Tải bản đầy đủ (.pdf) (189 trang)

Đau bụng mạn ở học sinh trung học cơ sở tại quận 1 TPHCM tỉ lệ hiện mắc và mối liên quan với các yếu tố sang chấn tâm lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.92 MB, 189 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHẠM THỊ NGỌC TUYẾT

ĐAU BỤNG MẠN Ở HỌC SINH TRUNG HỌC
CƠ SỞ TẠI QUẬN 1 TPHCM:
TỈ LỆ HIỆN MẮC VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI
CÁC YẾU TỐ SANG CHẤN TÂM LÝ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

BỘ Y TẾ


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHẠM THỊ NGỌC TUYẾT

ĐAU BỤNG MẠN Ở HỌC SINH TRUNG HỌC
CƠ SỞ TẠI QUẬN 1 TPHCM: TỈ LỆ HIỆN MẮC VÀ MỐI LIÊN
QUAN VỚI CÁC YẾU TỐ SANG CHẤN TÂM LÝ

Chuyên ngành: NHI - TIÊU HOÁ
Mã Số: 62.72.16.05


LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. NGUYỄN ĐỖ NGUYÊN
2. PGS.TS. LÂM THỊ MỸ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2011


a

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi. Các dữ liệu, kết quả nêu
trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.

Tác giả luận án

Phạm Thò Ngọc Tuyết


b

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan .............................................................................................................a
Mục lục .....................................................................................................................b
Danh mục đối chiếu các chữ viết tắt trong luận án ..................................................e

Danh mục đối chiếu các từ Việt-Anh sử dụng trong luận án ...................................f
Danh mục các bảng ...................................................................................................i
Danh mục các sơ đồ, biểu đồ ....................................................................................k
Danh mục các phụ lục ...............................................................................................l
ĐẶT VẤN ĐỀ ..........................................................................................................1
Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................................3
Giả thuyết nghiên cứu ...............................................................................................3
Mục tiêu tổng quát ....................................................................................................3
Mục tiêu chuyên biệt ................................................................................................3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................5
1.1 Tổng quát về đau bụng mạn và sang chấn tâm lý ..............................................5
1.1.1 Dòch tễ học đau bụng mạn ..........................................................................5
1.1.2 Lòch sử của các tiêu chí chẩn đoán đau bụng mạn .....................................6
1.1.3 Sang chấn tâm lý ........................................................................................8
1.2 Đau bụng mạn .....................................................................................................9


c

1.2.1 Sinh lý bệnh ................................................................................................9
1.2.2 Chẩn đoán đau bụng mạn ...........................................................................12
1.2.3 Chẩn đoán các thể của đau bụng mạn ........................................................16
1.3 Liên quan giữa đau bụng mạn và sang chấn tâm lý ...........................................29
1.4 Điều trò đau bụng mạn ........................................................................................31
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................41
2.1 Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................41
2.2 Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................43
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................53
3.1 Đặc tính của mẫu nghiên cứu .............................................................................53
3.2 Tỉ lệ hiện mắc của đau bụng mạn .......................................................................54

3.3 Đau bụng mạn kèm các triệu chứng báo động đỏ ..............................................55
3.4 Đau bụng mạn chức năng ....................................................................................55
3.5 Các thể của đau bụng mạn chức năng ................................................................56
3.6 Đau bụng mạn và các thể ...................................................................................56
3.7 Các sang chấn tâm l ..........................................................................................65
3.8 Mối liên quan của đau bụng mạn với các sang chấn tâm lý................................... 69
3.9 Mối liên quan của các thể đau bụng mạn với các sang chấn tâm lý ..................72
3.10 Phân tích đa biến mối liên quan giữa đau bụng mạn với các sang chấn tâm lý
...................................................................................................................................84
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ........................................................................................86
4.1 Những đặc tính của mẫu nghiên cứu ..................................................................86
4.2 Tỉ lệ của đau bụng mạn.......................................................................................87
4.3 Đau bụng mạn kèm các triệu chứng báo động đỏ – đau bụng mạn chức năng ..88


d

4.4 Các thể đau bụng mạn ........................................................................................89
4.5 Đặc tính của đau bụng mạn và các thể ...............................................................91
4.6 Các sang chấn tâm lý .........................................................................................93
4.7 Mối liên quan của đau bụng mạn với các sang chấn tâm lý ..............................98
4.8 Mối liên quan của các sang chấn tâm lý với các thể đau bụng mạn ..................104
4.9 Điểm mạnh và hạn chế của đề tài ......................................................................109
4.10 Điểm mới và tính ứng dụng của đề tài .............................................................110

KẾT LUẬN ..............................................................................................................112
KIẾN NGHỊ .............................................................................................................114
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ .............................................i
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................ii
PHỤ LỤC ................................................................................................ từ xvi ......lix



e

DANH MỤC ĐỐI CHIẾU
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

CHỮ VIẾT TẮT

Ý NGHĨA CHỮ VIẾT TẮT

KTC 95%

Khoảng tin cậy 95%

KXĐ

Không xác đònh

N, n

Số lượng đối tượng trong mẫu, trong nhóm

SST

Somatostatin

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh



f

DANH MỤC ĐỐI CHIẾU CÁC TỪ VIỆT ANH
SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN

TIẾNG VIỆT

TIẾNG ANH

Bảng câu hỏi phỏng vấn

Questionaire

Biến số thay thế

Proxy variable

Các chất ức chế tái hấp thu serotonin

The selective serotonin reuptake

chọn lọc

inhibitors, SSRIs

Dấu hiệu báo động

Red flags


Đau bụng chức năng

Functional abdominal pain

Hội chứng đau bụng chức năng

Functional abdominal pain syndrome

Đau bụng mạn

Chronic abdominal pain

Đau bụng tái diễn

Recurrent abdominal pain

Đau cơ và mô liên kết

Fibromyalgia

Hệ thần kinh trung ương

Central nervous system, CNS

Hệ thống thần kinh ruột

Enteric nervous system, ENS

Hiện tượng “chồng chéo”


Overlap

Hiệp hội Tiêu hóa Nhi khoa Bắc Mỹ

North American Society for Pediatric
Gastroenterology

Hội chứng ruột kích thích

Irritable bowel syndrome

Khó tiêu chức năng

Functional dyspepsia

Migraine bụng

Abdominal migraine


g

“Não nhỏ trong ruột”

“Little brain in the gut”

TIẾNG VIỆT

TIẾNG ANH


“Não ruột”

“Gut brain”

Nguyên nhân chức năng

Functional causes

Nguyên nhân thực thể

Organic causes

Những Rối Lọan Tiêu Hóa Chức

The functional Gastrointestinal

năng: Chẩn Đoán, Sinh Lý Bệnh và

Disorders: Diagnosis,

Điều Trò; một đồng thuận đa quốc gia

Pathophysiology, and Treatment. A
Multinational Consensus

Đồng vận thụ thể somatostatin

Somatostatin Receptor Agonists


Ức chế bơm Proton

Proton Pump Inhibitors, PPI

Quy trình Rome

Rome process

Rối loạn tiêu hóa chức năng

Functional gastrointestinal disorders

“Rome III, Những rối loạn tiêu hóa

“Rome III, The functional

chức năng”

gastrointestinal disorders”

Sang chấn

Stress

Sang chấn tâm lý

Stressful events

Tỉ lệ


Proportion (p)

Tỉ số tỉ lệ hiện mắc

Prevalence ratio (PR)

Tỉ số số chênh

Odds ratio (OR)

Tỉ số số chênh điều chỉnh

Adjusted odds ratio

Thần kinh hệ tiêu hóa học

Neurogastroenterology

Tế bào thần kinh hướng tâm tiên phát

Extrinsic primary afferent neurons,


h

bên ngoài

EPANs
TIẾNG VIỆT


TIẾNG ANH

Tế bào thần kinh hướng tâm tiên phát

Intrinsic primary afferent neurons,

bên trong

IPANs

Thể khó tiêu giống loét

Ulcer-like dyspepsia

Thuốc kháng trầm cảm ba vòng

Tricyclic antidepressants, TCAs

Tiêu chí Rome

Rome criteria

Ủy ban Rome

Rome committee

Vùng não viền

Limbic brain regions


Xác suất tỉ lệ theo cỡ

Probability proportionate to size


i

DANH MỤC CÁC BẢNG

BẢNG
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
1.6
1.7
1.8
1.9
2.10
3.11
3.12
3.13
3.14
3.15
3.16
3.17
3.18
3.19
3.20

3.21
3.22
3.23
3.24
3.25

TÊN BẢNG
Những kích thích có tính sang chấn

“Dấu hiệu báo động đỏ”
Tiêu chuẩn chẩn đoán khó tiêu chức năng
Chẩn đoán phân biệt đau bụng mạn kèm chứng khó tiêu
Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng ruột kích thích
Chẩn đoán phân biệt của hội chứng ruột kích thích
Tiêu chuẩn chẩn đoán đau bụng chức năng
Chẩn đoán phân biệt đau bụng chức năng
Tiêu chuẩn chẩn đoán migraine bụng
Cỡ mẫu được ước lượng theo từng loại sang chấn tâm lý
Đặc tính của mẫu nghiên cứu
Dấu hiệu báo động
Tỉ lệ các thể của đau bụng mạn chức năng
Đau bụng mạn phân bố theo đặc tính mẫu
Thể khó tiêu chức năng phân bố theo đặc tính mẫu
Thể hội chứng ruột kích thích phân bố theo đặc tính mẫu
Thể đau bụng chức năng phân bố theo đặc tính mẫu
Thể migraine bụng phân bố theo đặc tính mẫu
Tỉ lệ các sang chấn tâm lý
Tỉ lệ sang chấn tâm lý gia đình phân bố theo đặc tính mẫu
Tỉ lệ sang chấn tâm lý trong trường học phân bố theo đặc tính mẫu
Đau bụng mạn phân bố theo các sang chấn tâm lý trong gia đình


Đau bụng mạn phân bố theo tình trạng sức khỏe
Đau bụng mạn phân bố theo các sang chấn tâm lý ở trường học

Thể khó tiêu chức năng phân bố theo các sang chấn tâm lý
trong gia đình

TRANG
10
15
17
18
20
21
24
25
28
42
53
55
56
57
59
60
62
64
65
66
68
70

71
72
73


j

BẢNG

TÊN BẢNG

TRANG

3.26
3.27

Thể khó tiêu chức năng phân bố theo tình trạng sức khỏe
Thể khó tiêu chức năng phân bố theo các sang chấn tâm lý
trong trường học
Thể hội chứng ruột kích thích phân bố theo các sang chấn tâm
lý trong gia đình
Thể hội chứng ruột kích thích phân bố theo tình trạng sức
khỏe
Thể hội chứng ruột kích thích phân bố theo các sang chấn tâm
lý trong trường học
Thể đau bụng chức năng phân bố theo các sang chấn tâm lý
trong gia đình
Thể đau bụng chức năng phân bố theo tình trạng sức khỏe
Thể đau bụng chức năng phân bố theo các sang chấn tâm lý
trong trường học

Thể migraine bụng phân bố theo các sang chấn tâm lý trong
gia đình
Thể migraine bụng phân bố theo tình trạng sức khỏe
Thể migraine bụng phân bố theo các sang chấn tâm lý trong
trường học
Các yếu tố liên quan đến đau bụng mạn
Tỉ lệ phần trăm những sự kiện sang chấn tâm lý trong các
nghiên cứu

74
74

3.28
3.29
3.30
3.31
3.32
3.33
3.34
3.35
3.36
3.37
4.38

76
77
78
79
80
81

82
83
83
84
94


k

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

TÊN

TRANG

2.1

Lưu đồ thu thập dữ kiện

51

3.1

Tỉ lệ hiện mắc của đau bụng mạn

54

3.2


Đau bụng mạn chức năng

55


l

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

TÊN PHỤ LỤC

TRANG

1

Bộ câu hỏi phỏng vấn

xvi

2

Báo cáo giữa năm 2007-2008 khối THCS

xxvi

3

Các lớp được chọn vào mẫu nghiên cứu

xxvii


4

Danh sách lớp của trường được chọn vào nghiên cứu

xxxv

5

Danh sách học sinh

xxxvii

6

Phân tích các biến số gây nhiễu trong mối liên quan giữa đau
bụng mạn và các sang chấn tâm lý

lvii


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đau bụng mạn là biểu hiện thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên,
ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của trẻ, gây tổn thất kinh tế cho
gia đình và xã hội do trẻ nghỉ học, phải đi khám bệnh, thực hiện nhiều xét
nghiệm và nhập viện thường xuyên. Đây là một thách thức thường gặp cho
người làm công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cũng như bác só chuyên khoa
tiêu hóa vì đau bụng mạn chiếm khoảng 2-4% số lần thăm khám của các phòng

khám nhi khoa tổng quát [105]. Nghiên cứu trong cộng đồng cho thấy 10-20%
trẻ ở lứa tuổi đi học bò đau bụng thường xuyên mà gây ảnh hưởng đến các sinh
hoạt học tập và vui chơi của trẻ [12], [13], [35], [54], [93]. Ngoài ra, có đến
75% học sinh trung học được ghi nhận có một cơn đau bụng trong thời gian một
năm và có phàn nàn tái diễn 10-25% [39].
Năm 1958, Apley và Naish đã nghiên cứu chứng đau bụng tái diễn ở trẻ
em với đònh nghóa là tình trạng có ít nhất 3 cơn đau bụng trong khoảng thời gian
ít nhất 3 tháng, và có ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường [12]. Từ đó, đònh
nghóa này được áp dụng cho hầu hết các nghiên cứu về đau bụng mạn. Tuy
nhiên, đònh nghóa này có hạn chế là không phân biệt được nguyên nhân chức
năng và thực thể, và muốn chẩn đoán nguyên nhân chức năng thì cần phải loại
trừ các bệnh lý thực thể mà đòi hỏi thực hiện nhiều xét nghiệm [32]. Trong khi
đó, các nghiên cứu đều chứng minh hầu hết đau bụng mạn ở trẻ em là do
nguyên nhân chức năng [11], [14], [33], [37], [39], [94]. Do những hạn chế này,
một tiêu chí mới về đau bụng mạn được thiết lập để ứng dụng trong lâm sàng
cũng như nghiên cứu. Đó là tiêu chí Rome, được chuẩn hóa và cập nhật thường
xuyên bởi các chuyên gia tiêu hóa trên toàn thế giới từ năm 1984 đến nay với
Rome I, II và mới nhất là Rome III.


2

Đa số các nghiên cứu về đau bụng mạn được thực hiện ở các nước
phương tây và có rất ít nghiên cứu ở châu Á. Nghiên cứu tại Mã lai năm 1998 ở
trẻ 11-16 tuổi, cho thấy tỉ lệ của đau bụng mạn là 10,2% ở nông thôn [18], và
một nghiên cứu khác ở thành thò với tỉ lệ là 9,6% ở trẻ 9-15 tuổi [25]. Năm
2003, một nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh ở học sinh trung học cơ sở
cho thấy tỉ lệ đau bụng mạn là 4,2% [5]. Tuy nhiên, các nghiên cứu này đều áp
dụng đònh nghóa của Apley với nhiều hạn chế, nên thông tin về mức độ phổ
biến cũng như yếu tố nguy cơ của đau bụng mạn có thể thay đổi.

Trong môi trường đô thò của TPHCM, một thành phố đang phát triển
nhanh về công nghiệp và hiện đại hóa, đời sống sinh hoạt của người dân nói
chung và ở trẻ em tuổi đi học nói riêng phải chòu nhiều căng thẳng. Y văn cho
thấy những căng thẳng trong gia đình và trong học tập có liên quan đến chứng
đau bụng mạn ở trẻ em tuổi đi học [23], [25], [34]. Ở lứa tuổi đi học, hai môi
trường mà trẻ sinh hoạt và lệ thuộc nhiều nhất là gia đình và học đường. Thêm
nữa, tuổi trung học cơ sở là lứa tuổi chưa phát triển đầy đủ về thể chất và tâm
sinh lý, nên các sang chấn tâm lý trong đời sống dễ dàng gây ảnh hưởng âm
tính cho sức khỏe của trẻ. Mặc dù đau bụng mạn thường có nguyên nhân chức
năng và lành tính nhưng do tính chất tái diễn nên cha mẹ có thể lo lắng nhiều,
trẻ có thể bò căng thẳng và thầy thuốc có thể bò áp lực từ những bức xúc của gia
đình trẻ hoặc do lo sợ bỏ sót bệnh nguy hiểm, nên thường chỉ đònh làm nhiều
xét nghiệm. Hậu quả là tốn kém thời gian, tiền bạc, làm cho bản thân trẻ và
cha mẹ càng thêm lo lắng.
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác đònh tỉ lệ hiện mắc đau bụng
mạn ở học sinh trung học cơ sở theo tiêu chí mới Rome III và mối liên quan
giữa chứng đau bụng mạn và một số yếu tố gây căng thẳng trong gia đình và


3

trường học. Kết quả của nghiên cứu sẽ là những thông tin nền tảng góp phần
đònh hướng chẩn đoán đúng và điều trò phù hợp chứng đau bụng mạn ở trẻ em.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Tỉ lệ hiện mắc đau bụng mạn ở học sinh trung học cơ sở quận 1 TPHCM
trong năm 2008 là bao nhiêu, và có mối liên quan giữa đau bụng mạn với
những sang chấn tâm lý hay không?
GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Học sinh trung học cơ sở có sang chấn tâm lý tăng nguy cơ bò đau bụng
mạn gấp 2,25 lần so với những trẻ không có sang chấn tâm lý.

MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
Xác đònh tỉ lệ hiện mắc của đau bụng mạn và mối liên quan với các yếu
tố sang chấn tâm lý ở học sinh trung học cơ sở tại quận 1 TPHCM.
MỤC TIÊU CHUYÊN BIỆT
1. Xác đònh tỉ lệ hiện mắc đau bụng mạn ở học sinh trung học cơ sở tại
quận 1, TP.HCM trong năm 2008, chung và riêng theo tuổi, giới,
trường học, cấp lớp, nơi cư trú, nghề nghiệp của cha mẹ.
2. Xác đònh tỉ lệ đau bụng mạn có triệu chứng báo động.
3. Xác đònh tỉ lệ đau bụng mạn chức năng và các thể bệnh của đau bụng
mạn chức năng.
4. Xác đònh tỉ lệ những sang chấn tâm lý ở học sinh trung học cơ sở tại
quận 1, TP.HCM trong năm 2008.
5. Xác đònh mối liên quan giữa đau bụng mạn với những yếu tố sang
chấn sau đây, kiểm soát bởi tuổi, giới, trường, lớp, nơi cư trú, nghề
nghiệp của cha mẹ


4

5.1 Những sang chấn tâm lý trong gia đình: cha mẹ không sống
chung, cha/mẹ chết, cha/mẹ mất việc làm, bò cha mẹ la rầy bỏ
bê, cãi lộn với anh chò em, người thân mất, mẹ sinh em bé trong
năm, đổi chỗ ở.
5.2 Những sang chấn tâm lý ở trường học: bò thầy cô la rầy, cãi lộn
với bạn, học nhiều, đổi trường.
5.3 Những sang chấn tâm lý liên quan đến sức khỏe: có bệnh nặng,
nhập viện trong năm.
6. Xác đònh mối liên quan giữa các thể của đau bụng mạn với các loại

sang chấn.



5

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Tổng quát về đau bụng mạn và sang chấn tâm lý
1.1.1 Dịch tễ học đau bụng mạn
Đau bụng mạn là một trong những triệu chứng thường gặp nhất ở trẻ em và
thanh thiếu niên, được ghi nhận xảy ra ở 10 đến 15% trẻ em [12], [54], chiếm
khoảng 2% đến 4% số lần thăm khám của các phòng khám nhi khoa tổng quát
[105]. Đây là vấn đề thường xuyên được đặt ra cho người làm công tác chăm sóc
sức khỏe ban đầu cũng như chuyên gia. Những nghiên cứu cộng đồng cho thấy 10%
đến 20% trẻ lứa tuổi đi học bò đau bụng thường xuyên và đủ nặng để ảnh hưởng
đến các sinh hoạt bình thường [12], [54]. Ở một nghiên cứu khác, 75% học sinh
trung học được ghi nhận có một cơn đau bụng trong thời gian một năm, đau tái diễn
10% đến 25% [39]. Tuy nhiên, có nhiều trẻ bò đau bụng nhiều lần nhưng vẫn duy trì
sinh hoạt bình thường và hiếm khi phải đến bác só thăm khám [12], [54]. Hiếm khi
tìm thấy nguyên nhân thực thể, đa số là nguyên nhân chức năng, nghóa là không do
bất thường cơ thể học, chuyển hóa, nhiễm trùng hoặc viêm.
Có nhiều nhận thức sai về đau bụng mạn chức năng ở những người không
phải là nhân viên y tế và cả những người làm công tác chăm sóc sức khỏe. Ghi
nhận mới đây bởi Hội Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ và Hiệp hội Tiêu hóa, Gan mật
và Dinh dưỡng Bắc Mỹ, khảo sát trên hơn 300 bác só nhi khoa tổng quát với kết quả
16% trả lời “đau bụng chức năng là một chẩn đoán vô bổ hoặc không rõ ràng” và
chỉ 11% trả lời “đau bụng chức năng là một chẩn đoán đặc biệt với tiêu chí chẩn
đoán rõ ràng” [116].



6

1.1.2 Lòch sử của các tiêu chí chẩn đoán đau bụng mạn

1.1.2.1 Tiêu chí cổ điển Apley
Cách đây khoảng 50 năm Apley và Naish nghiên cứu tần suất và tính chất
đau bụng ở 1000 học sinh Anh quốc dựa trên bệnh sử và quan sát [12]. Apley và
Naish đònh nghóa đau bụng tái diễn là khi có 3 cơn đau hoặc nhiều hơn, mức độ
nặng đủ làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, trong khoảng thời gian hơn 3 tháng. Kết quả
nghiên cứu này đã được dùng như tài liệu tham khảo chuẩn cho các nghiên cứu về
đau bụng tái diễn ở trẻ em. Trong nhiều năm qua, từ “đau bụng tái diễn” được dùng
để diễn tả tất cả các trường hợp đau bụng không có nguyên nhân thực thể. Hiện
nay, các hội nghò đồng thuận đã thống nhất rằng đau bụng tái diễn là một biểu hiện,
không phải là một chẩn đoán. Theo các nhà lâm sàng, từ “đau bụng mạn” được
dùng thay thế, để diễn tả tình trạng đau bụng kéo dài, xảy ra trong một thời gian
ngắn hơn từ một đến hai tháng được xem như là tái diễn hoặc mạn tính [10] .
1.1.2.2 Các tiêu chí Rome I, II và III [116]
Quy trình Rome được thiết lập từ một hội thảo về hội chứng ruột kích thích
tại Hội Nghò Tiêu Hóa Quốc tế lần thứ 12 tổ chức ở Lisbon năm 1984. Tiêu chí
Rome I được trình bày đầu tiên tại Rome năm 1988. Sau khi công bố Rome I, tiêu
chí Rome II được bắt đầu phác thảo và trải qua 4 năm bàn cãi và nghiên cứu của
hơn 50 chuyên gia từ 13 nước phương Tây. Tiêu chí Rome II và những thông tin
quan trọng về các rối loạn tiêu hóa chức năng được công bố trong phụ trương của tờ
báo Gut năm 1999 [35]. Bên cạnh các nhóm thực hiện thử nghiệm lâm sàng và xác
đònh tiêu chí dựa vào cơ thể học, có các nhóm nghiên cứu mới tập trung vào khoa
học cơ bản, tâm lý xã hội học, hệ thần kinh ruột và rối loạn tiêu hóa chức năng ở
trẻ em. Kết quả nghiên cứu được đăng trong cuốn “Những rối loạn tiêu hóa chức


7


năng: Chẩn đoán, sinh lý bệnh và điều trò; một đồng thuận đa quốc gia” xuất bản
lần thứ 2 [33].
Vào giữa năm 2000, sự kiện quan trọng đối với quy trình Rome là được nhiều
nhóm nghiên cứu, các công ty và các nhà điều phối dược phẩm đặc biệt quan tâm
đến các thử nghiệm điều trò chứng rối loạn tiêu hóa chức năng. Do đó, kế hoạch
Rome III được khởi động và ủy ban Rome thành lập trụ sở tại Luân Đôn vào tháng
2 năm 2002 để hoạch đònh chương trình hành động. Với sự hợp tác của các công ty
dược, ủy ban nhất trí dựa trên khuôn khổ Rome III thiết lập các dự án như xác nhận
tính giá trò các tiêu chí chẩn đoán qua các bài bài báo công bố, dựa trên khoa học
chứng cứ để thay đổi các tiêu chí và khuyến khích sự tham gia nghiên cứu của các
nước đang phát triển.
Để thực hiện Rome III, ủy ban chọn 87 người tham dự từ 18 quốc gia, thành
lập ra 14 tiểu ban và chỉ đònh chủ tòch ủy ban cho các năm 2003, 2004 và 2005.
Những hội viên mới gia nhập từ các nước đang phát triển gồm Trung Quốc, Brazil,
Chile, Venezuela, Hungary và Romania. Quy trình Rome III được công bố hoàn
thiện ở một cuộc họp tại Rome vào tháng 11 / 12 năm 2004. Những kết quả nghiên
cứu của quy trình được đăng trong các bài báo của tờ Gastroenterology và trong
cuốn “Rome III, Những rối loạn tiêu hóa chức năng” xuất bản lần thứ 3 vào mùa
hè năm 2006 [36]. Thêm vào đó, các thành viên trong ủy ban báo cáo quy trình
Rome III ở Hội nghò Tiêu hóa Thế giới năm 2005 tại Montreal và các tiêu chí ở
cuộc họp của Hiệp hội Tiêu hóa Hoa kỳ năm 2006 tại Los Angeles.
Ấn bản Rome III là kết quả có chất lượng cao nhất sau 6 năm làm việc nổ
lực để cập nhật tiêu chí Rome. Có thể nói là chưa có chứng cứ nào tốt hơn những gì


8

mà tiêu chí Rome đạt được. Tuy nhiên, Rome III thì cũng chưa dừng lại và những
bàn luận sơ bộ cho Rome IV đang được bắt đầu.

1.1.3 Sang chấn tâm lý

Tình trạng căng thẳng hay sang chấn (stress) được phân loại dựa vào
nguyên nhân nội tại và ngoại lai. Sang chấn do nội tại hoặc còn gọi sang chấn sinh
lý như tình trạng đói bụng; chướng ruột; tính nhạy cảm với tiếng ồn, nhiệt độ, đông
người…Sang chấn do ngoại lai hay biến cố gây căng thẳng trong đời sống (stressful
life events) hoặc còn gọi sang chấn tâm lý như tang chế hay chia ly với một thành
viên thân thiết trong gia đình, bệnh thực thể hoặc tàn phế mạn tính ở cha mẹ hay
anh chò em ruột, có vấn đề ở trường học, thay đổi mối quan hệ với những người
ngang hàng, tài chính khó khăn trong gia đình hoặc gần đây có thay đổi chỗ ở [75].
Trẻ sống trong gia đình kinh tế nghèo nàn, môi trường khắc nghiệt hoặc luôn bò bắt
nạt ở trường học là đối tượng thường có sang chấn tâm lý hơn là các trẻ khác [48].
Trẻ em và thanh thiếu niên có sang chấn tâm lý có thể phản ứng như la
khóc, đổ mồ hôi tay, giận dữ, có hành vi căng thẳng (như xoắn hay bứt tóc, cắn
móng tay…), tiêu són trong quần, biếng ăn hoặc ăn quá nhiều và rối loạn giấc ngủ
[75].
Các sang chấn tâm lý có thể gây ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực. Đối
với trẻ càng nhỏ, tác động của các sự kiện càng lớn và ảnh hưởng tiêu cực của các
sang chấn tâm lý càng nặng nề hơn. Thường gặp nhất ở trẻ bò sang chấn tâm lý là
các than phiền như đau bụng, đau ngực và nhức đầu [48], [109], [132].
Năm 1973, Heisel và cộng sự ghi nhận 34% trẻ phát triển bệnh sau một năm
chòu đựng các sang chấn tâm lý do môi trường chung quanh. Heisel giải thích kết
quả tìm thấy đã chứng minh bệnh sinh là yếu tố tâm lý xã hội [51]. Nhiều khảo sát


9

gần đây cũng cho thấy có sự kết hợp giữa các triệu chứng bệnh và các rối loạn cảm
xúc tâm lý ở trẻ em [2], [98], đặc biệt ở trẻ có bệnh mạn tính [124]. Tương tự năm
1991, nghiên cứu thanh thiếu niên ở 2 thành phố của Thụy Điển, Larsson tìm thấy

triệu chứng thường gặp nhất mà kết hợp với các nguyên nhân tâm lý là đau đầu
hoặc đau bụng lan tỏa, 67% có nhức đầu và 32% đau bụng ít nhất một lần mỗi
tháng [64]. Các nhà tâm lý học đã chứng minh những thay đổi và xáo trộn trong
cuộc sống thường ngày ở mọi lứa tuổi có thể gây nên sang chấn tâm lý mà có liên
quan với tình trạng đau tái diễn như đau bụng mạn, nhức đầu, mệt mỏi [48].
Một số sự kiện sang chấn tâm lý quan trọng ở trẻ em và thanh thiếu niên
được nghiên cứu bao gồm ba nhóm là gia đình, học đường và tình trạng sức khỏe
bản thân [50].
1.2 ĐAU BỤNG MẠN
1.2.1 Sinh lý bệnh
Sinh lý bệnh của đau bụng mạn chức năng là do các bất thường ở hệ thống
thần kinh ruột, một hệ thần kinh phức tạp và phong phú phủ toàn bộ đường tiêu
hóa. hệ thống thần kinh ruột còn được xem như là “não ruột” hoặc là “não nhỏ
trong ruột” [30], [58]. Hệ thống thần kinh ruột tác động qua lại với hệ thần kinh
trung ương, cho phép truyền thông tin hai chiều. Rối loạn điều hòa truyền thông
não-ruột đóng vai trò quan trọng trong bệnh sinh của đau bụng chức năng. Hầu hết
các nghiên cứu về đau tạng ở trẻ em vào những năm 1980 và những năm đầu 1990
tập trung vào vai trò rối loạn vận động và bất thường tâm lý [32], [62]. Gần đây, dù
với những kỹ thuật chẩn đoán tinh vi, vẫn thất bại trong việc xác đònh các bất
thường vận động đủ trầm trọng để giải thích là nguyên nhân gây ra các triệu chứng.
Các nghiên cứu đã chứng minh đau bụng mạn là do rối loạn chức năng (yếu tố tâm


10

lý, tính nhạy cảm của tạng, ảnh hưởng nội tiết), hơn là do rối loạn vận động hệ tiêu
hóa, đồng thời giải thích triệu chứng đau bụng là do phản ứng bất thường của hệ
tiêu hóa với các sang chấn thể chất (như bữa ăn, chướng ruột, thay đổi nội tiết tố),
sang chấn độc hại (như cơ chế viêm) hoặc sang chấn tâm lý (như cha mẹ không
sống chung, cái chết của người thân, tình trạng kinh tế gia đình…) [48], [53], [77]

(Bảng 1.1).
Bảng 1.1 Những kích thích có tính sang chấn

Những kích thích có tính sang chấn


11

Sang chấn thể chất
o Vừa khỏi bệnh
o Bất dung nạp lactose
o Bất dung nạp các carbohydrate khác (như sorbitol, sucrose, fructose,
bột dinh dưỡng bao gồm bột mì, bột bắp, yến mạch, khoai tây)
o Nuốt khí
o Dùng thuốc gần đây
o Táo bón đơn thuần
Sang chấn tâm lý
o Cái chết của một người thân có ý nghóa với bệnh nhân
o Chia ly một người thân có ý nghóa với bệnh nhân (ly dò, anh chò em đi
học đại học)
o Bệnh lý thể chất hay thương tật mạn tính ở cha mẹ hay anh chò em
(bao gồm tiền căn gia đình có hội chứng ruột kích thích, loét dạ dày)
o Gặp khó khăn ở trường
o Thay đổi quan hệ đòa vò
o Sự nghèo khó của gia đình hoặc có vấn đề tài chính
o Thay đổi cư trú gần đây

Sinh lý giác quan ngoại biên
Sự phân bố nhiều thần kinh cảm giác hướng tâm ở ống tiêu hóa giúp điều
hòa các chức năng tiêu hóa gồm vận động, bài tiết, tưới máu và điều hòa đáp ứng

miễn dòch. Các cảm giác từ ống tiêu hóa thường được đònh vò mơ hồ và nghèo nàn;
tuy nhiên, một số người có tăng tính nhạy cảm nội tạng, là dấu hiệu của rối loạn
tiêu hóa chức năng. Sự tăng tính nhạy cảm phản ánh hoặc là do dẩn truyền tín hiệu
cảm giác bất thường tới não hoặc tín hiệu bình thường nhưng được diễn giải không


×