Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

sáng kiến môn tiếng Anh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.12 KB, 8 trang )

Trường Tiểu Học Hổ Thị Kỷ A

Giáo viên: Phạm Thị Bảo Trân

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“ CHƠI ĐỂ HỌC – MỘT PHƯƠNG PHÁP GÂY HỨNG
THÚ CHO HỌC SINH HỌC MÔN TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG
TIỂU HỌC ”.
A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
I. Lý do chọn đề tài.
Không còn nghi ngờ gì rằng: Giao tiếp là một trong những hoạt động quan
trọng nhất của con người. Giao tiếp không những dùng để diễn tả cảm giác của
chúng ta mà còn được dùng để kết nối con người đặt biệt là trong thời kỳ toàn
cầu hóa ngày nay. Thế nhưng làm cách nào để công dân của những nước khác
nhau có thể giao tiếp được? Vấn đề đặc ra là phải có một ngôn ngữ chung cho
toàn thế giới. Đáp ứng được yêu cầu trên, Tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ
quốc tế.
Ở Việt Nam, Tiếng Anh là môn học quan trọng và bắt buột ở trường. Tuy
nhiên, chất lượng dạy và học đang bị hạn chế bởi các phương pháp dạy học
truyền thống. Học sinh chỉ tiếp nhận thông tin thông qua sách vở và những bài
viết khô khan. Vì thế, các em chỉ học một cách thụ động, không khí lớp học trở
nên buồn chán. Điều này làm các em không thực sự hứng thú vào bài học và có
thái độ chán nản.
Những điều trên đã dấy lên sự cần thiết của một phương pháp dạy mới
nhằm giúp học sinh hứng thú hơn với môn Tiếng Anh. Thấu hiểu điều đó, nhiều
giáo viên đã lồng ghép các trò chơi vào tiết học nhằm tăng hiệu quả các bài dạy.
Thế nhưng, vấn đề là có quá nhiều trò chơi và trò chơi nào sẽ phù hợp với loại
hình bài tập nào. Vì những lý do đó tôi đã thực hiện sáng kiến:
“ CHƠI ĐỂ HỌC – MỘT PHƯƠNG PHÁP GÂY HỨNG THÚ CHO
HỌC SINH HỌC MÔN TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC ”.
II. Mục đích của đề tài.


Phương pháp dạy học của giáo viên đóng vai trò hết sức quan trọng đối với
việc lĩnh hội kiến thức của học sinh. Điều này đã đặt ra một yêu cầu cấp thiết
cho giáo viên là phải tìm ra những phương pháp dạy giúp trẻ học tập một cách
nhẹ nhàng mà hiệu quả. Bên cạnh đó, các em học sinh tiểu học đang ở lứa tuổi
hiếu động, ham học hỏi nhưng lại chóng chán. Do vậy, giáo viên phải thường
xuyên đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng đồ dùng dạy học, tổ chức cá trò
chơi xen kẽ để các em nhanh chóng tiếp thu bài, khắc sâu kiến thức.
III. Tầm quan trọng của đề tài.
Đối với môn Tiếng Anh, các giáo viên có rất nhiều các hình thức trò chơi
hết sức phong phú và đa dạng. Thế nhưng, không phải tất cả các bài tập điều có
1


Trường Tiểu Học Hổ Thị Kỷ A

Giáo viên: Phạm Thị Bảo Trân

thể tích hợp trò chơi và không phải tất cả trò chơi điều có thể tổ chức cho các
em thực hành. Vì thế, việc tìm ra loại hình trò chơi phù hợp với hình thức bài
tập và phù hợp với học sinh ở Trường tiểu học Hồ Thị Kỷ A là vấn đề mà tôi đã
trăn trở và nghiên cứu thời gian qua.
IV. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp phân tích tổng hợp
Phương pháp thực nghiệm sư phạm
V. Phạm vi đề tài.
Đối tượng nghiên cứu: Học sinh các lớp 3C, 3D năm học 2014-2015 của
Trường Tiểu Học hồ thị Kỷ A.
Tài liệu: Sách giáo khoa Let’s go 1B, tài liệu các trò chơi.

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I.Thực trạng:
Ngày nay môn Tiếng Anh là môn học quan trọng và được đưa vào giảng
dạy ở hầu hết các trường tiểu học. Đây là môn học luôn mang đến nhiều diều
mới mẻ tạo cho các em học sinh sự hứng thú, say mê khám phá, so sánh sự
khác nhau giữa ngôn ngữ mới và tiếng mẹ đẻ, tìm hiểu nền văn hoá cũng như
con người của đất nước mà các em đang học. Qua quá trình giảng dạy tôi nhận
thấy một số thuận lợi của việc dạy và học môn Tiếng Anh:
- Học sinh chăm ngoan, ham học hỏi.
- Được phụ huynh học sinh và nhà trường quan tâm, giúp đỡ.
- Chương trình sách giáo khoa có nội dung kiến thức phù hợp với lưa tuổi,
thực tế cuộc sống học sinh và có nhiều tranh ảnh đẹp, bắt mắt, tạo niềm hứng
thú cho học sinh.
- Sự phát triển của công nghệ thông tin giúp giáo viên có được nhiều
nguồn tư liệu, hình ảnh qua mạng Internet.
- Giáo viên nhiệt tình, có trách nhiệm trong công tác giảng dạy môn Tiếng
Anh.
Bên cạnh đó, việc học Tiếng Anh của trẻ ở những vùng nông thôn vẫn còn
nhiều hạn chế. Qua thực tế giảng dạy môn Tiếng Anh ở bậc Tiểu học trong
những năm qua, tôi nhận thấy chất lượng môn học này vẫn còn thấp. Qua thăm
dò điều tra, hỏi ý kiến của học sinh, tôi nhận thấy một số nguyên nhân của
những hạn chế như sau:
- Trang thiết bị dạy học còn nhiều hạn chế.
Với bản chất tìm tòi, ham học hỏi, tất cả học sinh rất thích giáo viên sử
dụng giáo cụ trực quan trong các giờ dạy Tiếng Anh. Nhưng trong thực tế giảng
dạy, đồ dùng dạy học cho giáo viên như vật thật hoặc tranh ảnh minh họa vẫn
còn nhiều hạn chế. Vì đây là lứa tuổi rất năng động, các em rất thích khám phá
2



Trường Tiểu Học Hổ Thị Kỷ A

Giáo viên: Phạm Thị Bảo Trân

đồ vật bằng mắt thấy, tai nghe nên đồ dùng trực quan ảnh hưởng rất lớn đến
việc học Tiếng Anh. Bên cạnh đó trường tôi vẫn chưa có phòng Lab, phòng
nghe-nhìn dành riêng cho bộ môn Tiếng Anh. Việc mua sắm trang thiết bị gia
đình phục vụ công việc tự học Tiếng Anh tại gia của các em không phải ai cũng
có được.
- Cơ hội thực hành Tiếng Anh ít.
Các em ở vùng nông thôn nên không có cơ hội tiếp xúc với người nước
ngoài để có thể thực hành chào hỏi bằng Tiếng Anh. Phạm vi học và thực hành
Tiếng Anh chỉ có được trong lớp học. Chính vì thế mà học sinh cảm thấy học
như bị bắt buộc, các em chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học Tiếng
Anh để có thể sử dụng làm phương tiện giao tiếp sau này.
- Hạn chế về thời gian.
Môn Tiếng Anh ở bật tiểu học có 35-40 phút cho một tiết, bên cạnh đó, các
em còn nhỏ nên tốc độ viết của các em còn chậm. Đây là một lí do chủ yếu dẫn
đến việc hạn chế thời gian tổ chức các trò chơi. Bên cạnh đó các hình thức trò
chơi vẫn chưa được tổ chức phong phú. Đặc biệt là học sinh Tiểu học rất thích
học Tiếng Anh có lồng ghép vào các trò chơi. Điều này là rất tốt vì phần nào
giáo viên điều làm được việc: Học mà chơi, chơi mà học.
- Động cơ và ý thức học tập chưa cao.
Đa số học sinh chưa say mê, hứng thú trong giờ học Tiếng Anh. Bởi do
đây là một ngôn ngữ nước ngoài, lạ lẫm và có phần khó tiếp thu đặc biệt là đối
với các em ở bật tiểu học. Các em rất ngại thực hành giao tiếp, sợ thực hành sai,
sợ những nhận xét không tốt của giáo viên. Một số ít khác các em ngại giao tiếp
không phải vì khả năng tiếp thu chậm mà các em bị hạn chế về mặt tâm lí, ngại
thực hành trước đám đông. Ở lứa tuổi này các em rất ham chơi nên ý thức học
tập chưa cao. Thêm vào đó các em rất ít chú trọng vào việc học và rất lười học

bài nhất là từ vựng Tiếng Anh.
Chính vì điều đó đã gây cho tôi sự trăn trở là phải tìm ra phương pháp giúp
các em thêm phần hứng thú trong bài học. Thông qua các trò chơi các em sẽ
lĩnh hội kiến thức và khả năng vận dụng ngôn ngữ trong giao tiếp một cách dễ
dàng, củng cố, khắc sâu kiến thức một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say
mê, hứng thú trong học tập.
II. Nội dung phương pháp.
1. Công tác chuẩn bị.
Để giúp học sinh tiếp thu tốt và khắc sâu kiến thức, giáo viên phải chuẩn bị
những việc sau đây:
- Lựa chọn trò chơi cho phù hợp theo từng nội dung bài.
- Chuẩn bị một số đồ dùng dạy học (bảng phụ dạy từ, bút lông, tranh, vật
thật, ...).

3


Trường Tiểu Học Hổ Thị Kỷ A

Giáo viên: Phạm Thị Bảo Trân

- Chuẩn bị máy tính, máy chiếu nếu tiết dạy cần có sự hỗ trợ của việc ứng
dụng công nghệ thông tin.
- Chuẩn bị, sắp xếp lớp học để tổ chức cho học sinh một số trò chơi có hiệu
quả.
2. Tiến trình thực hiện các trò chơi.
- Muốn học sinh tiểu học học tốt môn Tiếng Anh thì đòi hỏi người giáo
viên không phải chỉ truyền đạt, giảng dạy theo các tài liệu có sẵn một cách máy
móc. Mỗi giáo viên có nhiều phương pháp giúp học sinh hiểu bài một cách hiệu
quả, nhanh chóng. Tuy nhiên mỗi bài học có những đặc trưng riêng. Tùy vào

từng nội dung bài dạy mà giáo viên có thể lựa chọn trò chơi cho phù hợp. Giáo
viên có thể thực hiện trong phần khởi động (warm up), thực hành (Practice)
hoặc ngay sau khi dạy xong từ vựng.
- Giáo viên hướng dẫn các em thực hiện các trò chơi hợp lý tạo không khí
lớp học vui vẻ và sinh động giúp cho học sinh có một tâm lý thoải mái. Các trò
chơi có thể thực hiện dưới hình thức các trò chơi tập thể, nhóm, cặp hoặc cá
nhân. Tuy nhiên, dù thực hiện dưới hình thức nào, giáo viên cũng cần tổ chức
cho tất cả học sinh trong lớp theo dõi, nhận xét để các em cùng thực hiện. Sự
chọn lọc các thủ thuật cho phù hợp từng mục đích dạy, từng bài dạy, từng
phương tiện đồ dùng dạy học tránh việc nhàm chán trong hoạt động là một nội
dung quan trọng được đề cập đến trong sang kiến này.
- Sau đây là một số trò chơi mà tôi đúc kết được trong quá trình giảng dạy,
nghiên cứu tài liệu nhằm tạo hứng thú cho các em khi học môn Tiếng Anh.
3. Một số biện pháp dạy học thông qua các trò chơi.
* Học Tiếng Anh qua bài hát (Sing a song).
- Mục đích: học Tiếng Anh thông qua bài hát sử dụng một số bài hát có lời
đơn giản, dễ hiểu giúp các em học thuộc từ vựng, mẫu câu một cách dễ dàng và
sôi động.
- Cách tiến hành:
+ Giáo viên ghi lời bài hát lên bảng, cho học sinh đọc nhiều lần lời bài hát.
+ Giáo viên cho học sinh nghe băng và yêu cầu các em hát nhẩm theo, sau
đó hướng dẫn các em hát từng câu, toàn bài.
- Tùy vào từng bài học mà giáo viên lựa chọn bài hát thích hợp cho các em.
Ví dụ: Bài hát What do you have? Thích hợp với bài Let’s learn 2B Unit 6
khi các em được học mẫu câu what do you have?
What do you have? I have cups
What do you have? I have plates
Do you have balloons? Do you have napkins? Do you have candles?
Yes I do.
* Nhìn tranh đoán từ (Guess the picture).

4


Trường Tiểu Học Hổ Thị Kỷ A

Giáo viên: Phạm Thị Bảo Trân

- Mục đích: trò chơi này giúp cho học sinh thực hành ôn từ vựng và rèn kỹ
năng nói một cách hiệu quả.
- Cách tiến hành:
+ Giáo viên sử dụng tranh minh họa có thể tranh có sẵn trong sách giáo
khoa hay phiếu tranh.
+ Gọi một học sinh lên chọn một bức tranh và đặt câu hỏi, các mẫu câu hỏi
do các em tự chọn trong các mãu câu mà em đã học.
+ Các em khác xem tranh và trả lời câu hỏi của bạn.
+ Học sinh nào đoán đúng sẽ được phần thưởng là bút viết, tập học sinh
hay một tràn pháo tay hoan hô của cả lớp.
- Trò chơi nhìn tranh đoán từ có thể được sử dụng như trò chơi khởi động
giúp các em ôn từ và mẫu câu đã học ở tiết trước hay phần thưc hành khi dạy
mẫu câu mới.
Ví dụ 1: Ôn luyện từ vựng về dụng cụ học tập:

S1: Is this a crayon?
S2: No, it isn't.
S1: Is this a school bag?
S2: Yes, it is.
Ví dụ 2: Thực hành mẫu câu mới:

S1: How many trees are there?


5


Trường Tiểu Học Hổ Thị Kỷ A

Giáo viên: Phạm Thị Bảo Trân

S2: There are one tree.
S1: How many trees are there?
S3: There is one tree.
* Nối (Matching).
- Mục đích: giúp học sinh ôn từ một cách sinh động khi kết hợp từ với
tranh, từ với nghĩa.
- Cách thực hiện:
+ Giáo viên cho một danh sách các từ vựng. Có thể cho học sinh nối từ
một bên là từ vựng một bên là nghĩa hay cho học sinh ghép từ vào tranh thích
hợp.
+ Giáo viên có thể sử dụng bảng phụ hay dán tranh lên bảng.
+ Học sinh có thể sắp xếp lại bằng cách kẻ đường thẳng nối từ với từ, từ
với tranh hoặc đọc thứ tự kết nối. Học sinh có thể thực hiện theo nhóm, cặp
hoặc theo cá nhân trong trò chơi này.
+ Học sinh lên bảng ghi đáp án, cả lớp quan sát, nhận xét.
- Tùy vào mục đích của từng bài, giáo viên có thể thiết kế hoạt động cho
phù hợp. Có thể sử dụng trong phần dạy từ, hoặc trong trò chơi củng cố từ.
Ví dụ 1: Nối từ - số
Five
4
Three
5
Four

1
One
3
Eight
8
Ví dụ 2: Nối từ với nghĩa tiếng Việt
1. Ruler
a. bút sáp màu
2. Book
b. viết chì
3. Pencil
c. cây thước
4. Eraser
d. quyển sách
5. Crayon
f. cục tẩy
Đáp án:
1- c; 2- d; 3- b; 4- f; 5- a.
* Sắp xếp từ (Jumbled words).
- Mục đích: trò chơi này nhằm giúp các em học sinh nhớ từ và rèn chính tả
một cách hiệu quả.
- Cách tiến hành:
+ Giáo viên viết một số từ mà các chử cái không theo thứ tự lên bảng hoặc
bảng phụ.
+ Yêu cầu học sinh sắp xếp lại các chữ cái để tạo thành những từ có nghĩa.
+ Có thể tổ chức cho các em thi đua giữa các nhóm, cặp hoặc cá nhân.
+ Giáo viên nhận xét và cho các em đọc lại các từ vừa sắp xếp.
6



Trường Tiểu Học Hổ Thị Kỷ A

Giáo viên: Phạm Thị Bảo Trân

Ví dụ: Sắp xếp lại các chữ cái sau thành từ có nghĩa:
1. c e p n l i
 pencil
2. i h e b n d
 behind
3. s o h u e
 house
4. m a i p
 lamp
5. e p t o e l n h e
 telephone
* Simon nói (Simon says).
- Mục đích: Trò chơi này thích hợp với các bài học có câu mệnh lệnh. Giúp
học sinh nhanh chóng hiểu bài và thuộc nghĩa của câu. Trò chơi có thể thực
hiện để khởi động hay thực hành sau khi học mẫu câu.
- Cách tiến hành:
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh cách chơi
+ Giáo viên hô to các mệnh lệnh. Học sinh chỉ làm theo các mệnh lệnh bắt
đầu bằng câu “Simon says” những câu khác nếu học sinh làm theo sẽ bị phạt.
Hình phạt có thể là lau bảng hay nhảy lò cò.
+ Trò chơi này được áp dụng cho cả lớp, không nên chia theo nhóm hoặc
cặp.
Ví dụ:
- Nếu giáo viên nói "Simon says: open your book!" học sinh sẽ mở sách ra.
- Nếu giáo viên nói: "open your book!" học sinh không được thực hiện
mệnh lệnh đó, nếu học sinh nào mở sách ra sẽ bị loại khỏi cuộc chơi và bị phạt.

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
1. Kết quả:
Sau một thời gian dạy thực nghiệm lồng ghép các trò chơi vào nội dung bài
học trong quá trình giảng dạy Tiếng Anh của trường TH Hồ Thị Kỷ A, tôi nhận
thấy được chất lượng và hiệu quả của giờ dạy của mình tăng lên rõ rệt. Học sinh
rất thích học bằng phương pháp mới, giờ học rất sinh động, sôi nổi, không khí
học tập không còn buồn tẻ như trước. Các em rất hào hứng trong học tập và
kiến thức được khắc sâu hơn. Đáng mừng hơn là các em hoàn toàn khắc phục
được những khó khăn trong việc đọc - nói tiếng Anh và từ đó các em tích cực
hơn trong các hoạt động tham gia vào bài học. Học sinh hăng hái, hứng thú, sôi
nổi hơn trong học tập, bài chuẩn bị ở nhà chu đáo hơn. Vì thế, kết quả theo dõi
chất lượng môn học Tiếng Anh của học sinh vào cuối năm cũng được nâng cao
rõ rệt.
Sau khi áp dụng các phương pháp trên thì tôi nhận thấy học sinh thích thú
và yêu mến môn học này hơn. Ngoài việc nắm được kiến thức các em còn rèn
được khả năng nhanh nhẹn, khéo léo thông qua các trò chơi các em còn mạnh
dạn và tự tin hơn khi nói lên ý kiến của mình. Các em còn tỏ ra rất yêu thích và
mong chờ đến tiết học tiếp theo. Chất lượng dạy và học có phần nâng cao.

7


Trường Tiểu Học Hổ Thị Kỷ A

Giáo viên: Phạm Thị Bảo Trân

2. Kết luận:
- Yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp giáo
dục, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Vì vậy, người giáo
viên cần phải gây hứng thú học tập cho các em bằng cách hướng dẫn các em

tham gia vào các hoạt động học tập. Việc lồng ghép các trò chơi có nội dung
phong phú, sinh động phù hợp với tâm lý lứa tuổi giúp các em lĩnh hội kiến
thức một cách dễ dàng, củng cố, khắc sâu kiến thức vững chắc, tạo cho các em
niềm say mê, hứng thú trong học tập.
3. Hạn chế.
Do quá trình công tác ngắn, kinh nghiệm hạn hẹp của tôi nên bài nghiên
cứu vẫn còn nhiều thiếu sót:
- Bài nghiên cứu chỉ được thực nghiệm trên hai lớp nên kết quả có thể khác
nếu như thực dạy với những lớp khác, trường khác.
- Kết quả chỉ dựa trên sự quan sát đánh giá của tôi và phản hồi của giáo
viên chủ nhiệm, học sinh nên kết quả chưa thật sự chính sát
- Do điều kiện lớp học chung với các môn khác nên không thể sắp xếp bàn
ghế và phương tiện hỗ trợ hạn chế nên các trò chơi vẫn chưa phát huy hết hiệu
quả.
4. Kiến nghị:
- Việc trang bị các trang thiết bị cho các trường như: Phòng Lab, phòng
nghe- nhìn, tranh ảnh minh họa, máy cassette…là thật sự cần thiết.
Trên đây là một vài biện pháp nhỏ của bản thân tôi đã áp dụng. Chắc chắn
còn nhiều hạn chế, rất mong được sự góp ý của cấp trên và đồng nghiệp.
Hồ Thị Kỷ, ngày ….. tháng ….. năm 2015
Người thực hiện
Kí duyệt BGH
Phạm Thị Bảo Trân

8



×