Tải bản đầy đủ (.pdf) (183 trang)

Câu hỏi tiếng việt dưới góc nhìn lý thuyết thông tin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.91 MB, 183 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ MAI

CÂU HỎI TIẾNG VIỆT
DƯỚI GÓC NHÌN LÝ THUYẾT THÔNG TIN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Thành phố Hồ Chí Minh 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ MAI

CÂU HỎI TIẾNG VIỆT
DƯỚI GÓC NHÌN LÝ THUYẾT THÔNG TIN

Chuyên ngành: LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
Mã số: 62.22.01.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRỊNH SÂM

Thành phố Hồ Chí Minh 2012



1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Cái hệ thống ký hiệu nhiều cấp bậc, nhiều bình diện - gọi là ngôn ngữ được hình thành và phát triển chủ yếu để phục vụ cho sự giao tiếp của con người,
vừa có mối quan hệ bên trong (cấu trúc của các thành tố) vừa có mối quan hệ bên
ngoài (với nền văn hóa mà nó là bộ phận cấu thành). Vì thế, nghiên cứu ngôn ngữ,
chúng ta không thể chỉ dừng lại ở bình diện mã tín hiệu mang tính hình thức thuần
túy mà còn phải tìm hiểu mặt nội dung của nó, xem đằng sau cái được mã hóa đó là
gì, cả nghĩa hiển ngôn lẫn hàm ngôn, trong từng hoàn cảnh cụ thể, có tính đến yếu
tố nhân vật giao tiếp. Chính ngữ pháp chức năng, dưới ánh sáng của ngôn ngữ
trong hành chức, đã đưa ngôn ngữ học vượt qua giai đoạn chỉ nghiên cứu bình diện
kết học của các đơn vị trong hệ thống, tuy không bỏ qua mặt nghĩa nhưng chỉ quan
tâm đến nghĩa biểu hiện, tức chỉ tìm hiểu mối quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được
biểu đạt, mà trả ngôn ngữ về đúng chức năng và môi trường hoạt động của nó.
Chúng tôi, qua đề tài này, một mặt cũng muốn làm rõ đặc điểm của câu hỏi tiếng
Việt dưới góc độ lý thuyết thông tin, mặt khác, xem đây như là cơ hội để học hỏi
các chuyên luận cùng đề tài và mở rộng vốn kiến thức về ngôn ngữ học còn hạn
hẹp của mình.
Câu tục ngữ “Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học” đã phần nào khẳng
định vai trò của HV hỏi. Theo quan niệm thông thường, hỏi là cách nhanh nhất để
tiếp nhận TT, mà từ đó là sự mở rộng và điều chỉnh bức tranh về thế giới cũng như
thiết lập và phát triển mối quan hệ của các nhân vật giao tiếp. Trước đây, người ta ít
quan tâm đến câu hỏi, bởi vì, toàn bộ lý thuyết logic hình thức chỉ lấy câu tường
thuật làm đối tượng nghiên cứu. Song, trong thời gian gần đây, câu hỏi được quan
tâm nhiều hơn, được trình bày thành những chuyên mục riêng trong sách ngữ pháp
và trở thành đề tài nghiên cứu chuyên sâu của nhiều công trình ngôn ngữ học ở tất
cả các bậc học. Đứng ở góc độ chức năng, người ta thấy rằng câu hỏi không chỉ
được dùng để hỏi mà còn dùng để thực hiện những HV khác hỏi vốn được thể hiện



2

bằng hình thức các câu như cảm thán, cầu khiến, … và đảm nhận một vai trò hết
sức quan trọng trong tương tác HT. Kết quả thu được từ các công trình đó đã giúp
hình thành nên một cái nhìn rất phong phú, sâu sắc và tinh tế về câu hỏi tiếng Việt.
Vì những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn câu hỏi làm đề tài nghiên cứu trong
luận án này.

2. Lịch sử vấn đề
Trước nay khi nghiên cứu về câu hỏi tiếng Việt, các nhà Việt ngữ học
thường lấy việc phân tích các bình diện làm cơ sở cho sự tổng hợp các vấn đề có
liên quan đến cách thức tổ chức, biểu hiện nội dung và giá trị sử dụng. Trong luận
án này, chúng tôi sẽ khảo sát đặc điểm của câu hỏi trên cơ sở những luận điểm cơ
bản của lý thuyết CTTT. Vì thế, nội dung luận án vừa mang tính kế thừa vừa có
tính chất mới. Trong phần lịch sử vấn đề có tính chất trường quy, chúng tôi sẽ trình
bày một cách sơ lược những công trình nghiên cứu về câu hỏi tiếng Việt và những
công trình nghiên cứu về lý thuyết TT, còn những vấn đề thuộc nội dung chúng tôi
sẽ bàn kỹ ở phần tổng quan.
2.1. Câu hỏi tiếng Việt
Bùi Đức Tịnh (1996) cho rằng công năng của câu hỏi là thu nhận TT “Ta
dùng câu nghi vấn để tỏ ý muốn biêt một việc gì.” [147, tr.79] và từ đó chỉ ra các
dấu hiệu hình thức của câu hỏi như: câu nghi vấn có chỉ định từ, câu nghi vấn có
đại từ nghi vấn, câu nghi vấn có phó từ nghi vấn giữ vai trò hạn định một động từ,
một phó từ hoặc một tính từ, … Ông cũng chú ý đến giá trị tại lời gián tiếp của câu
hỏi, tuy nhiên, chỉ là những ghi nhận về trường hợp ngoại lệ của cách sử dụng câu
hỏi “Khi đặt một câu hỏi mà muốn cho thấy mình tin rằng việc muốn hỏi là có thật
thì ta dùng hình thức phủ định nghi vấn: Anh không có làm việc ấy à?” [147, tr.7980).
Nguyễn Kim Thản (1996) cũng tiếp cận từ phương diện công năng yêu cầu

cung cấp TT và phạm vi quan sát về ảnh hưởng giữa người nói và người nghe “Câu
hỏi có mục đích thông báo cho người nghe, người đọc điều hoài nghi ở người nói,
người viết và nói chung đòi người đối thoại trả lời.” [132, tr.62] và chia câu hỏi
thành bốn loại: câu hỏi toàn bộ, câu hỏi bộ phận, câu hỏi lựa chọn và câu hỏi rộng.


3

Ông đặc biệt chú ý đến các yếu tố hình thức tạo nên câu hỏi: tiểu từ tình thái, đại từ
nghi vấn, từ nối “hay” (“hay là”), cụm từ “phải chăng”, “phải không”, …và cũng
chú ý nhiều hơn đến mục đích khác hỏi của câu hỏi như: câu hỏi dùng để khẳng
định, phủ định, ra lệnh và bày tỏ cảm xúc. Theo ông, ngữ điệu là một tiêu chí nhận
diện câu hỏi, chỉ cần nâng giọng cuối câu thì một câu tường thuật có thể trở thành
câu hỏi.
Diệp Quang Ban (1996) mặc dù luôn cho rằng việc nhận diện câu hỏi của
mình có sự kết hợp của hai tiêu chí hình thức và mục đích phát ngôn nhưng với
những gì đã trình bày, ông vẫn cho thấy cách tiếp cận câu hỏi của ông chủ yếu là từ
phương diện mục đích phát ngôn. Bảng phân loại của ông khá chi tiết, không
những cung cấp số lượng loại câu hỏi, diễn giải kỹ từng loại, mà còn bổ sung thêm
một số trường hợp biến dạng. Ví dụ, ông cho rằng câu hỏi “có … không”, “có …
phải không”, “đã … chưa”, “xong (rồi, xong rồi )… chưa” là biến dạng của câu
hỏi “có … (hay) không”, “có phải … (hay) không”, “đã … (hay) chưa”, “xong
(rồi, xong rồi) … (hay) chưa” trong đó từ “hay” dễ dàng được khôi phục; câu hỏi
“… có không?”, “…(có) phải không?”, “… chưa?”, “…không?” là biến dạng theo
cách dồn/ rút bớt hoặc vừa dồn vừa rút từ câu hỏi “ có … không”. Ông cũng chú ý
đến giá trị khác hỏi của câu hỏi nhưng xem đây là câu hỏi giả và vì thế mục đích
mà câu hỏi này thực hiện cũng là mục đích giả.
Cao Xuân Hạo (2006) theo quan điểm ngữ pháp chức năng, nhận diện câu
hỏi dựa vào tiêu chí có dấu hiệu riêng của tình thái hỏi “Đối với tiếng Việt, căn cứ
vào một số thuộc tính về cấu trúc ngữ pháp, có thể phân câu thành hai loại lớn:

câu trần thuật và câu nghi vấn và căn cứ vào hình thức mà coi câu mệnh lệnh như
một tiểu loại của câu trần thuật, khác với các tiểu loại khác về tình thái ” [61, tr.27].
Từ đó, dựa trên đích ngữ dụng của HV hỏi, ông chia câu hỏi thành hai loại lớn là
câu hỏi chính danh (câu hỏi có lực ngôn trung trực tiếp) và câu hỏi phi chính danh
(câu hỏi có lực ngôn trung gián tiếp). Mỗi loại như thế lại được chia thành các tiểu
loại như câu hỏi chính danh bao gồm câu hỏi tổng quát, câu hỏi chuyên biệt (bộ
phận) và câu hỏi hạn định; câu hỏi phi chính danh bao gồm câu hỏi có giá trị cầu
khiến, câu hỏi có giá trị khẳng định, câu hỏi có giá trị phủ định, câu hỏi có giá trị
phỏng đoán hay ngờ vực, ngần ngại, câu hỏi có giá trị cảm thán.


4

Trong thời gian gần đây, việc nghiên cứu câu hỏi theo quan điểm ngữ pháp
chức năng, dưới ánh sáng ngữ dụng học, đã mang đến một cái nhìn rất sâu sắc và
tinh tế, đặc biệt là ở bình diện hành chức, cho câu hỏi tiếng Việt.
Lê Đông (1985, 1991, 1994, 1996) đi sâu nghiên cứu đặc điểm ngữ nghĩa,
ngữ dụng của câu hỏi chính danh từ quan điểm của lý thuyết cấu trúc thông báo.
Tác giả đã phát hiện ra trục ngữ nghĩa, ngữ dụng cơ bản của câu hỏi chính danh là
TT tiền giả định và cái chưa biết, cần biết. Trên cơ sở này, tác giả cũng đã giải
quyết thấu đáo vấn đề phân loại câu hỏi chính danh và các kiểu TT bổ trợ thường
gặp.
Nguyễn Thị Thìn (1994) cố gắng hệ thống hóa cấu trúc câu hỏi phi chính
danh. Trong luận án của mình, tác giả trình bày mười một kiểu cấu trúc hỏi, ba
trong số đó là “NP – mà/ mà lại – VP/ không VP – à/ ư/ sao?”, “Chẳng lẽ/ Không
lẽ - à/ ư/ sao?”, “Dễ thường/ Dễ - à/ chắc/ hay sao” đã cho thấy sự phong phú
trong việc thực hiện đích ngữ dụng gián tiếp của câu hỏi tiếng Việt.
Nguyễn Thị Lương (1995) có khuynh hướng nghiên cứu ý nghĩa của câu
hỏi khi tập trung miêu tả đặc điểm của các tiểu từ tình thái nghi vấn cuối câu. Tuy
các tiểu từ này được miêu tả ở cả trạng thái tĩnh lẫn động nhưng chưa được xem xét

đầy đủ ở bình diện ngữ nghĩa, ngữ dụng.
Nguyễn Đức Dân và Vũ Thị Thời (2007) từ hiệu lực ở lời gián tiếp chất
vấn bác bỏ của câu hỏi đã phát hiện ra nhiều hiệu lực ở lời gián tiếp khác như phủ
định, khẳng định, … và các biểu thức ngôn ngữ biểu đạt nó: “Có A đâu?”, “Có A
nào X?”, “X thế nào được?”, “Có A gì X?”, “A làm gì?”, “Làm gì có A?”, “Chẳng
A là gì?”, “Có A ở đâu?”, “Có A là bao?”, “Có A là mấy?”, “A sao/ làm sao/ thế
nào được?”
Nguyễn Thị Thu Hương (2003) xuất phát từ một cấu trúc hỏi (cấu trúc “có
… không”) trên cơ sở so sánh với một kiểu câu hỏi của tiếng Anh (yes – no
question), đã tìm ra tất cả các hiệu lực tại lời của nó, ví dụ như Câu hỏi có giá trị
như một lời yêu cầu, đề nghị hoặc ra lệnh, câu hỏi có giá trị như một lời mời, câu
hỏi diễn tả sự mong muốn được người khác giúp đỡ, câu hỏi nhằm có được sự đồng
tình của người nghe, câu hỏi diễn đạt sự không đồng ý, câu hỏi có giá trị phủ định,


5

câu hỏi có giá trị cảm thán, câu hỏi thể hiện sự nghi ngờ, câu hỏi thể hiện sự ngạc
nhiên.
Câu hỏi càng lúc càng được chú ý ở phương diện hành chức, Mai Thị Kiều
Phượng (2007) chủ yếu nghiên cứu đặc điểm của HV hỏi được thực hiện bằng phát
ngôn hỏi trong một lĩnh vực nhất định của đời sống (mua bán). Từ đó, tác giả trình
bày đặc điểm ba bình diện câu hỏi trên cả hai đích ngữ dụng chính danh và phi
chính danh.
Nghiên cứu câu hỏi nhưng Lê Anh Xuân (1999, 2000, 2001, 2006) không
khảo sát câu hỏi mà khảo sát câu trả lời. Ví dụ, để trả lời cho câu hỏi chính danh,
tác giả cho rằng người nói không nhất thiết phải sử dụng câu trần thuật hay câu cầu
khiến mà có thể sử dụng nhiều loại câu khác nhau, trong đó có cả câu hỏi. Trả lời
bằng câu hỏi nhưng người nói hoàn toàn có thể thực hiện được các HV khác hỏi
như khẳng định, phủ định, biện minh hay giải thích, … Dùng câu trả lời để khảo sát

đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ dụng của câu hỏi là một hướng nghiên cứu tuy không mới
nhưng rất có ý nghĩa.
Nhìn chung, công trình nghiên cứu của các nhà Việt ngữ học, trong một thời
gian dài, về ba bình diện kết học, nghĩa học và dụng học của câu hỏi đã đạt được
những thành tựu lớn. Trong luận án này, chúng tôi xem những thành tựu đó như
những tiền đề quan trọng, làm cơ sở để khảo sát đặc điểm câu hỏi tiếng Việt dưới
một góc nhìn còn khá mới mẻ: lý thuyết TT.
2.2. Lý thuyết TT
V.Mathesius (1929) có lẽ là người đầu tiên đề cập đến lý thuyết về phân
đoạn thực tại câu (Funtional Sentence Perpective – FSP) và những đơn vị có chức
năng chuyển tải TT của câu trong quá trình giao tiếp với sự phân định hai thành
phần TT cái đã biết/ cái chưa biết (known/ unknown) ứng với cái cũ/ cái mới
(given/ new). J. Firbas (1966) khi nói về “tỉ lực thông báo” (Communicative
Dynamism – CD) trong câu đã tóm tắt như sau “Các thành phần của câu nối tiếp
nhau theo thứ tự của tỉ lực thông báo mà mỗi thành phần đóng góp, bắt đầu từ mức
thấp nhất và dần dần chuyển thành mức cao nhất” [173, tr.240)]. Chính quan điểm
đồng nhất hai thành phần TT cũ và mới với hai thành phần trong cấu trúc nội dung
mệnh đề của câu là đề và thuyết đã dẫn các nhà ngôn ngữ học trong trường phái


6

Prague này đến chỗ “lẫn lộn không những giữa cấu trúc đề - thuyết với cấu trúc
thông báo, mà cả giữa cấu trúc đề - thuyết với những hiện tượng tiêu điểm hóa
(focalisation) trên trục đối vị (cường điệu – emphase) và trên trục kết hợp (tương
phản – contract)” [61, tr.79].
M.A.K.Halliday (1967, 1985, 1991) là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ
“cấu trúc thông tin” (information structure) trong một bài viết về hiện tượng ngôn
điệu trong lời nói năm 1967. Từ hai thành phần TT mà V. Mathesius và các học trò
đã phân định trước đó, M.A.K.Halliday định danh thành TT cũ và TT mới, trong đó

TT mới là cái mà người nói giả định người nghe chưa biết và cần biết, còn TT cũ là
cái giả định người nghe đã chia sẻ được từ người nói. Sự phân bố thường gặp của
hai thành phần TT này là cũ - mới. Khắc phục nhược điểm của các tác giả lý thuyết
phân đoạn thực tại câu, Halliday cho rằng không phải lúc nào trật tự hai thành
phần TT cũ mới cũng trùng với trật tự đề - thuyết trong câu. Một cái đề tương phản
hoàn toàn có thể là một TT mới.
S.Dik (1978) cho rằng sự phân chia TT trong câu không nhất thiết như một
cấu trúc lưỡng phân mà chỉ như hai thành phần rời nhau và có thể không choán hết
cả câu. Trong phần trình bày về đề (theme, topic), Dik có đề cập đến TĐ (focus) mà
theo ông đó là bộ phận có chức năng dụng pháp thể hiện thành phần TT quan trọng
nhất, nổi bật nhất trong câu.
R.Dooley (1982), tương tự như S.Dik, khi phân tích cấu trúc câu của tiếng
Guarani, cũng nêu rõ TĐ là hạt nhân dụng pháp mang thông báo quan trọng nhất
của câu và có tác dụng cơ bản đến lực ngôn trung. Chính cái lõi này sẽ cho biết cái
gì là trọng tâm thông báo của câu hỏi chính danh và thông tin nào là quan yếu trong
câu trả lời tương hợp.
N.Chomsky (1971) xác định hai thành phần TT cơ bản trong câu là TT cũ –
TT mới và thay thuật ngữ chủ đề - thuật đề ( theme – rheme), đề - thuyết ( topic –
comment) thành thuật ngữ tiền giả định - TĐ. Trong đó, TT tiền giả định tuy là TT
không bắt buộc phải hiển ngôn trong câu, tức có thể tồn tại ngoài câu, nhưng luôn
là yếu tố đóng vai trò tiền đề trong việc xác định TĐ. Cặp thuật ngữ này được rất
nhiều nhà ngữ học như R.Jackendoff (1972), M.Rooth (1985), E.Vallduvi và
R.Zacharski (1994), D.Buring (2005), S.Calhoun (2007), … sử dụng. Về sau,


7

M.Kriffka (1992, 2001, 2006) dùng cặp thuật ngữ khác thay thế là TT nền - TĐ
(common ground – focus).
K.Lambrecht (1994) chia hết TT trong câu thành hai phần gọi là TGĐ ND

và XN ND tương ứng với TT cũ và TT mới, cái xác định và cái cần thông báo. Dựa
trên tiêu chí quy mô vùng tiêu điểm gắn với chức năng giao tiếp cụ thể, ông đề xuất
ba mô hình CTTT tương ứng với hai phạm vi rộng và hẹp. Mỗi kiểu CTTT có cơ
cấu TT TGĐ ND và TT XN ND riêng, trong đó TT XN ND có thể được giới hạn
trong phạm vi một tham tố, nội dung sự tình mà hoặc trải dài trên phạm vi cả sự
tình. Quan điểm của Lambrecht được nhiều nhà ngữ học đồng tình và sử dụng
trong các nghiên cứu của mình như D.Bolinger (1995), R.Van Valin (1997),
E.V.Rodinova (2001), C.Breul (2004), … Mỗi tác giả có những bổ sung riêng, tuy
nhiên, về cơ bản, họ tiếp nhận quan điểm của Lambrecht.
Ngoài bình diện cú pháp, các nhà ngữ học còn khảo sát CTTT trên các bình
diện khác. M. Steedman (2002, 2003) tập trung khảo sát hoạt động của trọng âm
chỉ xuất TĐ TP thông qua hai lớp cấu trúc trong một đơn vị TT. Theo ông, lớp
ngoài cùng được biểu thị bằng ngữ điệu phân đoạn đề - thuyết có chức năng phân
đoạn đơn vị thông tin, còn lớp bên trong là khu vực hoạt động của trọng âm cường
điệu với chức năng đánh dấu TĐ TP. Như vậy, bằng việc phân tích cấu trúc đơn vị
TT, Steedman đã nêu được vai trò của các đơn vị ngữ âm trong việc đóng gói và
chuyển đích ngữ dụng của TT.
Trong lĩnh vực nghiên cứu tiếng Việt, hầu như đến nay chưa có một công
trình lớn nào bao quát được tất cả các vấn đề của CTTT. Ngoài một số bài báo
mang tính chuyên đề của các tác giả như Lý Toàn Thắng (1981), Nguyễn Hồng
Cổn (2001, 2004, 2010), Trần Hữu Mạnh (2004), Nguyễn Thị Thanh Huyền (2008,
2010), …, vấn đề này chỉ được trình bày một cách sơ lược dưới dạng một tiểu mục
trong các sách nghiên cứu của tác giả Trần Ngọc Thêm (1985), Cao Xuân Hạo
(1991), Hồ Lê (1991), Nguyễn Thiện Giáp (2000), Đỗ Hữu Châu (2001), Diệp
Quang Ban (2005), …


8

3. Mục đích nghiên cứu

Việc thực hiện luận án này nhằm mục đích là vận dụng một lý thuyết còn
khá mới mẻ ở Việt Nam, lý thuyết CTTT, để giải quyết một số bình diện của câu hỏi
tiếng Việt.
Nói cụ thể, nghiên cứu của chúng tôi trả lời những câu hỏi sau:
Trong câu hỏi tiếng Việt, các thành phần TT được thể hiện như thế nào, kể
cả câu hỏi chính danh và câu hỏi phi chính danh?
Các phương tiện ngôn ngữ, gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, đảm nhận vai
trò gì trong việc đánh dấu TĐ câu hỏi tiếng Việt?
Câu hỏi thể hiện những TT gì trong giao tiếp và nó đảm nhiệm những chức
năng gì trong tương tác HT?
Nhìn chung, trả lời các câu hỏi này, luận án cũng chỉ nhằm góp phần giải
quyết những vấn đề rất chung của ngôn ngữ là:
Chúng ta làm gì khi chúng ta nói?
Chúng ta thật sự nói gì khi chúng ta nói?
Vì thế, theo chúng tôi, đề tài rất thiết thực và hướng giải quyết vấn đề cũng
khả thi, chẳng những có ý nghĩa về mặt lý thuyết mà còn có giá trị về mặt thực tiễn.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Như tên gọi đề tài, luận án chủ yếu tập trung giải quyết những vấn đề thuộc
đặc điểm của câu hỏi tiếng Việt dưới góc nhìn lý thuyết CTTT. Đối tượng được
xác định là câu có hình thức hỏi trong bất kỳ ngữ cảnh nào của HT và phạm vi
nghiên cứu là ba bình diện của câu hỏi, đặc biệt bình diện dụng học. Từ đó, luận án
sẽ rút ra những điểm giống và khác nhau giữa hai cách sử dụng chính danh và phi
chính danh, làm cơ sở cho việc khảo sát vai trò câu hỏi trong giao tiếp. Để phục vụ
cho việc xử lý TT của các nhân vật giao tiếp cũng như đảm bảo tính phù hợp với
ngữ cảnh giao tiếp, luận án sẽ trình bày thêm đặc điểm cấu trúc tương thích, xem
đây như một yêu cầu quan trọng trong việc sử dụng ngôn ngữ trong tương tác HT.


9


5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án đề ra những nhiệm vụ nghiên cứu như sau:
Đi tìm và lý giải, trên cơ sở phân tích, so sánh và tổng hợp, một cấu trúc câu
hỏi phù hợp với mọi hoàn cảnh giao tiếp mà ở đây chúng tôi tạm gọi đây là cấu
trúc câu hỏi tương thích.
Miêu tả hai thành phần TT cơ bản cũng như các kiểu thông tin của câu hỏi
tiếng Việt trên cơ sở chấp nhận quan điểm ngôn ngữ học của K.Lambrecht (1994).
Việc trình bày đặc điểm câu hỏi tuy không tách bạch từng bình diện, song qua đặc
điểm CTTT, chúng tôi hy vọng sẽ làm rõ đặc điểm của các bình diện. Cách trình
bày này cũng có thuận lợi riêng, vì giải quyết được mối quan hệ rất mật thiết giữa
ba bình diện ở cấp độ câu, cụ thể là câu hỏi.
Khảo sát mối quan hệ và các bước chuyển từ câu hỏi dùng để hỏi, sang
câu hỏi không dùng để hỏi xét ở góc độ cấu trúc thông tin, xem tại sao một câu
như thế này là dùng để hỏi:
(1)

a- Anh có mệt không?

Trong khi một câu khác cũng có cấu trúc như thế nhưng không dùng để hỏi:
b- Anh có rảnh không?
Và một câu cũng hoàn toàn là cấu trúc ấy song chỉ dùng để đe dọa:
c- Con có muốn ăn đòn không?
Hay như hai câu hỏi sau đây:
(2)

a- Anh nói gì?

Và:
b- Anh nói gì mà kỳ vậy?

mà theo những trải nghiệm thông thường, các câu hỏi (1)a, (2)a dùng để hỏi,
còn các câu (1)b, (2)b không dùng để hỏi.
Trình bày vai trò của câu hỏi trong tương tác HT để thấy hết tầm quan
trọng trong giao tiếp của HV hỏi. Nhân việc khảo sát đặc điểm của câu hỏi, chúng
tôi cũng muốn góp một tiếng nói làm phong phú thêm bức tranh về tương tác HT.

6. Nguồn tài liệu tham khảo và ngữ liệu


10

Để thực hiện luận án này, chúng tôi đã sử dụng một nguồn tài liệu và ngữ
liệu khá phong phú.
Về tài liệu tham khảo:
- Đó là các công trình nghiên cứu trong nước được công bố dưới dạng báo
hoặc sách, không chỉ về các vấn đề trình bày trong luận án mà còn về các vấn đề
liên quan.
- Đó là các công trình nghiên cứu nước ngoài, chủ yếu là các công trình
mang tính lý thuyết cơ sở được dịch sang tiếng Việt
- Và cả các công trình nước ngoài chưa được dịch sang tiếng Việt, chủ yếu
là sách tham khảo tiếng Anh.
Về ngữ liệu:
- Ngữ liệu trích lại của các tác giả đi trước
- Ngữ liệu sưu tập trong hội thoại hàng ngày
- Ngữ liệu sưu tập trên báo chí và một số tác phẩm văn chương

7. phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình tiếp cận, khảo sát, phân tích và lý giải đối tượng, luận án
tuân theo những nguyên tắc và sử dụng những phương pháp vốn có hiệu lực trong
khoa học nói chung cũng như trong ngành ngôn ngữ học nói riêng.

Về nguyên tắc, trước hết, phải kể đến nguyên tắc bao quát tối đa về nguồn
tài liệu, trong chừng mực có thể có được. Chúng tôi cố gắng tìm đọc, càng nhiều
càng tốt, các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, từ những công trình viết
về CTTT đến những công trình nghiên cứu về đặc điểm câu hỏi tiếng Việt.
Sau nữa là nguyên tắc điều tra thực tế cách sử dụng câu hỏi tiếng Việt
trong giao tiếp.
Hai công việc này tuy được tiến hành cùng một lúc nhưng độc lập nhau: việc
bao quát tài liệu tham khảo cho cái nhìn bước đầu về đối tượng còn việc xử lý tư
liệu giúp nắm rõ hơn những đặc điểm của đối tượng. Trên cơ sở đó, luận án thống
kê, phân tích, lý giải và rút ra các đặc điểm phổ quát về câu hỏi.


11

Về phương pháp, vì đối tượng nghiên cứu là đơn vị tập hợp đủ ba bình diện
của ngôn ngữ nên hệ phương pháp được lựa chọn một mặt phải đảm bảo các tiền đề
lý thuyết, mặt khác phải có giá trị thực hành.
Có thể hình dung công việc nghiên cứu như sau: xuất phát từ những luận
điểm cơ bản về CTTT theo quan điểm ngôn ngữ học của K. Lambrecht (1994), trên
cơ sở xử lý tư liệu về cách sử dụng của câu hỏi trong thực tế, chúng tôi tiến hành
khảo sát và sau đó miêu tả các thành phần TT trong câu hỏi, xem trong câu hỏi, kể
cả chính danh và phi chính danh, hai thành phần TT được thể hiện như thế nào, TĐ
NV có đặc điểm gì. Tiếp theo, chúng tôi so sánh, đối chiếu để tìm ra những điểm
giống và khác nhau cũng như các bước chuyển dưới góc độ CTTT của câu hỏi
chính danh và câu hỏi phi chính danh. Bên cạnh đó, chúng tôi còn phân tích các
kiểu thông tin mà câu hỏi có thể thể hiện, vai trò của các phương tiện ngôn ngữ
trong việc đánh dấu TĐ câu hỏi và vai trò của câu hỏi trong tương tác hội thoại.
Cuối cùng, tổng hợp những kết quả thu được, chúng tôi cố gắng rút ra một cái nhìn
khái quát về đặc điểm của câu hỏi dưới góc độ lý thuyết TT. Như vậy, ngoài một số
thủ pháp mà bất cứ công trình nghiên cứu nào cũng phải sử dụng như sưu tập, xử lý

tư liệu, phân loại, thống kê, tổng hợp, cách tiếp cận của luận án dựa vào ba phương
pháp chính:
Phương pháp miêu tả, phân tích ngữ cảnh
Vì chú ý đến bình diện hành chức của câu hỏi nên khi nghiên cứu, luận án
không trừu xuất đối tượng ra khỏi hoàn cảnh giao tiếp, chẳng những thế, còn cố
gắng miêu tả và phân tích cả ngữ cảnh hẹp lẫn ngữ cảnh rộng. Đối với ngữ cảnh
hẹp, luận án chú ý đến sự tương tác của các yếu tố ngôn ngữ; Đối với ngữ cảnh
rộng, luận án chú ý đến sự chi phối của các yếu tố phi ngôn.
Phương pháp so sánh - đối chiếu
Khi khảo sát đặc điểm CTTT của câu hỏi chính danh và phi chính danh, luận
án tiến hành so sánh, đối chiếu để tìm những điểm tương đồng và dị biệt giữa
chúng. Đặc biệt, từ những điểm tương đồng và dị biệt ấy, luận án phát hiện ra mối
quan hệ cũng như những bước chuyển từ cách sử dụng để thu nhận TT sang cách
sử dụng để truyền đạt TT của câu hỏi.
Phương pháp hệ thống hóa


12

Luận án tôi tiến hành phân loại, sắp xếp, lý giải mối quan hệ, … của đơn vị
khảo sát làm cơ sở tổng hợp và khái quát những đặc điểm chung. Trên cơ sở của
đặc điểm chung, luận án hệ thống hóa thành những luận điểm cụ thể. Đây cũng là
căn cứ để luận án trình bày những nhận xét, kết luận của mình về đối tượng nghiên
cứu.

8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Luận án chẳng những có ý nghĩa về mặt lý thuyết mà còn có giá trị về mặt
thực tiễn.
Về lý thuyết, luận án muốn góp phần làm rõ thêm một số đặc điểm của câu
hỏi tiếng Việt dưới góc độ lý thuyết TT, cụ thể là các vấn đề sau:

Lấp đầy một số ô trống mà các công trình khác còn để lại. Đã có rất nhiều
công trình nghiên cứu về đặc điểm câu hỏi tiếng Việt ở cả ba bình diện, đặc biệt là
câu hỏi chính danh, tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề mà do nhiều nguyên nhân
khác nhau, các công trình ấy không đề cập hoặc đề cập một cách không đầy đủ và
thiếu tính hệ thống, ví dụ như sự chuyển đổi của câu hỏi từ cách dùng để hỏi sang
cách dùng không hỏi, ...
Sử dụng một lý thuyết còn khá mới mẻ, lý thuyết CTTT, thuộc ngành ngữ
dụng học để xử lý một vấn đề không mới. Lý thuyết CTTT tuy đã được quan tâm
nhưng hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu về câu hỏi tiếng Việt nào lấy lý
thuyết này làm cơ sở và trình bày vấn đề một cách có hệ thống. Sử dụng lý thuyết
này luận án xem như là một cách đóng góp vào những vấn đề mang tính lý luận của
ngôn ngữ học hiện nay.
Từ việc nghiên cứu câu hỏi, chúng tôi cho rằng có thể mở rộng phạm vi sang
các loại câu khác. Nhìn chung, khi thực hiện chức năng giao tiếp, ngôn ngữ được
hiện thực hóa thành những câu nói cụ thể và mỗi câu như thế được xem là một cách
thức truyền đạt những nhận định mà nội dung là thông báo những sự thế của thế
giới khách quan (hoặc có thật hoặc tưởng tượng) theo cách tri giác và tư duy của
người nói. Nói chung, cái cuối cùng người ta trao đổi và tác động vào nhau, qua
ngôn ngữ, chính là TT. Tổ chức một câu hay một diễn ngôn như thế nào đó, biểu
hiện nghĩa ra sao, phản ánh sự tình gì, đặt trong ngữ cảnh giao tiếp nào, mục đích


13

cuối cùng vẫn là phục vụ cho việc truyền đạt và tiếp nhận TT của các nhân vật giao
tiếp.
Về thực tiễn, những kết luận của luận án có thể vận dụng vào một số lĩnh
vực hoạt động của tiếng Việt sau:
Vận dụng vào việc giảng dạy tiếng Việt với tư cách là một ngoại ngữ, giúp
người nước ngoài hiểu hơn về sự phong phú và tinh tế của tiếng Việt.

Vận dụng vào việc dạy tiếng Việt trong nhà trường phổ thông, giúp học sinh
giải quyết một số vấn đề thuộc phạm vi câu hỏi theo hướng xử lý TT, ví như xác
định hai thành phần TT của câu hỏi chính danh và câu hỏi phi chính danh, giải
thích tại sao có thể sử dụng một cấu trúc hỏi cho hai đích ngữ dụng khác nhau trong
những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau, … Từ câu hỏi, học sinh sẽ tìm hiểu sang các
loại câu khác và các em có thể thấy được sự giàu đẹp của tiếng Việt để thêm yêu
quý tiếng Việt.
Góp thêm một tiếng nói có ý nghĩa vào việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng
Việt.

9. Đóng góp của luận án
Luận án một mặt làm rõ đặc điểm của câu hỏi tiếng Việt dưới góc nhìn của
lý thuyết TT ở cả hai đích ngữ dụng thu nhận và truyền đạt TT, mặt khác, tìm hiểu
mối quan hệ giữa câu hỏi được sử dụng chính danh với câu hỏi được sử dụng phi
chính danh. Đề tài của luận án không phải là đề tài mới nhưng chúng tôi hy vọng sẽ
trình bày được một cách nhìn mới, xem câu hỏi tổ chức như thế nào, biểu hiện nội
dung gì, được sử dụng ra sao trong cái trục ngữ nghĩa – ngữ dụng cơ bản là hai
thành phần TT, TGĐ ND và XN ND, của nó. Chúng tôi theo quan điểm của
K.Lambrecht (1994), trên cơ sở tiếp cận từ bình diện hình thức, sẽ làm rõ mối quan
hệ giữa các thành phần TT và đích ngữ dụng của câu hỏi, từ đó khẳng định sự chi
phối của CTTT đến sự lựa chọn thể hiện của các yếu tố ngôn ngữ và khẳng định sự
tồn tại tự nhiên của CTTT ở mọi dạng biểu đạt trong ngôn ngữ.

10. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án bao gồm ba chương:


14

Chương 1 giới thiệu tổng quan về mối quan hệ của CTTT và câu hỏi tiếng

Việt.
Chương 2 trình bày đặc điểm CTTT của câu hỏi, kể cả câu hỏi chính danh
và câu hỏi phi chính danh, có chú ý đến các kiểu TT mà câu hỏi thể hiện.
Chương 3 khảo sát vai trò của các phương tiện ngôn ngữ, bao gồm ngữ âm,
từ vựng, ngữ pháp, trong việc đánh dấu TĐ của câu hỏi tiếng Việt và vai trò của
câu hỏi trong tương tác HT.


15

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Ngữ pháp truyền thống tiếp cận câu hỏi từ phương diện mục đích phát ngôn
và tuy chưa hình dung một cách sáng rõ nhưng thực chất ít nhiều đã đụng chạm đến
bình diện dụng học. Các nhà nghiên cứu đã định nghĩa, phân loại, xác định hình
thức câu theo cái mục đích đó. Kết quả của việc làm này là câu hỏi được nhận diện
như một phương tiện thực hiện công năng đặc trưng hỏi và yêu cầu được trả lời.
Đến khi quan sát câu hỏi trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, nhận thấy nó không chỉ
có cái công năng đặc trưng đó mà còn rất nhiều công năng khác, nhiều tác giả đã
lúng túng và thêm vào một phần như ghi chú: câu hỏi nhưng không thực hiện mục
đích hỏi (câu hỏi giả). Ngữ pháp chức năng và ngữ pháp chức năng hệ thống luôn
cố gắng đẩy mạnh việc nghiên cứu câu hỏi theo hướng ngữ nghĩa, ngữ dụng với các
yếu tố như lực ngôn trung, tiền giả định, hàm ý, HT, lập luận, tính liên nhân, phép
lịch sự, chiến lược giao tiếp, …. Theo quan điểm của trường phái này, câu trả lời
được xem là một trong những nhân tố quan trọng xác định nghĩa của câu hỏi: tất cả
các câu trả lời có thể có được cho một câu hỏi chính là nghĩa của câu hỏi đó. Ngôn
ngữ học tri nhận tiếp cận câu hỏi ở bình diện ngữ nghĩa. Câu hỏi được xem là một
phương tiện thực hiện việc thu nhận tri thức, là cơ sở hình thành nên kinh nghiệm
và sau đó là các cách ý niệm hóa. Để thực hiện HV hỏi, người bản ngữ tạo ra một
số khuôn mẫu lời nói nhất định. Có thể xem câu hỏi như một phạm trù tri nhận gồm

có nhiều tiểu loại phạm trù khác nhau. Mỗi phạm trù có một điển dạng và các hiện
tượng mờ mà các hiện tượng mờ này rất dễ trở thành thành viên cho các phạm trù
khác.
Trong chương này, chúng tôi sẽ trình bày những lý luận như mối quan hệ
giữa ngôn ngữ và lời nói, lý thuyết CTTT và mối quan hệ giữa CTTT với câu hỏi,
cấu trúc câu hỏi tương thích, … làm cơ sở cho việc triển khai nội dung khảo sát là
đặc điểm câu hỏi tiếng Việt ở hai đích ngữ dụng thu nhận và truyền đạt TT dưới


16

góc nhìn của lý thuyết TT. Trong luận án, chúng tôi một mặt vẫn đặt đối tượng
khảo sát của mình trong mối quan hệ với những thành tựu chung của ngôn ngữ học
hiện đại nhưng mặt khác giải pháp cho đề tài luận án là theo định hướng của ngữ
pháp chức năng.

1.1. MỐI QUAN HỆ GIỮA NGÔN NGỮ VÀ LỜI NÓI, GIỮA CÂU VÀ
PHÁT NGÔN
Chúng tôi lấy việc giải quyết mối quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói, giữa câu
và phát ngôn làm cơ sở lý thuyết chung là vì đối tượng nghiên cứu của đề tài vừa là
câu (thuộc hệ thống, ngôn ngữ) vừa là phát ngôn (thuộc thành phẩm, lời nói). Hai
yếu tố này, trong một thời gian dài (ở thời kỳ tiền ngữ pháp chức năng), được phân
chia thứ bậc và ranh giới xác định trong ngôn ngữ học: ngôn ngữ là đối tượng
chính, đối tượng duy nhất, đích thực; lời nói là bộ phận ngoại vi. Phải đến khi ngữ
pháp chức năng ra đời, cùng với nó là sự xuất hiện của khuynh hướng ngữ dụng
học, thì mối quan hệ mang tính logic hệ thống- sản phẩm này mới được giải quyết
thỏa đáng, như Cao Xuân Hạo từng nói “Lời nói là sự hiện thực hóa ngôn ngữ, là
ngôn từ trong hoạt động thực sự của nó. Trong toàn bộ những sách vở và những
phát ngôn về ngôn ngữ không thể có lấy một nhận định nào, một ý kiến nào có liên
quan đến ngôn ngữ mà không được rút ra từ một câu nói cụ thể” [61, tr.26]. Cho

đến nay thì phần lớn các nghiên cứu về ngôn ngữ đều hướng vào lời nói, dùng
thành tựu của lời nói để soi sáng đặc điểm ngôn ngữ.
Theo J.Lyons (2006), việc phân biệt giữa ngôn ngữ và lời nói, mà sau đó là
những ảnh hưởng sâu sắc đến ngành ngôn ngữ học, có lẽ bắt đầu từ tính nước đôi
về quy loại (categorially ambivalent) xét theo đặc trưng ngữ nghĩa quan yếu về số
tính (countability) của từ “language” trong tiếng Anh “Biểu thức chứa nó có thể
dùng để chỉ không phải là tập hợp các ngôn ngữ mà mỗi thành viên là (hoặc có thể
miêu tả như là) một hệ thống của các từ và các quy tắc ngữ pháp, mà là để chỉ
những sản phẩm (cái được sử dụng) ở dạng nói hay dạng viết của một tập hợp các
hệ thống cụ thể” [87, tr.36]. Để làm giảm sự mơ hồ và lẫn lộn về tính lưỡng nghĩa
hệ thống – sản phẩm này, một số nhà ngôn ngữ học đã đặt ra các thuật ngữ để thay
thế, F.d.Saussure (1916) với ngôn ngữ và lời nói, N.Chomsky (1965) với ngữ năng


17

và ngữ thi, J.Lyons (1977) với hệ thống và sản phẩm, .v.v. Dĩ nhiên, các thuật ngữ
này không có sự trùng khớp hoàn toàn về nội hàm và ngoại diên.
F.d.Saussure nhấn mạnh tính xã hội của ngôn ngữ để không xem lời nói là
đối tượng nghiên cứu (vì lời nói mang đậm tính cá nhân). Quan điểm của Saussure
về sau chịu nhiều chỉ trích của các nhà ngôn ngữ học, như J.L.Austin (1962). Với lý
thuyết hành động ngôn từ, J.L.Austin chỉ rõ hoạt động ngôn từ thông qua những lời
nói cụ thể chính là một hoạt động xã hội. Lý thuyết của J.L.Austin được đánh giá là
“một lý thuyết về dụng học mang tính xã hội. Lý thuyết này cho rằng nói là một
họat động trong khuôn khổ những thiết chế và những quy ước xã hội đã được giả
định và chấp nhận bởi các thành viên hay những người tham gia tương tác” [87,
tr.249]. Như vậy, ngôn ngữ trong quá trình thực hiện chức năng quan trọng nhất mà
cũng là lý do tồn tại của nó – giao tiếp – không chỉ chịu sự quy định của hệ thống
cấu trúc nội tại mà còn chịu sự chi phối của các yếu tố thuộc môi trường tồn tại như
đặc điểm nền văn hóa, chuẩn tắc xã hội, đặc tính tư duy dân tộc, các quy tắc giao

tiếp, chiến lược giao tiếp, .v.v.
Trở lại mối quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói, chúng tôi muốn nhấn mạnh
quan điểm của J.Lyons (2006): ngôn ngữ thuộc hệ thống, mang tính tiềm tàng; lời
nói mang tính sản phẩm, hiện thực như ông từng nói “Sự phân biệt mang tính bản
chất ở đây là sự phân biệt giữa một hệ thống (gồm một bộ các quy tắc ngữ pháp và
một vốn từ vựng) với cái sản phẩm (cái được sử dụng) của chính cái hệ thống đó”
[87, tr.38]. Theo đó là sự phân biệt giữa câu và phát ngôn “Phát ngôn là dạng thức
phụ thuộc vào văn cảnh của câu cụ thể” [87, tr.53]. Điều đó cũng có nghĩa là khi
nói đến câu là nói đến tính đúng ngữ pháp và tính độc lập của nghĩa ở mức độ cao
đối với văn cảnh; còn nói đến phát ngôn là nói đến tính khả chấp (caculability),
không trọn vẹn về mặt ngữ pháp và tính phụ thuộc của nghĩa vào văn cảnh, nghĩa
của phát ngôn được xác định bởi chính cái ngữ cảnh chứa phát ngôn đó.
Câu và phát ngôn còn khác nhau ở cách sử dụng. Ở đây, chúng tôi muốn nói
về câu hỏi: câu hỏi thuộc vào loại được dùng theo lối đặc trưng (characteristic use)
để hỏi; phát ngôn hỏi, tùy theo hoàn cảnh giao tiếp, bên cạnh dùng cho mục đích
hỏi, còn được dùng cho những mục đích khác hỏi, tức dùng theo lối không đặc
trưng (non-characteristic use) tạo nên hàm ý (implication). Đó là chưa kể, một cấu


18

trúc ngữ pháp, trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau, có thể được sử dụng
theo những hàm ý khác nhau và được xử lý TT theo những cách khác nhau. Trong
luận văn này, chúng tôi dùng thuật ngữ câu để gọi cả câu hỏi và phát ngôn hỏi.

1.2. CẤU TRÚC TƯƠNG THÍCH CỦA CÂU HỎI
Việc nghiên cứu ngôn ngữ theo quan điểm động, xem hoạt động giao tiếp là
một hoạt động xã hội có tính tương tác cao, đứng ở góc độ của người tạo lập văn
bản, có tính đến yếu tố hoàn cảnh và năng lực của Sp2, đã giúp tác giả Mai Thị
Kiều Phượng (2007) tìm ra một cấu trúc rất thỏa đáng cho phát ngôn: cấu trúc lựa

chọn. Cấu trúc này vốn có cơ sở từ những vấn đề lựa chọn ngôn từ sao cho đạt hiệu
quả giao tiếp do các nhà ngôn ngữ học như L.Wittgenstein (1962), C.W.Morris
(1938), K.Carnap (1942), J.Bar Hiller (1954), J.Austin (1962), R.Mongtague
(1968), J. Searle (1969), …xây dựng trong khoảng nửa đầu thế kỷ XX, được xem là
lý thuyết nền tảng của ngữ dụng học. Cấu trúc lựa chọn có thể hiểu là một sự lựa
chọn mang tính chiến lược các yếu tố ngôn ngữ để tạo thành các tổ hợp phù hợp
với hoàn cảnh, mục đích giao tiếp nhằm đạt được hiệu quả giao tiếp cao nhất.
“Thực chất và cái đích của cấu trúc lựa chọn là xác lập hiệu lực giao tiếp theo
hướng hiển ngôn và hàm ngôn, lấy cấu trúc hiển ngôn làm hình thức cho cấu trúc
hàm ngôn. Đồng thời là sự chú ý mối quan hệ giữa phạm trù ngôn ngữ và phạm trù
phi ngôn ngữ” [117, tr.25].
Tuy rất tâm đắc với cấu trúc lựa chọn nhưng chúng tôi lại đề cao tính phù
hợp (compatibility) với hoàn cảnh giao tiếp của phát ngôn hơn – chúng tôi tạm gọi
là cấu trúc tương thích. Lựa chọn có thể xem như một thao tác bắt buộc khi sử
dụng ngôn ngữ và cấu trúc lựa chọn là một cấu trúc hiển nhiên tồn tại trong ngôn
ngữ vì hầu như nói bất cứ điều gì, Sp1 cũng đã trải qua thao tác lựa chọn. Song
đứng từ góc độ ngữ cảnh, cấu trúc ấy có tương thích với những yêu cầu của ngữ
cảnh hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có năng lực ngữ dụng của
những người tham gia giao tiếp.
1.2.1. Vai trò của ngữ cảnh trong việc xác định nghĩa của câu
Ngữ cảnh, bao gồm ngữ cảnh rộng (nền văn hóa, kiến thức khoa học, bức
tranh thế giới, các chuẩn tắc xã hội, …) và ngữ cảnh hẹp (không gian và thời gian,


19

tính chính thức, nghi thức hay không chính thức, nghi thức của cuộc thoại, …), là
yếu tố phi ngôn nhưng giữ vai trò rất quan trọng đối với sự lựa chọn các cấu trúc
ngôn ngữ. Khác với ngữ cảnh, ngôn bản là một chuỗi câu tạo nên diễn ngôn và
chuỗi câu ấy “không phải đơn giản chỉ được xếp cạnh nhau trên chuỗi mà phải gắn

bó với nhau theo một cách thức thích hợp nào đó về ngữ cảnh. Ngôn bản, với tư
cách là một thể toàn vẹn cần thể hiện các đặc trưng có liên quan, song có thể phân
biệt được với nhau căn cứ vào tính liên kết và tính mạch lạc” [87, tr.274]. Để tạo
nghĩa và xác định nghĩa cho phát ngôn “ngôn bản và ngữ cảnh bổ sung cho nhau,
cái này tiền giả định cái kia. Ngôn bản là thành tố của cái ngữ cảnh mà nó được
sản sinh ra, còn ngữ cảnh được tạo ra liên tục biến cải và thay đổi diện mạo nhờ
vào những ngôn bản mà Sp1 nói/ viết trong những tình huống cụ thể.” [87, tr.275]
Về vai trò của ngữ cảnh và ngôn cảnh đối với việc xác định nghĩa của phát
ngôn, cũng theo J.Lyons (2006), ngữ cảnh quy định nghĩa của phát ngôn ở ba mức
độ phân biệt:
- Cho biết câu nào được nói ra
- Làm rõ mệnh đề được thể hiện (nếu có một mệnh đề được thể hiện)
- Cho biết rõ mệnh đề đang xét ấy thể hiện lực ngôn trung cụ thể nào
Như vậy, chính ngữ cảnh đã mang đến cho phát ngôn một lượng không nhỏ
TT và cũng chỉ có ngữ cảnh mới cho biết được hiện dạng (tokens) nào là tương
thích còn hiện dạng nào là không tương thích. Thực tế cho thấy, việc mã hóa và
giải mã TT, đặc biệt đối với những CTTT mang tính đa tầng, nếu không đạt được
sự thống nhất thì chủ yếu là do các nhân vật giao tiếp không chia sẻ được với nhau
TT nền từ ngữ cảnh và ngôn cảnh.
T.Givón (1989) cũng cho rằng ngữ cảnh quyết định hai yếu tố nghĩa và tính
hữu dụng của câu. Tạo lập và truyền đạt câu là để cung cấp hoặc tiếp nhận một nội
dung mới (nhận thức, hành động, tình cảm) song cần lưu ý rằng, lượng TT mới
thêm vào tính theo tỉ lệ TT trong mệnh đề là rất nhỏ còn lượng TT liên quan làm
nền giúp ta hiểu được TT mới là rất lớn. Những TT nền này do ngữ cảnh rộng và
hẹp quy định, phần lớn trong số chúng nằm trong bức tranh chung về thế giới của
chúng ta.


20


1.2.2. Khái niệm cấu trúc tương thích
Có thể hiểu cấu trúc tương thích là kết quả của quá trình lựa chọn và cấu
trúc hóa các yếu tố ngôn ngữ, xác lập hiệu lực giao tiếp dựa trên mối quan hệ suy ý
của TT hiển ngôn và hàm ngôn, phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp và phù hợp với
năng lực ngữ dụng của người tiếp nhận, phục vụ cho những chiến lược giao tiếp
nhất định.
Mối quan hệ logic của cấu trúc tương thích và ngữ cảnh là mối quan hệ
mang tính điều kiện – kết quả. Ngữ cảnh giữ vai trò quyết định cho sự hình thành
và sử dụng của cấu trúc tương thích, ngược lại, một cấu trúc chỉ được xem là tương
thích khi phù hợp và hữu dụng với ngữ cảnh và nhân vật giao tiếp. Vì thế, một cấu
trúc có thể tương thích với ngữ cảnh và đối tượng này nhưng không tương thích với
ngữ cảnh và đối tượng giao tiếp khác, đồng thời, một ngữ cảnh chỉ có thể chấp
nhận một số lượng cấu trúc tương thích hữu hạn.
1.2.3. Đặc điểm của cấu trúc tương thích
1.2.3.1. Tính phù hợp
Tính phù hợp là đặc điểm quan trọng nhất của cấu trúc tương thích, bao
gồm phù hợp với yêu cầu ngữ cảnh, ngôn bản và Sp2. Đối với ngữ cảnh, đó là sự
phù hợp với đặc điểm nền văn hóa, đặc tính tư duy dân tộc, các chuẩn mực đạo đức
xã hội, kiến thức nền và hiện thực đang được phản ánh trong diễn ngôn. Đối với
ngôn bản, đó là sự liên kết và mạch lạc với các phát ngôn đứng trước, là điều kiện
hình thành các phát ngôn đứng sau, trở thành một lập luận phục vụ một chiến lược
giao tiếp nhất định. Đối với Sp2, đó là sự phù hợp với năng lực tiếp nhận và tính
quan yếu của TT được truyền đạt. Tóm lại, một phát ngôn được xem là tương thích
(không phân biệt phát ngôn đó phải được hiểu theo nghĩa hiển ngôn hay hàm ngôn)
là một phát ngôn đáp ứng các yêu cầu sau:
- Phù hợp với bức tranh chung về thế giới của các nhân vật tham gia giao
tiếp
- Phù hợp với tính liên kết và mạch lạc của ngôn bản
- Phù hợp với vai giao tiếp, có tính đến đặc điểm tâm lý, trạng thái tình cảm,
trình độ hiểu biết, kinh nghiệm sống, năng lực tiếp nhận, đặc tính vùng miền của

đối tác giao tiếp


21

- Là một lập luận trong chiến lược giao tiếp (đối với những cuộc giao tiếp có
chiến lược) cùng hướng đến một mục đích giao tiếp nhất định
- Thể hiện được tính liên nhân và tính lịch sự
- Truyền tải được nội dung giao tiếp
Cấu trúc tương thích chẳng những chứa đựng được TT cần truyền đạt mà
quan trọng hơn là còn đảm bảo cho TT ấy được truyền đạt một cách có hiệu quả
nhất. Mức độ tương thích với ngữ cảnh giao tiếp và đối tượng tiếp nhận của cấu
trúc ngôn ngữ có thể xem như chỉ tố đánh giá năng lực ngữ dụng của người tạo lập
ngôn bản. Năng lực ngữ dụng của người tạo lập càng cao thì tính tương thích ngữ
cảnh của phát ngôn càng cao và càng đảm bảo hiệu quả của hoạt động giao tiếp.
Tuy nhiên, đạt độ tương thích hoàn toàn đến mức độ lý tưởng thì khó, còn tương
thích ở mức độ chấp nhận được thì hầu như người bản ngữ nào cũng thực hiện
được. Từ nhỏ họ đã được học và làm quen các cấu trúc phù hợp với những hoàn
cảnh nhất định. Thói quen tạo nên tính khuôn mẫu ấy là điều kiện để họ nhận ra
những cấu trúc không phù hợp. Việc sử dụng những cấu trúc không phù hợp dễ làm
cho Sp1 bị đánh giá thấp về trình độ, tính cách, lối sống, …từ đó là những ảnh
hưởng không nhỏ cho không khí của cuộc thoại. Ví dụ những phát ngôn sau đây có
những yêu cầu rất khắt khe về mặt ngữ cảnh giao tiếp:
(3)

a- Bộ ăn thịt hoài không thấy chán hả?
b- Đi mua hay đi dọ giá vậy cô?

Nếu không cố tình xúc phạm Sp2 thì chắc chắn Sp1 không bao giờ sử dụng
những câu như thế. Như ta đã biết, điều kiện tiên quyết đảm bảo cho một cuộc giao

tiếp đạt hiệu quả mong muốn là sự tôn trọng thể diện của đối tượng giao tiếp.
1.2.3.2. Tính khuôn mẫu và tính sáng tạo
Ngôn ngữ vừa có những yêu cầu chung mang tính quy tắc mà cộng đồng sử
dụng ngôn ngữ phải tuân theo để đảm bảo cho việc sử dụng ngôn ngữ diễn ra bình
thường, vừa chấp nhận những sự sáng tạo mang dấu ấn cá nhân, thể hiện năng lực
và tính cách riêng của nhân vật giao tiếp. Như vậy, có thể hiểu, tính khuôn mẫu và
tính sáng tạo là tính hợp chuẩn và tính chệch chuẩn. Đây cũng là một tiêu chí để
phân biệt ngôn ngữ và lời nói – một hệ thống mang tính chuẩn mực và một sản
phẩm mang tính sáng tạo.


22

Tính khuôn mẫu
Tính khuôn mẫu được hình thành trên cơ sở tuân thủ hệ thống các quy tắc
chi phối việc sử dụng ngôn ngữ. Tính khuôn mẫu đi liền với thói quen mà kết quả
là ngữ pháp hóa một số cách diễn đạt giúp người bản ngữ ứng phó nhanh trong mọi
hoàn cảnh giao tiếp. Chẳng hạn, khi cần trình bày một vấn đề gì, người ta hay dùng
câu trần thuật; khi cần hỏi một vấn đề gì, người ta hay dùng câu hỏi; khi cần yêu
cầu điều gì, người ta hay dùng câu cầu khiến.
Tính sáng tạo
Bên cạnh tính khuôn mẫu, cấu trúc tương thích còn có tính sáng tạo. Việc
xác lập hiệu lực giao tiếp theo hướng hiển ngôn và hàm ngôn trên cơ sở phù hợp
với hoàn cảnh giao tiếp và khả năng của đối tượng tiếp nhận là một trong những lý
do để người tạo lập văn bản phá vỡ khuôn mẫu có sẵn, tạo nên những cấu trúc đa
tầng TT, trong đó có những TT mà nếu không có sự chia sẻ về những điều kiện ngữ
cảnh thì Sp2 sẽ không xử lý được. Ví dụ, để yêu cầu đóng cửa, người Việt có thể
linh hoạt sử dụng các phát ngôn sau:
a- Đóng cửa lại!
b- Làm ơn đóng cửa lại!

(4)

c- Anh đóng cái cửa hộ tôi với!
d- Anh có thể đóng cửa lại không?
e- Anh đóng cửa lại được không?
g- Không thấy là cửa đang mở à?
h- Hôm nay sao mà nhiều gió quá?
i- Gió thế này không nấu cơm được đâu.
k- Để cửa thế này người ta hay nhòm vào lắm đấy.

Nếu câu cầu khiến (4)a, b, c cho phép Sp1 trực tiếp nêu ra yêu cầu để Sp2
phải thực hiện việc đóng cửa thì câu tường thuật (4)h, i, k chỉ là một gợi ý bóng gió
xa xôi. Vì là gợi ý bóng gió xa xôi nên Sp2 có thể làm ngơ và Sp1 cũng có thể chối
cãi điều mình mong muốn. Cái hiển thị trên bề mặt ngôn ngữ ít hơn nhiều so với
cái được chuyển tải từ những yếu tố hiển thị đó cộng thêm một phép suy diễn trên
cơ sở của sự liên tưởng. Riêng các phát ngôn hỏi (4)d, e, g chủ yếu biểu thị thắc
mắc của người hỏi, thắc mắc về những điều nên làm nhưng chưa được làm. Câu


23

(4)d có thể xem như một yêu cầu đóng cửa. Câu (4)g mang tính gợi ý và cũng có
thể có giá trị như một lời khuyên hoặc nhắc nhở. Câu (4)h nằm ở ranh giới của câu
hỏi và câu cảm. Chỉ một lời than phiền của Sp1 cũng đủ thông báo cho Sp2 biết
Sp1 muốn gì và Sp2 phải làm gì. Câu này cũng gần với câu tường thuật (4)h, i, k ở
cách nói bóng gió xa xôi.
Hoặc chỉ sử dụng một câu nhưng Sp1có thể truyền đạt được nhiều TT khác
nhau, phục vụ cho những đích ngữ dụng khác nhau:
(5) Hôm qua đám cưới cô Dung có đông không?
- Hỏi để biết đám cưới cô Dung có đông không

- Hỏi để báo tin cô Dung đã cưới
- Hỏi để thăm dò xem cô Dung có mời Sp2 đi dự đám cưới không
- Hỏi để biết Sp2 có đi đám cưới cô Dung không
- Hỏi để trách Sp2 không đi đám cưới cô Dung mà dám đi khoe với mọi
người đám cưới cô Dung đông lắm
Ngữ cảnh giao tiếp sẽ giúp Sp2 hiểu được hàm ý của Sp1 và hồi đáp đúng
vào cái hàm ý đó bằng những cấu trúc tương thích:
(a) Đông lắm. Em chưa thấy đám cưới nào đông như vậy.
(b) Cũng không đông lắm, khoảng 20 bàn.
(c) Thấy cũng không đông vì nghe nói cô ấy đã làm trước ở dưới quê.
(d) Hôm qua bận đi đám cưới đứa cháu nên em chỉ gửi quà mừng cho cô ấy
thôi.
(e) Em không đi nên cũng không biết.
(g) Bận quá nên em không đi được.
(h) Ủa, đám cưới cô Dung à?
(i) Cô ấy không mời em.
(k) Cô Dung cưới rồi à?
(l) Cô Dung nào vậy?
(m) Em đâu có quen cô nào tên Dung.
(n) Anh không đi đám cưới đó à?
(o) Sao anh không đi đám cưới cô Dung?


×