Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Tiếu luận độc học môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 31 trang )

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG

SV: TRẦN THỊ TRANG, LỚP 13CQM

GVHD: NGÔ THỊ MỸ BÌNH


A. LỜI MỞ ĐẦU
Môi trường Việt Nam cũng như cả thế giới đang ‘Nóng’ bởi sự ô nhiễm ngày càng
gia tăng. Bên cạnh những chất ô nhiễm môi trường thông thường như CO X, NOX,
SO2,… Mà vấn đề đáng ngại và nguy hiểm hơn những chất đó rất nhiều, nó đe dọa
đến cuộc sống con người trong tích tắc với một liều lượng vô cùng bé đó là các độc
chất. Từ lâu các độc chất đã tồn tại trong tự nhiên nhưng với liều lượng ổn định và
an toàn cho sinh vật. Nhưng với thực trạng môi trường đang bị tàn phá nhưu hiện
nay các chất độc nguy hiểm như Dioxin, DDT, xianua, thạch tín ( Asen), thủy
ngân, chì,…ngày càng gia tăng đáng kể và đang đe dọa đến an nguy của loài
người.
Vấn đề đến giờ vẫn chưa thể giải quyết triệt để, đã và đang làm đau lòng hàng trăm
triệu người có lương tâm ở Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung đó là sự
đau đớn vật vã của hàng triệu nạn nhân chất độc màu da cam, trong đó có hàng
trăm trẻ em bị dị tật bẩm sinh. Hàng ngàn gia đình có nạn nhân đã và đang sống
trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Những tổn thất về vật chất lẫn tinh thần đó
không chỉ tính được bằng tiền. Nó đã tạo một viết thương lớn cho nhân loại cũng
như những nạn nhân và gia đình họ mà không thể nào quên được “ Nỗi đau
Dioxin”.
Cả thế giới đang trong cuộc chạy đua về công nghệ, sáng tạo ra những thứ mà con
người tưởng chừng như là viễn vông. Trong cả cuộc chiến đó mấy ai nghĩ được
rằng, mấy ai xem xét được rằng khi làm những thứ công nghệ cao đôi khi sử dụng
độc chất mà không màng đến hậu quả của nó. Hoặc là vì lợi ích cá nhân mà quên


đi tình người.
Có rất nhiều chất độc nhưng do thời gian cũng nhưu giới hạn của bài tiểu luận em
chỉ đi phân tích các chất đôc nổi trội và điển hình nhất đó là: Dioxin, Xyanua,
Thạch tín, DDT và thủy ngân.
Sau bài tiểu luận của em mong mọi người có thế hiểu hơn về các độc chất nguy
hiểm như thế nào đến sinh vật và kể cả con người, chúng ta đang tự diệt chính
mình.

SV: TRẦN THỊ TRANG, LỚP 13CQM

GVHD: NGÔ THỊ MỸ BÌNH


B. NỘI DUNG: MỘT SỐ CHẤT ĐỘC TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC
Nước là một tài nguyên không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Ở đâu có
nước là ở đó có sự sống, theo thống kê thì có 70% diện tích của Trái Đất được
nước che phủ nhưng chỉ 0,3% tổng lượng nước trên Trái Đất nằm trong các nguồn
có thể khai thác dùng làm nước uống. Nhưng hiện nay 0,3% lượng nước nhỏ nhoi
có thể sử dụng đó cũng dần bị ô nhiễm và không thể sử dụng được.Nguyên nhân
chủ yếu là do con người. Nước bây giờ luôn tiềm ẩn các chất độc nguy hiểm. Có
ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến con người, động thực vật….
I. CÁC LOẠI ĐỘC CHẤT TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC
Chất hữu có dễ bị phân hủy sinh học hoặc các chất tiêu thụ oxygen: là các sản
phẩm từ các cống nước thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, trại chăn nuôi..
Các tác nhân gây bệnh: gồm các loài sinh vật lây nhiễm được đưa vào nguồn
nước qua con đường nước thải.
Chất dinh dưỡng thực vật: là những chất dinh dưỡng của các loài thủy thực vật,
chủ yếu là carbon, nitrogen, photpho.
Các chất hóa học hữu cơ tổng hợp - bền vững: có nguồn gốc từ các chất tẩy rửa,
thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng, thuốc diệt cỏ, chất hóa học công

nghiệp, chất thải từ các khu sản xuất.
Các chất hóa học vô cơ và khoáng chất: gồm các kim loại, các ion vô cơ, các khí
hòa tan, dầu mỏ, chất rắn và nhiều hợp chất hóa học khác.
Chất phóng xạ: ô nhiễm phóng xạ bắt nguồn từ việc đào và khai thác mỏ quặng
phóng xạ, hoạt động của cá lò phản ứng hạt nhân, các thất thải phóng xạ không
được quản lí chặt chẽ.
II. CÁC DẠNG TỒN TẠI CỦA ĐỘC CHẤT

SV: TRẦN THỊ TRANG, LỚP 13CQM

GVHD: NGÔ THỊ MỸ BÌNH


Dạng dễ hòa tan các chất trong môi trường nước dễ bị sinh vật hấp thụ dễ lan
truyền trong môi trường nước.
Dạng bị hấp thụ bởi các thành phân vô sinh hoặc hữu sinh lơ lửng trong nước
hoặc lắng xuống đáy bùn. Các chất có trong trầm tích đáy có thể được hấp thụ bởi
một số sinh vật sống ở tầng đáy.
Tích tụ và chuyển hóa trong cơ thể sinh vật thủy sinh.
Các độc chất trong môi trường nước có thê biến đổi bởi các tác nhân sinh học,
hóa học hoặc quang học.
III. CÁC NGUỒN PHÁT SINH ĐỘC CHÂT TRONG NƯỚC
Có hai cách phân loại nguồn phát sinh chất độc trong nước
1. Nhiễm độc tự nhiên và nhiễm độc nhân tạo
-

Nhiễm độc tự nhiên:

+ Nhiễm nước mặn
+ Kim loại nặng trong các mạch nước ngầm

+ Do thiên tai
-

Nhiễm độc nhân tạo

+ Nhiễm độc do sử dụng các loại hóa chất trong nông nghiệp
+ Nhiễm độc do rò tỉ nước rác từ các hố chôn lấp
+ Nhiễm độc do các nguồn nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt
+ Nhiễm độc do quá trình khai khoáng kim loại, khai thác dầu mỏ, khai thác
than.
+ Do các khí ô nhiễm có trong không khí đi vào môi trường nước
+ Do hiện tượng rửa trôi các chất ô nhiễm có trong đất.
2. Các nguồn nhiễm độc từ nước
Trong nhiễm độc từ nước ta có nhiễm độc từ nguồn nước sông, nhiễm độc trong
môi trường nước hồ, nhiễm độc trong môi trường nước biển.

SV: TRẦN THỊ TRANG, LỚP 13CQM

GVHD: NGÔ THỊ MỸ BÌNH


Hình 1. Nhiễm độc từ nguồn nước sông (hình minh họa, nguồn internet)
Có rất nhiều nguồn nhiễm độc nhưng trong bài tiểu luận này em đi sâu làm rõ
nhiễm độc từ các chất vô cơ vì nó có ảnh hưởng lớn nhất đến môi trường nước
và nguy hiểm nhất đến con người cũng như sinh vật dù với liều lượng thấp. Nổi
trội nhất là dioxin, DDT, thủy ngân và thạch tín.
2.1 Dioxin
2.1.1 Giới thiệu về dioxin
Dioxin với tên gọi ở nước ta rất quen thuộc là “Chất độc màu da cam”.
Dioxin là một chất độc nhân tạo và được xem là một trong những chất độc

nhất. Có tính hủy diệt vô cùng lớn, bản chất là một loại thuốc diệt cỏ, có thể
làm cây cối rụng hết, chính vì vậy mà dioxin được Mỹ sử dụng trong chiến
trang với Việt Nam. Dù chiến tranh đã kết thúc rất lâu nhưng dư âm của nó vẫn
còn tồn đọng mãi cho đến ngày nay và mai sau.
Với một hàm lượng vô cùng bé dioxin có thể gây hại đến sinh vật rất nghiêm
trọng: với lượng 0.0022 mg/kg có thế làm cho chuột chết, hàm lượng tương
đương có thể gây tử vong cho người là 0.1 mg ( trọng lượng khoảng 50 kg)
2.1.2) Cấu tạo, tính chất
a. Cấu tạo
Công thức phân tử của Dioxin là C 12H4O2C14 đọc là 2,3,7,8 Tetrachlodibenzo
– p – dioxin là đông phân thuộc nhóm Tetra – chlorinated dioxin.
SV: TRẦN THỊ TRANG, LỚP 13CQM

GVHD: NGÔ THỊ MỸ BÌNH


Hình 2: Mô hình chất độc Dioxin

Các hợp chất xếp trong lớp các chất tương tự Dioxin gồm có 30 hợp chất và được
xếp vào 3 nhóm:
+ Nhóm 1: gồm các polychlorinated dibenzo-p-dioxin (PCDDs)
+ Nhóm 2: gồm các polychlorinated dibenzofuran ( PCCSs)
b. Tính chất
Dioxin còn gọi với tên khác là chất độc da cam là một chất lỏng trong suốt, tên
của nó được lấy từ màu của những sọc được vẽ trên các thùng phuy vận chuyển nó.
Là một chất dễ nóng chảy, nhiệt độ nóng chảy là 295 oC. Dioxin bền vững trong
môi trường và ít bị phân hủy do các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, độ ẩm , hóa
chất..
Ít tan trong dung môi hữu cơ và không tan trong nước, dioxin có thể chịu nhiệt
từ 800-1000oC nhưng bị phá hủy bới tia cực tím và ánh sáng mặt trời

Dioxin không bị phân hủy sinh học bởi các vi sinh vật thông thường nến chúng
tòn tại bền vững trong môi trường.
Dioxin là một từ chung đê gọi một nhóm gồm 135 chất động loại khác nhau,
dioxin được hình thành trong quá trình sản xuất các hợp chất hữu cơ chứa Clo.
Dioxin clo- hóa có ở dạng rắn không màu hoặc kết tinh của trạng thái tinh khiết.
Dioxin clo- hóa ái lực tạo thành các hạt và dễ dàng tách thành những hạt trong
không khí, nước và đất.

SV: TRẦN THỊ TRANG, LỚP 13CQM

GVHD: NGÔ THỊ MỸ BÌNH


2.1.3 Các nguồn phát sinh dioxin
a. Phát thải vào không khí
- Từ quá trình đốt cháy
Dioxin do các sản phẩm trong các lò đốt chất thải nhựa dẻo chứa clo, gỗ, khí
thải từ các phương tiện giao thông vận tải, nhà máy lan truyền nhờ gió, theo những
hạt bụi nhỏ lan truyền ra xa nguồn phát thải, bám vào các thảm thực vật rồi theo
mưa đi vào song suối rồi xuống đât tiếp đó qua các chuỗi thức ăn đi vào cơ thể
sống.

Hình 3. Cháy rừng sinh ra dioxin
-

Từ quá trình sản xuất và sử dụng các hóa chất tạp nhiễm và một số thuốc
diệt cỏ.

Dioxin được tạo ra thông qua các quá trinhg sản xuất các hóa chất như để sản
xuất 2,4,5 – TCP thì sẽ tạo ra 2,3,7,8 – TCDD.

Sử dụng các loại thuốc diệt cỏ có gốc Trochlophenol trong nông nghiệp, trong
thời chiến tranh cũng làm giải phóng một lượng nhỏ dioxin.
-

Từ các quá trình tự nhiên: Các con đường phân hủy sinh học hoàn toàn cũng
tạo ra dioxin.

b. Phát thải vào nước

SV: TRẦN THỊ TRANG, LỚP 13CQM

GVHD: NGÔ THỊ MỸ BÌNH


Chủ yếu là do quá trình rửa trôi trong đất và không khí đi vào các nguồn tiếp
chận như sông, suối, ao, hồ… do không tan trong nước nên dioxin được tích tụ lại
và đi vào chuỗi thức ăn, đi vào cơ thể con người
Dioxin không hòa tan trong nước nhưng hòa tan trong chất béo chúng gắn với
chất hữu cơ và chất cặn trong môi trường và hấp thụ vào mô mỡ động vật hoặc con
người. Ngoài ra do không bị vi khuẩn làm thối rửa nên chúng tồn lưu và tích tụ
sinh học trong dây chuyền thực phẩm. Một khi dioxin lọt vào môi trường, chúng sẽ
thu gom trong mô mỡ của người và động vật.
Các sinh vật phù du trong nước  cá nhỏ  cá lớn  chim ăn  cơ thể con
người.
Dioxin có trong nước thải từ các cơ sở xí nghiệp sản xuất có sử dụng hóa chất clo,
sản xuất thuốc bảo vệ thực vật.. thải vào các nguồn tiếp nhận sai đó qua chuỗi thức
ăn đi vào cơ thể.
c. Phát thải vào đất
Dioxin một khi xâm nhập vào mặt đất sẽ bị phân hủy, ước tính là 50% trong vài
tháng dưới ánh sáng mặt trời, dioxin bj chôn sâu trong long đất sẽ bị hủy hoại sau

nhiều thập niên sau đó.
Dioxin từ các môi trường nước, không khí quá trình trao đổi đi vào môi trường
đất. Dioxin từ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư lại lan truyền vào trong
môi trường đất sau đó qua chuỗi thức ăn đi vào cơ thể.
Dioxin trong đất  động vật bậc 1  động vật cao cấp  cơ thể con người
2.1.4) Tác hại của dioxin
a. Cơ chế gây độc của dioxin cho môi trường nước
Dioxin là chất rắn khá bền vững ít tan trong nước, có thể di chuyển xa trong
nước.
Trong môi trường nước dioxin tồn tại dạng kết dính với chất lơ lửng thâm nhập
vào bùn đất và tích tụ trong cơ thể thủy sinh vật như cá, tôm, nghêu…
b. Đối với thực vật – hệ sinh thái rừng

SV: TRẦN THỊ TRANG, LỚP 13CQM

GVHD: NGÔ THỊ MỸ BÌNH


Dioxin là một loại thuốc diệt cỏ làm cho cây cối rụng hết lá và chết. Chất độc
dioxin làm ảnh hưởng đến chất lượng dinh dưỡng của củ, hạt và quả.Qua nghiên
cứu các nhà khoa học cho biết nito tổng trong hạt lúa sau 14 ngày bị rải thuốc là
0.98%, trong khí đó hạt lúa không bị nhiễm là 1-16%. Nito tổng trong hạt bắp sau
3 ngày bị rải thuốc là 0.74%, còn ở hạt bắp bình thường là 1.14%.
Trong chiến tranh với Việt Nam, theo số liệu ban đầu quân đội Mỹ đã sử dụng
72 triệu lít chất độc diệt cây nhưng mới đây có tài liệu công bố là 100 triệu lít,
trong đó đáng chú ý hơn là trê 40 triệu lít chất độc da cam có chưa dioxin. Kết quả
là hơn 2 triệu người bị nhiễm chất độc, 3.340.000 ha đất bị hủy diệt, 44% đất canh
tác hoang hóa. Những khảo sát của các nhà khoa học 20 năm sau chiến trang cho
thấy vẫn còn 22% rừng tự nhiên và 31% đất trồng thuộc vùng bị nhiễm chất độc
hóa học.


Hình 4. Dioxin được rải vào Việt Nam làm cây trụi lá (hình minh họa)

Bảng 1. Diện tích bị rải chất độc hóa học
Địa phương

Diện tích tự nhiên Diện tích bị rải

SV: TRẦN THỊ TRANG, LỚP 13CQM

%Sr/Stn

GVHD: NGÔ THỊ MỸ BÌNH


Các tỉnh Trung Trung bộ
Các tỉnh Nam Trung bộ
Các tỉnh Tây Nguyên
Các tỉnh Đông Nam bộ
Tổng cộng

960.120
4.588.021
5.613.390
2.350.414
13.511.945

323.866
930.723
740.393

1.338.423
3.333.405

33,73
20,28
13,19
56,94
24,67

c. Đối với động vật và con người
- Với động vật
Là một trong những chất hóa học độc hại gây nên những hiện tượng bệnh lí đặc
hiệu như sụt cân, teo tuyến ức, ức chế miễn dịch, sinh ung thư và gây quái thai.
Chất độc dioxin còn nguy hại đến cá, làm hủy hoại thức ăn của cá như sinh khối
rong tảo giảm đáng kể kèm theo các loại cua, tôm, các loài thân mềm cũng bị ảnh
hưởng không kém.
-Với người
Dioxin là chất gây ô nhiễm cho người ở liều lượng nhiễm khoảng 0.0003 mg/g
so với trọng lượng cơ thể, gây kích thích da, chóng mặt buồn nôn, đau đầu, có thể
gây ngộ độc cấp tính và chỉ 1 mg sẽ dẫn đến tử vong.Ngoài ra dioxin còn gây ngộ
độc cho phôi thai, dị dạng và mang tính di truyền ở nồng độ nhiễm độc thấp.
Các triệu chứng khi bị nhiễm độc Dioxin là:
+ Các bệnh trên da: những người bị nhiễm PCĐ sẽ bị nổi mụn trứng cá, mụn bị
đen và lỡ loét.
+ Gây độc trên mắt: gây đỏ, phù kết mạc, viêm mống mắt, giác mạc.
+ Gây xuất huyết: chảy máu đường tiêu hóa
+Tổn thương gan: qua các dấu hiệu lâm sang và chỉ tiêu men gan các nhà khoa
học cho rằng gan là cơ quan bị dioxin gây tổn thương trước nhất.
+ Sẩy thai, quái thai và rối loạn nhiễm sắc thể: tỉ lệ sấy thai và sinh con quái thai
ở các vùng bị nhiễm dioxin là rất cao.

+ Gây ung thư: dioxin là tác nhân gây ung thư, nhất là ung thư gan.

SV: TRẦN THỊ TRANG, LỚP 13CQM

GVHD: NGÔ THỊ MỸ BÌNH


Hình 5. Người bị nhiễm dioxin
2.1.5. Loại trừ dioxin trong cơ thể người và giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm Dioxin
Loại trừ dioxin trong cơ thể người có các biện pháp sau:
-Sử dụng các vật liệu có khả năng hấp thi dioxin như dầu khoáng, than hoạt tính,
sucroza poly ester để loại trừ dioxin ra khỏi cơ thể.
- Làm tiêu lớp mỡ trên cơ thể với ý nghĩa loại trừ một phần dioxin trong cơ thể ,
thông qua việc thực hiện chế độ ăn không có chất béo, nhịn ăn một số bữa trong
tuần.
- Đối với những người mẹ bị nhiễm dioxin thi tránh không cho con bú sữa.
Giai pháp ngăn ngừa ô nhiễm dioxin:
-Thu gom rác cần tách các loai rác bằng nhựa, nilon riêng ra khỏi các loại rác khác
và phân hủy chúng ở nhiệt độ cao hơn 9000C nhằm tránh tạo ra dioxin.
-Với các nhà máy giấy hoặc các sản phẩm liên quan tới chất tẩy trắng, nên được
quy hoạch có hệ thống thu gom và xử lí rác thải hợp lí.
-Tiến hành hợp tác xuyên quốc gia ngăn chặn trong việc làm ô nhiễm dioxin.

SV: TRẦN THỊ TRANG, LỚP 13CQM

GVHD: NGÔ THỊ MỸ BÌNH


2.2 DDT (Dichloro Diphenyl Trichloroethane)
Với quá trình thúc đẩy sự phát triển, ứng dụng các công nghệ kĩ thuật-khoa học

hiện đại để phát triển kinh tế song song với đó mặt khác lại làm cho cuộc sống con
người ngày càng bị ảnh hưởng bởi ô nhiêm môi trường do việc sử dụng hóa chất
trở thành lạm dụng làm ảnh hưởng lớn đến môi trường đất, nước, không khí, con
người…Trong đó DDT góp phần lớn trong việc gây ô nhiễm đó.
2.2.1 Giới thiệu về DDT
Tên thường: Dichloro Diphenyl Trichloroethane (DDT)
Tên hóa học: 1,1,1-trichloro-2,2bis(p-chlorophenyl) ethane
Công thức hóa học:C H Cl
Trọng lượng phân tử: M=354.51 đvC
Là một thuốc bảo vệ thực vật rất bền vững do nó có khả năng trơ với các
phản ứng quang phân, với oxi trong không khí. Trong môi trường kiềm nó dễ bị
dehydroclorua hóa hoặc bị plime hóa thành sản phẩm dạng nhựa có màu.

2.2.2 Tính chất
-Tính chất vật lí: DDT là một hỗn hợp nhiều đồng phân, trong đó đồng phân
para có độc cao nhất đối với côn trùng. Sản phẩm công nghiệp ở thể rắn,
màu trắng ngà có mùi hôi.
SV: TRẦN THỊ TRANG, LỚP 13CQM

GVHD: NGÔ THỊ MỸ BÌNH


-Tính chất hóa học: Thuốc rất bền ở điều kiện thường nhưng dễ bị phân hủy
tạo thành DDE, nhất là khi hiện diện các muối sắt. Bị tia cực tím phân hủy.
2.2.3 Nguồn gốc phát sinh
DDT đã thoát ra từ các nhà máy sản xuất từ hơn 30 năm trước, theo dòng nước
và trầm tích dưới đáy biển sâu.
Chất DDT sau này được tìm thấy trong nguồn nước sinh hoạt ở vùng đồng
bằng song Cửu Long với hàm lượng là 0.11.
Trong nông nghiệp dùng để bảo vệ cây trồng, trong y tế để diệt muỗi và sâu bọ


Hình 6. Phun thuốc trừ sâu
Nồng độ cho phép là 0.1 mg/m.
2.2.4 DDT ảnh hưởng đến môi trường nước
DDT đi vào môi trường nước do quá trình phun tưới hóa chất trên các diện
tích sản xuất nông nghiệp và rừng để diệt côn trùng và muỗi. DDT và các
đồng phân bị ngấm vào mạch nước ngầm khi nó được sử dụng để diệt côn
trùng gần các cửa sông. DDT có thành phần ổn đình và khó bị phân hủy
trong môi trường tự nhiên.
Lượng lớn DDT đi vào môi trường DDT và các đồng phâ bị ngấm vào mạch
nước ngầm khi nó được sử dụng để diệt côn trùng ở gần các cửa sông.,.vv..

SV: TRẦN THỊ TRANG, LỚP 13CQM

GVHD: NGÔ THỊ MỸ BÌNH


Hình 7. Thuốc trừ sâu ảnh hưởng đến nguồn nước
Những hợp chất này có thể bốc hơi trong không khí hoặc lắng đọng ở các vị
trí khác nhau và có độc tính rất cao. Chúng ở sâu trong đất và thấm qua mạch
nước ngầm. Trên bề mặt nước, DDT sẽ liên kết các phân tử trong nước, lắng
xuống và có thể lắng đọng trong các trầm tích.
2.2.5. Tác hại đối với con người và động vật
DDT khó bị phân giải trong môi trường tự nhiên và thâm nhập vào cơ thể các
loại chim theo hệ thống nước, thực vật phù du, động vật phù du, tôm cá nhỏ...
DDT khi ở trong nước có nồng độ không đáng kể, nhưng khi xâm nhập vào cơ
thể chim, nồng độ của DDT sẽ tăng lên hàng triệu lần khiến chim nếu không bị
chết cũng mất khả năng sinh sản.
DDT qua nước và thực phẩm xâm nhập vào cơ thể con người, phá hủy nội
tiết tố giới tính của con người, gây ra các bệnh về thần kinh, ảnh hưởng tới công

năng của gan. Hậu quả này xảy ra cũng ngoài dự kiến của con người.
Đối với con người nếu ăn phải thực phẩm chứa vài gram hóa chất trong một
thời gian ngắn có thể bị ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh: kích thích, vật vã,
thở gấp, co giật, có thể dẫn tới tử vong.Người bị nhiễm độc sẽ bị run rẩy, co giật
kéo dài kèm theo tình trạng ói mữa, đổ mồ hôi, nhức đầu, chóng mặt.
SV: TRẦN THỊ TRANG, LỚP 13CQM

GVHD: NGÔ THỊ MỸ BÌNH


Về phương diện mãn tính, khi bị nhiễm độc với liều lượng nhỏ trong thời gian
dài, chức năng fan bị thay đổi: gan to, viêm gan, lượng độc tố của gan trong
máu có thể bị tăng lên và DDT tích tụ trong các mô mỡ, sữa mẹ và có khả năng
gây vô sinh cho động vật có vú và chim.
2.3. THỦY NGÂN
2.3.1. Cấu tạo
Thủy ngân là một kim loại đặc biệt, ký hiệu hóa học là Hg. Nó là kim loại duy
nhất ở thể lỏng ở 0oc, màu trắng bạc, sôi ở 3750 C, tỷ trọng 13,6 kg/m3 ; trọng
lượng phân tử 200,61. Trạng thái oxi hóa phổ biến của nó là +1 và +2. Thời gian
bán hủy của thủy ngân từ 15 – 30 năm.
Thủy ngân nguyên tố lỏng là ít độc nhưng hơi, các hợp chất và muối của nó là
rất độc.

Hình 8. Thủy ngân (nguồn internet)
Trong thiên nhiên, Hg có trong các quặng sunfua gọi là cinabre với hàm lượng
0,1–4%.

SV: TRẦN THỊ TRANG, LỚP 13CQM

GVHD: NGÔ THỊ MỸ BÌNH



Hình 9. Thủy ngân (Nguồn Internet)
2.3.2.Tính chất
Thủy ngân có tính dẫn nhiệt kém nhưng dẫn điện tốt.
Thủy ngân có thể tạo ra hỗn hống với đa số kim loại, trừ sắt.
Để trong không khí, bề mặt Hg bị xạm đi do Hg bị oxi hóa tạo thành oxít thủy
ngân rất độc, ở dạng bột rất mịn, rất dễ thâm nhập vào cơ thể.
Hg rất dễ bay hơi vì nhiệt độ bay hơi của nó rất thấp. Ở 200 C, nồng độ bão hòa
của hơi thủy ngân tới 20 mg/m3 , rất nguy hiểm.
Thủy ngân cũng có thể bốc hơi được cả trong môi trường lạnh. Ở nhiệt độ
thường, Hg bị oxi hóa thành Hg2O ở trên bề mặt, nếu đun nóng tạo thành HgO.
Hg tác dụng với các axit tạo thành muối Hg. Với H2SO4 và HNO3 tạo thành
Hg(NO3)2 và NO2... Với các kim loại, nó tạo thành hỗn hợp (amalgame), do đó
Hg và hơi của nó có tác dụng ăn mòn kim loại rất mạnh.

SV: TRẦN THỊ TRANG, LỚP 13CQM

GVHD: NGÔ THỊ MỸ BÌNH


Bảng 2. Dạng tồn tại và tính độc hại của thủy ngân trong môi trường
Dạng tồn tại
Hg (kim loại)
Hg ( hơi)
Hg2+ (phổ biến là Hg2Cl2)
Hg2+
RHg+ ( hợp chất thủy ngân hữu cơ)

Tính độc

Trơ và không độc
Độ bay hơi cao ( rất độc đối với não)
Tạo hợp chất không tan với clorua, độc
tính thấp
Rất độc, khó di chuyển qua màng sinh
học
Độc tính cao, đặc biệt ở dạng CH3Hg,
gây nguy hiểm cho hệ thần kinh một
chiều, nguy hiểm cho não, dễ chui qua
màng sinh hocjm cư trú trong mô mỡ.

Bảng 3. Ước lượng hàm lượng thủy ngân trung bình hằng ngày (nanogram / ngày)
Hơi thủy ngân
Không khí
Thức ăn
Đồ biển
Thường
Nước uống
Chất tram rang
Tổng cộng

40-200
0
0
0
3800 – 21000
3000 – 17000
3900 - 21000

Hợp chất

ngân vô cơ
0

thủy Methyl thủy ngân
0

600
3600
50
0
4700

2400
0
0
2400

2.3.3. Vai trò của thủy ngân
Trong nông nghiệp: Các hợp chất thủy ngân được sử dụng làm thuốc trừ nấm
(thí dụ dùng để trừ nấm cho các loại hạt giống).
Thủy ngân còn dùng trong sản xuất phân bón, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu…
Chế tạo các hỗn hống sử dụng trong các công việc như sau:
+Trong nha khoa để làm trám răng.

SV: TRẦN THỊ TRANG, LỚP 13CQM

GVHD: NGÔ THỊ MỸ BÌNH


Hình 10. Hợp chất trám răng chứa thủy ngân (Nguồn VnExpress.net)

+ Trong chế tạo ắc quy Fe –Ni
+ Các hỗn hống với vàng và bạc trước kia được dùng để mạ vàng, mạ bạc theo
phương pháp hóa học, ngày nay được thay thế bằng phương pháp điện phân. Tách
vàng và bạc khỏi quặng của chúng bằng cách tạo ra hỗn hợp với Hg. Phương tiện
đổ khuôn dùng Hg đông cứng. Làm các biển báo phát sáng. Chế tạo các hợp chất
hóa học có chứa Hg. Các loại hợp chất thủy ngân hữu cơ dưới dạng dược phẩm
được dùng trong y tế như:
+ Neptal: thuốc lợi niệu.
+ Mercurochrome: thuốc sát trùng, dùng ngoài da, nếu dùng bên trong vết thương
có thể bị nhiễm độc.
2.3.4. Cơ chế lan truyền trong môi trường nước

SV: TRẦN THỊ TRANG, LỚP 13CQM

GVHD: NGÔ THỊ MỸ BÌNH


Hình 11. Cơ chế lan truyền thủy ngân

Từ hoạt động của núi lửa, sự phong hóa nhiều loại đá và khoáng có chứa thủy
ngân. Thông qua quá trình xói mòn, thủy ngân được nước cuốn theo các dòng
nước. Hoạt động nông nghiệp sử dụng cá loại thuốc trừ sâu có chứa thủy ngân, từ
đó đi vào trong môi trường nước do quá trình rứa trôi.
Trong hoạt động công nghiệp thủy ngân từ cá hoạt động khai thác vàng, sản xuất
giấy…nước thải cuae các hoạt động này có chứa thủy ngân và đi vào nguồn nước
do việc xả thải và khí thải có chứa thủy ngân theo nước mưa chảy tràn trên mặt đất,
cuối cùng chảy ra dòng sông, suối
Thủy ngân thường có trong nước bề mặt và nước ngầm ở dạng vô cơ với nồng độ
<0,5 mg/l. Thủy ngân trong môi trường nước có thể hấp thụ vào cơ thể thủy sinh
vật, đặc biệt là loài cá và các động vật không xương sống. Cá hấp thụ thủy ngân va

chuyển hóa thành metyl thủy ngân (CH3Hg+) rất độc với cơ thể người. Chất này
hòa tan trong mỡ, phần chất béo của các màng trong não tủy.
2.3.5. Ảnh hưởng của thủy ngân đến môi trường nước
Khi thủy ngân xâm nhập vào nước, bị các vi sinh vật metyl hóa và tạo thành
methyl thủy ngân, hợp chất này tan trong chất béo và gây độc mạnh tại đây. Vì thế,
nó là một trong những dạng hợp chất thủy ngân nguy hiểm nhất. Để dễ hiểu, quá
trình được biểu diễn bằng một sơ đồ được đơn giản hóa.

Phenyl thủy ngân

Metyl thủy ngân

C6H5Hg+

CH3Hg+

HgO

Hg2+

(CH3)2Hg

Hình 4.1.Giản đò chuyển hóa thủy ngân trong nước
SV: TRẦN THỊ TRANG, LỚP 13CQM

GVHD: NGÔ THỊ MỸ BÌNH


Trong hình 4.1 ta thấy, tất cả các dạng thủy ngân trong nước dù bằng con
đường trực tiếp hay gián tiếp đều biến thành metyl thủy ngân. Ở đại dương, Hg

tích tụ trong cơ thể cá, từ đó xâm nhập vào chim, các động vật có vú ăn cá. Một
số loài cá trong hồ lớn ở Bắc Mỹ bị nhiễm một lượng lớn Hg: cá kiếm Đại Tây
Dương (Xiphias gladius), cá xanh Thái Bình Dương (Makaira ampla), cá ngừ
25 vây xanh (Thunnus thynnus), cá ngừ vây vàng (Thunnusalbacaces), cá ngừ
(Euthunnus pelamis), cá bơn Thái Bình Dương và Đại Tây Dương
(Hippoglossus hippoglossus and H.stenolepis), hải cẩu và các loài cá mập khác.
Hiện tượng cá bị nhiễm độc Hg đã thấy từ lâu. Sự ô nhiễm Hg ở cá ngừ hiện
nay so với 07 loại mẫu cá ngừ thu được từ 1878 và 1903 (G.E.Miller
et.al.,1972) hay ở các loài chim biển bắt được trước 1930 và sau 1980 ở bắc Đại
Tây Dương (Thomson et al., 1992) là như nhau. Trong cùng một loài cá thì các
con có kích thước lớn hay là sống lâu năm hơn sẽ có xu hướng tích tụ Hg tương
đối nhiều hơn các con khác.
Ví dụ: trong loại cá kiếm Địa Trung Hải, hàm
lượng Hg trung bình trên từng thể trọng nhỏ hơn 23kg là 0,55ppm, cho những
con giữa 23 và 45kg là 0,86ppm, và với những con nặng trên 45kg là 1,1ppm
(Amstrong, 1979). Hầu hết Hg hấp thu trong nước đều ở dạng methyl thủy
ngân. Dạng hợp chất này có tính độc nhưng trong cơ thể cá nó chiếm một tỷ lệ
nhỏ. Ngoài ra, lượng selen trong cơ thể có thể biến đổi tỷ lệ Hg này một cách
đáng kể giúp độc tính của nó giảm đi ở cá cũng như ở các động vật ăn cá. Các
động vật biển có vú khi ăn cá chứa Hg thì cũng bị nhiễm độc. Ví dụ: hải cẩu
trưởng thành (Phocagroenlandica) ở biển Địa Trung Hải Canada có lượng Hg
trong mô cơ bắp là 0,34ppm, trong gan là 5,1ppm.

2.3.6 .Tác hại của thủy ngân đến con người và động vật
Trong công nghiệp, Hg thường xuyên xâm nhập vào cơ thể người lao động
qua đường hô hấp, ví dụ: Hg kim loại bay hơi ở nhiệt độ thường, nên khi để không
khí Hg sẽ làm ô nhiễm môi trường không khí xung quanh.

SV: TRẦN THỊ TRANG, LỚP 13CQM


GVHD: NGÔ THỊ MỸ BÌNH


Hình 12.Hg kim loại bay hơi trong không khí làm ô nhiễm môi trường xung quanh
Khi thao tác bằng tay làm rơi vãi thủy ngân, nó sẽ phân tán thành nhiều giọt,
các giọt đó bám vào bụi lại phân tán nhỏ hơn nữa làm cho diện tích tiếp xúc của
Hg với không khí tăng vô tận, tạo điều kiện cho nó bốc hơi và xâm nhập vào cơ
thể, rất nguy hiểm.

Hình 13 .Thủy ngân xâm nhập vào cơ thể người bằng đường hô hấp (Nguồn
internet)
Da cũng có khả năng hấp thụ Hg và hợp chất Hg tuy không mạnh bằng đường hô
hấp. Mặt khác, chất độc Hg bám trên da có thể vào cơ thể qua miệng. Ví dụ, dùng
tay trần chụm lại để giữ Hg, sau khi Hg chảy đi nó còn để lại oxit thủy ngân rất
nhỏ mịn, mắt thường không trông thấy, từ đó chất độc có thể vào cơ thể qua miệng.

SV: TRẦN THỊ TRANG, LỚP 13CQM

GVHD: NGÔ THỊ MỸ BÌNH


Hình 14. Thủy ngân xâm nhập vào cơ thể qua da ( Nguồn internet)
Thủy ngân gây viêm da với ban đỏ, ngứa dữ dội, phù, sần, mụn mủ và loét sâu ở
đầu ngón tay. HgCl2, Hg(NO3)2 và HgI2 đều gây kích ứng da. Thủy ngân kim loại
gây dị ứng da. Nhiễm độc cấp tính nặng thường xảy ra khi công nhân tiếp xúc với
thủy ngân bị nung nóng trong phòng kín. Các triệu chứng nhiễm độc như ho, khó
thở, thở gấp, sốt, buồn nôn, nôn mửa, chứng ngủ lịm và cảm giác co thắt ngực. Có
những bệnh nhân thì có triệu chứng rét run, có những bệnh nhân bị tím tái. Trong
những trường hợp nhẹ thì các triệu chứng biến mất nhanh chóng mặc dù hiện
tượng co thắt ngực và khó thở có thể kéo dài một tuần hoặc hơn. Ngộ độc nặng có

thể xảy ra khi ăn phải một lượng lớn thủy ngân, có những ca ngộ độc là do uống
thuốc có chứa lượng thủy ngân lớn. Sau khi ăn phải người bệnh có triệu chứng đau
dạ dày, buồn nôn, nôn mửa, choáng váng, trường hợp nặng có thể ngất lịm rồi dẫn
đến tử vong.

SV: TRẦN THỊ TRANG, LỚP 13CQM

GVHD: NGÔ THỊ MỸ BÌNH


Hình 15.Viêm da do dị ứng thủy ngân
Nhiễm độc thủy ngân kinh niên có tác động nghiêm trọng vào hệ thần kinh,
hành vi và thận. Các hiện tượng nhiễm độc thủy ngân kinh niên có thể do các hợp
chất hữu cơ hoặc vô cơ gây ra. Những triệu chứng đầu tiên không rõ rệt như: vàng
da, rối loạn tiêu hóa đau đầu sau đó viêm lợi và tiết nhiều nước bọt. Răng có thể bị
long và rụng, những chiếc còn lại bị đen xỉn và mòn vẹt. Trên bờ lợi có những”
đường viền thủy ngân“, những đường này giống như những “đường chì” nhưng
thường sẫm màu hơn. Nếu thường xuyên tiếp xúc với các hợp chất thủy ngân vô cơ
thì sẽ bị sạm da. Những bệnh bột phát gồm có: nhức, ngứa, viêm da, lở loét. Những
biểu hiện về rối loạn thần kinh do bị nhiễm độc thủy ngân kinh niên như run tay,
ban đầu run tay sau đó đến mí mắt, môi, lưỡi và cuối cùng đến cánh tay, chân.

SV: TRẦN THỊ TRANG, LỚP 13CQM

GVHD: NGÔ THỊ MỸ BÌNH


Hình 16. Thủy ngân ảnh hưởng đến hệ thần kinh người
Trong sản xuất, nhiễm độc Hg mãn tính khởi đầu một cách âm thầm hơn so với
nhiễm độc do dùng thuốc có Hg, và có các biểu hiện:

+ Viêm lợi, viêm miệng (tiêu hoá) với các đặc điểm sau: dấu hiệu đầu tiên là tiết
nước bọt quá nhiều và đau lợi cùng với các niêm mạc miệng khác. Lợi bị sưng tấy
đỏ và dễ chảy máu. Đôi khi thấy đường viền xanh xám như trong nhiễm độc chì
mãn tính. Nạn nhân cảm thấy có mùi kim loại trong miệng mình.
+ Run là triệu chứng đặc trưng nhất: Bắt đầu từ ngón tay, mi mắt, lưỡi và môi đều
run nhẹ, biểu hiện đặc điểm về chữ viết với các nét chữ bị run. Tiếp đến các chi
đều run và các bước đi rất khó khăn giống bệnh Parkinson.
+ Rối loạn tính tình và nhân cách:
* Ngượng ngùng, xấu hổ, e lệ quá đáng, mất tự chủ, mất tự kiểm soát; có khuynh
hướng hay cãi lộn và chểnh mảng trong lao động và việc trong gia đình...
* Dễ cáu gắt, đảo lộn nhịp ngủ, mất trí nhớ, ảo giác.
2.4. ASEN (Thạch tín)
2.4.1. Cấu tạo, nguồn gốc và tính chất
Asen là kí hiệu As, là một á kim gây độc khét tiếng và có nhiều dạng thù hình:
màu vàng (phân tử phi kim) và một vài dạng màu đen, xám.
SV: TRẦN THỊ TRANG, LỚP 13CQM

GVHD: NGÔ THỊ MỸ BÌNH


Hình 17. Asen
Asen có trong nhiều lại khoáng vật như As 4S4, Orpoment As2S3, Arsenolite As2O3,
…Asen là một nguyên tố không chỉ có trong nước mà còn có trong không khí, đất,
thực phẩm và có thể xâm nhập vào cơ thể con người, nguyên nhân chủ yếu khiến
nước ngầm ở nhiều vùng thuộc nước ta bị nhiễm asen là do cấu tạo địa chất.
- Tính chất vật lí: Asen không gây mùi khó chịu trong nước, khó phân hủy. Là
nguyên tố phổ biến thứ 20 trong các nguyên tố trên trái đất. Hàm lượng trung bình
từ 1,5 – 2 mg/kg đất.
- Tính chất hóa học: Asen tồn tại dưới dạng các hợp chất. Trong điều kiện ẩm ướt
các hợp chất asen sunfua thường dễ bị hòa tan, rửa trôi hoặc hòa tan để thâm nhập

vào đất, vào nước, không khí.
2.4.2. Lan truyền trong môi trường nước
a. Con đường xâm nhập trong nước
- Con đường tự nhiên: sự tích tụ trong các tầng trầm tích chứa nước. Khi điều kiện
môi trường thay đồi, nó được giải phóng và đi vào nước ngầm dưới dạng các ion,
sụ hòa tan tự nhiên của khoáng chất và quặng.
-Con đường nhân tạo: do chất thải công nghiệp (nhất là trong quá trình làm thủy
tính, đồ gốm, thuộc da, sản xuất thuốc nhuộm và chất màu để pha sơn, chất bảo
quản gỗ), sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, hoạt động đào và lấp giếng
không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của người dân.

SV: TRẦN THỊ TRANG, LỚP 13CQM

GVHD: NGÔ THỊ MỸ BÌNH


×