Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Coi trọng phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.3 KB, 13 trang )

Coi trọng phát triển chăn nuôi theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp nông thôn
Bước vào thế kỷ 21, trong phát triển nền kinh tế xã hội trong nông
nghiệp, chúng ta cần coi trọng phát triển chăn nôi ở tàm cao hơn
theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm chuyển dịch cơ
cấu sản xuất và đa dạng hoá vật nuôi gắn với bảo vệ môi trường ở
nông thôn, đa dạng hoá sản phẩm để có nhiều thực phẩm góp phần
thực hiện chiến lược con người nâng cao tầm vóc thể lực (chủ yếu
chiều cao) các thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam trong tương lai
20-30 năm tới khi đất nước trở thành nước công nghiệp hiện đại.
I.Tiềm năng phát triển chăn nuôi
1. Diễn biến đàn gia súc, gia cầm
Trong thời kỳ đổi mới, chăn nuôi gia đình và trang trại ở nông thôn
được khuyến khích trong điều kiện lương thực ổn định, có lương
thực dự trữ, đã phát triển qua từng năm, năm sau cao hơn năm
trước, đã thực sự góp phần đáng kể cải thiện dân sinh.
Trong 10 năm, từ năm 1995 đến 2005 của thời kỳ đổi mới, xu thế
chăn nuôi vẫn là chăn nuôi lợn, bò và gia cầm (gà, vịt). So với năm
1995, đàn lợn năm 2005 tăng 1,68 lần (6,8%/năm) và bò 1,52 lần
(5,2%/năm). Trâu và ngựa hầu như không phát triển và có chiều
hướng giảm sút.
Trong khi đó, bò sữa tăng với tốc độ rất cao 45,7%/năm từ 18,7
nghìn con năm 1995 lên đến 104 nghìn con năm 2005 và đàn dê từ
550 nghìn con lên 1.314 nghìn con. Trong chăn nuôi gia cầm, vịt
ngan, ngỗng cũng tăng với tốc độ 8,7%/năm đạt 60 triệu con chiếm
trên 27% tổng đàn gia cầm trong cả nước.
Tuy nhiên, bình quân đàn gia súc/người còn quá thấp và mỗi hộ
gia đình mới nuôi 2,62 con lợn; 0,80 con trâu bò và 21 con gia cầm
(tương ứng với năm 1995 là 1,54; 0,63 và 15 con).
Điều này nói lên tiềm năng chăn nuôi hộ và trang trại ở nông thôn


còn rất lớn.
2. Sản phẩm chăn nuôi
Song song với việc tăng số lượng đầu con gia súc, gia cầm, chất
lượng giống vật nuôi do nhập nuôi thuần giống ngoại và lai cải tạo
giống nội cũng không ngừng được nâng cao, được người chăn nuôi
ở mọi vùng đất nước chấp nhận.
Ta đã nhập nhiều giống lợn ngoại: Yorkshire, Landrace, Duroc,
Hamshire, Pietrain, lai với các giống lợn nội tạo nhiều cặp lai bố
mẹ có ưu thế lai cao, đưa khối lượng xuất chuồng bình quân của
lợn nuôi thịt trong cả nước năm 2005 đạt 63-64 kg trong đó các
tỉnh phía Bắc, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên đạt 56-58
kg/con, ở Đông Nam bộ 78 kg/con và ở đồng bằng sông Cửu Long
đạt 86-87 kg/con.
Ta đã nhập bò sữa Holstein Friesian (hiện chiếm 15,16%) lấy sữa
và cho lai với bò cái Lai Sind tạo đàn bò lai hướng sữa (hiện chiếm
84,59%). Từ một nước không có tập quán nuôi bò sữa, nay ta đã có
hàng trăm nghìn bò sữa nuôi trong các trang trại và hộ nông dân.
Ta cũng đã có bộ giống gà ông bà và bố mẹ lông màu chăn thả, có
bộ giống vịt siêu thịt CV Super M1, M2, vịt siêu trứng CV Layer
2000, có giống dê kiêm dụng thịt sữa Bách thảo và giống cừu Phan
Rang. Chúng ta cũng đã có một số giống cỏ trồng thâm canh làm
thức ăn xanh cho các loại vật nuôi ăn cỏ.
Như vậy, nhân tố giống còn rất lớn. Đây cũng là một tiềm năng ta
chưa khai thác hết, đó là chưa kể đến tiềm năng lao động nông
nghiệp ở nông thôn.
Năm 2005, sản lượng thịt hơi các loại đạt 2.812 nghìn tấn so với
năm 1995 tăng 11,3%/năm, trong đó thịt lợn đạt 2.288 nghìn tấn
tăng 12,7%/năm và chiếm tỷ lệ cao nhất từ trước đến nay, 81,4%
tổng lượng thịt các loại. Sản lượng thịt hơi các loại gia súc gia cầm
khác về số lượng tuyệt đối có tăng so với năm 1995: thịt trâu bò

tăng 7,1% và thịt gia cầm tăng 6,3%/năm, nhưng trong cơ cấu tiêu
dùng, thịt trâu bò còn quá ít, khoảng 7%; thịt gia cầm mới được
trên 11%; thật chưa tương xứng với tiềm năng sản xuất của 2 loại
vật nuôi này. Nếu khai thác hết tiềm năng giống, ta còn có khả
năng tăng thịt, trứng, sữa với tốc độ nhanh hơn trong thời gian
ngắn cung cấp thực phẩm cho dân sinh tính theo đầu người.
Bình quân thịt hơi/đầu người đã đạt 35,2 kg/năm tăng gần gấp 2
lần so với năm 1995. Bình quân sữa cũng tăng và được gần 2,5 lít
sữa/người/năm, điều mà trước đây 10 năm chưa được nổi 0,30
lít/người/năm.
Điều này thể hiện khá rõ nét tiềm năng về khoa học và công nghệ
trong đó có những tiến bộ công nghệ về giống vật nuôi như đã đề
cập ở trên. Nếu ở tất cả các địa phương thuộc 8 vùng kinh tế và
lãnh thổ của đất nước ở đâu cũng phổ biến áp dụng vào sản xuất ở
quy mô rộng, chắc chắn trong chăn nuôi ta sẽ có bình quân thực
phẩm/đầu người/năm tăng gấp hai lần hiện nay vào năm 2010,
không thua kém so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHÍNH
1. Định hướng
Ở nước ta có đủ các loại gia súc, gia cầm: lợn, trâu, bò, ngựa, dê,
thỏ, gà, vịt, ngan, ngỗng, đà điểu, bồ câu Do đó, với nền nông
nghiệp sinh thái nhiệt đới, trong cả nước, nơi nào thuận lợi cho loại
vật nuôi nào, ta phát triển loại vật nuôi ấy theo quy mô hộ và trang
trại nhằm khai thác và sử dụng hết tiềm năng thiên nhiên, đất đai
và lao động của mỗi vùng.
Nhưng để nhanh chóng có nhiều thực phẩm cho tiêu dùng xã hội,
ta tập trung phát triển chăn nuôi lợn có tỷ lệ nạc cao, chăn nuôi gà
theo hướng công nghiệp và gà lông màu chăn thả trong đó có con
vịt, chăn nuôi bò sữa và trâu bò thịt, coi đây là hướng ưu tiên trong
phát triển chăn nuôi ở nông thôn Việt Nam. Đây không chỉ là

hướng ưu tiên mà còn là xu thế tất yếu trong phát triển kinh tế hộ
và kinh tế trang trại trong thời kỳ quá độ tiến lên hình thành ngành
nông nghiệp hàng hóa ở nông thôn.
Từ chỗ không có bò sữa, nay ta đã có nhân mối phát triển bò sữa.
Đó là nhờ có tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo Đảng và Nhà nước,
chỉ đạo cương quyết của Chính phủ từ thời còn cố Thủ tướng
Chính phủ Phạm Văn Đồng và tâm huyết của các nhà khoa học.
Nuôi bò thịt đơn giản hơn nhiều so với nuôi bò sữa cả về đầu tư và
kỹ thuật. Ta cần tiền hành cải tạo giống để chuyển giống trâu bò
của ta hiện là giống trâu bò cày kéo thành trâu bò thịt nhằm có bê,
nghé, nhất là bê lai nuôi đến 18-24 tháng tuổi đạt 300-400 kg giết
thịt cho thịt bò thơm ngon gọi là "thịt đỏ" cung cấp cho tiêu dùng.
2. Một số giải pháp
2.1. Tổ chức lại công tác quản lý giống bằng cách xây dựng và ban
hành tiêu chuẩn xếp cấp giống cho một số giống vật nuôi để có căn
cứ bình tuyển xếp cấp giống hàng năm và dễ thanh tra kiểm tra
chất lượng giống của các cấp quản lý.
Bình tuyển xếp cấp là để xây dựng đàn hạt nhân và quản lý hệ
thống giống vật nuôi theo tháp giống 3 cấp:
Trong tháp giống ấy:
- Ở đỉnh tháp là đàn hạt nhân cấp cụ kỵ, là những giống thuần dòng
thuần (cả ngoại và nội).
- Ở tầng giữa tháp là đàn hạt nhân giống, cấp ông bà, thường là
những giống thuần, nhưng đã có dòng lai để cấp giống cho xây
dựng đàn bố mẹ để có con lai có ưu thế lai cao cung cấp cho nuôi
thương phẩm.
Trong 5-7 năm trước mắt, ta có thể hình thành hệ giống hình tháp
cho lợn và bò sữa. Hệ thống này có thể khép kín trong một doanh
nghiệp chăn nuôi hoặc Liên hiệp một số doanh nghiệp chăn nuôi
thành hệ thống có nhiệm vụ quản lý đàn hạt nhân và sản xuất giống

bố mẹ cung cấp giống cho nông hộ chăn nuôi thương phẩm.
Đàn giống hạt nhân ở các cơ sở giống quốc doanh và tư doanh hợp
thành đàn giống hạt nhân quốc gia.
- Bộ có chính sách trợ giá cho đàn giống hạt nhân trong thời gian
đầu vì các chi phí nhân giống ở đàn hạt nhân bao giờ cũng cao hơn
các đàn khác.
- Như vậy sẽ khuyến khích các doanh nghiệp chăn nuôi tư nhân
xây dựng đàn hạt nhân và hệ thống giống hình tháp.
2.2. Xây dựng cơ sở thức ăn vững chắc cho phát triển chăn nuôi ổn
định và bền vững.
2.2.1.Trên cơ sở có an ninh lương thực quốc gia, quy hoạch một số
vùng sản xuất thức ăn nguyên liệu như bột cá, ngô, lạc, đậu tương.
Có thể dành vụ đông cho gieo trồng những cây này. Các xí nghiệp
chế biến thức ăn đảm bảo lợi ích cho người sản xuất thức ăn
nguyên liệu theo hợp đồng để luôn luôn có nguyên liệu cho sản
xuất thức ăn hỗn hợp và thức ăn đậm đặc chất lượng tốt giá thành
hạ cho chăn nuôi lợn, gia cầm và một số giống vật nuôi khác.
- 2.2.2. Hợp đồng với nông dân dành diện tích đất trồng cỏ và cây
thức ăn để có thức ăn xanh thô cho bò sữa và trâu bò thịt. Thiếu
thức ăn xanh thô (chiếm 70-75% trong khẩu phần thức ăn hàng
ngày) ta không thể nuôi bò sữa, bò thịt thâm canh có năng suất cao.
Có thể tổ chức các hình thức "chợ cỏ và cây thức ăn xanh" hoặc ký
hợp đồng vận chuyển đến tận chuồng nuôi. Ngoài trồng cỏ, có thể
hợp đồng trồng thâm canh su hào, cải bắp, bí ngô để tăng nguồn
thức ăn xanh thô nhiều nước cho bò sữa và trâu bò thịt.
3. Tăng cường chăn nuôi quy mô trang trại để có điều kiện cơ
giới hóa chăn nuôi ở nông nghiệp nông thôn
3.1. Có chính sách cho thuê đất lâu dài để nông dân có thể mở rộng
chăn nuôi theo kiểu trang trại và chính sách cho vay vốn lãi suất
thấp để xây dựng cơ sở hạ tầng và chuồng nuôi theo hướng công

nghiệp hóa và hiện đại hóa sản xuất ở nông thôn.
3.2. Về chuồng nuôi: lợn nái sinh sản nuôi trong các chuồng 30-40
cm, gà công nghiệp quy mô lớn nuôitrong các chuồng kín, gà lông
màu chăn thả có đủ chuồng nuôi để phân đàn, có vườn cây ăn quả
để chăn thả. Với bò sữa, bò thịt nhất là bò sữa cần có chuồng nuôi
thông thoáng. Tất cả các loại chuồng nuôi đều phải có trang bị
máng ăn, máng uống tự động, riêng với bò sữa có dàn máy vắt sữa
tự động.
Xây dựng và trang thiết bị chuồng bị theo hướng công nghiệp hóa -
hiện đại hóa cần có vốn đầu tư ban đầu nhưng tiết kiệm diện tích
xây dựng, quản lý vật nuôi dễ dàng, vật nuôi ít bị dịch bệnh và
buộc người nuôi có ý thức chọn giống, nuôi giống tốt đạt năng suất
cao.
3.3 Trong thiết kế chuồng nuôi lợn, bò sữa và trâu bò cần xây dựng
bể khí biogaz để xử lý chất thải chăn nuôi, có khí đốt, có nguồn
phân đã xử lý dùng nuôi trồng thủy sản, làm phân bón cho thâm
canh cây trồng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở nông thôn.
4. Muốn phát triển chăn nuôi ổn định và bền vững, ngoài các yếu
tố giống, thức ăn, phòng bệnh, quản lý cần có giải pháp giết mổ,
chế biến thực phẩm tập trung và giải quyết khâu tiêu thụ sản phẩm
cho các hộ nông dân chăn nuôi.
Chỉ trên cơ sở chăn nuôi trang trại mới có thể tổ chức chăn nuôi
theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở nông thôn. Thành quả
của chăn nuôi trang trại và chăn nuôi nông hộ trong vùng là có
vùng nguyên liệu cung cấp cho xí nghiệp giết mổ và chế biến thực
phẩm do nhà nước chủ yếu là các công ty quốc doanh hoặc tư
doanh đảm nhiệm. Đây là hình thức đầu tư và liên kết giữa nhà
nước với nông dân.
Ở các thôn xã trong vùng có thể hình thành các tổ hợp chăn nuôi
và hợp tác xã dịch vụ chuyên lo sản xuất.

5. Giải pháp phòng bệnh đảm bảo an toàn dịch bệnh cho vật
nuôi, và an toàn thực phẩm cho con người là hết sức quan
trọng và vô cùng cấp bách trong thời điểm hiện nay
Bốn bệnh gia súc, gia cầm: bệnh dịch tả, bệnh lở mồm long móng,
bệnh Niu-cat-xơn và bệnh dịch cúm gia cầm theo quy định của Tổ
chức Thú y Thế giới, được xếp vào bảng A của Luật Thú y Quốc
tế.
Trong 4 bệnh ấy, 2 bệnh lở mồm long móng và dịch cúm gia cầm,
ta chưa có vac-xin tại chỗ để chủ động tiêm phòng định kỳ hàng
năm. Khi có dịch xảy ra trong thời buổi kinh tế thị trường và môi
trường bị ô nhiễm nặng, dịch bệnh lây lan rất nhanh và gây nhiều
thiệt hại cho phát triển chăn nuôi. Dịch lở mồm long móng phát
sinh lúc đầu ở lợn sau đó lây lan sang trâu bò, sau đó , chỉ trong
một thời gian rất ngắn đã lan ra nhiều tỉnh là một minh chứng. Do
đó, cần tiến hành:
5.1. Củng cố thú y cấp huyện và tăng cường cán bộ thú y đến thôn
xã;
5.2. Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận
thức phòng bệnh vật nuôi cho người chăn nuôi và trong các cộng
đồng dân cư. Ngoài những bài viết được đăng tải trên các báo chí ở
Trung ương và địa phương, cần khai thác sử dụng triệt để hệ thống
truyền thanh của Đài tiếng nói Việt nam hiện có mạng lưới ở các
thôn xã trong phạm vi cả nước vào việc này.
5.3. Dịch đã xảy ra cần ngăn chặn không để tái phát. Khác với dịch
cúm gia cầm khi mới phát hiện chưa có vac-xin, bệnh lở mồn long
móng đã có vac-xin phòng bệnh nhưng phải nhập từ nước ngoài,
Vừa rồi ta đã phải nhập của Mỹ, Hà Lan 2 loại vac-xin đơn giá và
đa giá. Như vậy ta cần có kế hoạch nhập đủ vac-xin và tiến hành
tiêm phòng kịp thời hàng năm nhằm ngăn chặn dịch bệnh tái phát
theo nguyên tắc phòng bệnh hơn chữa bệnh.


×