Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Đề án tăng cường công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên và xây dựng tổ chức đoàn, hội trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.09 KB, 20 trang )

ĐỀ ÁN
Tăng cường cơng tác đồn kết, tập hợp thanh niên và xây dựng tổ chức
Đoàn, Hội trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Đoàn kết, tập hợp thanh niên là nhiệm vụ hàng đầu của các cấp bộ
Đoàn, là nhiệm vụ cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Nghị quyết 01 của
Ban chấp hành Trung ương Đồn (lần thứ 3 khố VIII) về tăng cường, củng
cố và mở rộng mặt trận đồn kết, tập hợp thanh niên vì “Dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” đã đưa ra những mục tiêu, nội
dung, biện pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh cơng tác đồn kết, tập hợp thanh
niên trong đó có nội dung tăng cường, đồn kết tập hợp thanh niên tại các
địa bàn, lĩnh vực đặc thù. Với hai phương thức cơ bản để tập hợp, đoàn kết
thanh niên là: thông qua việc tổ chức các phong trào hành động cách mạng
và xây dựng tổ chức Đoàn, Hội.
Cùng với sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, khu vực kinh tế
ngồi quốc doanh cũng có bước phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất
lượng, thu hút ngày càng nhiều lao động trẻ vào làm việc. Điều này đã và
đang đặt ra cho tổ chức Đoàn, Hội phải có những giải pháp cụ thể để tập
hợp, đồn kết thanh niên, qua đó bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp (về
chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội) cho thanh niên trong các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh trong thời gian tới.

Phần 1
Tình hình thanh niên và cơng tác đoàn kết, tập hợp thanh niên
trong các doanh nghiệp ngồi quốc doanh

I. Tình hình thanh niên trong các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh ở việt nam hiện nay
1



1. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam hiện nay
Hiện nay, khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh bao gồm các
doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH, Công ty Cổ phần tư
nhân, doanh nghiệp Liên doanh, Doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi. Với
các chủ trương, chính sách khuyến khích của Đảng và Nhà nước, các doanh
nghiệp ngồi quốc doanh đang có sự phát triển vượt bậc về số lượng.
Tính đến hết tháng 9/2004, cả nước có gần 150.000 doanh nghiệp
ngoài quốc doanh đăng ký thành lập theo Luật doanh nghiệp, trong đó có
121.390 doanh nghiệp đang hoạt động bao gồm: 74.461 doanh nghiệp tư
nhân (chiếm 61,34%); 43.130 Công ty TNHH (chiếm 35,53%); 3799 Công
ty cổ phần (chiếm 3,13%). Cả nước có 5441 dự án đầu tư nước ngồi với số
vốn đăng ký là 45,77 tỷ đơla.
Phần lớn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã dần đi vào ổn định,
có hướng tăng trưởng, chiếm tỷ trọng khơng nhỏ trong tổng sản phẩm xã
hội và đóng góp đáng kể cho ngân sách Nhà nước (đóng góp gần 40%
GDP). Các doanh nghiệp này đã tạo ra nhiều chỗ làm việc, các doanh
nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phẩn thu hút khoảng 3,1 triệu
lao động, góp phần làm giảm nạn thất nghiệp, các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngồi thu hút hơn 400 nghìn lao động, trong đó chủ yếu là thanh
niên.
2. Tình hình thanh niên trong các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh ở Việt Nam hiện nay
Hiện nay, số thanh niên làm việc trong các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh ngày càng tăng. Tổng số lao động đang làm việc trong khu vực kinh
tế tư nhân tính đến tháng 9/2004 là 2.575.680 người trong đó thanh niên là
1.750.635 người, chiếm tỷ lệ 67,9%. Số lao động đang làm việc trong khu
vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là 1 triệu người, chủ yếu là thanh
niên. Về trình độ chun mơn, tay nghề: DNTN: Số tốt nghiệp PTCS:
18,2%; PTTH: 65,7%; ĐHCĐ: 16,1%; doanh nghiệp có vốn ĐTNN: Số tốt
nghiệp PTTH: 46,3%; ĐHCĐ: 51,5%; sau ĐH: 2,2% (số liệu Viện nghiên

cứu thanh niên năm 2001).
Thanh niên trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là những người
2


đã góp phần tạo ra lượng của cải vật chất lớn cho xã hội, mong muốn được
học tập để nâng cao trình độ nghiệp vụ chun mơn, muốn có việc làm và
thu nhập ổn định; được bảo vệ các quyền lợi hợp pháp về chính trị, kinh tế,
văn hố, xã hội; được đối xử cơng bằng và có cơ hội tham gia các hoạt động
xã hội, giao lưu giải trí lành mạnh. Nhưng thực tế cho thấy những nguyện
vọng chính đáng này chưa được đáp ứng. Điều này đã và đang đặt ra cho
Đoàn một nhiệm vụ quan trọng về cơng tác đồn kết tập hợp thanh niên.
II. Tình hình đoàn kết tập hợp thanh niên và xây dựng tổ chức
đoàn, hội trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thời gian qua
1. Thuận lợi, khó khăn
Thuận lợi:
- Một số Hội đồng quản trị, Ban lãnh đạo doanh nghiệp đã quán triệt
tinh thần chỉ thị 07 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và các quy định
về chức năng, nhiệm vụ của Đảng bộ, chi bộ trong việc lãnh đạo xây dựng
tổ chức đoàn thể nên ủng hộ và tạo điều kiện cho Đồn, Hội khảo sát tình
hình thanh niên xây dựng lực lượng nòng cốt và thành lập tổ chức Đoàn,
Hội tại các doanh nghiệp.
- Đa số thanh niên lao động trong các doanh nghiệp ngồi quốc
doanh có mong muốn được tham gia vào các hoạt động văn hoá, văn nghệ,
thể dục thể thao; các hoạt động xã hội; các hoạt động nhằm nâng cao trình
độ văn hố, chun mơn.
- Các cấp bộ Đoàn ở một số địa phương, đơn vị đã xác định cơng tác
đồn kết, tập hợp thanh niên khu vực ngoài quốc doanh là nhiệm vụ trọng
tâm, tích cực chỉ đạo nghiên cứu ban hành các văn bản, chỉ thị, nghị quyết
và hướng dẫn cơ sở thực hiện.

Khó khăn:
- Luật ĐTNN, Luật Doanh nghiệp khơng có quy định cụ thể nào yêu
cầu doanh nghiệp phải xây dựng tổ chức Đồn, vì vậy khi cán bộ Đồn,
Hội tiếp cận bàn bạc với Hội đồng quản trị, Ban giám đốc doanh nghiệp,
thiếu căn cứ pháp lý, việc ủng hộ hoạt động Đoàn hoàn toàn tuỳ thuộc vào
nhận thức của từng lãnh đạo trong mỗi doanh nghiệp.

3


- Hoạt động của các doanh nghiệp theo ca, kíp, dây chuyền sản xuất,
nên rất khó khăn về thời gian sinh hoạt. Mặt khác, trình độ văn hố, chun
mơn của thanh niên trong các doanh nghiệp ngồi quốc doanh khơng đồng
đều nêểnất khó khăn trong việc tổ chức hoạt động Đoàn, Hội.
- Phần lớn cán bộ tham gia lĩnh vực này đều kiêm nhiệm, ít có kinh
nghiệm, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động của Đoàn, Hội chưa được
quan tâm…
- Nhận thức của một số thanh niên về tổ chức Đoàn, Hội rất hạn chế,
chỉ quan tâm đến thu nhập và khơng có ý thức phấn đấu tự tu dưỡng rèn
luyện bản thân.
2. Công tác chỉ đạo:
2.1 Cấp Trung ương:
Trung ương Đoàn xác định đây là một nhiệm vụ trọng tâm, đặc biệt
từ sau khi có chỉ thị 07 ngày 23/11/1996 của Bộ Chính trị – Ban chấp hành
Trung ương Đảng "Về tăng cường công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể
nhân dân trong các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngồi", Ban Thường vụ Trung ương Đoàn đã ra nghị quyết số 02 về
cơng tác đồn kết tập hợp thanh niên và xây dựng tổ chức Đoàn, Hội
trong các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngồi, Hướng dẫn số 03 về các bước xây dựng tổ chức Đoàn, Hội và Quy

chế hoạt động của tổ chức Đoàn, Hội trong các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh; và gần đây là kết luận số 13 KL/TƯĐTN ngày 16/10/2001 của Ban
Thường vụ Trung ương Đồn về tăng cường cơng tác đồn kết, tập hợp
thanh niên và xây dựng tổ chức Đoàn, Hội trong các doanh nghiệp tư nhân
và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh việc ban hành các văn bản chỉ đạo hướng dẫn cơ sở, Trung
ương Đoàn cũng đã thành lập tổ cơng tác giúp Ban Bí thư chỉ đạo việc xây
dựng tổ chức Đoàn, Hội ngoài quốc doanh, thành lập các đoàn khảo sát
giúp một số địa phương xây dựng điểm tổ chức Đoàn, Hội trong các doanh
nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức các cuộc
hội thảo, hội nghị chuyên đề về xây dựng tổ chức Đoàn, Hội trong các
doanh nghiệp này. Phối hợp với Tổng liên đoàn lao động Việt Nam trong
4


việc chỉ đạo các cấp tiến hành xây dựng tổ chức của mình. Trong thời gian
qua Ban Bí thư Trung ương Đoàn cũng đã chỉ đạo các tỉnh thành Đoàn đánh
giá, sơ kết việc triển khai nghị quyết 02, kết luận số 13 của Ban Thường vụ
Trung ương Đoàn song trên thực tế cịn rất nhiều tỉnh thành Đồn chưa thực
hiện.
2.2 Cấp tỉnh, thành:
Trong những năm qua, nhiều địa phương, cơ sở đã tích cực xây
dựng, phát triển tổ chức Đoàn, Hội trong các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh; đặc biệt từ sau khi Ban thường vụ Trung ương Đoàn ban hành Nghị
quyết số 02 về cơng tác đồn kết tập hợp thanh niên và xây dựng tổ chức
Đoàn, Hội trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Các tỉnh, thành Đoàn
đã xác định đây là công việc quan trọng trong công tác chỉ đạo hoạt động
Đoàn, Hội hàng năm và thành lập ban chỉ đạo, tổ công tác, hướng dẫn nội
dung hoạt động tập hợp thanh niên ngoài quốc doanh, chỉ đạo các đơn vị
triển khai khảo sát tìm hiểu tâm tư nguyện vọng và nhu cầu của thanh niên

đang lao động tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh theo khu vực quận,
huyện: Hà Nội xây dựng kế hoạch liên tịch 132 giữa thành Đoàn và Hội
Liên hiệp thanh niên thành phố tiến hành khảo sát 78 doanh nghiệp tư
nhân, 19 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi; T.p Hồ Chí Minh xây
dựng kế hoạch 120 về việc xây dựng tổ chức Đoàn, Hội trong doanh nghiệp
ngoài quốc doanh, thành lập Ban ngoài quốc doanh và Đoàn các khu chế
xuất, khu cơng nghiệp từ đó cơng tác phát triển Đồn, Hội ngồi quốc
doanh đã có chuyển biến khá tốt; Đồng Nai thành lập Ban chỉ đạo, tổ công
tác xây dựng tổ chức Đồn, Hội trong các khu cơng nghiệp, tham mưu cho
Ban Thường vụ tỉnh uỷ ra văn bản chỉ đạo, đảm nhận đề tài khoa học về
đoàn kết, tập hợp thanh niên trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
được đánh giá cao; Bình Dương hướng dẫn quy trình xây dựng tổ chức
Đồn, Hội trong các khu cơng nghiệp, tiến hành chọn điểm, tập trung phân
cấp chỉ đạo, bên cạnh đó các tỉnh, thành cũng tiến hành việc điều tra, khảo
sát tình hình thanh niên tại các khu cơng nghiệp, khu chế xuất, trong các
doanh nghiệp tư nhân… Đồng thời tiến hành sơ tổng kết, giới thiệu những
mơ hình mới và giải pháp tốt trong việc chỉ đạo xây dựng tổ chức Đoàn,
Hội trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thời gian qua.
5


Tuy nhiên, công tác chỉ đạo của các câp bộ Đoàn trong thời gian qua
cũng bộc lộ nhiều hạn chế:
Thứ nhất, nhận thức của đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội về cơng tác đồn
kết, tập hợp thanh niên và xây dựng tổ chức Đoàn, Hội ngoài quốc doanh
chưa đầy đủ, chưa thấy hết tính cấp bách và tầm quan trọng của cơng tác
này dẫn đến tình trạng dễ làm, khó bỏ hoặc buông xuôi.
Thứ hai, chưa thực sự đầu tư cho bộ máy làm công tác này. Đến nay,
mới chỉ có 01 đơn vị cấp tỉnh Đồn thành lập Ban cơng tác Đồn, Hội
ngồi quốc doanh, một số tỉnh, thành Đồn thành lập tổ cơng tác hoặc Ban

chỉ đạo nhưng cán bộ 100% là kiêm nhiệm. Phần lớn các tỉnh, thành Đoàn
giao cho 01 Ban của đơn vị theo dõi cơng tác xây dựng tổ chức Đồn, Hội
ngồi quốc doanh.
Thứ ba, do đây là một mảng công việc mới và khó vì vậy cán bộ
Đồn nhìn chung cịn lúng túng, khả năng tham mưu cho cấp uỷ Đảng,
chính quyền cịn hạn chế. Mặt khác, do kinh nghiệm ít nên nhiều vấn đề
phát sinh từ thực tiễn cán bộ Đoàn, Hội chưa có khả năng để tháo gỡ.
Thứ tư, năng lực vận động và ý thức tuyên truyền với giới chủ về
Đồn, Hội của các cấp bộ Đồn cịn nhiều hạn chế. Một số cơ sở thực hiện
tràn lan không dứt điểm, chưa xác định đúng đối tượng tập hợp, còn nóng
vội, để nhanh chóng hình thành chi hội hoặc chi đoàn, thiếu kiên nhẫn
thuyết phục vận động lãnh đạo các doanh nghiệp.
3. Cơng tác xây dựng tổ chức Đồn, Hội ngồi quốc doanh
Tình hình xây dựng tổ chức:
Đại hội Đồn toàn quốc lần thứ VIII đã đưa ra chỉ tiêu đến năm 2007
sẽ xây dựng được 20% doanh nghiệp ngoài quốc doanh có tổ chức Đồn,
Hội. Tuy nhiên, tính đến hết năm 2004 theo báo cáo của 53 tỉnh, thành Đồn
tồn quốc mới chỉ có 1413 doanh nghiệp ngồi quốc doanh có tổ chức Đồn,
901 doanh nghiệp ngồi quốc doanh có tổ chức Hội (chiếm tỷ lệ 1,9% so
với tổng số các đơn vị doanh nghiệp ngoài quốc doanh và 5,3% so với
tổng số các đơn vị ngoài quốc doanh có từ 50 người trở lên).

6


Một số tỉnh, thành Đoàn triển khai tốt như: Thành phố Hồ Chí Minh
đã thành lập được 625 chi đồn và 1 Đoàn cơ sở và 518 chi hội (chiếm trên
50% so với tổng số tổ chức Đoàn, Hội ngoài quốc doanh trên cả nước). Hà
Nội đã xây dựng được 109 cơ sở Đoàn, Hội với 2654 đoàn viên, 62 cơ sở
Hội với 3106 hội viên. Hải Phòng đã thành lập được 34 chi đoàn với 2729

đoàn viên và 61 chi hội với 4068 hội viên. . Đồng Nai với mơ hình chi đồn
chun nhiệm đã thành lập được 46 chi đoàn với 2371 đoàn viên và 12 chi
hội với 556 hội viên. Bình Dương thành lập 11 chi đồn, 71 chi hội trong
các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, 10 chi hội thanh niên cơng nhân khu
nhà trọ, hình thành CLB kỹ năng dã ngoại thanh niên, qua đó đã tổ chức
cho hơn 1000 lượt thanh niên công nhân các cơng ty, xí nghiệp tham gia
các hoạt động du khảo, dã ngoại, tham quan du lịch.
Một số tỉnh, thành Đoàn số lượng các doanh nghiệp ngồi quốc
doanh khơng nhiều song đã rất cố gắng trong việc chỉ đạo cơ sở, từng bước
xây dựng thành lập tổ chức. Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực mới, môi
trường xây dựng tổ chức Đồn, Hội cịn gặp nhiều khó khăn, các điều kiện
để tổ chức phong trào hạn chế. Một số cơ sở đã thành lập được tổ chức
Đoàn, Hội song do thiếu nội dung, thời gian, hình thức hoạt động, khơng
phát huy được vai trị đã tự giải tán, bên cạnh đó cũng có cơ sở đã thành lập
được Đồn, Hội và tổ chức hoạt động nhưng phía đối tác nước ngồi khơng
biết. Cịn nhiều tỉnh, thành Đồn chưa triển khai hoặc triển khai chỉ đạo
chưa có hiệu quả việc xây dựng tổ chức Đoàn, Hội ở các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh.
Những doanh nghiệp có vốn ĐTNN đã xây dựng được tổ chức Đoàn,
Hội là những doanh nghiệp trước khi chuyển sang liên doanh là doanh
nghiệp Nhà nước có tổ chức Đảng, Đồn có bề dày truyền thống nhiều năm
là cơ sở vững mạnh hoặc phía Việt Nam có vị thế cao trong liên doanh..
Thực tế cho thấy, bước đầu chọn việc xây dựng chi hội thanh niên trong các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh này thuận lợi hơn là thành lập chi đồn.
Đối các doanh nghiệp có 100% vốn nước ngồi và các doanh nghiệp nằm
trong khu chế xuất hầu hết chưa xây dựng được tổ chức Đoàn, Hội. Do tổ
7


chức Đồn, Hội chưa có sự đầu tư thoả đáng để tìm ra những biện pháp

hữu hiệu nhất để phát triển tổ chức Đồn, Hội.
Về cơng tác đào tạo đội ngũ cán bộ, xây dựng lực lượng nòng cốt:
Xác định đây là vấn đề then chốt, một số tỉnh, thành Đồn Bình
Dương, Đồng Nai, T.p Hồ Chí Minh đã quan tâm chỉ đạo, xây dựng kế
hoạch tập huấn cán bộ, mở các trại huấn luyện nghiệp vụ công tác Hội, tập
trung vào việc đào tạo về trình độ ngoại ngữ, kỹ năng tổ chức các hoạt
động, qua đó nâng cao trình độ của cán bộ Đồn khi xuống tiếp cận thanh
niên tại cơ sở, doanh nghiệp, đặc biệt tại các khu chế xuất, khu cơng
nghiệp. Bên cạnh đó một số đơn vị đã chủ động phối hợp với tổ chức Cơng
đồn hoặc thơng qua các trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương lựa
chọn, tìm ra những cán bộ Đồn, thanh niên tích cực, ham thích hoạt động
xã hội, có ý thức tốt để bồi dưỡng giới thiệu vào các doanh nghiệp để xây
dựng lực lượng nòng cốt chuẩn bị cho việc xây dựng tổ chức Đoàn, Hội sau
này.
Về tổ chức sinh hoạt chi đoàn:
Sinh hoạt Đoàn, Hội trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chủ
yếu là ngoài giờ vì trong thực tế khơng có văn bản pháp luật nào quy định
hoạt động của đoàn thể trong các doanh nghiệp ngồi quốc doanh và nếu có
chỉ là sự thoả thuận giữa giới chủ và người lao động và phải đảm bảo
nguyên tắc hoạt động không ảnh hưởng đến sản xuất. Để có thời gian tổ
chức và tham gia sinh hoạt chi đoàn, các cơ sở Đoàn tranh thủ giờ đổi ca để
thông tin, thông báo các chủ trương của Đoàn, Hội những hoạt động khác
tổ chức chủ yếu vào ngày nghỉ. Vì vậy, các buổi sinh hoạt chi đồn thường
khơng đủ đồn viên, nội dung hình thức ngắn gọn. Các chi đoàn này
thường phối hợp với Đoàn cấp trên trực tiếp để tham gia các hoạt động
chung.
Một số đơn vị như chi đồn Lever Haso - Hà Nội có hình thức thơng
tin trên mạng vi tính nội bộ, các đồn viên chủ yếu tập trung ở các phịng,
ban hành chính có thể khai thác thơng tin trên mạng và triển khai thực hiện;
8



chi đồn xí nghiệp ơ-tơ Sài Gịn, cho phép Đồn hoạt động 01 tuần một
buổi vào chiều thứ 7. Xí nghiệp cơ khí miền Tây, Hải Phịng đích thân giám
đốc đứng ra chỉ đạo thành lập chi đoàn và hướng dẫn tạo điều kiện cho chi
đoàn hoạt động; chi đoàn liên doanh cốt pha thép Việt Trung thuộc Công ty
xây lắp sở công nghiệp Thái Nguyên thường xuyên sinh hoạt chi đồn và tổ
chức nhiều hoạt động có hiệu quả.
Quan điểm của giới chủ về việc xây dựng tổ chức và hoạt động của
Đoàn, Hội:
- Một số chủ doanh nghiệp tư nhân mong muốn, ủng hộ việc thành
lập các tổ chức thanh niên trong doanh nghiệp, nhận thức rõ việc thành lập
các tổ chức chính trị xã hội, đồn thể trong doanh nghiệp góp phần tích cực
cho việc quản lý lao động tốt hơn, đảm bảo quyền lợi của người lao động
và của doanh nghiệp, có tác dụng thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển,
nâng cao uy tín doanh nghiệp.
- Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi khơng quan
tâm tới việc thành lập các tổ chức chính trị xã hội trong doanh nghiệp, họ
chỉ quan tâm tới lợi nhuận và sự phát triển của doanh nghiệp. Cho rằng
mục tiêu chính của doanh nghiệp là sản xuất kinh doanh thu lợi nhuận và
nộp ngân sách đầu tư, việc tập hợp, đoàn kết giáo dục thanh niên không
phải là trách nhiệm của doanh nghiệp. Nhiều đơn vị cho rằng việc thành lập
tổ chức Đoàn, Hội sẽ ảnh hưởng đến thời gian sản xuất, kinh doanh của
doanh nghiệp.
Tóm lại: Trong thời gian qua mặc dù đã có nhiều cố gắng, song cơng
tác xây dựng tổ chức Đồn, Hội ngồi quốc doanh cịn nhiều hạn chế, yếu
kém. Các cấp bộ Đồn cịn lúng túng, chưa tìm ra giải pháp thoả đáng cho
việc xây dựng tổ chức Đoàn, Hội trong các Doanh nghiệp ngoài quốc
doanh dẫn đến tỷ lệ các doanh nghiệp ngồi quốc doanh có tổ chức Đồn,
Hội rất thấp. Chưa quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức, kỹ

năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Đồn làm cơng tác này. Một số đơn vị
cơ sở cịn bng lỏng cơng tác tổ chức xây dựng lực lượng, chưa quan tâm
đến số lượng đoàn viên được phân công sang làm việc tại các đơn vị liên
9


doanh. Một số đơn vị khác chỉ tập trung hoạt động bề nổi nhưng chưa chú ý
xây dựng lực lượng nòng cốt để đào tạo, bồi dưỡng huấn luyện, các mơ
hình giải pháp được giới thiệu chưa thật sự tiêu biểu và phổ biến giúp cho
cơ sở Đoàn học tập kinh nghiệm.
4. Hoạt động của Đoàn, Hội trong các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh:
Hoạt động của Đoàn, Hội trong các doanh nghiệp tập trung chủ yếu
vào các nội dung sau:
Hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao: Nhân dịp kỷ niệm
các ngày lễ lớn của đất nước, của Đoàn, Hội, ngày truyền thống của địa
phương, doanh nghiệp, tổ chức Đoàn, Hội trong các doanh nghiệp ngoài
quốc doanh đã tổ chức các hoạt động sôi nổi, tạo sân chơi đa dạng để thu
hút thanh niên như: hội trại thanh niên, cơng nhân và người lao động trẻ,
đêm hội văn hố, sân chơi định kỳ cuối tuần cho thanh niên công nhân
ngay tại đơn vị, hoặc tại các tụ điểm văn hố, nhà văn hố, cơng viên. Đồng
thời tổ chức các hội thi, hội thao thể dục thể thể thao, trò chơi vận động, hội
diễn văn nghệ, để đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí và rèn luyện sức khoẻ
cho ĐVTN trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Nhiều cơ sở Đồn, Hội đã khéo léo lơi cuốn chủ doanh nghiệp là
người nước ngoài vào các hoạt động vui chơi giải trí, tổ chức các hoạt động
văn hóa xã hội nhân ngày kỷ niệm và ngày Quốc khánh của hai nước tạo sự
gần gũi, gắn bó giữa Đồn, Hội với phía đối tác. Một số địa phương đã có
hình thức hấp dẫn tập hợp, thu hút thanh niên như: Đoàn thanh niên khu
cơng nghiệp T.p Hồ Chí Minh tổ chức hội trại truyền thống “Tiếp bước cha

anh”, tổ chức chiếu phim lưu động với chủ đề “Sắc mầu cuộc sống”; hội thi
“Tiếng hát thanh niên công nhân”, thi hát Karaoke ở khu cơng nghiệp Bình
Dương; chi hội thanh niên Cơng ty TNHH Kim Quy tổ chức hội thi “Thanh
niên thanh lịch”, CLB bạn gái ở công ty giầy Thành Công (Hải Phịng).
Hoạt động cơng tác xã hội:
Phát huy tinh thần tương trợ, ý thức cộng đồng, giáo dục lòng nhân
ái trong thanh niên, quan tâm đến đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng bị
thiên tai, lũ lụt. Thơng qua loại hình cơng tác xã hội, tổ chức Đồn, Hội
trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã tập hợp lực lượng ĐVTN tổ
10


chức các hoạt động xã hội như: cứu trợ, khắc phục hoả hoạn, thiên tai, vận
động xây dựng nhà tình thương. Phối hợp với thanh niên địa phương cùng
tham gia vào các “Ngày thứ bảy tình nguyện”, “Ngày chủ nhật xanh”, các
hoạt động xây dựng khu phố, ấp an toàn sạch đẹp, văn minh, nghĩa tình.
Hoạt động tuyên truyền, giáo dục truyền thống, pháp luật:
Thông qua các hoạt động về nguồn, đến với các địa chỉ đỏ, di tích
lịch sử, hành trình đến với bảo tàng, hội trại truyền thống tại các chiến khu
xưa, phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng…, với các loại hình hoạt
động trên, tổ chức Đoàn, Hội đã từng bước giáo dục truyền thống cho thanh
niên cơng nhân trong các doanh nghiệp ngồi quốc doanh.
Một số khu công nghiệp, khu chế xuất tại T.p Hồ Chí Minh ( KCX
Tân Tạo, Tân Thuận, Vĩnh Lộc, Cát lái) tổ chức Đoàn, Hội đã phối hợp với
Ban quản lý, tuyên truyền qua hệ thống phát thanh với diễn đàn: “Nghe
thanh niên nói, nói thanh niên nghe”, lồng ghép các nội dung tuyên truyền
về thời sự, chính trị cho thanh niên thông qua mục điểm tin, đọc báo nhanh
vào giữa giờ giải lao, chiếu phim lưu động phục vụ thanh niên công nhân.
Một số đơn vị tổ chức các cuộc vận động hiến máu nhân đạo, cuộc
vận động “Thanh niên sống đẹp”, “Thanh niên công nhân lao động sáng tạo

giỏi”,… có kết quả, tạo ra sức lan toả trong thanh niên khu vực kinh tế
ngoài quốc doanh, nhiều bạn trẻ đã kịp thời được nêu gương, tôn vinh.
Bên cạnh đó, một số đơn vị đã tổ chức các buổi toạ đàm, thi hái hoa
dân chủ, đố vui, hội thi tìm hiểu pháp luật, qua đó giáo dục cho thanh niên
hiểu biết về pháp luật, nhất là luật Lao động, Đầu tư, Doanh nghiệp… Từ
đó tránh tình trạng lãn cơng, vi phạm kỷ luật lao động. Tạo ra môi trường
lao động thuận lợi giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Hoạt động hội thi, nâng cao tay nghề:
Đây là một hoạt động được tổ chức Đoàn, Hội cũng như giới chủ
trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh quan tâm, đầu tư. Để triển khai
tốt hoạt động này, tổ chức Đoàn, Hội đã tranh thủ sự ủng hộ, tạo điều kiện
của giới chủ doanh nghiệp, phối hợp với tổ chức Cơng đồn tổ chức hội thi
tay nghề, chun mơn nghiệp vụ, tập trung vào một số ngành nghề như: lái
xe, cơ khí, điện tử, xây dựng, qua đó để thanh niên có cơ hội và điều kiện
11


khẳng định, nâng cao tay nghề. Thông qua hội thi giúp thanh niên công
nhân, lao động trẻ nâng cao tay nghề, nghiệp vụ và góp phần nâng cao thu
nhâp, ổn định cuộc sống, gắn bó với ngành nghề.
Tóm lại: Hoạt động của Đoàn, Hội trong các doanh nghiệp ngoài
quốc doanh bước đầu đã thu hút, tập hợp được đoàn viên, thanh niên qua
các loại hình cắm trại, giã ngoại, giao lưu kết nghĩa, hoạt động xã hội…
được giới chủ khuyến khích, ủng hộ. Song chỉ mới dừng lại ở một số đơn
vị có tổ chức Đảng, Cơng đồn là những đơn vị mạnh. Trong thực tế những
hình thức hoạt động của Đồn, Hội cịn đơn điệu, khơ cứng, nhàm chán,
điều kiện về hoạt động như: kinh phí, thời gian, địa điểm...cịn khó khăn.
Sức ảnh hưởng của các hoạt động do Đồn, Hội tổ chức cịn hạn chế, chưa
đến được với đông đảo thanh niên và giới chủ doanh nghiệp. Đội ngũ cán
bộ Đồn trong các đơn vị này có nhiệt tình nhưng cịn hạn chế trong kỹ

năng thanh vận, kỹ năng tổ chức hoạt động, cần được đầu tư bồi dưỡng
thích hợp.
5. Đánh giá chung
Trong thời gian vừa qua, đặc biệt là từ sau khi có Nghị quyết số 02
và Kết luận số 13 của Ban thường vụ Trung ương Đồn khố VII về cơng
tác đồn kết tập hợp thanh niên và xây dựng tổ chức Đoàn, Hội trong các
doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, cơng tác
xây dựng tổ chức Đồn, Hội ngồi quốc doanh đã có những chuyển biến
nhất định. Tỷ lệ các doanh nghiệp ngồi quốc doanh có tổ chức Đồn, Hội
tăng hàng năm. Các hoạt động Đồn Hội đã có tác động nhất định đến
thanh niên và giới chủ doanh nghiệp. Các mơ hình, hình thức đồn kết tập
hợp thanh niên trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã đa dạng hơn.
Tuy nhiên, cơng tác đồn kết, tập hợp thanh niên và xây dựng tổ chức
Đoàn, Hội trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn nhiều hạn chế,
chưa theo kịp với nhu cầu nguyện vọng của thanh niên và sự phát triển của
doanh nghiệp. Các cấp bộ Đồn, Hội chưa có sự đầu tư thoả đáng để tìm ra
những biện pháp hữu hiệu cho việc xây dựng phát triển rộng rãi tổ chức và
hoạt động; sức hấp dẫn của Đoàn, Hội với thanh niên và các chủ doanh
nghiệp chưa cao, còn gặp nhiều khó khăn về thời gian địa điểm, nội dung
12


sinh hoạt, kinh phí cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động. Cán bộ Đồn, Hội
cịn lúng túng chưa nhạy bén nắm bắt tình hình của đơn vị để trang bị cho
Đoàn cơ sở những yêu cầu cần thiết khi đơn vị chuẩn bị liên doanh, chưa
kịp thời nắm bắt tình hình thanh niên của doanh nghiệp để tham mưu cho
cấp uỷ Đảng những cán bộ có trình độ, bản lĩnh, năng động, nghiệp vụ
chuyên môn cao. Một số cơ sở thực hiện tràn lan không dứt điểm, chưa xác
định đúng đối tượng tập hợp, cịn nóng vội, để nhanh chóng hình thành chi
hội hoặc chi đồn, thiếu kiên nhẫn thuyết phục vận động lãnh đạo các doanh

nghiệp.
Nguyên nhân thành cơng:
* Chủ quan: một bộ phận cán bộ Đồn, Hội năng động nhạy bén
nắm bắt được thời cơ điều kiện thuận lợi, phát huy được các nguồn lực và
đáp ứng được nhu cầu của đoàn viên thanh niên.
- Các cấp uỷ Đảng, Chính quyền quan tâm đầu tư, tạo điều kiện
thuận lợi cho tổ chức Đoàn, Hội; chủ động phối hợp chặt chẽ với tổ chức
Cơng đồn để thành lập chi hội, chi đoàn.
* Khách quan: Một số chủ doanh nghiệp ủng hộ, tạo điều kiện cho
Đoàn, Hội hoạt động.
Nguyên nhân hạn chế:
* Chủ quan:
- Cán bộ đoàn thiếu hiểu biết về luật nhất là Luật doanh nghiệp, Luật
lao động; thiếu nhiệt tình, năng động, một số cịn hạn chế về khả năng,
năng lực, trình độ khi tiếp xúc với giới chủ, nhất là giới chủ là người nước
ngoài; chưa kịp thời nắm bắt và đáp ứng nhu cầu của đoàn viên thanh niên,
chưa xác định được đúng đối tượng thanh niên để có biện pháp thích hợp
tập hợp lực lượng, chưa chọn đúng trọng tâm, mũi nhọn để có đầu tư. Tập
huấn cán bộ Đồn, Hội cịn ít, nhiều nơi chưa tổ chức tập huấn được, trong
khi đó cán bộ Đoàn thường xuyên thay đổi.
- Việc xây dựng tổ chức và duy trì hoạt động mới chỉ dừng lại ở
những đơn vị, doanh nghiệp làm ăn khá, có sự quan tâm tạo điều kiện của
Ban lãnh đạo và Đảng uỷ, Cơng đồn. Cịn lại ở các đơn vị khác tỷ lệ tập
hợp thanh niên là rất thấp.
13


- Tổ chức Đoàn trong thời gian qua chưa đầu tư thoả đáng cho việc
chỉ đạo, xây dựng và phát triển tổ chức Đoàn, Hội trong đối tượng này, việc
nhân diện mơ hình cịn hạn chế, việc tổ chức giao ban, phân công cán bộ

chưa được chú ý. Chưa kịp thời đúc kết kinh nghiệm tìm ra giải pháp thực
hiện.
- Nội dung hình thức hoạt động Đồn, Hội ở các doanh nghiệp này
chưa có sức thu hút thanh niên; sức hấp dẫn đối với chủ doanh nghiệp chưa
cao, còn gặp nhiều khó khăn về thời gian, địa điểm, kinh phí, cơ sở vật chất
cho hoạt động.
- Công tác vận động, tuyên truyền về tổ chức Đoàn, Hội đối với chủ
doanh nghiệp chưa được quan tâm đúng mức và đạt hiệu quả rõ rệt.
* Khách quan:
- Về mặt pháp lý còn thiếu cơ chế chính sách cho tổ chức Đồn, Hội
hoạt động tại các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh nên việc thành lập được
tổ chức cịn tuỳ thuộc vào thiện chí của phía đối tác hoặc chủ đầu tư. Sự
quan tâm của Đảng khơng đồng đều cịn tuỳ thuộc vào từng cấp uỷ Đảng.
Chưa có văn bản quy định nào của Đảng, Chính quyền về việc quan tâm
tạo điều kiện kinh phí cơ sở vật chất cho tổ chức Đồn, Hội trong doanh
nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động.
- Hệ thống tổ chức bộ máy chưa đồng bộ (cùng một đơn vị song các
tổ chức Đảng, đoàn thể trực thuộc các cấp khác nhau) gây ảnh hưởng đến
công tác chỉ đạo.
- Sự quan tâm của lãnh đạo doanh nghiệp nói chung và sự ủng hộ của
giới chủ với vấn đề xây dựng, thành lập tổ chức Đồn, Hội cịn nhiều hạn
chế.
- Tốc độ phát triển doanh nghiệp ngoài quốc doanh rất cao, phần lớn
lại là những doanh nghiệp chưa hoặc không đủ số lượng thanh niên cần
thiết để thành lập tổ chức Đồn, Hội. Do đó, tổ chức Đồn cịn gặp nhiều
lúng, chưa theo kịp với sự phát triển của doanh nghiệp.
Một số kinh nghiệm bước đầu:

14



Một là, cần coi trọng biện pháp tuyên truyền vận động, thuyết phục
người sử dung lao động thành lập tổ chức thanh niên và động viên thanh
niên gia nhập tổ chức Đồn, Hội.
Hai là, phải có sự chỉ đạo trọng tâm, trọng điểm. Khi xây dựng tổ
chức phải gắn chặt với việc củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động. Cần
tổ chức chọn điểm ở một số đơn vị, có sơ kết đánh giá rút kinh nghiệm, kịp
thời phát hiện bồi dưỡng nhân tố tích cực. Đồng thời cần coi trọng yếu tố
chỉ đạo, lãnh đạo của cấp uỷ Đảng địa phương, sự phối hợp chặt chẽ đồng
bộ của Chính quyền và tổ chức Cơng đồn trong doanh nghiệp.
Ba là, Phải xây dựng được đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội có bản lĩnh
chính trị, có kiến thức chun mơn, kiến thức pháp luật, vừa có nhiệt tình
và kỹ năng, nghiệp vụ cơng tác đồn kết, tập hợp thanh niên trong doanh
nghiệp ngoài quốc doanh.

15


Phần 2
Cơng tác đồn kết, tập hợp thanh niên và xây dựng tổ chức đoàn, hội
trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thời gian tới
I. Dự báo tình hình thanh niên trong doanh nghiệp ngoài quốc
doanh ở Việt Nam
Những năm đầu thế kỷ XXI, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
đang có cơ hội phát triển về cả số lượng và quy mô. Những thuận lợi của
thanh niên trong khu vực kinh tế này như trình độ, học vấn, tay nghề,
chuyên môn nghiệp vụ cao; thu nhập cao; điều kiện tiếp cận với tiến bộ
khoa học kỹ thuật tốt... sẽ tiếp tục được tăng lên. Bên cạnh đó sự ra đời của
các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất sẽ là cơ hội lớn cho thanh niên
tìm kiếm việc làm. Sự phát triển các doanh nghiệp ngoài quốc doanh sẽ thu

hút một lực lượng lao động trẻ có trình độ học vấn, nghiệp vụ vào làm việc
tại các doanh nghiệp này. Tuy nhiên những hạn chế, khó khăn như: khơng
có thời gian cho các hoạt động tập thể; vấn đề nhà ở; cơ hội thăng tiến; sự
ổn định trong công việc... vẫn là những thách thức lớn trong việc đoàn kết,
tập hợp thanh niên khu vực này. Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tiếp
tục coi việc phát triển Đồn, Hội trong các doanh nghiệp này là một trong
những trọng tâm công tác trong thời gian tới.
II. Mục tiêu, yêu cầu, phương châm
1. Mục tiêu
Tăng nhanh tỷ lệ các doanh nghiệp ngồi quốc doanh có tổ chức
Đồn, Hội, đảm bảo thực hiện đúng chỉ tiêu mà Đại hội Đoàn VIII đã đề ra.
Đa dạng hố các hình thức đồn kết tập hợp thanh niên trong doanh nghiệp
ngồi quốc thơng qua đó tạo điều kiện cho thanh niên học tập, lao động,
làm chủ khoa học cơng nghệ, góp phần xây dựng lực lượng lao động trẻ
trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và phát
triển các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
2. Yêu cầu

16


- Tiếp tục quán triệt sâu sắc hơn nữa trong các cấp bộ Đoàn về vấn đề
xây dựng tổ chức Đồn, Hội trong các doanh nghiệp ngồi quốc doanh qua
đó tăng cường cơng tác chỉ đạo của Đồn, Hội đối với lĩnh vực này.
- Xác định vai trị đồn viên, thanh niên là chủ thể trong quá trình vận
động tập hợp lực lượng và xây dựng tổ chức. Các cấp bộ Đồn có trách
nhiệm bồi dưỡng nịng cốt, tổ chức các hoạt động đáp ứng nhu cầu và
nguyện vọng chính đáng của thanh niên trong doanh nghiệp.
- Mọi hoạt động phải đảm bảo thiết thực hiệu quả, tránh phơ trương
hình thức, vì lợi ích của thanh niên, lợi ích của xã hội và sự phát triển của

doanh nghiệp.
3. Phương châm
- Việc xây dựng tổ chức Đoàn, Hội trong doanh nghiệp ngoài quốc
doanh phải được tiến hành từng bước trên cơ sở chỉ đạo điểm để rút kinh
nghiệm nhân diện rộng. Chú trọng đến cơng tác xây dựng tổ chức Đồn,
Hội tại những doanh nghiệp đã có tổ chức Đảng và Cơng đồn, doanh
nghiệp là thành viên của Hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam.
- Quy trình vận động xây dựng và phát triển tổ chức Đoàn, Hội được
thực hiện với phương châm từ dễ đến khó: lấy hoạt động văn hố, xã hội
làm cơ sở, hoạt động thi đua lao động sản xuất làm then chốt.
- Nắm lực lượng cốt cán, phát triển lực lượng để xây dựng tổ chức,
đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và phối hợp chặt chẽ với tổ chức Cơng
đồn.
III. Một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường cơng tác đồn kết,
tập hợp thanh niên và xây dựng tổ chức đoàn, hội trong doanh nghiệp
ngoài quốc doanh
1. Nâng cao nhận thức của cán bộ Đoàn, đồn viên thanh niên
về tầm quan trọng, vị trí, vai trị của tổ chức Đồn, Hội trong doanh
nghiệp ngồi quốc doanh.
- Tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp bộ Đồn,
cán bộ, ĐVTN về tính cấp bách và tầm quan trọng của việc đoàn kết, tập
hợp thanh niên và xây dựng tổ chức Đoàn, Hội trong các doanh nghiệp
ngồi quốc doanh. Coi đây là một mặt cơng tác quan trọng trong mặt trận
đoàn kết, tập hợp thanh niên.
17


- Giới thiệu với chủ doanh nghiệp và thanh niên trong doanh nghiệp
ngoài quốc doanh về chức năng, nhiệm vụ của Đồn TNCS Hồ Chí Minh,
Hội LHTN Việt Nam; các phong trào, chương trình hành động của Đồn,

Hội và chủ trương của Đồn, Hội về cơng tác đồn kết, tập hợp thanh niên
trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
- Tuyên truyền, phổ biến những mơ hình hay, cách làm tốt trong cơng
tác đồn kết tập hợp thanh niên trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Nghiên cứu ban hành các loại tài liệu tuyên truyền về Đoàn, Hội dành riêng
cho thanh niên trong từng loại doanh nghiệp; Kết hợp công tác tuyên
truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng (nhất là các báo, tạp chí
Đồn, Hội) với việc tun truyền miệng, trực tiếp tại các doanh nghiệp để
giới chủ hiểu biết hơn về tổ chức Đoàn, Hội và tạo sự ủng hộ trong việc
thành lập tổ chức.
2. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn, Hội và
xây dựng lực lượng nịng cốt trong q trình xây dựng tổ chức Đồn,
Hội.
- Tập trung cho cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đồn, Hội trực
tiếp làm cơng tác vận động tập hợp thanh niên ngồi quốc doanh. Biên soạn
giáo trình, tài liệu riêng để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đồn, Hội về đường
lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về kinh tế ngoài quốc
doanh, chủ trương thành lập các tổ chức đoàn thể trong doanh nghiệp ngoài
quốc doanh; về nghiệp vụ, kỹ năng công tác vận động, tập hợp thanh niên
ngoài quốc doanh; về cách tiếp cận và quy trình thành lập tổ chức Đồn,
Hội; về nội dung và các mơ hình, hình thức hoạt động của tổ chức Đoàn,
Hội trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh…
- Coi trọng việc phân cơng, bố trí cán bộ làm cơng tác vận động tập
hợp thanh niên trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tuỳ điều kiện cụ thể
có thể thành lập bộ phận chuyên trách hoặc Ban chỉ đạo về công tác vận
động tập hợp thanh niên ngoài quốc doanh.
- Tăng cường xây dựng lực lượng nòng cốt trong doanh nghiệp ngồi
quốc doanh. Cần rà sốt nắm tình hình số lượng đoàn viên, thanh niên, yêu
cầu của chủ doanh nghiệp, từ đó xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động
thu hút thanh niên tham gia để phát hiện lực lượng nòng cốt. ở những nơi

18


đã có tổ chức Cơng đồn cần phối hợp để xác định nhân tố thanh niên tích
cực và bồi dưỡng trở thành lực lượng nòng cốt. Thường xuyên tổ chức cho
lực lượng nịng cốt sinh hoạt, một mặt nắm tình hình thanh niên và hoạt
động Đồn, Hội trong các doanh nghiệp, mặt khác bồi dưỡng những kỹ
năng, những kinh nghiệm cơng tác vận động thanh niên, giúp đỡ lực lượng
nịng cốt tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
3. Đa dạng hố các loại hình, hình thức tập hợp thanh niên trong
doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
- Vận động thanh niên ngoài quốc doanh tham gia hoạt động Đoàn,
Hội ở địa bàn dân cư, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động do Đoàn, Hội địa
phương tổ chức để tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho thanh niên ngoài
quốc doanh tham gia sinh hoạt.
- Tăng cường xây dựng các chi đồn, chi hội, đội nhóm sở thích,
chun ngành, câu lạc bộ…trong các khu nhà trọ, khu chế xuất, khu công
nghiệp, trong doanh nghiệp và trên địa bàn dân cư.
- Tổ chức giao lưu giữa đoàn viên thanh niên trong các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh với thanh niên địa phương thơng qua các hoạt động văn
hố, thể dục thể thao, giao lưu kết nghĩa, câu lạc bộ sở thích, hoạt động xã
hội từ thiện… thơng qua đó để tập hợp thanh niên, đồng thời tranh thủ và
lôi cuốn các chủ doanh nghiệp cùng tham gia.
4. Tăng cường tổ chức các hoạt động Đoàn, Hội trong doanh
nghiệp ngoài quốc doanh.
- Tiếp tục tổ chức các hoạt động hướng vào việc giáo dục cho thanh
niên phát huy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc; giữ vững và phát
huy bản sắc văn hoá dân tộc, bản chất của giai cấp cơng nhân, có tinh thần
đồn kết, kiên quyết đấu tranh với những hiện tượng, hành vi không phù
hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc

những tinh hoa văn hóa của thế giới.
- Đẩy mạnh việc tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao kiến thức,
trình độ chun mơn nghiệp vụ, tay nghề cho thanh niên ngoài quốc doanh
như: phong trào Sáng tạo trẻ; các hình thức hỗ trợ cho thanh niên nâng cao
trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật; các cuộc thi tay nghề, chọn thợ giỏi;
các cơng trình, phần việc thanh niên…Có hình thức động viên, khuyến
19


khích thanh niên tích cực trong lao động sản xuất kinh doanh, thực hiện tốt
nhiệm vụ của doanh nghiệp, đơn vị.
- Thường xuyên nắm bắt tâm tư nguyện vọng của thanh niên để có
những nội dung cụ thể đề xuất với chủ doanh nghiệp nhằm bảo vệ quyền
lợi cho thanh niên. Tư vấn, hỗ trợ về mặt pháp lý và bảo vệ thanh niên cơng
nhân khi lợi ích chính đáng bị xâm hại.
- Tích cực tổ chức các hoạt động tình nguyện, giao lưu, dã ngoại, văn
hố, văn nghệ, TDTT để góp phần nâng cao đời sống tinh thần, phát triển
thể lực cho thanh niên ngoài quốc doanh. Tranh thủ và lôi cuốn các chủ
doanh nghiệp cùng tham gia.
5. Tăng cường cơng tác chỉ đạo
- ở những nơi có nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh, khu vực tập
trung các khu chế xuất, khu công nghiệp cần thành lập bộ phận chun
trách hoặc bán chun trách cơng tác Đồn, Hội ngồi quốc doanh để
nghiên cứu chỉ đạo một cách thống nhất, có điều kiện chun sâu tìm ra
những giải pháp thích hợp.
- Chủ động phối hợp với Liên đoàn lao động các cấp thơng qua các
chương trình hành động cụ thể, định kỳ kiểm điểm đánh giá kết quả liên
kết, phối hợp.
- Tăng cường công tác kiểm tra, trao đổi kinh nghiệm về cơng tác
Đồn, Hội trong các Doanh nghiệp ngồi quốc doanh; có những hình thức

khen thưởng kịp thời đối với tập thể, cá nhân có thành tích trong cơng tác
này.
- Ban hành Quy định về chuyển sinh hoạt Đoàn, Hội trong các Doanh
nghiệp ngồi quốc doanh, đồng thời có văn bản hướng dẫn quy trình tiến
hành xây dựng tổ chức Đồn, Hội ở các loại hình doanh nghiệp khác nhau.
- Xác định rõ vai trò trách nhiệm của các cấp bộ Đồn, Hội trong
cơng tác vận động thanh niên trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tuỳ
điều kiện cụ thể có thể phân cấp trách nhiệm theo hướng: Đồn cấp tỉnh,
thành tập trung đầu tư, tập hợp thanh niên lao động tại các khu chế xuất,
khu công nghiệp, các văn phịng đại diện, các đơn vị có 100% vốn nước
ngồi; Đoàn cấp huyện, quận tập hợp thanh niên lao động tại các doanh
nghiệp còn lại.
20


IV. Tổ chức thực hiện:
1. Cấp Trung ương:
- Ban Thường vụ Trung ương Đồn ra Nghị quyết về “Tăng cường
cơng tác đoàn kết, tập hợp thanh niên và xây dựng tổ chức Đoàn, Hội trong
các doanh nghiệp ngoài quốc doanh”.
- Nghiên cứu đề xuất với Đảng, Nhà nước bổ sung vào Luật Đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam việc thành lập và hoạt động của các tổ chức Đoàn,
Hội; hoàn chỉnh và ban hành Luật Thanh niên; bổ sung quy chế cán bộ
chun trách cơng tác Đồn, Hội ở các khu cơng nghiệp và các chủ trương,
chính sách để phát triển Đoàn, Hội ngoài quốc doanh
- Phối hợp với các Bộ, ngành, đặc biệt là Tổng Liên đoàn lao động
Việt Nam trong công tác xây dựng tổ chức và hoạt động của Đoàn, Hội
ngoài quốc doanh.
- Chỉ đạo điểm và nhân rộng mơ hình.
- Giao cho Ban thanh niên Cơng nhân và Đơ thị, Ban tổ chức Trung

ương Đồn phối hợp với Ban Mặt trận thanh niên làm nhiệm vụ thường
trực giúp Ban Bí thư, Ban Thường vụ trong hoạt động này.
2. Cấp tỉnh, thành:
- Cụ thể hoá các nội dung này vào chương trình hoạt động của tổ
chức Đồn, Hội gắn với chương trình phát triển thanh niên ở địa phương.
- Khảo sát, điều tra về thực trạng từ đó đề ra các giải pháp trong cơng
tác xây dựng tổ chức và hoạt động Đoàn, Hội ngoài quốc doanh.
- Tăng cường cán bộ cho mảng công tác này
- Liên kết, phối hợp với các ngành trong công tác xây dựng tổ chức
và hoạt động Đoàn, Hội ngoài quốc doanh.
BAN BIÊN SOAN

21



×