Phân tích “Tỏ Lòng” của Phạm Ngũ Lão
Bài làm
Âm vang của thời đại Đông A với những chiến công lẫy lừng trong lịch sử chống
giặc ngoại xâm, ba lần đánh bại quân Nguyên – Mông xâm lược đã in dấu trên
nhiều trang viết của các nhà thơ đương thời. Phạm Ngũ Lão – danh tướng nhà Trần
“đánh đâu thắng đó” cũng ghi lại cảm xúc của mình qua “Thuật hoài” – tác phẩm
thể hiện rất đẹp hình ảnh và khí thế của người trai thời đại, cũng là tư thế của cả
dân tộc trong những ngày hào hùng ấy:
Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu
Nam nhi vĩ liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu
Ngay từ câu khai đề đã tạo nên một tư thế rất đẹp của con người:
Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu
được dịch ra là:
Múa giáo non sông trải mấy thu
Bản dịch “vung giáo” hay “múa giáo” đều không ổn vì lập tực nó sẽ phá vỡ đi đối
trọng của con người – không gian. Một bên là giang sơn – sông núi quê hương
rộng lớn, một bên là con người hoành sóc – cầm ngang ngọn giáo trấn giữ non
sông. Thế “hoành sóc” của ngọn giáo khiến tầm vóc của con người như vươn lên
ngang tầm sông núi. Hình ảnh nười chến sĩ thưởi “bình Nguyên” ra trận toát lên vẻ
bình thản, hiên ngang. Không những thế, trong mối tương quan con người, thời
giab còn làm bật ấn tượng về sự bền bỉ, uy dũng của người trai thời đại. Bởi lẽ con
người không chỉ đứng đó trong thoáng chốc mà đã trải qua “mấy thu rồi”. Trong
bối cảnh không gian và thời gian như thế, chí lớn của người anh hùng trở nên thật
kì vĩ, tầm vóc của con người trở nên thật lớn lao. Câu thơ xác lập một tư thế con
người lồng lộng giữa trời đất, ngang tầm vũ trụ. Không những thế, ngay cả đoàn
quân cũng cùng chung tư thế ấy:
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu
(Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu)
Biện pháp hoán dụ ba quân ở đây chính là hình ảnh của cả thế hệ Phạm Ngũ Lão,
của cả dân tộc đang sống trong hào khí Đông A. Người chiến sĩ cầm ngang “ngọn
giáo” kia với “ba quân” đã tạo thành một bức tường thành im phăng phắc mà khí
thế “xung thiên”. Câu thơ còn gợi về một ý của Quảng Nghiêm thiền sư: “Nam nhi
tư hữu xung thiên chỉ”. Sức mạnh, tư thế sẵn sàng xung trận đã tạo thành tứ thơ
thật đẹp “tì hổ khí thôn ngưu”. Ở câu một, không gian tuy đã rộng nhưng chỉ dừng
lại ở non sông, sang đến câu hai, nó đã vụt lớn hẳn lên, khí thế át cả sao ngưu – vì
tinh tú sáng chói trên trời. Ngoài ra, còn một cách hiểu khác ba quân như hổ mạnh
nuốt trôi trâu. Cách hiểu này đem đến cảm nhận cụ thể hơn về sức mạnh của quân
đội còn non trẻ đương đầu với đội quân Nguyên – MÔng hùng mạnh và thiện chí,
dường như hàm ý ngợi ca tự hào mạnh mẽ hơn. Bởi lẽ “tỳ hổ” là cách so sánh
mang đậm chất võ của người thống lĩnh ba quân. Trong sự liên tưởng ấy, “hổ” và
“trâu” hoàn toàn không làm mất đi giá trị thẩm mỹ của cả câu thơ mà làm rõ hơn
cho dũng khí của quân đội nhà Trần.
Như vậy, câu thứ nhất nói về cá nhân người trai thời đại, câu thứu hai nói về cả dân
tộc, cộng đồng. Cá nhân có vẻ đẹp hiên ngang của đất trời, sông núi, vượt qua mọi
thử thách của thời gian; cộng đồng, dân tộc có sức mạnh của vũ trụ. Cá nhân với
cộng đồng, với dân tộc có quan hệ mật thiết, hài hòa. Hình ảnh người tránh sĩ oai
hùng tạo nên khí thế ngất trời của ba quân; đồng thời khsi thế của ba quân lại làm
cho hình ảnh người tránh sĩ thêm lộng lậy. Mỗi con người đều tìm thấy bóng dáng
mình trong hào khí chung của dân tộc. Đây là một thời đại cao đẹp của những con
người cao đẹp!
Sang đến câu thơ thứ ba, bài thơ về mặt cấu tứ xuất hiện một xung đột nghệ thuật,
một tình huống tâm trạng riêng tư. Tưởng là, với hai câu đầu, Phạm Ngũ Lão đã
thỏa chí, mãn nguyện. Nhưng chính vì cái chung, vì nghĩa cả, bao giờ người ta
cũng cảm thấy mình với hụt, Phạm Ngũ Lão cũng vậy, hơn ai hết, đã tự biêt mình,
không bao giờ tự mãn:
Nam nhi vĩ liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu
(Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu)
Hai câu thơ sau âm hưởng khác hẳn hai câu trước. Cảm xúc hào sảng ban đầu dần
chuyển sang trữ tình, sâu lắng như lời nói với mình làm âm hưởng thơ trở nên
thâm trầm, da diết. Đây mới là điều canh cánh của người dũng tướng với bổn phận
của kẻ làm trai thời phong kiến. “Công danh trái” hay “nợ công danh” mà nhà thơ
nói đến ở đây vừa là khát vọng lập công, lập danh (mong để lại tiếng thơm, sự
nghiệp cho đời) vừa có ý chưa hoàn thành nghĩa vụ đối với dân, với nước. Bao đời
nay cái nợ công danh ấy từng là niềm ám ảnh không nguôi với những người làm
trai thời đại phong kiế. Phải chăng, một người như Phạm Ngũ Lão cũng không thể
thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn “công hầu danh tướng” ấy.Và giả sử có như vậy,
cũng là lẽ thường tình, nhất là trong thời đại giá trị con người được tạo nên từ
những chiến công – thời thế tạo anh hùng. Có lẽ như vậy mà trong tâm trạng lại
nảy sinh một cái thẹn :
“Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”
Câu thơ bộc lộ niềm tự hào khao khát lớn, một điều băn khoăn với đời của ngườ
trai làng Phù Ủng năm nào. Tất cả nỗi niềm của ông được thổ lộ trong sự đối sảnh
với tấm gươg Vũ hầu Gia Cát Lượng thưở xưa, bậc mưu thần, danh sĩ nổi tiếng
thời Tam Quốc, người đã xả thân vì cơ nghiệp nhà Thục, vì chúa Lưu Bị, mà nhắm
mắt chưa yên công cuộc “ủng Lưu phản Tào”. Tất cả đã rõ, tâm niệm của Phạm
Ngũ Lão nào khác ngưởi xưa khi ông mong muốn làm nên công nghiệp, phò tá cho
vua, thực hiện lý tưởng trí quân trạch dân cao cả của bề tôi trung thành. Một danh
tướng đầy công lao trong nhiều cuộc kháng chiến là thế mà còn cảm thấy “thẹn”
với bản thân vì chưa bằng được người xưa. Cái “thẹn” đó thật đáng quý, cao cả.
Cái “thẹn” không những bộc lộ sự khiêm tốn của nhà thơ mà còn cho thấy khát
vọng vươn lên thật mạnh mẽ để lập chiến công đền ơn vua, báo nợ nước. Nỗi thẹn
của Phạm Ngũ Lão cũng chính là nỗi day dứt của Nguyễn Trãi hay Nguyễn
Khuyến sau này. Đó là những nỗi thẹn có giá trị nhân cách, nỗi thẹn cảu những con
người có trách nhiệm với đất nước, giang sơn.
Người trai đời Trần không chỉ cao đẹp ở tư thế sẵn sàng chiến đấu mà còn cao đẹp
bởi một quan niệm nhân sinh tích cực, lập công danh ở đời. Mỗi con người, đặc
biệt đối với những người làm trai, niềm khao khát làm nên sự nghiệp, lưu lại tên
tuổi mình cho hậu thế là một khát khao chính đáng. Đây chính là động lực to lớn
để không ít người có sức mạnh vượt qua những thử thách cam go lập nên những kỳ
tích vang dội. Chính vì thế mà sau Phạm Ngũ Lão 6 thế kỷ, Nguyễn Công Trứ
cũng đã khẳng định:
Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông
Bài thơ “Tỏ Lòng” (Thuật hoài ) vẻn vẹn 28 chữ, được gói gọn trong 4 câu thơ đã
thể hiện rõ nét Hào khí Đông A, phác họa rõ hình ảnh người anh hùng luôn khát
khao lập công danh cho đời.