Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

báo cáo thực tập tốt nghiệp “Chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (890.93 KB, 55 trang )

MỤC LỤC

1


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
“ Ngày nay, trong hoạt động tín dụng ngân hàng, không còn phải nghi ngờ gì
nữa về vai trò rất quan trọng của công tác thẩm định trước khi cho vay, nhắm nâng cao
chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro, góp phần đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng.
Rất nhiều trường hợp nợ xấu xảy ra tại các ngân hàng thương mại có nguyên nhân
hàng đầu do không tuân thủ quy trình thẩm định, chất lượng thẩm định dự án vay vốn
và thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay quá thấp, thậm chí chỉ làm “chiếu lệ” cho đúng
thủ tục. Có người thì cho rằng, thẩm định quyết định tới 60 – 70% hiệu quả của một
khoản cho vay, có một số người thì quả quyết rằng, tỷ lệ này đóng vai trò tới 80 –
90%. Song, dù tỷ lệ nào đi nữa, thì thẩm định là một khâu bắt buộc trong toàn bộ quy
trình nghiệp vụ cho vay của các ngân hàng thương mại ở Vệt Nam cũng như theo
thông lệ quốc tế…”
(Trích: Tạp chí ngân hàng số 1 tháng 1/2011)
Hoạt động cho vay là một trong những hoạt động cơ bản và truyền thống của
các ngân hàng thương mại. Sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng thương mại
luôn gắn liền với những nỗ lực nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay. Cho vay theo dự
án là một trong những hình thức tài trợ trung, dài hạn quan trọng của ngân hàng
thương mại. Tài trợ dự án có thể mang lại cho ngân hàng những lợi ích lớn và lâu dài,
song cũng tiềm ẩn rủi ro cao. Công tác thẩm định đối với dự án đầu tư hết sức phức
tạp, trong đó khâu thẩm định tài chính rất quan trọng để đánh giá tình khả thi và hiệu
quả của dự án.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong là một trong những ngân hàng cổ
phần còn non trẻ, đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển và chịu áp lực cạnh
tranh gay gắt. Nhằm hạn chế và kiểm soát rủi ro, để tiếp tục đứng vững và phát triển
trong bối cảnh hiện nay, ngân hàng đặc biệt quan tâm tới chất lượng công tác thẩm


định tín dụng. Trong đó, công tác thẩm định tài chính dự án là một mảng hết sức quan
trọng gắn liền với định hướng phát triển của Ngân hàng. Do vậy em chọn đề tài khóa
luận tốt nghiệp của mình là “Chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động
cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong”.

2. Mục đích nghiên cứu của khóa luận.
2


- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về hoạt động cho vay và chất lượng công
tác thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương
mại, làm cơ sở đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp.
- Phân tích, đánh giá một cách toàn diện thực trạng chất lượng thẩm định tài
chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên
Phong.
- Đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài
chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên
Phong.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: khóa luận tập trung nghiên cứu chất lượng thẩm định tài
chính dự án cả về mặt lý luận và thực trạng.
Phạm vi nghiên cứu: Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt
động cho vay tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong trong thời gian từ năm
2013 đến năm 2015.
4. Phượng pháp nghiên cứu.
Xuất phát từ quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa
Mac – Lênin, khóa luận sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, logic và lịch
sử, thống kê, so sánh kết hợp với ý kiến chuyên gia để rút ra kết luận của vấn đề đang
xem xét.
5. Kết cấu của khóa luận.

Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu khóa luận gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt
động cho vay của Ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động
cho vay tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt
động cho vay tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong.

3


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG THẨM
ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
1

HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1

Khái quát về Ngân hàng thương mại
Theo Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính ngày
24/05/1990 (Điều I, Khoản 1) định nghĩa: "Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh
doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách dưới
những hình thức khác nhau với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay,
để chiết khấu và để làm phương tiện thanh toán".
Theo Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 (Điều 4, khoản 3) “Ngân hàng
thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và
các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”.
Tóm lại, có thể khái quát về NHTM như sau: NHTM là một tổ chức kinh tế

được thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ với nội dung thường xuyên là nhận
tiền gửi, sử dụng tiền gửi đó để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán và
các hoạt động kinh doanh khác có liên quan.

2

Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại
1.1.2.1 Khái niệm, vai trò và đặc điểm hoạt động cho vay.
Khái niệm: Là một hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng giao cho khách
hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích cụ thể trong một khoảng thời gian nhất
định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. NHTM là tổ chức cho vay
chủ yếu đối với các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình và một phần đối với Chính Phủ.
Vai trò: cho vay là chức năng kinh tế cơ bản hàng đầu của các Ngân hàng. Đây
cũng là hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHTM để tạo ra lợi nhuận. Trong quá trình
phát triển không ngừng của nền kinh tế, mặc dù môi trường kinh doanh có nhiều thay
đổi, nhiều phương pháp, công cụ kinh doanh mới xuất hiện nhưng hoạt động cho vay
vẫn luôn là hoạt động cơ bản, chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ hoạt động của NHTM.
Khoản mục cho vay thường chiếm quá nửa giá trị tổng tài sản và thu lãi từ các khoản
cho vay chiếm phần lớn thu nhập của Ngân hàng.

4


Đặc điểm:
+ Hình thức pháp lý của việc cho vay được thể hiện dưới dạng hợp đồng tín
dụng tài sản.
+ Việc cho vay bao giờ cũng dựa trên sự tín nhiệm giữa người cho vay đối với
người đi vay về khả năng hoàn trả tiền vay.
+ Sự kiện cho vay phát sinh bởi hai hành vi căn bản là hành vi ứng trước và
hành vi hoàn trả một số tiền (hay tài sản) nhất định là các vật cùng loại.

1.1.2.2 Các hình thức cho vay
Nền kinh tế càng phát triển kéo theo nhu cầu về tín dụng của khách hàng càng
đa dạng và phong phú. Để đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn, các NHTM đã
cung cấp nhiều loại hình cho vay khác nhau. Tuỳ theo từng căn cứ, các khoản cho vay
có thể được phân loại như sau:
- Căn cứ vào mục đích vay vốn có thể kể đến các khoản tín dụng như sau: Cho
vay thương mại, cho vay tiêu dùng, tài trợ cho dự án, trong đó:
Cho vay thương mại: Ngân hàng cho vay người bán (người bán chuyển các
khoản phải thu cho ngân hàng để lấy tiền trước) hay ngân hàng cho vay trực tiếp người
mua để giúp họ có vốn mua hàng dự trữ nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh.
Cho vay tiêu dùng: Ngân hàng cho vay đối với các cá nhân, hộ gia đình nhằm
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, phổ biến là các hình thức cho vay mua sắm nhà cửa,
phương tiện vận chuyển.
Tài trợ cho dự án: Ngân hàng cho vay tài trợ các dự án đầu tư như xây dựng
nhà xưởng, cơ sở hạ tầng, đầu tư dây chuyền công nghệ mới.
- Căn cứ vào thời gian vay vốn: Cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn,
trong đó:
Cho vay ngắn hạn là những khoản cho vay có thời hạn từ một năm trở xuống,
được sử dụng để bổ sung sự thiếu hụt tạm thời vốn lưu động của doanh nghiệp, hoặc
phục vụ cho tiêu dùng cá nhân.
Cho vay trung và dài hạn: Là khoản cho vay có thời hạn trên một năm. Loại
hình cho vay này thường được dùng để cung cấp, mua sắm tài sản cố định, cải tiến và
đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất, đầu tư xây dựng các xí nghiệp mới, các công trình
thuộc cơ sở hạ tầng...

5


- Căn cứ vào lãi suất, có các loại hình: Cho vay với lãi suất thả nổi, cho vay với
lãi suất cố định và cho vay với lãi suất ưu đãi.

- Căn cứ vào hình thức bảo đảm: Cho vay có bảo đảm và cho vay không có bảo
đảm.
2

CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG
CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.

1

Những vấn đề chung về dự án và thẩm định tài chính dự án
1.2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của dự án:
Theo từ điển về dự án AFNOR, dự án là hoạt động đặc thù tạo nên một thực tế
mới một cách có phương pháp với các nguồn lực đã định. Trong quy chế đầu tư và xây
dựng theo Nghị định 52/1999/NĐ-CP định nghĩa: Dự án là một tập hợp những đề xuất
có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất
nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao
chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định.
Một dự án có các đặc điểm chính như sau:
- Dự án có mục đích, kết quả rõ ràng: Mỗi dự án bao gồm tập hợp các nhiệm vụ
cần thực hiện, mỗi nhiệm vụ cụ thể này khi thực hiện sẽ thu được kết quả độc lập và
tập hợp các kết quả đó tạo thành kết quả chung của dự án.
- Dự án chịu ràng buộc về nguồn lực và tồn tại trong môi trường không chắc
chắn: Thông thường các dự án bị ràng buộc về vốn, vật tư, lao động. Đối với dự án
quy mô càng lớn, mức độ ràng buộc về nguồn lực càng cao, rủi ro cao và càng phức
tạp.
- Thời gian tồn tại của dự án có tính hữu hạn: Dự án được hình thành và phát
triển với nhiều giai đoạn riêng biệt nhưng gắn kết chặt chẽ với nhau:
CÁC GIAI ĐOẠN CỦA MỘT DỰ ÁN

Xác định dự án Phân tích và lập Thẩm

dự án định và duyệt dự Thực
án hiện dựNghiệm
án
thu, tổng kết, giải thể

6


1.2.1.2 Thẩm định tài chính dự án.
-

Một dự án dù được chuẩn bị, phân tích kỹ lưỡng đến đâu vẫn thể hiện tính chủ quan
của nhà phân tích và lập dự án, khó tránh khỏi những khiếm khuyết và lệch lạc trong
quá trình lập dự án. Để khẳng định được một cách chắn chắn hơn mức độ hợp lý và
hiệu quả, tính khả thi của dự án, cần phải xem xét, kiểm tra lại dự án một cách độc lập,
đây chính là hoạt động thẩm định dự án. Thẩm định dự án là việc tổ chức xem xét
một cách khách quan, khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp
hay gián tiếp tới việc đầu tư cũng như tính khả thi của một dự án để cho phép đầu tư

-

và (hoặc) quyết định tài trợ vốn.
Mục đích của thẩm định dự án là nhằm phát hiện, ngăn chặn những dự án xấu, không
bỏ sót các dự án tốt trong quy luật ngày càng khan hiếm các nguồn lực, giúp cho các
chủ thể tham gia hoạt động đầu tư đưa ra những quyết định đúng đắn, đạt được lợi ích

-

kinh tế, xã hội thông qua đầu tư dự án.
Thẩm định dự án đầu tư bao gồm các nội dung cơ bản: Thẩm định kỹ thuật, thẩm định

kinh tế xã hội và thẩm định tài chính. Trong đó, có thể nói thẩm định tài chính dự án là
nội dung quan trọng và phức tạp trong quá trình thẩm định dự án. Nội dung này đòi
hỏi sự tổng hợp của các biến số tài chính, kỹ thuật, thị trường…đã được lượng hoá
trong các nội dung thẩm định trước nhằm phân tích, tạo ra những bảng dự trù tài
chính, những chỉ tiêu tài chính phù hợp có ý nghĩa. Những chỉ tiêu này là những thước
đo quan trọng hàng đầu quyết định dự án có được chấp thuận hay không.
1.2.2. Sự cần thiết thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của
Ngân hàng thương mại.
Một dự án đầu tư như đã đề cập thường đòi hỏi một lượng vốn rất lớn, trong
một thời gian dài, phần lớn vượt quá khả năng tài chính, khả năng tự tài trợ của các
doanh nghiệp. Do vậy họ phải huy động nguồn tài trợ từ các NHTM. Về phía NHTM,
cho vay theo dự án đầu tư là một nghiệp vụ kinh doanh truyền thống, có khả năng sinh
lời cao nhưng cũng chứa đựng rủi ro lớn.
Về mặt nghiệp vụ, Ngân hàng thương mại với phương châm hoạt động hiệu quả
và an toàn, công tác thẩm định tài chính dự án của Ngân hàng giúp cho:
- Ngân hàng có cơ sở tương đối vững chắc để xác định được hiệu quả đầu tư
vốn cũng như khả năng hoàn vốn của dự án, quan trọng hơn cả là xác định khả năng
trả nợ của chủ đầu tư.

7


- Ngân hàng dự đoán được những rủi ro có thể xảy ra ảnh hưởng tới quá trình
triển khai thực hiện dự án. Trên cơ sở này, phát hiện và bổ sung thêm các biện pháp và
phương án khắc phục hoặc hạn chế rủi ro, đảm bảo tính khả thi của dự án đồng thời
tham gia ý kiến với các cơ quan quản lý Nhà nước và chủ đầu tư để có quyết định đầu
tư đúng đắn.
- Ngân hàng tạo ra các căn cứ để kiểm tra việc sử dụng vốn đúng mục đích,
đúng đối tượng và tiết kiệm vốn đầu tư trong quá trình thực hiện đầu tư dự án.
- Ngân hàng rút ra kinh nghiệm trong cho vay để thực hiện và phát triển có chất

lượng hơn.
3

Nội dung thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của ngân hàng
thương mại.
Thẩm định tài chính dự án bao gồm nhiều nội dung liên quan chặt chẽ với nhau.
Một số nội dung chủ yếu trong công tác thẩm định tài chính đối với các dự án được
NHTM xem xét cho vay như sau:
1.2.3.1. Thẩm định tổng mức vốn đầu tư và nguồn tài trợ cho dự án
Dưới giác độ của một dự án, vốn đầu tư là tổng số tiền được chi tiêu để hình
thành nên các tài sản cố định và tài sản lưu động cần thiết. Dự toán vốn đầu tư là việc
phân tích và xác định nhu cầu vốn đầu tư dành cho một dự án đang được xem xét. Hai
phương pháp cơ bản thường được áp dụng để dự toán vốn đầu tư: Phương pháp dự báo
theo tỷ phần doanh thu và phương pháp dự toán tổng thể. Trên cơ sở dự toán tổng vốn
đầu tư, ngân hàng tiến hành xem xét các nguồn tài trợ cho dự án, trong đó tìm hiểu về
khả năng đảm bảo vốn từ mỗi nguồn về quy mô và tiến độ. Các nguồn tài trợ cho dự
án có thể do chính phủ tài trợ, ngân hàng cho vay, vốn tự có của chủ đầu tư, vốn huy
động từ các nguồn khác. Qua nghiên cứu bước này ngân hàng có được quyết định phù
hợp nếu cho vay thì phải giải ngân như thế nào, tiến độ thu hồi nợ ra sao để hạn chế rủi
ro mà vẫn đảm bảo dự án được tiến hành một cách thuận lợi. Bên cạnh đó, cơ cấu
nguồn tài trợ cho dự án ảnh hưởng tới dòng tiền của dự án và việc lựa chọn lãi suất
chiết khấu.
1.2.3.2. Thẩm định dòng tiền của dự án
Dòng tiền của một dự án được hiểu là các khoản chi và thu được kỳ vọng xuất
hiện tại các mốc thời gian khác nhau trong suốt chu kỳ của dự án. Dòng tiền ròng được
xác định bằng cách lấy toàn bộ khoản thu trừ đi khoản chi, đây chính là cơ sở xác định
giá trị hiện tại ròng (NPV) của dự án.
8



Thẩm định dòng tiền ra của dự án: các khoản chi mua sắm máy móc, nhà
xưởng, trang thiết bị, các chi phí đi kèm như chi phí lắp đặt, vận chuyển, bảo hiểm, chi
phí cho việc đào tạo công nhân vận hành, chi phí chạy thử, các khoản đầu tư vào tài
sản lưu động ròng. Bên cạnh đó, dòng tiền ra của dự án cũng được phản ánh ở các chi
phí sản xuất, dịch vụ dựa trên kế hoạch sản xuất hàng năm trong suốt vòng đời của dự
án.
Thẩm định dòng tiền vào của dự án: Các khoản thu của dự án thường được tính
theo năm và dựa vào kế hoạch sản xuất, tiêu thụ hàng năm của dự án để xác định.
Trong dòng thu của dự án cũng cần phải tính tới giá trị thanh lý thuần của thiết bị, máy
móc khi dự án kết thúc. Giá trị thanh lý thuần của một tài sản là giá trị dự tính tài sản
có thể bán được tại thời điểm dự án kết thúc sau khi trừ đi chi phí thanh lý. Đối với
dòng thu còn cần phải chú ý dòng tiền được sử dụng để tính toán trong thẩm định dự
án đầu tư là dòng tiền sau thuế. Dòng tiền ròng của dự án là chênh lệch giữa số tiền thu
được và số tiền chi ra.
1.2.3.3. Dự tính lãi suất chiết khấu của dự án.
Do tiền có giá trị về thời gian nên không thể so sánh các dòng tiền xuất hiện tại
các mốc thời gian khác nhau mà phải quy chúng về một thời điểm để so sánh.Việc quy
các dòng tiền về hiện tại được thực hiện thông qua lãi suất chiết khấu. Lãi suất chiết
khấu phản ánh tỷ lệ sinh lời cần thiết mà nhà đầu tư yêu cầu đối với một dự án. Bản
chất, lãi suất chiết khấu của một dự án chính là chi phí vốn của dự án đó.
Khi vốn đầu tư dự án là vốn chủ sở hữu: Cổ đông muốn doanh nghiệp đầu tư
vào dự án chỉ khi lợi tức kỳ vọng của dự án ít nhất bằng lợi tức kỳ vọng của tài sản tài
chính có cùng mức độ rủi ro. Vận dụng mô hình CAPM, lợi tức kỳ vọng của cổ phiếu
được xác định:

(

R s = R f + β RM − R f

Trong đó:


Rf

)

là lợi tức phi rủi ro,

RM − R f

là chênh lệch giữa lợi tức kỳ vọng

của danh mục thị trường và lợi tức phi rủi ro, β là hệ số rủi ro của cổ phiếu.
Khi vốn đầu tư là nợ: Đối với những dự án mới, nếu vốn tài trợ cho dự án hoàn
toàn là nợ thì lãi suất chiết khấu được sử dụng để chiết khấu các dòng tiền của dự án
có thể được xác định là chi phí nợ sau thuế = (1- T)Kd. Trong đó Kd là chi phí nợ
trước thuế (lãi suất cho vay), T là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.
9


Khi vốn đầu tư gồm nợ và chủ sở hữu: Đây là trường hợp phổ biến nhất trong
đầu tư dự án. Nếu doanh nghiệp sử dụng cả nợ và vốn chủ sở hữu thì chi phí vốn của
dự án là chi phí bình quân gia quyền:
S
B
rs +
rB (1 − T )
S+B
WACC = S + B
S
B

S + B tỷ trọng giá trị của vốn chủ sở hữu, S + B tỷ trọng giá trị của nợ, rs

là chi phí vốn chủ sở hữu, rB (1 − T ) là chi phí nợ sau thuế.
Trong trường hợp này, lãi suất chiết khấu của dự án là chi phí bình quân vốn
đầu tư vào dự án.
1.2.3.4. Các chỉ tiêu tài chính của dự án
• Chỉ tiêu Giá trị hiện tại ròng (NPV)
Giá trị hiện tại ròng của một dự án là chênh lệch giữa giá trị hiện tại của các
luồng tiền dự tính dự án mang lại trong tương lai với giá trị đầu tư ban đầu. Do vậy,
chỉ tiêu này phản ánh giá trị tăng thêm (khi NPV dương) hoặc giảm đi (khi NPV âm).
Công thức tính toán giá trị hiện tại ròng (NPV) như sau:
C3
Cn
C1
C2
+
+
+ ... +
2
3
(1 + r )
(1 + r ) n Trong đó: NPV là giá trị
NPV= -C0+ (1 + r ) (1 + r )

hiện tại ròng
C0 là vốn đầu tư ban đầu vào dự án. C1, C2, C3,…, Cn là các luồng tiền dự tính
dự án mang lại các năm 1, 2, 3,…, t. r: lãi suất chiết khấu phù hợp của dự án.
NPV là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất trong thẩm định tài chính dự án, vì
chỉ tiêu này phản ánh giá trị tăng thêm cho chủ đầu tư. NPV mang giá trị dương nghĩa
là việc thực hiện dự án sẽ tạo ra giá trị tăng thêm cho chủ đầu tư, tức là dự án có hiệu

quả và ngược lại.
• Chỉ tiêu Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR)
Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ là tỷ lệ chiết khấu mà tại đó giá trị hiện tại ròng của dự
án bằng 0, tức giá trị hiện tại của dòng thu nhập tính theo tỷ lệ chiết khấu đó cân bằng
với hiện giá của vốn đầu tư.
Từ công thức: NPV = 0= - C 0 +

C1
C2
Cn
+
+ ... +
1 + IRR (1 + IRR ) 2
(1 + IRR ) n

10


Theo chỉ tiêu này, dự án là hiệu quả về mặt tài chính khi có IRR lớn hơn lãi suất
chiết khấu.
• Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn (PP)
Thời gian hoàn vốn của dự án là độ dài thời gian để thu hồi toàn bộ khoản đầu
tư ban đầu. Các nhà tài trợ thường quan tâm tới chỉ tiêu này do thời gian thu hồi vốn
của dự án càng ngắn càng hạn chế bớt rủi ro trước những biến động của nền kinh tế.
Công thức tính:
PP
=n+

Số vốn đầu tư còn lại cần được thu hồi
Dòng tiền ngay sau mốc hoàn vốn


Trong đó n là năm ngay trước năm thu hồi đủ vốn đầu tư.
PP là một chỉ tiêu thường được sử dụng kết hợp với NPV, IRR để đánh giá toàn
diện hiệu quả tài chính của dự án.
• Chỉ số doanh lợi (PI)
Chỉ số doanh lợi là tỷ lệ giữa giá trị hiện tại của các luồng tiền dự án mang lại
và giá trị của đầu tư ban đầu. Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị đầu tư sẽ mang lại bao
nhiêu đơn vị giá trị. Nếu PI lớn hơn 1 có nghĩa là dự án mang lại giá trị cao hơn chi
phí và khi đó có thể chấp nhận được.
PV
Công thức xác định như sau: PI = P

Trong đó:

PV là thu nhập ròng hiện tại.

P là vốn đầu tư ban đầu với PV = NPV + P
Theo tiêu chuẩn PI, phương án được chọn là phương án có PI >1
Tóm lại, mỗi chỉ tiêu phản ánh chất lượng thẩm định tài chính dự án đều có
những ưu nhược điểm nhất định. Vậy để có thể đưa ra được một kết quả thẩm định
chính xác và hiệu quả thì cần kết hợp tất cả các chỉ tiêu trên vì chúng bổ sung hỗ trợ
cho nhau giúp người thẩm định đưa ra được kết luận khách quan và chính xác nhất.
1.2.3.5. Đánh giá rủi ro trong dự án
Đánh giá rủi ro của dự án là phân tích hiệu quả tài chính của dự án trong sự
thay đổi của môi trường gây tác động xấu tới dự án :
Phân tích độ nhạy: Thẩm định độ nhạy của dự án là xem xét sự thay đổi các chỉ
tiêu hiệu quả tài chính của dự án (lợi nhuận, NPV, IRR…) khi các yếu tố có liên quan
đến chỉ tiêu đó thay đổi. Phương pháp này bao gồm: Xác định các yếu tố dễ bị thay đổi
11



do ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài (giá cả sản phẩm, sản lượng, chi phí, tỷ giá)
và đo lường % thay đổi của chỉ tiêu hiệu quả tài chính do sự thay đổi của các yếu tố,
tính độ nhạy của dự án theo công thức:
Chỉ số nhạy cảm thường mang dấu âm, trị tuyệt đối của chỉ số càng lớn thì độ
rủi ro càng lớn, do các yếu tố đầu vào biến động ảnh hưởng lớn tới kết quả tài chính
của dự án. Bên cạnh tác dụng đo lường rủi ro, phân tích độ nhạy cũng chỉ ra hiệu quả
dự án nhạy cảm với yếu tố đầu vào nào nhất, từ đó yếu tố này cần được lưu ý để giảm
thiểu rủi ro cho dự án.
Phân tích tình huống: Phương pháp này đánh giá kết quả của dự án trong một
số trường hợp với những điều kiện nhất định của các yếu tố xác định dự án có tính tới
phân bố xác xuất và phạm vi khác nhau của các giá trị có thể có của các yếu tố.
Phương pháp này mang lại hiệu quả cao hơn trong việc đo lường rủi ro của dự án do
khả năng xem xét đồng thời sự kết hợp của các yếu tố và có tính tới mối quan hệ của
các yếu tố đó. Tuy nhiên, đây là phương pháp khá phức tạp, đòi hỏi người phân tích
phải có kinh nghiệm, kĩ năng thực hiện tốt với sự trợ giúp kĩ thuật của các tính toán
hiện đại (sử dụng phần mềm Risk Master).
4

Chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của ngân hàng
thương mại.
1.2.4.1 Khái niệm chất lượng thẩm định tài chính dự án.
Theo ISO 9000:2000 thì “Chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính
vốn có của một thực thể đáp ứng các yêu cầu đã được công bố, ngầm hiểu hay bắt
buộc”.
Với quan điểm đã trình bày về chất lượng, có thể hiểu chất lượng thẩm định tài
chính dự án là mức độ mà tập hợp các đặc tính, khía cạnh của kết quả công tác thẩm
định dự án tạo ra giá trị sử dụng phù hợp nhất với nhu cầu của các đối tượng liên quan
với chi phí thấp nhất, trong những điều kiện, môi trường thẩm định nhất định. Một dự
án đầu tư thường có nhiều đối tượng cùng thẩm định trên những góc độ khác nhau với

những mục tiêu khác nhau, do đó đánh giá về chất lượng thẩm định cũng khác nhau.
1.2.4.2 Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt
động cho vay của Ngân hàng thương mại.
Mức độ tuân thủ quy trình, tính toàn diện của nội dung thẩm định
12


Thẩm định tài chính dự án là một hoạt động mang tính khoa học và chính xác.
Do đó, công tác này đòi hỏi phải được tiến hành theo một trình tự nhất định, áp dụng
những phương pháp cụ thể, bao hàm nhiều nội dung phức tạp.
Mức độ khoa học, chính xác của các kết quả thẩm định
Chất lượng của hoạt động thẩm định được phản ánh rõ nhất thông qua kết quả
thẩm định. Việc thẩm định đạt chất lượng có nghĩa kết quả thẩm định phải có tính
chính xác, khoa học cao. Đó là kết quả của việc tính toán tổng mức đầu tư, dòng tiền
của dự án, các chỉ tiêu hiệu quả tài chính, mức độ rủi ro và vai trò của các kết quả đó
đối với quyết định của ngân hàng.
Đảm bảo các yêu cầu của công tác thẩm định về thời gian, chi phí, thủ tục
Đánh giá tính hợp lý về thời gian và chi phí thực hiện thẩm định thông qua việc
xem xét một số chỉ tiêu như thời gian thẩm định trung bình một dự án, mức chi phí cho
công tác thẩm định, tỷ lệ chi phí so với doanh thu trong hoạt động cho vay dự án, xem
xét các chỉ tiêu này trong sự biến động theo thời gian, so sánh với định mức, kế hoạch
của ngân hàng, so sánh với mức trung bình của ngành.
Khả năng dự báo và đưa ra các biện pháp khắc phục những rủi ro có thể xảy
ra với dự án đầu tư
Các dự án đầu tư được soạn thảo và tính toán hiệu quả tài chính trên cơ sở dự
kiến quá trình kinh doanh, dòng tiền trong tương lai. Trong khi đó hầu hết các dự án
đều có thời gian thu hồi vốn dài, do đó ẩn chứa nhiều rủi ro từ tác động của những
thay đổi về các yếu tố như môi trường kinh tế, pháp lý, thị trường. Như vậy, để giảm
thiểu rủi ro đối với vốn tài trợ cho dự án, ngân hàng đòi hỏi công tác thẩm định dự án
cần phải dự báo và đề xuất các biện pháp khắc phục những rủi ro đối với dự án trong

tương lai.
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tài chính dự án trong
hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại
• Nhóm các nhân tố chủ quan
Trình độ cán bộ thẩm định: Nhân tố con người có vai trò hết sức quan trọng có
tính quyết định tới kết quả công việc. Chất lượng thẩm định có đảm bảo hay không
phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của cán bộ thẩm định. Có thể hiểu đây là sự am hiểu
về quy trình, nắm chắc nội dung, kỹ thuật chủ yếu khi xem xét dự án của cán bộ.
Ngoài ra, để cho các phân tích được xác thực, yêu cầu đặt ra cho các cán bộ là không
13


chỉ có sự hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực hoạt động ngân hàng mà còn phải trang bị đầy
đủ những kiến thức về kinh tế chính trị, pháp luật…
Công tác tổ chức điều hành: Công tác thẩm định tài chính dự án được tổ chức
một cách khoa học chặt chẽ sẽ phát huy được sức mạnh tổng hợp, liên kết được các cá
nhân, bộ phận trong toàn ngân hàng, sử dụng hợp lý có hiệu quả trang thiết bị. Việc
sắp xếp, phân bổ chức năng, nhiệm vụ cho mỗi cá nhân, hạn chế được rủi ro đạo đức
và rút ngắn thời gian thẩm định. Như vậy, tổ chức thẩm định dự án khoa học sẽ góp
phần khai thác tối đa mọi nguồn lực của ngân hàng, từ đó nâng cao chất lượng thẩm
định tài chính dự án.
Thu thập và xử lý thông tin: Thẩm định tài chính dự án được tiến hành trên cơ
sở các thông tin thu thập từ nhiều nguồn. Việc thu thập các thông tin đúng, đủ, chính
xác sẽ tạo điều kiện cho cán bộ thẩm định đánh giá chính xác về dự án và doanh
nghiệp, ra quyết định đúng đắn, đảm bảo an toàn cho hoạt động tài trợ của Ngân hàng.
Phương pháp thẩm định: Với nguồn thông tin đã thu thập được, do mỗi dự án
có một đặc trưng riêng nhất định nên cán bộ thẩm định phải lựa chọn, đưa ra được
phương pháp thẩm định thống nhất và phù hợp.
Ứng dụng khoa học công nghệ: Các thiết bị hiện đại ngày nay đã hỗ trợ rất
nhiều cho công tác thẩm định tài chính dự án. Sự phát triển của máy tính hiện đại và

việc ứng dụng các phần mềm chuyên dụng giúp ngân hàng thu thập được thông tin và
tính toán các chỉ tiêu nhanh chóng, chính xác hơn, từ đó, rút ngắn được thời gian thẩm
định đồng thời nâng cao tính chính xác của kết quả thẩm định.
• Nhóm các nhân tố khách quan
Sự hợp tác của chủ đầu tư: Các thông tin quan trọng về dự án đầu tư trước hết
do các chủ đầu tư cung cấp cho ngân hàng. Việc cung cấp thông tin đúng, đủ, chính
xác của doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện cho cán bộ thẩm định đánh giá chính xác về dự
án đầu tư. Ngược lại, nếu nhà đầu tư không hợp tác, cũng cấp những thông tin không
chuẩn xác về dự án sẽ dễ dẫn tới những đánh giá, kết luật sai về dự án cần thẩm định .
Do đó, có thể nói sự hợp tác và năng lực thực sự của doanh nghiệp là một sự đảm bảo
tốt cho Ngân hàng thẩm định dự án. Bên cạnh đó, sự hợp tác của chủ đầu tư không
những ảnh hưởng tới kết quả thẩm định mà còn ảnh hưởng tới thời gian và chi phí của
công tác thẩm định.
14


Chủ trương chính sách, kế hoạch phát triển của Nhà nước: Các dự án đầu tư
phát triển là các dự án thường sử dụng nguồn lực của đất nước và để đạt được những
mục tiêu xác định của chủ đầu tư cũng như của xã hội. Đặc biệt là các dự án có quy
mô lớn đều cần phải có sự phê duyệt của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Vì vậy
khi Ngân hàng thẩm định tài chính dự án không thể đi ngược lại với chiến lược chung
của quốc gia.
Những biến động của môi trường, thị trường: Một dự án đầu tư thường có tuổi
thọ khá dài. Do đó, nhận định của Ngân hàng có thể bị sai lệch do yếu tố môi trường,
thị trường thay đổi. Nếu không có biện pháp chống đỡ, dự phòng rủi ro từ trước thì
Ngân hàng có thể gặp tổn thất lớn. Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp cũng như Ngân hàng
phải có những phương pháp tích cực dự báo về thị trưòng thật tốt nhằm giảm thiểu rủi
ro đặc biệt với các dự án vay vốn bằng ngoại tệ.

15



CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI
CHÍNH DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG
2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN
PHONG
2.1.1. Quá trình phát triển và cơ cấu tổ chức hoạt động của Ngân hàng
Thương mại cổ phần Tiên Phong.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (gọi tắt là “TPBank”) được thành
lập từ ngày 05/05/2008 với vốn điều lệ: 5.550 tỷ đồng. Trụ sở: Tòa nhà TPBank, Số 57
Phố Lý Thường Kiệt, P. Trần Hưng Đạo, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.
TPBank được kế thừa những thế mạnh về công nghệ hiện đại, kinh nghiệm thị
trường cùng tiềm lực tài chính của các cổ đông chiến lược bao gồm:Tập đoàn Vàng
bạc Đá quý DOJI, Tập đoàn Công nghệ FPT, Tổng Công ty Viễn thông MobiFone,
Tổng công ty Tái bảo hiểm Việt Nam và tập đoàn tài chính SBI Ven Holding Pte. Ltd.,
Singapore.
TPBank luôn nỗ lực mang lại các giải pháp, sản phẩm tài chính ngân hàng hiệu
quả nhất, hướng tới phân khúc khách hàng trẻ và năng động. Dựa trên nền tảng công
nghệ tiên tiến và trình độ quản lý chuyên sâu. Với những nỗ lực đó TPBank đã nhận
được các phần thưởng xứng đáng: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, được Tạp chí Global Financial Market Review
trao tặng giải thưởng “Ngân hàng Số sáng tạo nhất Việt Nam” hai năm liên tiếp 2014,
2015 và giải thưởng "Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2015". Đặc biệt, tháng
11/2014, TPBank vinh dự là Á quân chương trình bình chọn “Ngân hàng điện tử yêu
thích tại Việt Nam“- MyEbank, trong đó, đứng vị trí số 1 về Mobile banking, top 5
internet banking.
Với tuyên ngôn thương hiệu “Vì chúng tôi hiểu bạn”, TPBank mong muốn lấy
nền tảng của “sự thấu hiểu” khách hàng để xây dựng phong cách chất lượng dịch vụ
ngân hàng hàng đầu. Hiểu để sẻ chia, hiểu để cùng đồng hành với khách hàng, để sáng

tạo ra những sản phẩm dịch vụ tốt nhất và phù hợp nhất đem lại những giá trị gia tăng
cao nhất cho khách hàng. Đó cũng chính là kim chỉ nam cho sự phát triển bền vững
mà TPBank hướng đến.
16


Bộ máy tổ chức quản lý của Ngân hàng Tiên Phong được tổ chức theo mô hình
trực tuyến tham mưu và được cơ cấu tổ chức thống nhất từ Đại hội đồng cổ đông đến
bộ máy điều hành bao gồm:

Hình 2.1 - Sơ đồ bộ máy điều hành, quản lý tại Ngân hàng Tiên Phong.

- Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của Ngân hàng có quyền
quyết định về chiến lược phát triền của ngân hàng và bầu ra cơ quan quản lý: Hội đồng
Quản trị, Ban Kiểm soát.
- Hội đồng Quản trị: Là cơ quan quản trị Ngân hàng, giữ vai trò định hướng
chiến lược, kế hoạch hoạt động hàng năm, chỉ đạo và giám sát hoạt động của Ngân
hàng thông qua Ban điều hành và các Ủy ban.
- Ban Kiểm soát: Có nhiệm vụ triển khai hoạt động tài chính của Ngân hàng:
giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và
kiểm toán nội bộ của Ngân hàng, báo cáo cho Đại hội đồng cổ đông tính chính xác,
trung thực, hợp pháp về báo cáo tài chính của Ngân hàng.
- Các Ủy ban: Do HĐQT thành lập, làm tham mưu cho HĐQT trong việc quản
trị ngân hàng, thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh, đảm bảo sự phát triển hiệu
quả, an toàn và đúng mục tiêu đã đề ra.
2.1.2. Khái quát tình hình hoạt động của NHTMCP Tiên Phong (2013 –
2015).
Với tầm nhìn và chiến lược đúng đắn trong đầu tư công nghệ và nguồn lực,
nhạy bén trong điều hành và tinh thần đoàn kết nội bộ, Ngân hàng Tiên Phong đã có
những bước phát triển nhanh, ổn định, an toàn và hiệu quả. Ngân hàng luôn duy trì

được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định liên tiếp qua các quý cả về chiều sâu và chiều
rộng. Điều này thể hiện qua tốc độ tăng trưởng tổng tài sản qua các quý:
17


Tổng tài
sản (triệu
đồng)
30.001.230
32.088.039
38.057.020

Thời
gian
08/2013
12/2013
04/2014

45.023.754

08/2014

51.477.555

12/2014

53.056.440

04/2015


59.898.702

08/2015

68.004.512

10/2015

70.018.000

12/2015
Biểu đồ 2.1 - Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản qua các thời kỳ
(Nguồn: Báo cáo quản trị Ngân hàng Tiên Phong)

Nhìn chung, tổng tài sản của Ngân hàng tăng trưởng đều đặn qua từng thời kỳ,
đến cuối năm 2015 đạt mức 70.018.000 tỷ đồng, tăng 18.540.445 triệu đồng so với năm
2014 tức là tăng 36,0%. Bên cạnh đó, kết quả kinh doanh qua các năm cũng cho thấy
Ngân hàng đang trong quá trình phát triển:

18


Bảng 2.2 - Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
(Đơn vị: triệu đồng)
Chênh lệch 2014/2013
Số tiền
TL (%)
368.593
60,36
28.706

169,4

Chênh lệch 2015/2014
Số tiền
TL (%)
445.834
45,5
10.400
22,8
(3.633)
(10,3)

Chỉ tiêu

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Thu nhập lãi thuần
Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ
Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh
ngoại hối
Lãi thuần từ mua bán chứng khoán
kinh doanh
Lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu

Lãi từ hoạt động khác


610.578
16.937

979.171
45.643
35.254

1.425.005
56.043
31.621

23.538

200,8

20.378

3.445

20.021

(16.933)

16,9

21.023

(21.116)

18.213


(42.139)

(200,4)

205.210
3.462

104.919

106.212

(100.291)

(40,8)

4.154

6.002

692

19,9

889.307
(192.265)
(27.146)
(203.723)
(423.135)


1.151.473
(283.500)
(23.019)
(358.702)
(665.222)

1.663.117
(458.512)
(29.013)
(458.969)
(1.080.736)

262.166
91.235
(4.127)
154.979
242.087

29,5
47.4
(15,2)
76,0
57,2

466.171

486.251

582.381


20.080

4,3

381.385

535.876
620.023
154.491
40,5
84.147
15,7
(Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của Ngân hàng Tiên Phong)

Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần
TỔNG THU NHẬP HOẠT ĐỘNG
Chi phí tiền lương
Chi phí khấu hao
Chi phí hoạt động khác
TỔNG CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín
dụng
LỢI NHUẬN SAU THUẾ

11.716

19

16.576


481,1

39.329

(186,2)

1.372
1.848

1,3
44,5

511.644
175.012
5.994
100.267
415.514
96.130

44,4
61,7
26,0
27,9
62,5
19.8


Kết thúc năm 2015, lợi nhuận sau thuế đạt 620.023 triệu và các chỉ tiêu tài
chính cơ bản phản ánh hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng đạt mức bình quân của

ngành:
Năm 2015
Năm 2014
Năm 2013
(Tỷ lệ %)
(Tỷ lệ %)
(Tỷ lệ %)
Tài sản có sinh lời/Tổng tài sản
96,99
97,34
95,24
Tổng tiền gửi khách hàng/Tổng nợ
57,6
45,77
4,93
Lãi ròng/Tổng tài sản (ROA)
0,88
1,04
1,12
Lãi ròng/Tổng tài sản bình quân (ROAA)
1.14
2.22
1.05
Lãi ròng/Vốn chủ sở hữu (ROE)
13,7
13,5
10,89
Lãi ròng/Vốn chủ sở hữu bình quân (ROEA)
8.92
11.61

10.17
Bảng 2.3 - Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng
Chỉ tiêu

Tiên Phong (Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Tiên Phong năm 2015, 2004)
Kết quả một số hoạt động chính tại Ngân hàng như sau:
• Hoạt động huy động vốn
(Đơn vị: Triệu đồng)
2013
Chỉ tiêu

Số tiền

Tiền gửi và tiết
kiệm
Vay chính phủ,
NHNN và các
TCTD khác
Phát hành trái
phiếu
Tổng vốn huy
động

2014
Tỷ
trọng(%)

2015
Tỷ


Số tiền

trọng(%)

Số tiền

Tỷ
trọng(%)

14.331.681

51,06

21.623.430

46,27

37.437.000

58,3

11.393.517

40,6

25.101.618

53,73

21.830.000


34,02

2.341.440

8,34

-

-

4.893.326

7,68

28.066.638

100

46.725.048

100

64.160.326

100

Bảng 2.4 – Kết quả huy động vốn giai đoạn 2013 – 2015
Thông qua bảng tình hình huy động vốn của ngân hàng ta nhận thấy tổng lượng
vốn huy động được của ngân hàng trong ba năm qua có sự thay đổi khá đáng kể. Năm

2013, tổng lượng vốn huy động được là 28.066.638 triệu đồng, đến năm 2014 tổng
lượng vốn này tăng gần gấp đôi, tăng 18.658.410 triệu đồng. Đến năm 2015 lượng vốn
này đã tăng lên và đạt 37.437.000 triệu đồng. Trong đó các chỉ tiêu huy động vốn của
ngân hàng thì nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất là tiền gửi tiết kiệm (tiền gửi của
20


khách hàng và tiền tiết kiệm). Cụ thể, năm 2013, tiền gửi tiết kiệm là 14.331.681 triệu
đồng chiếm tỷ trọng 51,06% trong tổng vốn huy động. Đến năm 2014 có sự tăng lên
đáng kể, tăng 7.291.749 triệu đồng, đưa lượng tiền gửi tiết kiệm của năm đạt là
21.623.430 triệu đồng(46,27%). Năm 2015 tăng lên đạt 37.437.000 (58,3%).
Biểu đồ 2.2 – Tổng vốn huy động Ngân hàng Tiên Phong 2013-2015
(Đơn vị: Triệu đồng)
Hoạt động huy động vốn từ nền kinh tế của TPBank được duy trì khá tốt, tổng
huy động năm 2014 đạt 46.725 tỷ đồng tương đương 111% kế hoạch năm, trong đó chỉ
tiêu huy động từ thị trường 2 tăng 11.367 tỷ đồng tương đương 83% so với năm 2013.
Riêng đối với chỉ tiêu huy động từ khách hàng do sự biến động lãi suất trên thị trường,
và khả năng sử dụng vốn của nền kinh tế, để giảm thiểu phần lỗ do chênh lệch lãi suất
huy động và cho vay, HĐQT và BĐH chủ trương giảm chỉ tiêu huy động này, theo đó
tại 31/12/2014 chỉ tiêu này đạt 21.623 tỷ đồng tương đương 86 % kế hoạch đặt ra.

21


• Hoạt động cho vay
(Đơn vị: Triệu đồng)
2013

2014
Tỷ


Chỉ tiêu

Số tiền

2015
Tỷ

trọng

Số tiền

(%)

Tỷ

trọng

Số tiền

(%)

trọng
(%)

Cho vay các tổ chức
kinh tế, cá nhân

11.778.244


98,76

19.697.235

99,2

35.087.621

99,5

105.934

0,89

99.943

0,58

104.358

0,3

41.811

0,35

41.811

0,22


75.021

0,2

11.925.991
100
19.838.991
100 35.267.000
Bảng 2.5 Kết quả hoạt động cho vay giai đoạn 2013 – 2015

100

trong nước
Cho vay chiết khấu
thương phiếu và các
giấy tờ có giá
Nợ tồn đọng không
có Tài sản đảm bảo
và không còn đối
tượng thu hồi nợ
Tổng

Được sự chấp thuận của Thống đốc NHNN về chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng,
mặc dù có những biến động trên thị trường và những khó khăn trong việc lựa chọn
khách hàng, TPBank vẫn hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng cho vay thị trường 1 đặt ra.
Tính đến 31/12/2014, chỉ tiêu này đạt 19.838.991 triệu đồng tương đương 101% kế
hoạch năm, đưa tổng dư nợ tín dụng toàn hàng bao gồm TPDN lên 24.960.000 triệu
đồng. Chất lượng tín dụng cũng được cải thiện đáng kể, tỷ lệ nợ xấu toàn hàng đến
ngày 31/12/2014 là 1,01%. HĐQT luôn chủ trương chú trọng đến chất lượng tín dụng,
kiểm soát rủi ro và quản lý nợ xấu.

Đến năm 2015 tổng số tiền cho vay tăng 15.428.009 triệu đồng, tăng 77,76% so
với năm 2014. Trong các chỉ tiêu cho vay thì chỉ tiêu cho vay các tổ chức kinh tế cá
nhân trong nước đạt mức cao nhất và tăng mạnh qua các năm. Sự gia tăng mạnh mẽ
trong tổng dư nợ cho vay nói chung và dư nợ cho vay dự án nói riêng có thể thấy rõ
qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.3 – Tổng dư nợ cho vay và dư nợ cho vay dự án giai đoạn 2013-2015
(Đơn vị: Triệu đồng)
22


Chất lượng tín dụng nhìn chung được đảm bảo, các tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu
ở mức thấp. Tỷ lệ nợ quá hạn có chiều hướng tăng lên qua các năm nhưng vẫn duy trì
ở mức an toàn, sự gia tăng này do Ngân hàng đang trong giai đoạn đầu đi vào hoạt
động với chiến lược mở rộng khả năng cho vay, tăng dư nợ trên tất cả các đối tượng
khách hàng. Năm 2014 bắt đầu xuất hiện khoản nợ xấu, cho thấy những hạn chế trong
công tác quản lý chất lượng tín dụng đang dần lộ ra. Có thể nói, hoạt động tín dụng
của Ngân hàng khá thành công với tốc độ tăng trưởng tín dụng cao.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp.
Để phục vụ cho đề tài mang tính xác thực hơn trong quá trình nghiên cứu, em
có tiến hành thu thập các dữ liệu sơ cấp là các phiếu điều tra đối với các đối tượng: cán
bộ thẩm định tại ngân hàng Tiên Phong và các khách hàng hiện tại đang vay dự án tại
ngân hàng.
Đối với cán bộ nhân viên: xây dựng phiếu điều tra gồm 3 câu hỏi. Tổng số
phiếu phát ra là 20, số phiếu hợp lệ thu về là 20 phiếu. Đối với khách hàng đang vay
dự án tại ngân hàng: xây dựng phiếu điều tra gồm 4 câu hỏi. Tổng số phiếu phát ra là
30 phiếu, số phiếu hợp lệ là 30 phiếu.
2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp.
Để thực hiện đề tài, em đã sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp từ
nguồn dữ liệu bên trong ngân hàng: các ấn phẩm, tạp chí, website của ngân hàng, các

biểu bảng, báo cáo tài chính hàng năm của ngân hàng Tiên Phong.
2.3. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG.
2.3.1. Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho
vay của NHTMCP Tiên Phong
2.3.1.1. Tổ chức công tác thẩm định tài chính dự án tại Ngân hàng TMCP Tiên
Phong

23


Hình 2.3 - Quy trình thẩm định dự án đầu tư – Ngân hàng Tiên Phong

Đối với các khoản cho vay dự án đầu tư, với quy mô lớn về vốn, thời gian cho
vay dài hạn, mức rủi ro cao, tính chất phức tạp của nội dung thẩm định, Ngân hàng
quy định hồ sơ vay vốn đều được tái thẩm định một cách chi tiết và chặt chẽ tại Phòng
thẩm định tín dụng ở Hội sở chính. Có thể thấy mô hình tổ chức và quy trình thẩm
định dự án đầu tư qua lưu đồ sau:
Trình tự thực hiện thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng được tiến hành qua
các bước chính như sau:
1

Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ dự án từ khách hàng
Bộ phận thực hiện: Phòng kinh doanh của chi nhánh, đơn vị kinh doanh.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng, cán bộ tín dụng kiểm tra tính đầy đủ,
hợp lệ của hồ sơ dự án. Cán bộ tín dụng có trách nhiệm tìm kiếm, thu thập thông tin từ
nhiều nguồn khác nhau để tổng hợp, kiểm chứng và xác nhận độ tin cậy của thông tin
trước khi sử dụng cho việc đánh giá khách hàng, thẩm định dự án.

2 Thẩm định dự án, lập tờ trình đề xuất tín dụng

Bộ phận thực hiện: Phòng kinh doanh của chi nhánh, đơn vị kinh doanh.
24


Sau khi thu thập đầy đủ thông tin cần thiết, cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định
dự án đầu tư theo quy trình với đầy đủ nội dung. Trên cơ sở kết quả thẩm định về
khách hàng vay vốn và dự án đầu tư, cán bộ tín dụng lập tờ trình đề xuất tín dụng và
trình lãnh đạo phòng kinh doanh kiểm soát. Sau khi có phê duyệt của lãnh đạo phòng
kinh doanh, tờ trình đề xuất tín dụng cùng hồ sơ dự án được trình lên Lãnh đạo đơn vị
kinh doanh. Nếu Lãnh đạo đơn vị kinh doanh đưa ra ý kiến đồng ý cấp tín dụng, toàn
bộ hồ sơ được chuyển tới Phòng thẩm định tín dụng để tiến hành tái thẩm định và phê
duyệt tại Hội sở chính.
3 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ dự án, tờ trình đề xuất tín dụng từ phòng kinh doanh của
chi nhánh, đơn vị kinh doanh
Bộ phận thực hiện: Phòng thẩm định tín dụng tại Hội sở chính.
Cán bộ thẩm định tín dụng tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ dự án,
kiểm tra nội dung của tờ trình đề xuất tín dụng, cập nhật thông tin vào sổ theo dõi xét
duyệt tín dụng. Nếu hồ sơ vay vốn chưa có đủ cơ sở để thẩm định thì chuyển lại cho
đơn vị kinh doanh để cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh, bổ sung hồ
sơ.
4 Tái thẩm định dự án đầu tư, lập Báo cáo thẩm định
Bộ phận thực hiện: Phòng thẩm định tín dụng tại Hội sở chính
Trên cơ sở đối chiếu các quy định, thông tin có liên quan và các nội dung yêu
cầu, cán bộ thẩm định tổ chức xem xét, tái thẩm định dự án đầu tư một cách độc lập và
khách quan. Nếu cần thiết, cán bộ thẩm định có thể yêu cầu cán bộ tín dụng bổ sung
thêm thông tin, tài liệu hoặc thu xếp khảo sát thực tế.
Cán bộ thẩm định tín dụng lập báo cáo thẩm định dự án trình Trưởng phòng
thẩm định xem xét. Trưởng Phòng thẩm định kiểm tra, kiểm soát về nghiệp vụ, thông
qua hoặc yêu cầu cán bộ thẩm định chỉnh sửa, làm rõ các nội dung. Báo cáo thẩm định
và hồ sơ dự án sau đó được trình lên thẳng Cấp phê duyệt tín dụng.

2.3.1.2. Nội dung thẩm định tài chính dự án tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong
• Thu thập và xử lý thông tin về khách hàng và dự án
Khi tiếp nhận thông tin từ khách hàng, Ngân hàng tiến hành xác minh lại tính
chính xác của các nguồn thông tin do khách hàng cung cấp. Để làm được điều này, cán
bộ tín dụng và cán bộ thẩm định có thể đến trực tiếp doanh nghiệp để xác minh địa
điểm cơ sở nơi đầu tư dự án, khảo sát thực trạng nhà xưởng, máy móc thiết bị của
25


×