Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

XÂY DỰNG PHẦN MỀM HỖ TRỢ TÌM HIỂU, RÈN LUYỆN KỸ NĂNG, NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC ĐOÀN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 52 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA TIN HỌC
**********

ĐỖ PHAN TRƯỜNG
ĐỀ TÀI:

XÂY DỰNG PHẦN MỀM HỖ TRỢ TÌM HIỂU,
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG, NGHIỆP VỤ
CÔNG TÁC ĐOÀN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHÀNH SƯ PHẠM TIN


Đà Nẵng, tháng 5 năm 2013

-2-


ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Giáo viên hướng dẫn: Th.S. Đoàn Duy Bình.
Họ và tên sinh viên: Đỗ Phan Trường.
Lớp: 09SPT.

Khóa: 2009 – 2013

Ngành: Sư phạm tin học


Khoa: Tin học

1. Thông tin chung về đề tài
a. Tên đề tài khóa luận tốt nghiệp:
XÂY DỰNG PHẦN MỀM HỖ TRỢ TÌM HIỂU, RÈN LUYỆN KỸ NĂNG,
NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC ĐOÀN

b. Nội dung chính của đề tài:
Tìm hiểu vai trò của tài liệu đối với hoạt động Đoàn Đội. Tìm hiểu các phương
pháp truyền tin bằng Morse và Semaphore trong sinh hoạt Đoàn Đội.
Xây dựng phần mềm hỗ trợ tìm hiểu, rèn luyện kỹ năng, nghiệp vụ công tác đoàn.
Phần mềm cung cấp tài liệu Đoàn và các công công rèn luyện kỹ năng truyền tin.

2. Lời cam đoan.
Tôi xin cam đoan, những nội dung tìm hiểu, phân tích được trình bày trong báo
cáo này là do bản thân tôi thực hiện chứ không sao chép nguyên mẫu từ bất kỳ nguồn
sẳn có nào. Phần mềm được xây dựng bằng công cụ Visual Studio 2010, các thành
phần trong mã nguồn phần mềm đều do bản thân tôi lập trình chứ không sao chép từ
các phần mềm có sẵn. Nếu có gì sai trái, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Sinh viên thực hiện

Đỗ Phan Trường

-3-


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ để đề tài
có thể hoàn thành một cách tốt nhất. Xin chân thành cảm ơn những người đã giúp đỡ

tôi trong quá trình thực hiện đề tài này. Chân thành cảm ơn thầy Đoàn Duy Bình đã
hướng dẫn tôi rất tận tình trong quá trình phân tích, thiết kế cũng như xây dựng phần
mềm để thực hiện đề tài. Chân thành cảm ơn anh Nguyễn Xuân Thạch, thành viên
câu lạc bộ kỹ năng Đại học Sư phạm đã giúp tôi trong quá trình xây dựng công cụ
luyện tập kỹ năng Morse. Chân thành cảm ơn thành viên trungtoanit, pipo01 của
diễn đàn vn-zoom.com đã hướng dẫn tôi rất nhiều trong việc sử dụng ngôn ngữ lập
trình C# để xây dựng phần mềm. Cảm ơn đồng chí Mai Hồng Sanh, bí thư thành
Đoàn thành phố Tam Kỳ và các thành viên trong nhóm “Tuổi trẻ Tam Kỳ” tại
facebook.com đã giúp đỡ tôi về ý tưởng chức năng của phần mềm cũng như chia sẻ
rất nhiều tài liệu Đoàn. Đề tài này được thực hiện và xây dựng được phần mềm hỗ trợ
tìm hiểu, rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ công tác Đoàn là nhờ sự giúp đỡ của rất nhiều
người, hy vọng phần mềm này có thể giúp ích cho nhiều người.
Xin chân thành cảm ơn.

-4-


MỤC LỤC
CHƯƠNG I: TÌM HIỂU THỰC TẾ...................................................................................................9
CHƯƠNG III: XÂY DỰNG HỆ THỐNG........................................................................................28

-5-


DANH MỤC CAC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH

BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH………………………………………………… Trang
Bảng 1.1: Bảng Morse theo thứ tự bảng chữ cái. ..........................................................13
Hình 1.1: Tháp Morse .............................................................................................................16


Hình 1.2: Bảng Semaphore theo thứ tự bảng chữ cái ...................................................17
Hình 1.3: Bảng Semaphore theo vòng. .........................................................................18
Hình 1.4: Bảng Semaphore đối xứng ............................................................................19
Hình 2.1: Sơ đồ phân rả chức năng mức đỉnh. ..............................................................23
Hình 2.2: Sơ đồ phân rả chức năng mức dưới đỉnh – chức năng cung cấp tài liệu ......23
Hình 2.3: Sơ đồ phân rả chức năng mức dưới đỉnh – chức năng cung cấp
công cụ rèn luyện kỹ năng .............................................................................24
Bảng 2.1: Quan hệ TAILIEU chứa các thông tin về tài liệu. .......................................28
Bảng 2.2: Quan hệ LOAITAILIEU chứa các thông tin về loại tài liệu.........................28
Hình 2.4: Sơ đồ quan hệ ................................................................................................28
Hình 3.1: Kiến trúc .Netframework ...............................................................................32
Hình 3.2: Giao diện chính của phần mềm. ....................................................................46
Hình 3.3: Giao diện xem tài liệu Đoàn – tìm kiếm tài liệu. ..........................................47
Hình 3.4: Giao diện xem tài liệu Đoàn – thêm tài liệu mới. ........................................48
Hình 3.5: Giao diện xem tài liệu Đoàn – thay đổi thông tin tài liệu. ...........................49
Hình 3.6: Giao diện công cụ luyện tập nhận Morse. ....................................................50
Hình 3.7: Giao diện công cụ luyện tập nhận Semaphore. .............................................51

-6-


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề.
Như chúng ta đều biết, hoạt động đoàn có vai trò rất quan trọng đối với thế hệ trẻ.
Tổ chức đoàn và hoạt động đoàn giúp con người có nhận thức đúng đắn về cuộc sống,
có thế giới quan, nhân sinh quan khoa học và hình thành lý tưởng sống đúng đắn.
Việc tham gia hoạt động đoàn giúp con người phát triển các kỹ năng mềm, phát
triển chuyên môn nghiệp vụ của bản thân và nâng cao khả năng tổ chức các công việc.
Bên cạnh đó, tham gia các hoạt động đoàn cũng giúp nâng cao kỹ năng sống cho con
người, giúp cho chúng ta có khả năng thích ứng, khả năng sống và làm việc tốt hơn.

Thực tế hiện nay cho thấy, tổ chức Đoàn và hoạt động đoàn hiện nay của chúng ta
khá tốt, nhìn chung đã tạo cho thanh thiếu niên môi trường học tập, phát triển rất tốt.
Rất nhiều các mô hình học tập, hoạt động đã được thực hiện và đem lại nhiều kết quả
tích cực. Tinh thần tham gia hoạt động đoàn của thanh thiếu niên rất tốt, ở mỗi tổ chức
đoàn từ cấp cao đến cơ sở đều có các thành phần có trình độ kỹ năng, nghiệp vụ rất tốt
và hổ trợ rất nhiều cho thanh thiếu niên.
Sau khi tìm hiểu về thực tế hoạt động đoàn, em thấy được thực tết hoạt động rất tốt
song thanh thiếu niên vẫn có nhu cầu học tập, rèn luyện kỹ năng, nghiệp vụ Đoàn
nhiều hơn. Ở mỗi cơ sở đoàn, số lượng thanh thiếu niên có nhu cầu học tập, rèn luyện
kỹ năng khá nhiều song song với số lượng thanh thiếu niên có trình độ tốt còn khiêm
tốn dẫn đến việc nhu cầu của thanh thiếu niên không được đáp ứng đủ. Tìm hiểu từ
thực tế, em thấy khá nhiều thanh thiếu niên rất muốn có một tài liệu nào đó cung cấp
nhiều thông tin, hướng dẫn, trợ giúp cho quá trình học tập, rèn luyện của bản thân. Em
cũng thấy được hiện nay tài liệu đoàn đã có nhiều song vẫn còn tương đối rời rạc và
chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của thanh thiếu niên. Do đó em quyết định xây
dựng phần mềm hổ trợ học tập, rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ công tác đoàn với mong
muốn giúp được phần nào cho nhu cầu của thanh thiếu niên hiện nay. Phần mềm được
xây dựng sẻ cung cấp cho người sử dụng các tài liệu để hướng dẫn, trợ giúp thanh
thiếu niên trong học tập, rèn luyện kỹ năng đoàn, bên cạnh đó phần mềm cũng cung
cấp các công cụ để rèn luyện các kỹ năng khác như Morse, kỹ năng trại, sinh hoạt tập
thể…

2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu:
-

Nghiên cứu các kỹ năng hoạt động đoàn như kỹ năng tổ chức hoạt động, kỹ
năng trại, thủ công trại, mật thư, sinh hoạt đoàn, kỹ năng làm việc, học tập,…
-7-



-

Tìm hiểu vai trò của tài liệu Đoàn đối với hoạt động đoàn đội, từ đó thu thập
tài liệu và phân loại để phục vụ người sử dụng.
Xây dựng các công cụ hổ trợ luyện tập các kỹ năng đoàn.

Phương pháp nghiên cứu:
- Tìm kiếm tài liệu từ nhiều nguồn, phần tích, tổng hợp tài liệu. Phân tích,
thiết kế các công cụ hổ trợ học tập, rèn luyện.
- Nghiên cứu, lựa chọn công cụ xây dựng phần mềm.
- Xây dựng phần mềm.

3. Dự kiến kết quả
Kết quả của quá trình thực hiện đề tài là xây dựng được phần mềm hỗ trợ tìm hiểu,
học tập, rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ công tác đoàn. Phần mềm cung cấp các tài liệu
học tập công tác đoàn. Cung cấp các công cụ để rèn luyện kỹ năng truyền tin bằng
Morse và Semaphore trong hoạt động Đoàn.

-8-


CHƯƠNG I: TÌM HIỂU THỰC TẾ.
1.1.

Vai trò của tài liệu đối với đoàn viên thanh niên trong hoạt động,
công tác đoàn.

Trong mọi hoạt động học tập, nghiên cứu, tài liệu đóng một vai trò rất quan
trọng. Tài liệu cung cấp những kiến thức nền tảng, kiến thức chuyên sâu cho chúng ta

trong quá trình học tập nghiên cứu. Tài liệu có thể là những văn bản, hình ảnh, âm
thanh, cũng có thể là những đoạn phim, những bài nói chuyện,… Chung quy lại,
những gì có thể cung cấp kiến thức cho quá trình học tập, nghiên cứu một vấn đề nào
đó đều có thể xem là tài liệu.
Trong hoạt động Đoàn Đội, tài liệu cũng đóng một vai trò quan trọng. Tài liệu
trong hoạt động Đoàn Đội cung cấp những kiến thức về nghiệp vụ Đoàn Đội, kỹ
năng Đoàn Đội, các kỹ năng khác cần thiết cho công tác Đoàn Đội như các tài liệu
hướng dẫn tổ chức các hoạt động Đoàn Đội, các hoạt động tập thể ; các tài liệu nói về
công tác thanh niên như công tác lãnh đạo thanh niên, công tác vận động thanh niên,
công tác giáo dục thanh niên ; tài liệu về các kỹ năng mềm đối với Đoàn viên thanh
niên trong quá trình hoàn thiện bản thân, các kỹ năng thủ công trong sinh hoạt Đoàn
Đội, các kỹ năng cần thiết khác trong các loại hình sinh hoạt thanh niên khác… Tài
liệu trong hoạt động Đoàn Đội còn là những kinh nghiệm của các Đoàn viên thanh
niên có nhiều kinh nghiệm hoạt động được chia sẻ thông qua những văn bản, những
buổi nói chuyện,…
Tài liệu Đoàn cung cấp những kiến thức cơ bản cũng như nâng cao về hoạt động
Đoàn Đội, về các loại hình hoạt động Đoàn, về các kỹ năng như đã phân tích ở trên.
Những tài liệu này giúp ích cho cán bộ Đoàn trong hoạt động, nghiệp vụ của mình.
Đối với những cán bộ Đoàn chưa có nhiều kinh nghiệm, những tài liệu này có thể
hỗ trợ trong việc lên kế hoạch, tổ chức các hoạt động, hỗ trợ trong công tác lãnh đạo.
Trên thực tế, công tác lãnh đạo thanh niên là một hoạt động rất đặc biệt, phức tạp,
yêu cầu ở người thực hiện công tác lãnh đạo rất nhiều thứ : lòng nhiệt huyết, năng
lực, khả năng diễn đạt, truyền đạt và tiếp nhận các ý kiến, khả năng xữ lý các tình
huống phát sinh,… Những kinh nghiệm được chia sẻ bởi các cán bộ Đoàn có nhiều
kinh nghiệm có thể giúp ích rất nhiều trong trường hợp này.
Đối với những Đoàn viên thanh niên chưa có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động
Đoàn Đội, những tài liệu này có thể giúp họ nâng cao khả năng một cách nhanh
chóng, hiệu quả hơn. Nhiều kỹ năng có thể được hình thành và phát triển trong suốt
quá trình tham gia hoạt động Đoàn Đội, đặc biệt là những kỹ năng mềm rất cần thiết
cho quá trình hoàn thiện bản thân. Những kỹ năng này có rất nhiều loại như : kỹ năng

dẫn dắt, kỹ năng nói trước đám đông, sự tự tin khi giao tiếp, khả năng làm việc độc
lập hoặc theo nhóm, … Tất cả những kỹ năng này có thể phát triển trong quá trình
tham gia hoạt động Đoàn Đội và có thể phát triển nhanh chóng, hiệu quả hơn nếu có
sự trợ giúp, hướng dẫn từ tài liệu.

-9-


1.2.

Các kỹ năng truyền tin trong hoạt động đoàn.

Từ xa xưa, vấn đề truyền tin, liên lạc đã được đặt ra nhằm giải quyết những nhu
cầu tin tức của con người và ngày nay khoa học đã giúp con người thông tin liên lạc
thông qua các phương tiện tối tân nhất. Chẳng hạn cổ xưa con người dùng : mỏ, trống,
tù và, khói, chim câu để nhắn tin. Ngày nay người ta dùng các ký hiệu thay chữ để
ghép thành câu để thông tin cho nhau có rất nhiều hình thức, đa dạng phong phú : Gửi
thư qua bưu điện - điện tín - Điện thoại, Fax, Internet ..
Trong một giai đoạn lịch sử, Morse và Semaphore là những phương pháp truyền
tin được sữ dụng rộng rãi. Ngày nay, cũng với sự phát triển của công nghệ thì các
phương pháp đó không còn được sữ dụng với mục đích cũ nữa. Thay vào đó, Morse và
Semaphore cùng một số hình thức truyền tin khác được đưa vào các hoạt động của
Đoàn viên, thanh thiếu niên nhằm tạo sự phong phú, hấp dẫn, sinh động hơn, bên cạnh
đó còn giúp rèn luyện tính kiên nhẫn, cẩn thận, óc suy luận.
Trước hết ta cần hiểu: truyền tin là gì? Truyền tin là đem, đưa, chuyển tin đi. Tin :
Bản tin thể hiện nội dung thông báo một sự việc, một hiện tượng giữa người phát tin
với người nhận tin. Trong sinh hoạt, hoạt động Đoàn Đội, truyền tin thường được sử
dụng trong các trò chơi lớn, các buổi sinh hoạt tập thể hoặc được sử dụng như một
dạng hiệu lệnh,…
Khi sử dụng một số loại hình truyền tin, thì các con chữ đều được mã hóa thành tín

hiệu tùy hình thức, hoặc là Morse; hoặc Semafore, hoặc Mật thư ... Nhưng Tiếng Việt
có đặc điểm riêng biệt là có dấu mũ; dấu thanh, vì vậy cần phải biết các qui ước sau :
Cách viết “dấu mũ”:
 = AA
Ô = OO
Ă = AW
Ơ = OW
Đ = DD
Ư = UW
Ê = EE
ƯƠ = UOW
Cách viết “ Dấu thanh”:
Dấu sắc : S ( / )
Dấu huyền : F ( `)
Dấu hỏi : R ( ? )
Dấu ngã : X ( ~ )
Dấu nặng : j ( . )
Trong các loại hình sinh hoạt đoàn đội, việc truyền tin được thực hiện bằng nhiều
cách như Morse, Semaphore hoặc Mật thư,… dưới đây ta sẻ tìm hiểu các nội dung cơ
bản của các phương pháp truyền tin này:

1.2.1. Kỹ năng truyền tin bằng Morse trong hoạt động Đoàn Đội.
Được phát minh vào năm 1835 bởi Samuel Morse nhằm giúp cho ngành viễn
thông và được xem như là bước cơ bản cho ngành thông tin số. Từ ngày 1 tháng 2 năm
- 10 -


1999, tín hiệu Morse đã bị loại bỏ trong ngành thông tin hàng hải để thay vào đó là
một hệ thống vệ tinh.
Hiện nay, hệ thống bưu điện trên thế giới không còn sử dụng tín hiệu Morse để

truyền đi các bức điện tín nữa. Bởi vì nó đã nhường chỗ cho những phương tiện hiện
đại của công nghệ thông tin như: Fax, Email… những kiểu truyền tin này đã phổ biến
rộng rãi trên khắp toàn cầu thông qua đường dẫn truyền Internet. Tuy nhiên, trong trò
chơi sinh hoạt tập thể của các đội nhóm hiện nay, chúng ta vẫn còn sử dụng tín hiệu
Morse như một công cụ để phát triển trí tuệ, sự nhạy bén và phản xạ nhanh.
Mã Morse dùng một chuỗi đã được chuẩn hóa gồm các phần tử dài và ngắn
để biểu diễn các chữ cái, chữ số, dấu chấm, và các kí tự đặc biệt của một thông điệp.
Các phần từ ngắn và dài có thể được thể hiện bằng âm thanh, các dấu hay gạch, hoặc
các xung, hoặc các kí hiệu tường được gọi là "chấm" và "gạch" hay "dot" và "dash"
trong tiếng Anh.
A._
B_...
C_._.
D_..
E.
F.._.
G__.
H....

I..
J.___
K_._
L._..
M__
N_.
O___
P.__.

Q__._
R._.

S...
T_
U.._
V..._
W.__
X_.._

Y_.__
Z__..
1.____
2..___
3...__
4...._
5.....
6_....

7__...
8___..
9____.
0_____

Bảng 1.1: Bảng Morse theo thứ tự bảng chữ cái.
Từ bảng Morse trên, ta có thể sắp xếp theo nhiều cách để thuận tiện trong quá
trình học tập, rèn luyện Morse như bảng Morse đối xứng, tháp Morse.
a. Cách thức truyền tin bằng Morse:
Còi Morse thường được chế tạo bằng kim loại (thau) hoặc bằng nhựa, chúng ta
phải dùng môi ngặm kín miệng còi. Đầu lưỡi đè kín lỗ thổi. Khi thổi âm thanh ngắn
(TIC), chúng ta nhả lưỡi ra và đậy lại ngay. Động tác này xảy ra thật nhanh, làm cho
người nghe thấy rõ một tiếng TIC thật đanh gọn. Khi thổi âm thanh dài (TE), chúng ta
nhả lưỡi ra một lúc và đậy lại sau khoảng ½ giây. Động tác này xảy ra thật thong thả,

làm cho người nghe thấy rõ một tiếng TE dài hơn tiếng TIC.

- Đối với người phát tin:
Các bước thực hiện phát một bản tin bằng tín hiệu Mosre:
o Chuẩn bị: Một hồi te thật dài

- 11 -


o Tín hiệu bắt đầu bản tin: Có một số tài liệu sử dụng nhiều chữ A để khởi đầu
bản tin. Nhưng chính xác nhất là ta thổi 2 chữ NW khoảng mấy lần, như thế
người dịch chỉ cần lấy giấy bút ra để chuẩn bị nhận tin.
o Nội dung bản tin: Tùy theo trình độ người dịch mà thổi nhanh hoặc chậm.
Với bậc 1 thì tốc độ khoảng 15 ký tự/1 phút. Thổi rành mạch từng ký tự, hết
một chữ thì nghỉ một chút, hết một câu thì nghỉ lâu hơn một chút. Thường thì
nên thổi 2 lần. Có đôi lúc cũng phải thổi lại đến lần thứ 3.
o Hiệu chấm dứt bản tin: Thổi chữ AR mấy lần.
Ví dụ: với bản tin có nội dung TIẾN VÀO THẾ KỶ 21, ta sẽ thổi như sau:
* TE…
(Thổi một hồi TE dài để báo hiệu chuẩn bị.)
* TE TIC (N), TIC TE TE (W)/ TE TIC (N), TIC TE TE (W)/ TE TIC (N),
TIC TE TE (W),…
(Thổi 2 chữ NW 3 lần để báo tín hiệu bắt đầu bản tin.)
* TE (T), TIC TIC (I), TIC (E), TIC (E), TE TIC (N), TIC TIC TIC (S) / TIC
TIC TIC TE (V), TIC TE (A), TE TE TE (O), TIC TIC TE TIC (F) / TE (T), TIC
TIC TIC TIC (H), TIC (E), TIC (E), TIC TIC TIC (S) / TE TIC TE (K), TE TIC
TE TE (Y), TIC TE TIC (R), TIC TIC TE TE TE (2), TIC TE TE TE TE (1).
(Thổi nội dung bản tin.)
* TIC TE (A), TIC TE TIC (R) / TIC TE (A), TIC TE TIC (R) / TIC TE (A),
TIC TE TIC (R), …

(Thổi 2 chữ AR 3 lần để báo tín hiệu kết thúc bản tin.)
- Đối với người nhận tin:
o Sơ đẳng thì nhận bằng kiểu chấm gạch (ban đầu, các điện tín viên của ông
Morse cũng nhận tin bằng kiểu chấm gạch). Nhưng kiểu này sẽ làm tốc độ
giải mã sẽ chậm lại nhiều, vì ta còn phải có thêm một thao tác tiếp theo là lấy
bảng mẫu tự Morse ra dò từng chữ một. Cuối cùng mới có một bản tin hoàn
chỉnh.
b. Phương pháp rèn luyện nhận Morse
Người học phải nắm vững bảng mẫu tự Morse và các quy ước truyền tin . để học
mẫu tự Morse có rất nhiều cách tuỳ theo từng người mà có thể chọn các cách khác
nhau.
Sau khi học bảng mosre thì bắt đầu học nhận tin: cách nhận tin trước đây thường
là theo lối chấm, gạch ( ngay cả những người đầu tiên cũng nhận bản tin theo lối này ).
Tuy nhiên khi nhận tin theo lối này sẽ làm cho tốc độ nhận tin giảm đi rất nhiều vì
phải qua 3 công đoạn nhận dưới dạng chấm gạch , viết lại chữ rồi mới ghép bản tin,
nhiều khi không chính xác . Vì vậy nên huấn luyện đoàn sinh ngay từ đầu nhận theo
lối thổi chữ nào viết chữ đó. Ví dụ: thổi .- nhận ngay chữ A.

- 12 -


Cần phải luyện tập thật từ từ, học từng ít một , nắm vững chữ này rồi qua chữ
khác, lưu ý các chữ khó nhớ, dễ nhầm lẫn. trước đây khi học morse tôi chỉ học 5 chữ 1
tuần. chậm mà chắc. Ngoài ra khi làm như vậy người học sẽ đỡ ngán hơn rất nhiều.
Tập nhận các bản tin ngắn rồi nâng dần lên tới những bản tin dài cho quen khoảng
80 từ hay hơn (1 từ ít nhất 2 ký tự trở lên).
Hãy tập luyện liên tục, kiên nhẫn bạn sẽ thành công . một ngày chỉ cần 10 phút
cho học morse bạn sẽ trở thành một anh / chị thông tin liên lạc cừ khôi đấy !
Song song với nhận tin là kỹ thuật truyền tin: để truyền tin bạn phải nắm rõ các
mẫu tự, quy ước và phương pháp, tuỳ hoàn cảnh mà sử dụng cho thích hợp. Thông

thường khi dùng còi bạn dùng đầu lưỡi bịt kín đầu còi, khi thổi nhả lưỡi ra theo từng
nhịp. Nếu dùng đèn pin thì dùng loại có nút chớp tắt thường có trong loại đèn bằng
hợp kim, tuy nhiên nếu như chỉ là một đèn pin bình thường chúng ta có thể mở đèn rồi
dùng 1 vật chắn sáng để điều khiển theo nhịp.
Trước khi phát tin phải viết rõ bạch văn ra giấy rồi nhìn theo đó mà phát (nên viết
dưới dạng quốc ngữ điện tín).
Khi tập phát tin nên phát từ, đều, tập thật quen rồi phát nhanh dần. Không nên vội
vàng.
Tập cho tới khi nào việc phát tin trở thành thói quen.
Nên thử nhiều phương pháp để có thể dùng trong cách trường hợp khác nhau.

Một phương pháp hiệu quả để học Morse là dùng tháp Morse.
- Nếu chữ khởi đầu bằng TE (-), ta sử dụng phần NỬA THÁP BÊN TRÁI. Theo
đó:
- Nếu âm tiếp theo là TE (-), ta sẽ đi theo hướng ngang.
- Nếu âm tiếp theo là TIC (.), ta sẽ đi theo hướng lên.
Ví dụ: TE – TE – TIC – TE sẽ là NỬA THÁP TRÁI – NGANG - LÊN –
NGANG: sẽ là chữ Q.
* Nếu chữ khởi đầu bằng TIC (.), ta sử dụng phần NỬA THÁP BÊN PHẢI. Theo
đó:
- Nếu âm tiếp theo là TE (-), ta sẽ đi theo hướng ngang.
- Nếu âm tiếp theo là TIC (.), ta sẽ đi theo hướng lên.
Ví dụ: TIC – TIC – TE – TIC sẽ là NỬA THÁP PHẢI – NGANG – LÊN –
NGANG: sẽ là chữ F.

- 13 -


Hình 1.1: Tháp Morse


Với tháp Morse, người dùng có thể luyện tập từng tầng từ thấp lên cao, như vậy sẻ
dể dàng hơn rất nhiều so với luyện tập đều tất cả các kí tự.
Có thể nói rằng morse là một môn “khó nuốt” nhưng biết cách học thì mọi chuyện
sẽ rất đơn giản. Các thành viên có kinh nghiệm trong các hoạt động đoàn thường nói
vui rằng: Muốn thành thạo Morse thì cứ đem cuốn truyện dày nhất mà bạn có ra, dịch
hết sang Morse là nhớ suốt đời luôn.

1.2.2. Kỹ năng truyền tin bằng Semaphore trong hoạt động đoàn.
Là một loại hình truyền tin, Semaphore chủ yếu dùng cờ tay để truyền tải tín hiệu.
Semaphore được dùng rộng rãi trong các ngành hàng hải, địa chất và cũng được sử
dụng trong các buổi sinh hoạt đoàn đội.
Hệ thống Semaphore thường dùng hai cán cờ ngắn có cờ hình vuông. Một người
cầm cờ giữ chúng ở các vị trí khác nhau để truyền đi các mẫu tự và các số. Người cầm
cờ giữ mỗi cờ trong mỗi tay, và đưa mỗi cánh tay của mình ở một trong 7 vị trí, các vị
trí kế tiếp nhau cách nhau một góc 45 độ. Trừ khi ở vị trí nghỉ, hai cờ không thể chồng
lên nhau. Màu cờ thì khác nhau dựa vào tín hiệu được truyền đi ở trên biển hay trên
bờ. Màu đỏ và vàng cho cờ dùng ở biển trong khi màu trắng và đỏ được dùng trên bờ.

- 14 -


Hình 1.2: Bảng Semaphore theo thứ tự bảng chữ cái
Từ bảng Semaphore trên, ta có thể sắp xếp theo nhiều cách để thuận tiện trong quá
trình học tập, rèn luyện Semaphore như bảng Semaphore theo vòng, bảng Semaphore
đối xứng,.

- 15 -


Hình 1.3: Bảng Semaphore theo vòng.


- 16 -


Hình 1.4: Bảng Semaphore đối xứng
- Các kí tự đặc biệt khác:
o Xóa 1 chữ : ngược với chữ L ( / ) -> \.
o Xóa 1 từ : E ( nhiều lần ).
o Xóa một bảng tin : đánh lại từ đầu.
o Chuyển đổi số : ngược với chữ T.
c. Các quy ước cho người nhận và phát Semaphore.
 Quy ước cho người phát
Trước khi phát bản tin, người phát sẻ có tín hiệu để gây sự chú ý của người nhận
đến người phát. Thông thường nhất là động tác múa cờ. Sau khi người phát nhận biết
được người nhận đả bắt đầu nhận bản tin, người phát sẻ đưa cờ về tư thế chuẩn bị.
* Tư thế chuẩn bị phát bản tin :
Ở tư thế này, người phát bản tin sẻ đứng nghiêm, mắt nhìn thẵng, 2 tay cầm cờ đặt
chéo trước bụng, 2 lá cờ phải chéo nhau chứ ko được chồng lên nhau.
Sau khi đưa cờ về tư thế chuẩn bị và người nhận có tín hiệu nhận bản tin, người phát
sẻ bắt đầu phát bản tin. Kết thúc 1 chữ, người phát sẻ đưa cờ về tư thế chuẩn bị để phát
tiếp chữ tiếp theo. Kết thúc bản tin, người phát sẻ múa cờ 1 lần nữa như lúc đầu để báo
hiệu.
 Quy ước cho người nhận.

- 17 -


Khi người phát bắt đầu có tín hiệu gây sự chú ý, người nhận sẻ nhanh chóng tìm vị
trí thuận lợi để có thể quan sát rỏ được người phát. Khi đả sẳn sàng nhận và nhìn thấy
tư thế chuẩn bị của người phát, người nhận sẻ đưa tay trái cao để người phát hiểu là

mình đả sẳn sàng nhận bản tin.
Bên cạnh Morse và Semaphore, trong các loại hình hoạt động đoàn đội còn sử
dụng mật thư như một phương tiện truyền tin.
Khái niệm: Mật thư là một bức thư được viết dưới dạng bí mật nhằm giữ kín nội
dung mà giữa người gửi và người nhận cần trao đổi.
Mật thư thường có 2 phần:
- Bản mật mã: Là những ký tự hoặc hình vẽ, thoạt đầu có vẽ rất khó hiểu. Sau khi
nghiên cứu kỹ chìa khóa, ta sẽ tìm ra hướng giải bằng cách đối chiếu những dữ kiện
mà chìa khoá đã gợi ý.
- Chìa khóa: Là một hình thức gợi ý cho người dịch tìm ra hướng giải mật thư.
Chìa khóa có thể là một câu thơ hoặc một ký hiệu nào đó bằng hình vẽ. Ký hiệu của
chìa khóa là: OTT
Sau khi giải mã xong, ta sẽ được một bản văn hoàn chỉnh, ta gọi đó là:
Bạch văn: Là một văn bản hoàn chỉnh, tức là sau khi dịch xong, ta viết ra thành
một bức thư bình thường mà ai cũng có thể đọc được.
Kí tự được dùng trong mật thư thường là 26 kí tự latinh, 29 kí tự tiếng việt, kí tự
số,…

1.3.

Tài liệu Đoàn và các kỹ năng truyền tin trong thực tế.

Từ các phân tích trên, ta có thể thấy tài liệu Đoàn Đội là rất quan trọng trong hoạt
động Đoàn. Các kỹ năng truyền tin cũng đóng một vai trò quan trọng không kém
trong các loại hình sinh hoạt Đoàn Đội.
Trong thực tế, tài liệu hoạt động Đoàn Đội rất được quan tâm. Phần lớn các trang
web về Đoàn Đội đều có chuyên mục tài liệu Đoàn, kỹ năng Đoàn. Song, sau khi tìm
hiểu thực tế nhiều trang web thì ta nhận thấy, số lượng và chủng loại tài liệu chưa
thật sự phong phú. Một số trang web của các cơ sở Đoàn chủ yếu có các tài liệu
nghiệp vụ Đoàn, các tài liệu Đoàn liên quan đến cơ sở Đoàn đó, tài liệu kỹ năng

Đoàn cũng có nhưng hạn chế về số lượng.
Số lượng các diễn đàn của các câu lạc bộ kỹ năng ở các cơ sở Đoàn như các
trường đại học, trường THPT,… rất nhiều. Tài liệu ở các diển đàn này cũng có số
lượng khá lớn nhưng chủng loại cũng không đa dạng. Phần lớn tài liệu ở các diễn đàn
này là các tài liệu về kỹ năng chứ số lượng tài liệu về nghiệp vụ Đoàn lại hạn chế.
Tài liệu ở các diễn đàn này thường là các bài viết về kỹ năng như kỹ năng trại, thủ
công trại, kỹ năng trong các buổi sinh hoạt tập thể, bài viết về các buổi sinh hoạt tập
thể của các câu lạc bộ đó, trong các diễn đàn này còn có các bài viết về mật thư, có
nhiều mật thư được đưa ra và giải đố.
Bên cạnh Internet, tài liệu Đoàn cũng được tổng hợp và cung cấp thông qua sách,
và các CD tổng hợp tài liệu Đoàn. Những cuốn sách này cung cấp một lượng tài liệu
khá nhiều về cả số lượng và chủng loại. Sau khi tìm hiểu trên Internet thì tôi thấy có

- 18 -


khá nhiều người muốn có các CD hoặc những cuốn sách này. Nhưng do một số lý do,
có thể là thất lạc hoặc mất mát dữ liệu mà các CD và sách này không còn nhiều.
Từ đó ta có thể thấy rằng: tầm quan trọng của tài liệu đối với hoạt động Đoàn đã
được nhận định rõ ràng trong thực tế. Song việc tổng hợp và cung cấp tài liệu Đoàn
của các trang web hiện nay vẫn chưa mang lại một lượng tài liệu nhiều về số lượng
và đa dạng về chủng loại. Vẫn còn nhiều người muốn có các tài liệu này để tham
khảo trong quá trình học tập, rèn luyện của bản thân.
Đối với các kỹ năng truyền tin bằng Morse và Semaphore. Một số câu lạc bộ, đội
nhóm cũng đã phát triển các công cụ để luyện tập trên máy tính. Điển hình là công cụ
luyện tập Morse của Đội kỹ năng trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng. Công cụ này
cung cấp khá nhiều chức năng để luyện tập Morse. Điểm đặc biệt ở công cụ này là
âm thanh của tín hiệu morse được lấy từ thực tế nên khi luyện tập, người sử dụng có
thể thấy gần gủi hơn và thích ứng với tín hiệu morse ở thực tế được dể dàng hơn. Bên
cạnh công cụ của đội kỹ năng ĐHSPĐN, có nhiều công cụ luyện tập morse cũng

được phát triển, song tín hiệu của các công cụ đó chưa thực sự thích hợp với thực tế
sinh hoạt Đoàn đội.
Các công cụ hỗ trợ luyện tập Semaphore cũng được xây dựng nhưng phần lớn
các công cụ này chưa cung cấp nhiều lựa chọn luyện tập cho người sữ dụng. Các
công cụ này chỉ cho phép người dùng nhập bản văn vào và phát hình ảnh bản văn mà
chưa cho phép người dùng chọn tốc độ phát, bên cạnh đó rèn luyên bằng cách nhập
bản văn và phát cũng chưa thật sự mang lại hiệu quả cao.
Sau khi tìm hiểu thực tế về mức độ quan tâm xây dựng và phát triển các công cụ
hỗ trợ rèn luyện các phương pháp truyền tin trong hoạt động Đoàn, tôi thấy đã có
nhiều công cụ được phát triển, có những công cụ đã hỗ trợ rất tốt cho việc rèn luyện
kỹ năng truyền tin. Cũng có những công cụ hỗ trợ được nhưng chưa thật sự tốt. Nhìn
chung, việc rèn luyện các kỹ năng truyền tin được quan tâm, nhiều công cụ được xây
dựng và phát triển. Các công cụ đó rất hữu ích nhưng nếu được tích hợp lại với nhau
và bổ sung thêm một số chức năng thì hiệu quả sữ dụng sẻ cao hơn.

- 19 -


CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH, THIÊT KẾ HỆ THỐNG
2.1.

Các chức năng của phần mềm.

Các chức năng chính của phần mềm là cung cấp các tài liệu học tập, rèn luyện kỹ
năng, nghiệp vụ công tác đoàn, cung cấp công cụ luyện tập các kỹ năng Morse,
Semaphore.
2.1.1. Cung cấp tài liệu nghiệp vụ, kỹ năng đoàn.
Phần mềm cung cấp các tài liệu để học tập, rèn luyện nghiệp vụ đoàn như các
văn kiện thường dùng trong đại hội đoàn, các bài viết về lịch sử đoàn, hoạt động
đoàn; các cuộc đối thoại về công tác đoàn, thanh niên; các mẫu chuyện kể về công

tác đoàn, thanh niên; các kinh nghiệm của những đoàn viên thanh niên tham gia
nhiều hoạt động, …
Phần mềm còn cung cấp các tài liệu để rèn luyện các kỹ năng đoàn như kỹ năng
tổ chức các hoạt động, kỹ năng thủ công trại, các kỹ năng mềm khác như sữ dụng các
công cụ thông dụng, các kinh nghiệm, chia sẻ về công tác thanh niên của các đoàn
viên thanh niên là cán bộ đoàn hoặc các đoàn viên, thanh niên có kinh nghiệm, …
Phần mềm cho phép người sữ dụng đọc các tài liệu đã có, cho phép người dùng
sữa chửa tài liệu đó và sao lưu tài liệu để in ấn nếu cần thiết. Bên cạnh đó phần mềm
cũng cho phép người dùng có thể thêm các tài liệu mới vào cơ sở dữ liệu để nâng cao
số lượng tài liệu hiện có và sữ dụng về sau.
2.1.2. Cung cấp các công cụ rèn luyện kỹ năng đoàn.
- Phần mềm còn cung cấp công cụ để người dùng có thể rèn luyện kỹ năng
truyền tin bằng Morse hoặc Semaphore, đây là một kỹ năng rất cần thiết khi tham gia
các hoạt động đoàn như hội trại, sinh hoạt.
- Trong công cụ rèn luyện nhận mã Morse, phần mềm cho phép người sữ dụng
luyện tập khả năng nhận tín hiệu Morse của bản thân thông qua việc lựa chọn các
chức năng phát và luyện tập nghe mã Morse được phát ra theo đúng yêu cầu của
người sữ dụng, người sữ dụng có thể nhập vào đoạn kí tự cần thổi, sau đó có thể chọn
cấp độ thổi là nhanh hay chậm và sau đó có thể nghe đoạn Morse với nội dung là
đoạn kí tự vừa nhập. Bên cạnh đó, người dùng còn có thể nghe các đoạn văn bản đã
có sẳn để luyện tập được tốt hơn hoặc nghe các đoạn mã ngẫu nhiên từ các kí tự được
chọn hoặc tất cả các kí tự, với cách này, người sữ dụng có thể luyện tập nhận Morse
được nhanh hơn.
- Trong công cụ rèn luyện nhận mã Semaphore, phần mềm cho phép người sữ
dụng luyện tập khả năng nhận tín hiệu Semaphore của bản thân thông qua việc lựa
chọn các chức năng phát và luyện tập nghe mã Semaphore được phát ra theo đúng
yêu cầu của người sữ dụng, Trong công cụ rèn luyện nhận Semaphore, phần mềm
cho phép người dùng nhập vào chuổi kí tự và phần mềm sẻ cho các hình ảnh
Semaphore tương ứng với các kí tự vừa nhập xuất hiện, tương tự như việc nhận
Semaphore ở trong thực tế. Bên cạnh đó, người sữ dụng còn có thể nhận các đoạn

Semaphore ngẫu nhiên từ nhiều hoặc một số kí tự nhất định hoặc nhận hình ảnh các
- 20 -


đoạn từ các xâu kí tự sẵn có. Khi đó người sữ dụng có thể tăng khả năng nhận
Semaphore của bản thân thông qua sữ dụng phần mềm này.

2.2.

Phân tích, thiết kế hệ thống.

2.2.1. Phân tích hệ thống về chức năng.
Từ các phân tích về chức năng của phần mềm ở trên, ta có thể mô hình hóa các
chức năng của hệ thống thành sơ đồ sau:

Hình 2.1: Sơ đồ phân rả chức năng mức đỉnh.
Từ sơ đồ trên, ta có thể thấy được hệ thống phải cung cấp được các chức năng
sau:
2.2.1.1. Chức năng cung cấp tài liệu cho người sữ dụng.
Chức năng cung cấp công cụ hổ trợ luyện tập kỹ năng có thể mô hình hóa bằng
sơ đồ sau:

Hình 2.2: Sơ đồ phân rả chức năng mức dưới đỉnh – chức năng cung cấp tài liệu
Hệ thống phải có khả năng cung cấp tài liệu cho người sữ dụng đọc, tìm hiểu. Tài
liệu được cung cấp phải được phân loại để tạo sự dể dàng trong lúc tìm kiếm, lựa chọn
khi muốn tham khảo.
Hệ thống có khả năng hiển thị danh sách các tài liệu đang có trong cơ sở dữ liệu.
Cho phép người sữ dụng tìm kiếm tài liệu theo các điều kiện: hiển thị tất cả tài liệu,
hiển thị tài liệu theo loại, hiển thị tài liệu theo tên, theo mô tả.


- 21 -


Khi người sữ dụng tham khảo một tài liệu nào đó, hệ thống có khả năng cho phép
người sữ dụng chỉnh sửa, in ấn tài liệu đó.
Hệ thống phải cho phép người sữ dụng thêm các tài liệu khác khi người sữ dụng
có nhu cầu. Khi thêm tài liệu mới, người sữ dụng nhập thông tin về tài liệu đó bao
gồm tên tài liệu, mô tả tài liệu, phân loại tài liệu. Sau khi chọn thông tin xong, người
dùng có thể chọn đến file tài liệu có sẳn để sao chép file tài liệu đó vào cơ sở dữ liệu.
Khi người sữ dụng thêm tài liệu mới, hệ thống cho phép người người sử dụng tạo
loại tài liệu mới để giúp việc phân loại tài liệu được dể dàng hơn. Khi tạo loại tài liệu
mới, người dùng chỉ cần nhập tên loại tài liệu và mô tả để tạo mới loại tài liệu.
2.2.1.2. Chức năng cung cấp công cụ luyện tập kỹ năng đoàn.
Chức năng cung cấp công cụ hổ trợ luyện tập kỹ năng có thể mô hình hóa bằng
sơ đồ sau:

Hình 2.3: Sơ đồ phân rả chức năng mức dưới đỉnh – chức năng cung cấp công
cụ rèn luyện kỹ năng
 Đối với công cụ luyện tập Morse:
Hệ thống cho phép người sữ dụng luyện tập khả năng nhận Morse thông qua nghe
âm thanh tương ứng với xâu kí tự ngẫu nhiên hoặc được nhập vào. Người sử dụng có
thể chọn chế độ phát bản văn, nghe mã Morse của bản văn, nhập bản văn nghe được
và nộp để xem kết quả nhận tin của mình.
Hệ thống cho phép người sử dụng lựa chọn chế độ phát bản tin. Các chế độ phát
bản tin gồm có:
-

-

Phát bản văn ngẫu nhiên gồm chữ cái và chữ số. Khi chọn chế độ này, hệ thống

sẻ tạo một bản văn ngẫu nhiên gồm cả chữ cái và số.
Ví dụ: “hkas yd18 712n 9187”.
Phát ngẫu nhiên bản văn gồm chữ cái. Khi chọn chế độ này, hệ thống sẻ tạo ta
một băn văn ngẫu nhiên chỉ gồm các chữ cái.
Ví dụ: “asdjh aksjd akshd ua sdjh kakj”.
- 22 -


-

-

Phát bản văn ngẫu nhiên gồm một số kí tự xác định. Khi chọn chế độ này,
người sữ dụng sẻ nhập vào một số kí tự mà họ muốn hệ thống phát. Khi đó, hệ
thống sẻ tạo một bản văn ngẫu nhiên từ các kí tự được nhập vào.
Ví dụ: nhập vào các kí tự: abchy
Bản văn được tạo ngẫu nhiên có thể là: “acby acchb aybh ahhbc”.
Phát bản văn được lấy từ file nguồn. Khi chọn chế độ này, hệ thống sẻ lấy một
dòng kí tự trong file text nguon.txt để làm bản văn.

Hệ thống cho phép người sữ dụng lựa chọn cấp độ phát bản văn. Cấp độ phát bản
văn chính là tốc độ phát. Tốc độ phát chia làm 4 bật: chậm, vừa, hơi nhanh, nhanh.
Sau khi chọn chế độ phát và cấp độ phát, người sữ dụng có thể yêu cầu hệ thống phát
bản văn.
Hệ thống còn cho phép người sữ dụng nhập một bản văn vào và phát bản văn vừa
được nhập đó. Chức năng này giúp người sữ dụng có thể chủ động hơn với bản văn
được chọn.
Sau khi chọn chế độ và cấp độ phát, hệ thống cho phép người sữ dụng bật, tắt
việc phát bản văn qua các nút chọn: phát, phát lại, dừng phát. Khi bấm nút phát, hệ
thống sẻ tạo file âm thanh và phát bản văn. Khi bấm nút phát lại, hệ thống sẻ phát lại

bản văn vừa được phát, hoặc đang phát giữa chừng. Khi bấm nút dừng phát, hệ thống
sẻ ngắt việc phát.
Hệ thống còn cho phép người sử dụng nộp bản văn nghe được bằng cách nhập
bản văn nghe được vào ô text và nhấn nộp. Sau khi nhận bản văn của người sữ dụng,
hệ thống sẻ kiểm tra bản văn đó và thông báo kết quả cho người sữ dụng.

 Đối với công cụ luyện Semaphore.
Hệ thống cho phép người sữ dụng luyện tập khả năng nhận Semaphore thông qua
xem các hình ảnh tương ứng với xâu kí tự ngẫu nhiên hoặc được nhập vào. Người sử
dụng có thể chọn chế độ phát bản văn, xem mã Semaphore của bản văn, nhập bản văn
nghe được và nộp để xem kết quả nhận tin của mình.
Hệ thống cho phép người sử dụng lựa chọn chế độ phát bản tin. Các chế độ phát
bản tin gồm có:
-

-

Phát bản văn ngẫu nhiên gồm chữ cái và chữ số. Khi chọn chế độ này, hệ thống
sẻ tạo một bản văn ngẫu nhiên gồm cả chữ cái và số.
Ví dụ: “hkas yd18 712n 9187”.
Phát ngẫu nhiên bản văn gồm chữ cái. Khi chọn chế độ này, hệ thống sẻ tạo ta
một băn văn ngẫu nhiên chỉ gồm các chữ cái.
Ví dụ: “asdjh aksjd akshd ua sdjh kakj”.

- 23 -


-

-


Phát bản văn ngẫu nhiên gồm một số kí tự xác định. Khi chọn chế độ này,
người sữ dụng sẻ nhập vào một số kí tự mà họ muốn hệ thống phát. Khi đó, hệ
thống sẻ tạo một bản văn ngẫu nhiên từ các kí tự được nhập vào.
Ví dụ: nhập vào các kí tự: abchy
Bản văn được tạo ngẫu nhiên có thể là: “acby acchb aybh ahhbc”.
Phát bản văn được lấy từ file nguồn. Khi chọn chế độ này, hệ thống sẻ lấy một
dòng kí tự trong file text nguon.txt để làm bản văn.

Hệ thống cho phép người sữ dụng lựa chọn cấp độ phát bản văn. Cấp độ phát bản
văn chính là tốc độ phát. Tốc độ phát chia làm 3 bật: chậm, vừa, nhanh. Sau khi chọn
chế độ phát và cấp độ phát, người sữ dụng có thể yêu cầu hệ thống phát bản văn.
Hệ thống còn cho phép người sữ dụng nhập một bản văn vào và phát bản văn vừa
được nhập đó. Chức năng này giúp người sữ dụng có thể chủ động hơn với bản văn
được chọn.
Sau khi chọn chế độ và cấp độ phát, hệ thống cho phép người sữ dụng bật, tắt
việc phát bản văn qua các nút chọn: phát, phát lại, dừng phát. Khi bấm nút phát, hệ
thống sẻ lựa chọn hình ảnh và hiển thị hình ảnh cho người sữ dụng theo dõi. Khi bấm
nút phát lại, hệ thống sẻ phát lại bản văn vừa được phát, hoặc đang phát giữa chừng.
Khi bấm nút dừng phát, hệ thống sẻ ngắt việc phát.
Hệ thống còn cho phép người sử dụng nộp bản văn nhận được bằng cách nhập
bản văn nghe được vào ô text và nhấn nộp. Sau khi nhận bản văn của người sữ dụng,
hệ thống sẻ kiểm tra bản văn đó và thông báo kết quả cho người sữ dụng.
2.2.2. Phân tích hệ thống về dữ liệu.
 Dữ liệu phục vụ chức năng cung cấp tài liệu cho người sữ dụng.
Ta thấy, đối với chức năng cung cấp tài liệu cho người sữ dụng, dữ liệu chính là
tài liệu được cung cấp và các thông tin chung về tài liệu như tên tài liệu, mô tả. Bên
cạnh đó, tài liệu cung cấp cho người sữ dụng có số lượng lớn và số lượng có thể thay
đỗi do người sữ dụng có thể thêm hoặc xóa tài liệu. Do đó, các tài liệu này phải được
lưu trữ trong thư mục hoặc CSDL để thuận tiện cho các thao tác tạo tài liệu, xem tài

liệu cũng như in ấn tài liệu.
Để tạo sự ràng buộc khi lưu trữ tài liệu và thông tin về tài liệu đó ở cơ sở dữ liệu,
ta phải dùng một thuộc tính làm khóa cho các trường dữ liệu. Dữ liệu quan trọng nhất
của chúng ta là các file văn bản gồm cả kí tự và hình ảnh, do đó không thể sữ dụng
các kiểu dữ liệu cơ bản của cơ sở dữ liệu như text hoặc number làm kiểu dữ liệu khi
lưu trử. Cách thức lưu trữ các file tài liệu này cần đảm bảo cho khả năng truy cập
được thuận tiện, nhanh chóng nhất giúp người dùng có thể sử dụng chức năng này
một cách thoải mái nhất có thể.

- 24 -


Lưu trữ file tài liệu có nhiều cách: lưu trực tiếp vào cơ sở dữ liệu, hoặc lưu ở thư
mục chỉ định. Lưu trực tiếp vào cơ sở dữ liệu đảm bảo sự bảo mật cho dữ liệu song
quá trình thao tác với file tài liệu sẻ không nhanh chóng, hiệu quả bằng các thao tác
trực tiếp với file trên thư mục. Lưu file vào thư mục giúp các thao tác với file được
nhanh chóng, hiệu quả hơn, song tính bảo mật không cao do người sữ dụng có thể
thao tác trực tiếp với thư mục lưu trữ file tài liệu. Để đảm bảo sự bảo mật cho file tài
liệu ở thư mục, ta có thể nâng cao các thuộc tính bảo mật của thư mục, chặn người
dùng thao tác trực tiếp với thư mục đó. Kiểu file tài liệu cũng cần thống nhất để việc
xử lý trở nên đơn giản, nhanh chóng, hiệu quả.
 Dữ liệu phục vụ công cụ hỗ trợ rèn luyện.
Đối với chức năng cung cấp công cụ hỗ trợ rèn luyện kỹ năng, thông tin được xữ
lý ở đây là âm thanh và hình ảnh. Những âm thanh và hình ảnh này không có sự thay
đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình, do đó ta không cần sữ dụng đến cơ
sở dữ liệu để lưu các thông tin này.
Khi sữ dụng các công cụ hỗ trợ rèn luyện kỹ năng này, người dùng chỉ cần nhập
vào đoạn bản văn, khi đó hệ thống sẻ dựa vào bản văn được nhập vào mà tạo ra đoạn
âm thanh đối với mã Morse hoặc chọn các hình ảnh theo thứ tự các kí tự trong bản
văn đối với mã Semaphore và xuất ra âm thanh hoặc hình ảnh cho người sử dụng.


2.3.

Xây dựng cấu trúc dữ liệu.

2.3.1. Dữ liệu phục vụ chức năng cung cấp tài liệu cho người dùng.
Dữ liệu về tài liệu và các thông tin liên qua gồm có: tên tài liệu, loại tài liệu, mô
tả (chứa các thông tin cơ bản về tài liệu như loại tài liệu, nội dung chính của tài liệu).
Để đảm bảo ràng buột, tối ưu khi lưu trữ, bên cạnh các thuộc tính được phân tích
ở trên, ta thêm vào thuộc tính mã tài liệu để đảm bảo ràng buộc và dể dàng tham
chiếu đến tài liệu. Đối với thuộc tính loại tài liệu, ta thấy có thể có nhiều tài liệu có
cùng loại, do đó ta tạo một quan hệ lưu thông tin về các loại tài liệu và tạo liên kết
với quan hệ tài liệu thông qua thuộc tính mã loại, khi đó ta cũng cần tạo thêm một
thuộc tính mã loại để đảm bảo ràng buộc. Khi đó ta sẻ có 2 quan hệ để lưu trữ thông
tin gồm quan hệ tài liệu chứa mã tài liệu, tên tài liệu, mã loại tài liệu, mô tả; quan hệ
loại tài liệu chứa mã loại tài liệu, tên loại tài liệu, mô tả loại tài liệu.
Từ phân tích về dữ liệu cho chức năng cung cấp tài liệu ở trên, ta có thể xây dựng
một lượt đồ quan hệ để lưu trữ tài liệu và các thông tin liên quan như sau:

Thuộc tính

QUAN HỆ: TAILIEU
Kiểu dữ liệu
Miền giá trị

Mô tả
- 25 -



×