Can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh
Trong những năm gần đây, tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh
của nước ta không ngừng tăng nhanh. Số liệu thống kê của Quỹ
Dân số Liên Hợp quốc cho thấy, năm 2000, tỷ lệ giới tính khi sinh
ở Việt Nam giữ mức bình thường là 106,2 trẻ em trai/100 trẻ em
gái, nhưng đến năm 2008, tỷ số này đã tăng lên 112,1. Như vậy
tình trạng mất cân bằng giới tính ở nước ta hiện nay đã đến mức
đáng báo động.
Nặng tư tưởng “trọng nam khinh nữ”
Hiện nay, tại các bệnh viện phụ sản trong cả nước số trẻ trai sinh ra
thường cao hơn trẻ gái. Tại khoa Phụ sản, Bệnh viện ĐH Y Dược
TP.HCM có những tháng số trẻ trai ra đời cao hơn rất nhiều so với
số bé gái, trong 1.000 trẻ được sinh ra tại đây thì có đến 700 bé
trai. Trong khi tại Hà Nội, nếu như năm 2004, tỉ lệ trẻ trai/trẻ gái ở
mức cho phép thì năm 2010 tỷ lệ này là 117 trẻ trai/100 trẻ gái.
Sáu tháng đầu năm 2011, chênh lệch đã là 118 trẻ trai/100 trẻ gái.
Thống kê tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, chỉ trong 2 tháng đầu
năm 2010 cho thấy có gần 3.000 trẻ được sinh ra tại đây, trong đó
số trẻ trai chiếm khoảng hơn 60%,… Theo các chuyên gia, từ năm
2030, ở Việt Nam số nam giới sẽ dư thừa so với phụ nữ cùng lứa
tuổi. Và đến năm 2035, mức dư thừa nam giới trưởng thành sẽ
chiếm 10%.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do người dân vẫn
mang nặng tư tưởng “trọng nam kinh nữ”, phải có con trai để nối
dõi tông đường và thờ cúng sau này, sinh con trai để có chỗ dựa
lúc về già, duy trì tài sản và tiếp tục sự nghiệp của gia đình, còn
con gái đi lấy chồng thì không giúp được gì vì phải lo cho gia đình
nhà chồng, Ở thành thị, công chức nhà nước có thể lựa chọn các
dịch vụ y tế hiện đại như siêu âm phát hiện sớm giới tính thai nhi,
nhiều người dễ dàng bỏ thai nếu giới tính là gái; ở nông thôn, vùng
sâu, vùng xa, những người nông dân, đồng bào dân tộc thiểu số
chưa có điều cận tiếp cận dịch vụ y tế hiện đại thì “đẻ thoải mái”
đến khi được con trai mới thôi,…
Tỷ lệ mất cân bằng giới tính ở Việt Nam đang
ở mức báo động.Ảnh: MH
Hậu quả trong tương lai
Nhiều chuyên gia cảnh báo, với đà tăng dân số và sự chênh lệch
giới tính ngày càng cao như hiện nay, trong những năm tới, Việt
Nam sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn, đó là:
Tình trạng gia tăng dân số quá nhanh do nhu cầu có con trai, sự
phân bố dân cư giữa các vùng chênh lệch lớn sẽ xảy ra tình trạng
có nơi thiếu lao động, có nơi lại thừa lao động, từ đó dẫn đến sự di
dân kéo về các tỉnh, thành phố lớn.
Sự mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ dẫn đến tình trạng thừa nam,
thiếu nữ, thiếu hụt phụ nữ ở độ tuổi lập gia đình dẫn đến một tỷ lệ
nam giới sẽ phải trì hoãn việc xây dựng gia đình, đặc biệt là nam
giới nghèo, vị thế xã hội thấp; cấu trúc gia đình thay đổi (một số
nam giới có thể phải lựa chọn hay rơi vào tình trạng sống độc
thân); gia tăng tội phạm liên quan đến lạm dụng tình dục, buôn bán
phụ nữ, trẻ em gái hay phụ nữ kết hôn sớm, thậm chí bỏ học giữa
chừng và tệ nạn mại dâm; tình trạng khan hiếm phụ nữ sẽ cản trở
việc nâng cao địa vị của họ trong xã hội
Tuyên truyền chính sách dân số - KHHGĐ
đến bà con DTTS ở Yên Sơn - Tuyên Quang.
Ảnh: Thủy Châu
Cần can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh
Để hạn chế sự mất cân bằng giới tính, đảm bảo phát triển bền vững
theo quy luật tự nhiên, ngành y tế đã tăng cường tuyên truyền, giáo
dục nâng cao nhận thức của người dân về giới, về bình đẳng giới
và về hậu quả mất cân bằng giới tính cho người dân và người cung
cấp dịch vụ siêu âm, dịch vụ nạo phá thai; tuyên truyền để người
dân tự giác chấp nhận quy mô gia đình nhỏ “dù gái hay trai chỉ hai
là đủ”. Ngành triển khai đề án can thiệp giảm thiểu mất cân bằng
giới tính khi sinh từ năm 2009. Đến nay đã thực hiện thí điểm tại
18 tỉnh, thành phố và sẽ triển khai mở rộng thêm 25 tỉnh mới có tỷ
số giới tính khi sinh cao từ 110 trở lên. Hiện Tổng cục DS-
KHHGĐ đang xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Đề án can thiệp giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi
sinh tại các tỉnh có tỷ lệ giới tính khi sinh cao từ 2011 - 2020. Theo
đó, giai đoạn 1 (2011-2015) của Đề án sẽ được triển khai tại 3.072
xã, phường thuộc 182 quận, huyện, thành phố của 15 tỉnh, thành
phố, gồm: Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nam
Định, Hòa Bình, Hải Phòng, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc,
Cần Thơ, Bình Định, Lào Cai, An Giang, Hà Nội. Giai đoạn 2
(2015-2020), địa bàn sẽ được mở rộng hơn.
Mục tiêu của Đề án nhằm khống chế tốc độ gia tăng mất cân bằng,
tiến tới ổn định cân bằng giới tính. Tăng cường cung cấp thông tin
về giới và mất cân bằng giới tính khi sinh cho người dân, trước hết
là các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, những người cung cấp
dịch vụ siêu âm và dịch vụ nạo phá thai, những người có uy tín
trong cộng đồng nhằm hạn chế các hành vi không phù hợp với sinh
đẻ theo quy luật tự nhiên. Thực thi và hoàn thiện hệ thống pháp
luật về các nội dung liên quan đến giới tính khi sinh. Khuyến
khích, hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái trong học tập, chăm sóc sức
khoẻ sinh sản, phát triển sản xuất, nâng cao vai trò, trách nhiệm
chính trị của Đảng ủy, UBND các cấp