CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu
1
NHỮNG CHỦ TRƯƠNG VÀ BIỆN PHÁP MỚI
TRONG GIAI ĐOẠN 2006-2010 VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ,
HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN
MỤC LỤC
I. NHẬN THỨC MỚI VỀ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VÀ NÔNG DÂN TỪ
NHỮNG CHUYỂN BIẾN VÀI THẬP KỶ VỪA QUA TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT
NAM
1. Trên thế giới
2. Ở Việt Nam
II. THỰC TRẠNG HIỆN NAY CỦA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VÀ NÔNG
DÂN VIỆT NAM
1. Những thành tựu
2. Những yếu kém và những vấn đề cần giải quyết
III. NHỮNG CHỦ TRƯƠNG VÀ BIỆN PHÁP MỚI NHẰM ĐẨY NHANH CNH,
HĐH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2006-2010
1. Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững
2. Phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế trong nông nghiệp và
kinh tế nông thôn
3. Phát triển các ngành, nghề phi nông nghiệp trong kinh tế nông thôn
4. Xây dựng đời sống văn hoá- xã hội mới, hiện đại, đậm đà bản sắc dân
tộc ở nông thôn
KẾT LUẬN
CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu
2
I. NHẬN THỨC MỚI VỀ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VÀ NÔNG DÂN TỪ
NHỮNG CHUYỂN BIẾN VÀI THẬP KỶ VỪA QUA TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT
NAM
Nhìn lại lịch sử phát triển của xã hội loài người, nông nghiệp luôn luôn giữ
một vai trò quan trọng, là ngành sản xuất lương thực, thực phẩm cho xã hội, nhiều
nguyên liệu cho công nghiệp, nhiều hàng cho xuất khẩu( khi ngoại thương phát
triển). Bước vào thế kỷ XXI, với những thách thức về an ninh lương thực, dân số,
môi trường sinh thái,… nông nghiệp được dự báo là vẫn tiếp tục giữ vai trò quan
trọng ấy. Trong thế kỷ XX, nông nghiệp thế giới đã có những bước tiến vượt bậc,
phát triển từ giai đoạn sản xuất nông nghiệp truyền thống sang giai đoạn hiện đại
hoá nông nghiệp, nhờ vậy kinh tế nông thôn và đời sống của người dân nông thôn
cũng có nhiều chuyển biến. Đặc biệt, trong vài thập kỷ trở lại đây, với sự tiến triển
nhanh chóng của những xu thế lớn trên thế giới, như cách mạng khoa học và công
nghệ, toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, kinh tế thị trường hiện đại, kinh tế tri
thức,… nhận thức về nông nghiệp, nông thôn và nông dân đã có những sự thay đổi.
Ở Việt Nam chúng ta, một đất nước còn nặng về nông nghiệp, những thành tựu của
20 năm đổi mới vừa qua, đặc biệt là công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, việc chủ động hội
nhập kinh tế quốc tế,… đã góp phần làm thay đổi nhận thức về nông nghiệp, nông
thôn và nông dân. Phần này trình bày khái quát những nhận thức mới trên thế giới
và ở Việt Nam.
1. Trên thế giới
Nhìn lại quá trình hiện đại hoá nông nghiệp thế giới trong thế kỷ XX, có thể
thấy nổi lên ba đặc điểm cơ bản: (1) hiện đại hoá công cụ sản xuất nông nghiệp, có
nghĩa là sử dụng một cách rộng rãi thiết bị cơ giới để thay thế sức người, gia súc và
công cụ sản xuất truyền thống; (2) hiện đại hoá kỹ thuật sản xuất, có nghĩa là ứng
dụng rộng rãi khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp; và (3) hiện đại hoá
phương thức sản xuất, có nghĩa là chuyển nông nghiệp từ sản xuất cá thể tự cung tự
cấp sang sản xuất xã hội quy mô lớn, có tính chuyên nghiệp hoá cao. Những đặc
điểm này đã chi phối nhận thức của con người về phát triển nông nghiệp trong phần
lớn thời gian của thế kỷ XX. Tuy nhiên, kể từ cuối những năm 1980, cùng với sự
hình thành và tiến triển nhanh chóng của nhiều xu thế mới trên thế giới, nhận thức
của con người về nông nghiệp, nông thôn và nông dân đã có những thay đổi.
CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu
3
- Thứ nhất, sự ra đời và phát triển của quan điểm “Phát triển bền vững” đã
làm nổi rõ vai trò của môi trường sinh thái trong phát triển nông nghiệp, nông thôn,
hình thành nên quan niệm “Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững” (SARD).
Khái niệm “Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững” lần đầu tiên được đưa ra
ở Hội nghị về Nông nghiệp và Môi trường của Tổ chức Nông Lương thế giới (FAO)
tại Hertogenbosch năm 1991. Khái niệm này đã được khẳng định tại Hội nghị
Thượng đỉnh Trái đất tại Rio de Janeiro năm 1992 trong Chương 14 của Chương
trình Nghị sự 21, và tiếp tục được tái khẳng định tại Hội nghị Thượng đỉnh về Phát
triển bền vững tại Johannesburg năm 2002.
Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững là một quá trình đa chiều, bao
gồm: (1) tính bền vững của chuỗi lương thực (từ người sản xuất đến người tiêu thụ,
liên quan trực tiếp đến cung cấp đầu vào, chế biến và thị trường); (2) tính bền vững
trong sử dụng tài nguyên đất và nước về không gian và thời gian; và (3) khả năng
tương tác thương mại trong tiến trình phát triển nông nghiệp và nông thôn để đảm
bảo cuộc sống đủ, an ninh lương thực trong vùng và giữa các vùng. Quan niệm về
phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững đã có ảnh hưởng đến các cách thực
hành trong nông nghiệp. Các cách thực hành này phải đảm bảo tính chất bền vững,
có nghĩa là phải đáp ứng đồng thời ba mục tiêu: (1) bền vững về sinh thái; (2) lợi ích
về kinh tế; và (3) lợi ích xã hội đối với nông dân và cộng đồng.
Trong số ba mục tiêu nêu trên, mục tiêu bền vững về sinh thái được coi là rất
mới. Để đạt được mục tiêu này, các chủ thể canh tác nông nghiệp phải đồng thời
thực hiện quản lý đất bền vững, quản lý sâu bệnh bền vững và bảo vệ đa dạng sinh
học. Trong nông nghiệp, đa dạng sinh học được coi là nền tảng cơ bản của hệ thống
canh tác, nó bao gồm nhiều dạng tài nguyên sinh học như:
+ Tài nguyên di truyền- vật liệu sống cơ bản cho sinh vật.
+ Thực vật và các loại cây trồng nông nghiệp: các giống bản địa, giống hiện
đại (bao gồm giống lai và giống tạo bằng vật liệu di truyền công nghệ sinh học).
+ Các sinh vật sống trong đất có ảnh hưởng đến độ phì nhiêu của đất, cấu trúc
và chất lượng đất.
+ Các công trình xuất hiện tự nhiên, vi khuẩn, nấm có khả năng kiểm soát côn
trùng và bệnh hại đối với động vật, thực vật bản địa.
CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu
4
+ Các dạng và thành phần hệ sinh thái nông nghiệp (đa canh/độc canh, quy
mô lớn hay nhỏ, thuộc dạng có tưới nước hay nhờ nước mưa,…) không thể thiếu đối
với chu kỳ dinh dưỡng, tính ổn định và sức sản xuất.
+ Nguồn tài nguyên “hoang dại” (loài và đơn vị loài/giống) của nơi cư trú tự
nhiên có thể phục vụ nông nghiệp, thí dụ như côn trùng và tính ổn định của hệ sinh
thái.
Xét theo nghĩa rộng, đa dạng sinh học nông nghiệp không chỉ gồm tập hợp
loài rộng lớn mà còn gồm nhiều phương thức nông dân có thể dựa vào để khai thác
sự đa dạng sinh học trong sản xuất và quản lý cây trồng, đất, nước, côn trùng và các
sinh vật khác. Ở nhiều quốc gia, đã có những đề xuất phải đánh giá hiện trạng của đa
dạng sinh học, làm cơ sở xây dựng các chiến lược quốc gia nhằm bảo vệ và sử dụng
bền vững đa dạng sinh học và đưa các chiến lược này trở thành một bộ phận của các
chiến lược tổng thể phát triển quốc gia.
Cùng với nông nghiệp, phát triển nông thôn bền vững đang trở thành chủ đề
ngày càng được các quốc gia quan tâm. Phát triển nông thôn là lĩnh vực đa ngành,
đặt trong mối quan hệ phức tạp giữa xã hội, tài nguyên thiên nhiên và môi trường
bền vững. Nhận thức phổ biến trên thế giới cho rằng, để đạt được sự phát triển nông
thôn bền vững, cần đảm bảo người dân nông thôn có phương kế sinh sống bền vững
và được sống trong hệ sinh thái lành mạnh. Phát triển nông nghiệp bền vững có vai
trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển nông thôn bền vững. Quan niệm “Phát triển
nông nghiệp và nông thôn bền vững” xứng đáng được đặt ở vị trí trọng tâm trong
chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn của các quốc
gia đang phát triển. Hơn nữa, phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giúp
các quốc gia sớm đạt được các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG), bởi vì nó
có mối liên kết chặt chẽ với các mục tiêu này, cụ thể là xoá đói giảm nghèo và bảo
vệ môi trường (Sơ đồ 1).
Sơ đồ 1. Mối quan hệ giữa phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững
(SARD) với các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, do Liên Hiệp Quốc nêu ra
(MDG)
Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững (SARD)
CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu
5
An ninh lương thực Thâm canh bền vững
Quản lý tổng hợp tài
nguyên thiên nhiên
Xoá đói giảm nghèo
( MDG)
Bền vững môi trường
( MDG)
- Thứ hai, cách mạng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, đã có
tác động sâu rộng đến nông nghiệp. Công nghệ sinh học ngày nay có một nội dung
rất quan trọng là sử dụng các kiến thức truyền thống và công nghệ hiện đại nhằm
làm thay đổi vật chất gien trong thực vật, động vật, vi sinh vật và tạo ra các sản
phẩm mới. Trong vài thập kỷ vừa qua, việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ sinh học
đã từng bước làm cho nông nghiệp có sự nhảy vọt về chất. Cụ thể, việc ứng dụng
công nghệ sinh học được thể hiện ở những điểm chính sau đây:
+ Kỹ thuật tạp giao vô tính: dùng kỹ thuật biến tính hiện có tạo ra những sinh
vật kiểu mới hoặc lấy những đặc tính tốt của nhiều sinh vật khác nhau kết hợp làm
một, định hướng cải biến di truyền.
+ Sinh vật cố định đạm: thông qua việc tìm hiểu về gien cố định đạm có thể
cấy trực tiếp gien vào DNA của cây trồng, từ đó làm cho bản thân cây trồng có thể
tự gom được đạm để giảm bớt lượng phân bón hoá học, hạn chế được ô nhiễm môi
trường.
+ Dùng chất kích thích sinh trưởng: sử dụng kỹ thuật DNA để sản xuất chất
kích thích không có tính hoá học và vô hại, có thể dùng để nâng cao sản lượng, chất
lượng và có thể thúc đẩy hay kéo dài thời gian sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi.
+ Tác dụng quang hợp: tạo ra chất hữu cơ quan trọng của cây trồng, do vậy
nâng cao hiệu suất quang hợp dẫn đến năng suất cây trồng có thể tăng lên.
CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu
6
+ Phòng và chữa trị bằng sinh học: chế tạo ra thuốc diệt trùng, diệt cỏ thiên
nhiên bảo đảm an toàn cho người sử dụng thuộc cũng như người tiêu thụ sản phẩm.
Những lợi ích của việc ứng dụng công nghệ trong sinh học là rõ ràng. Bên
cạnh việc nâng cao năng suất sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo ra
nhiều sản phẩm mới, công nghệ sinh học còn đáp ứng các cơ hội mới về quan hệ đối
tác toàn cầu giữa những nước phát triển có tiềm lực công nghệ mạnh và những nước
đang phát triển giàu tài nguyên sinh vật nhưng thiếu vốn và kiến thức để khai tác các
tài nguyên đó. Tuy vậy, công nghệ sinh học cũng gây ra những thách thức đối với
phát triển nông nghiệp bền vững. Sự ra đời của các sản phẩm biến đổi gien, trong đó
có các sinh vật biến đổi gien (GMO), là nguyên nhân làm dấy lên các cuộc tranh cãi
dai dẳng về việc ứng dụng loại công nghệ mới này. Những vấn đề được nhiều người
quan tâm là ảnh hưởng của các sản phẩm biến đổi gien đến sức khoẻ con người, tác
động của việc ứng dụng công nghệ sinh học đến môi trường sinh thái, vấn đề đạo
đức gắn liền với các sinh vật biến đổi gien, v.v. Vì vậy, nhiều người cho rằng, việc
áp dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp là một xu hướng hiện hữu trong thế
kỷ XXI, tuy nhiên người dân phải nhận thức được rõ những lợi ích và những rủi ro
của công nghệ sinh học. Đây là một yêu cầu không thể thiếu theo đúng những
nguyên tắc đã được thoả thuận trên tầm quốc tế về việc đánh giá rủi ro và quản lý
mọi khía cạnh của công nghệ sinh học.
- Thứ ba, trong xu thế phát triển mạnh của kinh tế thị trường và công nghiệp
hoá, đô thị hoá, hiện đại hoá, nhận thức về kinh tế nông thôn đã có những thay đổi.
Quan niệm về nông thôn truyền thống rằng “nông thôn là một xã hội được tổ chức
trên nền tảng sản xuất nông nghiệp và dân cư của nó là những người làm ruộng” đã
dần dần được thay thế bằng những quan niệm mới. Trên tầm quốc tế, hiện nay, quan
niệm về nông thôn là không đồng nhất giữa các quốc gia, tuy nhiên có một số nét
chung sau đây:
+ Nông thôn thường bao quát, trải dài theo không gian và thời gian của một
quốc gia; nó gắn liền với lịch sử phát triển của quốc gia đó.
+ Nông thôn là nơi sinh sống, hoạt động của những người chủ yếu làm nghề
nông, tức là nông dân.
+ Nông thôn luôn có sự phân tán và không đồng đều giữa các vùng.
+ Kết cấu hạ tầng vùng nông thôn thường kém hơn so với đô thị.
+ Hoạt động sản xuất đặc trưng và tiêu biểu ở vùng nông thôn là sản xuất
nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp và công nghiệp nông thôn.
CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu
7
+ Nông thôn có bản sắc văn hoá, có truyền thống, có quan hệ xã hội mang
tính đặc thù của cộng đồng theo phong tục của từng dân tộc, theo thiết chế của các
dòng họ, luôn được xác định và lưu giữ lâu dài.
Về kinh tế nông thôn, bên cạnh nông nghiệp, đã xuất hiện ngày càng nhiều
các ngành, nghề phi nông nghiệp như tiểu, thủ công nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
Đáng chú ý là ở nhiều vùng nông thôn, nông nghiệp chỉ còn chiếm bộ phận nhỏ
trong nền kinh tế và cảnh quan các nơi đó không khác nhiều so với cảnh quan đô thị.
Do vậy, phương thức sản xuất và phương thức sinh hoạt xã hội, văn hoá ở các vùng
nông thôn ngày nay đã thay đổi căn bản so với nông thôn truyền thống. Trong bối
cảnh đó, đã hình thành mối quan hệ gắn kết giữa phần nông nghiệp và phần phi
nông nghiệp ở nông thôn, và mối quan hệ này ngày càng được tính đến trong các
chiến lược, chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn của các
quốc gia. Ở nhiều nước, “Bộ Nông nghiệp” đã được chuyển thành “Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn”, hay nói chung hơn, “nông nghiệp” và “nông thôn” đã
thành hai nội dung không thể tách rời trong quá trình hoạch định và thực hiện chiến
lược phát triển của các quốc gia có liên quan đến nông nghiệp và nông thôn.
- Thứ tư, sự đa dạng hoá các ngành, nghề của kinh tế nông thôn như nêu trên
đây đã dẫn tới sự đa dạng hoá nghề nghiệp của những người dân nông thôn. Số
người dân nông thôn không làm nông nghiệp ngày càng tăng cả về số lượng tuyệt
đối và về tỷ trọng trong dân số nông thôn. Quá trình dịch chuyển lao động này là tất
yếu và chắc chắn tiếp tục diễn ra mạnh mẽ trong thời gian tới. Vượt ra ngoài phạm
trù kinh tế, hiện tượng này làm nảy sinh các vấn đề cần lưu tâm về cơ cấu dân cư, cơ
cấu xã hội, các mối quan hệ xã hội, đời sống xã hội, văn hoá ở nông thôn. Xét ở khía
cạnh khác, sự hình thành các tầng lớp xã hội khác nhau ở nông thôn có ảnh hưởng
đáng kể đến tính đại diện của các chủ thể xã hội nông thôn trong việc ra quyết định,
thực hiện và kiểm tra thực hiện quyết định. Điều này đã khuyến khích sự tham gia
của người dân nông thôn vào việc hoạch định và thực thi các kế hoạch, chương
trình, chính sách phát triển, góp phần làm cho “cách tiếp cận có sự tham gia” (PA)
dần dần trở thành một thông lệ ngày càng phổ biến trên phạm vi toàn thế giới.
2. Ở Việt Nam
Sau 20 năm đổi mới, bối cảnh kinh tế, xã hội của đất nước ta đã có những
thay đổi rất to lớn. Quá trình đổi mới đã được khởi đầu từ lĩnh vực nông nghiệp và
nông thôn, và cho đến nay, nông nghiệp, nông thôn vẫn là một trong những trọng
tâm của đổi mới. Điều rất đáng chú ý là hiện nay nhận thức về nông nghiệp, nông
thôn và nông dân đã có nhiều thay đổi rõ rệt so với trước đây. Sự thay đổi này có thể
CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu
8
được coi là một sự đổi mới, phù hợp với bối cảnh kinh tế, xã hội mới của đất nước
và những xu hướng chuyển biến trên tầm quốc tế như đã nêu trong phần I.1.
- Thứ nhất, về tầm quan trọng và ý nghĩa của CNH, HĐH nông nghiệp và
nông thôn:
Nghị quyết 5 Trung ương khoá IX
1
đã vạch ra rằng một nhận thức về vai trò,
vị trí của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn chưa đầy đủ và chưa sâu sắc. Đây là
nguyên nhân chủ quan, có ảnh hưởng lớn đến các chủ trương, chính sách phát triển
nông nghiệp và nông thôn ở nước ta trong nhiều năm kể từ sau khi đổi mới. Khắc
phục khiếm khuyết về nhận thức này, Nghị quyết Trung ương 5 đã khẳng định quan
điểm: “Coi CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan
trọng hàng đầu của CNH, HĐH đất nước. Phát triển công nghiệp, dịch vụ phải gắn
bó chặt chẽ, hỗ trợ đắc lực và phục vụ có hiệu quả cho CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn”
2
. Đây là nhận thức làm cơ sở quan trọng cho việc hoạch định các chủ
trương, chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn trong thời gian tới.
- Thứ hai, về phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững:
Quan điểm phát triển bền vững ngày càng trở nên thịnh hành trên phạm vi
toàn thế giới. Ở nước ta, những cột trụ cơ bản của phát triển bền vững đang được
các cơ quan hoạch định chính sách quan tâm, và chúng được tính toán để đưa vào hệ
thống các chính sách phát triển kinh tế- xã hội trong thời gian tới. Trong lĩnh vực
nông nghiệp và nông thôn. Nghị quyết 5 Trung ương khoá IX đã khẳng định quan
điểm: “Ưu tiên bảo vệ môi trường, phòng chống, hạn chế và giảm nhẹ thiên tai, phát
triển nông nghiệp, nông thôn bền vững… Kết hợp chặt chẽ các vấn đề kinh tế và xã
hội trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nhằm giải quyết việc làm,
xoá đói giảm nghèo, ổn định xã hội và phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất
và văn hoá của người dân nông thôn;… giữ gìn, phát huy truyền thống văn hoá và
thuần phong mỹ tục”
3
. Quan điểm phát triển bền vững được đề cập ngày càng nhiều
trong các tài liệu nghiên cứu của những nhà nghiên cứu về chủ đề này. Nhìn chung,
các nhà nghiên cứu cho rằng phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững là đòi
hỏi đương nhiên và khả năng hiện thực, ở nước ta nó là một nhân tố then chốt để có
thể đạt được các mục tiêu tổng thể về phát triển kinh tế- xã hội bền vững.
1
Nghị quyết 5 Trung ương khoá IX về đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thời kỳ
2001-2010, được Ban Chấp hành Trung ương thông qua ngày 18/3/2002.
2
Đảng CSVN (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khoá IX, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 94.
3
Đảng CSVN (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khoá IX, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 94, 95.
CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu
9
- Thứ ba, về phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN trong nông
nghiệp và kinh tế nông thôn:
Đảng ta đã khẳng định chủ trương “Phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN” là mô hình phát triển kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá
độ lên CNXH. Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN trong nông nghiệp và
kinh tế nông thôn là thành tố không thể tách rời trong mô hình tổng quát đó. Tuy
nhiên, cũng giống như mô hình tổng quát, nhiều vấn đề liên quan đến phát triển kinh
tế thị trường định hướng XHCN trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn chưa thực
sự được làm sáng rõ. Cơ chế thị trường đã hiển hiện rõ nét ở hầu khắp các vùng,
miền trên cả nước, thậm chí, trong chừng mực nào đó, thị trường nông sản hiện là
một trong những thị trường có tính cạnh tranh cao nhất. Nhưng trên thực tế, việc
hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và phát triển các loại thị trường ở các khu vực
nông thôn đã gặp nhiều rào cản. Người dân nông thôn phải đối mặt với không ít vấn
đề bức xúc về kinh tế và xã hội. Trong bối cảnh đó, nhu cầu làm sáng tỏ những vấn
đề liên quan đến phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN trong nông nghiệp
và kinh tế nông thôn ở nước ta là hết sức cấp bách, trong đó cần chỉ ra những nét đặc
thù và những nét khác biệt tương đối so với mô hình phát triển chung.
- Thứ tư, về chế độ sở hữu và hình thức sở hữu trong nông nghiệp và kinh tế
nông thôn:
Có thể nói rằng, nông nghiệp là lĩnh vực khơi nguồn cho sự đổi mới nhận
thức về đa dạng hóa các hình thức sở hữu trong nền kinh tế nước ta, gắn liền với sự
ra đời của Chỉ thị 100 CT/TW (13/01/1981) về Cải tiến công tác khoán, mở rộng
khoán sản phẩm đến nhóm lao động trong HTX nông nghiệp. Nền kinh tế thời đổi
mới, tính chất đa sở hữu trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn đã được khẳng
định, và chúng ta nhận thức rõ rằng việc khuyến khích các thành phần kinh tế là
động lực quan trọng để thúc đẩy nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển. Nghị
quyết 5 của Trung ương khoá IX khẳng định quan điểm: “Dựa vào nội lực là chính,
đồng thời tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài, phát huy tiềm năng của các
thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế
tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc; phát triển mạnh mẽ kinh tế hộ sản
xuất hàng hoá, các loại hình doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông
thôn”
4
. Sự đổi mới nhận thức đã mở đường cho sự ra đời của hàng loạt các chính
sách đổi mới nông-lâm trường quốc doanh, các HTX nông nghiệp, và chính sách
4
Đảng CSVN (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khoá IX, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 94, 95.
CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu
10
khuyến khích sự phát triển của doanh nghiệp dân doanh và kinh tế hộ ở nông thôn.
Chúng ta cũng đã nhận thức rõ tầm quan trọng của mối quan hệ liên kết giữa các
loại hình tổ chức sản xuất- kinh doanh trong quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ
nông sản. Một số kinh nghiệm thành công gần đây về sự liên kết giữa người nông
dân, người nuôi trồng, đánh bắt thuỷ- hải sản với các doanh nghiệp thu mua, chế
biến và xuất khẩu, hoặc mô hình liên kết giữa ba nhà (nhà nông- nhà doanh nghiệp-
nhà khoa học), đã gợi ra rằng mối quan hệ liên kết giữa các thành phần kinh tế trong
nông nghiệp và nông thôn là một xu hướng ưu trội trong nền kinh tế thị trường ở
nước ta.
- Thứ năm, về quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn:
Trong khoảng một thập kỷ trở lại đây, công tác quy hoạch phát triển kinh tế-
xã hội nói chung, quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng đã được
các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương quan tâm. Trong những năm qua,
ngành nông nghiệp, nông thôn đã xây dựng quy hoạch các vùng kinh tế nông
nghiệp, quy hoạch các ngành hàng chủ lực như lúa, ngô, cà phê, cao su, chè, rau hoa
quả, điều, mía đường, chăn nuôi bò sữa, v.v. Công tác quy hoạch đã góp phần tích
cực cho việc hoạch định và thực hiện kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn ở
các vùng, các tỉnh, làm căn cứ cho việc xây dựng các dự án đầu tư, hợp tác quốc tế,
kêu gọi đầu tư, đồng thời góp phần hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hàng
hoá lớn theo hướng CNH, HĐH. Tuy vậy, công tác quy hoạch nông nghiệp, nông
thôn thời gian qua còn bộc lộ những nhược điểm, trong đó nổi lên vấn đề nhận thức
chưa đầy đủ, chưa thống nhất của các cấp, các ngành đối với công tác này. Do vậy,
đã dẫn đến tình trạng thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan, giữa các địa phương trong
việc quản lý, chỉ đạo xây dựng và thực hiện quy hoạch, làm giảm hiệu quả và hiệu
lực của công tác quy hoạch. Một vấn đề đáng quan tâm nữa là công tác quy hoạch
các khu dân cư, làng, xã, thị trấn ở nông thôn chưa được chú trọng đủ mức.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác quy hoạch, Nghị quyết 5 của Trung
ương khoá IX đã đặt giải pháp về công tác quy hoạch ở vị trí đầu tiên trong hệ thống
giải pháp nhằm đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ 2001-
2010. Nghị quyết khẳng định: “Quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn phải
đặt trong tổng thể quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội cả nước, trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ và thị
trường;… Chú trọng làm tốt quy hoạch những vùng sản xuất hàng hoá tập trung
(cây, con, sản phẩm, ngành nghề…); quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã
CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu
11
hội; quy hoạch phát triển khu dân cư, xây dựng làng, xã, thị trấn; gắn kết chặt chẽ
với an ninh- quốc phòng, phòng chống, hạn chế, giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi
trường và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc”
5
.
- Thứ sáu, về xây dựng đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của người dân
nông thôn:
Ở nước ta, việc nâng cao đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của người
dân nông thôn đã luôn luôn được coi là mục tiêu then chốt của các chủ trương, chính
sách phát triển nông nghiệp và nông thôn. Ngay từ trước đổi mới, Đảng ta đã nhận
thấy sự cần thiết phải nâng cao thu nhập của nông dân. Việc ban hành và thực hiện
Chỉ thị 100 CT/TW đã cải thiện một bước quan hệ phân phối, khuyến khích lợi ích
vật chất của người nông dân nhờ có phần thu nhập vượt khoán. Trong hơn hai thập
kỷ qua, sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn phát triển đã có tác động rất rõ rệt
đến đời sống vật chất của người dân nông thôn.
Trong lĩnh vực văn hoá và tinh thần, sự đổi mới nhận thức thể hiện rõ nét ở
chỗ chúng ta đã thừa nhận vai trò quan trọng của gia đình, dòng tộc và cộng đồng
trong hoạt động quản lý xã hội. Việc người dân được trao quyền rộng rãi hơn trong
các hoạt động kinh tế, xã hội đã trở thành một xu thế phổ biến. Việc thực hiện Quy
chế dân chủ ở cơ sở và các biện pháp cải cách hành chính đã tạo cơ hội cho người
dân tham gia kiểm soát hoạt động nhà nước, quản lý xã hội và phát triển cộng đồng,
khơi dậy tinh thần chủ động, sáng tạo của người dân nông thôn, đánh thức ý thức
trách nhiệm và lòng tự hào của cá nhân và cộng đồng trong việc quản lý và làm chủ
quê hương. Đây là cơ sở rất quan trọng để người dân nông thôn đa dạng hoá và nâng
cao đời sống văn hoá và tinh thần của mình.
Hiện nay, việc xây dựng đời sống văn hoá- xã hội của người dân nông thôn
được coi là một trong những chủ trương lớn của công cuộc CNH, HĐH nông nghiệp
và nông thôn. Nghị quyết 5 của Trung ương khoá IV khẳng định chủ trương: “Đẩy
mạnh phong trào xây dựng làng, xã văn hoá, phục hồi và phát triển văn hoá truyền
thống, phát huy tình làng, nghĩa xóm, sự giúp đỡ và hỗ trợ nhau phát triển trong
cộng đồng dân cư nông thôn. Nâng cao chất lượng, hiệu quả các thiết chế văn hoá,
bảo vệ và tôn tạo các di tích lịch sử, di sản văn hoá, danh lam thắng cảnh, đáp ứng
yêu cầu hưởng thụ và phát huy tiềm năng sáng tạo của nhân dân. Phát triển công
tác thông tin đại chúng và các hoạt động văn hoá, khuyến khích động viên những
5
Đảng CSVN (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khoá IX, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 105.
CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu
12
nhan tố mới, kịp thời phê phán các hiện tượng tiêu cực trong xã hội, xây dựng lối
sống lành mạnh, bảo vệ thuần phong mỹ tục ở nông thôn”
6
.
- Thứ bẩy, về các chính sách của Nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn và
nông dân:
Quá trình đổi mới chính sách đã phản ánh rõ nét quá trình đổi mới nhận thức
của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta về phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông
dân nói chung. Các chính sách đổi mới về căn bản đã từng bước mở rộng việc sử
dụng cơ chế thị trường để xử lý các vướng mắc trong quá trình phát triển và sử dụng
ngày càng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển. Sự đổi mới chính sách được bắt
nguồn trong lĩnh vực đất đai, sau đó được mở rộng sang các lĩnh vực khác như đầu
tư, tín dụng, thị trường và các lĩnh vực đặc thù của nông nghiệp, nông thôn như
khuyến nông, xóa đói giảm nghèo, v.v. Tính đến nay, sau 20 năm đổi mới, nước ta
đã ban hành và thực hiện một hệ thống chính sách tương đối đồng bộ. Ở mức độ
khái quát, có thể kể ra những chính sách chủ yếu sau đây: (1) Chính sách ruộng đất;
(2) Chính sách đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn; (3) Chính sách đổi mới cơ cấu
kinh tế nông nghiệp và nông thôn; (4) Chính sách tín dụng nông thôn; (5) Chính
sách thị trường, giá cả và tỷ giá hối đoái; (6) Chính sách khoa học và công nghệ
phục vụ nông nghiệp, nông thôn; (7) Chính sách xuất, nhập khẩu, hội nhập kinh tế
quốc tế và bảo trợ sản xuất; (8) Chính sách khuyến nông; (9) Chính sách việc làm và
đào tạo nguồn nhân lực; (10) Chính sách xoá đói giảm nghèo; và (11) Chính sách về
môi trường.
Hiện nay, ở nước ta, việc đổi mới chính sách vẫn được coi là nhân tố then
chốt để đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Do những thay đổi của bối
cảnh mới, tầm quan trọng tương đối của mỗi chính sách trong cả hệ thống có thể
thay đổi. Nội dung các chính sách có thể được bổ sung, hoặc có thể được tách ra từ
bộ phận của các chính sách nêu trên đây để trở thành các chính sách độc lập. Chẳng
hạn, bên cạnh chính sách ruộng đất, cần bổ sung chính sách mặt nước nuôi trồng
thuỷ sản; hoặc chính sách đầu tư cần được phân chia thành các chính sách cụ thể
hơn, trong đó có chính sách phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn; hoặc chính sách
đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn cũng cần được phân chia thành các
chính sách cụ thể hơn, trong đó có chính sách phát triển ngành nghề nông thôn; hoặc
6
Đảng CSVN (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khoá IX, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 104.
CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu
13
cần bổ sung thêm những nội dung của phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững
vào các chính sách hiện hành, v.v. Đây là những nội dung đang được các cơ quan
chức năng nghiên cứu, phục vụ cho việc xây dựng cơ chế, chính sách phát triển
nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010.
II. THỰC TRẠNG HIỆN NAY CỦA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VÀ NÔNG
DÂN VIỆT NAM
Dưới ánh sáng của những nhận thức mới được nêu trên đây, những đổi mới,
cải cách về luật pháp, chính sách và hoạt động điều hành của Nhà nước đã được
thực hiện. Sau 20 năm, nông nghiệp, nông thôn nước ta đã có những bước phát triển
lớn, đời sống của người dân nông thôn đã có những đổi thay rõ rệt. Hiện nay là thời
điểm thích hợp để đánh giá một cách toàn diện những hệ quả quan trọng của 20 năm
đổi mới ấy. Phần này trình bày một số nét đánh giá khái quát, đặc biệt chú trọng đến
những nội dung của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
1. Những thành tựu
1.1. Thành tựu tăng trưởng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
Thành tích rất ấn tượng của ngành nông nghiệp nước ta trong nhiều năm qua
là ngành đã đạt và duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao và liên tục. Tính bình
quân trong thời kỳ 1990-2004, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm ngành nông nghiệp
(bao gồm cả lâm nghiệp và thuỷ sản) đạt 3,9%/năm (Hình 1). Đây là thành tích ấn
tượng bởi lẽ trên thế giới rất ít nước có thể đạt và duy trì được tốc độ tăng trưởng
cao và liên tục trong một thời kỳ dài như vậy.
Hỡnh 1: Tc tng trng tng sn phm nụng, lõm nghip v thu sn, 1990-
2004 (tớnh theo giỏ so sỏnh nm 1994)
n v: %
1
2.18
6.88
3.28
3.37
4.8
4.4
4.33
3.53
5.23
4.63
2.79
4.25
3.19
3.5
0
1
2
3
4
5
6
7
8
1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004
Năm
Tốc độ tăng trởng (%)
Ngun: Tng cc Thng kờ.
Quỏ trỡnh tng trng lõu di v liờn tc nờu trờn cho thy rng nng lc sn
xut nụng nghip ca nc ta ó khụng ngng tng lờn. Sn lng lng thc bỡnh
quõn u ngi luụn tng nm sau cao hn nm trc (Hỡnh 2), gúp phn m bo
an ninh lng thc quc gia. õy l c s vng chc nc ta tin nhanh hn trờn
con ng CNH, HH nụng nghip, nụng thụn.
Hỡnh 2. Sn lng lng thc bỡnh quõn u ngi, 1995-2004
n v: kg/ngi/nm
373
388
399
408
433
445
434
462
464
476
0
50
100
150
200
250
300
350
400
450
500
1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004
Năm
Sản lợng lơng thực bình quân đầu ngời (kg)
CIEM Trung tõm Thụng tin T liu
14
CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu
15
Nguồn: Tổng cục Thống kê.
Trong nền nông nghiệp, đã hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hoá tập trung
quy mô lớn với tỷ trọng sản phẩm hàng hoá và xuất khẩu đạt cao, hình thành các
mối liên kết giữa sản xuất- chế biến- tiêu thụ và xuất khẩu hàng hoá nông sản
7
. Bên
cạnh đó, thị trường đối với hàng hoá nông nghiệp và ở các vùng nông thôn đã phát
triển mạnh, thúc đẩy việc nâng cao năng suất và chất lượng của sản xuất, sản phẩm.
Đây là những yếu tố rất quan trọng tạo động lực cho phát triển nông nghiệp phù hợp
với xu thế phát triển chung của nền kinh tế, góp phần định hình con đường CNH,
HĐH nông nghiệp và nông thôn nước ta trong những năm qua và những năm tới.
1.2. Thành tựu ứng dụng khoa học và công nghệ vào nông nghiệp
Thành tựu ứng dụng khoa học và công nghệ đã góp phần tạo ra sự chuyển
biến về chất của nền nông nghiệp nước ta. Nó không chỉ nâng cao năng suất và chất
lượng sản xuất, sản phẩm, thúc đẩy sản xuất hàng hoá, mà còn góp phần đưa nền
nông nghiệp tiến gần tới cách tiếp cận phát triển nông nghiệp và nông thôn bền
vững. Riêng trong giai đoạn 2001-2005, tổng kinh phí đầu tư cho nghiên cứu khoa
học nông nghiệp của cả nước là 1.008 tỷ đồng (trong đó đã đầu tư cho 3 phòng thí
nghiệm trọng điểm chuyên nghiên cứu về công nghệ tế bào thực vật và công nghệ tế
bào động vật), với sự tham gia nghiên cứu của 7.286 nhà khoa học (trong đó có 508
tiến sĩ, 815 thạc sĩ, 3.116 kỹ sư)
8
. Các nhà khoa học tính toán rằng việc ứng dụng
khoa học và công nghệ đã làm tăng khoảng 30% giá trị của ngành nông nghiệp.
Những thành tựu khoa học và công nghệ được tạo ra và ứng dụng rộng rãi
trong những năm qua tập trung vào các lĩnh vực chủ yếu sau đây: cơ cấu mùa vụ; cơ
cấu giống cây trồng, vật nuôi; các giống mới có năng suất cao, thích hợp với các
điều kiện sinh thái, chống dịch bệnh; các giống lai; các biện pháp bảo vệ thực vật;
các công nghệ tưới tiêu; phương thức canh tác; các công thức thức ăn; vắc-xin
phòng bệnh; quy trình nuôi dưỡng; công nghệ sau thu hoạch; (Hộp 1). Đặc biệt,
công nghệ sinh học đã được nghiên cứu và ứng dụng ngày càng sâu rộng trong nông
nghiệp, mở ra triển vọng phát triển tốt trong tương lai. Các nhà khoa học nhận định
rằng, nếu thực hiện tốt việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học, trong vòng
10-20 năm nữa, Việt Nam sẽ có đủ năng lực về con người và thiết bị để làm chủ
được công nghệ sinh học hiện đại.
7
Đến nay, trong nông nghiệp nước ta, đã hình thành 15 vùng sản xuất nông sản hàng hoá và hàng
hoá xuất khẩu, bao gồm: 2 vùng sản xuất lúa gạo, 2 vùng cao su, 2 vùng cà phê, 1 vùng trồng điều,
1 vùng mía đường, 1 vùng trồng tiêu, 2 vùng chè, 1 vùng cây ăn quả, 1 vùng chăn nuôi bò sữa và 1
vùng nuôi trồng thuỷ sản.
8
Thời báo Kinh tế Việt Nam, số 144 (21/7/2005), tr. 6.
CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu
16
Hộp 1. Thành tựu ứng dụng khoa học và công nghệ tron
g
một số
lĩnh vực nông nghiệp
Trong giai đoạn 1996-2004, các nhà khoa học Việt Nam đã tuyển chọn,
tạo được 345 giống cây trồng nông nghiệp mới, trong đó có 149 giống lúa, 44
giống ngô, 14 giống lạc, v.v. Tính riêng trong hai năm 2003-2004, các giống
cây trồng do các nhà khoa học Việt Nam tạo và sử dụng trong sản xuất chiếm tỷ
lệ diện tích như sau: lúa 45,1% (Đồng bằng Sông Cửu Long 72%); ngô 46,6%;
lạc 70,1%; v.v.
Cùng với giống, biện pháp canh tác tổng hợp đã được ứng dụng có hiệu
quả: ứng dụng công nghệ hạt giống trong hệ thống sản xuất 4 cấp; kỹ thuật
thâm canh lúa 3 giảm-3 tăng (giảm giống gieo, phân bón, thuốc trừ sâu và tăng
năng suất, chất lượng, hiệu quả) đã được phát triển thành công trên diện rộng ở
Đồng bằng Sông Cửu Long, tăng thu nhập bình quân 1 triệu đồng/ha/vụ; kỹ
thuật quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây ăn quả, cây công nghiệp,… đã
làm giảm lượng thuốc trừ sâu 2-6 lần, giảm chi phí sản xuất 1,5 triệu
đồng/ha/vụ; v.v.
Trong lĩnh vực chăn nuôi, việc ứng dụng phương thức chăn nuôi công
nghiệp, bán công nghiệp đã nâng tỷ trọng chăn nuôi trong toàn ngành nông
nghiệp tăng từ 17,9% năm 1986 lên 20% năm 2004.
Trong lĩnh vực thuỷ nông, các nhà khoa học Việt Nam đã hoàn thành
luận cứ khoa học áp dụng cho công tác quy hoạch thuỷ lợi, tính cân bằng, bảo
vệ và sử dụng có hiệu quả nguồn nước cho 7 vùng sinh thái, đảm bảo tưới cho
7,1 triệu ha lúa, hơn 1 triệu ha rau màu, cây công nghiệp, tiêu úng cho 1,71 triệu
ha đất nông nghiệp, cấp 5 tỷ m
3
nước/năm cho sinh hoạt và nông nghiệp. Nhiều
thành tựu cũng đạt được trong lĩnh vực cải tạo đất với việc cải tạo thau chua,
rửa mặn cho 1 triệu ha đất phèn ở Đồng bằng Sông Cửu Long thành đất hai vụ
lúa năng suất cao, áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước, tưới nhỏ giọt cho cây
vùng đồi góp phần đưa năng suất lúa, cây ăn quả, cây công nghiệp tăng khoảng
1,2- 1,5 lần lại tiết kiệm 70% lượng nước tưới.
Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam, số 144 (21/7/2005), tr. 6.
Một bước phát triển đáng chú ý nữa là sự hình thành các khu sản xuất nông
nghiệp công nghệ cao ở nước ta. Đến nay, đã có một khu nông nghiệp công nghệ
cao hoàn thành và đi vào hoạt động ở Hà Nội, hai khu đang trong quá trình triển
khai xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng; và các địa phương khác
như Lâm Đồng, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Bình Dương, Sơn La, Bạc Liêu, Hưng Yên,
CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu
17
Thái Bình, Đồng Nai, Tây Ninh,… cũng đã có kế hoạch xây dựng các khu nông
nghiệp công nghệ cao. Đây là những khu sản xuất nông nghiệp sử dụng công nghệ
gien để sản xuất giống cây trồng vật nuôi, sử dụng kỹ thuật tự động hoá, công nghệ
thông tin để điều khiển các quá trình sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi. Khu nông
nghiệp công nghệ cao tại Hà Nội đi vào hoạt động từ tháng 9/2004 và cho đến nay
được đánh giá là mang lại hiệu quả cao thực sự. Mô hình sản xuất nông nghiệp công
nghệ cao được coi là một phương thức sản xuất mới và là xu thế tất yếu để thực hiện
CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, nhất là ở những vùng đồng bằng và ven đô
thị.
1.3. Thành tựu phát triển các thành phần kinh tế ở nông thôn
Chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần dựa trên chế độ đa sở hữu
ở nước ta trong thời kỳ đổi mới đã khuyến khích sự phát triển mạnh mẽ của các
thành phần kinh tế ở nông thôn. Sự phát triền này đã có hệ quả sâu rộng và to lớn
đến nhiều lĩnh vực, đáng chú ý là: sự phát triển các loại hình tổ chức sản xuất, kinh
doanh ở nông thôn; sự phát triển các ngành, nghề ở nông thôn; sự phát triển của sản
xuất hàng hoá quy mô lớn ở nông thôn; sự phát triển thị trường ở nông thôn; v.v.
- Sự phát triển các loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh ở nông thôn:
Bên cạnh các loại hình tổ chức sản xuất- kinh doanh vốn đã có từ thời kỳ
trước đổi mới như doanh nghiệp nhà nước trong nông nghiệp, nông-lâm trường quốc
doanh, hợp tác xã nông nghiệp, thì nông thôn ngày nay đã chứng kiến sự nổi lên của
một loạt các loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh năng động khác như doanh
nghiệp dân doanh, trang trại, hộ kinh tế, và kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài. Hiện nay, các DNNN, nông-lâm trường quốc doanh và HTX nông nghiệp
đang trong quá trình cải cách mạnh mẽ để phù hợp với cơ chế mới, cho nên số lượng
đã giảm đi đáng kể so với trước đổi mới. HTX, sau một thời gian sụt giảm mạnh hồi
đầu những năm 1990, đã bắt đầu hồi phục kể từ khi nước ta thực hiện Luật Hợp tác
xã
9
. Đến nay, cả nước có khoảng 10 nghìn HTX cùng hàng nghìn tổ hợp tác hoạt
động trong lĩnh vực nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Sự phát triển của các HTX đã
đáp ứng tốt nhu cầu liên kết, hợp tác của các chủ thể kinh tế nhỏ lẻ ở nông thôn
trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt của kinh tế thị trường.
Kinh tế trang trại là hình thức đặc trưng của kinh tế nông thôn. Kể từ khi đổi
mới, sau một thời gian phát triển tương đối mang tính tự phát, kinh tế trang trại nước
ta đã từng bước đi vào quỹ đạo phát triển thích hợp. Đặc biệt, từ sau khi có Nghị
9
Luật Hợp tác xã được ban hành năm 1996, có hiệu lực từ ngày 1/1/1997, và được sửa đổi năm
2003.
CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu
18
quyết 03/2000/NQ-CP ngày 2/2/2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại, các trang
trại đã gia tăng nhanh về số lượng, mở rộng về quy mô và bước đầu thể hiện tính
chuyên môn hoá. Theo ước tính, hiện nay cả nước có khoảng 72 nghìn trang trại
(tăng 11 nghìn trang trại so với năm 2001), huy động tổng vốn đầu tư (không tính
giá trị đất) đạt hơn 11,5 nghìn tỷ đồng và giải quyết việc làm cho hơn 370 nghìn lao
động. Trong nền kinh tế thị trường nước ta, kinh tế trang trại được coi là điểm tựa để
phát triển kinh tế hàng hóa trên quy mô lớn, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, mặt
nước, tạo việc làm, đem lại cách làm mới, phá bỏ cách làm nhỏ lẻ, phát triển thị
trường ở nông thôn.
Bên cạnh các loại hình nêu trên, đặc biệt, kinh tế nông thôn Việt Nam càng
sinh động bởi sự phát triển của các doanh nghiệp dân doanh, phản ánh rõ nét sự hiện
diện của cơ chế thị trường. Các doanh nghiệp dân doanh nông thôn tăng khá nhanh
sau khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực, và tính đến cuối năm 2004 trên toàn quốc có
khoảng 15.600 doanh nghiệp nông thôn (chiếm khoảng 10% tổng số doanh nghiệp
dân doanh của cả nước). Trong số đó, doanh nghiệp tư nhân chiếm khoảng 57%,
công ty TNHH chiếm 37,5% và công ty cổ phần chiếm 5,5%. Đây là một tín hiệu
mới về việc nông dân đã nắm bắt được chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát
triển nông nghiệp hàng hoá và kinh tế nông thôn trên quy mô lớn. Sự phát triển của
các doanh nghiệp nông thôn được coi là động lực mới của sản xuất nông nghiệp
hàng hoá, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và tạo việc làm cho người
lao động.
Những chủ thể nêu trên đây cùng với khoảng 1,5 triệu hộ kinh doanh nông
thôn đang trong quá trình vận động, có cạnh tranh và hợp tác, hướng tới một cơ cấu
ngày càng có hiệu quả. Theo xu hướng vận động này, các trang trại nông thôn và
doanh nghiệp dân doanh nông thôn được dự báo sẽ đóng vai trò ngày càng quan
trọng. Nông trường Sông Hậu được đánh giá là một mô hình điển hình của mối liên
hệ vận động theo xu hướng này (Hộp 2).
Hộp 2. Nông trường Sông Hậu: một điển hình về chuyển đổi cơ cấu kinh tế
nông nghiệp
Kể từ năm 1996, Nông trường Sông Hậu bắt đầu bước vào giai đoạn đẩy
mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông trường theo hướng CNH, HĐH. Một
trong những ưu tiên hàng đầu là Nông trường thực hiện hỗ trợ, liên kết với các
hình thức tổ chức sản xuất khác nhau để thực hiện “xã hội hoá sản xuất hàng
xuất khẩu” trên phạm vi rộng nhằm tạo nguồn hàng lớn cho xã hội, tạo thêm
sức mạnh trong cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu
19
Theo hướng đó, trong thời gian qua, Nông trường đã thực hiện hỗ trợ các
mô hình kinh tế trong nông nghiệp, thúc đẩy các thành phần kinh tế sản xuất
nguyên liệu lớn, tạo nguồn cho chế biến xuất khẩu, đó là:
- Phát triển kinh tế hộ: Hỗ trợ các bà con trong Nông trường với việc giải
quyết 4 mâu thuẫn cơ bản trong sản xuất nông nghiệp hiện nay: cung cấp tiến
bộ khoa học và công nghệ; cung cấp đủ vốn sản xuất cho bà con nông trường
viên; bảo hiểm giá nông sản; và bao tiêu sản phẩm.
- Hỗ trợ kinh tế hợp tác: Nông trường hỗ trợ kinh tế địa phương về lĩnh
vực nông nghiệp như: các chương trình đê bao khép kín, giống cây trồng và vật
nuôi; chương trình hỗ trợ HTX phát triển bằng các biện pháp như đầu tư giống
mới, đầu tư phân bón trả chậm, hướng dẫn áp dụng các tiến bộ khoa học và
công nghệ vào sản xuất (thí dụ, bón phân theo bảng so màu lá, hỗ trợ máy gieo
lúa theo hàng…).
- Liên kết với các trang trại: Hỗ trợ về định hướng sản xuất, tiến bộ về
quản lý, về khoa học và công nghệ cũng như các thông tin; từng bước triển khai
liên kết khai thác nguyên liệu, sản phẩm từ các trang trại để chế biến xuất khẩu.
- Liên kết với các doanh nghiệp nhỏ và vừa: Hỗ trợ kinh nghiệm, kỹ thuật
chế biến các sản phẩm nông nghiệp và Nông trường chịu trách nhiệm khâu tiêu
thụ đầu ra.
Nguồn: Chuyên đề Nông nghiệp, số 1/2004, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn, có tại:
.
- Sự phát triển ngành, nghề ở nông thôn:
Sự phát triển của các loại hình tổ chức sản xuất- kinh doanh ở nông thôn đã
thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành, nghề phi nông nghiệp ở nông thôn. Bên cạnh
sự ra đời của các ngành, nghề mới là sự khôi phục của các ngành, nghề truyền thống
gắn liền với sự hồi phục của nhiều làng nghề truyền thống trong cơ chế thị trường.
Theo thống kê, hiện nay cả nước có hơn 1.400 làng nghề, trong đó hai phần ba là
làng nghề truyền thống có từ hàng trăm năm nay, bao gồm hàng triệu cơ sở sản xuất
với nhiều loại hình tổ chức sản xuất từ hộ gia đình đến tổ sản xuất, tổ hợp tác, hợp
tác xã và doanh nghiệp, thu hút khoảng 11 triệu lao động. Các làng nghề truyền
thống thuộc ba nhóm sản xuất chính là nhóm chế biến hàng nông lâm sản chiếm
27%, nhóm tiểu thủ công nghiệp và xây dựng chiếm 33% và nhóm sản xuất và dịch
vụ khác chiếm 40%.
c bit, nhng doanh nghip nụng thụn thnh lp theo Lut Doanh nghip
cú xu hng rừ rt nghiờng v vic la chn cỏc ngnh, ngh phi nụng nghip, nht
l cụng nghip. Theo s liu ca Tng cc Thng kờ, t trng doanh nghip hot
ng trong lnh vc nụng-lõm nghip v thu sn trong tng s doanh nghip nụng
thụn ca c nc ó gim mnh t 13,2% nm 2000 xung cũn 5,2% nm 2003,
trong khi t trng doanh nghip hot ng trong lnh vc cụng nghip ó tng tng
ng t 40,5% lờn 49,0% (Hỡnh 3).
Hỡnh 3. T trng doanh nghip nụng thụn phõn theo ngnh, ngh ti thi im
ngy 31/12 cỏc nm 2000 v 2003
n v: %
13.2
40.5
46.3
5.2
49
45.8
0
10
20
30
40
50
60
Nông-lâm nghiệp và thuỷ sản Công nghiệp Dịch vụ
Tỷ trọng (%)
2000 2003
Ngun: Tng cc Thng kờ.
Bờn cnh cỏc doanh nghip dõn doanh nụng thụn, cỏc HTX v cỏc trang tri
cng ang cú nhng bc chuyn hng ti cỏc ngnh, ngh phi nụng nghip. S
HTX lm dch v sn xut, kinh doanh tng hp ngy cng gia tng, ngoi vic lm
tt cỏc dch v h tr kinh t h xó viờn, cũn thc hin liờn kt vi cỏc thnh phn
kinh t khỏc trong vic t chc sn xut, kinh doanh dch v, tiờu th sn phm cho
xó viờn v phỏt trin cỏc ngnh khỏc. ng thi, ó xut hin ngy cng nhiu cỏc
trang tri hot ng kt hp trng trt vi chn nuụi, sn xut vi ch bin v kinh
doanh tng hp; cú th núi, hỡnh thc hot ng ny chớnh l xu hng phỏt trin
ca kinh t trang tri trong tng lai.
- S phỏt trin sn xut hng hoỏ quy mụ ln nụng thụn:
i vi sn xut nụng nghip, bờn cnh cỏc iu kin v t nhiờn, cỏc loi
hỡnh t chc sn xut, kinh doanh thuc cỏc thnh phn kinh t khỏc nhau l nhõn t
CIEM Trung tõm Thụng tin T liu
20
CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu
21
then chốt thúc đẩy sự hình thành và phát triển của các vùng hàng hoá tập trung.
Những tổ chức sản xuất, kinh doanh quy mô lớn thường tập trung nhiều ở các vùng
sản xuất hàng hoá lớn. Điều này được thể hiện rõ bởi sự phân bố các trang trại ở
nước ta, cụ thề là: (1) các trang trại thuỷ sản tập trung phát triển ở khu vực đồng
bằng sông Hồng, duyên hải Nam Trung Bộ, đồng bằng sông Cửu Long; (2) các
trang trại trồng cây lâu năm như cà phê, cao su, cây ăn quả tập trung ở những vùng
có khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp như miền Đông Nam Bộ, Tây Bắc, Đông Bắc,
Tây Nguyên; và (3) các trang trại chăn nuôi tập trung nơi có thị trường tiêu thụ
mạnh như đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ. Sự phát triển của các cơ sở chế
biến và tiêu thụ nông sản (bao gồm cả DNNN, doanh nghiệp dân doanh, HTX, hộ cá
thể,…) cũng gắn liền với các vùng sản xuất hàng hoá tập trung. Đây là yếu tố quan
trọng giúp cho một số sản phẩm nông sản Việt Nam chiếm lĩnh thị trường thế giới.
Đối với các ngành, nghề phi nông nghiệp, sự phát triển của các doanh nghiệp
dân doanh nông thôn, các HTX, các hộ kinh tế cá thể đã thúc đẩy sự hình thành và
phát triển các khu, các cụm công nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp. Đặc biệt, ở những
địa phương có nhiều làng nghề, việc tập trung các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong
các cụm công nghiệp làng nghề đang được coi là một hướng đi thích hợp. Hiện nay,
nhiều địa phương đã triển khai xây dựng hoặc có quy hoạch xây dựng các cụm công
nghiệp làng nghề tập trung, như Hà Nội (5 cụm), Bắc Ninh (18 cụm), Nam Định (13
cụm), Hà Tây (80 cụm), v.v. Việc hình thành các khu, các cụm như vậy với nhiều
chính sách thuận lợi sẽ thúc đẩy nền sản xuất hàng hoá quy mô lớn ở nông thôn,
đồng thời góp phần giải quyết nhiều vấn đề xã hội, nhất là về môi trường.
- Sự phát triển thị trường ở nông thôn:
Sự phát triển thị trường ở nông thôn trước tiên được đánh dấu bởi xu hướng
sút giảm nhanh chóng tình trạng tự cung, tự cấp của kinh tế nông thôn. Tỷ trọng
hàng hoá trong nông nghiệp không ngừng tăng nhanh và hiện nay đạt khoảng hơn
50%, trong đó có một số sản phẩm xuất khẩu đạt tỷ trọng cao hơn 90% như cà phê,
hạt điều, hạt tiêu,… Thị trường hàng nông sản hiện nay được đánh giá là một trong
những thị trường có mức độ cạnh tranh cao nhất. Bên cạnh thị trường sản phẩm đầu
ra, các thị trường yếu tố đầu vào cũng được thúc đẩy mạnh mẽ. Sự phát triển của các
loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh ở nhiều ngành, nghề, gắn với sản xuất hàng
hoá quy mô lớn đã kích thích nhu cầu giao dịch các yếu tố đầu vào, như vốn, đất đai,
lao động, khoa học và công nghệ, v.v. Nhờ vậy, các loại thị trường như thị trường
CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu
22
vốn, bất động sản, lao động, khoa học và công nghệ, v.v. đã hiện diện ngày càng rõ
nét ở nông thôn.
Xét ở khía cạnh khác, nông thôn Việt Nam với sự tập trung sinh sống của hơn
70% dân số cả nước là một thị trường khổng lồ đối với nhiều loại hàng hoá và dịch
vụ. Sự hình thành các chợ, các điểm thương mại nông thôn, các thị trấn, thị tứ đã
góp phần nâng cao trình độ phát triển của thị trường nông thôn. Nhiều doanh nghiệp
hướng tới nông thôn như một thị trường trọng điểm của mình. Các quá trình nêu trên
cùng với quá trình đô thị hoá đã góp phần làm thay đổi kinh tế nông thôn Việt Nam
theo hướng CNH, HĐH.
1.4. Thành tựu cải thiện đời sống của người dân nông thôn
Nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển đã có tác động rất tích cực đến
đời sống của người dân nông thôn. Thu nhập bình quân của một hộ dân nông thôn
đã tăng từ 7,7 triệu đồng/hộ năm 1993 lên 16,9 triệu đồng/hộ năm 2004, gắn liền với
đó là sự cải thiện đáng kể về điều kiện ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, chữa bệnh,
hưởng thụ văn hoá (Bảng 1). Tỷ lệ nghèo đói của nước ta đã giảm mạnh từ 58,1%
năm 1993 xuống còn 28,9% năm 2002, có nghĩa là nước ta đã hoàn thành sớm hơn
so với kế hoạch toàn cầu “giảm một nửa tỷ lệ nghèo vào năm 2015” mà Liên hợp
quốc đề ra. Đây là một thành tựu được cộng đồng quốc tế đánh giá rất cao, nhất là so
với một số nước trong khu vực và trên thế giới.
Bảng 1. Sự cải thiện về điều kiện kết cấu hạ tầng ở các xã nông thôn
2001- 2004
Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 2004
Tỷ lệ số xã có đường ô tô đến trung tâm % 94,2 94,5
Tỷ lệ số xã có điện % 86,2
Tỷ lệ dân cư nông thôn được cung cấp
nước sạch
% 48,0 52,0 54,0 58,0
Tỷ lệ số xã có điện thoại % 69,0 85,0 93,8 98,0
Tỷ lệ số xã có trạm y tế % 97,0 97,3 98,6 99,0
Tỷ lệ số xã có trường cấp I % 99,9
Tỷ lệ số xã có trường cấp II % 84,4
Tỷ lệ số xã có hệ thống loa truyền thanh % 56,9
Tỷ lệ số xã có chợ % 56,1 57,0
Nguồn: Tổng cục Thống kê và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu
23
Kết cấu hạ tầng được cải thiện một mặt thể hiện sự gia tăng chất lượng cuộc
sống, mặt khác nó trở thành điều kiện then chốt để thúc đẩy kinh tế- xã hội nông
thôn phát triển. Cùng với đời sống về vật chất, đời sống tinh thần của người dân
nông thôn trong những năm qua cũng được cải thiện rất rõ rệt. Tại mọi miền làng
quê, các truyền thống văn hoá dân tộc được tìm lại và phát huy. Đình làng, miếu
mạo được tu bổ; gia phả, nhà thờ các dòng họ được tôn tạo; các hoạt động lễ hội, tôn
giáo khởi sắc. Các tập tục, hương ước được nghiên cứu và cải tiến cho phù hợp và
bước đầu phát huy tác dụng tham gia điều chỉnh đời sống xã hội nông thôn. Các
đoàn thể quần chúng nhất là Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn
Thanh niên, v.v. từng bước xác định được vai trò thiết thực của mình trong đời sống
làng xã. Ngày càng có nhiều làng, xã trở thành làng, xã văn hoá, có kinh tế phát
triển, môi trường sinh thái trong lành, đời sống văn hoá phong phú. Song song với
những cải thiện về kinh tế, đời sống chính trị ở nông thôn trở nên dân chủ và tự do
hơn; trình độ dân trí được nâng lên; tác phong công nghiệp bước đầu được hình
thành trong tiềm thức lao động nông thôn.
2. Những yếu kém và những vấn đề cần giải quyết
Mặc dù đã đạt được những thành tựu tích cực như đã nêu trên đây, song nông
nghiệp và kinh tế nông thôn Việt Nam vẫn còn những yếu kém. Mới đây (cuối tháng
11/2005), theo nhận định của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sau khi thực hiện
Chương trình giám sát thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, kinh
tế nông thôn từ năm 2001 đến nay, những yếu kém này thể hiện ở các chính sách
đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, khoa học và công nghệ, hỗ trợ vốn, tín dụng nhà
nước, chính sách việc làm, thị trường nông sản và việc xây dựng quan hệ sản xuất
trong nông nghiệp và nông thôn. Đánh giá khái quát, tăng trưởng GDP toàn ngành
thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn còn chậm, tỷ trọng giá trị sản xuất nông,
lâm, ngư nghiệp trong cơ cấu kinh tế nông thôn vẫn cao, tỷ lệ lao động nông nghiệp
trong tổng số lao động cả nước còn cao… Bên cạnh đó, năng suất, chất lượng nhiều
nông sản phẩm vẫn thấp, khả năng cạnh tranh chưa cao, ứng dụng tiến bộ khoa học
và công nghệ còn hạn chế. Khoảng cách giàu- nghèo giữa các vùng, giữa các tầng
lớp dân cư có xu hướng gia tăng, môi trường nông thôn ít được cải thiện, tiếp tục ô
nhiễm, suy thoái,… Những phần dưới đây trình bày cụ thể hơn những yếu kém và
những vấn đề cần giải quyết trong phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam.
2.1. C cu kinh t nụng nghip lc hu v chuyn dch chm
S lc hu ca c cu kinh t nụng nghip nc ta th hin ch ngnh trng
trt vn chim t trng rt ln trong tng giỏ tr sn xut ca ton ngnh nụng
nghip, trong khi ú t trng ngnh chn nuụi tng i thp v t trng ngnh dch
v khụng ỏng k. Hn th na, c cu kinh t nụng nghip trong nhng nm qua
chuyn dch rt chm chp. T trng cỏc ngnh bin ng tri st theo tng nm
khụng theo xu hng rừ rng (Hỡnh 4). Trong vũng 15 nm qua, t trng trng trt
ch dao ng trong khong 75,4-77,9%; t trng chn nuụi dao ng trong khong
17,8-22,4%; v t trng dch v dao ng trong khong 2,1-2,98%.
Hỡnh 4. S chuyn dch c cu giỏ tr sn xut cỏc ngnh trong nụng nghip
trong giai on 1990-2004 (tớnh theo giỏ thc t)
n v: %
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004
Năm
Tỷ trọng các ngành (%)
Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ
Ngun: Tng cc Thng kờ.
Thc t trờn õy cho thy rng nụng nghip nc ta vn l ngnh sn xut sn
phm thụ l chớnh, chn nuụi v dch v cha phỏt trin. õy thc s l mt khú
khn, thỏch thc ln i vi vic y mnh CNH, HH nụng nghip v nụng thụn.
Bi vỡ c cu nụng nghip lc hu cú th gõy cn tr i vi nhng ng lc phỏt
trin ni sinh ca ngnh; chng hn, phn ụng ngi lao ng nụng thụn hin ang
b kỡm hóm trong cỏc hot ng trng trt mang nng tớnh thi v l mt s lóng phớ
CIEM Trung tõm Thụng tin T liu
24
CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu
25
lớn. Cơ cấu nông nghiệp lạc hậu cũng cho thấy sản xuất nông nghiệp chưa tiếp cận
được với thị trường, với cơ cấu tiêu dùng, và phương thức sản xuất còn lạc hậu,
chưa phù hợp với yêu cầu của nông nghiệp hàng hoá.
2.2. Sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn còn
nhiều bất cập
Một trong những cản trở lớn đối với CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn
nước ta trong nhiều năm qua là tính chất nhỏ lẻ, phân tán của sản xuất hàng hoá.
Mặc dù nước ta đã bước đầu hình thành một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung
quy mô lớn, nhưng chúng chưa thể tạo ra được sự thay đổi căn bản về tính chất sản
xuất của cả nền nông nghiệp. Hiện nay, chỉ có các vùng chuyên canh lúa, cao su, cà
phê và chè là tương đối ổn định, trong khi đó các vùng chuyên canh khác mới đang
trong quá trình hình thành, ít về số lượng, nhỏ về quy mô và chưa ổn định. Các vùng
cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm chủ yếu phát triển dựa trên cơ sở các vùng
truyền thống, thiếu sự tác động tích cực của khoa học và công nghệ, trình độ cơ giới
hoá thấp, và luôn gặp khó khăn về thị trường. Trong khi đó, công tác quy hoạch phát
triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung lại rất yếu kém. Hàng loạt các quy
hoạch sai về sản xuất mía đường, cà phê, nuôi cá lồng bè,… đã gây ra những hậu
quả tiêu cực không nhỏ.
Tính chất nhỏ lẻ cũng thể hiện rõ ở quy mô của các chủ thể sản xuất, kinh
doanh trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Mặc dù các loại hình tổ chức sản
xuất, kinh doanh ngày càng được đa dạng hoá do tác động của chính sách phát triển
nền kinh tế nhiều thành phần, song số chủ thể là các hộ nông dân vẫn chiếm đa số
10
.
Cả nước hiện có hơn 13 triệu hộ nông dân, với diện tích đất nông nghiệp bình quân
chỉ đạt chưa đến 0,7 ha/hộ, phân tán ở 100 triệu thửa đất nhỏ và manh mún. Tình
trạng này đã ràng buộc chặt hơn nông dân với ruộng đất, với trồng trọt, dẫn đến lao
động nông thôn dư thừa, việc làm thiếu và hàng loạt vấn đề khác. Các trang trại và
doanh nghiệp dân doanh nông thôn phát triển khá nhanh trong những năm gần đây,
được coi là động lực mới khắc phục tính chất nhỏ lẻ và manh mún, nhưng số lượng
10
Hiện nay, cả nước có hơn 13 triệu hộ nông dân, trong khi đó chỉ có khoảng 10.000 HTX nông
nghiệp và nông thôn, 72.000 trang trại và 15.600 doanh nghiệp dân doanh nông thôn.