Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh trên báo in ( khảo sát báo gia đình và xã hội, phụ nữ việt nam và phụ nữ thủ đô từ tháng 6 2012 tháng 6 2014)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 139 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------------------

NGUYỄN VIỆT QUỲNH

TRUYỀN THÔNG VỀ MẤT CÂN BẰNG
GIỚI TÍNH KHI SINH TRÊN BÁO IN
(Khảo sát báo Gia đình và Xã hội, Phụ nữ Việt Nam và
Phụ nữ Thủ đô từ 6/2012 - tháng 06/2014)

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ
Chuyên ngành: Báo chí học

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------------------

NGUYỄN VIỆT QUỲNH

TRUYỀN THÔNG VỀ MẤT CÂN BẰNG
GIỚI TÍNH KHI SINH TRÊN BÁO IN
(Khảo sát báo Gia đình và Xã hội, Phụ nữ Việt Nam và
Phụ nữ Thủ đô từ 6/2012 - tháng 06/2014)

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ
Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60 32 01 01



Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Cảnh Nhạc

Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng
tôi dưới sự hướng dẫn của Tiến sỹ Lê Cảnh Nhạc. Các thông tin, số liệu
được sử dụng trong luận văn đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và xác
thực.
Các kết quả nghiên cứu trong luận văn chưa từng được công bố
trong công trình khoa học nào trước đây.
Tác giả

Nguyễn Việt Quỳnh


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn TS Lê Cảnh Nhạc, người đã
trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Sự chỉ dẫn, góp ý tận tình,
cùng những lời nhắc nhở, động viên của thầy đã giúp tôi vượt qua nhiều khó
khăn trong quá trình thực hiện luận văn.
Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ, bên cạnh sự nỗ lực của bản
thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý Thầy Cô tại Khoa Báo chí –
Truyền thông, Trường ĐH KHXH&NV – ĐH QGHN, cũng như sự động viên
ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và
thực hiện luận văn thạc sĩ.
Tôi cũng xin được trân trọng cảm ơn các phóng viên, nhà báo Nguyễn
Ngọc Đức (Phó Tổng biên tập báo Gia đình & Xã hội), Trần Tuấn Linh (Tổng

thư ký tòa soạn báo Gia đình & Xã hội), Nguyễn Thu Hà (Phó ban Hôn nhân
& Gia đình Báo Phụ nữ thủ đô), Nguyễn Văn Hải (Phó trưởng đại diện Báo
Tuổi Trẻ TP.HCM tại miền Bắc), Nguyễn Lan Anh (báo Tuổi Trẻ), Võ Thu
(báo Gia đình và Xã hội), Nguyễn Tiến Hưng (báo An ninh thủ đô), Nguyễn
Hằng (báo Lao động), nhà báo Nguyễn Trọng Tùng (báo Kinh tế và Đô thị)
và bà Đặng Thị Bích Thuận – Vụ phó Vụ Truyền thông giáo dục, Tổng cục
DS-KHHGĐ đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn
thiện luận văn thạc sĩ này.
Tôi xin chân thành cảm ơn.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................ 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 9
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................... 9
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ................................................................................10
7. Kết cấu luận văn .......................................................................................................11
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG BÁO CHÍ VÀ GIỚI
TÍNH KHI SINH........................................................................................................12
1.1. Báo chí và chức năng của báo chí .......................................................................12
1.1.1 Các khái niệm......................................................................................................12
1.2. Đặc điểm, nguyên nhân và hệ luỵ của mất cân bằng giới tính khi sinh ..........13
1.2.1. Các khái niệm ....................................................................................................13
1.2.2. Đặc điểm, nguyên nhân và hệ lụy ....................................................................17
1.3. Lý thuyết về giới và phát triển .............................................................................22
1.4. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về bình đẳng giới và kiểm soát thực trạng
mất cân bằng giới tính khi sinh ...................................................................................23

1.5. Báo chí với công tác truyền thông về dân số và vấn đề MCBGTKS ..............25
1.5.1. Tăng cường phổ biến, giáo dục chính sách pháp luật ....................................25
1.5.2. Nâng cao hiệu quả thông tin cho lãnh đạo các cấp.........................................25
1.5.3. Nâng cao hiệu quả các hoạt động truyền thông ..............................................26
Tiểu kết chương 1.........................................................................................................27
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHẢN ÁNH TRÊN BÁO IN VỀ VẤN ĐỀ MẤT
CÂN BẰNG GIỚI TÍNH KHI SINH ....................................................................29
2.1. Giới thiệu khái quát 3 tờ báo khảo sát ................................................................29
1


2.1.1. Báo Gia đình và Xã hội .....................................................................................29
2.1.2. Báo Phụ nữ Việt Nam........................................................................................32
2.1.3. Báo Phụ nữ thủ đô .............................................................................................33
2.2. Thực trạng phản ánh vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh trên báo Gia đình
và Xã hội, Phụ nữ Việt Nam, Phụ nữ thủ đô từ 6/2012 đến tháng 6-2014. .........35
2.2.1. Nội dung thông tin .............................................................................................35
2.2.2. Hình thức thông tin ............................................................................................50
2.3. Đánh giá mặt được và chưa được của báo chí trong truyền thông kiểm soát
mất cân bằng giới tính khi sinh ...................................................................................59
2.3.1. Nội dung .............................................................................................................59
2.3.2. Hình thức ............................................................................................................62
2.4.Khảo sát ý kiến độc giả về hiệu quả thông tin vấn đề mất cân bằng giới
tính khi sinh trên báo in ................................................................................... 64
Tiểu kết chương 2.........................................................................................................72
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG TRÊN BÁO
IN VỀ VẤN ĐỀ KIỂM SOÁT MẤT CÂN BẰNG GIỚI TÍNH KHI SINH ...........74
3.1. Nâng cao chất lượng nội dung truyền thông ......................................................74
3.2. Đổi mới hình thức thể hiện ..................................................................................75
3.3. Đổi mới cách tiếp cận, khai thác thông tin .........................................................76

3.4. Ngành Dân số, Y tế cần chủ động tổ chức cung cấp thông tin về MCBGTKS...77
3.5. Nhóm giải pháp phối hợp.....................................................................................77
3.6. Đầu tư nguồn lực ..................................................................................................81
3.6.1. Đầu tư nguồn lực về công nghệ .......................................................................81
3.6.2. Đầu tư nguồn lực về nhân sự ............................................................................81
Tiểu kết chương 3.........................................................................................................84
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................................85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................88

2


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BĐDS

– Biến động dân số

DS

– Dân số

DS-KHHGĐ

- Dân số - Kế hoạch hóa gia đình

ĐTDS

– Điều tra dân số

GTKS


– Giới tính khi sinh

HĐND

– Hội đồng nhân dân

LHPN

– Liên hiệp phụ nữ

MCBGTKS

– Mất cân bằng giới tính khi sinh

SKSS

– Sức khỏe sinh sản

TSGTKS

– Tỉ số giới tính khi sinh

TTĐC

– Truyền thông đại chúng

UBND

- Ủy ban nhân dân


3


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.2.1.1. Số lượng tin, bài của các tờ báo được khảo sát về vấn đề
MCBGTKS trong 2 năm. ............................................................................................36
Bảng 2.4.1. Tần suất độc giả đọc tin bài về vấn đề MCBGTKS trên báo in: ........65
Bảng 2.4.2. Đánh giá của công chúng về việc chuyển tải thông tin về vấn đề
MCBGTKS trên báo in: ..............................................................................................66
Bảng 2.4.3. Đánh giá sự hài lòng của công chúng về việc chuyển tải thông tin về
vấn đề MCBGTKS trên báo in: ..................................................................................67
Bảng 2.4.4. Nguyên nhân dẫn đến MCBGTKS: ......................................................68
Bảng 2.4.5. MCBGTKS ảnh hưởng đến gia đình, xã hội: .......................................69
Bảng 2.4.6. Sự lựa chọn của công chúng ...................................................................70
Bảng 2.4.7. Ý kiến công chúng về các biện pháp nâng cao hiệu quả truyền thông
kiểm soát MCBGTKS: ................................................................................................70

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) là vấn đề mang tính toàn
cầu tác động nghiêm trọng đến cơ cấu dân số ở nhiều nước, đặc biệt là các
nước đang phát triển, được các quốc gia và Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc rất
quan tâm. MCBGTKS ở Việt Nam xảy ra muộn hơn so với một số nước khác
có nền văn hóa tương đồng với Việt Nam, nhưng diễn biến với tốc độ nhanh.
Xuất hiện từ năm 1999 ở nước ta nhưng đến năm 2006, vấn đề MCBGTKS
mới trở nên “nóng”. Từ năm 2006 đến nay, tỉ số giới tính khi sinh (TSGTKS

– số trẻ trai trên 100 trẻ gái) luôn trong xu hướng tăng và tăng mạnh; có năm
tăng tới 1 điểm phần trăm – tức là gấp 10 lần so với trước đây và hiện nay là
113/100. [43] Vấn đề này hiện được Đảng, Nhà nước quan tâm chỉ đạo ngành
Dân số triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm kiểm soát MCBGTKS; sớm
đưa về mức sinh học bình thường. Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân
“Tình trạng MCBGTKS nếu không được can thiệp một cách quyết liệt sẽ để
lại hệ lụy nặng nề trong tương lai, không chỉ về mặt xã hội mà còn cả về mặt
kinh tế, an ninh chính trị và trật tự xã hội…” Các chuyên gia về lĩnh vực này
đã dự báo nếu không can thiệp mạnh để làm giảm TSGTKS, Việt Nam sẽ “dư
thừa” khoảng 2,3 đến 4,3 triệu nam giới trong tương lai. [41]
Để kiểm soát TSGTKS có hiệu quả và bền vững, trong những năm qua
Ban tuyên giáo Trung ương đã phối hợp với Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa
gia đình (DS-KHHGĐ) định kỳ cung cấp thông tin về giới tính khi sinh trong
các cuộc giao ban báo chí với đại diện lãnh đạo các báo để kịp thời đăng tin,
thông điệp và định hướng tuyên truyền liên quan đến giới tính khi sinh. Bên
cạnh đó còn tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, bộ, ngành liên quan (Cục
Báo chí, Bộ thông tin – truyền thông; Vụ Báo chí, Ban tuyên giáo Trung
ương…) trong việc chấn chỉnh các cơ quan báo chí, nhà xuất bản về tuyên

1


truyền, phổ biến các phương pháp và kỹ thuật về lựa chọn giới tính. Tổng cục
DS-KHHGĐ hàng năm đều ký kết các chương trình hợp tác truyền thông với
nhiều bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội như Bộ Công An, Bộ Quốc phòng,
Hội Nhân dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam…
Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, các phương tiện truyền
thông hiện đại đang là công cụ tốt nhất để giúp cho báo chí truyền tải một
lượng thông tin khổng lồ đến với công chúng. Trước sự phát triển mạnh mẽ
của báo in, báo điện tử, các trang mạng xã hội, ở Việt Nam, báo in đến nay

vẫn là phương tiện truyền thông đại chúng hết sức quan trọng trong việc
truyền tải những thông tin thời sự đến với đông đảo công chúng. Đặc điểm
nổi bật của báo in chính là tính công khai và sự lan tỏa nhanh chóng, rộng
khắp. Sự phản ánh và phân tích, mổ xẻ đối với thông tin thời sự, những sự
kiện diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên toàn thế giới và trên cả nước luôn có tác
động với bạn đọc.
Kiểm soát MCBGTKS hiện nay là vấn đề quan trọng của quốc gia
trong thời kỳ khoa học – kỹ thuật phát triển, thời kỳ công nghệ số. Vì vậy,
công tác truyền thông, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi
trong công tác DS-KHHGĐ, nhất là giảm thiểu MCBGTKS càng phải được
chú trọng. Tuy nhiên, việc nghiên cứu vấn đề MCBGTKS được đề cập trên
báo chí chưa được quan tâm nhiều.
Từ lý do trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Truyền thông trên
báo in về vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh” (Khảo sát Báo Gia đình và
Xã hội, Phụ nữ Việt Nam, Phụ nữ Thủ đô từ 6/2012 đến 06/2014) cho luận
văn của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

 Nghiên cứu về vấn đề MCBGTKS
Tại nhiều khu vực trên thế giới, tình trạng MCBGTKS đã xảy ra từ
2


những năm 1980 và các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước bắt đầu
xuất hiện từ những năm 2000. Theo khảo sát của người thực hiện nghiên cứu
này, có hai hướng đi chính khi nghiên cứu vấn đề MCBGTKS là nghiên cứu
về thực trạng và nghiên cứu về nguyên nhân dẫn đến thành công trong việc
kiểm soát MCBGTKS.
Nghiên cứu về thực trạng, nguyên nhân dẫn đến MCBGTKS
Nghiên cứu ngoài nước

Hầu hết các nghiên cứu về MCBGTKS từ trước đến nay cả trong và
ngoài nước chủ yếu tập trung khảo sát thực trạng, nhằm tìm ra giải pháp giải
quyết vấn đề từ nhiều phía.
Các nghiên cứu ngoài nước thực hiện tại các vùng lãnh thổ, quốc gia
như Mỹ, Châu Á, Ấn Độ, Trung Quốc... xuất bản từ năm 2004 đến năm 2009.
Có thể kể đến một số tác phẩm như “Tỷ số giới tính có xu hướng nhiều nam
hơn nữ trong Tổng điều tra Dân số nước Mỹ năm 2000” (Douglas Almond và
Lena Edlund) xuất bản năm 2008. Tài liệu này điều tra khu vực người Hàn
Quốc, Trung Quốc và Ấn Độ di cư sang Mỹ, phương pháp nghiên cứu là tính
toán các bảng số liệu tương quan của cuộc Điều tra dân số ở Mỹ năm 2000,
qua đó xây dựng chiến lược nhằm hạn chế việc quảng cáo thương mại về các
kỹ thuật xác định giới tính trước sinh.
Cũng năm 2008, nhóm tác giả Mary E. John, Ravinder Kaur, Rajni
Pairiwala, Saraswati Raju và Alpana Sagar xuất bản cuốn sách “Kế hoạch hoá
gia đình, kế hoạch hoá về giới, tỷ số giới tính trẻ em đảo ngược ở một số
huyện thuộc các bang Madhya Pradesh, Rajasthan, Himachal Pradesh,
Haryana and Punjab”. Cuốn sách kết hợp nghiên cứu định lượng và định tính,
điều tra 6.500 hộ gia đình ở các bang miền Bắc và miền Trung Ấn Độ, phòng
vấn sâu 12 hộ, qua đó đã khuyến nghị nhiều chính sách có giá trị như các
chương trình nâng cao giá trị trẻ em gái, hỗ trợ tiền mặt kịp thời; các chương

3


trình hướng vào tầng lớp trung lưu và các gia đình giàu có; tách bạch
KHHGĐ khỏi những sáng kiến nhằm ngăn chặn lựa chọn giới tính; quy định
rõ ràng về việc phá thai sau khi siêu âm sàng lọc giới tính và phá thai không
vì mục đích đó; mở rộng các cơ sở y tế công cộng để hạn chế các cơ sở y tế tư
nhân; chương trình mở rộng và nâng cao giáo dục công; chương trình nhằm
bình đẳng hoá cơ hội việc làm cho nữ giới...

Năm 2009, tác giả Christophe Guimoto xuất bản cuốn sách “Thời kỳ
quá độ của Tỷ số giới tính ở Châu Á”, khu vực địa lý nghiên cứu là Đông Á,
Nam Á và Tây Á. Tác giả đã rà soát so sánh về đăng ký khai sinh hoặc các
ước tính về lịch sử sinh từ các cuộc điều tra lớn và số liệu tổng điều tra. Từ
đó, tác giả xây dựng các chiến lược nhằm hạn chế việc cung cấp các dịch vụ
lựa chọn giới tính, các quy định của chính phủ về cấm lựa chọn giới tính và tổ
chức các chiến lược truyền thông nâng cao nhận thức.
Ngoài những tác phẩm trên, còn có các tác phẩm như “Nhận xét về
chiến dịch chống lựa chọn giới tính và thăm dò các biện pháp đối phó trong
tương lai” (Joseph, Josantony; Mattam, Matthew; Mathew, Sofy; Siradhna,
Kavita; Patkar, Rohini; Kulkarni, Vidya; Radhakrishnan, E.M.), “Sự mất cân
bằng tỷ số giới tính khi sinh và các biện pháp can thiệp phổ biến ở Trung
Quốc” (Li, Shuzhuo), "Lựa chọn giới tính thông qua y học cổ truyền ở nông
thôn miền Bắc Ấn Độ" (Attané l. C.Z. Guilmoto), "Sự thiếu hụt trẻ em gái ở
Trung Quốc hiện nay" (Banister, Judith), Về chiều hướng mức sinh giảm
không ngừng ở Nam Á (Basu D., A.M.)... Các tài liệu trên là những nghiên
cứu tại Châu Á, Ấn Độ, Trung Quốc, chỉ ra thực trạng MCBGTKS nghiêm
trọng ở các nước này và đưa ra nhiều khuyến nghị như can thiệp thúc đẩy
bình đẳng giới, hạn chế việc cung cấp các dịch vụ lựa chọn giới tính, nâng cao
giá trị của trẻ em gái…
Nghiên cứu trong nước

4


Những nghiên cứu có liên quan đến tình trạng MCBGTKS ở Việt Nam
bắt đầu xuất hiện từ năm 2002 với nhiều tác phẩm như "Sự ưa thích con trai ở
một làng quê nông thôn Việt Nam" (Danielle Bélanger), "Chế độ phụ hệ và
mô hình định cư ở nhà chồng và tỷ lệ sinh giảm ở Việt Nam" (John Bryant).
Trong đó, tác giả Danielle Bélanger đã phân tích số liệu thứ cấp từ cuộc Khảo

sát về Mức sống ở Việt Nam giai đoạn 1992-1993 của hơn 1.600 cặp vợ
chồng trẻ trong độ tuổi người vợ 15-49 qua đó kết luận về tâm lý ưa thích con
trai ở nông thôn Việt Nam. Tác phẩm còn lại trong năm 2003 "Chế độ phụ hệ
và mô hình định cư ở nhà chồng và tỷ lệ sinh giảm ở Việt Nam" nghiên cứu
theo hướng định tính, rà soát số liệu nhân khẩu học và nghiên cứu dân tộc
học, qua đó để xuất chiến dịch truyền thông nhằm nâng cao nhận thức về giá
trị bình đẳng của con gái so với con trai.
Năm 2007, nhóm tác giả Tine Gammeltoft và Nguyễn Thị Thúy Hạnh
xuất bản tài liệu "Tình trạng của thai nhi và những quyết định sinh tử: Vấn đề
đạo đức trong việc sử dụng siêu âm ở Việt Nam", khảo sát mẫu 30 phụ nữ với
các phương pháp quan sát người tham gia, phỏng vấn với câu hỏi đóng, mở,
thảo luận. Qua đó nhóm tác giả đã đề xuất các Chiến lược nhằm tổ chức hoặc
cải thiện đào tạo cho cán bộ y tế; tập huấn nâng cao nhận thức về TSGTKS; các
phương pháp nhằm tăng cường giám sát và các quy trình chuyên môn tại các cơ
sở y tế; dịch vụ tư vấn cho phụ nữ muốn sàng lọc GTKS và nạo phá thai.
Ngoài ra, còn nhiều tác phẩm của các tác giả trong và ngoài nước như:
“Phân tích các thực hành y tế và chính trị-xã hội có ảnh hưởng đến Tỷ số giới
tính khi sinh ở Việt Nam” (Nguyen Pham Bang; Wane Hall; Peter Hill;
Chalapati Rao), “Sự gia tăng gần đây về Tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam”
(Christophe Guilmoto; Xuyen Jang; Ngô Văn Toàn), “Tỷ số giới tính khi sinh
ở Việt Nam cao: Thực tế hay chỉ là cường điệu” (Viện nghiên cứu phát triển
xã hội)... Các nghiên cứu này dùng nhiều phương pháp như phỏng vấn, phát

5


phiếu điều tra, phân tích số liệu từ tổng điều tra dân số để tìm ra nguyên nhân
của thực trạng MCBGTKS ở Việt Nam và khuyến nghị các chính sách như
giải quyết việc phân biệt đối xử với trẻ em gái, truyền thông nâng cao nhận
thức về vị thế bình đẳng của con gái đối với con trai, nâng cao nhận thức của

cán bộ y tế về TSGTKS, tăng cường giám sát dịch vụ tư vấn cho phụ nữ
muốn sàng lọc giới tính và nạo thai…
Báo cáo tổng quan về MCBGTKS ở Việt Nam của Tiến sỹ Dương
Quốc Trọng (Tổng cục trưởng tổng cục DS-KHHGĐ) đã chỉ ra tình hình và
đặc điểm của MCBGTKS ở Việt Nam, từ đó nêu ra một số nhóm giải pháp
giúp khắc phục tình trạng này, trong đó có nhóm biện pháp liên quan đến
truyền thông như phối hợp các cơ quan truyền thông đại chúng ở Trung ương
và địa phương nhằm tuyên truyền phản ánh tình hình về giới tính khi sinh [6].
Các nghiên cứu, báo cáo như: “Mất cân đối giới tính khi sinh trong 5 năm qua
ở một số địa phương – thực trạng và giải pháp” [9], “Vai trò của hội liên hiệp
phụ nữ Việt Nam trong công tác tuyên truyền nhằm góp phần hạn chế tình
trạng mất cân bằng giới tính khi sinh” [9, tr 51], “Thực trạng và giải pháp can
thiệp tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh trên địa bàn tỉnh Nam Định”
[9, tr 69], “Kết quả bước đầu và một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả thực
hiện đề án “Can thiệp giảm thiếu mất cân bằng giới tính khi sinh” tại tỉnh Bắc
Ninh” [9, tr 78], “Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ khuyến khích phụ nữ và
trẻ em gái góp phần giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh tại Quảng
Ngãi” [9, tr 95], “Mất cân bằng giới tính khi sinh ở Hà Nội – Thực trạng và
giải pháp” [9, tr 105]… cũng chỉ ra tình hình MCBGTKS cụ thể của từng địa
phương trong cả nước, đề xuất biện pháp giảm thiểu tình trạng này.

6


Nghiên cứu về nguyên nhân dẫn đến thành công trong việc kiểm soát
MCBGTKS
Trong các nghiên cứu về MCBGTKS ở ngoài nước, chúng tôi tách
riêng các nghiên cứu tại Hàn Quốc do đến thời điểm này đây là quốc gia duy
nhất thành công trong việc đưa TSGTKS trở về mức cân bằng tự nhiên. Tình
trạng MCBGTKS ở Hàn Quốc diễn ra và lên đến đỉnh điểm vào năm 1990 khi

TSGTKS là 116 trẻ trai/100 trẻ gái, nhưng đến năm 2010 thì tỷ số này đã ở
mức 106 trẻ trai/100 trẻ gái.
Tài liệu nghiên cứu sớm nhất tại Hàn Quốc do nhóm tác giả Park, Chai
Bin, Cho Nam-Hoon thực hiện năm 1995 về tình trạng MCBGTKS ở Hàn
Quốc giai đoạn này "Hậu quả của tập quán chuộng con trai ở xã hội có mức
sinh thấp: Mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh ở Hàn Quốc. Tài liệu này đã
trở thành cơ sở để thời gian tiếp theo Hàn Quốc áp dụng các biện pháp kiềm
chế MCBGTKS. Năm 2007, khi các biện pháp kiểm soát MCGTKS tại Hàn
Quốc đã phát huy tác dụng, nhóm tác giả Chung Wonchin và Gupta Das đã
thực hiện nghiên cứu "Tại sao sự ưa thích con trai ở Hàn Quốc giảm đi? Vai
trò của sự phát triển, chính sách công" đã sử dụng loại hình nghiên cứu định
lượng với 7.000 phụ nữ Hàn Quốc từ 15 đến 49 năm 1991 và 6.500 phụ nữ
năm 1993, phương pháp nghiên cứu tần suất và kiểm định thống kê chi bình
phương, phân tích hồi quy đa biến, đơn biến; phương pháp phân tách dữ liệu.
Nghiên cứu đề xuất các can thiệp thúc đẩy bình đẳng giới; các chiến dịch
tuyên truyền rộng lớn nhằm nâng cao giá trị của trẻ em gái; chiến lược chỉnh
sửa hệ thống luật pháp; tài trợ các tổ chức của phụ nữ tuyến cơ sở; chính sách
hỗ trợ tài chính khi nuôi con gái. Năm 2011, tác giả Chun Heeran đã mang tới
Hội thảo Quốc tế về mất cân bằng TSGT những kinh nghiệm của Hàn Quốc
khi ứng phó với tình trạng này, được trình bày trong báo cáo: "Thay đổi
TSGTKS và mức độ phổ biến. Bằng chứng từ Hàn Quốc".

7


 Nghiên cứu về truyền thông báo chí về vấn đề MCBGTKS
Trên đây là những nghiên cứu khảo sát thực trạng MCBGTKS ở trong
và ngoài nước. Tuy nhiên các nghiên cứu về truyền thông báo chí quan tâm
đến lĩnh vực này còn hạn chế. Trong báo cáo “Báo cáo công tác tuyên giáo
với việc giải quyết vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh trên địa bàn tỉnh

Vĩnh Phúc” trình bày tại Hội thảo quốc gia về mất cân bằng giới tính khi sinh,
Ban Tuyên giáo tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ ra những biện pháp tuyên truyền như
chỉ đạo các phương tiện thông tin đại chúng làm tốt công tác tư tưởng, tổ chức
Hội thảo về vấn đề này, kêu gọi sự chung tay của các cấp, các ngành đoàn thể
để tăng cường công tác tuyên truyền… và đưa ra một số kết quả đạt được, hạn
chế được tình trạng gia tăng MCBGTKS tiến tới ổn định TSGTKS trên địa
bàn [9, tr 90].
Khóa luận tốt nghiệp cử nhân khoa Báo chí, chuyên ngành Báo in –
Học viện Báo chí và tuyên truyền của tác giả Lê Mai Hạnh (2012) với đề tài:
“Báo in tham gia kiểm soát mất cân bằng giới tính ở Việt Nam hiện nay” đã
phân tích và mô tả được thực trạng và vai trò của báo chí trong vấn đề kiểm
soát MCBGTKS ở Việt Nam hiện nay. Khóa luận đã tiếp cận lý thuyết về
chức năng báo chí truyền thông trong việc phản ánh thông tin, định hướng dư
luận, nâng cao nhận thức chuyển đổi hành vi, đáp ứng nhu cầu kiểm soát
MCBGTKS ở Việt Nam hiện nay, qua đó thể hiện được rõ chức năng và vai
trò của báo chí. [3]
Qua tổng kết lịch sử vấn đề có thể thấy, từ trước đến nay chưa có đề tài
nghiên cứu chuyên sâu nào về truyền thông trên báo chí về mất cân bằng giới
tính khi sinh. Do đó, tôi quyết định chọn đề tài này để triển khai nghiên cứu
và bảo vệ luận văn thạc sĩ của mình.

8


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích
- Nghiên cứu thực trạng phản ánh vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh
trên báo in, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông về vấn
đề này trên báo in.
Nhiệm vụ

- Hệ thống hóa lý luận về báo chí, truyền thông về MCBGTKS; đường lối,
chủ trương của Đảng, Nhà nước về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh;
phân tích vai trò, trách nhiệm của báo chí trong truyền thông nâng cao nhận
thức về mất cân bằng giới tính khi sinh.
- Khảo sát thực trạng truyền thông trên báo in về MCBGTKS thông qua các
tờ báo Gia đình và Xã hội, Phụ nữ Việt Nam và Phụ nữ Thủ đô từ 6/2012 đến
tháng 06/2014) nhằm làm rõ những ưu điểm, hạn chế về nội dung, hình thức
của các tác phẩm báo chí trong truyền thông về mất cân bằng giới tính khi
sinh. Đánh giá mức độ, hiệu quả tác động của báo chí về vấn đề này qua điều
tra công chúng.
- Đề xuất một số giải pháp khắc phục tồn tại và phát huy vai trò, hiệu quả của
báo in trong truyền thông về MCBGTKS.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về vấn đề truyền thông trên báo in vấn đề MCBGTKS.
- Phạm vi: Đề tài tập trung khảo sát 3 tờ báo: Báo Gia đình và Xã hội, Phụ nữ
Việt Nam, Phụ nữ Thủ đô từ 6/2012 - tháng 06/2014.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
+ Luận văn được nghiên cứu dựa trên quan điểm học thuyết Mác – Lê
nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà
nước ta về vai trò, tính chất và nhiệm vụ của báo chí. Luận văn còn sử dụng
một số lý thuyết về báo chí học và xã hội học truyền thông đại chúng của các

9


tác giả trong và ngoài nước làm cơ sở nghiên cứu nhằm khái quát, bổ sung hệ
thống lý thuyết về nghiên cứu báo chí trong hoạt động truyền thông; phân tích
văn bản để xây dựng hệ thống lý thuyết hoạt động báo chí về truyền thông
kiểm soát MCBGTKS; so sánh và khảo sát, thống kê, tổng hợp, phân tích các
tác phẩm báo chí về về truyền thông kiểm soát MCBGTKS, từ đó rút ra

những kết luận khoa học cần thiết cho đề tài. Trong 2 năm, luận văn đã
nghiên cứu 560 số báo Gia đình và Xã hội, 520 số báo Phụ nữ Việt Nam, 140
số báo Phụ nữ Thủ đô. Các tin, bài được khảo sát là tất cả các tin, bài có chứa
cụm từ “mất cân bằng giới tính khi sinh”. Trong phạm vi nghiên cứu của một
luận văn thạc sỹ, tác giả đã tập trung nghiên cứu yếu tố thông điệp của quá
trình truyền thông về vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh mà các tờ báo in
được lựa chọn khảo sát mang đến cho độc giả, qua đó góp phần thay đổi nhận
thức của độc giả.
+ Lấy ý kiến công chúng bằng bảng hỏi (300 phiếu) để thu thập những
nhận xét, đánh giá của công chúng về những vấn đề liên quan đến đề tài.
+ Phỏng vấn sâu đối với các chuyên gia, nhà khoa học, các nhà quản lý,
cán bộ dân số nhằm đánh giá ưu, nhược điểm, xác định giải pháp nâng cao
hiệu quả hoạt động báo chí trong truyền thông kiểm soát mất cân bằng giới
tính khi sinh.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Từ góc nhìn báo chí và xã hội học truyền thông đại
chúng soi chiếu vấn đề mới xuất hiện ở Việt Nam: Thực trạng phản ánh về
MCBGTKS.
- Ý nghĩa thực tiễn: Đánh giá thực trạng truyền thông về MCBGTKS, qua
đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông kiểm
soát MCBGTKS trên báo in. Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên về
vấn đề này nên sẽ có giá trị tham khảo tốt cho các nghiên cứu tiếp theo.

10


Với các cơ quan chủ quản: Nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò quan
trọng của báo chí với việc truyền thông kiểm soát mất cân bằng giới tính khi
sinh để tăng cường sự chỉ đạo, định hướng, quản lý; tạo mọi điều kiện thuận
lợi để các cơ quan báo chí vào cuộc một cách hiệu quả; có hình thức sử dụng

báo chí hiệu quả trong hoạt động kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh.
Với các cơ quan báo chí: Thấy rõ những ưu điểm, những tồn tại, từ đó
đề ra các phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng, hiệu quả thông tin,
hình thức thể hiện nhằm truyền thông tốt nhất về vấn đề mất cân bằng giới
tính khi sinh.
Với đội ngũ phóng viên: Nâng cao ý thức trách nhiệm của người cầm
bút với tờ báo và công chúng; trách nhiệm của báo chí trước xã hội.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba
chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về báo chí và giới tính khi sinh
trong cơ cấu dân số
Chương 2: Thực trạng truyền thông về vấn đề mất cân bằng giới tính khi
sinh trên báo in
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông trên báo in về vấn đề
kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh.

11


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG BÁO CHÍ VÀ GIỚI TÍNH
KHI SINH

1.1.

Báo chí và chức năng của báo chí

1.1.1. Các khái niệm
Báo chí

Báo chí hiện đại có thể được hiểu là những ấn phẩm xuất bản định kỳ
(hoặc không định kỳ như báo mạng điện tử), được sản xuất với khối lượng
lớn, phát hành rộng rãi đến đông đảo công chúng. Khái niệm báo chí theo
nghĩa rộng cũng được dùng để chỉ các sản phẩm phát hành thông qua các loại
hình báo in, báo phát thanh, truyền hình và báo mạng điện tử. Truyền thông
đại chúng (TTĐC), nhìn từ phương tiện chuyển tải thông điệp, là hệ thống các
kênh truyền thông hướng tác động vào đông đảo công chúng xã hội để thông
tin và chia sẻ tư tưởng, tình cảm, kỹ năng và kinh nghiệm…, giải quyết các
vấn đề kinh tế - xã hội đã và đang đặt ra. Như vậy TTĐC bao gồm báo chí và
các kênh truyền thông khác như sách, điện ảnh, các phương tiện nghe – nhìn,
pano – áp phích…
Cũng là những kênh TTĐC, nhưng do tính chất và đặc trưng vốn có của
mình, báo chí chiếm vị trí trung tâm, nền tảng và có vai trò chi phối, quyết định
khuynh hướng, sức mạnh TTĐC nói chung. Do đó, trong nhiều trường hợp,
người ta dùng khái niệm báo chí để chỉ các phương tiện TTĐC, và ngược lại, khi
nói TTĐC thì trước hết và chủ yếu cũng nói đến báo chí. [1,5]
Báo in
“Báo in là những ấn phẩm xuất bản định kỳ, chuyển tải nội dung thông
tin bằng chữ viết, hình ảnh và các ngôn ngữ phi văn tự, thông tin về các sự

12


kiện và vấn đề thời sự, phát hành rộng rãi và định kỳ nhằm phục vụ công
chúng, nhóm đối tượng nào đó với mục đích nhất định”. [2, 101]
Báo in là hình thức truyền thống và lâu đời nhất của báo chí.
1.2. Đặc điểm, nguyên nhân và hệ luỵ của mất cân bằng giới tính khi sinh
1.2.1. Các khái niệm
Để tìm hiểu về vấn đề truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh
(MCBGTKS) trước hết phải thống nhất khái niệm. Chúng tôi xin được giới thiệu

một số khái niệm cơ bản, thường được sử dụng khi đề cập đến vấn đề này.
Giới (Sex)
Theo định nghĩa của tổ chức Y tế thế giới WHO, “Giới là sự khác nhau
giữa nam giới và nữ giới dựa trên những mong đợi, giá trị và chuẩn mực xã
hội”.
Sự khác nhau giữa con trai và con gái không phải xuất phát từ sự khác
biệt trong sinh lý, giải phẫu hay năng lực của con trai và con gái mà hoàn toàn
là dựa trên sự mong đợi của xã hội, sự đánh giá của xã hội về năng lực và giá
trị khác nhau của con trai và con gái. Tương tự như vậy, con trai thường được
hưởng nhiều quyền lợi trong gia đình hơn con gái do con trai được coi trọng
hơn. Chính sự mong đợi và đánh giá khác nhau này là nguồn gốc của bất bình
đẳng giới trong xã hội.
Giới tính (Gender)
Cũng theo WHO, định nghĩa về giới tính được hiểu như sau:
“Giới tính là sự khác nhau giữa nam và nữ về mặt sinh học. Giới tính là
một khái niệm khoa học ra đời từ môn sinh học, chỉ sự khác biệt giữa nam và
nữ về mặt sinh học. Sự khác biệt này chủ yếu liên quan tới quá trình sinh đẻ
và di truyền nòi giống. Con người khi sinh ra đã có những đặc điểm về giới
tính (nam hay nữ)”.

13


Giới tính khi sinh là chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học
của trẻ em khi sinh.
Tỷ số giới tính (Sex Ratio)
Nếu phân chia toàn bộ dân số thành hai bộ phận là dân số nam và dân
số nữ thì có cơ cấu dân số theo giới tính. Trong nghiên cứu dân số, tiêu thức
phân chia này có ý nghĩa hết sức quan trọng. Cơ cấu giới tính được xác định
thông qua “Tỷ số giới tính” hay tỷ lệ nam hoặc nữ trong tổng số dân.

Tỷ số giới tính được định nghĩa là số lượng nam giới trên 100 nữ giới.
Kể từ năm 1960 đến nay, tỷ số giới tính của dân số Việt Nam luôn nhỏ hơn
100. Tình trạng này là do nam giới có mức tử vong trội hơn và chịu ảnh
hưởng nặng nề của các cuộc chiến tranh chống xâm lược từ những năm 40
đến cuối những năm 70 của thế kỷ trước.
Tỷ số (Ratio) quan hệ giữa một phân nhóm dân số này với một phân
nhóm dân số khác thuộc cùng một dân số, tức là một phân nhóm này chia cho
một phân nhóm khác.
Tỷ lệ (Proportion) quan hệ so sánh một phân nhóm dân số với toàn bộ
dân số, tức là một phân nhóm dân số chia cho toàn bộ dân số.
Tỷ số giới tính khi sinh (Sex ratio at birth)
Tỷ số giới tính khi sinh (Sex ratio at birth – SRB) được xác định bằng
số trẻ em trai sinh ra sống trên 100 trẻ em gái sinh ra sống trong một năm.
Mức sinh học bình thường được xem là cứ 100 bé gái được sinh ra sẽ
có tương ứng khoảng 103 đến 106 bé trai và nhìn chung là rất ổn định qua
thời gian và không gian giữa các châu lục, quốc gia, khu vực và chủng tộc
người. Bất kỳ sự thay đổi đáng kể nào của TSGTKS chênh lệch khỏi mức
sinh học bình thường đều phản ánh những can thiệp có chủ ý ở một mức độ
nào đó và sẽ làm ảnh hưởng đến sự mất cân bằng tự nhiên, đe dọa sự ổn định
dân số toàn cầu.

14


TSGTKS tăng cao hoặc giảm quá thấp sẽ tác động trực tiếp đến tỷ số
giới tính của các nhóm tuổi và toàn bộ dân số.
+

Tỷ số giới tính khi sinh theo thứ tự sinh
Để nghiên cứu chi tiết hơn hiện trạng và sự thay đổi TSGTKS, người ta


quan tâm đến các thông tin về giới tính của trẻ em theo thứ tự sinh. Ở Việt
Nam, TSGTKS của trẻ đầu lòng khá cao và ở tất cả các thời kỳ, nó đều cao
hơn giá trị trung bình. Nói chung, TSGTKS của những đứa con thứ hai đều có
giá trị thấp nhất và giá trị này tăng dần theo lần sinh thứ 3 và thứ 4.
Mất cân bằng giới tính khi sinh (Imbalanced sex ratio at birth)
Mất cân bằng giới tính khi sinh là số trẻ trai sinh ra còn sống cao hơn
hoặc thấp hơn ngưỡng bình thường so với 100 trẻ gái. MCBGTKS xảy ra khi
tỷ số giới tính nam khi sinh lớn hơn 106 hoặc nhỏ hơn 103 so với 100 trẻ nữ.
Theo quy ước, TSGTKS ở một vùng/thành phố từ 110 trở lên là MCBGTKS.
Cơ cấu dân số (Population Structure)
Cơ cấu dân số là tổng số dân được phân loại theo giới tính, độ tuổi, dân
tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân và các đặc trưng khác.
(Pháp lệnh dân số)
Có rất nhiều loại cơ cấu dân số như: Cơ cấu dân số theo tuổi, giới tính,
tình trang hôn nhân, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, mức
sống, thành thị nông thôn… Việc nghiên cứu cơ cấu dân số cho phép chúng ta
nghiên cứu một cách tỷ mỉ và kỹ lưỡng hơn dân số của một địa phương.
Trong các loại cơ cấu dân số thì hai cơ cấu quan trọng nhất là cơ cấu tuổi và
cơ cấu giới tính. Bởi vì cơ cấu theo tuổi và giới tính là các đặc tính quan trọng
của bất kỳ nhóm dân số nào, nó ảnh hưởng đến mức sinh, mức chết, di dân
trong nước và quốc tế, tình trạng hôn nhân, lực lượng lao động, thu nhập quốc
dân thuần tuý, kế hoạch phát triển giáo dục và an sinh xã hội.
 Cơ cấu dân số theo tuổi

15


Cơ cấu dân số theo tuổi là tập hợp các nhóm người được sắp xếp theo
những lứa tuổi nhất định. Trong dân số học, cơ cấu theo tuổi có ý nghĩa quan

trọng vì nó thể hiện tổng hợp tình hình sinh tử, tuổi thọ, khả năng phát triển
dân số và nguồn lao động của một quốc gia. Có hai loại cơ cấu dân số theo
tuổi:
- Cơ cấu tuổi theo khoảng cách không đều nhau. Với loại cơ cấu này, dân số
được phân chia thành ba nhóm tuổi:
+ Nhóm dưới tuổi lao động: 0 – 14 tuổi
+ Nhóm tuổi lao động: 15 – 59 tuổi (hoặc đến 64 tuổi)
+ Nhóm trên tuổi lao động: 60 tuổi (hoặc 65 tuổi) trở lên.
Số người trong nhóm tuổi lao động là nguồn nhân lực quan trọng, là
vốn quý của quốc gia, cần phải sử dụng số người trong nhóm tuổi này một
cách tối ưu để tạo ra sức sản xuất cao nhất cho xã hội. Căn cứ vào ba nhóm
tuổi trên, người ta cũng phân biệt dân số ở một quốc gia là già hay trẻ.
- Cơ cấu tuổi theo khoảng cách đều nhau. Với loại cơ cấu này, dân số được
phân chia theo khoảng cách đều nhau: 1 năm, 5 năm hoặc 10 năm.
 Cơ cấu dân số theo giới
Cơ cấu dân số theo giới biến động theo thời gian và khác nhau ở từng
nước, từng khu vực. Thông thường ở những nước phát triển, nữ nhiều hơn
nam; ngược lại, ở các nước đang phát triển, nam nhiều hơn nữ. Nguyên nhân
chủ yếu là do trình độ phát triển kinh tế - xã hội, do chiến tranh, do tai nạn, do
tuổi thọ trung bình của nữ thường cao hơn nam và do chuyển cư. Cơ cấu theo
giới có ảnh hưởng đến sự phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội và hoạch
định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia.
Khi phân tích cơ cấu theo giới, người ta không chỉ chú ý tới khía cạnh
sinh học, mà còn quan tâm tới khía cạnh xã hội như vị thế, vai trò, quyền lợi,
trách nhiệm của giới nam và giới nữ.

16


1.2.2. Đặc điểm, nguyên nhân và hệ lụy

Đặc điểm
Theo kết quả Tổng Điều tra dân số và nhà ở năm 2009 (ĐTDS-2009),
tình trạng MCBGTKS đã xảy ra trên phạm vi cả nước (TSGTKS là
110,6/100), trong đó 45/63 tỉnh, thành phố bị MCBGTKS, thậm chí có tỉnh
như Hải Dương, Hưng Yên tỷ số này vượt trên mức 120/100.
Giai đoạn năm 2010 đến năm 2012, ở nước ta tình trạng MCBGTKS
đã xảy ra ở cả khu vực nông thôn, thành thị, cả đồng bằng và miền núi. Theo
báo cáo năm 2011 của Tổng cục Dân số-KHHGĐ (thu thập riêng theo báo
cáo của hệ thống cộng tác viên dân số) cũng phản ánh 1 xu hướng
tương tự, đó là 10 tỉnh xảy ra MCBGTKS cao nhất, trong đó có 5 tỉnh đã
xảy ra MCBGTKS từ năm 2009 (Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nam
Định, Hòa Bình) và 5 tỉnh mới gia nhập, đó là (Lạng Sơn, Lào Cai, Thanh
Hóa, Quảng Bình, Hậu Giang).
Kết quả của 2 cuộc Tổng Điều tra dân số năm 1979 và 1989 cho
thấy TSGTKS đều trong giới hạn bình thường (năm 1979 là 105/100, năm
1989 là 106/100).
Theo kết quả Tổng Điều tra dân số 1999, TSGTKS là 107/100 – cao
hơn tỷ số chuẩn chút ít và đã có có 36 tỉnh ít nhiều xảy ra MCBGTKS.
Kết quả Tổng Điều tra dân số và nhà ở năm 2009 đã cho thấy tỷ số
giới tính khi sinh đã ở mức 110,5/100. Các cuộc Điều tra biến động dân số
(BĐDS) hàng năm cũng phản ánh xu hướng tăng liên tục của TSGTKS.
Như vậy, từ năm 1999, TSGTKS có dấu hiệu tăng nhẹ, nhưng giai
đoạn từ năm 2006 đến 2012, TSGTKS tăng liên tục từ 110/100 lên 112/100.
Ở Việt Nam, mặc dù TSGTKS đã có dấu hiệu gia tăng từ năm 1999,
tuy nhiên, bắt đầu từ 2006, tỷ số giới tính khi sinh bắt đầu tăng và trở
thành thách thức lớn với công tác dân số và nỗi lo lớn với các nhà hoạch
17



×