Tải bản đầy đủ (.pdf) (219 trang)

giáo trình trồng rừng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 219 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
ThS. MAI QUANG TRƯỜNG - ThS. LƯƠNG THỊ ANH

Giáo trình

TRỒNG RỪNG

NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP
HÀ NỘI - 2007
1


LỜI NÓI ĐẦU
Trồng rừng là công việc quan trọng bậc nhất hiện nay trong ngành lâm nghiệp.
Trồng rừng chính là công việc tái sản xuất nhằm làm cho vốn rừng được duy trì và
phát triển, bảo vệ môi trường sống.
Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên các trường đại học và cao đẳng
chuyên ngành lâm nghiệp, thuộc khu vực trung du miền núi phía bắc. Dựa theo mục
tiêu đào tạo mới đã được bộ giáo dục phê duyệt và chương trình đã được thông qua.
Được sự phân công của bộ môn nhóm biên soạn chúng tôi gồm:
ThS. Mai Quang Trường viết:
- Chương 1: Bài mở đầu
- Chương 3: Kỹ thuật sản xuất cây con
- Chương 4: Kỹ thuật trồng rừng
- Chương 5: Kỹ thuật trồng rừng thâm canh và thâm canh rừng trồng
THS. Lương Thị Anh viết:
- Chương 2: Kỹ thuật sản xuất hạt giống cây rừng
- Chương 6: Kỹ thuật gây trồng một số loài cây lâm nghiệp
Trong quá trình biên soạn chúng tôi đã được sự giúp đỡ của các đồng chí lãnh
đạo nhà trường, các bạn đồng nghiệp trong và ngoài trường, mặc dù đã có nhiều cố


gắng, song khó tránh khỏi những thiếu sót về nhiều mặt, chúng tôi rất mong nhận
được những ý kiến nhận xét của bạn đọc để gzáo trình này được hoàn thiện hơn.

Chủ biên
Mai Quang Trường

2


Chương I
BÀI MỞ ĐẦU

1.1. THỰC TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG VIỆT NAM
Vốn được mệnh danh là "lá phổi" của trái đất, rừng có vai trò rất quan trọng trong
việc duy trì cân bằng sinh thái và sự đa dạng sinh học trên hành tinh chúng ta. Bởi vậy,
bảo vệ rừng và nguồn tài nguyên rừng luôn trở thành một nội dung, một yêu cầu không
thể trì hoãn đối với tất cả các quốc gia trên thế giới trong cuộc chiến đầy gian khó hiện
nay nhằm bảo vệ môi trường sống đang bị huỷ hoại ở mức báo động mà nguyên nhân
chủ yếu là do chính hoạt động của con người gây ra.
Trên phạm vi toàn thế giới, chỉ tính riêng trong vòng 4 thập niên trở lại đây, 50%
diện tích rừng đã bị biến mất do nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo tính toán của các
chuyên gia của Tổ chức nông - lương thế giới (FAO) thì hàng năm có tới 11,5 triệu
hecta rừng bị chặt phá và bị hoả hoạn thiêu trụi trên toàn cầu, trong khi diện tích rừng
trồng mới chỉ vỏn vẹn 1,5 triệu hecta. Rừng nguyên sinh bị tàn phá, đất đai bị xói mòn
dẫn tới tình trạng sa mạc hoá ngày càng gia tăng. Nhiều loài động - thực vật, lâm sản
quý bị biến mất trong danh mục các loài quý hiếm, số còn lại đang phải đối mặt với
nguy cơ dần dần bị tuyệt chủng. Nghiêm trọng hơn, diện tích rừng thu hẹp trên quy mô
lớn đã làm tổn thương "lá phổi" của tự /thiên, khiến bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng,
mất cân bằng, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người và đời sống động, thực vật.v.v...
Tàn phá rừng là mối đe doạ đối với cuộc sống của 30 triệu người Việt Nam hiện sống

trong cảnh nghèo khó vì họ thường xuyên phụ thuộc vào rừng để kiếm thức ăn, thu
nhập và nhiên liệu. Một trong các giải pháp là khuyến khích tái trồng rừng, tuy nhiên
các cộng đồng địa phương sẽ không muốn đầu tu tiền của vào hoạt động này nếu
quyền sở hữu đất của họ không được đảm bảo. Phần lớn rừng tại Việt Nam hiện vẫn
thuộc sở hữu của nhà nước, do vậy người dân địa phương không được đảm bảo chắc
chắn rằng việc đầu tu của họ sẽ mang lại lợi ích lâu dài.
Là một quốc gia đất hẹp người đông, Việt Nam hiện nay có chỉ tiêu rừng vào loại
thấp, chỉ đạt mức bình quân khoảng 0,14 ha rừng/người, trong khi mức bình quân của
thế giới là 0,97 ha/người. Các số liệu thống kê cho thấy, đến năm 2000 nước ta có
khoảng gần 11 triệu hecta rừng, trong đó rừng tự nhiên chiếm khoảng 9,4 triệu hecta
và khoảng 1,6 triệu hecta rừng trồng; Tuy nhiên, nhờ có những nỗ lực trong việc thực
hiện các chủ trương chính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng,
"phủ xanh đất trống đồi núi trọc" nên nhiều năm gần đây diện tích rừng ở nước ta đã
tăng 1,6 triệu hecta so với năm 1995, trong đó rừng tự nhiên tăng 1,2 triệu hecta, rừng
trồng tăng 0,4 triệu hecta.
Theo đánh giá của cục Lâm nghiệp, mặc dù ngành lâm nghiệp nước ta đã ngăn
3


chặn được sự suy thoái diện tích rừng, đưa độ che phủ hàng năm tăng khoảng 1%, với
độ che phủ toàn quốc hiện nay là trên 36,7%, những ngành lâm nghiệp mới chỉ đóng
góp khoảng 1% GDP quốc gia. Bên cạnh đó, năng suất rừng, lợi nhuận sản xuất lâm
nghiệp chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường và chưa khai thác hết tiềm lực; tác động
đến xóa đói, giảm nghèo hạn chế; năng lực của hệ thống các lâm trường quốc doanh
còn yếu. Ngoài ra, ngành lâm nghiệp đang đứng trước rất nhiều thách thức như: Nguy
cơ mất rừng do sức ép dân số tăng; nhu cầu lâm sản ngày càng tăng đang tạo ra sức ép
lên thương mại và môi trường; Xuất khẩu lâm sản bị cạnh tranh gay gắt trên thị trường
quốc tế; Đầu tư cho ngành hiện nay không đủ đảm bảo cho việc tăng tốc và phát triển
bền vững...
Công tác quản lý, quy hoạch tài nguyên rừng cũng có những chuyển động tích

cực.
Trên phạm vi cả nước đã và đang hình thành các vùng trồng rừng tập trung nhằm
cung cấp nguyên liệu cho sản xuất. Chẳng hạn, vùng Đông bắc và Trung du Bắc bộ đã
trồng 300 nghìn hecta rừng nguyên liệu công nghiệp, Bắc Trung bộ có 70 nghìn hecta
rừng thông. Ngoài ra, hơn 6 triệu hecta rừng phòng hộ và 2 triệu hecta rừng đặc dụng
được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm bảo vệ môi trường, bảo vệ tính đa dạng sinh
học; Có tới 15 vườn quốc gia và hơn 50 khu bảo tồn thiên nhiên được xây dựng, quy
hoạch và quản lý Trong 10 năm qua, hàng năm giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt xấp xỉ 6
nghìn tỷ đồng, chiếm 5-7% giá trị sản lượng nông, lâm thuỷ sản.
Mặc dù có những kết quả tích cực trong quy hoạch, sản xuất cũng như trong bảo
vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng, song nhìn chung chất lượng rừng ở nước ta
hiện nay vẫn còn rất thấp, rừng nước ta đã ít mà trong đó có tới hơn 6 triệu hecta tung
nghèo kiệt, năng suất rừng trồng còn thấp. Đặc biệt, nguồn tài nguyên rừng nước ta
vẫn tiếp tục đứng trước những nguy cơ nghiêm trọng như bị huỷ hoại, suy thoái, giảm
sút và mất dần tính đa dạng sinh học của rừng. Hậu quả khôn lường của những vụ tàn
phá rừng trước đây và gần đây nhất là thảm họa cháy rừng U Minh (3/2002), đã khiến
cho gần 8 nghìn hecta rừng U Minh Thượng và U Minh Hạ bỗng chốc trở thành đống
tro tàn, đã thực sự là những lời cảnh báo nghiêm khắc đối với chúng ta trong "sứ
mệnh" bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng nói riêng và bảo vệ môi trường sống chiếc nôi dung dưỡng sự sống của con người - nói chung.
Thảm hoạ cháy rừng U Minh vừa qua càng đặt ra những yêu cầu cấp bách đối với
công tác quy hoạch, sản xuất, quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng ở
nước ta hiện nay. Trước hết, cần khẩn trương đề ra những biện pháp tăng cường sự
quản lý nâng cao trách nhiệm của các cơ quan chức năng về quản lý - bảo vệ tài
nguyên rừng. Tinh thần trách nhiệm, ý thức cảnh giác cao và năng lực thực thi chức
trách của các cá nhân và cơ quan quản lý chuyên ngành là những yếu tố tối cần thiết
góp phần ngăn chặn những tai họa, bảo vệ nguồn tài nguyên rừng. Hơn nữa, trên thực
tế, các khu rừng hiện nay đều có sự phân công quản lý của các lâm, ngư trường và các
4



hạt kiểm lâm, những phần lớn các vụ cháy rừng từ trước đến nay đều chưa thể xác
định nguyên nhân rõ ràng và truy cứu trách nhiệm cụ thể. Những sự việc nêu trên cho
thấy những hạn chế và sự lơi lỏng trong công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát thường
xuyên cũng như tinh thần thiếu cảnh giác của các cá nhân và cơ quan hữu trách.
Thực tiễn ở U Minh cho thấy, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng cần phải được
tiếp cận và tiến hành gắn liền với các biện pháp quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội
để người dân có thể dựa được vào rừng để sống, nhưng cũng có biện pháp bảo vệ và
phát triển rừng có hiệu quả nhất" như tinh thần ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính
phủ thời gian gần đây. Quy hoạch, sản xuất, khai thác tài nguyên rừng phải đi đôi với
bảo vệ, bồi đắp tài nguyên rừng. Đối với những vùng rừng núi còn gặp nhiều khó khăn
về mọi mặt, cần có giải pháp chuyển đổi cơ cấu kinh tế thích hợp, giảm sức ép đối với
rừng từ các hoạt động khai thác thái quá có tính huỷ hoại. Có một vấn đề tồn tại lớn
nhất hiện nay.ở nước ta là tình trạng nghèo đói của cư dân vùng rừng núi và vùng cận
rừng. Cho đến nay, dân cư vùng lâm nghiệp đã tăng lên chiếm tới 1/3 tổng dân số của
nước ta. Trong số 2,8 triệu hộ nông dân nghèo ở nước ta thì hơn 80% sinh sống trong
các vùng rừng núi, cuộc sống hàng ngày của họ phải dựa vào rừng. Chẳng hạn, tại khu
rừng xã Chế Tạo (Mù Càng Chải - Yên Bái), nơi vừa phát hiện quần thể loài vượn đen
tuyền (Nomascus concolor) lớn nhất ở nước ta, các hoạt động khai thác rừng ở đây
đang là mối đe dọa đối với sự tồn tại của loài vượn quý hiếm này. Xã Chế Tạo có 192
hộ dân người Mông với 1438 nhân khẩu nhưng chỉ có 487,7 ha đất nông nghiệp, trong
đó 76,1 ha ruộng nước một vụ, người dân sống chủ yếu dựa vào nương rẫy. Hàng năm,
nhân dân xã Chế Tạo thiếu ăn khoảng 3 tháng, do vậy để có lương thực, họ đã phá
rừng làm rẫy khiến cho diện tích rừng nhiều năm qua bị thu hẹp, thêm vào đó là nạn
săn bắn, buôn bán thú rừng, vì vậy những loài thú quý hiếm, nhất là loài vượn đen
tuyền đang đứng trước nguy cơ tuyệt diệt. Rõ ràng là, việc bảo vệ tài nguyên rừng ở
đây chỉ thực sự có hiệu quả nếu có những biện pháp tháo gỡ kịp thời những khó khăn
trong đời sống người dân, kết hợp với công tác tuyên truyền giáo dục và xử lý nghiêm
những hành vi vi phạm Luật bảo vệ rừng.
Nói tóm lại, để bảo vệ, khai thác và phát triển tài nguyên rừng - món quà của sự
cấu thành chức năng tụ nhiên của thiên nhiên ban tăng - rất cần thiết phải hoàn chỉnh

và thực thi ngay một chiến lược đồng bộ, có tính khả thi về tài nguyên rừng. Song
hành với việc nâng cao nhận thức thông qua công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục
thiết thực, đòi hỏi phải có một khung khổ pháp lý cụ thể cho các khâu trong quy trình
bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng; Đồng thời cần phải đào tạo, bồi dưỡng và nâng
cao trình độ của đội ngũ cán bộ chuyên trách đủ mạnh, có tinh thần trách đệm và khả
năng tác nghiệp cao, được.đầu tu thoả đáng và trang bị phương tiện kỹ thuật chuyên
ngành hiện đại Vấn đề có ý nghĩa mấu chốt trong việc thực hiện Chiến lược phát triển
lâm nghiệp giai đoạn 2001 - 2010 nhằm đạt được mục tiêu đề ra là nâng độ che phủ
của rừng ở nước ta lên 43%, bảo vệ tính đa dạng sinh học và tính ổn định, bền vững
của quá trình phát triển tài nguyên rừng thì nhất thiết phải đặt sự nghiệp bảo vệ, phát
5


triển tài nguyên rừng, bảo vệ môi trường sống là bộ phận cấu thành hữu cơ không thể
thiếu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, của chiến lược công nghiệp hoá - hiện
đại hoá đất nước.
Trong đó, cần chú trọng hơn nữa đến đổi mới cơ chế chính sách nhằm chuyển
mạnh một cách hiệu quả ngành lâm nghiệp theo hướng lâm nghiệp xã hội - lâm nghiệp
cộng đồng, huy động được mọi nguồn lực và lực lượng xã hội tham gia quản lý, bảo vệ
rừng vì lợi ích trực tiếp của cộng đồng.
1.2. MỤC TIÊU VÀ CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỤING VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
Ngày 24/1 l/2005 tại Hà Nội, Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn) đã tổ chức Hội thảo Xây dựng Chiến lược lâm nghiệp quốc gia giai đoạn
2006- 2020 khu vực miền Bắc gồm các tỉnh từ Thanh Hóa trở ra.
Hội thảo tập trung thảo luận: Dự thảo Chiến lược lâm nghiệp quốc gia giai đoạn
2006-2020; Chiến lược phát triển lâm nghiệp vùng Đông Bắc, Tây Bắc; các nhiệm vụ
đảm bảo ngành lâm nghiệp phát triển trong khu vực và đóng góp của ngành vào tăng
trưởng kinh tế quốc gia; Xây dựng các cơ sở hoàn thiện dự thảo Chiến lược trình
Chính phủ phê duyệt cuối tháng 12/2005 .
Mục tiêu trọng tâm của dự thảo Chiến lược giai đoạn 2006-2020 là đảm bảo hài

hòa nguồn tài trợ của các nhà đầu tư, các đối tác quốc tế tới ngành lâm nghiệp quốc
gia; Phát huy những kết quả đạt được của Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn
2001 - 2010; Đồng thời giúp các cơ quan liên quan ở Trung ương hoạch định chính
sách quản lý bảo vệ và phát triển rừng trong từng giai đoạn cụ thể. Để đáp ứng các
nguồn lực phát triển rừng, theo dự thảo, riêng giai đoạn 2006-2010, tổng nhu cầu vốn
cho các chương trình lâm nghiệp như: Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, khuyến lâm,
phòng cháy chữa cháy rừng, giống cây lâm nghiệp, công nghiệp chế biến lâm sản
khoảng gần 6.400 tỷ đồng.
Với nguồn lực đầu tư trên, đến năm 2010, ngành lâm nghiệp phấn đấu đưa tốc độ
tăng trưởng sản xuất của ngành đạt từ 1,5-2% trên năm, đạt độ che phủ tạng toàn quốc
43% và tạo việc làm cho 1 triệu lao động sống bằng nghề tung.
Các giải pháp đột phá thực hiện chiến lược:
+ Cơ chế, chính sách đột phá về chủ sử dụng tài nguyên ưng: Cần xây dựng chính
sách tạo ra đột phá trong giao đất lâm nghiệp trong đó cả đất có rừng, chú ý tới đồng
bào các dân tộc sau khi quy hoạch và cân đối quỹ đất, vốn rừng trong khoảng 20 đến
50 năm. Nghiên cứu về cơ cấu vốn rừng theo các chủ sở hữu ở hai quốc gia là Nhật
Bản và Thay Điển cho thấy rừng do tư nhân, cộng đồng, các công ty quản lý chính,
trong khi Nhà nước chỉ quản lý khoảng dưới 20%, Việt Nam không thể áp dụng
nguyên như vậy nhưng cần đi theo xu hướng này vì sẽ huy động được nguồn lực của
mọi thành phần, tạo nên động lực mới để phát triển lâm nghiệp và xoá đói giảm nghèo.
6


+ Đổi mới hệ thống tổ chức ngành lâm nghiệp gắn chặt với cải cách hành chính:
Hệ thống tổ chức hành chính của ngành lâm nghiệp chưa được hoàn thiện nên chưa
phát huy tốt được vai trò của mình. Hệ thống quản lý Nhà nước của ngành lâm nghiệp
nên theo mô hình mỗi cấp một đầu mối: Trung ương (cơ quan lâm nghiệp trung ương),
cấp tỉnh (cơ quan lâm nghiệp tỉnh), cấp huyện (cơ quan lâm nghiệp huyện) và cấp xã
(xã có rừng) có cán bộ lâm nghiệp huyện) và cấp xã (xã có rừng) có cán bộ lâm
nghiệp. Hiện nay, quản lý lâm nghiệp Nhà nước chưa tách ra khỏi khối kinh doanh sản

xuất lâm nghiệp. Đây là khâu then chốt trong quá trình cải cách hành chính mà ngành
lâm nghiệp cần kiên quyết tiến hành.
+ Đổi mới chính sách, cơ chế thu hút đầu tư: Nếu không có tiền sẽ không làm
được điều gì mà cách làm cụ thể là hoàn thiện hệ thống thuế theo cách tiếp cận tổng
thể nhưng rất cụ thể. Tính tổng thó thể hiện ở chỗ thuế phải tính cho cả hai loại hàng
hoá lâm sản (truyền thống và mới), theo xu thế hội nhập và ôn định trong thế vận động
đi lên. Cụ thể được thể hiện ở chỗ có loại cần tính đúng, tính đủ nhưng có loại do
nhiều nguyên nhân cần có những ưu đãi. Ví dụ đối với hàng hoá lâm sản đồ gỗ xuất
khẩu, Chính phủ đã đưa ra chính sách thuế hợp lý hiện nay nên đã khuyến khích sản
xuất phát triển. Mặt khác cần hạ thấp mức lãi xuất đối với các chương trình dự án xây
dựng vùng nguyên liệu hay ưu đãi đối với nghiên cứu về giống, hàng hoá lâm sản
mới... ưu tiên phát triển 3 vùng động lực đã nêu nhằm đẩy mạnh hơn nữa sản xuất
hàng hoá lâm sản xuất khẩu
+ Đổi mới khoa học công nghệ và đào tạo: Theo ý kiến của một số chuyên gia có
kinh nghiệm (Việt Nam và quốc tế) thì chúng ta cần phải xây dựng nền khoa học lâm
nghiệp hàn lâm. Nguyên nhân do chu kỳ kinh doanh dài, diễn ra trên điều kiện khó
khăn và việc thu hút nguồn lực vào phát triển rất khó. Ngành lâm nghiệp cần nghiên
cứu, dự báo xu thế phát triển quốc gia phù hợp với xu thế phát triển của lâm nghiệp thế
giới và điều kiện đặc thù của mình. Trên cơ sở này sẽ xây dựng, thẩm định và thực thi,
giám sát các chương trình khoa học, công nghệ lâm nghiệp và chương trình đào tạo
tiên tiến. Cần khẩn trương đổi mới toàn diện khâu đào tạo để phát triển bền vững lâm
nghiệp. Hỗ trợ để tiến hành công tác chuyển giao công nghệ sinh học, thực hiện công
tác khuyến lâm và ứng dụng công nghệ tin học vào phát triển lâm nghiệp hiệu quả, bền
vững.
+ Hỗ trợ đồng bào các dân tộc sinh sống ở miền núi: Hiện tại chúng ta có khoảng
20 triệu đồng bào các dân tộc ở Việt Nam có cuộc sống liên quan đến rừng và nghề
rừng mà đa số họ đều nghèo lại sống trong điều kiện khó khăn. Cần tiếp tục hỗ trợ
đồng bào các dân tộc như chúng ta đã làm vì hiệu quả của chúng không những người
Việt Nam mà cả người nước ngoài đều công nhận. Nên chăng bằng chính sách cụ thể
và sự phối hợp giữa các ngành, các cấp chúng ta nên hỗ trợ cụ thể để người nghèo

sống trong và gần rừng giải quyết vấn đề đất và làm nhà ở. Sau đó chúng ta sẽ cùng họ
giải quyết những vấn đề khác như khuyến lâm, nguồn vốn ưu đãi, tiếp tục xây dựng cơ
7


sở hạ tầng, sản xuất ra nhiều hàng hoá lâm sản, tìm kiếm thị trường tiêu thô và giải
quyết vấn đề sức khoẻ và tạo cơ hội để họ được hưởng thụ từ sự phát triển kinh tế - xã
hội của quốc gia.
Các chương trình lớn để thực hiện đột phá chiến lược phát triển
+ Chương trình xây dựng lâm phận quốc gia (đổi mới cơ cấu chiều sâu): Mục tiêu
là xây dựng lâm phận quốc gia ổn định nhằm phát triển đất nước bền vững - đảm bảo
an ninh lâm nghiệp. Nội dung chính của nó là xây dựng lâm phận quốc gia ổn định
trên 16 triệu ha với cơ cấu cụ thể như sau: Hệ thống rừng sản xuất là 8 triệu ha, trong
đó có 4 triệu ha tung thâm canh với khoảng 1,5 triệu ha rừng trồng; hệ thống rừng
phòng hộ là 6 triệu ha, trong đó có 3 triệu ha rừng phòng hộ trọng điểm; hệ thống rừng
đặc dụng là 2 triệu ha, trong đó có 1 triệu ha rừng đặc dụng trọng điểm. Theo dõi, đánh
giá được thực hiện theo các chỉ tiêu số lượng và chất lượng cụ thể khi xây dựng lâm
phận quốc gia.
+ Chương trình giống lâm nghiệp quốc gia (Công nghệ sinh học): Mục tiêu là tạo
ra bộ giống lâm.nghiệp đạt tiêu chuẩn quèc gia để tạo đột phá năng suất và chất lượng
rừng trọng điểm. Nội dung chính của chương trình là: Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn
quốc gia về giống lâm nghiệp và trên cơ sở đó tuyển chọn bộ giống lâm nghiệp quốc
gia; Quy hoạch, xây dựng và quản lý hệ thống rừng giống quốc gia theo tiêu chuẩn nêu
trên; áp dụng công nghệ mới nhằm lai tạo ra bộ giống lâm nghiệp đáp ứng mục đích
xây dựng rừng trọng điểm quốc gia; Xây dựng hệ thống hành lang pháp lý và cơ sở
dịch vụ giống trước hết để phục vụ phát triển sản phẩm lâm sản trọng điểm.
+ Chương trình thâm canh rừng nguyên liệu quốc gia (công nghiệp hoá (CNH),
hiện đại hoá (HĐH) và tạo tích tụ khoa học công nghệ cao trên đơn vị sản phẩm): Mục
tiêu chương trình.là tạo ra bước đột phá, đáp ứng nhu cầu tăng mạnh của quốc gia về
nguyên liệu trước hết là nguyên liệu gỗ, tre và đặc sản để sản xuất hàng hoá lâm sản,

ưu tiên mặt hàng lâm sản đế xuất khẩu. Nội dung chính là: Quy hoạch xác định vi trí,
quy mô và cơ cấu hợp lý về 4 triệu ha rừng nguyên liệu thâm canh (cụ thể như phần
trên đã nêu); Ti^n hành xây dựng hệ thống rừng nguyên liệu thâm canh trọng điểm
quèc gia bằng giống mới, công nghệ lâm sinh hiện đại và hoàn thiện cả cơ sở hạ tầng
như hệ thống đường lâm nghiệp, bến bãi gắn liền xây dựng khu lâm công nông nghiệp
tổng hợp trọng điểm; Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia đồng bộ phù hợp với tiêu
chuẩn quốc tế về tiêu chuẩn rừng nguyên liệu bền vững và tiêu chuẩn nguyên liệu thô.
+ Chương trình hàng hoá lâm sản truyền thống chủ lực quốc gia (đổi mới cơ cấu,
CNH, HĐH, cải cách hành chính và hội nhập quốc tế): Mục tiêu cụ thể là đáp ứng nhu
cầu tăng mạnh của quốc gia về hàng hoá lâm sản, tạo dựng được các mặt hàng lâm sản
xuất khẩu mang thương hiệu Việt Nam có uy tín, cạnh tranh tốt trên thị trường quốc tế,
trọng tâm là Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản... Nội dung chính là: Quy hoạch cơ cấu, chủng
loại và quy mô sản xuất hàng hoá lâm sản trọng điểm quốc gia, trọng tâm vào mặt
hàng phát triển thành thương hiệu uy tín, cạnh tranh tốt trên thị trường quốc tế trên 3
8


vùng động lực đã nêu để sản xuất đồ gỗ và đồ tre nứa xuất khẩu, đồ gỗ và tre nứa mỹ
nghệ xuất khẩu; trước mắt cần có bước đi hợp lý để xác định nơi và khối lượng gỗ
nhập khẩu để sản xuất ra đồ gỗ xuất khẩu nhằm đáp ứng thời cơ và giữ vững nhịp độ
tăng trưởng cao như hiện nay; xây dựng.c3c nhà máy, xí nghiệp gắn liền khu nguyên
liệu đồng bộ với cơ sở hạ tầng ở miền Bắc, miền Trung, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên
có quy mô hợp lý để sản xuất ra ván nhân tạo, sản phẩm chế biến từ nó và bột, dầm,
giấy... và xây dựng hệ thống tiêu chuẩn sản phẩm quốc gia bao gồm cả hàng hoá lâm
sản mới và hàng hoá lâm sản truyền thống, chú trọng sản phẩm lâm sản xuất khẩu theo
tư duy đồng bộ cả về môi trường và phù hợp tiêu chuẩn quốc tế (ISO).
+ Chương trình xây dựng rừng phòng hộ và rừng đặc dụng trọng điểm quốc gia (đổi
mới cơ cấu theo chiều sâu, CNH, HĐH và phát triển sản phẩm lâm sản mới): Mục tiêu
của nó là tạo dựng có kết quả cao hệ thống rừng phòng hộ và rừng đặc dụng quốc gia,
trước hết ở các khu trọng điểm nhằm mang lại hiệu quả thiết thực. Nội dung chính

chương trình là: Quy hoạch xác định hệ thống rừng phòng hộ quốc gia, xác định hệ
thống rừng phòng hộ trọng điểm quốc gia; quy hoạch xác định hệ thống rừng đặc dụng
quốc gia, xác định hệ thống rừng đặc dụng trọng điểm quốc gia; nghiên cứu xác định giá
trị sản phẩm lâm sản mới; ưu tiên tạo dựng hệ thống rừng phòng hộ trọng điểm gồm
rừng phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ môi trường và phòng hộ ven biển; ưu tiên tạo dựng
hệ thống Vườn quốc gia và Khu Bảo tồn trọng điểm, Khu Di tích lịch sử trọng điểm.
+ Chương trình giao rừng, khoán tung (cách mạng về đất rừng): Mục tiêu là tạo
động lực phát triển lâm nghiệp và xoá đói, giảm nghèo và nâng cao mức sống cho nhân
dân thông qua kinh doanh sản xuất và quản lý, bảo vệ cũng như xây dựng rừng ở Việt
Nam, đặc biệt là khu vực trung du, miền núi, vùng xa và biên giới, hải đảo. Nội dung
chính của chương trình là: Phối hợp với các ngành đánh giá lại tình hình phát triển sản
xuất lâm nghiệp, tình hình đói nghèo và khả năng phát triển sản xuất ở vùng trung du,
miền núi, vùng xa và biên giới, hải đảo; đánh giá lại tình hình tài nguyên, cụ thể là tài
nguyên rừng và tình hình các thành phần tham gia sản xuất lâm nghiệp và quản lý, bảo
vệ sử dụng cũng như phát triển tài nguyên rừng; đánh giá tình hình về chủ sử dụng, quản
lý tài nguyên rừng và tình hình giao đất, thuê đất lâm nghiệp, khoán rừng để phát triển
kinh tế - xã hội, phát triển lâm nghiệp; đánh giá tình hình phát triển sản xuất lâm nghiệp
và công tác khuyến nông, khuyến lâm và khuyến ngư, khuyến thuỷ lợi, tín dụng nhằm
đưa ra giải pháp sử dụng bền vững nguồn tài nguyên; tạo ra cuộc cách mạng trong sản
xuất kinh doanh lâm nghiệp bằng cách giao rừng, cho thuê đất... và nâng cao mức khoán
bảo vệ rừng, đẩy mạnh phổ cập, ưu đãi vay ngân hàng và phối hợp giữa chính quyền,
doanh nghiệp, người dân làm lâm nghiệp đề phát triển kinh tế - xã hội và xoá đói giảm
nghèo, giữ vững ổn định chính trị, xã hội. Khi đề xuất các chương trình này không ít
người sẽ đặt ra câu hỏi tại sao không có chương trình phát triển nguồn nhân lực lâm
nghiệp. Điều này được giải thích là những chương trình này bản thân nó đã chứa đựng
nội dung phát triển nguồn nhân lực. Mặt khác, phát triển nguồn nhân lực là việc làm của
toàn xã hội mà trước hết là của ngành giáo dục và đào tạo.
9



Chương II
KỸ THUẬT SẢN XUẤT HẠT GIỐNG CÂY RỪNG

2.1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA HẠT GIÓNG CÂY RỪNG
Nước ta, rừng trồng trải ra trên diện tích rộng lớn, cây rừng sống lâu năm, trình độ
cơ giới hoá trong sản xuất còn thấp, nhân lực, vốn đầu tư có hạn. Rừng sau khi trồng ít
có điều kiện chăm sóc, do đó công tác giống có tầm quan trọng đặc biệt. Có thể nói,
giống là một trong những khâu quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định đến sản lượng,
chất lượng rừng trồng.
Những năm trước thời kỳ đổi mới, chúng ta chưa đánh giá đúng tầm quan trọng và
vai trò to lớn của công tác giống trong sản xuất lâm nghiệp. Sự quan tâm của công tác
giống lúc bấy giờ chủ yếu là làm sao có đủ số lượng giống cho trồng rừng, hầu như
chưa coi trọng đến chất lượng giống.
Sử dụng giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thu hái xô bồ, dẫn đến rừng trồng có
chất lượng kém, năng suất thấp phổ biến chỉ đạt 5-10m3/ha/năm. Trong khi đó ở nhiều
nước trên thế giới sử dụng giống có chọn lọc, năng suất đạt 30-70m3/ha/năm.
Những năm gần đây, công tác giống đã có những chuyển biến căn bản theo hướng
sản xuất kinh doanh sử dụng giống tốt, đã được cải thiện từ các cơ quan chuyên môn.
Cần nhấn mạnh rằng "Hạt giống tốt" bao gồm cả sức sống cao, khoẻ mạnh và có chất
lượng di truyền. Khả năng của chúng có thể sản sinh ra những cây thích nghi tốt với
điều kiện của môi trường nơi trồng và cung cấp những sản phẩm theo mong muốn của
con người.
Cả số lượng và chất lượng của hạt giống đều bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố
bên ngoài như điều kiện khí hậu, thời tiết trong năm và phụ thuộc vào loài cây, tuổi
cây mẹ và cường độ chăm sóc cây lấy giống, phụ thuộc vào việc thu hái, xử lý và bảo
quản hạt giống,....Do đó việc sản xuất hạt giống cây rừng cần thấy rõ những đặc điểm
này để lựa chọn và áp dụng các biện pháp kỹ thuật sao cho có hiệu quả nhằm đảm bảo
về chất lượng, thoả mãn cả về số lượng, chủng loại giống, đáp ứng cao nhất nhu cầu
sản xuất cây con phục vụ cho trồng rừng ở nước ta.
2.2. KHẢ NĂNG RA HOA KẾT QUẢ VÀ CÁC NHÂN TÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN

SẢN LƯỢNG HẠT GIÓNG CÂY RỪNG
2.2.1. Khả năng ra hoa kết quả của cây rừng
Cây rừng là thực vật thân gỗ sống lâu năm, có khả năng ra hoa kết quả nhiều lần.
Ra hoa kết quả là đặc trưng quan trọng, là sự biến đổi về chất của thực vật. Các loài
cây rừng có nguồn gốc từ hạt trong những năm đầu (thường từ 3-4 năm hoặc lâu hơn)
chưa có khả năng ra hoa kết quả. Hiện tượng này gọi là "tính chín muộn" của cây thân
10


gỗ. Khả năng ra hoa kết quả của cây rừng phụ thuộc vào loài, tuổi, điều kiện sống. Quá
trình sinh trưởng phát triển của cá thể cây rừng được chia thành các giai đoạn sau:
+ Giai đoạn non trẻ
Tính từ khi hạt nảy mầm đến trước khi cây ra hoa kết quả lần đầu. Ở giai đoạn này
khả năng thích ứng của cây rừng rất cao, nhưng khả năng chống chịu với điều kiện bất
lợi của môi trường thấp. Các cơ quan sinh dưỡng sinh trưởng mạnh, cây chưa có khả
năng ra hoa kết quả. Vì vậy khi cây ra hoa kết quả thì kết thúc giai đoạn này.
+ Giai đoạn gần thành thục
Tính từ khi cây bắt đầu ra hoa kết quả lần đầu cho tới sau đó 3 - 5 năm, giai đoạn
này cơ quan sinh dưỡng sinh trưởng mạnh, lượng hoa quả tăng dần, tán cây dần hình
thành, sức đề kháng với những bất lợi của môi trường cao hơn giai đoạn non trẻ.
+ Giai đoạn thành thục
Hình dạng của cây đã định hình, cơ quan sinh dưỡng sinh trưởng chậm lại, cây
rừng ra hoa kết quả mạnh nhất, sản lượng hạt giống ổn định trong một thời gian dài,
các đặc tính di truyền ổn định. Đây là giai đoạn thành thục tái sinh, có thể kinh doanh
hạt giống tốt nhất.
+ Giai đoạn già cỗi
Lượng tăng trưởng hàng năm của các cơ quan sinh dưỡng giảm thấp, dần đi đến
ngang trệ. Các quá trình trao đổi chất chậm và yếu, khả năng ra hoa kết quả của cây
rừng giảm dần chất lượng hạt giống kém, sức đề kháng với những điều kiện bất lợi của
môi trường kém, cây dễ bị sâu bệnh, tán lá bị phá vỡ, cây rỗng ruột và chết.

Khả năng ra hoa kết quả của các cá thể cây rừng thay đổi theo tính giai đoạn và
theo tính chu kỳ hàng năm. Sự phân chia các giai đoạn trên chỉ là tương đối và ranh
giới giữa các giai đoạn không phải là cố định mà tuỳ thuộc loài cây và điều kiện hoàn
cảnh. Trong kinh doanh tăng có thể tác động vào điều kiện hoàn cảnh để rút ngắn giai
đoạn non trẻ và kéo dài giai đoạn thành thục để lợi dụng tốt hơn.
Quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật có mối quan hệ thống nhất biện
chứng: Sự hình thành các cơ quan sinh sản đều phải dựa trên cơ sở sinh trưởng và tích
luỹ vật chất dinh dưỡng của các cơ quan dinh dưỡng - ngược lại cây ra hoa kết quả
nhiều cũng hạn chế nhất định đến sinh trưởng của bản thân nó.
Với các loài cây khác nhau, tuổi ra hoa kết quả và khả năng kéo dài giai đoạn ra
hoa kết quả là khác nhau. Phần lớn ở cây mọc nhanh, ưa sáng và cây ở từng tái sinh
chồi sớm ra hoa kết quả song cũng sớm già cỗi. Ngược lại ở cây mọc chậm, chịu bóng
và cây có nguồn gốc từ hạt ra hoa kết quả muộn hơn nhưng giai đoạn cây có khả năng
ra hoa kết quả dài hơn. Nguyên nhân là do đặc tính di truyền và do tác động của điều
kiện hoàn cảnh ảnh hưởng rõ rệt đến quá trình ra hoa quả.
11


Mỗi loài cây tuổi ra hoa kết quả sớm muộn là do tính di truyền quyết định, nhưng
trong cùng một loài cây tuổi ra hoa kết quả và giai đoạn ra hoa kết quả dài ngắn cũng
không phải là cố định mà có sự chi phối của các nhân tố hoàn cảnh. Những cây mọc
đơn lẻ ra hoa kết quả sớm hơn cây trong từng, cây ở rừng nhân tạo ra hoa kết quả sớm
hơn cây ở rừng tự nhiên, vì điều kiện ánh sáng và dinh dưỡng tốt hơn, sinh trưởng
mạnh hơn nên ra hoa kết quả sớm hơn.
Khả năng ra hoa kết quả của cây rừng thay đổi theo từng giai đoạn. Tuỳ từng giai
đoạn mà khả năng có xuất hiện hay không, xuất hiện nhiều hay ít. Song ngay trong cùng
giai đoạn ra hoa kết quả của cây rừng nhiều nhất thì sản lượng hàng năm cũng không
đồng đều, có năm quả nhiều, năm quả ít, cách mấy năm lại có một năm sai quả. Hiện
tượng đó gọi là tính chu kỳ sai quả (giãn cách) của cây rừng. Hầu hết các loài cây sau
một năm sai quả (được mùa) phải mất một thời gian tuỳ theo loài cây và điều kiện ngoại

cảnh, thường là từ 1 -3 năm hoặc nhiều hơn nữa mới lại có một năm được mùa. Những
năm mà sản lượng đạt trên 60% số cây có quả thì gọi là năm được mùa hạt giống, từ 40
- 60% là khá, từ 20 -40% là trung bình và những năm mà đạt thấp hơn 20% số cây có
quả thì gọi là năm mất mùa hạt giống. Thông thường những năm được mùa thì không
những sản lượng hạt giống nhiều mà chất lượng hạt giống cũng cao và ngược lại.
Nhiều loài cây rừng ra hoa quả không uluullg xuyên, một năm có thể được mùa
tiếp theo là một hay vài năm mùa kém hay hoàn toàn mất mùa. Tính chu kỳ của sự ra
hoa quả đã được nghiên cứu kỹ đối với nhiều loài cây lá kim ôn đới. Ví dụ ở Anh loài
Thông Pinus sylvestris trung bình cứ 2-3 năm sai quả một lần. Tính chu kỳ của những
loài cây nhiệt đới còn ít được nghiên cứu hơn. Sự ra hoa quả không thường xuyên của
của cây đã có ảnh hưởng lớn đến sự tái sinh, hoặc không tái sinh của loài đó. Tếch
Tectona grandis thường sai hoa hàng năm mặc dù ở một số nơi có ngoại lệ là cứ 3-4
năm mới có một vụ được mùa hạt giống (Murthy 1973 - trong Phạm Hoài Đức 1992).
Chu kỳ sai quả của cây rừng còn phụ thuộc vào đặc điểm của quả - hạt và điều kiện
sinh trưởng, thường những loài cây hạt nhỏ ra hoa kết quả đều đặn hàng năm, những
loài cây có hạt to thường thời gian giãn cách (năm mất mùa) dài hơn. Nguyên nhân là
do năm ra hoa kết quả nhiều, tiêu hao nhiều chất dinh dưỡng ảnh hưởng tới sinh
trưởng cũng tức là ảnh hưởng đến khả năng ra hoa kết quả của năm sau. Thực tiễn đã
chứng minh rằng cải thiện điều kiện dinh dưỡng có thể rút ngắn hoặc kéo dài giai đoạn
ra hoa kết quả của cây rừng và rút ngắn chu kỳ sai quả. Nắm vững chu kỳ sai quả của
cây rừng không những có ý nghĩa trong nghiên cứu mà còn trong thực tế sản xuất, dự
tính được sản lượng hạt giồng, có kế hoạch thu hái, cất trữ dùng cho những năm mất
mùa hạt giống.
2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình ra hoa kết quả, sản lượng hạt giống
cây rừng
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự ra hoa kết quả và sản lượng hạt giống cây
rừng. Các nhân tố này đều có liên quan chặt chẽ đến quá trình sinh trưởng phát triển,
12



do vậy quá trình ra hoa kết quả của cây rừng chịu ảnh hưởng tổng hợp của nhiều nhân
tố sinh thái như: Khí hậu - thời tiết, chất dinh dưỡng,..
2.2.2.1. Nhân tố khí hậu - thời tiết.
• Khí hậu
Cả số lượng và chất lượng của hạt giống đều chịu ảnh hưởng rất nhiều của yếu tố
bên ngoài. Những yếu tố khí hậu có thể tác động đến sự ra hoa và gián tiếp ảnh hưởng
đến sản lượng hạt. Khí hậu thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển của loài cây thì
sản lượng hạt giống cao, chất lượng tốt và thời gian gián cách giữa các năm được mùa
càng ngắn và ngược lại.
Trong cùng một loài cây, nếu sống trong điều kiện khí hậu có ánh sáng, nhiệt độ ẩm độ và lượng mưa thích hợp ra hoa kết quả sớm hơn, chu kỳ sai quả ngắn hơn và
chất lượng hoa quả cao hơn so với vùng có điều kiện ngược lại.
Ví dụ: Cây keo Tai Tượng (Acacia mangium), keo Lá Tràm (Acacia auriculiformis)
ở Miền Nam sinh trưởng tốt ra hoa kết quả nhiều - chất lượng hạt tốt. Song ở Miền
Bắc cây ra hoa kết quả kém, quả - hạt lép nhiều, chất lượng gieo ươm kém hơn.
Mỗi loài cây đều đòi hỏi một nhiệt độ nhất định mới ra hoa kết quả bình thường.
Nguyên nhân: Đỉnh sinh trưởng của các chồi sản sinh ra các tế bào mới - trong
quá trình sản sinh đó nếu nhiệt độ thích hợp cho quá trình ra hoa kết quả thì tế bào đó
sẽ hình thành mầm hoa, nếu nhiệt độ không thích hợp sẽ hình thành mầm lá, tuỳ theo
từng loại cây tính thích ứng với nhiệt độ khác nhau.
Theo tài liệu của M. Slee (1978), với loài Thông caribê (Pinus Caribeae) ranh giới
nhiệt độ để cây ra hoa là: Nếu 260C cây không ra hoa, trên 270C trong 2 tháng cây ra
hoa tốt, nếu trên 280C ra hoa liên tục trong năm nhưng đều là hoa đực.
Ở vùng núi do độ cao so với mặt nước biển khác nhau dẫn đến điều kiện nhiệt độ,
ẩm độ khác nhau cũng ảnh hưởng đến khả năng ra hoa kết quả của cây rừng. Vì thế
cây đưa từ vùng núi cao xuống vùng thấp nó có thê chịu được nhiệt độ cao, song khó
thích ứng được với điều kiện khô hạn ngược lại đưa cây từ vùng thấp lên vùng cao có
thể thích ứng với ẩm độ cao song lại không chịu được nhiệt độ thấp, nhìn chung cây ở
vùng núi cao mùa sinh trưởng ngắn nên ra hoa kết quả kém.
• Nhân tố thời tiết
Thời tiết là nhân tố khí tượng diễn ra trong năm và hàng ngày như: Mưa - nắng nóng - lạnh - gió - bão. Những thái quá của thời tiết thường làm giảm sự ra hoa kết

quả, gió quá to hay những cơn giông cũng có thể làm hỏng hoa quả. Những trận mưa
kéo dài trong thời gian thụ phấn có ảnh hưởng đặc biệt xấu đến sản lượng hạt dù là
trường hợp thụ phấn nhờ gió hay côn trùng. Mưa thường hạn chế sự hoạt động của côn
trùng thụ phấn cũng như rửa trôi những hạt phấn bám ở đầu nhụy. Thời tiết ẩm thấp
13


kéo dài trong mùa thụ phấn là yếu tố chủ yếu làm giảm sản lượng hạt Thông Nhựa
(Pinus merkusii) ở Inđônêxia và Malaysia.
Sản lượng hạt giống của một năm cụ thể nào đó là do thời tiết năm trước đó và
ngay trong năm đó quyết định. Nguyên nhân là sự hình thành mầm hoa ở cây thân gỗ
diễn ra từ năm trước, còn thời tiết ngay trong năm đó nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá
trình nở hoa, thụ phấn và phát triển của hoa,…
Thời tiết thường ảnh hưởng đến cả quá trình ra hoa và phát triển của quả, cho nên
không thể khẳng định rằng: Hoa nhiều thì quả- hạt cũng nhiều. Trong cùng một loài
cây, cùng một lâm phần, chịu ảnh hưởng nặng nhất của thời tiết xấu trước hết là những
cây, những lâm phần sinh trưởng kém, thể lực yếu. Do đó cần tăng cường các biện
pháp chăm sóc, cho cây khoẻ mạnh, có sức đề kháng cao để giảm nhẹ tác hại của thời
tiết xấu gây ra.
• Nhân tố ánh sáng
Ánh sáng là một trong những nhân tố cơ bản của hoạt động sống ở thực vật nói
chung và cây rừng nói riêng. ánh sáng cũng là nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến ra hoa
kết quả của cây rừng.
Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy trong những điều kiện sinh trưởng khác gần
tương tự nhau, nhưng sự thay đổi ánh sáng, giờ chiếu sáng, chất lượng ánh sáng, có
ảnh hưởng rõ rệt đến ra hoa kết quả của cây rừng. '
Thực tế cho thấy những cây mọc đơn lẻ (cùng loài, cùng tuổi và điều kiện dinh
dưỡng) so với cây mọc trong rừng thường cho sản lượng và chất lượng hạt giống cao
hơn. Trong cùng một cây phần tán nhận được nhiều ánh sáng cũng cho nhiều hoa quả
hơn phần bị che khuất.

2.2.2.2. Nhân tố đất đai
Đất là giá thể môi trường sinh sống trực tiếp của bộ rễ và là nguồn cung cấp nước,
chất dinh dưỡng cho cây. Đất tốt cây ra hoa kết quả sớm, sản lượng - chất lượng quả, hạt
cao, chu kỳ sai quả ngắn và ngược lại. Đất tốt là đất giàu dinh dưỡng chủ yếu là N - P - K
và các nguyên tố vi lượng cần thiết đồng thời các thành phần đó có một tỷ lệ thích hợp.
Nước trong đất có ảnh hưởng rất lớn ra hoa kết quả của cây rừng vì nước ảnh
hưởng trục tiếp đến các quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng, đến quá trình đồng hoá và
dị hoá của cây.
Do vậy muốn rút ngắn được chu kỳ sai quả, nâng cao được sản lượng, chất lượng
hạt giống cần thông qua tác động của con người như làm đất, bón phân, tưới nước,...
2.2.2.3. Nhân tố sinh vật
Nhân tố sinh vật có thể gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp, có lợi hoặc có hại
tới quá trình ra hoa kết quả của cây rừng.
14


Các loài chim, động vật, côn trùng, nấm, vi khuẩn có thể gây hại trong thời gian ra
hoa kết quả của cây rừng. Côn trùng có lẽ gây ra sự tổn thất lớn hơn cho phần lớn các
loài cây.
Ví dụ ấu trùng Pagyda salvaris có thể phá huỷ tới 90% hoa và nụ Tếch Tectona
grandis trong một số năm (Hedegart 1975 - trong Phạm Hoài Đức 1992). Sâu hại nón
Thông thuộc chi Dioryctria phá huỷ tới 60% nón đang chín và hạt Thông (Pinus
eliouii và Pinus palustris) ở miền Nam Hoa Kỳ (Krugmen ẹt ai. 1974 - trong Phạm
Hoài Đức 1992) và cũng chính giống sâu này có thể gây hại rất lớn cho hạt Thông
Nhựa (Pinus merkusii) ở Philipin (Gordon ẹt ai 1972 - trong Phạm Hoài Đức 1992).
Hạt của nhiều loài Keo như keo Tai tượng (Acacia mangium), keo Lá Tràm
(Acacia auriculiformis) ở vùng khô hạn cũng bị hại rất lớn do ấu trùng Bruchid gây ra
(Armitage et al. 1980 - trong Phạm Hoài Đức 1992). Chim, động vật, đặc biệt là Sóc,
có thể ăn một lượng hạt rất lớn mặc dù chúng cũng có ích trong việc phát tán hạt.
Sự thiệt hại do côn trùng và bệnh thường không nghiêm trọng trong những năm

được mùa hạt, nhưng trong những năm ra hoa kém do điều kiện thời tiết thì sâu bệnh
có thể làm cho mất mùa hoàn toàn.
Vật liệu (chồi - lá - hoa - quả - hạt...) của cây rừng là thức ăn cho nhiều loài chim thú - sâu do đó làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây vì thế ảnh hưởng đến quá trình
ra hoa kết quả và làm giảm sản lượng và chất lượng hạt giống.
Ngược lại, một số cây khi ra hoa nếu không có sự tham gia thụ phấn hoa của các
loại côn trùng (ong, bướm,... ) thì tỷ lệ kết quả giảm nhiều.
Con người là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng hoa
quả Có thể bằng các hoạt động tích cực tạo ra đầy đủ các yếu tố cần thiết cho cây sinh
trưởng tốt để cây ra hoa kết quả nhiều, chất lượng tốt, rút ngắn được chu kỳ sai quả
thông qua các biện pháp chọn giống - lai tạo, điều tiết quá trình trao đổi chất, làm cỏ,
bón phân, tưới nước, điều tiết ánh sáng, nhiệt độ,... tạo điều kiện cho cây ra hoa kết
quả tốt nâng cao chất lượng sản lượng hạt giống.
2.3. ĐIỀU TRA DỰ TÍNH SẢN LƯỢNG HẠT GIÓNG
Cũng như phần lớn các loài cây ăn quả, cây rừng có những loài cây năm nào cũng
sai quả như Phi Lao (Casuariana equisetifotia) hoặc đa số các cây thuộc họ đậu. Song
cũng có các loài cây khác tính chu kỳ sai quả thể hiện rất rõ như: Quế (Cinnamomun
cassia blum), Mỡ (Manglietia glauca BL), Thông nhựa (Pinus merkusii J.et De
Vries),,.... Vì vậy để nắm được chu kỳ sai quả của cây rừng, dự tính được sản lượng
hạt giống cho từng vùng, từng vụ thì phải có quá trình điều tra theo dõi thường xuyên.
Nhằm làm cơ sở để lập kế hoạch thu hái, bố trí kho tàng, nhân lao, lên phương án điều
hoà và sử dụng hợp lý hạt giống theo kế hoạch trồng rừng. Giúp con người tìm hiểu
quy luật ra hoa kết quả của cây rừng, để có biện pháp tác động nhằm nâng cao sản
lượng và chất lượng hạt giống.
15


Tuỳ theo mục đích điều tra và yêu cầu độ chính xác mà áp dụng các phương pháp
điều tra khác nhau:
2.3.1. Phương pháp cây tiêu chuẩn trung bình



Thời gian và số lần điều tra, quan sát

Sự ra hoa, kết quả và sản lượng hạt giống của cây rừng phụ thuộc vào nhiều yếu
tố, trong đó sự diễn biến của thời tiết có ảnh hưởng rất lớn. Vì vậy để đánh giá chính
xác sản lượng hàng năm cần tiến hành điều tra, quan sát vào các thời điểm:
Thời kỳ cây rừng ra hoa: Quan sát tình hình ra hoa, sơ bộ ước tính tỷ lệ cây có
hoa, mức độ nhiều ít của hoa trên cây.
Thời kỳ kết quả: Sơ bộ đánh giá tình hình kết quả và ảnh hưởng của các yếu tố khí
tượng trong năm.
Trước thời gian thu hái một tháng: Điều tra chi tiết dự tính sản lượng thu hoạch


Đối với cây trồng ven đường, ven bờ kênh hoặc trồng thành đám

Cần điều tra đo đếm để nắm được: Tổng số cây; Tỷ lệ cây ra hoa kết quả Các chỉ
tiêu về sinh trưởng: Chiều cao thân cây, chiều cao dưới cành, đường kính 1m3, đường
kính tán.
Số lượng quả trên cây tiêu chuẩn (cây tiêu chuẩn là cây có quả và các chỉ tiêu về
sinh trưởng đạt trị số trung bình so với toàn bộ số cây). Công việc đếm số lượng quả
trên cây tiêu chuẩn có thể dùng ống nhòm quan sát, trèo trực tiếp lên cây tiêu chuẩn
hoặc quan sát từ những cây khác. Số lượng cây tiêu chuẩn phụ thuộc vào số lượng cây
có quả từ 15% so với tổng số cây có quả.


Điều tra sản lượng hạt giống trong quần thụ

Đo đếm để nắm được các nhân tố sau: Diện tích khu rừng; Mật độ rừng (số
cây/ha); Tổ thành rừng (nếu là rừng hỗn giao); Tỷ lệ cây ra hoa kết quả; Các chỉ tiêu
bình quân về sinh trưởng; Số lượng quả trên cây tiêu chuẩn

Việc đo đếm các chỉ tiêu trên được tiến hành trong các ô tiêu chuẩn điển hình có
diện tích 500 - 1000m2, phân bố đều, đại diện cho các trạng thái rừng trong khu vực.
Sau khi đo tính được các chỉ tiêu cần thiết trong ô tiêu chuẩn, tiến hành đếm số lượng
quả trên những cây tiêu chuẩn. Dựa vào đó tính toán được sản lượng quả trong các ô
tiêu chuẩn, tỷ lệ chế biến hạt quả theo từng loài cây và từ đó quy ra sản lượng hạt
giống thu hoạch trên một đơn vị diện tích rừng.
Với cây lá kim, rừng đồng tuổi
Chọn lập ô tiêu chuẩn có diện tích 0,25 - 0,5 ha.
- Tính H, D bình quân các cây trong ô tiêu chuẩn.
- Chọn 5 cây có Chiều cao và Đường kính trung bình trong ô tiêu chuẩn, thu hái toàn
16


bộ quả trên 5 cây tiêu chuẩn để tính sản lượng bình quân của 1 cây tiêu chuẩn sau đó suy
ra sản lượng của cả ô tiêu chuẩn và toàn bộ khu rừng giống, có thể dùng công thức:

Z: sản lượng hạt giống trên 1 ha (kg/ ha)
N: Số cây trên 1 ha
B: Tổng số quả của 5 cây tiêu chuẩn
C: Số hạt bình quân của 1 quả
F: Độ thuần của hạt (%)
P: Trọng lượng 1000 hạt (gr)
2.3.2. Phương pháp ô tiêu chuẩn
Chọn ô tiêu chuẩn đại diện trong rừng giống có diện tích 0,25 - 0,5 ha.
Thu hái toàn bộ quả trong ô tiêu chuẩn tính sản lượng trong ô tiêu chuẩn sau đó
suy ra sản lượng toàn lâm phần.
Phương pháp này có độ chính xác cao, thường được áp dụng trong nghiên cứu quy
luật ra hoa kết quả nhưng tốn công, làm tổn thương rừng giống, chỉ nên áp dụng với
từng sắp khai thác gỗ.
2.3.3. Phương pháp thu nhặt hạt trên mặt đất

Lập ô tiêu chuẩn đại diện, dùng thùng hứng có kích thước quy định đặt cách đều
trong ô tiêu chuẩn, 2 đến 3 ngày thu nhặt quả 1 lần, căn cứ vào số lượng quả trong
thung thùng trên ô tiêu chuẩn để tìm ra sản lượng của toàn khu rừng.
Chỉ thích hợp với những loài cây quả to, nặng khi chín rụng ngay, phương pháp
này áp dụng trong nghiên cứu quan hệ giữa quy luật rơi rụng và thời tiết. Không có giá
trị dự tính ngay trong năm đó.
2.4. THU HÁI HẠT GIỐNG CÂY RỪNG
2.4.1. Đặc trưng chín của hạt
Quá trình chín của hạt là quá trình phát triển hoàn thiện của phôi, nội nhũ và vỏ
hạt. Khi các cơ quan của phôi (rễ, thân, lá) được hình thành thì các chất dinh dưỡng
trong hạt không ngừng được tích luỹ hạt, vỏ hạt dần dần thay đổi màu sắc và có khả
năng bảo vệ phôi.
Trong quá trình chín ở hạt, các chất hữu cơ và chất khoáng được chuyển vào trong hạt,
các chất Gluxit, Lipít, Prôtít được hình thành, thông qua các biến đổi hoá học phức tạp.
• Loại hạt có bột thì đường đơn sẽ tạo thành bột khi chín hoàn toàn lượng đường
trong hạt sẽ giảm tới mức thấp nhất.
17


• Với loại hạt có tinh dầu: Quá trình biến đổi phức tạp hơn - thời kỳ đầu trong hạt
vừa có đường đơn vừa có bột, ở thời kỳ hạt chia thành phần chủ yếu là dầu.
Đi đôi với những biến đổi về hoá học, về hình thái: Trọng lượng khô tăng lên,
lượng nước giảm tới mức thấp nhất, hạt dần cùng và mập, vỏ hạt được hình thành nên
thể tích quả tăng lên, mầu sắc thay đổi, phôi ngày càng phát triển hoàn thiện và có khả
năng nảy mầm.
Quá trình cảm của hai được chia làm 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn chín sinh lý:
Là lúc phôi dã phát triển đầy đủ và có năng lực nảy mầm. Giai đoạn này lượng
nước trong hạt còn nhiều, chất khô tích luỹ chưa đầy đủ, vỏ hạt chưa có khả năng bảo
vệ, các hoạt động sinh lý trong nội bộ hạt vẫn còn mạnh. Hạt ở giai đoạn này tỷ lệ nảy

mầm thấp cây non mọc yếu ớt, hạt khó bảo quản, nên trong sản xuất kinh doanh không
nên thu hái hạt trong giai đoạn này.
+ Giai đoạn chín hình thái (chín thu hoạch):
Giai đoạn này hạt đã chín hoàn toàn, chất hữu cơ tích luỹ trong hạt đạt tới mức
cao nhất vật chất khô không tăng lên nữa, lượng nước giảm thấp dần, vỏ hạt cứng dầy,
có mầu sắc, vỏ hạt có tác dụng bảo vệ phôi, qua cất trữ hạt vẫn giữ được sức nảy mầm
mạnh để vào điều kiện thích hợp hạt nảy màn bình thường và phát triển thành cây con
khoẻ mạnh. Trong sản xuất kinh doanh nên thu hoạch hạt ở giai đoạn này.
2.4.2. Nhận biết hạt chín
Để thu hái hạt đảm bảo chất lượng và số lượng cần phải nhận biết và phân biệt
được hạt chín và chưa chín. Hiện nay có một số phương pháp xác định độ chín của hạt,
nhưng không có phương pháp nào là thích hợp cho tất cả các loài. Đối với những loài
chưa quen biết thì cần phải nghiên cứu để tìm ra phương pháp tốt nhất hoặc kết hợp
nhiều phương pháp. Một số phương pháp được dùng để xác định trực tiếp ngoài hiện
trường, một số khác dùng trong phòng thí nghiệm thì cần những sử dụng thiết bị.
Những phương pháp trong phòng thí nghiệm
+ Hàm lượng nước của quả, hạt:
Ở nhiều loài cây khi quả bắt đầu chín thì hàm lượng nước của quả giảm dần và
tương quan chặt chẽ với mức độ chín cửa hạt. Hạt của Picea gtauca được coi là đã
chín nếu hàm lượng nước cửa chúng giảm xuống dưới 48% (Chim và Worden 1957)
và của Thông Pinus sylvestris 43-45% (theo trọng lượng tươi) (Schmidt và Vượt 1962,
Rcmrod và Alforden 1973 - trong Phạm Hoài Đức 1992). Tuy nhiên việc xác định hàm
lượng nước bằng cách sấy khô trong tủ sấy đòi hỏi nhiều thời gian.
+ Dùng tia X. quang:
Dùng tia X. quang để kiểm tra sự phát triển của phôi và nội nhũ của hạt là một
18


phương pháp đánh giá sự chín của hạt một cách nhanh chóng và tương đối dễ, tuy
nhiên cần có những thiết bị thích hợp và có những cán bộ thông thạo, phương pháp

này đòi hỏi những thiết bị đắt tiền và kết quả chịu ảnh hưởng nhiều theo nhận xét chủ
quan của cán bộ phân tích.
+ Thí nghiệm nảy mầm:
Lấy hạt ở các thời kỳ chín khác nhau đem thí nghiệm nảy mầm, thời kỳ nào hạt
nảy mầm tỷ lệ cao nhất là thời điểm hạt chín rộ.
Phương pháp này không có ý nghĩa chỉ đạo sản xuất ngay trong năm đó, thường
được áp dụng trong nghiên cứu để tìm hiểu quy luật chín của hạt và quan hệ giữa hạt
chín và hình thái của quả.
Những phương pháp ngoài hiện trường
+ Phương pháp tỷ trọng:
Khi quả chín thì hàm lượng nước của chúng giảm, tỷ trọng của chúng cũng giảm,
tỷ lệ của một đơn vị trọng lượng trên một đơn vị thể tích giảm. Không như phương
pháp xác định hàm lượng nước, việc xác định tỷ trọng của quả bằng cách thả chúng
vào một dung dịch có tỷ trọng đã biết tương đối dễ thực hiện trong điều kiện hiện
trường. Có thể dùng một số dạng dung dịch: Bùn loãng, nước muối, dung dịch sun
phát muôn,..). Phương pháp này khó áp dụng với những loại quả, hạt có tỷ trọng rất ít
thay đổi trong quá trình chín.
+ Phương pháp mổ hạt xem phôi và nội nhũ:
Kiểm tra độ chín của hạt bằng cách bổ dọc hạt ra để quan sát cũng có thể là một
phương pháp đơn giản và đáng tin cậy, nhưng những người làm công việc này đòi hỏi
có nhiều kinh nghiệm. Đa số phôi và nội nhũ của các hạt khi còn xanh thường giống
như "sữa" sau đó đặc lại như bột nhào, khi hạt chín thì nội nhũ rắn lại và có mầu trắng,
phôi phát triển đầy đủ và cũng rắn chắc, độ lớn tối đa, chiếm đầy khoang trong hạt.
+ Phương pháp quan sát mầu sắc:
Giữa hạt và quả khi chín thường có mối tương quan nhất định do đó có thể nhận
biết hạt chín thông qua hình thái đặc trưng của quả. Mỗi loại quả khi chín có những
biểu hiện riêng qua màu sắc, độ cứng, độ mập, độ nứt nẻ của Vỏ quả, có thể phân
thành mấy dạng sau:
Đối với loại quả khô:
Khi chín Vỏ quả thường có màu xám, nâu xám, vàng nâu, màu tro, vỏ khô cứng,

nhăn nheo hoặc nứt nẻ.
Loại quả thịt: Khi chín vỏ mền, mỏng có màu sắc sặc sỡ (xanh, đỏ, tím, vàng...)
Loại quả nón:
19


Khi chín Vỏ quả khô cứng màu chuyển từ màu xanh sang màu cánh dán, vàng
nhạt, vàng nâu… vẩy quả hơi mở.
Bảng 2.1. Đặc điểm nhận biết và thời gian thu hái quả/hạt của một số loài cây rừng
TT

Loài cây

Đặc điểm nhận biết quả thật chín

Tháng thu hoạch

1

Thông mã vĩ

Vỏ quả màu vàng mơ, cánh gián. Hạt có nhân chắc, thơm

11-12

2

Xoan ta

Vỏ quả màu vàng. Hạt có nhân màu trắng


12-2

3

Bạch đàn trắng Vỏ quả màu nâu thẫm cuống quả mốc trắng, hạt màu nâu
thẫm, mày màu nâu nhạt

7-8:MB
5-6:MN

4

Sa mộc

Vỏ quả màu vàng nhạt, hạt màu xám, nhân trắng

10-12

5

Phi lao

Vỏ quả màu vàng nhạt, hạt màu cánh gián, nhân trắng

8- 10

6

Trám đen


Vỏ quả màu đen. hạt màu nâu nhân trắng

9-10

7

Xà cừ

Vỏ quả màu mốc trắng, xám mốc. hạt màu nâu nhạt, nhân
trắng

5-6

8

Lim xanh

Vỏ quả màu nâu thẫm. hạt màu đen, vỏ cứng

9

Long não

Vỏ quả màu tim thẫm, mềm, thơm, hạt màu xám

11

10 Mường đen


Vỏ quả màu nâu thẫm. hạt màu nâu, bóng, vỏ hạt cứng

2-4

11 Tếch

Vỏ quả màu vàng, vỏ hạt cứng

12-3

12 Keo lá năm

Vỏ quả màu nâu nhạt, hạt màu đen, rốn vàng

13 sao đen

Vỏ quả màu nâu, hạt màu vàng nhạt

14 Kim giao

Vỏ quả màu vàng sáng sẫm, phủ lớp phấn trắng

10-11

15 Tông dù

Vỏ quả màu nâu, hạt màu cánh gián

11-1


16 Lát hoa

Vỏ quả màu nâu, hạt màu cánh gián

11-1

17 Nghiến

Vỏ quả màu vàng cánh gián

9-10

18 Lim xẹt

Vỏ quả màu nâu hoặc xám đen. hạt màu cánh dán

8-9

19 Trầu lá xẻ

Vỏ quả màu vàng nhạt, nhân hạt màu trắng, chắc

10-12

20 Thông ba lá

Vỏ quả màu vàng mơ, cánh gián, hạt thơm

12-2


21 Trám trắng

9-10

22 Vối thuốc

Vỏ quả mà vàng mơ, có vị chua ngọt, hạt có nhân màu
trắng
Vỏ quả màu nâu vàng, hạt màu nâu xám

23 Hồi

Vỏ quả màu vàng như, hạt màu nâu đậm

24 Bổ đề

Vỏ quả màu vàng nhạt, mốc trắng, hạt màu đen

8-9

25 Mỡ

Vỏ quả màu nâu xám với các đốm trắng, hạt màu đen

8-9

10-12

4-6:MB
1-3:MN

4-5

2-3
5,6,10,11

2.4.3. Thời kỳ hạt rơi rụng
Đa số các loài cây khi quả chín hình thái thì dần dần rơi rụng tụ nhiên và các loài
khác nhau thì phương thức rơi rụng của quả, hạt cũng khác nhau.
Loại quả khô nứt (Thông, Phi lao, Bạch đàn, Sa mộc,... ) khi chín Vỏ quả hoặc vảy
quả nứt, mở ra làm cho hạt rơi hay bay ra ngoài.
Loại quả thịt, quả hạch (Trám, Tếch, Long não, Quế, Mỡ,..) khi chín thì rơi rụng
cả quả.
20


Một số loài cây khác thời kỳ rơi rụng tương đối kéo dài (Phượng vĩ), hạt quả
thường hay bị chim thú ăn (Dẻ).
Tuy nhiên thời kỳ rơi rụng của quả (hạt) dài ngắn còn chịu ảnh hưởng rất lớn của
điều kiện thời tiết. Cho nên thời kỳ rơi rụng và phương thức rơi rụng của quả (hạt) là
một yếu tố cần thiết để xác định thời kỳ thu hoạch hạt giống hợp lý.
2.4.4. Các phương pháp thu hái hạt giống
Căn cứ vào độ chín của quả (hạt), thời tiết và thời kỳ rơi rụng để xác định thời
điểm thu hoạch hạt giống cho phù hợp. Quá trình chín của hạt phụ thuộc lớn vào điều
kiện thời tiết vì thế cần phải quan sát vật hậu hàng năm để xác định thời điểm thu hái
chính xác Một số loài thu hái quả muộn sẽ ảnh hưởng đến số lượng hạt (Thông, Bạch
đàn, Phi lao, Xà cừ...), đối với những loài này khi có 5 - 10% quả chín hình thái thì có
thể thu hoạch được và nên thu hoạch nhanh gọn vì thường từ khi quả chín đến khi nứt
trong một khoảng thời gian ngắn, hạt rơi rụng ra ngoài.
Ngoài nhân tố thời tiết, quá trình chín của hạt còn phụ thuộc vào điều kiện khí
hậu, đất đai. Cùng một loài cây ở những vùng khác nhau thì thời kỳ chín của quả cũng

khác nhau, như ở Bắc bán cầu thì cây ở vĩ tuyến thấp chín sớm hơn cây ở vĩ tuyến cao.
Nơi đất cát hoặc cát pha chín sớm hơn nơi đất sét, đất ẩm ướt.


Phương pháp thu hoạch hạt giống:

Có nhiều phương pháp cũng như thiết bị thu hái khác nhau và việc lựa chọn chúng
tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố đó là:
Đặc tính của quả: Kích thước, số lượng, vị trí, sự phân bố của quả và khả năng
rụng do rung, ngắt, đập hoặc cắt, khoảng thời gian từ khi chín đến khi quả mở.
Đặc tính của cây: Chiều cao, đường kính, độ dài thân, độ dày của vỏ, hình dạng tán,
kích thước tán, góc và độ dầy phân cành, tính dễ gãy của cành độ rậm và sâu của tán lá.
Những đặc điểm của lâm phần: Phân bố và mật độ cây (cây phân tán, rừng thưa
hoặc rậm), độ rậm rạp của tầng cây bụi, cây cỏ.
Đặc điểm địa hình: Độ dốc, thuận tiện đi lại.
- Phương pháp thu nhặt quả (hạt) rơi xuống đất,
Rụng tự nhiên: Thu hái quả rụng tụ nhiên sau khi chín là phương pháp được sử
dụng rộng rãi đối với những loài có quả, hạt to, nặng, thời gian rơi rụng ngắn, ít bị
chim thú ăn (ví dụ: Trầu, Sở, Trò, Tếch,...). Tiến hành dọn sạch cỏ rác, dưới xung
quanh gốc cây, có thể rải vải bạt để quả hạt rơi xuống và thu nhặt ngay.
Rụng do rung thủ công: Nếu như quả dễ rụng nhưng quả rụng tụ nhiên không tập
trung về thời gian thì có thể làm cho quả rụng bằng phương pháp nhân tạo. Có thể rung
bằng tay với những cây thân nhỏ và những cành thấp. Có thể rung những cành cao hơn
bằng sào có móc hoặc dây chão.
21


Rụng do rung cơ khí: Sử dụng máy rung cây để tăng cho quả rụng rồi thu nhặt,
phương pháp này đòi hỏi thiết bị khá đắt tiền, có hiệu quả trên đất bằng phẳng, đòi hỏi
người sử dụng phải có kinh nghiệm để tránh gây tổn hại nặng cho cây, thường áp dụng

trong vườn giống và rừng thâm canh cao.
- Phương pháp thu hái quả trên cây
Với cây thấp có thể đứng dưới đất với tay lên để thu hái. Với những cành cao hơn,
người không thể với tới thì có thể dùng các dụng cụ cầm tay cán dài khác nhau để với.
Có thể dùng sào móc để vin cành xuống. Người ta còn dùng cào, móc hoặc kẻo cán dài
để kẻo, móc, ngắt quả hoặc cành nhỏ mang quả.
Thu hái quả (hạt) bằng cách sử dụng những dụng cụ cán dài cũng chỉ đạt tới
những chiều cao nhất định, càng gần đến giới hạn về chiều cao thì càng tốn thời gian
và kém hiệu quả. Đối với những cây cao, lại không được chặt hạ thì trèo thường là
phương pháp thu hái duy nhất. Với phương pháp này có thể dùng thang, dùng cựa sắt,
đế sắt gắn vào ủng trèo, móc dây, thang dây hoặc có thê dùng dụng cụ kẻo móc vào
cành to chắc để leo lên tán cây. Phương pháp này đòi hỏi độ an toàn cao trong khi tiến
hành thu hái quả. Để thu hái được kịp thời và sạch quả, cần chuẩn bị tốt các công việc
sau: Trước hết cần điều tra tình hình ra hoa, kết quả và phân bố của các khu rừng
giống vườn giống, mức độ sâu bệnh hại và những yếu tố có thể làm giảm sản lượng
hạt giống. Quan sát vật hậu thường xuyên để xác định thời gian quả hạt chín để thu hái
kịp thời. Chuẩn bị các dụng cụ thu hái, cất trữ, phương tiện vận chuyển sân phơi, lò
sấy. Bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ thuật, an toàn lao động, biện pháp bảo vệ cây mẹ và
phương pháp xử lý quả (hạt) sau khi thu hái.
2.5. XỬ LÝ QUẢ, HẠT GIỐNG TRONG KHOẢNG THỜI GIAN GIỮA THU
HÁI VÀ BẢO QUẢN
Hạt giống rất dễ bị tổn thương trong giai đoạn sau thu hái. Đồng thời khó có thể
kiểm soát được môi trường xung quanh quả, hạt giống khi chúng còn ở trong rừng
hoặc đang trên đường vận chuyển từ rừng về nơi tập kết. Khó có thể lường trước hoặc
ngăn ngừa những biến động xấu về thời tiết. Mặt khác những người vận chuyển hàng
thường không quan tâm đến tình trạng chất lượng của quả hạt giống ở mức độ như
những người thu hái hoặc sử dụng. Những nghiên cứu, điều tra về vấn đề bảo quản hạt
các loài cây khó tính,, đôi lúc cho thấy vấn đề nảy sinh ra trong giai đoạn giữa thu hái
và bảo quản. Một khi hạt giống đã mất đi một phần sức sống trước khi bảo quản thì
cho dù có áp dụng phương pháp xử lý tốt nhất đi chăng nữa thì kết quả cũng rất hạn

chế. Bởi vậy, việc lên kế hoạch sớm và chu đáo là điều kiện cơ bản để giám sát nguồn
gốc và chất lượng hạt giống trong suốt quá trình vận chuyển.
Trong quá trình từ thu hái đến khi bảo quản cần đảm bảo duy trì sức sống của quả
(hạt) giống. Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới, có nhiều loại hạt ưa ẩm, rất nhanh mất
sức nảy mầm. Vì vậy cần lưu ý đảm bảo một số điều kiện sau:
22


Đảm bảo điều kiện thông, thoáng khí: Quả hạt ưa ẩm có cường độ hô hấp cao,
chúng cần điều kiện thông thoáng khí. Nếu xếp chúng quá dầy và chật thì hạt sẽ bị
chết nhanh chóng do ngạt, rối loạn sinh lý, nấm mốc và hấp hơi.
Điều kiện nhiệt độ: Cần tránh nhiệt độ dưới 200C hoặc trên 350C. Hạt giống vận
chuyển theo đường hàng không rất dễ bị lạnh nếu chúng không được bảo quản trong
khoang ổn áp. Nhiệt độ của quả cũng có thể tăng lên do hoạt động hô hấp hoặc do ánh
sáng mặt trời, để giảm tích nhiệt thì phải tạo điều kiện thông thoáng không khí và che
quả (hạt) khi trời nắng.
Điều kiện độ ẩm: Chất lượng hạt giống ưa ẩm giảm đi nếu độ ẩm của chúng bị
giảm quá nhiều hoặc quá nhanh. Điều này dễ xảy ra khi vận chuyển trên thùng xe trần
do tác động của gió. Trong trường hợp này phải giảm số lượng và kích thước lỗ thông
hơi của bao bì đựng. Các bao bì trần phải được phủ bằng vải để giảm tác dụng làm khô
của gió.
2.6. TÁCH HẠT RA KHỎI QUẢ (CHẾ BIẾN)
Nói đến thu hái hạt giống là nói đến thu hái quả chứ không phải là thu hái hạt. Ỡ
một loài, vật liệu gieo ươm là quả, song chúng được gọi một cách không chính xác là
hạt như trong trường hợp cây Tếch. Tuy vậy, ở đại đa số các loài cây rừng người ta thu
hái quả và gieo ươm hạt, như vậy phải có một khâu tách hạt khỏi vỏ bọc của quả. Mục
đích của khâu tách và một số công đoạn có liên quan là nhằm sản xuất tối đa hạt giống
sạch, có sức sống cao. Khâu này bao gồm một hoặc nhiều công đoạn: Ngâm, đài, làm
khô, tách hạt, quay đảo, đập, loại bỏ vỏ, cánh và làm sạch.
2.6.1. Chuẩn bị trước khi tách hạt

Thu hái quả (hạt) mang tính thời vụ, thông thường chỉ tập trung vào một thời gian
ngắn, trong khi đó công suất máy móc, phương tiện tách hạt lại hạn chế. Bởi vậy
không thể tách hạt ra khỏi quả ngay một lúc, việc bảo quản tạm thời là điều không
tránh khỏi. Đối với một số loại quả thì quá trình này là cần thiết vì đó là thời gian để
quả chín và khô đi trước khi tách. Quả phải được bảo quản tại nơi khô ráo thoáng mát
để tránh nhiễm nấm và hấp nóng. Tuỳ thuộc vào từng loại quả, trạng thái quả và kỹ
thuật tách hạt ra khỏi quả mà có thể đổ quả từ trong bao tải ra, đóng vơi trở lại và đặt
lên giá đỡ hoặc tãi rộng trên khay, trên sàn hoặc trên kho có mái che. Sàn nên làm
bằng gạch hoặc gỗ, nên tránh sàn xi măng vì có ẩm độ cao. Cũng có thể tãi rộng quả
trên vải bạt.
2.6.2. Làm sạch quả sơ bộ
Quả phải được làm sạch sơ bộ khỏi các mẩu cành, vỏ, lá và tạp vật khác trước khi
tách, làm sạch, bảo quản hoặc gieo. Các cơ sở chế biến lớn có các máy hoặc sàng lắc
chuyên dùng hoặc cũng có thể làm sạch bằng cách đãi. Nếu khối lượng quả không lớn
thì có thể làm sạch bằng tay.
23


Đối với một số loài thì chỉ cần làm sạch sơ bộ, làm khô (trong một vài trường hợp)
trước khi đem gieo hoặc bảo quản dưới dạng quả. Việc làm sạch sơ bộ có thể bao gồm
cả loại bỏ các phần phụ của quả như bao quả của các loại Dẻ, Sồi, Tếch. Các loại quả
có cánh thường được gieo cùng với cánh như các loài Du, Dáng hương và một số chi
thuộc họ Dầu.
2.6.3. Bảo quản (ủ) quả
Bảo quản (ủ) quả một cách cẩn thận nhằm làm cho chúng thích hợp hơn cho các
công đoạn như sau: làm khô, tách, bảo quản dài hạn. Quá trình này còn giúp cho quả
chín đều và khô đi. Quả không bao giờ chín cùng vào một thời điểm, ngay cả trong
cùng một loài và trong cùng một lâm phần (Morandini 1962), bởi vậy, ngay cả khi thu
hái vào lúc chín rộ nhất cũng có một tỷ lệ hạt đã rắn chắc song chưa chín hoàn toàn.
Quả chưa chín hình thái của phần lớn các loại cây rừng nhiệt đới ẩm đều có thể ủ chín

ở nhiệt độ bình thường tại nơi thông thoáng và được che, chắn cẩn thận. Nhiệt độ trên
350C và dưới 200C dường như gây hại. Điều kiện thông thoáng có thể tạo ra bằng cách
xếp vơi quả vào bao hoặc thùng và để hở, tạo điều kiện cho sự hô hấp được dễ dàng.
Cần tránh phơi sấy khô quả quá nhanh và mạnh, vì mục đích ở đây là giữ cho quả sống
và khoẻ mạnh càng lâu càng tốt để tạo thời gian cho hạt chín. Phải kiểm tra quả hàng
ngày, chọn những quả chín để tách hạt ra khỏi quả. Có hai dạng quả cần chú ý đặc biệt
đó là quả thịt và quả nang. Quả thịt (quả hạch và quả mọng) chín khi thịt quả mềm.
Sau đó thịt quả bắt đầu phân huỷ và lên men làm cho hạt giảm chất lượng. Như vậy,
trong trường hợp quả thịt thì khi thịt quả bắt đầu mềm là phải tách hạt ngay. Quả nang
được coi là chín khi nó tự mở. Hạt bị tách cưỡng ép thì chưa thành thục và không có
sức sống.
2.6.4. Các phương pháp tách hạt.
Phương pháp tách hạt phụ thuộc vào đặc tính của quả. Quả thịt được xử lý bằng
cách khử thịt quả. Thông thường quá trình này bao gồm khâu ngâm nước, sau đó ép
hoặc chà xát nhẹ. Các loại quả gỗ khác (quả Thông) được sấy hoặc phơi khô đến khi
vẩy quả mở ra để hạt trong giá noãn tách ra. Sau đó quả tiếp tục được xử lý thủ công
hay cơ giới như thùng quay hoặc đập để hạt khô rơi ra khỏi quả.
Đối với một số loại quả đóng như quả bế, quả đóng có cánh thì không nhất thiết
phải tách hạt mà có thể gieo hoặc bảo quản dưới dạng quả (Chò nâu).
2.6.4.1. Phương pháp làm sạch thịt quả
Làm sạch thịt quả thường được làm ngay sau khi thu hái để tránh quả lên men và
nóng lên. Với lượng quả nhỏ thì thông thường làm sạch bằng tay. Sau khi ngâm, tiến
hành bóp bằng tay hoặc chà xát bằng một mảnh gỗ hoặc chày. Ngoài ra có thể làm tơi
thịt quả bằng cách chà xát chúng vào mắt lưới. Lớp vỏ và thịt quả được tách bằng loại
rổ thích hợp hoặc đãi bằng dòng nước.
Hạt cũng có thể rửa sạch bằng cách sau: Cho hạt vào trong túi lưới thép sau đó
24


phun mạnh nước vào đến khi lớp vỏ và thịt trôi đi. Sau khi tách hạt loại hạt ưa khô

phải được làm khô một cách cẩn thận bằng cách đảo thường xuyên. Sau đó có thể vận
chuyển đến vườn ươm để gieo hoặc xử lý tiếp theo để điều chỉnh hàm lượng nước cho
phù hợp trước khi đem đi bảo quản.
2.6.4.2. Làm khô quả
Làm khô, dùng nguồn nhiệt tự nhiên hay nhân tạo là quá trình nhằm tách hạt của
nhiều loài cây Quá trình làm khô phải bắt chước được quá trình khô tự nhiên, trong đó
quả mất nước và khô dần dân. Không khí xung quanh quả phải khô hơn bản thân quả.
Có nhiều phương pháp làm khô quả:


Hong khô dưới mái che

Đây là phương pháp làm khô quả từ từ và ít tác hại nhất để tách hạt. Quả được đưa
vào phòng thông, thoáng, trải mỏng trên sàn và được đảo thường xuyên. Tốt nhất là đổ
quả trên những khay treo có đáy là lưới thép để làm thông thoáng khí từ các phía.
Phương pháp này thích hợp cho những loại hạt dễ tách và dễ bị tổn thương (một số
loài Vân Sâm) nếu đem phơi hoặc sấy. Thích hợp để tách Vỏ quả một số loại như Dẻ,
Sồi và một số loại hạt cần bảo quản ở một hàm lượng nước nhất định mới giữ được
sức sống như các loại Dầu (Dipterocarpus), Sao đen (Hopea odorata R oxb). Cũng có
thể áp dụng phương pháp này cho cho các loài cây có lớp thịt quả mỏng như cây Chân
Chim và một số loài mà hạt giống của chúng được bảo quản hoặc gieo dưới dạng quả
khô. Quá trình khô diễn ra chậm, thời gian khô phụ thuộc vào độ ẩm và nhiệt độ không
khí xung quanh. Đây là phương pháp an toàn nhất, áp dụng cho các loại hạt "đặc biệt"
không chịu được nhiệt hoặc chết do bị khô quá nhanh.


Phơi khô ngoài trời nắng

Phương pháp này thích hợp cho những loại hạt chịu được nhiệt độ cao. Nó thường
được áp dụng vào mùa khô tại các vùng khí hậu nhiệt đới, á nhiệt đới hoặc ôn đới ẩm,

những nơi này có thể phơi cho quả mở 100% mà không cần phải sấy. Tại các vùng ôn
đới lạnh thì phương pháp này ít thích hợp hơn, phải bổ sung hoặc thay thế bằng
phương pháp sấy.
Các yêu cầu chính khi phơi là: Phải đảo quả thường xuyên để quá trình khô, mở,
tách hạt được đồng đều. Có các phương tiện điều kiện chống mưa kịp thời. Chú ý tránh
nhiệt độ quá cao khi hạt còn ướt, bằng cách hong quả trước khi phơi, hoặc tránh phơi
quả hãy còn ướt trên các tấm thép, hoặc đậy chúng bằng các tấm kính, màng ni lông.
Tầm quan trọng của các yếu tố này phụ thuộc vào bức xạ mặt trời tại từng địa phương
và sức chịu nhiệt của từng loại hạt. Phải thu gom thường xuyên hạt đã tách ra khỏi
quả, tránh để lâu dưới nắng gay gắt. Chú ý chống chim, chuột, sâu bọ vì chúng có thể
gây thiệt hại lớn khi phơi hạt. Kiến có thể tha đi một lượng hạt bạch đàn lớn nếu không
có biện pháp hữu hiệu giữ cho chúng không xâm nhập khu sân phơi, chuột và chim
cũng ưa thích hạt thông.
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×