Tải bản đầy đủ (.) (26 trang)

Sáng kiến quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.38 KB, 26 trang )

Hội thi tổ trưởng giỏi cấp huyện

Sáng kiến
“Một số biện pháp đổi mới SHCM
theo hướng nghiên cứu bài học”
GV: Nguyễn Châu Tuấn.
Trường THCS TT Chi Nê


Chương I: Tổng Quan.
1 . Cơ sở lý luận
2. Phương pháp nghiên cứu.
3. Mục tiêu
Chương II: Mô Tả sáng kiến.
1. Nêu vấn đề.
2. Giải pháp thực hiện sáng kiến.
3. khả năng áp dụng nhân rộng sáng kiến.
Chương III: Kết luận chung và đề xuất.
1. Kết luận.
2. Đề xuất


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1- Cơ sở lý luận.

Sinh hoạt tổ chuyên môn là một hoạt động nhằm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho giáo viên, góp phần tháo
gỡ những khó khăn trong quá trình giảng dạy và thực hiện nhiệm vụ. Sinh hoạt tổ chuyên môn là những vấn đề về thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo
dục học sinh, thực hiện các văn bản chỉ đạo, thực thi nhiệm vụ năm học và các yêu cầu mang tính thức tiễn được mang ra thảo luận, phân tích dưới nhiều
góc độ và rút ra những kết luận sư phạm, những biện pháp khả thi có thể vận dụng vào thực tiễn, từ đó nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo
viên. Sinh hoạt tổ chuyên môn nhằm góp phần bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS. Vậy thực chất của việc sinh hoạt tổ chuyên
môn theo hướng nghiên cứu bài học là gì? Đó chính là những vấn đề xoay quanh câu hỏi “Làm thế nào để nâng cao hiệu quả giờ dạy, chất lượng học tập


của học sinh? Làm thế nào để giáo viên hào hứng tham gia sinh hoạt tổ chuyên môn?” là cả một vấn đề cần quan tâm, xuất phát từ nhu cầu của thực tế,
bản thân tôi thấy rằng so với hình thức sinh hạt chuyên môn trước kia chỉ nặng về công tác đánh giá nhiệm vụ thực hiện thì việc đổi mới sinh hoạt tổ
chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học trong hai năm trở lại đây đã mang lại những hiệu quả thiết thực cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy.
Trong hai năm học liên tiếp thực hiện việc đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn tổ Khoa học tự nhiên của trường THCS TT Chi Nê,
tôi đã đúc kết cho mình một số biện pháp về việc chỉ đạo tổ chuyên môn sinh hoạt theo hướng nghiên cứu bài học và thu được những kết quả rất khả
quan qua sáng kiến “Một số biện pháp đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học”


2. Phương pháp tiếp cận tạo ra sáng kiến.
Trong quá trình nghiên cứu sáng kiến này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Ph­¬ng ph¸p điều tra , khảo sát.
- Ph­¬ng ph¸p tæng kÕt, ®¸nh gi¸.
3. Mục tiêu:
Nhằm nêu lên những biện pháp hữu hiệu nhất để tháo gỡ những khó khăn, tồn tại. Từng bước nâng dần chất
lượng sinh hoạt của tổ chuyên môn, tạo ra động lực mới, giúp giáo viên hứng thú với hoạt động sinh hoạt chuyên
môn. Từ đó, giáo viên phát huy hết khả năng sáng tạo của bản thân, tạo ra những sản phẩm lao động sư phạm có
giá trị. Góp phần tích cực vào công tác nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.


CHƯƠNG II: MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1- Vấn đề của sáng kiến:
Sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học là một quá trình các GV tham gia vào các
khâu từ chuẩn bị, thiết kế bài học sáng tạo, dạy thể nghiệm, dự giờ, suy ngẫm và chia sẻ các ý kiến sâu
sắc về những gì đã diễn ra trong việc học của HS. Đây là hoạt động học tập lẫn nhau, học tập trong thực
tế, là nơi thử nghiệm và trải nghiệm những cái mới, là nơi kết nối lý thuyết với thực hành, giữa ý định
và thực tế. Trong quá trình học tập đó, GV sẽ học được nhiều điều để phát triển năng lực chuyên môn
mới. Để đảm bảo sinh hoạt chuyên môn hiệu quả, trước hết các tổ chuyên môn trong nhà trường cần coi
sinh hoạt chuyên môn là trụ cột, là chính sách quan trọng nhất để đổi mới nhà trường, nâng cao chất

lượng việc học của HS. Từ đó giúp GV hiểu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của sinh hoạt chuyên môn và
cùng nhau nhất trí quyết tâm thực hiện sinh hoạt chuyên môn mới.


2. Giải pháp thực hiện sáng kiến.
SHCM theo hướng nghiên cứu bài học cần được thực hiện theo quy trình 4 bước sau đây:
2.1. Chuẩn bị BHMH.
Khuyến khích GV tự nguyện đăng ký tự chọn môn, bài học để dạy minh họa làm cho người tham dự sẽ học tập được
nhiều hơn. Nếu không có GV tự nguyện, Tổ lựa chọn GV, môn, bài học và lớp dạy minh họa. Các GV trong tổ cần được cử
quay vòng, để lần lượt ai cũng được dạy minh họa.
Nhất thiết Tổ phải yêu cầu để tất cả các GV được tham gia vào SHCM và cùng phối hợp với nhau khi soạn bài và thực
hiện BHMH. Đặc biệt, đối với những GV còn tự ti, càng nên được giúp đỡ, hỗ trợ trực tiếp. Nhóm, tổ chuyên môn cũng có thể
chọn môn, chọn bài dạy, chọn GV thực hiện BHMH và cùng trao đổi về kế hoạch bài học. BHMH cần phải thể hiện tính sáng
tạo, áp dụng các PPDH và KTDH mới để cùng nghiên cứu thông qua dự giờ, suy ngẫm, chia sẻ. Ví dụ như điều chỉnh mục tiêu
bài học; chọn nội dung thú vị cho bài học; thiết kế các hoạt động theo tiến trình linh hoạt; bố trí chỗ ngồi của HS sáng tạo; đặt
câu hỏi hay, đào sâu suy nghĩ của HS, để HS hứng thú, phát huy tính tích cực của HS... Nên tôn trọng và khuyến khích sự tự
chủ, sáng tạo của GV khi soạn bài với ý tưởng mới. Mục tiêu, nội dung và phương pháp của giờ học do GV dạy minh họa chủ
động lựa chọn. Do đó, GV dạy minh họa cần tự quyết định mục tiêu bài học, lựa chọn nội dung, TBDH, kết cấu và tiến trình bài
học.


Để SHCM đạt chất lượng cao, Tổ cần khuyến khích sự chủ động tìm tòi, sáng tạo của tất cả các GV khi chuẩn bị BHMH và áp
dụng vào việc dạy học hàng ngày. GV phải tích cực, chủ động tự đọc, tự học, nghiên cứu tài liệu mới; nghiên cứu và thử nghiệm các
bài dạy với thiết kế bài học sáng tạo, mới mẻ khi chuẩn bị BHMH hoặc trong khi tiến hành bài học hàng ngày. Điều quan trọng là xem
xét sự sáng tạo đó có phù hợp việc học của HS không và đem lại hiệu quả như thế nào. GV nên thảo luận kế hoạch bài học với các
đồng nghiệp dạy cùng khối và thậm chí là khác khối nữa. Điều quan trọng trong SHCM cũng như trong dạy học hàng ngày là GV
không bám vào mô hình lý tưởng nhất định mà phải biết đưa ra tiến trình dạy học thay đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác phù
hợp với tình huống học thực tế của HS. Một BHMH tốt là một bài học có sự sáng tạo, thể hiện một hay các khía cạnh sau:
- Bài học đặt ra các mục tiêu mới có ý nghĩa hơn với HS, có thể khác với các sách hướng dẫn chung hiện nay.
- Bài học có điều chỉnh nội dung bài dạy trong sách giáo khoa cho phù hợp và có ý nghĩa đối với HS.

- Có ý định sáng tạo về hình thức và kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập để nâng cao chất lượng bài học.


    2.2. Tiến hành dự giờ.
Tiến hành dự giờ là bước để giáo viên dạy minh họa tiến hành bài học và các GV khác dự
giờ, thu thập thông tin để chuẩn bị cho việc suy ngẫm và chia sẻ.
Việc bố trí dự giờ là khâu quan trọng trong SHCM, là cơ sở để GV có cách nhìn mới, nhận
ra các vấn đề liên quan đến công việc của bản thân và đồng nghiệp. Để đảm bảo hiệu quả việc dự
giờ cần lưu ý làm tốt các bước chuẩn bị bài học, tiến hành dạy minh họa của người dạy minh họa,
tổ chức dự giờ theo quan sát mới và quay phim video bài học. Các bước cụ thể như sau:
- Chuẩn bị lớp dạy minh họa và bố trí người dự giờ:
Bố trí lớp dạy minh họa có đủ chỗ ngồi hoặc đứng cho người quan sát thuận lợi. Nếu lớp học quá
chật hẹp, không đủ chỗ cho người dự, nên chia GV dự giờ theo nhóm, khối.


- Điều chỉnh số lượng người dự giờ vừa mức. Nếu quá đông, GV sẽ không quan sát tốt và HS bị
ảnh hưởng khi học. Việc suy ngẫm, phản hồi của GV dự giờ cũng bị hạn chế vì không đủ thời gian cho
mọi người phát biểu, không tạo ra được mối quan hệ lắng nghe.
- Việc dự giờ cần đảm bảo không làm ảnh hưởng đến việc học của HS, không gây khó khăn cho
GV dạy minh họa. Thực hiện tốt nguyên tắc khi dự giờ phải tập trung vào việc học của HS. SHCM mới
khác so với cách làm truyền thống ở đối tượng quan sát (dự giờ truyền thống là quan sát việc dạy của
GV, dự giờ mới là quan sát việc học của HS). Để làm được như vậy thì:
- Người dự giờ phải chuyển đối tượng quan sát từ GV sang HS và quan sát kỹ xem các em cảm
nghĩ thế nào trong giờ học; không nên quá chú trọng vào ghi chép hay những hành động của GV dạy,
vì như thế sẽ không quan sát được HS - những nhân vật trung tâm của giờ dạy. Nếu GV chỉ quan tâm
ghi chép tiến trình, nội dung giờ học thì không quan sát được việc học của HS một cách tỷ mỉ, đầy đủ
và sẽ không có đủ thông tin để suy ngẫm và chia sẻ. Chỉ ghi chép khi nào thật sự cần thiết.


- Cần quan sát thái độ, nét mặt, hành vi, lời nói, cử chỉ và điệu bộ, lời nói, sự quan tâm của HS với bài học, mối quan hệ giữa các em HS,

việc làm và sản phẩm học tập của HS... Đặc biệt chú ý đến sự thay đổi của các em trước hành vi của GV và bạn bè kể cả khi thay đổi hoạt động
học tập.
- Người dự giờ có thể kết hợp bao quát toàn cảnh lớp học và chọn tìm những HS tiêu biểu nhất, điển hình nhất để tập trung chú ý, thu thập
thông tin. Cố gắng lắng nghe những câu trả lời, có ý kiến của HS hoặc nhìn xem kết quả bài làm của HS ra sao? Kết hợp với những thông tin thu
được đó, suy nghĩ xem tình hình đó xảy ra ở số đông hay số ít HS? Nguyên nhân tại sao lại như vậy?
Vị trí quan sát rất quan trọng. Người dự giờ muốn có nhiều thông tin và thông tin chính xác về việc học của HS thì cần chọn vị trí ngang
lớp học hoặc phía trên lớp học (đối diện với HS) để có thể quan sát nét mặt của HS càng nhiều càng tốt. GV không nên ngồi phía cuối lớp, sau
lưng HS. Vì chỗ quan sát ở phía trên có hạn, GV dự giờ có thể đứng cạnh lớp để bao quát lớp học, đôi khi có thể quan sát được cụ thể việc làm,
sản phẩm học tập của HS. Khi HS ngồi theo nhóm hoặc trong khi hoạt động nhóm hay hoạt động cá nhân thì GV dự giờ có thể đến gẩn các em để
quan sát nhưng đảm bảo không che khuất tầm nhìn của GV đứng lớp, có thể cúi người thấp xuống ngang hàng cùng các em HS.


Quan sát việc học của từng HS một cách tỉ mỉ giúp GV có thông tin phong phú để
suy ngẫm và chia sẻ. Dần dần, sau một thời gian sẽ hình thành thói quen và năng lực quan
sát tinh tế, nhạy cảm về HS - một phẩm chất và năng lực mới, đặc biệt quan trọng để GV
cải tiến việc dạy học của mình.
Qua dự giờ mỗi GV có cái nhìn và cách nhìn khác nhau, có suy nghĩ cảm nhận khác
nhau về HS và bài học của các em. Khi các ý kiến khác nhau đó được chia sẻ cho mọi
người cùng thấy sẽ làm cho việc phân tích bài học trở nên phong phú, sâu sắc, đa chiều, đa
dạng. Từ đó, GV có cái nhìn toàn cảnh, phong phú và rõ nét hơn về tất cả các vấn đề liên
quan đến việc dạy và việc học và các cách giải quyết chúng.


Đặc biệt, khi từ bỏ thói quen quan sát việc dạy của GV, người dự và người dạy sẽ thấy tất cả cùng
nhau hướng về một điểm chung là việc học của HS. Họ không còn để ý đến những khoảng cách về năng lực
giữa các GV, thoải mái hơn khi trao đổi và chia sẻ ý kiến. Từ đó họ dễ dàng chấp nhận lẫn nhau và họ sẽ chỉ
quan tâm đến những khó khăn của người GV trước sự thay đổi phức tạp trong học tập của HS.
Tóm lại GV dự giờ chỉ quan sát, suy ngẫm về việc học và các vấn đề liên quan đến việc học của HS.
Người dự giờ phải quan sát tỉ mỉ, tinh tế, nhạy cảm việc học của từng HS để suy ngẫm và chuẩn bị chia sẻ ý
kiến phong phú, sâu sắc. Những dấu hiệu từ HS thể hiện rõ ở khuôn mặt, lời nói, điệu bộ, sản phẩm học tập...

Không nên chỉ quan sát việc dạy của GV, cần chú ý quan sát mối quan hệ phản ứng của HS trước nội dung
bài học và hành động của GV. Không coi trọng việc ghi chép tiến trình bài dạy. GV dự giờ thoải mái ghi
chép trong sổ dự giờ. Khi kiểm tra, nhà trường nên đánh giá sổ dự giờ của GV theo hướng này.


2. 3. Suy ngẫm, thảo luận về bài học.
Suy ngẫm và chia sẻ ý kiến của các GV về bài học sau khi dự giờ là đặc biệt quan trọng,
là công việc có ý nghĩa nhất trong SHCM, là yếu tố quyết định chất lượng và hiệu quả của
SHCM. Vì suy ngẫm gắn liền với thảo luận và chia sẻ ý kiến. Các ý kiến đưa ra nhiều hay ít,
tinh tế và sâu sắc hay hời hợt và nông cạn sẽ quyết định hiệu quả học tập, phát triển năng lực
của tất cả những người tham gia vào SHCM. Tuy nhiên, đây là khâu khó và phức tạp nhất
nhưng đặc biệt thú vị, rất cần có tinh thần cộng tác, xây dựng của người tham gia và đặc biệt
vai trò, năng lực của người chủ trì.
Suy ngẫm khác đánh giá ở chỗ không có tiêu chuẩn và tiêu chí cụ thể nào. Suy ngẫm là
những phán đoán về những thực tế vừa xảy ra trong giờ dự và đã từng xảy ra với bản thân
người dự giờ (dựa vào năng lực, hiểu biết, kinh nghiệm vốn có để suy ngẫm).


Khi suy ngẫm và chia sẻ, cần đảm bảo ai cũng phải có ý kiến riêng; ý kiến phải cụ thể, tỉ mỉ; lắng nghe và tôn trọng các ý kiến của
nhau; không xếp loại giờ dạy; không phê bình, chỉ trích GV và HS. Người dự giờ phải có suy ngẫm sâu sắc vể việc học của HS và
các vấn đề liên quan để đưa ra ý kiến riêng càng cụ thể, tỉ mỉ càng tốt, không nói chung chung. Mọi người phải lắng nghe và tôn
trọng các ý kiến của nhau khi thảo luận. GV phải đặt mình vào hoàn cảnh của GV dạy minh họa; đồng cảm với khó khăn và chia sẻ
thành công với GV dạy minh họa. Không nên quan tâm đến các tiêu chuẩn truyền thống của một giờ dạy như thời gian, nội dung
kiến thức, sự hoàn hảo về tiến trình lên lớp. Cần quan tâm đến thái độ, hành vi, suy nghĩ, sản phẩm học tập, thực tế việc học của các
em HS và mối quan hệ của chúng với ý định tiến hành của GV. Không nên rút ra kết luận thống nhất chung. Tuy nhiên có thể nhấn
mạnh lại các vấn để nổi bật, đáng quan tâm và chú ý trong buổi SHCM. Tuyệt đối không xếp loại giờ dạy minh họa trong SHCM (kể
cả trong suy nghĩ). Bởi vì giờ dạy là của chung mọi người khi tham gia SHCM (không của riêng giáo viên dạy minh họa). Thực tế,
không có giờ dạy hoàn hảo, giờ dạy chính là giờ học dành cho HS, không phải dành cho GV. Hơn nữa, việc học của HS không cố
định và muốn thay đổi cái cũ, áp dụng cái mới cần một quá trình lâu dài.



2.4. Áp dụng cho thực tế dạy học hàng ngày.
Đây là bước làm gián tiếp, không nằm trực tiếp trong quy trình SHCM. Tuy nhiên nó
không tách rời việc SHCM vì sau các buổi SHCM, giáo viên sẽ nghiên cứu vận dụng,
kiểm nghiệm những gì đã học và tự đúc rút thêm những vấn đề thắc mắc, băn khoăn. Trên
cơ sở đó tiếp tục tìm tòi trong SHCM (giáo viên có thể dạy lại bài học đó, chuẩn bị bài
minh họa tiếp theo) hoặc áp dụng các giờ dạy hàng ngày của mình. Việc làm này giúp giáo
viên trở thành những "nhà nghiên cứu thực hành". Việc SHCM suy cho cùng là để giáo
viên có năng lực mới, vận dụng trong công việc hàng ngày. Ý nghĩa đích thực của SHCM
là giúp giáo viên không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn để đảm bảo tốt việc nâng
cao chất lượng từng bài học của học sinh.


3- Khả năng áp dụng, nhân rộng sáng kiến.
Trong hai năm học liền kề áp dụng thực hiện việc đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng
nghiện cứu bài học tại tổ Khoa học tự nhiên trường THCS TT Chi Nê, tôi thấy sinh hoạt tổ chuyên
môn thực sự đã có chất lượng, khác hẳn với cách thức sinh hoạt chuyên môn trước kia chỉ nặng về
đánh giá nhiệm vụ được giao. Giờ đây các giáo viên trong tổ chuyên môn đã quen với việc làm mới
này, các đồng chí rất có ý thức và nhiệt tình trong việc xung phong đăng kí bài học và dạy minh họa,
không còn tình trạng e dè hoặc ngại ngùng để đồng nghiệp cùng tham gia góp ý cho bài dạy của
mình. Các đồng chí đã tự tin lên rất nhiều không còn cảm thấy khó khăn vướng mắc trước một nội
dung hay một vấn đề nào đó của bài học, môn học bởi nó đã được tháo gỡ qua việc trao đổi với các
đồng nghiệp trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn. Chính vị vậy mà chất lượng dạy của giáo viên
và kết quả học tập của học sinh được nâng lên rõ rệt, cụ thể là:


* Kết quả giảng dạy của giáo viên:
Chất lượng giáo viên
Năm học


Xếp loại G

Xếp loại K

Xếp loại TB

SL

Tỉ lệ

SL

Tỉ lệ

SL

Tỉ lệ

8/15

53,3%

7/15

46,7%

0

0


13/15

86,7%

2/15

13,3%

0

0

HKI 2014-2015
(Khi chưa áp dụng sáng kiến)

HKI 2015-2016
(Khi áp dụng sáng kiến)


* Kết quả chất lượng học tập của học sinh:
Chất lượng học sinh
Năm học

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu


SL

Tỉ lệ

SL

Tỉ lệ

SL

Tỉ lệ

SL

Tỉ lệ

37/258

14,4%

115/258

44,6%

86/258

33,4%

20/258


7,6%

63/258

24,4%

125/258

48,4%

66/258

25,6%

4/258

1,6%

HKI 2014 – 2015
(Khi chưa áp dụng sáng
kiến)
HKI 2015 – 2016
(Khi áp dụng sáng kiến)

* Khả nhân rộng sáng kiến:
Phạm vi đề tài không chỉ áp dụng cho tổ khoa học tự nhiên trường THCS Chi Nê mà có thể
áp dụng cho tất cả các GV đang giảng dạy và làm nhiệm vụ tổ trưởng tổ chuyên môn ở trường
THCS trong toàn huyện để xây dựng tổ đạt thành tích cao, góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục của nhà trường.



CHƯƠNG III
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận
Nhìn lại, qua bước đầu thực hiện đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài
học, tôi nhận thấy chất lượng dạy và học đã phần nào được nâng cao. Học sinh cải thiện được chất
lượng học tập, các em rất hào hứng, phấn khởi, cảm thấy gần gũi với thầy cô. Giáo viên phát triển
năng lực chuyên môn, tạo quan hệ thân thiện, tích cực giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh
với học sinh, giữa giáo viên với giáo viên.
Tuy nhiên, việc thay đổi cách sinh hoạt từ sinh hoạt chuyên môn truyền thống sang sinh hoạt
chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học cũng không phải là vấn đề dễ dàng. Do bước đầu đổi
mới nên trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất còn hạn chế chưa đáp
ứng được yêu cầu đổi mới, giáo viên và học sinh chưa quen cách tiếp cận.


Dẫu thế, tôi vẫn tin tưởng rằng với tinh thần và ý chí đổi mới cùng với sức mạnh tập thể
chắc chắn Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học sẽ mang lại
kết quả tích cực, chất lượng dạy học sẽ ngày càng được nâng cao hơn nữa, góp phần cùng
với nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ của năm học.
2. Đề xuất:
Phòng giáo dục và đào tạo hàng năm nên mở các lớp tập huấn cho các tổ trưởng
chuyên môn, nhằm nâng cao công tác quản lí và điều hành công tác tổ chuyên môn ở mỗi
nhà trường.








×