Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Đặc điểm khí tượng thủy văn tỉnh quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 75 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN


QUY HOẠCH THUỶ LỢI TỈNH QUẢNG NGÃI
QH-B NN

QUYỂN IV

BÁO CÁO
ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN
TỈNH QUẢNG NGÃI


HÀ NỘI

6-2003


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN


QUY HOẠCH THUỶ LỢI TỈNH QUẢNG NGÃI
QH-B NN

QUYỂN IV

BÁO CÁO
ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN
TỈNH QUẢNG NGÃI



VIỆN QUY HOẠCH THUỶ LỢI

ĐƠN VỊ THỰC HIỆN
PHÒNG QUI HOẠCH TRUNG
TRUNG BỘ VÀ TÂY NGUYÊN
Trưởng phòng : KS. Đặng Ngọc Vinh
Chủ nhiệm dự án : KS. Đặng Ngọc Vinh
Chủ nhiệm chuyên đề: Nguyễn Xuân Phùng

TS. Tô Trung Nghĩa

PHÒNG TỔNG HỢP KỸ THUẬT
Trưởng phòng : TS. Phạm Thế Chiến

HÀ NỘI, 6/2003


QHTL TỈNH QUẢNG NGÃI

BÁO CÁO ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
CHƯƠNG I..........................................................................................................2
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN.....................................................................................2
1.1. Vị trí địa ly.............................................................................................................2
1.2. Đặc điểm địa hình..................................................................................................2
1.2.1. Vùng núi cao và trung bình............................................................................2
1.2.2. Vùng đồng bằng..............................................................................................3

1.2.3. Vùng cát ven biển...........................................................................................3
1.3. Đặc điểm địa chất và thổ nhưỡng..........................................................................3
1.3.1. Đặc điểm địa chất:..........................................................................................3
1.3.2. Đặc điểm thổ nhưỡng:....................................................................................3
1.3.3. Đặc điểm thảm phủ thực vật:..........................................................................5
1.4. Đặc điểm sông ngòi...............................................................................................5
1.5. Mạng lưới quan trắc khí tượng thuỷ văn...............................................................7
1.5.1. Trạm khí tượng...............................................................................................7
1.5.2.Trạm thuỷ văn..................................................................................................7
1.5.3. Đánh giá chất lượng tài liệu............................................................................8

Chương II...........................................................................................................11
Đặc điểm khí hậu...............................................................................................11
2.1. Chế độ nhiệt.........................................................................................................12
2.1.1. Nhiệt độ :.......................................................................................................12
2.1.2. Số giờ nắng:..................................................................................................13
2.2. Chế độ ẩm:...........................................................................................................14
2.3. Bốc hơi :...............................................................................................................14
2.4. Gió :......................................................................................................................15
2.5. Bão và các hình thế thời tiết đặc biệt:.................................................................15
2.5.1. Bão và áp thấp nhiệt đới...............................................................................15
2.5.2. Dải hội tụ nhiệt đới:......................................................................................16
2.5.3. Không khí lạnh :...........................................................................................16
2.6. Chế độ mưa:.........................................................................................................17

Chương III.........................................................................................................26
Đặc điểm thuỷ văn.............................................................................................26
3.1. Dòng chảy năm....................................................................................................26
3.2. Dòng chảy lu........................................................................................................29
3.2.1. Các hình thái thời tiết gây lu lụt...................................................................29

3.2.2. Diến biến thời tiết qua một số trận mưa lu điển hình:.................................30
3.2.3. Đặc điểm dòng chảy lu.................................................................................32
3.3. Dòng chảy mùa kiệt.............................................................................................41
3.3.1. Mưa trong mùa kiệt:.....................................................................................41
3.3.2. Dòng chảy kiệt..............................................................................................41
/storage1/vhost/convert.123doc.vn/data_temp/document/lfg1463753259-1773378-14637532593433/lfg1463753259.doc


QHTL TỈNH QUẢNG NGÃI

BÁO CÁO ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN

3.4. Dòng chảy bùn cát...............................................................................................42

.............................................................................................................................43
Chương IV.........................................................................................................44
Chế độ triều và độ mặn trong nước sông vùng ven biển...............................44
4.1. Thuỷ triều.............................................................................................................44
4.1.1. Chế độ triều...................................................................................................44
4.1.2 Tính toán mực nước triều cao nhất và thấp nhất...........................................44
4.2. Độ mặn.................................................................................................................45
4.2.1 Sự thay đổi độ mặn theo mùa dòng chảy :....................................................45
4.2.2. Độ mặn thay đổi theo chu kỳ triều...............................................................48

Chương V...........................................................................................................49
Tính toán thuỷ văn công trình..........................................................................49
5.1- Tính toán mưa tưới, tiêu thiết kế.........................................................................49
5.1.1. Tính toán mưa tưới thiết kế:.........................................................................49
5.1.2.Tính toán mưa tiêu thiết kế :..........................................................................53
5.2. Tính toán bốc hơi thiết kế....................................................................................55

5.3. Tính dòng chảy năm thiết kế...............................................................................56
5.4. Tính dòng chảy lu thiết kế...................................................................................65
5.4.1. Tính lưu lượng đỉnh lu thiết kế Qmp............................................................65
5.4.2. Tính tổng lượng lu thiết kế Wmp.................................................................66
5.4.3. Đường quá trình lu thiết kế (Qmp - t)..........................................................66

PHẦN..................................................................................................................71
Kết luận và kiến nghi........................................................................................71

/storage1/vhost/convert.123doc.vn/data_temp/document/lfg1463753259-1773378-14637532593433/lfg1463753259.doc


QHTL TỈNH QUẢNG NGÃI

BÁO CÁO ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN

MỞ ĐẦU
Quảng Ngãi là 1 tỉnh Duyên Hải khu 5 có diện tích tự nhiên: 5.135,2 km 2
bao gồm 14 huyện thị. Trước ngày Miền Nam giải phóng công tác thuỷ lợi ở đây
chưa phát triển, để sản xuất nông nghiệp nhân dân trong vùng xây dựng các bờ
cừ, đập bổi và các bờ kè để lấy nước tưới. Sau ngày Miền Nam giải phóng, công
tác thuỷ lợi được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư, nhiều công trình thuỷ lợi
lớn đã được ra đời phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế như công
trình Liệt Sơn, trạm bơm Nam Sông Vệ, hệ thống thuỷ lợi Thạch Nham ...
Song hiện nay trong vùng nghiên cứu đã có nhiều thay đổi về đất đai,
nguồn nước, nhu cầu dùng nước cho các ngành kinh tế do đó việc qui hoạch
thuỷ lợi, đề xuất công trình thuỷ lợi cấp nước trong vùng, nhằm thoả mãn nhu
cầu dùng nước của các ngành kinh tế và hạn chế những thiệt hại do thiên tai gây
ra.là hết sức cấp bách và cần thiết.
Báo cáo khí tượng thuỷ văn nêu lên những đặc điểm tự nhiên, tài nguyên

khí hậu và tài nguyên nước và ảnh hưởng của nó tới hoạt động kinh tế xã hội
trong vùng nghiên cứu đồng thời phục vụ tính toán nhu cầu nước và khả năng
thoả mãn nhu cầu dùng nước của các ngành kinh tế.
Trong báo cáo đã sử dụng các tài liệu khí tượng thuỷ văn trong và ngoài
vùng nghiên cứu, tham khảo các kết quả nghiên cứu trước đây, ứng dụng các
phương pháp tính toán theo đúng qui phạm.

1


QHTL TỈNH QUẢNG NGÃI

BÁO CÁO ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN

CHƯƠNG I

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LY
Quảng Ngãi là tỉnh Duyên Hải Nam Trung bộ có diện tích tự nhiên:
5.135,2 km2 bao gồm: thị xã Quảng Ngãi, 6 huyện miền núi: Trà Bồng (2
huyện), Sơn Hà, Sơn Tây, Ba Tơ, Minh Long; 6 huyện đồng bằng ven biển:
Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức, Đức Phổ và huyện đảo
Ly Sơn. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp tỉnh Bình Định, phía
Tây giáp Kon Tum và phía Đông giáp biển.
Vùng nghiên cứu có các lưu vực sông lớn là : Sông Trà Khúc có diện tích
lưu vực tính đến cửa ra là 3.240 km 2 chiếm 55,3% diện tích tự nhiên của tỉnh.
Ngoài ra còn có các lưu vực Sông Vệ, Trà Bồng và Trà Câu
Vùng nghiên cứu có toạ độ:
14o50’ đến 15o20’ vĩ độ Bắc.
108o07’ đến 109o00’ kinh độ Đông.

Phía Bắc giáp : lưu vực sông Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
Phía Nam giáp :

Lưu vực sông lại Giang, tỉnh Bình Định

Phía Tây giáp :

Lưu vực sông Sê San, tỉnh Kon Tum.

Phía Đông giáp:

Biển.

1.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH
Quảng Ngãi nằm ở phía Đông Trường Sơn, có dạng địa hình thấp dần từ
Tây sang Đông nhưng khá phức tạp từ vùng núi xuống đồng bằng địa hình đột
nhiên hạ thấp đáng kể, hình thành hai bậc địa hình cao thấp nằm kế tiếp nhau,
không có khu dệm chuyển tiếp. Vùng Tây là những vùng núi cao có cao độ từ
500 đến 1000 m, còn ở đồng bằng chỉ có cao độ từ 5 đến 15 m và vùng cát ven
biển có cao độ 2 đến 10 m. Nhìn chung toàn tỉnh có 3 dạng địa hình chính sau:
1.2.1. Vùng núi cao và trung bình.
Vùng núi cao và trung bình nằm ở phía Tây, chiếm khoảng 70% diện tích
tự nhiên chạy dọc theo ranh giới Quảng Nam, Kon Tum và Bình Định. Đây
chính là sườn phía Đông dãy Trường Sơn với cao độ trung bình từ 500 đến
700m, thỉnh thoảng có đỉnh cao trên 1.000 m như đỉnh Hòn Bà 1.146 m, vùng
Sơn Hà, Trà Bồng có những núi cao từ 1.400 đến 1.600 m. Với dạng địa hình
những dãy núi chạy dài bao bọc 3 phía Bắc, Tây và Nam hình thành một cánh
cung bao bọc vùng đồng bằng Quảng Ngãi. Chính dạng địa hình này rất thuận
lợi đón gió mùa Đông Bắc và các hình thái thời tiết từ biển Đông đưa vào đã


2


QHTL TỈNH QUẢNG NGÃI

BÁO CÁO ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN

làm cho lượng mưa trong vùng khá dồi đào, hình thành các tâm mưa như: Ba
Tơ, Trà Bồng, Gia Vực... có lượng mưa từ 3.200 đến 4.000mm/năm.
1.2.2. Vùng đồng bằng.
Vùng đồng bằng chạy dọc từ Bắc vào Nam tiến sát ra gần biển thuộc vùng
đất nằm hạ lưu 4 con sông của tỉnh. Bề mặt không được bằng phẳng có nhiều gò
đồi theo hướng dốc từ Tây sang Đông với cao độ biến đổi từ 20 đến 10 m chiếm
khoảng 20% diện tích tự nhiên. Vùng này có nhiều ưu thế trồng cây lương thực,
thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày và có giá trị hành hoá cao.
1.2.3. Vùng cát ven biển.
Đây là vùng bao gồm các cồn cát, đụn cát phân bố thành một dải hẹp, chạy
dài ven biển với chiều rộng trung bình trên dưới 2 km chạy dọc từ đầu tỉnh đến
cuối tỉnh và có độ cao hơn vùng đồng bằng. Vùng này có khả năng canh tác
thích hợp với cây mía, thuốc lá... song chưa được khai thác do chưa có biện
pháp giải quyết nước tưới. Hiện tại những cồn cát sát biển được trồng phi lao để
ngăn gió và cát trôi.
1.3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÀ THỔ NHƯỠNG
1.3.1. Đặc điểm đia chất:
Điều kiện địa chất trong lưu vực khá phức tạp, phần phía Bắc thuộc địa
khối Kon Tum bao gồm chủ yếu các thành tạo biến chất cổ và các phức hệ
macma xâm nhập có tuổi từ Arke rozoi đến Kainozoi. Phần trung tâm phía Tây
của vùng là một khối nâng dạng vòm được cấu thành bởi các đá biến chất hệ
tầng sông Re, có cấu trúc rất phức tạp gồm hàng loạt các nếp uốn nhỏ. Phần phía
Nam là các đá biến chất tướng granalit hệ tầng Kanak và phát triển chủ yếu hệ

thống đứt gẩy phương ĐB-TN. Dọc theo phía Tây chủ yếu là hệ đứt gẩy Ba TơGia Vực. Dọc các đức gẩy xuất hiện nhiều thể macma xâm nhập nối tiếp với các
thành tạo trầm tích Neogen và kỷ đệ tứ.
Các thành tạo chính trong vùng :
- Thành tạo biến chất cổ.
- Thành tạo macma phún xuất.
- Thành tạo trầm tích.
- Thành tạo macma xâm nhập.
1.3.2. Đặc điểm thổ nhưỡng:
Theo phân loại của FAO-UNESCO tỉnh Quảng Ngãi có 9 nhóm đất như
sau:
- Nhóm đất cát ven biển: Có diện tích 6.290 ha chiếm 1,22% diện tích toàn tỉnh,
phân bố tại các huyện đồng bằng: Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức
3


QHTL TỈNH QUẢNG NGÃI

BÁO CÁO ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN

Phổ và huyện đảo Ly Sơn. Loại đất này thường được trồng hoa màu, nếu chủ
động nguồn nước có thể sẽ trồng ngô mùa và phát triển nuôi trồng thủy sản.
- Nhóm đất mặn: Có diện tích 1.573 ha chiếm 0,38% diện tích toàn tỉnh, phân bố
các huyện ven biển do phù sa sông lắng đọng trong môi trường nước lợ hoặc bị
nhiễm mặn. Loại đất này sử dụng hiệu quả nhất là nuôi trồng thủy sản và làm
muối.
- Nhóm đất phù sa: Có diện tích 97.158 ha chiếm 18,92% diện tích toàn tỉnh,
phân bố các huyện vùng đồng bằng và ven sông, suối của các huyện miền núi.
Đặc điểm chung loại đất này thích hợp với nhiều loại cây trồng nông nghiệp
khác nhau, đặc biệt là sản xuất lúa nước.
- Nhóm đất Glây:Có diện tích 2.052 ha, phân bố các huyện đồng bằng: Bình

Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ. Đặc điểm chung loại đất này là
chua và ít chua, thích nghi trồng lúa nước nhưng cần chú y luân canh để cải
thiện tính khử của đất.
- Nhóm đất xám: Có diện tích 376.547 ha chiếm 73,3% diện tích toàn tỉnh, phân
bố các huyện vùng đồng bằng đến vùng núi cao. Đặc điểm chung loại đất này
thành phần dinh dưỡng nghèo đến trung bình. Có khả năng khai thác cho sản
xuất nông nghiệp nhưng hạn chế.
- Nhóm đất đỏ: Có diện tích 8.142 ha, phân bố các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh,
Tư Nghĩa có thành phần cơ giới đất thịt pha cát, thịt pha sét, chất hữu cơ từ
trung bình đến khá, giàu kali. Nhóm đất này có khả năng trồng cây công nghiệp
lâu năm như: quế, cà phê, chè, mía, lạc…
- Nhóm đất đen: Có diện tích 2.328 ha phân bố các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh,
Ly Sơn, Tư Nghĩa có thành phần thịt cơ giới trung bình và thịt nặng. Loại đất
này thích hợp với các loại cây trồng như ngô, hành, tỏi, dưa hấu, cao su, điều...
- Đất nứt ne
Có diện tích 634 ha, phân bố ở Bình Sơn, Tư Nghĩa thành phần cơ giới là
thịt nặng và sét. Loại đất này bị hạn chế do thiếu nước nên chưa được khai thác
nông nghiệp.
- Đất dốc mòn trơ sỏi đá: Có diện tích 9.696 ha được phân bố hầu hết ở các
huyện trong tỉnh. Loại đất này nghèo dinh dưỡng, tầng đất mỏng phù hợp với
các loại cây lâm nghiệp.
Bảng 1.1: DIỆN TÍCH CÁC LOẠI ĐẤT
Nhóm đất
Diện tích (ha)
Ky hiệu Tên FAO-UNESCO
Tỷ lệ
1. Cát
6.290 AR
Avenosols
1,22

2. Mặn
1.573 FLS
salicthionic Fluviols
0,38
3. Phù sa
97.158 FL
Fluvisols
18,92
4. Glây
2.052 GL
Gleysols
0,41
4


QHTL TỈNH QUẢNG NGÃI

Nhóm đất
5. Xám
6. Đỏ
7. Đen
8. Nứt ne
9. Trơ sỏi đá

Diện tích (ha)
376.547
8.142
2.328
634
9.696


BÁO CÁO ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN

Ky hiệu
AC
FR
LV
VR
LP

Tên FAO-UNESCO
Acrisols
Ferralsols
Luviols
Vertisols
Leptosols

Tỷ lệ
73,3
1,6
0,46
0,13
1,9

1.3.3. Đặc điểm thảm phủ thực vật:
Thảm phủ thực vật có tác dụng quan trọng trong việc điều hòa khí hậu và
điều tiết dòng chảy. Đặc biệt rừng có tác dụng làm giảm dòng chảy lu và tăng
lượng dòng chảy mùa kiệt.
Rừng ở Quảng Ngãi tuy ít so với cả nước, chủ yếu là rừng nghèo và rừng
trung bình nhưng trữ lượng rừng rất phong phú và có nhiều loại gỗ quy như gõ,

sơn, dổi, và có nhiều quế … như ở Minh Long, Ba Tơ, Sơn Tây, Sơn Hà.
Rừng trong lưu vực chủ yếu tập trung ở vùng thượng nguồn trên các vùng
núi cao, độ dốc lớn (50 - 300). Việc trồng cây gây rừng vẫn chưa hàn gắn được
những tổn thất về rừng trong thời kỳ chiến tranh và hậu quả của việc khai thác
bừa bãi, chưa hợp ly và tệ chặt phá rừng lấy gỗ và làm nương rẫy. Hiện naycó
xu thế giảm rừng giàu và trung bình, tăng diện tích rừng nghèo. Độ che phủ của
rừng thấp làm cho xói mòn đất, suy thoái nguồn nước làm cho tình hình lu lụt
hạn hán ngày càng gia tăng.
1.4. ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI
Mạng lưới sông ngòi trong và lân cận vùng nghiên cứu phân bố tương đối
đều và có một số đặc điểm :
- Các sông đều bắt nguồn từ sườn Đông của dãy Trường Sơn và đổ ra biển,
các sông có dạng hình cành cây và đều ngắn, có độ dốc tương đối lớn. Phần hạ
du các sông đều chịu ảnh hưởng của thuỷ triều và bị mặn xâm nhập.
- Các sông chảy trên 2 dạng địa hình, chủ yếu là đồi núi phức tạp và đồng
bằng dọc theo bờ biển.
- Hiện tượng bồi lắng, xói lở cửa sông và phân dòng khá mạnh ở hạ lưu các
sông.
Sau đây là đặc điểm của sông suối chính trong vùng nghiên cứu:

5


QHTL TỈNH QUẢNG NGÃI

BÁO CÁO ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN

a. Sông Trà Khúc: là con sông lớn nhất tỉnh, bắt nguồn từ vùng rừng núi Kon
Plong - Kon Tum ở độ cao trung bình từ 1300 - 1500m. Phần thượng nguồn
sông chảy theo hướng Nam Bắc qua các huyện Ba Tơ, Sơn Hà, Sơn Tây khi đến

Thạch Nham sông chảy theo hướng Tây - Đông đổ ra biển tại cửa Cổ Luỹ. Sông
có chiều dài: 135 km, diện tích lưu vực 3240 km 2, diện tích tính đến Thạch
Nham là 2840 km2, mật độ lưới sông 0,39 km/km 2, độ cao bình quân lưu vực
558m và độ dốc bình quân lưu vực 18,5%.
Sông Trà Khúc có dạng cành cây với 9 phụ lưu cấp I, 5 phụ lưu cấp II, 5
phụ lưu cấp III và 2 phụ lưu cấp IV.
b. Sông Trà Bồng: phát nguyên từ vùng núi Trà Bồng với những núi cao trung
bình từ 1300-1500m, sông chảy theo hướng Tây Đông rồi đổ ra biển tại cửa
Dung Quất. Sông có chiều dài 59km với diện tích 697 km 2, mật độ lưới sông
0,43km/km2, độ cao bình quân lưu vực 196m, độ dốc bình quân lưu vực 10,5%.
c. Lưu vực sông Vệ:
Sông Vệ là con sông nằm trọn trong địa phận hành chính tỉnh Quảng Ngãi, bắt
nguồn từ sườn Đông của dãy Trường Sơn là vùng rừng núi phía Tây của huyện
Ba Tơ. Sông chảy theo hướng Tây Nam -Đông Bắc rồi đổ ra biển Đông ở cửa
Cổ Luỹ. Sông Vệ có diện tích lưu vực khoảng 1260 km 2 với chiều dài sông
khoảng 90 km. Khoảng 2/3 chiều dài sông chảy trong vùng rừng núi, có độ cao
100-1000m. Độ dốc trung bình lưu vực 19.9%, mật độ lưới sông 0.79 km/km2.
Sông Vệ có 5 phụ lưu cấp I, 2 phụ lưu cấp II (xem bảng 1.2).
d. Lưu vực sông Trà Câu:
Sông Trà Câu bắt nguồn từ vùng núi Ngang, núi Đá Chát thuộc huyện Ba Tơ ở
độ cao trên 400 m. Sông chảy theo hướng Tây – Đông, đổ ra biển qua cửa Mỹ
Á. Sông có chiều dài 35 km và diện tích lưu vực 442 km 2. Lưu vực sông Trà
Câu bao gồm 1 phần phía Đông và Đông Nam huyện Ba Tơ, 1 phần huyện Đức
Phổ. Lớp phủ thực vật chủ yếu là rừng nghèo và đồi núi trọc
Đặc trưng hình thái của các sông suối chính trong tỉnh được trình bày ở bảng
1.2:

6



QHTL TỈNH QUẢNG NGÃI

BÁO CÁO ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN

Bảng 1.2 : ĐẶC TRƯNG HÌNH THÁI CỦA CÁC SÔNG SUỐI CHÍNH TRONG
VÙNG NGHIÊN CỨU
Tên sông

Sông Trà Khúc
- Dac lang
- Nước Lác
- Dak Se Lo
- Tam Dinh
- Xã Điệu
- Tam Rao
- Sông Giang
- Sông Phước
- Phụ lưu số 9
S. Trà Bồng
-Sa Thin
-Trà Bốt
-Sông Sau
-Bản Điền
-Phụ lưu
S. Vệ
-Sông Trà Nô
-Sông Nễ
-Sông Phước Giang
(Sông La Châu)
S. Trà Câu

-Ba Khan
-Sông Cau
-Sông Lò Bó

Chiều
dài
sông
(km)

Diện
tích lưu
vực
(km2)

Độ cao
bình
quân
lưu vực
(m)

Độ dốc
bình quân
lưu vực
(%)

Chiều rộng
bình quân
lưu vực
(km)


135
19
16
63
18
13
20
16
20
10

3240
96
93
1760
67
63
64
100
45
40

558

18.5

751

19.6


301

16.3

26.3
6.0
5.5
25.2
4.5
3.7
3.8
5.6
2.6
4.0

1.69
1.73
1.51
1.47
1.64
1.30
1.43
1.26
1.67
1.18

12
13
19
14

27
91
17
17
47

50
38
100
71
112
1260
147
104
288

6.2
2.9
8.3
5.5
8.6
18.0
7.4
3.3
6.8

1.41
1.37
1.59
1.27

1.11
1.30
1.20
1.55
1.43

32.0
15.0
19.0
20.0

442
46.8
99.5
158

16.4
3.3
5.5
8.78

1.61
1.27
1.45
1.32

170

12.6


24
170
362
332
192

0
19.9
23.3
33.1
20.0

113

13.7

100

9.2

Hệ số
uốn
khúc

Mật độ
lưới sông
(km/km2)

0.39
0.32


0.86

0.90
0.26
0.79
0.59
0.93
1.27
0.67
0.66

1.5. MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN

1.5.1. Trạm khí tượng.
Trong vùng nghiên cứu có trạm đo khí tượng: Quảng Ngãi, Ba Tơ và
nhiều trạm đo mưa khác.

1.5.2.Trạm thuỷ văn
Trên các hệ thống sông thuộc vùng nghiên cứu có 6 trạm thuỷ văn trong
đó có 2 trạm đo dòng chảy và mực nước là Sơn Giang, An Chỉ và 3 trạm đo mực
nước là Trà Khúc, Sông Vệ và Châu ổ (sông Trà Bồng)
Ngoài ra trong tính toán cung sử dụng tài liệu của các trạm lân cận vùng
nghiên cứu, đó là các trạm thuộc tỉnh Quảng Nam và Bình Định. Mạng lưới
trạm khí tượng thủy văn xin xem ở bảng 1.3.
7


QHTL TỈNH QUẢNG NGÃI


BÁO CÁO ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN

Bảng 1.3: THỐNG KÊ CÁC TRẠM ĐO KHÍ TƯỢNG, THUỶ VĂN TRONG VÙNG
Tên trạm

Tên sông

Yếu tố đo

Số năm

Thời gian đo

1- Trạm Khí tượng và mưa
Sơn Giang

X

25

1976 - Nay

An Chỉ

X

20

1981- Nay


Quảng Ngãi

X, T, Z, U, V

69

1906- Nay

Ba Tơ

X, T, Z, U, V

34

1931- Nay

Trà Khúc

X

24

1977- Nay

Giá Vực

X

22


1979 - Nay

Minh Long

X

22

1979-Nay

Trà Bồng

X

24

1977 - Nay

Mộ Đức

X

24

1977 - Nay

Sơn Hà

X


24

1977 - Nay

An Hoà

X

20

1981 - Nay

Thành Mỹ

X

24

1976 - 1999

Nông Sơn

X

24

1976 - 1999

Kon Plong


X

24

1976 – 1999

2- Trạm thuỷ văn
Sơn Giang

Trà khúc

H, Q, ρ, X

25

1977 - Nay

An Chỉ

Vệ

H,Q, ρ, X

20

1981 - Nay

Trà Khúc

Trà Khúc


H

25

1976 - Nay

Sông Vệ

Vệ

H

24

1977 - Nay

Châu ổ

Trà Bồng

H

23

1977 - 1999

An Hoà

An Lão


H, Q, ρ, X

19

1981 - 1999

Thành Mỹ

Vu Gia

H, Q, ρ, X

24

1976 - 1999

Nông Sơn

Thu Bồn

H, Q, ρ, X

24

1976 – 1999

Ghi chú:

X: Mưa;


T: Nhiệt độ;

U: Độ ẩm;

Z: Bốc hơi

V: Gió;

H: Mực nước

Q: Lưu lượng

ρ : Độ đục

1.5.3. Đánh giá chất lượng tài liệu
Phần lớn các trạm đo có tài liệu quan trắc từ 1976 - nay, chỉ có một số
trạm khí tượng và trạm đo mưa có tài liệu từ đầu thế kỷ 20 như Quảng Ngãi, Ba
Tơ, Đà Nẵng, Trà My, Hội An nhưng trong thời kỳ chiến tranh chống Pháp, Mỹ
8


QHTL TỈNH QUẢNG NGÃI

BÁO CÁO ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN

bị gián đoạn.
Các trạm khí tượng thuỷ văn chủ yếu được bố trí chủ yếu ở huyện, lỵ thị
trấn, vùng đồng bằng ven biển, còn ở vùng núi và các nơi heo lánh chưa có trạm
đo, do đó cung chưa nắm bắt được các diễn biến hiện tượng thời tiết và đặc điểm

thủy văn dòng chảy một cách chi tiết toàn vùng được.
Tóm lại, qua phân tích cho thấy ở các trạm đo đạc trong và lân cận vùng
nghiên cứu, tài liệu từ sau ngày giải phóng Miền Nam liên tục và đáng tin cậy có
thể sử dụng để tính toán được.
Cao độ tại các trạm thuỷ văn : Từ khi thành lập đến tháng 12/1994 các
trạm thuộc lưu vực Trà Khúc tỉnh Quảng Ngãi nói riêng và miền duyên hải Nam
Trung bộ nói chung đều sử dụng hệ cao độ giả định. Từ tháng 1/1995 đã được
chuyển về hệ cao độ quốc gia với hệ số chuyển đổi như sau:
Bảng 1.4: BẢNG CHUYỂN ĐỔI CAO ĐỘ VÀ CẤP BÁO ĐỘNG VÙNG HẠ LƯU
CÁC SÔNG THUỘC VÙNG NGHIÊN CỨU
Tên trạm
thuỷ văn
Sơn Giang

Cao độ
cu (m)
50.961

Cao độ Hệ số chuyển Báo động
mới (m)
đổi (m)
I (m)
43.315
-7.65

Trà Khúc

9.00

8.189


-0.81

An Chỉ

11.50

9.52

-1.98

Sông Vệ

5.715

4.845

-0.87

Châu ổ

9

Báo động
II (m)

Báo động
III (m)

2.70


4.20

5.70

2.10

3.10

4.10

6.00

7.00

8.00


QHTL TỈNH QUẢNG NGÃI

BÁO CÁO ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

QUY HOẠCH THUỶ LỢI TỈNH QUẢNG NGÃI

---------------

B.1 BẢN ĐỒ MẠNG LƯỚI SÔNG NGÒI


VIỆN QUY HOẠCH THUỶ LỢI

VÀ TRẠM KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN

-----------------------

10


QHTL TỈNH QUẢNG NGÃI

BÁO CÁO ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN

CHƯƠNG II

ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU
Vùng nghiên cứu có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa nội chí tuyến, chịu
ảnh hưởng sâu sắc của địa hình dãy Trường sơn và các nhiễu động thời tiết
ngoài biển Đông. Trong vùng nghiên cứu có hai mùa khí hậu khác nhau:
- Khí hậu mùa Đông : từ tháng XI đến tháng IV là thời kỳ hoạt động của
gió mùa Đông Bắc và tín phong Đông Bắc :
+ Gió mùa Đông Bắc mang không khí lạnh (tuy đã biến tính trong quá
trình di chuyển qua các dãy núi Bạch Mã, Hải Vân) làm cho nhiệt độ của vùng
nghiên cứu thời kỳ này tương đối lạnh. Nhiệt độ thấp nhất tại một số trạm xuống
đến 10 - 13oC. Vào đầu mùa Đông gió mùa Đông Bắc qua biển mang theo hơi
ẩm và kết hợp với hoạt động của các nhiễu động thời tiết trên biển Đông như
bão, ATNĐ, khi vào đến đất liền gặp dãy Trường sơn đã gây mưa vừa đến mưa
to. Giữa và cuối mùa Đông cường độ hoạt động của các nhiễu động thời tiết này
đã lùi sâu hơn vào phía Nam nên sự hội tụ giưã gió mùa Đông Bắc với hướng

gió Đông, Đông Nam đã yếu đi hoặc không tồn tại do đó trong thời kỳ này trong
vùng chỉ có mưa nhỏ hoặc mưa rào nhẹ.
+ Tín phong Đông Bắc mà nguồn gốc là không khí lạnh cực đới đã nhiệt
đới hoá (ấm và ẩm hơn nhiều so với ban đầu) luân phiên với gió mùa Đông Bắc
chi phối thời tiết trong suốt mùa đông.
- Khí hậu mùa hạ : Từ tháng V đến tháng X là các hoạt động của gió mùa
Tây Nam và Đông Nam.
+ Gió mùa hướng Tây Nam có nguồn gốc từ Vịnh Thái Lan mang theo
hơi ẩm, khi qua sườn phía Tây của dải Trường Sơn đã để lại lượng mưa đáng kể
và tạo thành hiện tượng “phơn” làm cho không khí sườn phía Đông Trường sơn
khô và nóng.
+ Gió hướng Đông Nam có nguồn gốc từ Đông châu úc hoặc xích đạo gây
nên các nhiễu động biển Đông, mang theo hơi ẩm vào các tỉnh Nam Trung bộ
vào các tháng V, VI hàng năm cung cấp lượng mưa vừa làm dịu mát và làm bớt
đi sự khô hạn trong vùng. Từ tháng VII đến tháng IX toàn vùng có lượng mưa
không đáng kể nên lại là thời kỳ khô hạn trong vùng.
Tóm lại với chế độ gió mùa, điều kiện bức xạ và vị trí địa ly, đặc điểm địa
hình đã tạo cho khí hậu Quảng Ngãi những đặc điểm chủ yếu sau:
- Chế dộ gió mùa cùng với dải Trường Sơn đã tạo ra sự tương phản sâu
sắc giữa mùa khô và mùa mưa trên toàn vùng nghiên cứu.
- Hoạt động của gió mùa, tín phong Đông Bắc và các nhiễu động thời tiết
ở biển Đông cùng với địa hình dãy Trường Sơn đã tạo ra mùa mưa phong phú
trong các tháng từ tháng IX đến tháng XII.
11


QHTL TỈNH QUẢNG NGÃI

BÁO CÁO ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN


- Do sự xâm nhập sâu về phía Nam của gió mùa Đông Bắc nên Quảng
Ngãi tương đối lạnh trong tháng XII, I.
- Do hiệu ứng “phơn” của dãy Trường Sơn đối với gió mùa Tây Nam nên
ở vùng nghiên cứu xuất hiện một thời kỳ nắng nóng và khô hạn trong suốt các
tháng mùa hạ.
Sau đây là đặc trưng khí hậu của vùng nghiên cứu:
2.1. CHẾ ĐỘ NHIỆT
2.1.1. Nhiệt độ :
Do được thừa hưởng chế độ bức xạ mặt trời nhiệt đới đã dẫn đến một nền
nhiệt độ cao trong toàn vùng. Nhiệt độ có xu hướng tăng dần từ Bắc vào Nam và
từ miền núi xuống đồng bằng. Nhiệt độ bình quân hàng năm vùng núi : 25.3 0C,
vùng đồng bằng ven biển: 25.70C, nhiệt độ bình quân nhiều năm tại Đà Nẵng :
25.6oC, Quảng Ngãi 25.7oC, Hoài Nhơn 260C , Quy Nhơn : 26,8oC.
Tháng có nhiệt độ bình quân cao nhất là tháng VI, VII có thể đạt tới 28 oC 29oC, tháng có nhiệt độ bình quân nhỏ nhất là tháng I đạt 22 oC - 23oC. Chênh
lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất từ 6 - 7oC.
Trong ngày biên độ nhiệt thường đạt từ 6 - 11oC. Đối với vùng núi (Ba Tơ),
biên độ nhiệt trong ngày cao nhất đạt 11.4 oC xảy ra vào tháng IV, thấp nhất đạt
6.1 oC vào tháng I. Đối với vùng đồng bằng (Quảng Ngãi) biên độ nhiệt trong
ngày cao nhất đạt 9oC xảy ra vào tháng IV, biên độ nhiệt trong ngày thấp nhất
đạt từ 6.4 oC vào tháng I.
Bảng 2.1 : NHIỆT ĐỘ BÌNH QUÂN THÁNG, NĂM TẠI CÁC TRẠM TRONG
VÙNG NGHIÊN CỨU
Tháng
Ba Tơ

I

II

III


IV

V

VI VII VIII IX

X

XI XII

Năm

21.4 22.7 24.6 26.8 27.7 28.1 28.0 27.8 26.5 25.1 23.5 21.6 25.3

Quảng Ngãi 21.7 22.5 24.4 26.7 28.3 28.8 28.7 28.6 27.1 25.8 24.1 22.0 25.7

Nhiệt độ tối cao trung bình tháng đạt trên 30oC, có cực đại vào tháng V đạt
từ 37-38oC. Nhiệt độ tối thấp trung bình tháng đạt từ 15 - 24 oC, trị số thấp nhất
rơi vào tháng I với nhiệt độ đạt từ 15-16oC .
Bảng 2.2 : NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TỐI CAO TRUNG BÌNH THÁNG VÀ NĂM
TẠI CÁC TRẠM TRONG VÙNG NGHIÊN CỨU
Tháng
Ba Tơ

I

II

III


IV

V

VI

VII VIII IX

X

XI

XII Năm

30.1 33.8 36.3 37.9 38.3 37.6 37.1 37.1 35.9 33.1 30.7 29.2 34.8

Quảng Ngãi 29.4 31.1 33.5 35.0 37.0 37.0 37.0 37.2 35.2 32.6 30.4 28.6 33.7

12


QHTL TỈNH QUẢNG NGÃI

BÁO CÁO ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN

Bảng 2.3 : NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TỐI THẤP TRUNG BÌNH THÁNG VÀ NĂM
TẠI CÁC TRẠM TRONG VÙNG NGHIÊN CỨU
Tháng


I

Ba Tơ

II

III

IV

V

VI VII VIII IX

X

XI XII

Năm

15.4 16.7 17.5 20.1 21.9 22.5 22.4 22.2 21.8 19.8 18.2 16.1 19.5

Quảng Ngãi 16.1 16.8 18.1 20.9 22.9 23.6 23.6 23.2 22.7 20.4 18.7 16.4 20.3

Nhiệt độ tối cao tuyệt đối đã quan trắc được đạt 41,5 oC tại Ba Tơ xảy ra
ngày 4/V/1994, 40,5oC tại Quảng Ngãi xảy ra vào ngày 5/VI/1983. Phần lớn các
giá trị cực đại này đều xuất hiện vào tháng IV, V hoặc VI. Nhiệt độ tối thấp
tuyệt đối đã quan trắc xuống tới 11,3 oC tại Ba Tơ xảy ra vào ngày 30/I/1993,
12,4oC vào ngày 30/I/1993 tại Quảng Ngãi.
Bảng 2.4 : NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TỐI CAO TUYỆT ĐỐI THÁNG VÀ NĂM TẠI

CÁC TRẠM TRONG VÙNG NGHIÊN CỨU
Tháng

I

Ba Tơ

II

III

IV

V

VI VII VIII IX

X

XI XII

Năm

34.2 35.8 38.9 40.4 41.5 39.5 38.2 39.7 37.4 34.6 33.0 32.3 41.5

Quảng Ngãi 33.1 35.3 35.4 38.7 39.5 40.5 38.2 38.7 37.6 34.5 32.4 31.4 40.5
Bảng 2.5 : NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TỐI THẤP TUYỆT ĐỐI THÁNG VÀ NĂM
TẠI CÁC TRẠM TRONG VÙNG NGHIÊN CỨU
Tháng


I

Ba Tơ

II

III

IV

V

VI VII VIII IX

X

XI XII

Năm

11.3 14.7 13.2 18.3 20.3 21.0 20.4 20.9 20.0 16.1 14.9 12.6 11.3

Quảng Ngãi 12.4 14.1 13.4 18.6 21.4 22.4 22.4 21.4 21.7 17.1 16.4 13.8 12.4

2.1.2. Số giờ nắng:
Tổng số giờ nắng trên vùng nghiên cứu khoảng 2000 - 2200 giờ/năm.
Tháng có số giờ nắng nhiều nhất là tháng V, ở vùng núi (Ba Tơ) đạt 222 giơ
̀/tháng, bình quân 7,2 giờ/ngày), vùng đồng bằng ven biển 242 giờ/tháng đạt
bình quân 8,2 giờ/ngày.
Tháng có số giờ nắng ít nhất là tháng XII, ở vùng núi 72 giờ/tháng đạt

bình quân 2,3 giờ/ngày. ở đồng bằng ven biển : 90 giờ/tháng bình quân đạt : 2,9
giờ/ngày.
Bảng 2.6 : SỐ GIỜ NẮNG BÌNH QUÂN THÁNG TRUNG BÌNH NHIỀU NĂM TRẠM ( giờ)
Tháng
Ba Tơ

I

II

III

IV

V

VI

VII VIII IX

X

XI

XII

Năm

114.2 154.6 205.5 215.6 222.6 210.1 222.3 201.8 166.9 132.2 91.5 71.1 2008


Quảng Ngãi 130.2 154.7 210.9 224.1 250.5 229.8 240.5 225.2 183.2 155.8 111.3 84.6 2201
13


QHTL TỈNH QUẢNG NGÃI

BÁO CÁO ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN

Tóm lại : Quảng Ngãi là vùng có một nền nhiệt độ cao và ít biến động.
Đây là một thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên trong mùa Đông, gió
mùa Đông Bắc ảnh hưởng yếu đến Quảng Ngãi, những vùng núi cao có nhiệt độ
rét hại trong mùa Đông, những ngày có nhiệt độ thấp làm chậm khả năng sinh
trưởng của cây trồng.
2.2. CHẾ ĐỘ ẨM:
Độ ẩm không khí có quan hệ chặt chẽ với nhiệt độ không khí và lượng
mưa. Biến trình năm của độ ẩm không khí tương tự như biến trình mưa và tỷ lệ
nghịch với biến trình của nhiệt độ không khí.
Độ ẩm tương đối trung bình năm trong vùng khoảng 85%. Vào các tháng
mùa mưa ( từ tháng IX tới tháng XII) độ ẩm không khí đạt từ 85% - 90%, vào
các tháng mùa khô chỉ còn đạt trên dưới 80%. Độ ẩm không khí thấp nhất có thể
xuống tới mức 35%. ở Ba Tơ trị số độ ẩm thấp nhất quan trắc được 34%, ở
Quảng Ngãi trị số này là 37%
Bảng 2.7 : ĐỘ ẨM BÌNH QUÂN THÁNG TRUNG BÌNH NHIỀU NĂM ( %)
Tháng

I

II

III


IV

V

VI VII VIII IX

X

XI XII

Năm

Ba Tơ

88

87

84

82

83

81

80

80


86

89

90

90

85

Quảng Ngãi

88

87

86

84

82

81

80

80

85


88

89

89

85

Bảng 2.8 : ĐỘ ẨM TƯƠNG ĐỐI THẤP NHẤT TUYỆT ĐỐI ( %)
Tháng

I

II

III

IV

V

VI VII VIII IX

X

XI XII

Năm


Ba Tơ

47

45

36

34

36

44

43

44

43

49

54

55

34

Quảng Ngãi 46


52

37

42

43

39

40

39

39

44

46

50

37

2.3. BỐC HƠI :

Khả năng bốc hơi trên lưu vực phụ thuộc vào điều kiện mặt đệm và các
yếu tố khí hậu như nhiệt độ không khí, nắng, gió, độ ẩm ... Theo tài liệu bốc hơi
bằng ống piche tại các trạm trong lưu vực vùng nghiên cứu cho thấy lượng bốc
hơi ống piche hàng năm khoảng 800 mm - 900 mm, Vùng núi bốc hơi khoảng

800mm/năm. Vùng đồng bằng ven biển bốc hơi nhiều hơn, khoảng 900mm/năm.
Vào các tháng mùa khô lượng bốc hơi có thể đạt tới 95 - 100 mm/tháng.
Tháng có lượng bốc hơi lớn nhất là tháng VII đạt 101.8 mm/tháng tại Ba Tơ,
103.9 mm/tháng tại Quảng Ngãi. Tháng có lượng bốc hơi nhỏ nhất là tháng XI,
XII, chỉ đạt 33,6 mm/tháng tại Ba Tơ, 47,8 mm/tháng tại Quảng Ngãi.

14


QHTL TỈNH QUẢNG NGÃI

BÁO CÁO ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN

Bảng 2.9 : LƯỢNG BỐC HƠI ỐNG PICHE BÌNH QUÂN THÁNG TRUNG BÌNH
NHIỀU NĂM ( mm)
Tháng

I

Ba Tơ

II

III

IV

V

VI


VII VIII

IX

X

XI XII

Năm

43.3 50.7 75.1 86.6 87.0 96.2 101.8 97.1 61.1 44.3 35.8 33.6 812.7

Quảng Ngãi 52.9 54.9 73.9 83.6 94.6 94.9 103.9 96.1 68.6 69.1 50.1 47.8 890.5

2.4. GIÓ :
Hàng năm vùng nghiên cứu chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa gồm hai
mùa gió chính trong năm:gió mùa đông và gió mùa hạ. Về mùa hạ từ tháng V
tới tháng IX hướng gió thịnh hành nhất là hướng Đông Nam và Tây Nam, về
mùa đông từ tháng X đến tháng IV hướng gió thịnh hành nhất là hướng Đông và
Đông Bắc.
Tốc độ gió trung bình hàng năm ở vùng nghiên cứu khoảng 1,3 m/s. Vận tốc gió
trung bình nhiều năm ghi ở bảng 2.10. Tốc độ gió lớn nhất đã quan trắc được ở
Ba Tơ và Quảng Ngãi là 40 m/s do bão lớn gây ra.
Bảng 2.10 : TỐC ĐỘ GIÓ TRUNG BÌNH THÁNG VÀ LỚN NHẤT TẠI CÁC TRẠM
(m/s)
Tháng

Yếu tố


I

II

III

IV

V

VI

VII VIII IX

X

XI

XII Năm

Ba Tơ

Vtb

1.1

1.3

1.4


1.4

1.4

1.5

1.5 1.4 1.3

1.3

1.3

1.2

1.3

Vmax

13.0

20.0 16.0 40.0

28.0

34.0 24.0 20.0 20.0 22.0 28.0 20.0

40.0

Hướng NNE
Quảng

Ngãi

SW

SW

SW

S

1.5

NNW SW W SW SW

SW

1.6

1.2

1.4

1.5

1.2

1.0

1.4


1.3

Vmax

18.0

17.0 16.0 19.0

20.0

16.0 18.0 20.0 20.0 28.0 40.0 20.0

40.0

Hướng

N

NNE SE
,SE

SW,
S,
W
WNW WNW

S

S


1.4

ENE

Vtb

N

1.0 1.0 1.1

N

NNE

N

N

N

2.5. BÃO VÀ CÁC HÌNH THẾ THỜI TIẾT ĐẶC BIỆT:
2.5.1. Bão và áp thấp nhiệt đới
* Bão và áp thấp nhiệt đới thường phát sinh ở vùng biển Thái Bình
Dương hoặc ở biển Đông. Bão thường đổ bộ vào bờ biển nước ta từ tháng VII
đến tháng XI, vào các tháng VII, VIII đường đi của bão thường hướng vào đoạn
bờ biển Bắc bộ, càng vào phía Nam, bão đổ bộ càng muộn dần.
Bão và ATNĐ ảnh hưởng đến Quảng Ngãi thường trùng vào mùa mưa
(tháng IX đến tháng XII). Các cơn bão đổ bộ vào Quảng Ngãi thường gây ra gió

15



QHTL TỈNH QUẢNG NGÃI

BÁO CÁO ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN

mạnh và mưa rất lớn hoặc các cơn bão đổ bộ vào các vùng lân cận cung thường
gây ra mưa lớn ở vùng nghiên cứu. Mặt khác địa hình vùng nghiên cứu rất thuận
lợi cho việc đón gió bão và mưa bão, do đó cần chú y công tác phòng chống lu
lụt. Hàng năm mưa bão lu lụt gây những tác hại nghiêm trọng làm thiệt hại
người, vật chất và huỷ hoại môi trường, cảnh quan. Tại Quảng Ngãi, bão thường
tập trung vào tháng IX, X và tháng XI. Khả năng xuất hiện vào tháng X là lớn
nhất, tuy nhiên mùa bão diễn biến khá phức tạp qua các năm: có năm bão ảnh
hưởng sớm, có năm muộn, có năm lại không có bão ảnh hưởng.
Bão thường gây ra mưa lớn dữ dội, lượng mưa có thể đạt 400-500mm ngày
hoặc lớn hơn.
- Theo thống kê từ năm từ 1891 - 1999, tổng số cơn bão đổ bộ vào bờ
biển Việt nam có 526 cơn, trung bình mỗi năm 4,83 cơn/năm nhưng trong 39
năm trở lại đây ( từ 1961 - 1999 ) bão xuất hiện nhiều hơn (248 cơn), trung bình
6,36 cơn/năm. Đặc biệt là từ Quảng Ngãi trở vào có 47 cơn(trong 39 năm), trung
bình 1,21 cơn/năm, trong khi 7 thập kỷ trước đó (1891-1960) chỉ xuất hiện 20
cơn, trung bình chỉ có 0,29 cơn/năm.
- Sức gió mạnh nhất của bão : 60% số cơn bão từ cấp 10 trở lên, trung
bình cứ 2 - 3 năm có một cơn bão mạnh cấp 11, 12 trở lên.
2.5.2. Dải hội tụ nhiệt đới:
Đây là dạng nhiễu động đặc trưng của gió mùa mùa hạ, thể hiện sự hội tụ
giữa gió tín phong Bắc Bán cầu và gió mùa mùa hạ. Khi có dải hội tụ nhiệt đới,
không khí hai bên trục hội tụ là không khí nóng ẩm liên tục bố lên cao, duy trì một
vùng mây dày đặc, có bề rộng vài trăm km và gây mưa lớn kèm theo dông trên diện
rộng. Dạng thời tiết này thưởng ảnh hưởng đến khu vực Trung bộ nói chung và

Quảng Ngãi nói riêng vào các tháng IX, X và đôi khi vào các tháng V, VI.
2.5.3. Không khí lạnh :
Không khí lạnh ảnh hưởng đến Quảng Ngãi vào các tháng X đến tháng
XII. Trung bình mỗi năm có 1 đến 2 đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến duyên
hải Nam Trung Bộ.
Thống kê từ 1961 - 1996 có tới 45 đợt KKL và các hình thế thời tiết khác
phối hợp, trung bình mỗi năm có 1 đến 2 đợt, năm nhiều nhất có tới 4 đợt như
năm 1993, 3 đợt như 1976, 1982, 1984, năm ít nhất không có đợt nào như năm
1961, 1962, 1964
Qua phân tích các số liệu cho thấy vào các tháng X, XI hoạt động của
KKL và các hình thái thời tiết khác gây mưa chiếm 82% vì trong thời kỳ này các
tỉnh Miền Trung có nền nhiệt độ tương đối cao, độ ẩm lớn, nếu có KKL về kết
hợp với các hình thái thời tiết khác thì sẽ gây ra những trận mưa rất lớn.

16


QHTL TỈNH QUẢNG NGÃI

BÁO CÁO ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN

2.6. CHẾ ĐỘ MƯA:
* Biến động của mưa năm theo không gian : Nhìn chung trong lưu vực
lượng mưa có xu hướng giảm dần từ Bắc vào Nam và từ Tây sang Đông. Vùng
mưa lớn chủ yếu ở vùng núi cao như Trà Bồng, Ba Tơ, Giá Vực từ 3200 - 4000mm
và vùng trung du, đồng bằng ven biển lượng mưa chỉ còn 1700 - 2200 mm.
* Biến động của mưa năm theo thời gian :
Theo thời gian, sự biến động của mưa năm ở vùng nghiên cứu khá lớn. Hệ
số biến sai Cv lượng mưa năm đạt từ 0.30 đến 0.50, nguyên nhân là do khu vực
này chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và các nhiễu động thời tiết từ biển Đông

làm cho lượng mưa hàng năm không ổn định. Năm mưa nhiều có thể gấp 3-4 lần
năm mưa ít, năm 1996, 1998 và năm 1999 là năm mưa nhiều và đều khắp vùng
nghiên cứu, năm 1999 đạt 5095 mm tại Giá Vực, 4557.7 mm tại Sơn Hà, 6520
mm tại Ba Tơ, 5157 mm tại Sơn Giang và 3947 mm tại Quảng Ngãi. Nhưng
năm 1982 là năm mưa ít nhất với lượng mưa đo được ở tại Giá Vực 1299 mm,
tại Sơn Hà 2007.9 mm, tại Trà Bồng 2671.2 mm, tại Ba Tơ 1952.6 mm, tại Sơn
Giang 1975.6mm và 1373.9 mm tại Quảng Ngãi.
Trạm

Bảng 2.11. TẦN SUẤT MƯA NĂM Ở MỘT SỐ TRẠM.
Thời kỳ
Xbq
Cv
Cs
Xp %(mm)
Tính
(mm)
25
50
75

90

Quảng Ngãi

76-01

2428

0.32


1.20

2833

2279

1861

1585

Trà Khúc

77-01

2344

0.33

1.32

2731

2182

1779

1524

Sơn Giang


77-01

3471

0.33

1.32

4046

3232

2636

2257

Sơn Hà

77-01

2985

0.25

1.30

3362

2831


2441

2191

An Chỉ

77-01

2468

0.33

1.00

2917

2336

1874

1550

Trà Bồng

77-01

3458

0.32


0.64

4131

3346

2668

2141

Giá Vực

78-01

3315

0.40

0.60

4121

3184

2366

1724

Ba Tơ


77-01

3486

0.38

1.80

4041

3125

2538

2230

Minh Long

78-00

3240

0.48

1.20

4050

2942


2105

1551

Mộ Đức

77-01

1957

0.35

1.05

2330

1841

1458

1192

Đức Phổ

77-01

1827

0.50


0.50

2394

1752

1178

717

Sa Huỳnh

79-00

1713

0.55

1.65

2133

1474

1033

786

17



QHTL TỈNH QUẢNG NGÃI

BÁO CÁO ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN

(Hình ve dang tri mưa nam)

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

--------------VIỆN QUY HOẠCH THUỶ LỢI

QUY HOẠCH THUỶ LỢI TỈNH QUẢNG NGÃI

----------------------B.2 BẢN ĐỒ ĐẲNG TRỊ MƯA NĂM

18


QHTL TỈNH QUẢNG NGÃI

BÁO CÁO ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN

* Biến động của mưa theo mùa : Theo chỉ tiêu phân mùa, nếu coi thời
gian mùa nhiều mưa bao gồm những tháng có lượng mưa lớn hơn lượng mưa
bình quân tháng trong năm và đạt trên 50% tổng số năm quan trắc. Theo chỉ tiêu
này phân bố của mưa theo mùa của vùng nghiên cứu có 2 mùa: mùa mưa và
mùa khô:
- Mùa mưa ngắn chỉ từ 3 - 4 tháng, từ tháng IX đến tháng XII hàng năm,

Mùa mưa phù hợp với mùa lu trên các lưu vực sông và trùng với thời kỳ gió
mùa Đông Bắc và bão hoạt động trên biển Đông. Lượng mưa trong mùa mưa ở
đây chiếm từ 70% - 80% lượng mưa cả năm. Tháng có lượng mưa lớn nhất
thường xảy ra vào tháng X, XI có thể đạt từ 600 đến 900 mm/tháng như tại Giá
Vực lượng mưa trung bình tháng XI đạt 904.2 mm, tại Ba Tơ đạt 887.5mm, tại
Sơn Giang 923.6 mm, Lượng mưa trung bình tháng X tại An Chỉ 666.7mm, tại
Quảng Ngãi 649.9 mm.
- Trong khi đó mùa khô kéo dài 8 - 9 tháng, từ tháng I đến tháng VIII với
lượng mưa chỉ chiếm 30% - 35% tổng lượng mưa năm. Thời kỳ ít mưa nhất
trong vùng thường tập trung vào 3 tháng từ tháng II đến tháng IV lượng mưa
trong 3 tháng chỉ chiếm khoảng 3¸5% lượng mưa năm.
Tháng có lượng mưa nhỏ nhất thường là tháng II với lượng mưa chỉ chiếm
xấp xỉ 1%-2% lượng mưa năm.
Và do địa hình trong vùng nghiên cứu xuất hiện các đỉnh mưa phụ vào
tháng V và tháng VI, ở thời kỳ này gió mùa mùa hạ hướng Tây Nam hoặc Đông
Nam thổi tới, càng về phía Tây của tỉnh lượng mưa này càng rõ nét hơn với
lượng mưa trung bình tháng chiếm khoảng 4-7% lượng mưa năm, tuy nhiên giá
trị bình quân của tháng V và tháng VI cung không vượt quá giá trị bình quân các
tháng trong năm.
Như vậy , qua biến trình mưa trong vùng cho thấy sự chênh lệch giữa tháng
mưa nhiều và tháng mưa ít khoảng 400 - 800 mm. Tức là tháng mưa nhiều có
tổng lượng mưa gấp 1,5- 20 lần tháng mưa ít. Sự phân phối mưa trong năm rất
không đồng đều, đó là điều không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp .
Bảng 2.12: LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH THÁNG VÀ TỶ LỆ SO VỚI LƯỢNG
MƯA NĂM CỦA MỘT SỐ TRẠM THUỘC VÙNG NGHIÊN CỨU:
Đơn vị : mm
Trạm

I


II

III

IV

V

VI

VII VIII IX

X

XI

XII Năm

Trà Bồng

102.2 38.8 49.4 72.9 243.2 238.3 213.1 218.5 301.1 801.3 803.9 375.2 3458.0

Tỷ lệ (%)

2.95 1.12 1.43 2.11 7.03 6.89 6.16 6.32 8.71 23.17 23.25 10.85 100.0

Châu ổ

86.6 34.0 17.5 19.2 87.5 129.2 54.3 106.4 286.8 563.1 522.1 240.3 2147.0


Tỷ lệ (%)

4.03 1.58 0.82 0.90 4.08 6.02 2.53 4.96 13.36 26.23 24.32 11.19 100.0

19


QHTL TỈNH QUẢNG NGÃI

Trạm

I

II

BÁO CÁO ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN

III

IV

V

VI

VII VIII IX

X

XI


XII Năm

Giá vực

69.7 25.0 35.0 82.9 193.4 162.2 103.9 119.5 334.8 829.8 904.2 454.3 3314.6

Tỷ lệ (%)

2.10 0.75 1.06 2.50 5.84 4.89 3.13 3.61 10.10 25.03 27.28 13.71 100.0

Sơn Hà

80.0 33.8 41.0 74.7 208.9 181.9 155.7 174.8 305.0 699.0 725.9 304.7 2985.4

Tỷ lệ (%)

2.68 1.13 1.37 2.50 7.00 6.09 5.22 5.86 10.21 23.41 24.31 10.21 100.0

Sơn giang

108.6 45.2 55.0 77.8 212.4 201.2 157.0 190.1 296.5 767.5 923.6 436.5 3471.3

Tỷ lệ (%)

3.13 1.30 1.58 2.24 6.12 5.80 4.52 5.48 8.54 22.11 26.61 12.57 100.0

Trà Khúc

102.9 33.1 38.7 33.6 103.8 95.8 62.6 123.4 301.0 628.7 542.2 277.7 2343.6


Tỷ lệ (%)

4.39 1.41 1.65 1.44 4.43 4.09 2.67 5.27 12.85 26.83 23.14 11.85 100.0

Quảng Ngãi 112.0 35.9 40.8 35.4 105.4 100.2 75.6 131.2 296.7 649.9 561.4 283.9 2428.4
Tỷ lệ (%)

4.61 1.48 1.68 1.46 4.34 4.13 3.11 5.40 12.22 26.76 23.12 11.69 100.0

Cổ Luy

60.2 23.2 18.0 16.8 132.1 107.6 60.0 89.9 235.9 430.0 433.4 200.5 1807.7

Tỷ lệ (%)

3.33 1.28 1.00 0.93 7.31 5.95 3.32 4.98 13.05 23.79 23.98 11.09 100.0

Ba Tơ

135.2 60.2 61.3 79.3 200.0 181.3 108.4 164.9 328.9 759.5 887.5 519.1 3485.6

Tỷ lệ (%)

3.88 1.73 1.76 2.28 5.74 5.20 3.11 4.73 9.44 21.79 25.46 14.89 100.0

An Chi

111.4 35.5 41.1 31.7 104.0 98.6 75.7 122.9 271.1 666.7 607.1 302.0 2467.6


Tỷ lệ (%)

4.51 1.44 1.67 1.28 4.21 3.99 3.07 4.98 10.99 27.02 24.60 12.24 100.0

Sông Vệ

96.6 14.7 13.8 11.4 55.6 144.8 39.6 113.5 257.1 539.8 497.8 241.7 2026.4

Tỷ lệ (%)

4.77 0.73 0.68 0.56 2.74 7.14 1.95 5.60 12.69 26.64 24.57 11.93 100.0

Mộ Đức

70.9 25.6 21.8 32.3 76.5 65.2 30.9 73.1 255.9 577.6 470.2 257.0 1957.0

Tỷ lệ (%)

3.62 1.31 1.11 1.65 3.91 3.33 1.58 3.73 13.07 29.51 24.03 13.13 100.0

Đức Phổ

55.2 16.3 22.5 25.8 55.7 55.5 21.4 55.1 233.7 551.8 517.7 216.8 1827.5

Tỷ lệ (%)

3.02 0.89 1.23 1.41 3.05 3.04 1.17 3.01 12.79 30.19 28.33 11.86 100.0

Sa Huỳnh


51.7 10.7 17.8 21.5 67.9 84.7 37.5 55.1 241.2 488.5 438.5 198.0 1713.1

Tỷ lệ (%)

3.02 0.63 1.04 1.25 3.96 4.94 2.19 3.22 14.08 28.52 25.59 11.56 100.0

Minh Long 127.8 43.1 51.7 64.2 179.7 148.3 100.5 157.5 318.3 733.3 786.5 528.7 3239.7
Tỷ lệ (%)

3.94 1.33 1.60 1.98 5.55 4.58 3.10 4.86 9.82 22.64 24.28 16.32 100.0

20


QHTL TỈNH QUẢNG NGÃI

BÁO CÁO ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN

Bảng 2.13 : LƯỢNG MƯA MÙA LŨ, MÙA KIỆT VÀ TỶ LỆ SO VỚI LƯỢNG
MƯA NĂM
Trạm

X Năm
(mm)

X Mùa mưa
(IX-XII)
(mm)

Tỷ lệ (%)


X Mùa khô
(I-VIII)
(mm)

Tỷ lệ (%)

Trà Bồng

3458.0

2281.5

65.98

1176.5

34.02

Châu ổ

2147.0

1612.3

75.10

534.7

24.92


Giá vực

3314.6

2523.1

76.12

791.6

23.88

Sơn Hà

2985.4

2034.5

68.15

950.9

31.85

Sơn giang

3471.3

2424.0


69.83

1047.3

30.17

Trà Khúc

2343.6

1749.7

74.66

593.9

25.34

Quảng Ngãi

2428.4

1791.9

73.79

636.5

26.21


Cổ Luỹ

1807.7

1299.8

71.91

507.8

28.10

Ba Tơ

3485.6

2495.0

71.58

990.6

28.42

An Chỉ

2467.6

1846.9


74.84

620.8

25.16

Sông Vệ

2026.4

1536.4

75.83

490.0

24.17

Mộ Đức

1957.0

1560.7

79.75

396.3

20.25


Đức Phổ

1827.5

1520.0

83.17

307.5

16.83

Sa Huỳnh

1713.1

1366.2

79.75

346.9

20.25

Minh Long

3154.7

2281.9


72.33

872.8

27.68

* Mưa thời đoạn ngắn
Qua tính toán thống kê tài liệu mưa thực đo tại các trạm trong và lân cận
vùng nghiên cứu cho thấy thời gian mưa của các trận mưa lớn thường kéo dài từ
3 đến 5 ngày nhưng lượng mưa lớn nhất trong trận chỉ từ 1 đến 3 ngày. Lượng
mưa lớn nhất thời đoạn 1, 3, 5, 7 ngày liên tục thường tập trung vào tháng X và
tháng XI là thời gian thường bị ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới và các đợt
không khí lạnh. Lượng mưa 1 ngày có thể đạt trên 700 mm ngày. Lượng mưa
ngày lớn nhất đo được đạt 723.2 mm ngày 3/XII/1986 tại Giá Vực, ngày
19/XI/1987 đã gây mưa rất lớn ở vùng hạ du như tại Quảng Ngãi đạt 429.2 mm,
Trà Khúc 513mm, An chỉ 599.7mm. Đặc biệt trận mưa lu tháng XI và tháng XII
năm 1999 đã gây mưa rất lớn trên vùng nghiên cứu, lượng mưa 1 ngày max đạt
677.2 mm tại Sơn Giang, 639.5 mm tại Ba Tơ. Lượng mưa 3 ngày max ở đợt
mưa này đạt1694.8 mm tại Ba Tơ, 1598.4 mm tại Sơn Giang, 584.5 mm tại
Quảng Ngãi và đặc biệt lượng mưa 5 ngày max của đợt này đạt từ 1200 – 2000
mm tại các vị trí Ba Tơ, Giá Vực, Sơn Giang
Cường độ mưa lớn là nguyên nhân sinh ra lu lụt và xói mòn trên lưu vực.
21


×