Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề cương Sử Lớp 10 HK2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.31 KB, 5 trang )

Đề cương ôn tập môn LỊCH SỬ HKII
Bài 26: Tình hình XH ở nửa đầu TK XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân
1. Tình hình xã hội và đời sống nhân dân.
Nguyên nhân dẫn đến đấu tranh ở đầu thế kỉ XIX:
*Xã hội:
- Có sự phân hóa 2 giai cấp:
+ Giai cấp thống trị: Vua, quan, địa chủ, cường hào,..
+ Giai cấp bị trị: Đa số là nông dân.
- Tệ tham quan ô lại phổ biến.
- Ở nông thôn: Địa chủ, cường hào hoành hành, ức hiếp nhân dân
* Đời sống nhân dân:
- Chịu nhiều gánh nặng:
+ Sưu cao, thuế nặng.
+ Chế độ lao dịch nặng nề.
+ Thiên tai, mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra.
→ Đời sống nhân dân khổ cực hơn so với các triều đại trước → Mâu thuẫn xã hội → Bùng nổ các cuộc đấu tranh
2.

Phong trào đấu tranh của nhân dân, binh lính và các dân tộc ít người.

Vào nữa đầu thế kỉ XIX, cả nước có trên 400 cuộc khởi nghĩa nổ ra.
* Tiêu biểu:
- Khởi nghiã Phan Bá Vành ở Nam Định, Thái Bình.
- Khởi nghĩa Cao Bá Quát ở Ứng Hòa, Hà Tây.
- Khởi nghĩa Lê Văn Khôi ở Gia Định
- Đấu tranh dân tộc ít người:
+ Khởi nghĩa Nông Văn Vân ở Cao Bằng của người Tày.
+ Khởi nghĩa người Khơ-me ở Tây Nam Kì
+ Khởi nghĩa của người Mường ở Hòa Bình, Tây Thanh Hóa
→ Đến giữa thế kỉ XIX, các cuộc khởi nghĩa tạm lắng xuống khi Pháp xâm lược nước ta.
* Đặc điểm:


- Phong trào đấu tranh nổ ra ngay khi nhà Nguyễn cầm quyền, so với các triều đại trước, phong trào đấu tranh của nông
dân thường nổ vào cuối triều đại.
- Nổ ra liên tục, khẩn cấp, với số lượng lớn.
- Có những cuộc khởi nghãi diễn ra qui mô lớn với thời gian kéo dài: K/n Phan Bá Vành, Lê Văn Khôi,...
- Thu hút sự tham gia đông đảo của tầng lớp nhân dân.
* Ý nghĩa:
- Thể hiện tinh thần chống áp bức cường quyền của nhân dân ta.
- Chứng tỏ sức mạnh nông dân, cho thấy sự mâu thuẫn giai cấp trong xã hội rất gay gắt.
- Giáng đòn quyết liệt báo hiệu thời kì không ổn định của nhà Nguyễn.
♥♥♥♥♥♥

1


Bài 29: CM Tư Sản Anh.
1. Tình hình nước Anh trước CM
* Kinh tế:
- Nền KT phát triển nhất Châu Âu, đặc biệt sự phát triển ngoại thương:
+ Công trường thủ công (len dạ) chiếm ưu thế.
+ Ngoại thương phát triển.
+ Chủ nghĩa TB xâm nhập mạnh vào nông thôn.
* Xã Hội:
- Xuất hiện quí tộc mới có thế lực KT lớn. Giai cấp tư sản, quí tộc mới: giàu lên nhanh chóng nhờ buôn bán len dạ và nô
lệ da đen.
- Quần chúng lao động: Đời sống nhân dân cơ cực.
* Chính trị:
Chế độ pk kìm hãm lực lượng sản xuất tư bản.
→ Mâu thuẫn chủ yếu: Giai cấp tư sản, quí tộc mới mâu thuẫn với thế lực pk gay gắt, biểu hiện những cuộc xung đột
giữa quốc hội và nhà vua.
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc CMTS Anh. Kết quả - Ý nghĩa.

* Nguyên nhân trực tiếp:
- 1640: Sac-lơ I triệu tập quốc hội để tăng thuế nhằm đàn áp cuộc nổi dậy của người Scoland nhưng không được chấp
thuận.
- Sac-lơ I định dùng vũ lực để đàn áp quốc hội.
* Kết Quả:
- Thành lập nhà nước quân chủ lập hiến.
- Hạn chế quyền lực của nhà vua, đem lại lợi ích cho Giai cấp tư sản và Quí tộc mới.
- Nhân dân không được hưởng quyền lợi gì.
* Ý nghĩa:
- Tác động trong nước: Lật đổ chế độ pk, mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở Anh phát triển.
- Tác động thế giới: Là thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản.
→ Là cuộc CM không triệt để.
♥♥♥♥♥♥
Bài 30: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
1. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mĩ.
- Nửa đầu thế kỉ XVIII, 13 thuộc địa Anh ra đời dọc bờ Đại Tây Dương ở Bắc Mĩ (1,3 triệu người).
- Giữa thế kỉ XIX, nền công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa ở 13 thuộc địa phát triển.
+ Miền Bắc: Các công trường thủ công rất phát triển.
+ Miền Nam: Phát triển kinh tế đồn điền với việc chủ nô bóc lột sức lao động của nô lệ da đen.
→ Do KT phát triển, thúc đẩy sự tiến bộ về giao thông, thông tin liên lạc → dần hình thành 1 thị trường ngôn ngữ thống
nhất.
Do sự phát triển KT của 13 thuộc địa, Bắc Mĩ trở thành nơi cạnh tranh đối với chính quốc Anh → Chính phủ Anh kìm
hãm sự phát triển KT ở các nước thuộc địa, làm tổn hại đến quyền lợi của nhân dân thuộc địa → Mâu thuẫn giữa nhân
dân thuộc địa và chính quốc Anh ngày càng sâu sắc.
2. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh:
*Nguyên nhân trực tiếp:
- 1773, sự kiện chè Bô-xton → Bùng nổ chiến tranh.
2



- 9/1774: Đại hội lục địa I (phi-la-đen-phi-a) yêu cầu vua Anh bãi bỏ chính sách hạn chế công thương nghiệp ở Bắc Mĩ
nhưng không được chấp nhận
- 4/1775: Chiến tranh bùng nổ giữa các thuộc địa với đế quốc.
3. Kết quả - Ý nghĩa
* Kết quả:
- 9/1783: Hiệp ước Véc-xai được kí kết. Anh công nhận nền độc lập 13 thuộc địa Bắc Mĩ.
- 1787: Thông qua hiến pháp mới, củng cố vị trí của nhà nước Mĩ, quy định thể chế tam quyền phân lập.
- 1789: Bầu Oa-sinh-tơn làm tổng thống đầu tiên của Mĩ.
* Ý nghĩa:
- Giải phóng Bắc Mĩ khỏi sự thống trị của thực dân Anh.
- Thành lập nhà nước mới, mở đường cho KT tư bản chủ nghĩa Mĩ phát triển.
- Cổ vũ phong trào CM chống phong kiến ở Châu Âu và giành độc lập ở Mĩ La Tinh.
*** Tuyên ngôn độc lập của Mĩ có những điểm tích/tiêu cực nào?
Tích cực
Tiêu cực
- Có quyền tự do, quyền bình đẳng cho con người.
- Không xóa bỏ chế độ nô lệ, vẫn duy trì sực bóc lột đối
- Chính thực được công bố trước toàn thể nhân loại.
với công nhân và người làm thuê.
- Khẳng định chủ quyền nhân dân, chủ quyền độc lập
- Chỉ bảo vệ quyền lợi của tư sản và người da trắng
của các bang.
*** Yếu tố thắng lợi của quân Bắc Mĩ:
- Nhờ có sự chỉ huy tài tình của Oa-sinh-tơn.
- Nhờ có sự ủng hộ tài tình của nhân dân các thuộc địa Bắc Mĩ.
- Biết tận dụng địa thế hiểm trở ở Bắc Mĩ để phát huy lối đánh du kích.
- Đây là cuộc chiến tranh chính nghĩa nên được sự ủng hộ giúp đỡ của các tầng lớp nhân dân tiến bộ: Pháp, Hà Lan,...
♥♥♥♥♥♥
Bài 31: CMTS Pháp cuối thế kỉ XVIII
1. Tình hình KT - XH

* Kinh tế:
- Cuối thế kỉ XVIII, Pháp vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu, công cụ sản xuất thô sơ, kĩ thuật canh tác lạc hậu, năng
suất thấp.
- Công thương nghiệp phát triển, tập trung 1 số vùng trung tâm.
* Chính trị:
- Vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế (đứng đầu là vua Louis 16)
* Xã hội:
- Chia làm 3 đẳng cấp:
+ Tăng lữ, quí tộc: Hưởng mọi đặc quyền, đặc lợi và không phải đóng thuế.
+ Đẳng cấp thứ 3: Tư sản, nông dân, bình dân thành thị → chịu mọi thứ thuế, nghĩa vụ, không có quyền lợi chính
trị.
→ Do mâu thuẫn về quyền lợi KT và địa vị chính trị giữa đẳng cấp thứ 3 với tăng lữ, quí tộc dẫn đến xã hội Pháp lâm
vào cuộc khủng hoảng sâu sắc.
2. CM bùng nổ
* Nguyên nhân trực tiếp:
- 5/5/1789: Vua Louis 16 triệu tập hội nghị 3 đẳng cấp để vay tiền và ban hành thuế mới
- Phản đối ý định của nhà vua, đẳng cấp thứ 3 tuyên bố quốc hội, giành quyền kiểm soát tài chính.
- Vua và quí tộc chuẩn bị tấn công quốc hội.
→ 14/7/1789, quần chúng nhân dân đánh chiếm ngục Ba-xti → CM bùng nổ
3


3. Nền chuyên chính Giacobanh - đỉnh cao CM
Tại sao nói cuộc cách mạng Pháp của Giacobanh là cuộc CM đạt đỉnh cao?
Vì Giacobanh đã thực hiện 1 số chính sách tiến bộ:
+ Giải quyết ruộng đất cho nông dân, tiền lương cho công nhân.
+ Ban hành hiến pháp mới → mở rộng tự do, dân chủ.
+ Ban hành lệnh tổng động viên trong cả nước để chống “thù trong giặc ngoài”
+ Xóa nạn đói thù cơ tích trữ.
→ Nhờ vậy, Giacobanh dập tắt cuộc nổi loạn, đuổi quân xâm lược ra khỏi biên giới. Cuộc CM đạt đỉnh cao.

4. Ý nghĩa của cuộc CM tư sản Pháp cuối TK XVIII
Trọng tâm của cuộc CMTS Pháp cuối TK XVIII là gì/ Vì sao lại nói đây là cuộc CM triệt để nhất?
- Cuộc CM tư sản Pháp đã lật đổ chế độ pk chuyên chế trong nhiều thế kỉ, hoàn thành nhiệm vụ của 1 cuộc CM tư sản:
+ Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế.
+ Thủ tiêu mọi tàn dư pk.
+ Giải quyết vấn đề tuộng đất cho nông dân.
+ Thị trường dân tộc thống nhất.
+ Tạo điều kiện cho công thương nghiệp phát triển.
- CMTS Pháp đã mở ra 1 thời đại mới, thời đại thắng lợi và củng cố chủ nghĩa tư bản trên phạm vi thế giới.
*** So sánh các hình thức tổ chức của CMTS Anh, Chiến tranh giành độc lập Bắc Mĩ và CMTS Pháp.
So sánh
Nhiệm vụ,
mục tiêu

CMTS Anh
-Lật đổ chế độ pk.
- Mở đường cho chủ nghĩa tư
bản phát triển.

Giai cấp
lãnh đạo
Lực lượng
tham gia
Hình thức

Tư sản, Quí tộc mới

CTGĐL Bắc Mĩ
- Lật đổ ách thống trị của
thực dân Anh.

- Mở đường cho CNTB phát
triển.
Tư sản, Chủ nô

Đông đảo quần chúng nhân
dân
Nội chiến

Đông đảo quần chúng nhân
dân, nô lệ
Chiến tranh giành độc lập

Kết quả

- Chưa thủ tiêu tàn dư pk
- Thiết lập nền quân chủ lập
hiến.

- Giải phóng được Bắc Mĩ
- Thành lập hợp chúng quốc


CMTS Pháp
- Lật đổ nền quân chủ chuyên chế.
- Chống liên minh pk bên ngoài.
- Mở đường cho CNTB phát triển
Tư sản
Đông đảo quần chúng nhân dân
Nội chiến, chống thế lực pk bên ngoài
- Lật đổ nền quân chủ chuyên chế

- Thiết lập nền cộng hòa.
- Đưa CM đến đỉnh cao vào thời Giacobanh

♥♥♥♥♥♥
Bài 32: CM Công Nghiệp ở Châu Âu
1. CM công nghiệp ở Anh
Anh là nước đầu tiên tiến hành CM công nghiệp vì:
- Cuộc CM tư sản nổ ra sớm, tạo điều kiện thuận lợi đẩy mạnh sản xuất: tư bản, nhân công, sự phát triển kĩ thuật.
Bắt đầu từ những năm 60 của TK XVIII, kết thúc vào những năm 40 của TK XIX.
Phát minh đầu tiên xuất hiện trong lĩnh vực: công nghiệp dệt vải bông.
* Thành tựu:
- Phát minh máy móc:
+ 1764, Ha-gri-vơ sáng chế ra máy kéo sợi Gien-ni

CN nhẹ vì:
- Vốn ít.
- Thu hồi vốn nhanh
- Thu lợi nhuận cao

+ 1769, Ác-crai-tơ chế tạo ra máy chạy bằng sức nước
+ 1779, Crom-tơn cải tiến máy kéo sợi, tạo
ra sản phẩm đẹp, bền hơn.
+ 1785, Các-crai chế tạo ra máy dệt chạy bằng
sức nước, năng suất tăng 40 lần.

Hạn chế:
- Mùa đông nước đóng băng
- Vận chuyển tốn kém
4



+ 1784, Giêm-oát phát minh ra máy hơi nước.
Ý nghĩa:
- Tốc độ sản xuất và năng suất lao động tăng.
- Tạo ra nguồn động lực mới, làm giảm sức lao động cơ bắp của con người.
- Là sự khởi đầu của công nghiệp hóa ở Anh.
2. Hệ quả của CM công nghiệp
* Về Kinh Tế:
- Nâng cao năng suất lao động, làm ra khối lượng lớn cho xã hội.
- Thay đổi bộ mặt của các nước tư bản, nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân ra đời.
* Về Xã Hội:
- Hình thành 2 giai cấp mới: Tư sản và Vô sản.
+ Tư sản công nghiệp nắm tư liệu sản xuất và quyền thống trị.
+ Vô sản công nghiệp làm thuê, đời sống cơ cực dẫn đến đấu tranh giữa tư sản và vô sản.

5



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×