Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Nhật ký Thế hệ Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.15 KB, 7 trang )

Quà mừng chiến thắng
(Kính tặng Đại hội DS2T)
Vui biết mấy trong ngày đại hội
Lòng rộn ràng thêu vội chiếc khăn
Tặng anh dũng sĩ ngoan cường
Món quà kỷ niệm, kính, thương anh nhiều
Ngày đêm chiến đấu quên mệt mỏi
Vượt mọi gian nguy tiến lên đường
Anh đi giải phóng quê hương
Anh đi bảo vệ tình thương dân mình
Lòng kính mến người anh dũng cảm
Lập chiến công rạng rỡ muôn nơi
Tên anh “Dũng sĩ” chói ngời
Người người, lớp lớp, đời đời theo anh!
Này bè lũ cướp nước hôi tanh
Đừng có hống hách, đừng mong được về
Vui thay, vui quá, vui ghê!
Người anh yêu nước tâm tình đi anh!

Xin mượn lời bài thơ của Nhà giáo - liệt sỹ Lê Thị Thiên để mở đầu cho
những dòng cảm nhận về ngọn lửa hừng hực lý tưởng cách mạng, sáng ngời đã
bị chôn vùi hơn một phần hai thế kỷ!

Nhật ký thế hệ Hồ Chí Minh

Trang 1


“Sống là cho đi đâu chỉ nhận riêng mình”
Câu nói bất hủ của người chiến sĩ cách mạng, nhà thơ trữ tình chính trị Tố
Hữu có ý nghĩa thật lớn lao về khái niệm “cho” và “nhận”. Cho đi cả tuổi thanh


xuân còn nhận lại… một niềm tin, một lý tưởng sáng ngời. Câu nói đúng với tất
cả, trong chiến tranh và cả trong thời bình.
Cuộc chiến ác liệt của Thực dân Pháp đã chia cắt đất nước một thời gian
dài, lịch sử luôn là vị giám khảo công bằng nhất để xác định tính chất của cuộc
chiến tranh. Chúng ta nô lệ, chúng ta bị xiềng xích nhưng chúng ta chính nghĩa
vì thế lớp lớp người đứng lên vì một cuộc chiến chính nghĩa cũng thật dễ hiểu.
Bế Văn Đàn lấy vai làm giá súng, Tô Vĩnh Diện dùng thân mình chèn pháo cho
đồng đội, Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai, Nguyễn Văn Trỗi hiên
ngang trước họng súng quân thù v.v.. và trong số ấy không ít những người con
gái đang độ tuổi xuân thì… Một chị Sáu gang thép vùng đất đỏ, một Đặng Thùy
Trâm xông pha, lạc quan yêu đời và cả người anh hùng nơi sông nước miền Tây
Lê Thị Thiên.
Đồng chí Lê Thị Thiên sinh năm 1945 hi sinh năm 1966 khi vừa tròn 21
tuổi - tuổi đẹp nhất của đời người con gái. Sinh ra và lớn lên trên vùng đất trọng
điểm cách mạng khi mà đất nước hoàn toàn bị chia cắt Bắc - Nam, chị Lê Thị
Thiên tức chị Sáu Thiên đã sớm giác ngộ cách mạng. Ngày ngày nhìn cảnh giặc
tàn phá quê hương đã nun nấu trong người con gái nhỏ một quyết tâm mãnh liệt.
Tinh thần cộng với với sự thúc giục của tiền tuyến đã đưa con người ấy đến với
chiến trường, chiến đấu trên mặt trận tư tưởng văn hóa. Mười bảy tuổi vào chiến
trường, mười tám tuổi trưởng thành và là một chiến sĩ tiếp lửa cho đồng đội nơi
chiến tuyến. Sức trẻ bền gan, không ngại gian khổ đối lập hoàn toàn với người
con gái nhỏ nhắn Sáu Thiên. Trong những ngày gian nguy ấy, lí tưởng đã được
tôi luyện và lí tưởng ấy gắn với cuộc sống của chị, một phút, một giây chị cũng
nghĩ đến cách mạng, nghĩ đến nhân dân và hướng về nhiệm vụ.
Nhật ký thế hệ Hồ Chí Minh ra đời chân thật, dễ thương mang đậm nét
người con gái miền Tây. Lời viết không mượt mà, bóng bẩy như nhật ký Đặng
Thùy Trâm, chất lửa cũng không hừng hực như Mãi mãi tuổi Hai mươi của liệt
Nhật ký thế hệ Hồ Chí Minh

Trang 2



sỹ Nguyễn Văn Thạc nhưng ở Nhật ký thế hệ Hồ Chí Minh phản phát vô cùng
chân thật về sự lạc quan, niềm tin yêu trọn vẹn dành cho Đảng, cho sự nghiệp
chung của nước nhà. Hơn ba mươi trang viết là hơn ba mươi chứng nhân lịch sử
ghi lại những gian nan, khó nhọc trên con đường tư tưởng văn hóa để tiếp lửa
cho đồng chí, đồng đội. Chị Sáu Thiên đã làm được và làm thật xuất sắc.
Trong chiến tranh, tình chiến sĩ, tình đồng chí luôn là những gì hồn hậu
nhất sau những kinh hoàng của khói lửa. Hình ảnh người lính xung phong như
một tượng đài bất khuất đó là dáng hình núi sông, đặc biệt hình ảnh người nữ
chiến sĩ càng đẹp hơn rất nhiều lần. Nhà thơ Tố Hữu từng việt về người nữ anh
hùng Trần Thị Lý trong bài thơ “Người con gái Việt Nam”:
“Em là ai? Cô gái hay nàng tiên.
Em có tuổi hay không có tuổi
Mái tóc em đây, hay là mây là suối
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông
Thịt da em hay là sắt là đồng?”
Người con gái xuất hiện đẹp đến lạ kì, người chiến sĩ ấy được hình tượng
hóa như nàng tiên với vẻ đẹp thoát tục, mái tóc như nàng tiên với vẻ đẹp thoát
tục, mái tóc như là suối chảy dài vô tận chảy dọc cùng đất nước, đôi mắt như
chớp lửa chính là ánh lửa của sự căm thù giặc, đặc biệt ở câu “Thịt da em hay là
sắt là đồng?” câu hỏi không cần câu trả lời ấy cũng đủ để cả đất nước biết rằng
người con gái ấy là đại diện cho cả một dân tộc tù đài mà kiên trung.
Khác với chị Lý, nhà giáo - liệt sỹ Lê Thị Thiên không được hình tượng hóa
nhưng chân thật đậm chất miền Tây, ở chị có sức sống mà tuổi trẻ hôm nay phải
học tập trước hết là sự kỷ luật, tinh thần kiên trung không ngại gian khó. Vào
ngày 26 - 7 - 1964 chị viết : “Được tin giặc càn bố xã nhà, M. cảm thấy buồn và
lo lắng nhiều. Không biết bà con ở đây ra sao? Gia đình M. thế nào? Sốt ruột
mong biết tin ”. Lời chị chân thành, da diết qua những dòng suy nghĩ đơn sơ,
mộc mạc, từng tiếng thốt lên bằng chính trái tim người con gái đang tuổi xuân

xanh vì sự nghiệp lớn của đất nước phải xa quê, xa nhà, xa vòng tay những
người thân yêu… có lẽ thế mà một công thức bất hủ ra đời:
Nhật ký thế hệ Hồ Chí Minh

Trang 3


CĂM THÙ => HÀNH ĐỘNG + CÔNG TÁC + HỌC TẬP TỐT
Cao điểm của cuộc chiến tranh những năm 1964 giặc Mỹ càn quét từ Nam
chí Bắc, khói lửa triền miên và chính thời điểm này quân dân ta đồng lồng
“Quyết đánh - Quyết thắng” trong trận Hồng Gai - Quảng Ninh đã ghi một dấu
son chói lọi cho tinh thần yêu nước dám chống chọi kẻ thù hùng mạnh, trận này
quân dân Quảng Ninh đã bắn rơi ba máy ban phản lực, một giặc lái Mỹ bị bắt
sống. Cộng với tin vui ấy là niềm vui riêng khi nhận thư của gia đình, ngày 5 - 8
- 1964 chị viết: “M. được thư gia đình và các anh bộ đội. M. mừng quá, cứ
muốn đọc mãi thôi…
Ngày hôm nay lần đầu tiên quân dân miền Bắc hạ nhiều máy bay kẻ cướp Mỹ”
Vẫn một nét chân chất, đơn sơ của con người Nam Bộ nhưng đã thắp nên biết
bao ánh sáng của lí tưởng dù cô chỉ mới đội mươi. Chị Sáu Thiên sống cho cuộc
sống chung của Tổ quốc, vui niềm vui trong chiến thắng vẻ vang của toàn dân
chính đấy là vốn quý của người Việt Nam. Trong những trang vở học về tính
cách sáng chói của quyển nhật ký chúng ta học được thật nhiều từ chị trong đó
bài học cho sự tự hào dân tộc.

Khẩu đội pháo cao xạ của giặc Mỹ bị đánh rơi trong trận Hồng Gai

Nhật ký thế hệ Hồ Chí Minh

Trang 4



Đan xen những phẩm chất cao đẹp vì lí tưởng cách mạng, trong người con
gái Lê Thị Thiên còn có một ý thức mãnh liệt về việc học và nền giáo dục. Đối
với việc học, chị tâm niệm: “Vì mọi người, vô tư mà học tập. Rèn luyện bản
thân về kiến thức văn hóa, đạo đức cách mạng”. Một con người muốn làm được
nhiều việc có ích tất yếu phải có trình độ tri thức nhất định, đặc biệt là người
mang trong mình trọng trách phải đưa những chuyến đò dài không mệt mỏi. Chị
Lê Thị Thiên, cô Lê Thị Thiên đã học tập bằng cả tâm huyết bởi lẽ học không
chỉ riêng chị mà học còn cho cả đất nước, nhân cách ấy sáng ngời giữa rừng
bom đạn giật. Đối với giáo dục, chị là người nỗ lực thật sự nhưng luôn nhận
khuyết điểm về mình: “Nhớ lại quá khứ, thời gian công tác giảng dạy, hiện rõ
mồn một những sai lầm, thiếu sót mà trước đây bản thân cũng vấp phải nhiều”.
Nhận những hạn chế của bản thân rồi chị tự kiểm điểm: “M. chưa xứng đáng là
một thanh niên cách mạng, thanh niên cộng sản”. Trong thời kỳ đất nước chìm
trong khói lửa chắc chắn có nhiều tấm gương vĩ đại quên thân mình , chị Thiên
cũng thế tuy nhiên cô gái nhỏ ấy lại ví mình chỉ là hạt cát, thật nhỏ, thật hồn
nhiên trong cao trào cách mạng.
Cuối năm 1965, người chiến sĩ Thiên đã là một nhà sư phạm thật sự lí
tưởng đã sáng nay lại càng thêm sáng. Ý thức rạch ròi mà chị dành cho Đảng,
cho công tác và cho mình nhưng tựu trung lại đều dành về một điều thiêng liêng
nhất: “Chiến sĩ đã giết nhiều giặc, người giáo viên trên trận tuyến văn hóa cần
nỗ lực nhiều hơn với vai trò, nhiệm vụ của mình mà Đảng, nhân dân đã giao
cho”. Nhất nhất là vậy, mãi mãi là vậy trong tâm trí người chiến sĩ ấy.
Có những lúc sức khỏe không cho phép làm nhiệm vụ đồng chí Thiên sốt
ruột thật sự. Trách nhiệm, lí tưởng luôn cháy âm ỉ dù cho bản thân ra sao, ngẫm
nghĩ rồi chị lại tự kiểm điểm mình: “Hơn 1 tuần qua, M. nghỉ làm việc dưỡng
bịnh, kiểm điểm lại mọi việc M. thấy M. còn nhiều cái dở. Nhiều lúc tư tưởng
còn nghĩ mông lung, trong sinh hoạt nhiều lúc kém bình thường, vui đùa quá lố
rồi sinh ra bực cho bản thân, hối hận... Thêm nữa, có những ý nghĩ không đẹp
mấy, mâu thuẫn với ý nghĩ, cơ bản những điểm này cần khắc phục ngay”.

Những ngày tháng cuối năm 1966, chiến dịch Attleboro được quân đội Hoa Kỳ
Nhật ký thế hệ Hồ Chí Minh

Trang 5


triển khai rầm rộ nhằm vào quân đội chủ lực của Mặt trận Dân tộc Giải phóng
miền Nam Việt Nam. Chị Thiên cùng nhiều chiến sĩ phải ẩn mình để chờ đợi cơ
hội tiếp theo, ấy vậy lúc nào lí tưởng cách mạng cũng cháy trong chị: “Hãy đi
lên để tìm chân lý sống!”… Ở nơi đen tối, khủng khiếp nhất của cuộc chiến
tranh có một ánh sáng rực rỡ, ấm áp luôn truyền động lực và niềm tin cho đồng
chí, đồng đội. Thứ ánh sáng mà chỉ có ở người con gái đang độ tuổi đẹp nhất
của đời người thắp lên cho cuộc chiến ác liệt, nó mãi mãi bất tử. Cũng trong
những ngày tháng này chị mất! Chị Sáu Thiên, cô giáo Thiên, người đồng chí
nhỏ ra đi nhưng chắc chắn vẫn dõi theo cuộc chiến của toàn dân tộc bởi lẽ trong
trái tim chị luôn sáng ngời một cốt cách của người chiến sĩ vì nước, vì dân.
Một phần hai thế kỷ, thời gian đủ dài để vết thương xác thịt lành lại, nỗi
đau chiến tranh dần nhường chỗ cho hòa bình và thịnh vượng. Chúng tôi, những
chủ nhân đương đại của đất nước hình chữ “S” thật khó để có thể hình dung
được sự kinh hoàng trong cuộc chiến giải phóng dân tộc của ông cha. Chúng tôi
cũng đang hiện đại dần để quên đi nhiều chân lý thiêng liêng của thời đại.
Quyển nhật ký như một thanh âm trong trẻo len lỏi vào trái tim con người hôm
nay để đọng lại những lí tưởng sâu sắc, giàu tính giáo dục. Là thanh niên, chị Lê
Thị Thiên vẫn và mãi mãi sống cùng từng trang nhật ký hồn hậu đậm đà bản sắc
của một con người miền Tây sông nước. Chị soi sáng như ngọn lửa tuổi hai
mươi bừng cháy, dấy lên tình yêu của tuổi trẻ dành cho quê hương đất nước,
bông hoa bất tử nơi chiến tuyến vẫn luôn rạng ngời cùng sự phát triển đi lên của
đất nước. Cô gái có chiếc răng khểnh! Cô hãy yên nghỉ và luôn mỉm cười vì
chúng tôi, những người đương tuổi cô xin hứa sẽ bước tiếp con đường cô từng
bước, viết tiếp những trang nhật ký của cô viết dang dở để con rồng Việt Nam

vươn đi cùng bạn bè năm châu. Chị nhé!
Với bản thân nói riêng, thanh niên nói chung xin gửi trọn lời thề và giữ
mãi lời hứa cùng người con gái thắp lửa lí tưởng:
Thứ nhất, luôn giữ trái tim mình thanh khiết dành trọn vẹn cho Đảng, cho
nhân dân, sống vì đất nước.
Nhật ký thế hệ Hồ Chí Minh

Trang 6


Thứ hai, luôn là tấm gương đi đầu trong đấu tranh chống lại những ung
nhọt của xã hội để phát huy vai trò của sức trẻ trong xây dựng quê nhà.
Thứ ba, không ngừng học tập nâng cao trình độ, “Vô tư mà học tập” bởi
lẽ sự học là sự nghiệp cả đời, học để hoàn thiện bản thân, học để cống hiến.
Thứ tư, lạc quan lí tưởng của Đảng để cuộc sống cá nhân hòa vào cuộc
sống cộng đồng vì sự phát triển của đất nước.
Thứ năm, sống tốt, sống có ích đúng tư chất chuẩn mực một người cán bộ
“Ở dân thương, đi dân nhớ”.
Thứ sáu, nằm lòng lời dạy của Bác Hồ về “cần - kiệm - liêm - chính” để
từ đó tự xây dựng một lí tưởng sống đẹp, có ích.
Thứ bảy, luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao góp một phần nhỏ
vào nhiệm vụ chung.
Thứ tám, sống chan hòa, tương trợ, mạnh dạn trao đổi với đồng chí, với
nhân dân.
Thứ chín, luôn biết tự suy ngẫm, tự kiểm điểm bản thân từ đó khắc phục
những hạn chế mà hoàn thiện bản thân.
Thứ mười, luôn giữ trong trái tim mình cháy mãi ngọn lửa lí tưởng cách
mạng, lí tưởng sống cao đẹp, sâu xa mà thế hệ cha anh đã oanh liệt để lại.

-HẾT-


Nhật ký thế hệ Hồ Chí Minh

Trang 7



×