về cho Diễn Tháp sức tăng trưởng kinh tế hàng năm trung bình đạt 1520% và tạo thu nhập chính cho phần lớn người dân. Thương mại vì thế đã có
sự ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân Diễn Tháp và tạo nên diện
mạo mới cho miền quê cát.
Hoạt động thương mại trước hết đã tạo thêm việc làm cho người lao
động Diễn Tháp. Trước đây, ngoài sản xuất nông nghiệp người dân còn phát
triển nghề đúc đồng vì thế cũng tận dụng được thời gian nông nhàn để có việc
làm tạo thêm thu nhập. Về sau, nghề đúc đồng truyền thống cũng dần mai một
do đầu ra từ sản phẩm đồng bị thu hẹp, nguồn nguyên liệu ngày càng khó
khăn. Từ đó, người lao động thiếu việc làm, cuộc sống người dân cũng gặp
nhiều khó khăn hơn. Khi thương mại phát triển đã tạo thêm việc làm cho hàng
ngàn lao động với công việc kinh doanh buôn bán tại xã, trên đất Lào và thu
mua phế liệu trong nước cũng như ở Lào. Cho đến nay, tham gia hoạt động
thương mại là việc làm chính của hơn 60% lao động trong toàn xã. Công việc

của phần lớn người lao động diễn ra thường xuyên hơn do đó ít còn thời gian
“nông nhàn” như trước kia.
Thương mại phát triển tạo thêm việc làm đồng thời góp phần tăng thu
nhập, cải thiện và nâng cao đời sống cho người dân Diễn Tháp. Trong những
năm đầu của thế kỷ XXI, khi kinh doanh chưa trở thành phong trào thì thu

-2-


Luận văn tốt nghiệp

Cao Thị Sự PTNT & KN-K51

nhập bình quân của người dân Diễn Tháp vẫn ở mức thấp. Giai đoạn 2000 2002, thu nhập bình quân đầu người mới chỉ đạt 2,12 triệu đồng/người/năm.
Trong giai đoạn hiện nay, khi thương mại phát triển và trở thành ngành kinh
tế chính của phần lớn các hộ dân trong xã thì thu nhập của người dân đã có sự
tăng lên vượt bậc. Giai đoạn 2007- 2009, thu nhập bình quân đầu người đạt
10,83 triệu đồng/người/năm, tăng hơn gấp 5lần so với giai đoạn 2000- 2002.
Như vậy, thương mại phát triển đã tăng mức thu nhập, đời sống của người
dân từ đó cũng được cải thiện và nâng cao. Thu nhập tăng người dân có điều
kiện chăm sóc mọi mặt đời sống tốt hơn, đầy đủ hơn và tiện nghi hơn. Đầu tư
cho y tế, văn hoá, giáo dục từ đó cũng được chú trọng hơn.
Vậy, tình hình hoạt động thương mại của hộ nông dân xã Diễn Tháp
như thế nào? Hoạt động thương mại đó đối với vấn đề việc làm, thu nhập và
đời sống vật chất, văn hóa trong hộ nông dân xã Diễn Tháp có vai trò như thế
nào? Những nhân tố nào có tác động đến hoạt động thương mại của hộ? Cần
phải làm gì để nâng cao đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần cho hộ nông
dân trong xã nhằm khai thác tốt thế mạnh của địa phương và phát triển kinh tế
xã hội địa phương một cách bền vững? Đây là một câu hỏi lớn, bức thiết và
cần được trả lời.

Xuất phát từ những yêu cầu của thực tiễn trên, được sự phân công của
khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội,
chúng tôi lựa chọn tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tác động của
hoạt động thương mại đến hộ nông dân trên địa bàn xã Diễn Tháp, huyện
Diễn Châu, tỉnh Nghệ An”.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá tác động của hoạt động thương mại đến hộ nông dân trên địa
bàn xã Diễn Tháp, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

-3-


Luận văn tốt nghiệp

Cao Thị Sự PTNT & KN-K51

1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động hoạt
động thương mại đến hộ nông dân.
- Tìm hiểu thực trạng các hoạt động thương mại ở Diễn Tháp.
- Đánh giá tác động của hoạt động thương mại đến việc làm, thu nhập,
đời sống vật chất, văn hóa trong hộ nông dân Diễn Tháp.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao đời sống cho hộ
nông dân xã Diễn Tháp.
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Các hoạt động thương mại trên địa bàn xã Diễn Tháp rất đa dạng, bao
gồm: buôn bán và vận tải phục vụ hàng hoá cho người dân Lào; buôn bán
hàng tạp hoá tại xã; đầu tư thương mại; cho thuê mặt bằng, cửa hàng;… Do
thời gian và năng lực nghiên cứu có hạn nên trong đề tài này chúng tôi tập

trung nghiên cứu hoạt động buôn bán và vận tải phục vụ hàng hóa cho người
dân Lào vì đây là những hoạt động chủ yếu và phát triển mạnh nhất trong các
hoạt động kinh tế của hộ nông dân xã Diễn Tháp.
Để thuận tiện cho quá trình viết báo cáo, chúng tôi quy ước: gọi hoạt
động buôn bán và vận tải phục vụ hàng hoá cho người dân Lào trong hộ nông
dân Diễn Tháp là hoạt động thương mại.
- Vấn đề việc làm, thu nhập, đời sống vật chất, văn hóa trong hộ nông
dân trước và sau khi hoạt động thương mại phát triển.
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi nội dung
- Nghiên cứu thực trạng hoạt động thương mại trong hộ nông dân xã
Diễn Tháp, Diễn Châu, Nghệ An.
- Đánh giá tác động của hoạt động thương mại đến hộ nông dân xã
Diễn Tháp, từ đó đề xuất phương hướng giải pháp nâng cao đời sống cho hộ.

-4-


Luận văn tốt nghiệp

Cao Thị Sự PTNT & KN-K51

1.4.2 Phạm vi không gian
- Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn xã Diễn Tháp, huyện
Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
1.4.3 Phạm vi thời gian
-Thời gian nghiên cứu đề tài: thu thập thông tin, số liệu thứ cấp trong
hai giai đoạn 2000 - 2002 và 2007 - 2009 để có sự so sánh các chỉ tiêu kinh tế
chung toàn xã trước và sau khi thương mại phát triển.
- Trong đề tài, chúng tôi sử dụng hai mốc thời gian để điều tra hộ nhằm

nghiên cứu tác động hoạt động thương mại đến hộ là trước năm 2000 và năm
2009. Lý do chọn hai mốc thời gian nay vì đây là trước khi hoạt động thương
mại phát triển (trước năm 2000) và hiện nay khi thương mại phát triển thành
phong trào được 10 năm ở Diễn Tháp.
- Thời gian thực hiện đề tài: từ ngày 23/ 12/ 2009 đến 26/ 05/ 2010.

-5-


Luận văn tốt nghiệp

Cao Thị Sự PTNT & KN-K51

PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐẾN HỘ NÔNG DÂN
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Khái niệm thương mại
* Khái niệm thương mại:
Thương mại có ý nghĩa là kinh doanh, vừa có ý nghĩa trao đổi hàng
hóa, dịch vụ. Ngoài ra, thương mại còn có nghĩa là buôn bán hàng hóa, kinh
doanh hàng hóa hay là mậu dịch. Theo tiếng Pháp, thương mại nghĩa là sự
buôn bán, mậu dịch hàng hóa, dịch vụ. Theo tiếng La tinh, thương mại vừa có
nghĩa là mua bán hàng hóa, vừa có nghĩa là hoạt động kinh doanh. Theo từ
điển Nga- Việt xuất bản năm 1977 thì thương mại cũng được hiểu là mua bán,
kinh doanh hàng hóa. Như vậy, khái niệm thương mại cần được hiểu theo cả
nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Theo nghĩa rộng, thương mại là toàn bộ các hoạt động kinh doanh trên
thị trường. Thương mại đồng nghĩa với kinh doanh được hiểu như là các hoạt
động kinh tế nhằm mục tiêu sinh lời của các chủ thể kinh doanh trên thị
trường.

Theo Pháp lệnh trọng tài thương mại ngày 25 tháng 5 năm 2003, hoạt
động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá
nhân, tổ chức kinh doanh, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ,
phân phối, đai diện, đại lý thương mại; ký gửi; thuê, cho thuê; thuê mua; xây
dựng; tư vấn; kỹ thuật; li - xăng; đầu tư; tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm
dò, khai thác; vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không,
đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi thương mại khác theo quy
định của pháp luật.
Theo nghĩa hẹp, thương mại là quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ
trên thị trường, là lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa.

-6-


Luận văn tốt nghiệp

Cao Thị Sự PTNT & KN-K51

Thương mại là thể hiện sự liên kết kinh tế thông qua trao đổi mua bán
hàng hóa giữa các quốc gia, giữa các vùng, địa phương trong một quốc gia,
giữa thành thị và nông thôn, giữa công nghiệp với nông nghiệp, giữa các
doanh nghiệp hay các hộ gia đình với nhau.
Kinh tế thương mại bao gồm kinh tế nội thương và kinh tế ngoại
thương. Trao đổi thương mại được coi là nội thương nếu sản phẩm được trao
đổi giữa các vùng trong một quốc gia. Nếu hoạt động trao đổi hàng hóa (kinh
doanh hàng hóa) vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì người ta gọi đó là ngoại
thương.
Từ những quan điểm trên về thương mại, chúng ta có thể tổng hợp
thành khái niệm chung: Thương mại là một quá trình kinh doanh, thực hiện
hành vi trao đổi, phân phối, lưu thông và mua bán hàng hóa và dịch vụ trên

thị trường của cá nhân, tổ chức nhằm mục đích sinh lợi.
* Phân loại thương mại:
Trên thực tế, thương mại có nhiều cách phân loại theo nhiều tiêu thức
khác nhau:
- Theo phạm vi hoạt động: có thương mại nội địa (nội thương),
thương mại quốc tế (ngoại thương), thương mại khu vực, thương mại thành
phố, thương mại nông thôn, thương mại nội bộ ngành,…
- Theo đặc điểm và tính chất sản phẩm trong quá trình tái sản xuất xã
hội có: thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, thương mại hàng tư liệu
sản xuất, thương mại hàng tiêu dùng,…
- Theo các khâu của quá trình lưu thông có thương mại bán buôn và
thương mại bán lẻ.
- Theo mức độ can thiệp của Nhà nước vào quá trình thương mại có
thương mại tự do hay mậu dịch tự do và thương mại có sự bảo hộ.
- Theo kỹ thuật giao dịch, có thương mại truyền thống và thương mại
điện tử.

-7-


Luận văn tốt nghiệp

Cao Thị Sự PTNT & KN-K51

Ngoài ra, chúng ta có thể phân loại hoạt động thương mại như sau:
- Hoạt động vận chuyển hàng hoá: vận chuyển thủ công, xe cải tiến và
xe cơ giới.
- Hoạt động bán hàng: bao gồm bán buôn và bán lẻ.
- Hoạt động môi giới
- Hoạt động quản lý, tổ chức

- Hoạt động đầu tư thương mại
- Hoạt động cho thuê mặt bằng, cửa hàng.
2.1.2 Khái niệm hộ nông dân
* Khái niệm hộ:
Hộ là thành phần kinh tế quan trọng đã được xác định trong đường lối
và chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà
nước ta. Hộ là đơn vị kinh tế mà cùng một lúc có thể thực hiện được nhiều
hoạt động sản xuất khác nhau. Trong nông thôn hiện nay có rất nhiều loại hộ
khác nhau về nhân khẩu, lao động và ngành nghề.
Theo Đào Thế Tuấn, khái niệm hộ có thể được hiểu là một nhóm
người có chung huyết tộc, sống cùng một mái nhà, ăn chung một mâm cơm
và có chung một ngân quỹ, có phân phối chung nguồn thu nhập mà mà các
thành viên sáng tạo ra.
* Khái niệm hộ nông dân:
Theo Đào Thế Tuấn, hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động
nông nghiệp bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và các hoạt động phi nông
nghiệp ở nông thôn. Như vậy, ông đã phân biệt hộ nông dân với các loại hộ
khác dựa vào ngành nghề sản xuất kinh doanh của hộ ở nông thôn.
Theo Frank Ellis (1988), “Hộ nông dân là những hộ có phương tiện
kiếm sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu sức lao động gia đình trong sản xuất
nông trại, nằm trong hệ thống kinh tế rộng hơn. Nhưng về cơ bản được đặc
trưng bằng việc tham gia một phần trong thị trường với mức độ bão hoà

-8-


Luận văn tốt nghiệp

Cao Thị Sự PTNT & KN-K51


không cao”. Như vậy, Frank Ellis đã nhận diện hộ dựa vào phương tiện kiếm
sống là từ ruộng đất, sức lao động gia đình và mức độ tham gia thị trường của
hộ.
Từ các khái niệm trên chúng ta có thể hiểu, hộ nông dân là những hộ
chủ yếu tham gia sản xuất nông nghiệp và các hoạt động phi nông nghiệp,
tham gia thị trường với mức độ thấp ở địa bàn nông thôn.
2.1.3 Đặc điểm hoạt động thương mại trong hộ nông dân
Hoạt động thương mại trong hộ nông dân là một bộ phận trong hoạt
động thương mại của cả nước. Hiện nay, thương mại nước ta đang đặt trong
nền kinh tế thị trường. Vì vậy mà hoạt động thương mại trong hộ nông dân
vừa mang những đặc điểm chung của thương mại cả nước vừa có những đặc
điểm riêng mang tính chất “hộ nông dân”.
Hoạt động thương mại trong hộ mang đặc điểm của thương mại trong
nền kinh tế thị trường, cụ thể như sau:
Một là, thương mại hàng hóa, dịch vụ phát triển dựa trên cơ sở nền
kinh tế nhiều thành phần. Cơ sở khách quan của sự tồn tại nhiều thành phần
đó là do nhiều hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất. Nền kinh tế
nhiều thành phần trong sự vận động của cơ chế thị trường ở nước ta là nguồn
lực tổng hợp to lớn để phát triển nền kinh tế đưa thương mại phát triển trong
điều kiện hội nhập.
Hai là, thương mại phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa dưới
sự quản lý của Nhà nước. Sự vận động của nền kinh tế, thương mại theo cơ
chế thị trường không giải quyết hết được những vấn đề chính do cơ chế đó và
bản thân hoạt động thương mại, dịch vụ đặt ra. Đó là các vấn đề về quan hệ
lợi ích thương mại với môi trường, nhu cầu kinh doanh với các nhu cầu xã
hội, buôn lậu, gian lận thương mại,… Những vấn đề đó trực tiếp hay gián tiếp
đều có tác động ngược trở lại và ảnh hưởng đến sự phát triển thương mại. Vì
vậy, sự tác động của Nhà nước vào các hoạt động thương mại trong nước và

-9-



Luận văn tốt nghiệp

Cao Thị Sự PTNT & KN-K51

với nước ngoài là một tất yếu của sự phát triển. Sự quản lý của Nhà nước đối
với thương mại ở nước ta được thực hiện bằng luật pháp và chính sách, chiến
lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển thương mại.
Ba là, thương mại tự do hay tự do lưu thông hàng hóa dịch vụ theo
quy luật kinh tế thị trường và theo pháp luật. Tự do thương mại làm cho lưu
thông hàng hóa nhanh chóng, thông suốt là điều kiện nhất thiết phải có để
phát triển thương mại và kinh tế hàng hóa.
Bốn là, thương mại theo giá cả thị trường. Giá cả thị trường được
hình thành trên cơ sở giá cả thị trường, nó là giá trị trung bình và là giá trị cá
biệt của những hàng hóa chiếm phần lớn trên thị trường. Mua bán theo giá cả
thị trường tạo ra động lực để thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tạo cơ
hội để các doanh nghiệp vươn lên làm giàu.
Năm là, tất cả các mối quan hệ kinh tế trong lĩnh vực thương mại dịch
vụ đều được tiền tệ hóa và được thiết lập một cách hợp lý theo định hướng kế
hoạch của Nhà nước, tuân theo các quy luật của lưu thông hàng hóa và của
kinh tế thị trường.
Theo điều tra của IPSARD tại các địa phương, trong khuôn khổ
nghiên cứu “Hộ gia đình tiếp cận nguồn nhân lực ở Việt Nam năm 2009” cho
thấy có 25% số hộ ở nông thôn có kinh doanh cá thể. Hoạt động thương mại
(kinh doanh) của các hộ nông dân là kinh doanh cá thể và nó còn mang những
đặc điểm khác biệt riêng có của hộ nông dân. Cụ thể đó là những đặc điểm
sau:
Thứ nhất, các hộ nông dân kinh doanh chủ yếu là nhỏ và không chính
thức. Chỉ khoảng 20% hộ có dăng ký hoạt động kinh doanh. Phần lớn các hộ

kinh doanh (92%) đầu tư ban đầu khoảng 3 triệu đồng khi bắt đầu hoạt động
và số tiền này chiếm khoảng 6% thu nhập trung bình của họ. Hộ giàu có xu
hướng kinh doanh nhiều hơn hộ nghèo. Có 35% hộ ở nhóm giàu nhất, nhưng
chỉ có 11% ở nhóm nghèo nhất hoạt động kinh doanh. Nguyên nhân của sự

- 10 -


Luận văn tốt nghiệp

Cao Thị Sự PTNT & KN-K51

chênh lệch đó chính là nguồn vốn ban đầu cho hoạt động. Người nghèo rất
thiếu vốn và có ít cơ hội tiếp cận. Do đó, cơ hội kinh doanh để thoát nghèo và
làm giàu của nhóm hộ nghèo là khó khăn. Các hộ kinh doanh ở nhóm giàu
thường là kinh doanh chính thức. Hộ giàu tham gia vào các lĩnh vực kinh
doanh đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn, thuê nhiều lao động và thu được nhiều
lợi nhuận.
Thứ hai, hoạt động kinh doanh của hộ rất đa dạng. Hoạt động kinh
doanh của hộ bao gồm bán buôn và bán lẻ. Hộ kinh doanh bao gồm các sản
phẩm – vật tư nông nghiệp, các nguyên vật liệu xây dựng, hay các sản phẩm
là hàng tư liệu sản xuất và tư liệu hàng tiêu dùng, ….
Thứ ba, thị trường tiêu thụ của các hộ kinh doanh thường giới hạn trong
phạm vi gần. Hộ kinh doanh với vốn đầu tư ít, quy mô nhỏ do đó lưu lượng
sản phẩm luân chuyển cũng hạn chế và thường chỉ cung cấp cho các thị
trường có nhu cầu ở gần hoặc phục vụ ngay tại địa phương. Vì vậy, phương
tiện vận chuyển sản phẩm (nếu cần) trong hộ kinh doanh thường đơn giản,
như xe máy hoặc xe công nông, đối với các hộ kinh doanh lớn có thể có thêm
phương tiện ô tô.
2.1.4 Vai trò của hoạt động thương mại trong hộ nông dân

Trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường hiện nay, thương mại
một ngành kinh tế quan trọng, tạo sự phát triển cho nông thôn nói chung và
hộ nông dân nói riêng. Xác định rõ vai trò của thương mại cho phép địa
phương có tác động đúng hướng và tạo được những điều kiện cho thương mại
phát triển. Vai trò của thương mại trong hộ nông dân được thể hiện ở các khía
cạnh sau:
Thứ nhất, thương mại tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, cải thiện và
nâng cao đời sống cho hộ. Từ xa xưa, nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo,
tạo việc làm và thu nhập cho người dân. Nhưng ngày nay, dưới sự phát triển
của khoa học kỹ thuật, nền kinh tế Việt Nam cũng đã và đang phát triển và tạo

- 11 -


Luận văn tốt nghiệp

Cao Thị Sự PTNT & KN-K51

điều kiện phát triển kinh tế nông thôn. Thương mại từ đó cũng được phát triển
trong kinh tế hộ nông dân và thu hút lao động trong hộ tham gia. Vì vậy,
thương mại tăng thu nhập cho giúp hộ đồng thời giúp hộ cải thiện đời sống,
mức sống ngày càng tăng lên khi thu nhập tăng.
Thứ hai, thương mại có vai trò thúc đẩy hộ phát triển sản xuất hàng
hóa. Thông qua hoạt động thương mại trên thị trường, hộ nông dân mua bán
được các hàng hóa, dịch vụ đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hành
bình thường, lưu thông hàng hóa, dịch vụ thông suốt. Vì vậy, không có hoạt
động thương mại phát triển thì sản xuất hàng hóa không thể phát triển được.
Thứ ba, thông qua việc mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường,
thương mại có vai trò quan trọng trong việc mở rộng khả năng tiêu dùng nâng
cao mức hưởng thụ của các cá nhân trong hộ, góp phần thúc đẩy sản xuất và

mở rộng phân công lao động trong hộ gia đình.
Thứ tư, thương mại có vai trò là cầu nối gắn kết nền kinh tế hộ nông
dân với nền kinh tế thị trường. sự gắn kết với kinh tế thị trường sẽ bảo đảm
mở rộng thị trường các yếu tố đầu vào, đầu ra của hộ, đảm bảo sản xuất liên
tục và tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng.
Thứ năm, thương mại thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh
chóng, giúp các doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh
tranh gay gắt hiện nay.
Với vai trò như vậy của thương mại, Đảng và Nhà nước ta cần đầu tư,
tạo điều kiện phát triển thương mại nông thôn nói chung và thương mại trong
hộ nông dân nói riêng, phát triển toàn diện các loại hình thương mại để mở
rộng thị trường trong nước và hội nhập quốc tế có hiệu quả.
2.1.5 Các khái niệm có liên quan
2.1.5.1 Khái niệm việc làm

- 12 -


Luận văn tốt nghiệp

Cao Thị Sự PTNT & KN-K51

* Khái niệm việc làm:
Ở Việt Nam, trong thời kỳ quản lý nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch
hoá tập trung đã quan niệm việc làm phải là những công việc đòi hỏi một
chuyên môn nào đó, tạo ra một thu nhập nhất định; người có việc làm phải
thuộc biên chế Nhà nước hoặc làm việc trong các Hợp tác xã; còn những
người làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân, cá thể, tự làm hoặc làm việc tại
nhà không được tính là người có việc làm.
Hiện nay, quan niệm về việc làm đã có sự thay đổi. Theo Bộ luật Lao

động (1994), khái niệm việc làm được xác định là “Mọi hoạt động lao động
tạo ra thu nhập, không bị pháp luật cấm, đều được thừa nhận là việc làm”.
Như vậy, trong nhận thức về vấn đề việc làm đã có sự thay đổi
chuyển sang nhận thức mới. Sự thay đổi đó đã tạo ra khả năng to lớn giải
phóng sức lao động, giải quyết việc làm cho nhiều người. Việc làm đã được
hiểu là mọi hoạt động lao động xã hội có ích, không bị pháp luật ngăn cấm,
tạo thu nhập hoặc lợi ích cho bản thân, gia đình hoặc một cộng đồng nào đó.
Việc làm phải tuân theo quy định của pháp luật, ngăn ngừa những hoạt động
gây hại cho cộng đồng và xã hội.
* Phân loại việc làm: căn cứ vào thời gian thực hiện công việc, việc
làm có thể được phân chia thành các loại:
- Việc làm ổn định và việc làm tạm thời: căn cứ số thời gian có việc
làm thường xuyên trong một năm.
- Việc làm đủ thời gian và việc làm không đủ thời gian: căn cứ vào số
giờ làm việc trong một tuần.
- Việc làm chính và việc làm phụ: căn cứ vào khối lượng thời gian
hoặc mức độ thu nhập trong việc thực hiện một công việc nào đó.

- 13 -


Luận văn tốt nghiệp

Cao Thị Sự PTNT & KN-K51

2.1.5.2 Khái niệm thu nhập
Thu nhập là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của quá trình sản xuất – kinh
doanh, đó là phần còn lại của doanh thu sau khi trừ đi chi phí bằng tiền mà
người sản xuất – kinh doanh phải trả. Trong đó, chí phí bằng tiền bao gồm các
chi phí vật tư, thiết bị, thuê mướn lao động, các đầu vào phải mua, …

Thu nhập của hộ nông dân bao gồm toàn bộ những giá trị sản phẩm
của các ngành trồng trọt, chăn nuôi, thương mại - dịch vụ và một số ngành
nghề khác như sửa chữa, sản xuất nguyên vật liệu, chế biến nông sản mang
lại,… Thu nhập của hộ là phần quan trọng quyết định mức sống, trình độ phát
triển của kinh tế hộ.
2.1.5.3 Khái niệm đời sống vật chất
Đời sống con người được hiểu một cách tổng quát là toàn bộ những
điều kiện sinh hoạt và những hoạt động diễn ra trong một lĩnh vực cụ thể của
con người. Còn vật chất là những gì thuộc về nhu cầu ăn, mặc, ở, đi lại, …
nói chung là tất cả những gì tồn tại để phục vụ cho nhu cầu về thể xác của
con người.
Vì vậy, chúng ta có thể hiểu, đời sống vật chất là toàn bộ những điều
kiện sinh hoạt tồn tại xung quanh con người và những hoạt động diễn ra trên
mọi lĩnh vực đời sống để phục vụ nhu cầu về thể xác của con người.
2.1.5.4 Khái niệm đời sống văn hoá
Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, văn hóa là tổng thể
nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong
quá trình lịch sử; là những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu
đời sống tinh thần.
Vì vậy, đời sống văn hóa được hiểu là toàn bộ những điều kiện sinh
hoạt tồn tại xung quanh con người và những hoạt động diễn ra trên lĩnh vực
văn hóa nhằm phục vụ đời sống tinh thần của con người.

- 14 -


Luận văn tốt nghiệp

Cao Thị Sự PTNT & KN-K51


2.1.6 Tác động của hoạt động thương mại đến hộ nông dân
Trong nền kinh tế nông thôn, ngành thương mại ngày càng có vị trí
quan trọng đối với hộ nông dân. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, khi tốc độ
công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn đang diễn ra mạnh
mẽ đã chuyển một phần lớn diện tích đất nông nghiệp sang xây dựng khu
công nghiệp, nhà máy,… làm giảm đáng kể diện tích đất canh tác của người
dân nông thôn. Mất đất sản xuất dẫn đến người nông dân mất hoặc thiếu việc
làm, thu nhập nông hộ giảm đáng kể. Đời sống của hộ từ đó bị ảnh hưởng
nghiêm trọng nếu hộ không tham gia vào các ngành kinh tế khác. Trước tình
hình đó, thương mại phát triển đã tác động lớn đến lao động và hộ về mọi
mặt.
Tác động hoạt động thương mại đến hộ nông dân là những ảnh
hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp, theo hướng tích cực hay hạn chế của hoạt
động thương mại đến hộ nông dân. Những ảnh hưởng đó có thể là ảnh hưởng
của hoạt động thương mại bên trong hoặc bên ngoài hộ nông dân.
Cụ thể, chúng ta xét tác động của hoạt động thương mại đến hộ nông
dân trên các khía cạnh sau:
2.1.6.1 Tác động hoạt động thương mại đến việc làm của lao động trong hộ
nông dân
Hoạt động thương mại nông thôn diễn ra đa dạng dưới nhiều hình
thức khác nhau như kinh doanh buôn bán các mặt hàng nông sản, nguyên vật
liệu, hàng tiêu dùng,…; vận tải hàng hoá; cho thuê mặt bằng - cửa hàng; đầu
tư thương mại;… Vì vậy, thương mại phát triển đã tạo việc làm cho hàng
nghìn lao động nông thôn.
Việc làm từ thương mại có thể là việc làm mới giải quyết vấn đề thất
nghiệp hoặc việc làm được tạo thêm giải quyết vấn đề thiếu việc làm cho lao
động nông thôn. Các nông hộ chủ yếu phát triển sản xuất nông nghiệp do
chính lao động trong hộ thực hiện, do đó khi đất nông nghiệp không còn thì

- 15 -



Luận văn tốt nghiệp

Cao Thị Sự PTNT & KN-K51

lao động trong hộ trở thành thất nghiệp. Và khi thương mại phát triển đã tạo
việc làm mới cho người lao động cũng chính là giải quyết vấn đề thất nghiệp
cho người lao động. Mặt khác, chúng ta có thể thấy rằng nông nghiệp là
ngành sản xuất mang tính thời vụ cao cho nên lực lượng lao động chỉ tham
gia vào xản xuất nông nghiệp rơi vào tình trạng thiếu việc làm do có “thời
gian nông nhàn”. Do đó, khi hoạt động thương mại phát triển đã góp phần tạo
thêm việc làm, giải quyết vấn đề thiếu việc làm đồng thời làm thay đổi cơ cấu
việc làm của người lao động.
2.1.6.2 Tác động hoạt động thương mại đến thu nhập nông hộ
Hoạt động thương mại tạo việc làm cho người lao động đồng thời góp
phần tăng thu nhập cho nông hộ. Thu nhập trong nông hộ do nhiều nguồn tạo
nên, trong đó chủ yếu là do lao động trong hộ tham gia lao động sản xuất tạo
ra. Người lao động tham gia lao động là thực hiện công việc một cách có chủ
ý nhằm mục đích tạo thu nhập cho bản thân và gia đình. Do vậy, khi tham gia
hoạt động thương mại, người lao động đã tạo ra và làm tăng thêm thu nhập
cho hộ.
Mặt khác, hoạt động thương mại diễn ra thường xuyên trong năm do
đó đảm bảo nguồn thu nhập đều đặn cho hộ. Vì thế, thu nhập của hộ tham gia
thương mại không chỉ tăng mà còn ổn định hơn so với thời kỳ sản xuất nông
nghiệp. Nhiều hộ sau khi tham gia hoạt động thương mại đã thoát nghèo và
vươn lên làm giàu.
2.1.6.3 Tác động hoạt động thương mại đến đời sống vật chất của nông hộ
Thương mại phát triển tạo việc làm góp phần tăng thu nhập, thu nhập
tăng lại cải thiện và nâng cao đời sống của hộ. Đây chính là một chuỗi những

mắt xích kết quả phía sau việc phát triển thương mại.
Thu nhập quyết định mức sống của hộ cho nên thu nhập tăng đã tác
động làm thay đổi lớn đến đời sống vật chất cũng như tinh thần của hộ.
Nguồn thu hạn hẹp, hộ phải chi tiêu tiết kiệm và có kế hoạch, nên chi cho cái

- 16 -


Luận văn tốt nghiệp

Cao Thị Sự PTNT & KN-K51

gì trước, cái gì sau, cái gì ít cái gì nhiều, cái gì nên và cái gì không nên chi.
Thu nhập tăng nên hộ có điều kiện chi tiêu phục vụ đời sống vật chất đảm
bảo, đầy đủ và ngày càng tiện nghi hơn. Khi đó, hộ không chỉ ăn no mà có thể
ăn ngon, ăn đủ chất; mặc không chỉ đủ ấm hay đủ mát mà cao hơn là mặc đẹp;
không chỉ ở nhà ngói mà có thể xây dựng các ngôi nhà khang trang với đầy
đủ tiện nghi sinh hoạt như tivi, tủ lạnh, máy giặt, loa thùng, đầu đĩa,…; các
thành viên trong hộ không chỉ có phương tiện đi lại mà là những phương tiện
có giá trị như xe đạp – xe máy “sịn”, ô tô;… Như vậy, thương mại cũng đã
góp phần tạo nên cuộc sống mới cho các nông hộ, đảm bảo cuộc sống sung
túc, đầy đủ hơn.
2.1.6.4 Tác động hoạt động thương mại đến đời sống văn hoá trong nông hộ
Trong đề tài này, để tạo cơ sở lý luận đúng đắn và khoa học cho
nghiên cứu, chúng tôi phân tích đời sống văn hoá trong nông hộ trên hai
phương diện chính là đời sống tinh thần và các quan hệ xã hội của hộ.
- Đời sống tinh thần trong nông hộ:
+ Việc chăm sóc gia đình và con cái của người vợ - người mẹ:
Hoạt động thương mại chiếm một phần thời gian không nhỏ trong quỹ
thời gian. Do đó, phần thời gian còn lại giành cho chăm sóc con cái và gia

đình giảm đi. Đặc biệt với các hộ kinh doanh có con đi học nhỏ tuổi thì việc
chăm sóc con nhỏ hay dạy con học bị hạn chế bởi không có thời gian hoặc sự
mệt mỏi do công việc kinh doanh tạo ra.
Tuy nhiên, sự phát triển của thương mại tạo nên đời sống mới đầy đủ
hơn, hiện đại hơn lại có ảnh hưởng tốt nếu bố mẹ biết dựa vào nó để giáo dục
con cái về nền văn hoá truyền thống và hiện đại của quê hương, đất nước.
+ Vấn đề nghỉ ngơi giải trí của các thành viên trong hộ:
Một ảnh hưởng tốt mà sự phát triển thương mại tạo nên đó là đời sống
nông hộ đầy đủ hơn, thoải mái hơn không chỉ về vật chất mà cả tinh thần. Hộ
có điều kiện mua sắm các phương tiện phục vụ cho việc nghỉ ngơi, giải trí

- 17 -


Luận văn tốt nghiệp

Cao Thị Sự PTNT & KN-K51

hoặc tổ chức đi vui chơi nghỉ mát, du lịch. Các thành viên, đặc biệt là các con
có điều kiện tiếp thu những thành tựu hay công nghệ mới tăng thêm hiểu biết
qua truyền hình, internet,… Nhưng thời gian nghỉ ngơi giải trí lại giảm do
thời gian làm việc tăng.
- Các quan hệ xã hội của hộ:
Hộ nông dân là thành phần chủ yếu của xã hội nông thôn do đó hộ có
các quan hệ xã hội với xóm làng, họ tộc,... Vì vậy, hoạt động thương mại
cũng có ảnh hưởng đến các quan hệ xã hội của hộ. Đó là hộ có điều kiện
tham gia đóng góp về mặt tài chính trong các công việc của họ tộc, xóm làng.
Do đó, quan hệ giữa hộ với họ tộc và xóm làng trở nên gần gũi hơn.
Tuy nhiên, thời gian kinh doanh bận rộn nên đã làm giảm thời gian
đóng góp công sức tham gia vào các công việc hiếu hỉ của họ tộc, xóm làng.

Ở hấu hết các vùng nông thôn Việt Nam, cứ mỗi khi trong họ tộc hay xóm
làng có công việc lớn như cưới hỏi, ma chay,… thì hộ đều góp sức tham gia.
Đây chính là một nét đẹp truyền thống trong văn hoá nông thôn. Nhưng khi
công việc bận rộn thì sự đóng góp công sức ấy cũng giảm đi. Và điều này gây
ra ảnh hưởng đến sự gần gũi giữa hộ với họ tộc, xóm làng.
2.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI VÀ BÀI HỌC KINH
NGHIỆM PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VIỆT
NAM
2.2.1 Hoạt động thương mại của nông dân Võ Cường- Bắc Ninh
a) Tình hình thương mại của nông dân Võ Cường- Bắc Ninh
Phường Võ Cường (thành phố Bắc Ninh), nằm dọc theo tuyến quốc lộ
1A và đường 38 (Nguyễn Trãi) nên có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế, đặc
biệt là lĩnh vực dịch vụ và thương nghiệp. Chính vì vậy, nhiều năm qua, Võ
Cường đã trở thành một trung tâm chuyển các mặt hàng nông sản như dưa
hấu, hành tây, khoai tây, cải bắp,... cung ứng cho thị trường trong và ngoài

- 18 -


Luận văn tốt nghiệp

Cao Thị Sự PTNT & KN-K51

tỉnh, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình theo hướng thương
mại- dịch vụ, đưa kinh tế địa phương ngày một đi lên.
Phường Võ Cường hiện có 5 khu với tổng diện tích đất tự nhiên 795,4
ha, dân số trên 15 nghìn nhân khẩu, tương ứng với 2.420 hộ. Diện tích đất
nông nghiệp mấy năm gần đây ngày càng thu hẹp nhường chỗ cho đô thị hóa,
cả phường chỉ còn 324,8 ha, bình quân mỗi nhân khẩu chỉ còn 0,5 sào, ruộng
đất canh tác ở đây khá trù phú vì đồng đất bằng phẳng nên nhiều hộ nông dân

đã phát triển nông nghiệp theo hướng đô thị như trồng đào cảnh phục vụ Tết,
trồng rau xanh trái vụ và nhất là phát triển khu vực trồng rau an toàn. Mặt
khác, Võ Cường lại có lợi thế của tuyến đường 18 và quốc lộ 1B, thông
thương giữa Bắc Ninh và các tỉnh bạn như Hải Dương, Quảng Ninh, Lạng
Sơn, Hà Nội,... nên bà con đã tranh thủ lợi thế này để phát triển thương mại.
Ngay từ năm 2001, nhờ có tiền đền bù từ thu hồi đất nông nghiệp, phần
lớn các hộ gia đình ở Võ Cường đã biết phát huy đồng vốn đưa vào làm ăn
buôn bán. Mấy năm gần đây, kinh tế phát triển, nhiều khu công nghiệp, cụm
công nghiệp đi vào hoạt động thu hút hàng nghìn nhân công từ các nơi khác
về làm ăn sinh sống tại địa phương, vì thế người dân Võ Cường đã mạnh dạn
đưa vốn vào để đầu tư xây dựng các dãy nhà trọ cho công nhân, học sinh
thuê; các cửa hàng, đại lý đua nhau mọc lên dọc trục đường và khắp các khu
dân cư trên địa bàn thúc đẩy hoạt động thương mại, dịch vụ diễn ra sôi động.
Dọc hai bên đường thuộc địa phận phường Võ Cường không còn buôn
bán những mặt hàng nhỏ lẻ như trước kia, mà đã trở thành một đô thị văn
minh, nhiều gia đình đã đầu tư hàng tỷ đồng để xây dựng các khu nhà nghỉ
cho chuyên gia nước ngoài làm việc tại các khu công nghiệp lân cận đến thuê
với thu nhập trên nghìn USD/ tháng. Võ Cường còn là đầu mối trung chuyển
các mặt hàng hoa và rau quả tươi khá lớn của khu vực đồng bằng sông Hồng
phục vụ cho các thị trường khu vực và cả nước với gần 30 đại lý lớn nhỏ mỗi
ngày tiêu thụ trên 100 tấn rau quả các loại. Hoa và rau quả ở đây mùa nào thứ

- 19 -


Luận văn tốt nghiệp

Cao Thị Sự PTNT & KN-K51

ấy từ các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hưng Yên tập kết về chợ

Hoà Đình (chợ trung tâm của phường) rồi theo thương lái cung ứng cho các
thành phố lớn, kể cả vào tận miền Nam sang các nước bạn như Lào và
Campuchia.
Ngoài ra, các mặt hàng gia dụng như điện tử, điện lạnh, điện dân dụng,
quần áo may sẵn cũng được các cửa hàng bày bán khắp trục đường trung tâm
và các khu dân cư. Song song với sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động
buôn bán hàng nông sản và hoa quả đã kéo theo dịch vụ vận tải chuyên chở
hàng hóa phục vụ cho các đại lý cũng phát triển, hiện cả phường có hàng trăm
ô tô vận tải các loại chuyên nhận chở thuê các mặt hàng nông sản, hoa quả,
vận chuyển thuê vật liệu xây dựng phục vụ nhu cầu cho các công trình trên
địa bàn thành phố. Ngoài vận tải, hoạt động xây dựng cũng phát triển mạnh,
trên địa bàn phường hiện có 53 doanh nghiệp thì có 13 doanh nghiệp chuyên
về xây dựng và hàng chục cai thầu xây dựng dân dụng thu hút đến trên 2300
lao động địa phương...
Cùng với đẩy mạnh phát triển các loại hình buôn bán, đồ dân dụng,
hoa quả, dịch vụ vận tải, xây dựng, các hộ dân Võ Cường còn tích cực nhân
cấy, phát triển thêm nghề các nghề mới như mây tre đan, mộc dân dụng điển
hình như hộ ông Nguyễn Xuân Hồng và ông Nguyễn Tài Luyện ở Xuân ổ A
chuyên sản xuất mộc dân dụng, mỗi hộ thu hút trên 10 lao động với mức thu
nhập 1,7 triệu đồng/người/tháng… Nhờ kinh tế phát triển theo hướng đa nghề
nên đã giải quyết được hàng trăm lao động lúc nông nhàn đem lại hiệu quả
kinh tế cao. Hiện nay, số hộ gia đình tại Võ Cường tham gia vào các hoạt
động thương nghiệp, dịch vụ chiếm tới 66,8% số hộ toàn phường.
Nhanh nhạy với thời cuộc và biết tận dụng lợi thế đắc địa, người dân
Võ Cường đã biết phát huy “Ai giỏi nghề gì làm nghề đó”, các ngành nghề ở
nơi đây đã phát triển không ngừng, làm giàu cho gia đình, đồng thời thúc đẩy
kinh tế địa phương đi lên. Trên quê hương Võ Cường hôm nay nhà cao tầng

- 20 -



Luận văn tốt nghiệp

Cao Thị Sự PTNT & KN-K51

kiến trúc hiện đại mọc lên san sát làm cho bộ mặt phố phường ngày càng đổi
mới, đời sống người dân ngày một sung túc.
b) Kinh nghiệm từ phát triển thương mại của nông dân Võ Cường
Thương mại Võ Cường phát triển không ngừng là nhờ người dân nơi
đây nhanh nhạy với thời cuộc và biết tận dụng lợi thế đắc địa. Võ Cường là
một minh chứng sống cho sự phát triển thương mại của nông dân trên cả
nước. Từ sự phát triển của Võ Cường, chúng ta có thể rút ra một số bài học
kinh nghiệm cho nông dân cả nước trong lĩnh vực thương mại như sau:
Một là, người dân phải tranh thủ hết sức lợi thế về vị trí địa lý để phát
triển thương mại. Những địa phương có vị trí trung tâm hay giao thoa giữa
nhiều vùng là những nơi có điều kiện thuận lợi để phát triển không chỉ về
kinh tế mà cả về văn hóa, xã hội do đó phải biết tận dụng lợi thế đó để phát
triển.
Hai là, mạnh dạn đầu tư và phát huy đồng vốn để phát triển thương mại
nói riêng và tổng thể ngành kinh tế nói chung. Tiền không sử dụng đến là tiền
chết, vì vậy phải phát huy nó thành đồng vốn, đầu tư để kinh doanh đem lại
lợi nhuận. Từ số tiền đền bù do thu hồi đất nông nghiệp,người dân Võ Cường
đã biết phát huy đồng vốn đưa vào làm ăn buôn bán và tạo nên một Võ Cường
giàu mạnh hôm nay.
Ba là, đa dạng hoá các lĩnh vực cũng như sản phẩm kinh doanh, phát
huy hết sức mọi điều kiện sãn có để phát triển. Bên cạnh những khó khăn,
mỗi địa phương, mỗi vùng miền còn có nhiều điều kiện thuận lợi để phát
triển. Vì vậy, chúng ta cần nắm bắt và phân tích kỹ những khó khăn để hạn
chế; tận dụng phát huy hết mọi tiềm năng, thuận lợi để phát triển và tạo nên
sự phát triển đa dạng trong các ngành nghề kinh doanh.


- 21 -


Luận văn tốt nghiệp

Cao Thị Sự PTNT & KN-K51

2.2.2 Tình hình thương mại của huyện Mộc Hóa- Đồng Tháp Mười
a) Tình hình thương mại huyện Mộc Hoá- Đồng Tháp Mười
Mộc Hóa là một huyện trung tâm vùng Đồng Tháp Mười, có lợi thế về
sản xuất nông – lâm – thủy sản và thương mại – dịch vụ, đặc biệt là du lịch
qua cửa khẩu quốc gia Bình Hiệp và hiện nay đã được Chính phủ công nhận
Cửa khẩu Quốc tế góp phần thúc đẩy nền kinh tế biên mậu phát triển, thúc
đẩy ngành thương mại – dịch vụ và các ngành khác phát triển theo.
Theo báo cáo của Phòng Công Thương huyện Mộc Hóa, hiện nay trên
địa bàn huyện đã được tỉnh và Trung ương đầu tư vốn để nâng cấp, mở rộng
tuyến Quốc lộ 62 đoạn từ Ngã tư xã Bình Hiệp đến Cửa khẩu, làm mới các
tuyến đường từ Quốc lộ 62 đến UBND xã Tân Thành, đường từ UBND xã
Bình Hòa Đông đến UBND xã Bình Thạnh phục vụ tốt cho nhu cầu đi lại của
nhân dân, làm thay đổi bộ mặt của toàn huyện; đồng thời tạo điều kiện thuận
lợi cho việc phát triển, lưu thông hàng hóa giữa các vùng với nhau, nhất là
trong lĩnh vực xuất khẩu hàng nông sản và các mặt hàng khác qua đường cửa
khẩu Quốc tế. Hoạt động thương mại – dịch vụ ổn định và có bước phát triển,
nhất là việc đảm bảo đủ lượng hàng hóa phục vụ sản xuất và đời sống của
nhân dân; Hệ thống bán lẻ hàng hóa rộng khắp 13 xã, thị trấn, trên cơ sở
hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” bước đầu
mang lại hiệu quả thiết thực.
Tính đến 30/10/2009 trên địa bàn huyện có 2.147 hộ kinh doanh cá thể
xin giấy phép đăng ký hoạt động sản xuất – kinh doanh thương mại, chủ yếu

tập trung tại Thị trấn Mộc Hóa, xã Bình Hiệp (2 chợ), xã Tân Lập (1 chợ); các
xã còn lại có hoạt động kinh doanh thương mại chủ yếu tập trung tại các cụm
tuyến dân cư vượt lũ nhưng số lượng ít và rải rác nên không tập trung thành
chợ.

- 22 -


Luận văn tốt nghiệp

Cao Thị Sự PTNT & KN-K51

Mộc Hóa còn là một huyện thuần nông, do vậy thương mại – dịch vụ –
du lịch huyện còn phát triển chậm và thu nhập mang lại từ các ngành này
cũng còn nhiều hạn chế, hoạt động thương mại – dịch vụ chủ yếu là hệ thống
bán lẻ. Huyện có 01 chợ tại thị trấn Mộc Hóa với hơn 1.000 hộ tiểu thương và
doanh nghiệp tư nhân hoạt động, Công ty CP TM Mộc Hóa là đơn vị đầu mối
lớn của huyện phân phối hàng hóa cho 3 huyện Mộc Hóa – Vĩnh Hưng – Tân
Hưng, còn lại là các hộ cá thể cung cấp nguồn hàng với số lượng không lớn
và hệ thống kho chứa còn tương đối nhỏ. Trong khi đó nhu cầu kinh doanh
của hộ tiểu thương chợ Mộc Hóa hiện nay rất lớn, nguyên nhân chính là do
khu vực trong nhà lồng chợ chưa được đầu tư nâng cấp xây dựng, các hộ tiểu
thương còn chiếm dụng lề đường để buôn bán do khâu quản lý còn chưa tốt.
Nhìn chung mặt hạn chế lớn nhất của ngành thương mại – dịch vụ
huyện Mộc Hóa là: (1) Chợ Mộc Hóa chưa được đầu tư mở rộng để thu hút
phát triển kinh doanh buôn bán; (2) Nguồn vốn đầu tư xây dựng chợ nông
thôn hiện nay còn gặp khó khăn.
Yêu cầu đặt ra là đẩy mạnh hoạt động thương mại – dịch vụ để đảm
bảo hàng hóa thiết yếu đáp ứng yêu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân
đồng thời góp phần tăng trưởng kinh tế hàng năm. Giải pháp thực hiện bao

gồm: (1) Cần mở rộng hệ thống chợ nông thôn ở các xã, kêu gọi đầu tư xây
dựng Trung tâm thương mại – dịch vụ - du lịch, khu trung tâm văn hóa thể
dục thể thao, khai thác triệt để tiềm năng kinh tế khu du lịch sinh thái làng nổi
Tân Lập và thương mại tại Cửa khẩu Quốc tế nhằm tạo môi trường phát triển
kinh doanh lành mạnh và hợp tác cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp; (2) Nâng
cao hiệu quả chương trình xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho lao
động nông thôn; (3) Tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế cho huyện Mộc
Hóa nói riêng và tỉnh Long An nói chung; (4) Tạo sự chuyển dịch cơ bản và
toàn diện về cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành thương
mại, dịch vụ, du lịch; (5) Phát triển thị trường và mở rộng quan hệ hợp tác đối

- 23 -


Luận văn tốt nghiệp

Cao Thị Sự PTNT & KN-K51

ngoại trong khu vực: hợp tác với Campuchia qua các hình thức liên doanh,
liên kết trong các lĩnh vực chế biến nông sản, vật liệu xây dựng, sản xuất hàng
công nghiệp nhẹ,…
b) Kinh nghiệm từ phát triển thương mại của nông dân Mộc Hoá
Mộc Hóa là một huyện trung tâm vùng Đồng Tháp Mười, có lợi thế về
thương mại và các ngành kinh tế khác. Nhưng thực tế cho thấy, Mộc Hoá
chưa thành công trong phát triển thương mại và đó cũng là một bài học kinh
nghiệm cho các địa phương khác khắc phục những gì mà Mộc Hoá chưa làm
được. Cụ thể:
Một là, đầu tư mở rộng hệ thống chợ nông thôn và xây dựng các Trung
tâm thương mại, đặc biệt là hệ thống chợ. Đối với khu vực nông thôn và
người nông dân thì chợ là nơi giao lưu trao đổi hàng hoá, là nơi cung cấp các

đồ dùng chủ yếu phục vụ cuộc sống. Vì vậy, hệ thống chợ nông thôn cần
được chú trọng đầu tư xây dựng và mở rộng. Còn những nơi có điều kiện có
thể xây dựng thêm trung tâm thương mại để phục vụ nhu cầu cuộc sống ngày
càng cao của người dân.
Hai là, mở rộng hợp tác qua các hình thức liên doanh liên kết và phát
triển thị trường trong các lĩnh vực chế biến nông sản, vật liệu xây dựng, sản
xuất hàng công nghiệp nhẹ,... Nền kinh tế hiện nay là nền kinh tế mở và hội
nhập, vì thế chúng ta phải tăng cường hợp tác trong và ngoài nước để tạo nên
sự phát triển ổn định và lâu dài.

- 24 -


Luận văn tốt nghiệp

Cao Thị Sự PTNT & KN-K51

PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN XÃ DIỄN THÁP
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Diễn Tháp là xã đồng bằng nằm ở Tây Bắc huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ
An, cách xa trung tâm huyện 12 km. Diễn Tháp nằm trên cồn cát cao chạy từ
Bắc đến Nam huyện Diễn Châu, ở độ cao 12m so với mặt nước biển; ở vị trí
180 vĩ Bắc, 1030 kinh Đông.
Địa bàn xã nằm dọc theo và cách hai tuyến đường giao thông lớn là
Quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc Nam về phía Đông hơn 2km qua cánh
đồng. Ngoài ra, xã còn nằm ở vị trí trung tâm giữa các tuyến đường Quốc lộ
7, Quốc lộ 38 ở phía Nam; Quốc lộ 48 ở phía Bắc nối với các huyện phía Tây

Nghệ An. Phía Đông giáp xã Diễn Hồng; phía Nam giáp Diễn Xuân và Diễn
Kỷ- là hai xã có đường Quốc lộ 38 chạy qua theo hướng Đông- Tây; phía Tây
giáp xã Diễn Liên; phía Bắc giáp xã Đô Thành huyện Yên Thành. Do đó,
Diễn Tháp có điều kiện mở rộng quan hệ hợp tác, là điều kiện thuận lợi cho
giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hoá và phát triển sản xuất, tạo điều kiện cho
công nghiệp hoá hiện đại hoá.
b) Địa hình
Diễn Tháp nằm trên cồn cát cao chạy từ Bắc đến Nam huyện Diễn
Châu, ở độ cao 12m so với mặt nước biển. Xã có địa hình tương đối bằng
phẳng. Đất thổ cư trên địa bàn xã chia làm ba làng Cồn Cát, Xuân Tháp và
Cồn Vang. Trong đó, làng Cồn Vang nằm tách biệt về phía Đông Nam xã và
có vị trí gần với Quốc lộ 1A.

- 25 -


×