Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Tại sao nói hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.02 KB, 12 trang )

Câu 1. Tại sao nói hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt.
Trả lời:
Hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt vì :
Thứ nhất , trong những điều kiện lịch sử nhất định , sức lao động
được coi như là một hàng hóa.Có hai điều kiện, đó là: người có
sức lao động phải được tự do về thân thể, làm chủ được sức lao
động của mình và có quyền bán sức lao động như một hàng hóa ;
bên cạnh đó, người có sức lao động phải bị tước đoạt hết mọi tư
liệu sản xuất, nên buộc phải bán sức lao động để tồn tại. Với hai
điều kiện này , sức lao động tất yếu trở thành hàng hoá.
Theo C.Mác:” Sức lao động , đó là toàn bộ các thể lực và trí lực ở
trong thân thể một con người, trong nhân cách sinh động của con
người , thể lực và trí lực mà con người phải làm cho hoạt động để
sản xuất ra những vật có ích”. Do đó sức lao động có hai thuộc
tính cơ bản của một hàng hóa, đó là giá trị và giá trị sử dụng.
Về giá trị hàng hóa sức lao động: Giá trị của hànghoá là một
thuộc tính của hàng hoá, đó chính là lao động hao phí của người
sản xuất để sản xuất ra nó đã được kết tinh vào trong hàng hoá.Để
hiểu khái niệm này, phải đi từ sự trao đổi và giá trị trao đổi.Giá trị
trao đổi là một quan hệ về số lượng, là tỉ lệ theo đó một giá trị sử
dụng loại hàng hoá này được trao đổi với một giá trị sử dụng
khác. Ví dụ 1 m vải có thể đổi được 4 kg gạo. Gạo và vải, tại sao
lại trao đổi được với nhau, hơn nữa lại trao đổi được theo một tỉ lệ
nhất định như vậy, rõ ràng nó phải có một cơ sở chung, đó không
phải là giá trị sử dụng của chúng vì vải và gạo có giá trị sử dụng
hoàn toàn khác nhau, cái chung đó là cả vải và gạo đều là sản
phẩm của lao động, do lao động (thời gian lao động và công sức
lao động) được chứa đựng trong hàng hoá, đó chính là cơ sở giá


trị của hàng hoá.Đây là khái niệm được khẳng định trong các giáo


trình kinh tế chính trị. Nếu xét nó trên quan điểm của trường phái
hiệu dụng biên thì vẫn đạt được lý lẽ hoàn chỉnh. Theo đó, đối
tượng chung của nhu cầu có trong các cá nhân khác nhau vẫn đảm
bảo cơ sở cho trao đổi. Ví dụ: nhu cầu ăn và mặc có trong hai cá
nhân A và B, trong lúc A sở hữu áo và B sở hữu gạo thì nhu cầu
chung kia sẽ tạo tiền đề cho trao đổi, tỷ lệ trao đổi tùy thuộc rất
nhiều yếu tố: vị thế, độ bức xúc nhu cầu, thói quen tâm lý, quy
định xã hội v.v., vì thế tỷ lệ trao đổi sẽ là ngẫu nhiên nhưng mang
tính ổn định nhất định. Về tổng thể, ta nhận thấy sức lao động
cũng như thế, là một sản phẩm có được từ lao động của con
người, và được đo bằng thời gian lao động. Bởi sức lao động chỉ
tồn tại như năng lực sống của con người nên không thể tự sinh ra,
muốn tái sản xuất ra nó , người công nhân phải tiêu dùng một
lượng tư liệu sinh hoạt nhất định về ăn , mặc, ở, học nghề... Hơn
nữa anh ta cũng cần phải thỏa mãn những nhu cầu của gia đình và
con cái. Để thực hiện tất cả các mục đích ấy, anh ta cần phải được
chủ doanh nghiệp trả lương bằng cách lao động và tạo ra những
sản phẩm xã hội yêu cầu. Những sản phẩm này thực chất chính là
những tư liệu sinh hoạt mà anh ta và gia đình sử dụng trong cuộc
sống hằng ngày. Cho nên thời gian lao động xã hội cần thiết để tái
sản xuất sức lao động sẽ được quy thành thời gian lao động xã
hội cần thiết để sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt ấy.
Về giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động: Gía trị sử dụng của
một vật phẩm là tính chất có ích, công dụng của vật thể đó có thể
thoả mãn một nhu cầu nào đó cho việc sản xuất hoặc cho sự tiêu
dùng cá nhân. Một vật thể có thể có nhiều giá trị sử dụng. Ví dụ
một con dao dùng để cắt nên giá trị sử dụng của nó là để cắt. Tuy
nhiên, ở những tình huống nhất định nó có thể dùng vào những
việc khác như làm một vũ khí để chiến đấu, khi đó giá trị sử dụng
của nó là loại vũ khí để chiến đấu. Giá trị sử dụng được quyết định



bởi những thuộc tính tự nhiên và những thuộc tính mà con người
hoạt động tạo ra cho nó.Cũng giống bất cứ một hàng hóa nào đó,
sức lao động là hàng hóa có thể thỏa mãn nhu cầu của con người
thông qua trao đổi mua bán. Bởi vì bất cứ hoạt động sản xuất nào
cũng cần phải có sức lao động mới tạo ra được sản phẩm, cho dù
khoa học công nghê phát triển và máy móc , trang thiết bị ngày
một tiên tiến, sức lao động vẫn lá yếu tố không thể thiếu. Với sức
lao động của mình, người công nhân làm thuê cho các chủ doanh
nghiệp để tạo ra thu nhập, còn chủ doanh nghiệp mua sức lao
động nhằm sản xuất hàng hóa và thu về lợi nhuận. Sức lao động
đã thỏa mãn nhu cầu của cả hai bên thông qua hoạt động mua bán.
Điều này cũng thể hiện giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động.
Như vậy, sức lao động chính là một hàng hóa với hai thuộc
tính cơ bản của nó, thỏa mãn điều kiện “ là sản phẩm của lao
động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua
trao đổi mua bán”.
Thứ hai, hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt vì nó
có hai điểm khác biệt so với hàng hóa thông thường, biểu hiện ở
hai thuộc tính :
Giá trị hànghóa sức lao động còn bao hàm cả yếu tố tinh thần và
lịch sử, trong khi hàng hóa thông thường không có . Bởi người
công nhân luôn có những nhu cầu về vật chất và tinh thần , văn
hóa...Những nhu cầu đó phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử của mỗi
nước ở từng thời kì , đồng thời phụ thuộc cả vào các yếu tố như
điều kiện địa lý, khí hậu của nước đó.
Tuy giá trị hàng hóa sức lao động bao hàm yếu tố tinh thần
và lịch sử, nhưng đối với mỗi nước nhất định và trong một thời kì
nhất định, thì quy mô những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho người

lao động là một đại lượng nhất định, do đó có thể xác định được


lượng giá trị hàng hóa sức lao động do những bộ phận sau đây
hợp thành:
Một là, giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh
thần cần thiết để tái sản xuất sức lao động, duy trì đời sống của
bản thân người công nhân.
Hai là, phí tổn đào tạo người công nhân.
Ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần
cần thiết cho con cái người công nhân.
Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động cũng chỉ thể hiện ra
trong quá trình tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình lao động
của người công nhân. Tuy nhiên quá trình sử dụng hay tiêu dùng
hóa sức lao động khác với quá trình tiêu dùng hàng hóa thông
thường ở chỗ: hàng hóa thông thường sau khi tiêu dùng hay sử
dụng thì cả giá trị và giá trị sử dụng đều bị tiêu biến mất theo thời
gian. Trái lại, quá trình tiêu dùng hàng hóa sức lao động lại là quá
trình sản xuất ra các hàng hóa khác, đồng thời là quá trình sáng
tạo ra giá trị mới. Mục đích của nhà tư bản là muốn giá trị mới
được sáng tạo ra phải lớn hơn giá trị sức lao động và thực tế việc
nhà tư bản tiêu dùng sức lao động thông qua hoạt động lao động
của người công nhân đã hàm chứa khả năng này. Phần lớn hơn đó
chính là giá trị thặng dư mà nhà tư bản sẽ chiếm đoạt. Như vậy,
giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động có tính chất đặc biệt khi
vừa là nguồn gốc sinh ra giá trị vừa có thể tạo ra giá trị mới lớn
hơn giá trị của bản thân nó. Cũng từ đặc tính này đã làm cho sự
xuất hiện của hàng hóa sức lao động trở thành điều kiện để tiền tệ
chuyển hóa thành tư bản.
Từ hai điều trên có thể kết luận rằng hàng hóa sức lao động

là hàng hóa đặc biệt.


Câu 2: So sánh giữa tư bản bất biến, tư bản khả biến, tư bản cố
định và tư bản lưu động. Và nêu ý nghĩa của việc nghiên cứu đó.
So sánh các loại tư bản:
Sự giống nhau: các loại tư bản này đều có chung nguồn gốc,
đó là số tiền nhà tư bản đầu tư ra để sản xuất kinh doanh .
Nói cách khác , chúng đều là những giá trị mang lại giá trị
thặng dư bằng cách bóc lột không công của công nhân làm
thuê.
Sự khác nhau:

1.




Tư bản
bất biến
(TBBB)
Căn cứ Dựa vào
để
vai trò
phân
khác nhau
chia
của các
bộ phận
của tư

bản trong
quá trình
sản xuất
ra giá trị
thặng dư,
từ đó chỉ
rõ bản
chất bóc
lột của
chủ nghĩa
tư bản.
Hình
Tồn tại
thức
dưới hình

Tư bản khả
biến(TBKB
)
Dựa vào vai
trò khác
nhau của
các bộ phận
của tư bản
trong quá
trình sản
xuất ra giá
trị thặng dư.

Tư bản cố

định(TBCĐ)

Tư bản lưu
động(TBLĐ
)
Dựa vào
Dựa vào
phương thức
phương thức
chuyển dịch
chuyển dịch
giá trị khác
giá trị khác
nhau của từng nhau của
bộ phận tư bản từng bộ
trong quá trình phận tư bản
sản xuất.
trong quá
trình sản
xuất.

Tồn tại
dưới hình

Là bộ phận
Là một phần
chủ yếu của tư của tư bản


tồn tại


thức tư
thức của
liệu sản
sức lao
xuất như động
nhà
xưởng ,
máy
móc(C1) ;
và
nguyên
liệu, vật
liệu(C2)

bản bất biến
nên tồn tại
dưới hình thức
tư liệu sản
xuất như máy
móc, thiết bị,
nhà
xưởng(C1)

Giá trị,
sự thay
đổi và
thời
gian
chu

chuyển
giá trị
vào
sản
phẩm

Ở hình
thức tư
liệu sản
xuất,
TBBB
được sử
dụng toàn
bộ vào
quá trình
sản xuất
nhưng chỉ
hao mòn
dần , do
đó giá trị
của nó
được
chuyển
dần vào
sản phẩm.
Ở hình
thức
nguyên
liệu, vật


Tham gia tòan
bộ vào quá
trình sản xuất,
nhưng giá trị
của nó được
chuyển dần
từng phần qua
nhiều chu kỳ
sản xuất theo
mức độ hao
mòn của nó
trong thời gian
sản xuất đó.
Về hiện vật,
nó luôn cố
định trong quá
trình sản xuất,
chỉ có giá trị
tham gia vào
quá trình lưu
thông cùng sản
phẩm, hơn nữa
nó chỉ lưu

Một mặt,
giá trị của
nó biến
thành các tư
liệu sinh
hoạt của

người công
nhân, và
mất đi trong
tiêu dùng
của họ. Mặt
khác,trong
quá trình sx
xét về mặt
lao động
trừu tượng,
công nhân
tạo ra giá trị
lớn hơn,
không chỉ
bù đắp sức
lao động
mà còn có

bất biến nên
tồn tại dưới
hình thức
nguyên liệu,
nhiên liệu,
vật liệu
phụ(C2); và
tư bản khả
biến , tức là
mang hình
thức của sức
lao động

Giá trị của
nó được tiêu
dùng hoàn
toàn trong
một chu kỳ
sản xuất và
được chuyển
toàn bộ vào
giá trị sản
phẩm trong
quá trình sản
xuất. . Nếu
TBCĐ muốn
chu chuyển
hết giá trị
của nó phải
mất nhiều
năm, thì tư
bản lưu
động trong
một năm giá
trị của nó có
thể chu


Các
yếu tố

liệu, nó bị
tiêu hao

toàn bộ
khi sử
dụng nên
toàn bộ
giá trị của
nó được
chuyển
ngay vào
giá trị sản
phẩm.Nh
ư vậy,
trong quá
trình sx,
giá trị của
TLSX
được lao
động cụ
thể của
người
công
nhân
chuyển
vào Sản
phẩm
mới,
lượng giá
trị của
chúng
không
đổi.


giá trị thặng
dư. Điều đó
cho thấy, tư
bản khả
biến đã làm
tăng giá trị
của nó
trong quá
trình sản
xuất, bộ
phận tư bản
dùng để
mua sức lao
động đã
không
ngừng
chuyển hóa
từ đại lượng
bất biến
thành một
đại lượng
khả biến,
tức là đã
tăng lên về
lượng trong
quá trình
sản xuất

thông từng

phần, còn một
phần vẫn bị cố
định trong tư
liệu lao động,
phần này
không ngừng
giảm xuống
cho tới khi nó
chuyển hết giá
trị vào sản
phẩm. Chính
do đặc điểm
này mà thời
gian mà
TBCĐ chuyển
hết giá trị của
nó vào sản
phẩm bao giờ
cũng dài hơn
thời gian một
vòng tuần
hoàn.

chuyển
nhiều lần
hay nhiều
vòng cho
nên tư bản
lưu động
chu chuyển

nhanh hơn
tư bản cố
định về mặt
giá trị.

Tư bản
bất biến

Tư bản khả
biến là

Tư bản cố
định được sử

Tốc độ chu
chuyển


khác

2.

là điều
kiện tạo
ra giá trị
thặng dư

nguồn tạo
ra giá trị
thặng dư


dụng lâu dài
trong quá trình
sản xuất và bị
hao mòn dần
trong quá trình
sản xuất. .Có
hai loại hao
mòn là hao
mòn hữu hình
và hao mòn vô
hình: Hao mòn
hữu hình là
hao mòn về
vật chất do
quá trình sử
dụng hoặc do
bị phá huỷ của
tự nhiên làm
cho tư bản cố
định giảm về
giá trị và giá
trị sử dụng tới
chỗ hỏng và
phải thay thế..
Hao mòn vô
hình là hao
mòn thuần túy
về giá trị do
ảnh hưởng của

sự tiến bộ
khoa học công nghệ.
Ý nghĩa của việc nghiên cứu:

TBLĐ tăng
lên sẽ làm
tăng lượng
TBLĐ được
sử dụng
trong năm,
do đó tiết
kiệm được
TB ứng
trước. Tốc
độ chu
chuyển
TBLĐ (bộ
phận TB khả
biến) làm
cho tỷ suất
giá trị thặng
dư hằng năm
tăng lên
(M’).


Từ nghiên cứu, ta hiểu rõ bản chất, sự giống nhau, khác nhau,
nguồn gốc các tư bản, cũng như phạm vi của chúng .Ta thấy
chúng giống nhau là có chung nguồn gốc, đó là số tiền nhà tư bản
đầu tư ra đểsản xuất kinh doanh, nhưng chúng khác ở chỗ cách

thức phân chia sử dụng đồng tiền. Do đó nếu tư bản bất biến là C
gồm C1 tài sản cố định và C2: những nguyên vật liệu thì tư bản cố
định chỉ là C1 mà thôi. Do đó tư bản cố định là một bộ phận của
tư bản bất biến tức là tư bản cố định sẽ nhỏ hơn tư bản bất biến.
Trong khi đó tư bản khả biến dùng để mua nguyên vật liệu tức là
C2 và toàn bộ tư bản khả biến V, vì vậy tư bản lưu động có một
bộ phận thuộc tư bản bất biến và một bộ phận tư bản khả biến, do
đó tư bản lưu động lớn hơn tư bản khả biến.
Ngiên cứu các loại tư bản này giúp ta hiểu được ý nghĩa của sự
phân
chia chúng :
Một là, việc phân chia tư bản thành tư bản bất biến (C) và tư
bản khả biến (V), từ đó hiểu rõ bản chất của hai loại tư bản này,
càng vạch rõ nguồn gốc của giá trị thặng dư là do lao động làm
thuê bị nhà tư bản chiếm đoạt.Trong đời sống thực tế, người ta
thấy doanh nghiệp sử dụng máy móc và công nghệ hiện đại thì
nâng cao năng suất lao động, nhờ đó thu được lợi nhuận nhiều.
Điều đó, gây cảm nghĩ sai lầm là máy móc cũng tạo ra giá trị
thặng dự. Nhưng sự thật, việc sử dụng máy móc thiết bị hiện đại
như thế nào đi chăng nữa, cũng chỉ là lao động chết, giá trị của nó
cũng chỉ được chuyển đủ vào sản phẩm. Muốn có giá trị thặng dư,
phải bóc lột lao động sống. Phương tiện hiện đại chỉ có vai trò
tăng sức sản xuất của lao động. Như vậy, tư bản bất biến (C) chỉ là
điều kiện, còn tư bản khả biến (V) mới là nguồn gốc tạo ra giá trị
thặng dư.


Hai là, việc phân chia tư bản thành tư bản cố định và tư bản
lưu động không phản ánh được nguồn gốc sinh ra giá trị thặng dư,
nhưng lại có ý nghĩa quan trọng trong quản lý kinh tế, cụ thể là

việc tổ chức quản lý sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng tư bản,
nó là cơ sở quản lý vốn cố định, vốn lao động hiệu quả. Đặc biệt,
với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, sự đổi
mới tiến bộ của máy móc diễn ra nhanh chóng thì việc giảm tối đa
hao mòn tư bản cố định nhất là hao mòn tài sản vô hình đòi hỏi
đặt ra đối với khoa học và quản lý kinh tế, đồng thời là đòi hỏi
bức xúc hiện nay ở nước ta.
Như vậy, nghiên cứu và hiểu rõ sự phân chia tư bản, cũng như bản
chất các loại tư bản có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với lí luận
và thực tiễn.





×