Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

bài tập lớn môn luật an sinh xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.18 KB, 11 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Luật bảo hiểm xã hội 2014 được Quốc hội thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2014 và bắt
đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2016. Luật mới ra đời đã đánh dấu bước phát triển
mới về bảo đảm an sinh xã hội với nhiều quy định mới liên quan trực tiếp đến cuộc sống,
lao động của các tầng lớp nhân dân. Sự kiện này đánh dấu bước phát triển mới về bảo
đảm an sinh xã hội của nước ta; tiến tới lộ trình bảo đảm nguyên tắc đóng - hưởng, tiếp
cận dần đến cân đối quỹ BHXH; bảo đảm công bằng xã hội và tính khả thi, nâng cao chất
lượng phục vụ, hướng tới sự đồng thuận của xã hội. Cùng với việc ban hành Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật BHYT, việc thông qua Luật BHXH lần này cụ thể hóa quyền
được bảo đảm an sinh xã hội của công dân quy định tại Ðiều 34 của Hiến pháp. Luật
BHXH sửa đổi lần này có nhiều điểm mới mang tính đột phá, đồng thời sửa đổi, bổ sung
các quy định so với luật cũ năm 2006, trong đó các vấn đề về quyền lợi của người lao
động đang là vấn đề được quan tâm nhất hiện nay. Luật mới ra đời đã phần nào khắc
phục những thiếu sót, những hạn chế của luật cũ và có những quy định mới bổ sung nhằm
đảm bảo quyền lợi cho các chủ thể một cách công bằng nhất.
NỘI DUNG
Câu 1: Phân tích những điểm mới của Luật bảo hiểm xã hội 2014 về chế độ bảo hiểm hưu
trí.
Trong lần sửa đổi này tập trung vào hai chế độ là thai sản và hưu trí, trong đó chế độ hưu
trí thu hút nhiều luồng quan điểm khác nhau nhất. Chế độ hưu trí của nước ta từ trước đến
nay chưa bảo đảm nguyên tắc đóng - hưởng, nếu tiếp tục duy trì thì trong tương lai không
xa, quỹ BHXH sẽ không còn khả năng thanh toán, ảnh hưởng tới các thế hệ tiếp theo, do
vậy việc sửa đổi lần này có ý nghĩa to lớn nhằm đảm bảo an sinh xã hội lâu dài cũng như
quyền lợi của người lao động và đông đảo quần chúng nhân dân. Một số điểm mới về chế
độ hưu trí như sau:
Thứ nhất, về đối tượng được hưởng chế độ hưu trí quy định tại Điều 53 Luật BHXH 2014
bao gồm các đối tượng là người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2, như vậy có thể thấy
rằng tất cả người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đều được hưởng chế độ hưu
trí. So với Luật BHXH 2006 thì Luật BHXH 2014 đã mở rộng thêm đối tượng thuộc diện
tham gia BHXH bắt buộc, cụ thể: theo qui định tại Luật BHXH 2006, người lao động tham
gia BHXH bắt buộc là công dân Việt Nam, làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ


đủ 3 tháng trở lên. Theo đó, người làm việc theo hợp đồng lao động thời hạn dưới 3 tháng
và lao động tự do không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Để mở rộng đối tượng
tham gia BHXH bắt buộc, Luật BHXH 2014 qui định thêm ba nhóm đối tượng như sau:
1


+ Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới
3 tháng, áp dụng từ ngày 1/1/2018. Việc đưa nhóm đối tượng này tham gia vào BHXH bắt
buộc là cần thiết nhằm tiếp tục mở rộng đối tượng tham gia BHXH, bảo đảm an sinh xã hội
cho người lao động khi không còn khả năng lao động.
+ Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép
lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền
của Việt Nam cấp, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2018;
+ Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, phường, thị trấn. Quy định nhóm
đối tượng này tham gia vào BHXH bắt buộc đã đáp ứng được nguyện vọng lâu nay của các
cán bộ làm việc ở địa phương cấp xã, phường, đồng thời cho thấy được sự ghi nhận những
đóng góp của các cán bộ cấp xã phường hiện nay trong điều kiện kinh phí của quốc gia thì
ngân sách tiền lương cũng chưa đủ trả nên mở rộng đối tượng này, giúp họ có thể an tâm
công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Như vậy, theo Luật BHXH 2014, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đã được bổ
sung thêm, bao phủ gần như toàn bộ người lao động có quan hệ lao động.
Thứ hai, bổ sung thêm trường hợp để hưởng chế độ hưu trí quy định tại Điều 54 Luật
BHXH 2014. Theo đó, có 2 trường hợp mới được bổ sung thêm đó là:
-

Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội
trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

Ngoài ra Luật còn mở rộng điều kiện hưởng lương hưu đối với lao động nữ hoạt động

chuyên trách hoặc không chuyên trách ở cấp xã, phường, thị trấn khi chỉ cần có đủ 15 năm
đến dưới 20 năm đóng BHXH và đủ 55 tuổi. Tuy nhiên, đối tượng này không được điều
chỉnh lương hưu theo mức lương cơ sở nếu mức lương hưu thấp hơn mức lương cơ sở.
Thứ ba, về điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động được quy định tại
Điều 55 Luật BHXH 2014. Cụ thể là sửa đổi điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu đối
với người bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên theo hướng tăng dần mỗi năm 1
tuổi từ 01/01/2016 đến khi nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi trở lên mà theo luật cũ là nam 50
tuổi và nữ 45 tuổi; đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên tuổi nghỉ
hưu là nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi.
Thứ tư, về tỷ lệ % hưởng lương hưu:
Sửa đổi cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu theo lộ trình tăng dần số năm đóng BHXH đối
với lao động nam để được hưởng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH như
2


sau: Nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi mỗi năm tăng thêm 01 năm cho đến khi đủ 20 năm đóng
BHXH tương ứng với 45% , (năm 2018 là 16 năm; năm 2019 là 17 năm; năm 2020 là 18
năm; năm 2021 là 19 năm và từ năm 2022 trở đi là 20 năm); đối với lao động nữ đủ 15
năm đóng BHXH tương ứng với 45% và sau đó cả nam và nữ đều tính thêm 2% cho mỗi
năm, mức tối đa bằng 75%. Như vậy, để đạt được mức hưởng tối đa là 75% thì nam phải
đóng BHXH 35 năm và nữ 30 năm.
Tăng tỷ lệ giảm trừ do nghỉ hưu trước tuổi từ 1% lên 2% cho mỗi năm nghỉ hưu trước
tuổi. Quy định này là cần thiết để hạn chế việc nghỉ hưu trước tuổi và đây là một trong
những giải pháp để cải thiện tình hình tài chính quỹ hưu trí, tử tuất nhằm đảm bảo an sinh
xã hội lâu dài.
Thứ năm, bổ sung quy định cụ thể về thời điểm hưởng lương hưu tại Điều 59 Luật BHXH
2014:
-

-


-

Đối với người đang đóng BHXH bắt buộc, thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm
ghi trong quyết định nghỉ việc do người sử dụng lao động lập khi người lao động đã
đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật
Đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì thời điểm hưởng
lương hưu được tính từ tháng liền kề khi người lao động đủ điều kiện hưởng lương
hưu và có văn bản đề nghị gửi cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Đối với người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, thời điểm hưởng lương hưu là
thời điểm ghi trong văn bản đề nghị của người lao động đã đủ điều kiện hưởng
lương hưu theo quy định.

Về mức bình quân tiền lương làm căn cứ tính lương hưu đối với người thuộc đối tượng
thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, Luật quy định lộ trình áp dụng cách
tính lương bình quân theo 5 bước để tiến tới thực hiện tính bình quân chung của cả quá
trình đóng BHXH, đảm bảo bình đẳng giữa khu vực trong và ngoài nhà nước. Nghị định
115/2015/NĐ-CP hướng dẫn cụ thể như sau: Tính bình quân của 5 năm cuối trước khi nghỉ
hưu đối với người lao động tham gia BHXH trước năm 1995; tính bình quân của 6 năm
cuối đối với tham gia BHXH trong thời gian từ ngày 01/01/1995 đến 31/12/2000; tính bình
quân của 8 năm cuối đối với người tham gia BHXH trong thời gian từ 01/01/2001 đến
31/12/2006 (như quy định hiện hành); tham gia BHXH từ ngày Luật có hiệu lực thi hành
đến 31/12/2019 thì tính bình quân của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu; tham gia BHXH từ
ngày 01/01/2020 đến 31/12/2024 tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 20
năm cuối; tham gia BHXH từ ngày 01/01/2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương
tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian.
3


Thứ sáu, quy định về việc hưởng BHXH một lần:

Luật BHXH 2014 đã sửa đổi quy định điều kiện hưởng BHXH một lần để hạn chế tối
đa việc hưởng BHXH một lần góp phần đảm bảo an sinh xã hội lâu dài, cụ thể là chỉ giải
quyết BHXH một lần đối với người lao động khi đã hết tuổi lao động mà không đủ điều
kiện hưởng lương hưu hoặc ra nước ngoài để định cư hợp pháp; bổ sung quy định giải
quyết BHXH một lần đối với người mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng (ung thư, bại liệt,
xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những
bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế). Riêng đối với lực lượng vũ trang thực hiện như quy
định hiện hành, được giải quyết ngay khi phục viên, xuất ngũ, nếu không đủ điều kiện để
hưởng lương hưu và người lao động có nhu cầu.
Mức hưởng BHXH một lần tăng từ 1,5 tháng lên 02 tháng mức bình quân tiền lương
tháng đóng BHXH cho những năm đóng BHXH từ năm 2014 trở đi (tương ứng mức đóng
BHXH là 22% cho quỹ hưu trí, tử tuất). Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa
đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02
tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Thứ bảy, về điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH: sửa đổi với người tham gia BHXH từ
trước ngày Luật BHXH 2014 có hiệu lực thi hành ( trước 1/1/2016) thì việc điều chỉnh tiền
lương đã đóng BHXH vẫn thực hiện như quy định hiện hành. Đối với người bắt đầu tham
gia BHXH từ ngày luật này có hiệu lực thi hành thì tiền lương đã đóng BHXH được điều
chỉnh trên cơ sở chỉ số giá sinh hoạt của từng thời kỳ áp dụng cho mọi người lao động,
không phân biệt khu vực nhà nước hay ngoài nhà nước.
Thứ tám, quy định về tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng: bãi bỏ quy
định người đang chấp hành hình phạt tù giam bị tạm dừng hưởng lương hưu; bổ sung
trường hợp hưởng BHXH không đúng quy định; bổ sung quy định về việc tiếp tục thực
hiện khi người xuất cảnh trở về định cư hợp pháp theo quy định cuat pháp luật về cư trú;
đồng thời quy định việc truy lĩnh lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng từ thời điểm dừng
hưởng trong trường hợp người bị Tòa án tuyên bố là mất tích đối với người mất tích trở về.
Thứ chín, bổ sung quy định về giải quyết trợ cấp một lần đối với người đang hưởng lương
hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng ra nước ngoài để định cư được quy định tại Điều 65 Luật
BHXH 2014. Cụ thể : Mức trợ cấp một lần đối với người đang hưởng lương hưu được tính
theo thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội trong đó mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm

2014 được tính bằng 1,5 tháng lương hưu đang hưởng, mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội từ
năm 2014 trở đi được tính bằng 02 tháng lương hưu đang hưởng; sau đó mỗi tháng đã
4


hưởng lương hưu thì mức trợ cấp một lần trừ 0,5 tháng lương hưu. Mức thấp nhất bằng 03
tháng lương hưu đang hưởng. Mức trợ cấp một lần đối với người đang hưởng trợ cấp bảo
hiểm xã hội hằng tháng bằng 03 tháng trợ cấp đang hưởng.
Câu 2: Giải quyết tình huống
Tình huống: Anh H tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học sinh con dị tật, dị
dạng. Năm 1990 anh được nhận vào làm việc tại công ty X. Năm 2015, anh bị tai nạn lao
động do sơ suất trong quá trình vận hành máy bị suy giảm 48% khả năng lao động. Tháng
1/2016, do vết thương tai nạn lao động tái phát, anh phải vào viện điều trị 20 ngày. Sau khi
giám định lại hội đồng y khoa kết luận anh bị suy giảm 61% khả năng lao động. Do đã có
tới 15 năm làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, lại đã 49 tuổi nên anh làm đơn xin
nghỉ hưu.
2.1: Các chế độ an sinh xã hội mà anh H được hưởng bao gồm:

 Chế độ ưu đãi xã hội:
Ưu đãi xã hội có thể hiểu là sự đãi ngộ của nhà nước, của cộng đồng và toàn xã hội về
đời sống vật chất cũng như tinh thần đối với những người có công và gia đình của họ nhằm
mục đích tri ân những cá nhân, tập thể đã có cống hiến cho đất nước và thể hiện được giá
trị tốt đẹp của dân tộc. Để cụ thể hóa điều này Ủy ban TVQH đã ban hành Pháp lệnh số
26/2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2012 về Ưu đãi người có công với cách mạng. Theo
đó những người được hưởng chế độ này là những người có công với cách mạng và thân
nhân của họ.
Trong trường hợp này, anh H là người đã tham gia kháng chiến và bị nhiễm chất độc
hóa học dẫn đến việc sinh con bị dị tật, dị dạng. Do đó, theo điểm h khoản 1 Điều 2 thì anh
H là đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi này. Cụ thể, tại khoản 1 Điều 26 của Pháp lệnh
sửa đổi năm 2012 quy định trường hợp người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc

hóa học sinh con bị dị dạng, dị tật.
Trường hợp của anh H mắc bệnh tuy không làm suy giảm khả năng lao động nhưng anh
có con bị dị tật do lây truyền, vì vậy anh H thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi này. Như
vậy, các chế độ ưu đãi mà anh H và thân nhân của anh được hưởng ( khoản 3 Điều 26 Pháp
lệnh sửa đổi ) bao gồm: Bảo hiểm y tế; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn
cứ vào tình trạng bệnh tật của từng người và khả năng của Nhà nước; Điều dưỡng phục hồi
sức khỏe hai năm một lần; Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn
ưu đãi để sản xuất, miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật, được hỗ trợ về nhà ở;
5


khi người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học chết thì người tổ chức mai
táng được nhận mai táng phí, thân nhân được hưởng một khoản trợ cấp.
Về thân nhân của người có công với cách mạng, con đẻ của anh H do di truyền nên khi
sinh ra bị dị tật, dị dạng vì vậy cũng được hưởng chế độ ưu đãi này theo quy định tại khoản
1 Điều 27 Pháp lệnh sửa đổi gồm: trợ cấp hàng tháng; bảo hiểm y tế, cấp phương tiện trợ
giúp, dụng cụ chỉnh hình cần thiết căn cứ vào tình trạng dị dạng, dị tật.

 Chế độ bảo hiểm xã hội:
Thứ nhất, về chế độ tai nạn lao động: như trong đề bài đã nêu rõ năm 2015 anh H bị tai
nạn lao động do sơ suất trong quá trình vận hành máy bị suy giảm 48% khả năng lao động.
Sau đó đến tháng 1/2016 thì vết thương này tái phát, anh phải vào bệnh viện điều trị 20
ngày và sau khi giám định lại thì anh H bị suy giảm 61% khả năng lao động. Theo quy
định tại Điều 42 Luật BHXH 2014 thì anh H là người lao động thuộc đối tượng được áp
dụng chế độ tai nạn lao động. Theo quy định tại Điều 43 về Điều kiện hưởng chế độ tai nạn
lao động: “Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện
sau đây:
1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của

người sử dụng lao động;
c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến
đường hợp lý.
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này.”
Trường hợp này, tai nạn của anh H là tai nạn xảy ra trong giờ làm việc và tại nơi làm việc,
nguyên nhân là vì có sơ suất trong khi máy móc hoạt động và anh H đã được xác định bị
suy giảm 48% khả năng lao động (lần 1) và 61% khả năng lao động sau khi giám định lại,
do đó anh H hoàn toàn có đủ điều kiện để hưởng chế độ tai nạn lao động.
Một là, chế độ giám định tai nạn lao động. Theo đó:
“ Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định hoặc giám
định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Sau khi thương tật, bệnh tật đã được điều trị ổn định;
6


b) Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định.”(Khoản 1 Điều 45
Luật BHXH năm 2014).
Anh H giám định lần đầu xác định suy giảm 48% khả năng lao động, khi có dấu hiệu
tái phát, anh phải vào viện điều trị 20 ngày và giám định lại lần nữa thì mức suy giảm đã
tăng lên 61% khiến cho anh H không thể tiếp tục làm việc được nữa. Chi phí giám định sẽ
do bảo hiểm chi trả. Việc xác định mức độ suy giảm khả năng lao động thông qua giám
định có ý nghĩa quan trọng, làm căn cứ tính mức hưởng cho người lao động.
Hai là, anh H được hưởng trợ cấp hàng tháng. Theo quy định tại khoản 1 Điều 47
Luật BHXH năm 2014:“ Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì
được hưởng trợ cấp hàng tháng.”
Trong tình huống này anh H bị suy giảm 61% khả năng lao động do đó hoàn toàn đủ
điều kiện để được hưởng trợ cấp hàng tháng. Mức trợ cấp được tính theo quy định tại
khoản 2 Điều 47 gồm hai khoản:
-


Khoản tính theo mức suy giảm khả năng lao động:
= [30% + 2% × (61 – 31)] × 1.150.000 1= 1.035.000 (đồng/tháng)
Khoản tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản b Điều 47 Luật
BHXH 2014: anh H đã có 26 năm làm việc tại công ty X ( từ 1990- 2015) tương ứng
là 26 năm đóng BHXH vì vậy mức trợ cấp mà anh H được hưởng theo khoản này là
= 0,5% + ( 0,3% × 25) = 8% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề
trước khi nghỉ việc để điều trị.

Ba là, chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật.
Nhằm bảo đảm sức khỏe cho người lao động trước khi trở lại làm việc, pháp luật quy định
về chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe (Điều 52 Luật BHXH năm 2014):“ Người lao
động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề
nghiệp mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày
đến 10 ngày.” Trong thời gian này, anh H cũng được BHXH chi trả: mức hưởng một ngày
bằng 25% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình; bằng 40%
mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung.”
Thứ hai, về chế độ hưu trí: theo đề bài trên thì anh H sau khi bị suy giảm 61% khả năng
lao động không tiếp tục làm việc được nữa đã xin nghỉ hưu và theo quy định tại Điều 53
Luật BHXH 2014 thì anh H là đối tượng người lao động được hưởng chế độ hưu trí theo
1 Nghị định Số: 66/2013/NĐ-CP Quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ

trang
7


quy định của pháp luật hiện hành. Trong tình huống này, anh H khi làm đơn xin nghỉ hưu
mới chỉ đủ 49 tuổi nên chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định. Tuy nhiên
anh H bị tai nạn lao động dẫn đến suy giảm khả năng lao động, do đó anh H sẽ được hưởng
lương hưu với mức thấp hơn với những người có đủ điều kiện, quy định tại Điều 55 Luật
BHXH 2014 về điều kiện hưởng lương hưu do bị suy giảm khả năng lao động. Cụ thể là:

“c) Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc
công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.”
Xét thấy anh H là đối tượng người lao động làm việc theo hợp đồng lao động với công ty
X từ năm 1990 đến tháng 1/2016 thì anh H xin nghỉ hưu, cho nên anh H đã có 25 năm
đóng BHXH và thuộc đối tượng tại điểm a, b khoản 1 Điều 2 Luật BHXH 2014. Mặt khác
anh H đã 15 năm làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại nên theo điểm c khoản 1 Điều
55 thì anh H sẽ được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện.
Mức lương hưu hằng tháng của anh H được xác định theo khoản 3 Điều 56 Luật BHXH
2014, như sau:
Vì anh H làm đơn xin nghỉ hưu từ tháng 1/2016, tức là khi Luật BHXH 2014 đã có hiệu
lực thi hành ( từ 1/1/2016) nên theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 thì anh H sẽ được
hưởng lương hưu bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với
15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm 1 năm thì tính thêm 2%. Do anh H có 26 năm đóng
BHXH ( từ 1990- 2015) nên mức lương hưu của anh H sẽ = 45% + 2%×(26-15)= 67%
mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Tuy nhiên khi nghỉ hưu anh H mới chỉ đủ 49 tuổi đời do đó chưa đủ tuổi để lương hưu theo
quy định vì vậy mức lương hưu của anh sẽ bị giảm đi tương ứng với số năm nghỉ hưu
trước tuổi quy định. Tại Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định chi tiết Luật BHXH về
BHXH bắt buộc đã quy định số tuổi nghỉ hưu chuẩn để tính mức hưởng lương hưu hằng
tháng tại khoản 3 Điều 7, theo đó mốc tuổi để tính là nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50.Theo đó
mức lương hưu bị giảm đi của anh H = 2% × (55-49) = 12%
 Như vậy, mức lương hưu hằng tháng của anh H = 67% - 12% = 55% mức bình quân tiền
lương tháng đóng BHXH. Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được xác định
theo quy định tại Điều 62 Luật BHXH 2014, theo đó tiền lương làm căn cứ tính BHXH của
anh H là bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của anh H trong toàn bộ thời gian anh
làm việc cho công ty X.
8


 Chế độ bảo hiểm y tế:

Ngoài hai chế độ ưu đãi trên thì anh H còn được hưởng chế độ bảo hiểm y tế. Dựa theo
đề bài thì anh H là người có công với cách mạng nên đương nhiên sẽ được hưởng BHYT
do ngân sách nhà nước chi trả như đã phân tích ở trên. Tuy nhiên năm 1990 anh H được
nhận vào làm việc tại công ty X nên anh sẽ tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc theo chế độ
hợp đồng lao động quy định tại Điều 186 BLLĐ 2012. Trường hợp này BHYT của anh H
sẽ do NSDLĐ và chính anh đóng, căn cứ vào Điều 1 quy định sửa đổi Điều 12 của Luật
BHYT 2008 của Luật BHYT đã sửa đổi, bổ sung 2014. Mức chi trả tối đa bằng 6% tiền
lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và anh H đóng 1/3. ( khoản 1 Điều
13 đã được sửa đổi bổ sung trong Luật sửa đổi, bổ sung Luật BHYT 2014). Căn cứ để
đóng BHYT là tiền lương tháng của anh H được người sử dụng lao động ghi trong hợp
đồng lao động.
Tháng 1/2016 anh H xin nghỉ hưu, đây là sự kiện làm chấm dứt hợp đồng lao động giữa
anh và công ty X, do đó chế độ BHYT cũng sẽ thay đổi. Anh H do bị suy giảm khả năng
lao động và đã 15 năm làm công việc nặng nhọc, độc hại nên sẽ hưởng mức lương hưu
thấp hơn những người đủ điều kiện do chưa đủ tuổi hưởng lương hưu vì thế BHYT của anh
H lúc này sẽ do tổ chức BHXH đóng ( theo khoản 2 Điều 12 đã được sửa đổi bổ sung trong
Luật sửa đổi, bổ sung Luật BHYT 2014). Mức đóng hằng tháng tối đa bằng 6% tiền lương
hưu và do tổ chức BHXH đóng. ( khoản 1 Điều 13 đã được sửa đổi bổ sung trong Luật sửa
đổi, bổ sung Luật BHYT 2014). Căn cứ để đóng BHYT là tiền lương hưu hằng tháng.
Dễ dàng nhận thấy anh H đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau,
do vừa là người có công với cách mạng, sau đó lại là người lao động làm việc theo chế độ
hợp đồng rồi lại nghỉ hưu nên chế độ BHYT của anh H cũng sẽ thay đổi theo từng giai
đoạn. Theo quy định tại khoản 2 Điều 13 đã được sửa đổi bổ sung trong Luật sửa đổi, bổ
sung Luật BHYT 2014 thì anh H sẽ đóng BHYT theo chế độ hợp đồng lao động với công
ty X sau đó khi anh H nghỉ hưu thì BHYT sẽ do tổ chức BHXH chi trả như đã phân tích ở
trên.
Về mức hưởng BHYT cũng được sửa đổi trong Luật sửa đổi, bổ sung Luật BHYT
2014, theo đó khi đi khám chữa bệnh anh H sẽ được quỹ BHYT thanh toán chi phí khám,
chữa bệnh với mức bằng 100% do anh H là đối tượng người có công với cách mạng nên
anh H có quyền được hưởng mức quyền lợi cao nhất ( theo quy định tại khoản 2 Điều 22

Luật sửa đổi, bổ sung Luật BHYT 2014)

9


2.2. Quyền lợi về bảo hiểm hưu trí của anh H theo quy định của pháp luật hiện hành:
Bảo hiểm hưu trí là sản phẩm bảo hiểm nhân thọ do doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện
nhằm cung cấp thu nhập bổ sung cho người được bảo hiểm khi hết tuổi lao động ( Thông
tư 115/2013/TT-BTC Hướng dẫn bảo hiểm hưu trí và quỹ hưu trí tự nguyện). Như vậy
BHHT là một hình thức BHXH tự nguyện nhằm bổ sung cho chính sách BHXH bắt buộc,
có cơ chế tạo lập quỹ từ sự đóng góp của người lao động và doanh nghiệp dưới hình thức
tài khoản cá nhân. Theo quy định của Thông tư, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo
hiểm, người được bảo hiểm bắt đầu nhận quyền lợi BHHT khi đạt đến tuổi theo thỏa thuận
tại hợp đồng bảo hiểm, nhưng không dưới 55 tuổi đối với nữ và 60 tuổi đối với nam. Như
vậy, sau khi nghỉ hưu đến khi được 60 tuổi thì anh H sẽ bắt đầu được hưởng thêm quyền
lợi theo loại bảo hiểm này. Quyền lợi bảo hiểm cơ bản bao gồm quyền lợi hưu trí định kỳ
và quyền lợi bảo hiểm rủi ro
Đối với quyền lợi hưu trí định kỳ, anh H sẽ được chi trả định kỳ đến khi tử vong hoặc
tối thiểu 15 năm, tùy theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm; DN bảo hiểm và anh H sẽ
thỏa thuận về mức hưởng quyền lợi hưu trí mỗi kỳ, số kỳ nhận quyền lợi hưu trí; tính lãi
tích lũy từ phần quyền lợi hưu trí chưa chi trả cho anh, nhưng không thấp hơn lãi suất đầu
tư cam kết tối thiểu thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
Đối với quyền lợi bảo hiểm rủi ro, DN bảo hiểm phải cung cấp trong thời hạn đóng phí
bảo hiểm và có thể tiếp tục cung cấp quyền lợi này trong thời gian nhận quyền lợi hưu trí,
tùy theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm. Anh H sẽ được hưởng tối thiểu các quyền lợi
sau: quyền lợi trợ cấp mai táng và quyền lợi bảo hiểm tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh
viễn.
Ngoài ra, khi nhận được yêu cầu thanh toán quyền lợi bảo hiểm tử vong, bất kể thuộc
phạm vi bảo hiểm hay không, DN bảo hiểm phải chi trả ngay khoản trợ cấp mai táng cho
người thụ hưởng số tiền theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.

KẾT THÚC
An sinh xã hội đóng vai trò to lớn trong việc giữ gìn ổn định trật tự xã hội, là công cụ
hữu hiệu để nhà nước quản lý xã hội và góp phần quan trọng trong công cuộc phát triển
kinh tế của đất nước. Trong nhiều năm thực hiện Luật BHXH vấn đề an sinh xã hội đã đi
vào cuộc sống, trở thành nền tảng, cốt lõi để Đảng và nhà nước thực hiện các chính sách
cũng như mục tiêu của quốc gia, cải thiện ngày một tốt hơn cuộc sống của các tầng lớp
nhân dân tiến tới một xã hội công bằng, dân chủ, đảm bảo lợi ích cho cá nhân, tập thể và
cộng đồng trong toàn xã hội.
10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật an sinh xã hội, Nxb. Tư pháp, Hà Nội,

2.

2012;
Nguyễn Hữu Chí (chủ biên), Giáo trình luật an sinh xã hội, Nxb. Giáo dục Việt

3.
4.
5.

Nam, 2012.
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014; 2006;
Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014;
Nghị định 115/2015 Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo


6.

hiểm xã hội bắt buộc;
Nghị định Số: 66/2013/NĐ-CP Quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công

7.

chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
Thông tư 115/2013/TT-BTC Hướng dẫn bảo hiểm hưu trí và quỹ hưu trí tự nguyện

11



×