BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỔ CHÍ MINH
TỪ TÁC PHẨM VĂN HỌC
ĐẾN TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH
Khảo sát việc chuyển thể tác phẩm truyện văn học thành phim truyện điện ảnh
trong lịch sử văn học và điện ảnh Việt Nam
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2012
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỔ CHÍ MINH
PHAN BÍCH THỦY
TỪ TÁC PHẨM VĂN HỌC
ĐẾN TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH
Khảo sát việc chuyển thể tác phẩm truyện văn học thành phim truyện điện ảnh
trong lịch sử văn học và điện ảnh Việt Nam
Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số : 62 22 34 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học:
TS. LÂM VINH
PGS.TS.LÊ THU YẾN
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2012
2
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Văn hóa dân tộc là sự chắt lọc tinh túy nhất từ quan niệm sống, giao tiếp
ứng xử của con người trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Văn hóa cũng là cái
hữu hình và cái vô hình trong quan hệ giữa con người với nhau, với thiên nhiên
và ngay trong bản thân con người. Qua văn học nghệ thuật những nét đẹp của
văn hóa truyền thống dân tộc không những được thể hiện sinh động mà còn
được gìn giữ, bảo tồn và thăng hoa trong ý nghĩa nhân văn cao cả.
Các tác phẩm văn học luôn là sự tìm tòi, khám phá những bí ẩn, những
trăn trở về cuộc đời, về thân phận con người để con người nghiền ngẫm, chiêm
nghiệm. Con người và đời người luôn là vấn đề văn học quan tâm hàng đầu,
“Lịch sử văn học chính là lịch sử tâm hồn nhân loại… nhiệm vụ chủ yếu và lâu
dài của văn học trong việc phản ánh hiện thực vẫn là mô tả số phận con người,
khắc họa tính cách con người” (Lê Thanh Nghị) [99, tr.45]. Đó cũng là mục tiêu
chung của các loại hình nghệ thuật, trong đó có điện ảnh.
Vì vậy, kể từ khi nghệ thuật điện ảnh ra đời đến nay, việc chuyển thể
những tác phẩm văn học nổi tiếng trên thế giới ngày càng trở nên phổ biến và
nhiều bộ phim chuyển thể văn học đã là những tác phẩm điện ảnh kinh điển.
Tương tự, trong điện ảnh Việt Nam lúc hoàng kim cũng như lúc khủng khoảng,
năm nào cũng có hơn một nửa số phim truyện được chuyển thể từ văn học.
Những kinh nghiệm của các thế hệ nhà văn, đạo diễn khi đưa tác phẩm văn học
lên màn ảnh rất phong phú và có giá trị thực tiễn cao, đóng góp một phần lớn
cho sự phát triển của điện ảnh thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Số lượng phim chuyển thể từ văn học nở rộ ở hầu hết các thể loại phim
truyện và luôn được người xem chào đón nhiệt tình. Có nhiều nguyên nhân đem
lại thành công cho phim truyện chuyển thể từ văn học, một nguyên nhân nổi bật
3
không thể phủ nhận là các tác phẩm văn học đã mang đến cho phim truyện một
sức mạnh nội tại mạnh mẽ, sức mạnh tư tưởng của bộ phim. Tuy nhiên, so với
điện ảnh thế giới những bộ phim truyện chuyển thể thành công từ tác phẩm văn
học của điện ảnh Việt Nam còn khá khiêm tốn.
Chọn đề tài Từ tác phẩm văn học đến tác phẩm điện ảnh, người viết
không ngoài mong muốn được hiểu rõ và yêu hơn vẻ đẹp lung linh từ những
trang viết đến hình ảnh được tái hiện trên màn ảnh. Từ đó, đi sâu tìm hiểu quá
trình chuyển thể từ tác phẩm văn học sang phim truyện điện ảnh và sự ảnh
hưởng sâu sắc của văn học đối với điện ảnh. Cùng với các công trình khoa học
khác, luận án góp thêm tiếng nói khẳng định sự ảnh hưởng của văn học đối với
điện ảnh, đặc biệt những đóng góp của lí luận văn học và tác phẩm văn học
trong quá trình sản xuất phim truyện điện ảnh. Qua đó, đưa ra những giải pháp
nhằm nâng cao giá trị của phim chuyển thể văn học, để điện ảnh nước nhà có
thêm nhiều bộ phim truyện xứng tầm trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay.
2.MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1.MỤC ĐÍCH
Trong quá trình hình thành và phát triển, nghệ thuật điện ảnh có nhiều
điểm chung về chức năng đối tượng phản ánh, về mỹ học cơ bản, về văn hóa…
với các ngành nghệ thuật khác. Đặc biệt, có một điểm chung bao trùm là “Trong
nghệ thuật những chuẩn mực Chân – Thiện – Mỹ đã và đang còn lâu dài là
định hướng và nội dung của sáng tạo nghệ thuật ”(Hồ Sĩ Vịnh) [172, tr.83]. Nội
dung đó in dấu ấn đậm nét qua những tác phẩm văn học và phim truyện chuyển
thể điện ảnh. Đề tài nghiên cứu của luận án góp phần giúp tất cả những ai quan
tâm đến vấn đề chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh có thêm sự
hiểu biết về mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh, đặc biệt các tác giả - chủ thể
sáng tạo phim chuyển thể điện ảnh từ văn học.
Là một giảng viên văn học trong trường nghệ thuật, tôi luôn khát khao
được chiếm lĩnh một cách đầy đủ, trọn vẹn những kiến thức văn học và điện ảnh
4
trong quá trình sáng tạo phim truyện chuyển thể từ văn học. Qua đó trau dồi
thêm kiến thức văn học và điện ảnh trong quá trình giảng dạy, để truyền thụ cho
sinh viên, những giá trị đích thực của tác phẩm nghệ thuật, giúp họ có định
hướng đúng về tư tưởng và thẩm mỹ trong sáng tạo tác phẩm nghệ thuật.
2.2.NHIỆM VỤ
Thông qua phim truyện điện ảnh chuyển thể, mối quan hệ giữa nghệ thuật
văn học và điện ảnh ngày càng trở nên gắn bó và giá trị của tác phẩm văn học
một lần nữa được khẳng định và thăng hoa. Đúng như nhà văn Chu Lai nhận
xét: “Văn học và điện ảnh - Cuộc nhân duyên này đã nằm ngay từ trong bản
chất ” [75, tr.23]. Cho nên, việc nghiên cứu những cặp tác phẩm văn học và điện
ảnh nhằm đúc kết lí luận và thực thực tiễn, đưa ra một số nhiệm vụ sau:
- Đánh giá những ảnh hưởng tác động to lớn và tích cực của lý luận văn
học và tác phẩm văn học trong việc xây dựng kịch bản văn học điện ảnh và phim
truyện chuyển thể điện ảnh.
- Phân tích sự tương đồng gần gũi và khác biệt cơ bản giữa tác phẩm văn
học và phim truyện điện ảnh, để từ đó thấy được quá trình sáng tạo nghệ thuật
trong văn chương và điện ảnh đều vô cùng vất vả, đòi hỏi người nghệ sĩ phải có
ý thức, tinh thần trách nhiệm cao.
- Qua đó, giúp sinh viên, khán giả yêu nghệ thuật có thêm sự hiểu biết sâu
sắc về công việc của các tác giả sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật.
3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Điện ảnh xuất hiện khi những loại hình nghệ thuật khác như Điêu khắc,
Hội họa - đồ họa, Văn chương, Âm nhạc, Múa, Sân khấu đã phát triển đến độ
chín. Vì vậy, điện ảnh có cơ hội vận dụng những phương tiện nghệ thuật sẵn có,
đồng thời tự tạo cho mình những kỹ thuật và phương pháp biểu hiện mới hiện
đại phong phú. Thành công của một tác phẩm điện ảnh là thành công của sự kết
hợp nhuần nhuyễn và tuyệt vời giữa các loại hình nghệ thuật, cùng với các
ngành khoa học kỹ thuật và công nghệ.
5
Trong các công trình mỹ học và lí luận nghệ thuật đã nêu rõ vấn đề mối
quan hệ giữa các loại hình nghệ thuật. Trong Mỹ học cơ bản và nâng cao,
Ôpxiannhicốp (chủ biên) đã phân tích: “Sự tác động qua lại của các nghệ thuật
dẫn tới trao đổi lẫn nhau, các thành tựu và đặc điểm đặc thù, dẫn đến ảnh
hưởng của một số nghệ thuật này đến các nghệ thuật khác”, và “Đặc trưng của
mỗi nghệ thuật hình thành do ảnh hưởng của toàn bộ hệ thống nghệ thuật nói
chung” [112, tr.482, 484]. Trong Nguyên lý lý luận văn học của Timôphêep và
Dẫn luận nghiên cứu văn học của Pôxpêlốp cũng nêu vấn đề mối quan hệ giữa
văn học và các loại hình nghệ thuật. Cùng nội dung trên, có tài liệu bài giảng
Văn học và các loại hình nghệ thuật của Lâm Vinh [168] và công trình nghiên
cứu của Lê Lưu Oanh [113].
Trong các loại hình nghệ thuật, văn học và điện ảnh có mối quan hệ đặc
biệt ngay từ những ngày đầu điện ảnh mới hình thành. Điều này, thể hiện rõ qua
lịch sử hình thành và phát triển của điện ảnh thế giới và Việt Nam.
3.1. TRÊN THẾ GIỚI
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khi khoa học kỹ thuật phát triển, nghệ
thuật điện ảnh ra đời. Ban đầu là những trích đoạn văn học, rồi dần dần toàn bộ
tác phẩm văn học được chuyển thể sang điện ảnh. Hàng loạt các tác phẩm văn
học được chuyển thể sang điện ảnh ngay từ thời kỳ phim câm. Các nhà nghiên
cứu điện ảnh đều khẳng định: phim truyện là sự kế thừa những phương cách xây
dựng câu chuyện phim từ văn học, muốn có một bộ phim truyện, đầu tiên phải
có kịch bản văn học, trước khi được quay và dựng thành phim. Trong Lịch sử
điện ảnh thế giới, tác giả Iêc-Gi Te-Plix viết: “Điện ảnh với hình thức phổ biến
nhất của nó là phim truyện,…là giai đoạn hiện đại của sự phát triển nghệ thuật
kể chuyện,… là người kế thừa chủ yếu của tiểu thuyết” [33, tr.9]
Ngay từ năm 1915, M.Gorki nhà văn Nga nổi tiếng (người có gần 20 tác
phẩm văn học được dựng thành phim) đã nhận định về sức lôi cuốn của nghệ
thuật điện ảnh và khẳng định: “Không nghi ngờ gì nữa, tương lai nó sẽ chiếm
6
một địa vị xuất sắc trong đời sống” [80, tr.32]. Năm 1919, V.Lênin đã ký sắc
lệnh quốc hữu hóa ngành điện nhiếp ảnh, là bước ngoặt lịch sử của điện ảnh
Nga. Đây là nền điện ảnh có ảnh hưởng rất lớn đến điện ảnh Việt Nam sau này,
vì hầu hết các nghệ sĩ Việt Nam được đào tạo tại Liên xô cũ.
Kịch bản văn học điện ảnh là biểu hiện cụ thể của tính văn học trong điện
ảnh. Những yếu tố cơ bản của tác phẩm văn học cũng là những yếu tố cơ bản
trong kịch bản văn học điện ảnh như xây dựng bối cảnh, cốt truyện và đặc biệt là
tạo dựng hình tượng nhân vật… Các yếu tố trên được định hình trên giấy trước
khi được chuyển hóa thành câu chuyện trên màn ảnh.
Năm 1930, tuyển tập kịch bản điện ảnh đầu tiên được điện ảnh Liên xô
cho ra đời, đã khẳng định vai trò vững chắc về tư tưởng và nghệ thuật của kịch
bản văn học trong sản xuất tác phẩm phim truyện điện ảnh.
Năm 1935, trong bài viết Văn học với điện ảnh, nhà văn M.Gorki kêu gọi
các nhà văn nên tham gia vào công tác điện ảnh và nhà văn, đạo diễn là “hai lực
lượng không thể riêng biệt mà bổ sung, hỗ trợ cho nhau” [80, tr.33].
Những chuyên luận của nhà nghiên cứu Nga M.Bakhtin như Lý luận và
thi pháp tiểu thuyết, Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki… Những phương thức
cơ bản trong xây dựng tác phẩm của văn học đã là tiền đề cho các tác giả điện
ảnh trong việc tái hiện những câu chuyện, nhân vật từ trang sách lên màn ảnh.
Trong cuốn Bàn về văn học, M.Gorki đã nhận xét: “Bằng ngôn ngữ tiểu thuyết
nhà văn có thể tác động trực tiếp đến tri giác, thính giác, xúc giác của người
đọc, làm cho họ cảm giác được nhân vật một cách vật chất ” [34, tập1, tr.156].
Những hình tượng nhân vật được vật chất hóa qua trí tưởng tượng đã làm độc
giả say mê, và là cơ sở khởi nguồn để các tác giả điện ảnh tạo dựng nên những
nhân vật sống động trên màn ảnh. Những tác phẩm văn học nổi tiếng bao giờ
cũng có những nhân vật ấn tượng, khiến người xem yêu mến và mong mỏi được
“gặp gỡ” nhân vật “bằng xương bằng thịt” trên màn ảnh.
7
Bên cạnh những công trình lý luận của văn học, những tài liệu điện ảnh
phong phú đã cung cấp khá đầy đủ những kiến thức điện ảnh cơ bản như Lịch sử
điện ảnh thế giới của Iêc-Gi Te-Plix (Vũ Quang Chính dịch). 20 bài học điện
ảnh của Laurent Tirard (Hải Linh -Việt Linh dịch). Để viết một kịch bản điện
ảnh của Michel Chion (Phương Thư dịch). Ngôn ngữ điện ảnh và truyền hình
của Bruno Toussant (bản dịch), do Hội điện ảnh Việt Nam xuất bản. Giáo trình
chuyên ngành điện ảnh Nghệ thuật điện ảnh của David Bordwel và Kristin
Thompson (nhiều tác giả dịch), cung cấp khá toàn diện những lí luận cơ bản và
lịch sử của nghệ thuật điện ảnh gồm sáu phần: Sản xuất phát hành và chiếu
phim, Hình thức phim, Các loại hình phim, Phong cách phim, Phân tích phê
bình phim, Lịch sử phim ảnh…và nhiều công trình nghiên cứu khác.
Trong quá trình hình thành và phát triển, điện ảnh luôn gắn bó với văn
học qua từng thời kỳ: phim câm, phim có tiếng nói, phim có màu và ngày nay là
phim hiện đại 2D, 3D, 4D… Thời kỳ nào cũng có những bộ phim chuyển thể
văn học xuất sắc, để lại những dấu ấn ngoạn mục trong lịch sử điện ảnh thế giới.
Đó là những tác phẩm điện ảnh mẫu mực như Cuốn theo chiều gió, Ben Hur, Bố
già, Titaníc (Mỹ), Bác sĩ Zhivago (Ý), Những người khốn khổ, Không gia đình
(Pháp), Triệu phú khu ổ chuột (Anh), Chiến tranh và hòa bình, Sông Đông êm
đềm (Nga), Thủy hử, Cao lương đỏ (Trung Quốc)…
3.2. Ở VIỆT NAM
Điện ảnh Việt Nam ra đời năm 1953, khi điện ảnh thế giới đã phát triển ở
trình độ khá hoàn chỉnh cả về màu sắc và âm thanh. Gần 60 năm qua, những bộ
phim truyện chuyển thể thành công của điện ảnh Việt Nam đã được đánh giá cao
trong nước và quốc tế như Chị Tư Hậu, Con chim vành khuyên, Thời xa vắng,
Tướng về hưu, Đời cát, Đừng đốt…Điện ảnh kế thừa các phương pháp xây dựng
kịch bản phim truyện từ văn học, trong đó quan trọng nhất là phương pháp tự sự,
khi kể lại câu chuyện văn học lên màn ảnh. Cho nên, “Trong lúc tuân theo các
yêu cầu thể hiện có tính đặc thù của ngôn ngữ điện ảnh. Kịch bản văn học điện
8
ảnh vẫn không để mất những tiêu chuẩn của một tác phẩm văn học hoàn
chỉnh”(Trần Luân Kim)[102, tr.3]. Và“…những tiêu chuẩn của một tác phẩm
văn học hoàn chỉnh” trong kịch bản văn học điện ảnh đã làm nên mối quan hệ
gần gũi giữa văn học và điện ảnh trong sáng tác phim truyện.
Những công trình khoa học của các nhà nghiên cứu văn học trong nước
như Lý luận văn học của Hà Minh Đức cung cấp cho đề tài những kiến thức lí
luận về: “Nghệ thuật – Một hình thái ý thức xã hội đặc thù”, “Nghệ thuật và đời
sống xã hội ”…Công trình Văn học…xa và gần của Hoàng Ngọc Hiến phân tích
những: “Quan điểm tiếp cận văn học và quan điểm tiếp cận thực tế của Hồ Chủ
tịch”,“Chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa nhân đạo”…Công trình Trên đường
nghiên cứu và giảng dạy tác phẩm văn chương của Đặng Thai Mai cung cấp
những kiến thức lý luận văn học như “Nội dung và hình thức”,, “Ý nghĩa của hai
thời kỳ lớn trong lịch sử văn học Việt Nam”… Công trình Phê bình nghiên cứu
văn học của Lê Đình Kỵ với những kiến thức lý luận như “Chân lý nghệ thuật”,
“Vấn đề là chất lượng,”…Công trình Tự sự học – Một số vấn đề lý luận và lịch
sử, Tự sự học – Từ kinh điển đến hậu kinh điển, Tự sự học – Một bộ môn nghiên
cứu liên ngành giàu tiềm năng của Trần Đình Sử cung cấp những lý luận về tự
sự. Công trình Lý luận và văn học của Lê Ngọc Trà, đã phân tích những vấn đề
mang tính triết lý sâu sắc như “Nghệ thuật – Tiếng nói của con người ,“Về vấn
đề văn học phản ánh hiện thực”, “Vấn đề con người trong văn học” và đặc biệt
vai trò của người “nghệ sĩ ” trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Công trình Lý
luận văn học xuất bản năm 2010, của Huỳnh Như Phương cung cấp những kiến
thức như “Văn học và ngôn ngữ ”, “Nhà văn và sáng tạo văn học ”, “Người đọc
và tiếp nhận văn học ”… Các tài liệu, công trình khoa học trên đã đặt ra một loạt
vấn đề thiết thực, có ý nghĩa lý luận và thời sự của đời sống xã hội và đặc trưng
hoạt động sáng tạo của người nghệ sĩ Việt Nam trong hoàn cảnh Việt Nam.
Qua mỗi giai đoạn lịch sử của dân tộc, văn học đã cung cấp cho điện ảnh
những mẫu hình tượng nhân vật đa dạng, phong phú từ diện mạo đến tính cách.
9
Nhiều công trình nghiên cứu, bài viết đi sâu tìm hiểu con người Việt Nam qua
nhân vật trong văn học và điện ảnh ở nhiều phương diện, gắn với lịch sử thăng
trầm của dân tộc. Mai Quốc Liên đã đề cập đến vấn đề này qua bài: Góp một cái
nhìn về bản sắc dân tộc trong điện ảnh [76]. Lại Nguyên Ân với bài: Nhân xem
phim Đêm hội long trì nghĩ về một lối tiếp cận lịch sử [6, tr.395]. Hồ Sĩ Vịnh với
bài: Nghĩ về phim truyện Việt Nam [173]…
Các công trình lý luận về điện ảnh không nhiều như văn học, nhưng đã
cung cấp những kiến thức cơ bản về điện ảnh như Đường vào điện ảnh của Lê
Dân cung cấp một số vấn đề lý luận như“Bản sắc văn hóa dân tộc trong tác
phẩm điện ảnh”,“Thể hiện truyền thống nhân nghĩa trong phim truyện”… Công
trình Nghệ thuật làm phim, diễn viên & kịch bản của Lê Dân đã cung cấp những
kiến thức về quy trình làm phim, kịch bản và diễn viên. Trong Hồi ký điện ảnh,
Đặng Nhật Minh phân tích công việc của biên kịch và đạo diễn điện ảnh và
những kinh nghiệm trong quá trình làm phim. Các công trình khác như Đặc
trưng ngôn ngữ điện ảnh của Bùi Phú, Lịch sử điện ảnh cách mạng Việt Nam
(sơ khảo) do Cục điện ảnh xuất bản, Tính hiện đại và tính dân tộc trong điện
ảnh của Ngô Phương Lan, Nghệ thuật quay phim điện ảnh của Dương Quang
Viễn, Dạo chơi vườn điện ảnh và Ý tưởng nghề nghiệp của Việt Linh, Làm sao
viết kịch bản phim của Phạm Thùy Nhân…
Năm 2011, trong Nhận thức điện ảnh, khi nói về giá trị của phim truyện
điện ảnh, Trần Luân Kim khẳng định điện ảnh có mối quan hệ đặc biệt với văn
học. Ông viết: “Tính văn học trong điện ảnh chiếm vị trí mấu chốt vì nó quyết
định nội dung tác phẩm, đồng thời cũng quyết định hình thức thể hiện.” [55,
tr.23] Luận án đã chứng minh làm rõ luận điểm này bằng cách phân tích kỹ các
phim chuyển thể từ văn học tiêu biểu của điện ảnh trong và ngoài nước.
Tác phẩm văn học đã trở thành nguồn nguyên liệu quý giá, phong phú, là
cơ sở vững chắc cần thiết trong xây dựng những kịch bản văn học cho phim
truyện. Chu Lai, một nhà văn có nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết đã được đưa lên
10
màn ảnh, nhận xét: “Một tác phẩm điện ảnh hay bao giờ cũng có một giá trị văn
học…Văn học là cái nền, điện ảnh bay lên từ cái nền vững chắc đó”[75, tr.8].
Vấn đề này đã được nhiều nhà văn, đạo diễn và giới chuyên môn đã trao
đổi qua các cuộc hội thảo, bài viết tâm huyết như Nguyễn Mai Loan với bài:
Phim chuyển thể - Những khái niệm [79].Lê Cẩm Lượng với bài: Cải biên tác
phẩm văn học sang kịch bản điện ảnh [78]. Huyền Thanh với bài: Tác phẩm
chuyển thể: những mặt mạnh và yếu [151]…
Điện ảnh là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, nên muốn phát triển, bên
cạnh kịch bản, điện ảnh còn có những vấn đề về kỹ thuật và kinh tế luôn được
giới chuyên môn đặc biệt quan tâm. Hải Ninh, một đạo diễn kỳ cựu nổi tiếng đã
bày tỏ quan điểm qua bài: Thử bàn về một số phong cách nghệ thuật trong điện
ảnh Việt Nam [104]. Trịnh Đình Khôi với bài: Tính chuyên nghiệp của Điện ảnh
hiện nay [59]. Hoàng Lan với bài: Điện ảnh không thể phát triển tách rời các
nghệ thuật khác [77].Trần Mai Khanh đề cập đến vấn đề về khoa học công nghệ
hiện đại qua bài: Phim 3D tương lai của nghệ thuật điện ảnh [61] …
Các nhà văn cũng dành sự quan tâm chú ý đến điện ảnh qua nhiều bài phê
bình và trao đổi các quan điểm về lý luận và thực tiễn, nhằm góp phần ngày
càng có nhiều phim truyện xứng tầm, đáp ứng được mong mỏi của những người
yêu nghệ thuật. Nguyên Ngọc với bài: Khi nhà văn viết kịch bản [110]. Minh
Trang với bài: Các nhà văn nói gì về điện ảnh [159]. Thăng Long với bài: Nhà
văn Ma văn Kháng: Điện ảnh và văn học cần có sự kết hợp [82]…
Trong kỷ yếu hội thảo quốc tế Những lằn ranh văn học năm 2011 do
ĐHSP TP.HCM tổ chức, có những bài viết phân tích mối quan hệ giữa văn học
và điện ảnh qua bộ phim truyện chuyển thể như Cánh đồng bất tận và cuộc đối
thoại giữa văn học - điện ảnh của Lê Thị Dương [57, tr.465], Nhìn lằn ranh
giữa văn học và điện ảnh qua Sắc, Giới của Phan Thu Vân [57, tr.596]…
Trên các website của diễn đàn mạng xã hội, phim chuyển thể từ văn học
cũng là vấn đề được các nhiều độc giả quan tâm, với những bài viết tiêu biểu
11
như Thời của kịch bản chuyển thể của Quỳnh Trang [165], Tiếc nuối từ phim
Cánh đồng bất tận của Anh Thư [164]. Khoảng cách văn học – điện ảnh ở phim
‘Ngọc viễn đông’ của Thoại Hà [43], phân tích bảy câu chuyện phim ngắn
chuyển thể từ bảy truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Thị Minh Ngọc…
Nhận xét về sự cần thiết của tính văn học trong kịch bản văn học và phim
truyện, nhà văn Nguyễn Khắc Phục đã viết: “Nói đến kịch bản là dính đến văn
xuôi. Nền điện ảnh không thể hùng mạnh được khi văn xuôi kém. Chính nền văn
xuôi sẽ cung cấp cho điện ảnh từ hình ảnh, ngôn ngữ, tạo dựng tâm lí, tính cách
nhân vật, thúc đẩy hành động, tình huống trong phim ảnh. Kịch bản hay thì
phim làm sẽ hay, sẽ có giá trị”. [159, tr.27].
Những công trình bài viết, nhận định trên, đã gợi ý giúp người viết thực
hiện hành trình đi từ nhận xét khái quát đến khảo sát chi tiết cụ thể, đầy đủ và có
hệ thống. Từ đó thấy rõ vai trò và sự gắn kết của hai loại hình nghệ thuật văn
học và điện ảnh trong quá trình sản xuất bộ phim truyện chuyển thể thành công.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Luận án nghiên cứu khảo sát từ văn bản văn học đến kịch bản văn học
điện ảnh và phim truyện điện ảnh chuyển thể. Đối tượng chính là
- Các tác phẩm văn xuôi như tiểu thuyết, truyện ngắn, nhật ký…
- Kịch bản và phim truyện điện ảnh chuyển thể từ tác phẩm văn học.
4.2 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Ngoài các tài liệu về lí luận, luận án chủ yếu nghiên cứu những tác phẩm
văn học và phim truyện Việt Nam qua các thời kỳ hình thành và phát triển của
văn học và điện ảnh Việt Nam. Sau đây là một số cặp tác phẩm văn học và phim
truyện chuyển thể tiểu biểu:
Thời kỳ kháng chiến chống Pháp
Truyện dài Một chuyện chép ở bệnh viện và phim Chị Tư Hậu.
Truyện ngắn Câu chuyện một bài ca và phim Con chim vành khuyên.
12
Thời kỳ trong và sau kháng chiến chống Mỹ
Tiểu thuyết Thời xa vắng và phim cùng tên. Tiểu thuyết Bến không chồng
và phim cùng tên. Truyện ngắn Tướng về hưu và phim cùng tên. Truyện ngắn
Ba người trên sân ga và phim Đời cát. Cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm và phim
Đừng đốt. Truyện ngắn Trăng nơi đáy giếng và phim cùng tên…
Ngoài những tác phẩm kể trên, chúng tôi có sử dụng thêm một số tác
phẩm văn học, phim truyện Việt Nam và nước ngoài, để dẫn chứng, bổ sung và
làm rõ các luận điểm nêu ra trong luận án.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong luận án đã kết hợp sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp kết hợp liên ngành các khoa học lý thuyết và lịch sử (lý luận
lịch sử văn học, lý luận lịch sử điện ảnh, xã hội học, tâm lý học… ) nhằm tìm
hiểu lịch sử mối quan hệ giữa các loại hình nghệ thuật, mối quan hệ giữa hai
ngành nghệ thuật văn học và điện ảnh trong quá trình sản xuất phim truyện
chuyển thể từ văn học.
Phương pháp loại hình và so sánh nhằm tìm hiểu những đặc trưng tương
đồng và khác biệt giữa hai loại hình nghệ thuật văn học và điện ảnh, thông qua
việc tập hợp, tìm hiểu theo thể loại một số tác phẩm chuyển thể tiêu biểu.
Phương pháp chọn mẫu và phân tích tác phẩm nhằm giới thiệu, phân tích
giá trị của những tác phẩm văn học và phim truyện điện ảnh tiêu biểu.
Phương pháp hệ thống và tổng hợp nhằm giúp người nghiên cứu làm rõ
một cách hệ thống những tương đồng và khác biệt của những tác phẩm văn học
gốc và phim truyện chuyển thể trong quá trình thực hiện việc chuyển thể.
Trong quá trình nghiên cứu, phương pháp kết hợp liên ngành các khoa
học lý thuyết và lịch sử được sử dụng đầu tiên và xuyên suốt quá trình nghiên
cứu. Tiếp theo là phương pháp loại hình và so sánh, chọn mẫu và phân tích tác
phẩm được sử dụng khá nhiều để làm rõ các luận điểm của luận án. Cuối cùng
phương pháp hệ thống và tổng hợp được dùng để kết luận vấn đề.
13
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Phần nghiên cứu quá trình sáng tạo phim truyện từ tác phẩm văn học chủ
yếu kế thừa những kết quả nghiên cứu đã có trước đây. Tuy nhiên, luận án đã cố
gắng tìm hiểu thêm một số vấn đề mới chưa được các nhà nghiên cứu đề cập
hoặc có đề cập, nhưng chưa đi sâu. Có thể tổng hợp một số đóng góp mới sau:
- Góp phần thấy rõ bản chất mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh.
- Đặc trưng của việc xây dựng hình tượng nhân vật, cốt truyện, hoàn cảnh
lịch sử, bối cảnh xã hội và thiên nhiên từ văn học đến điện ảnh.
- Bước đầu hệ thống những thuận lợi và khó khăn trong quá trình chuyển
thể tác phẩm văn học sang phim truyện điện ảnh.
7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Phần thứ nhất : MỞ ĐẦU (12 trang)
Gồm: Mục đích ý nghĩa, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, Lịch sử vấn
đề, Phương pháp nghiên cứu, Đóng góp mới của luận án, Cấu trúc của luận án.
Phần thứ hai : NỘI DUNG (189 trang) gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận của việc chuyển thể tác phẩm văn học sang
phim truyện điện ảnh (55 trang)
Chương 2. Cơ chế và quy trình thực hiện việc chuyển thể từ tác phẩm
văn học sang phim truyện điện ảnh.(68 trang)
Chương 3. Một số thành tựu của phim truyện chuyển thể từ tác phẩm
văn học (66 trang)
Phần thứ ba : KẾT LUẬN (5 trang)
Danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
14
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC CHUYỂN THỂ
TÁC PHẨM VĂN HỌC SANG PHIM TRUYỆN ĐIỆN ẢNH
Hơn một thế kỷ qua, kể từ ngày nghệ thuật điện ảnh ra đời, các tác phẩm
văn học nổi tiếng trên thế giới đã lần lượt được chuyển thể thành những tác
phẩm điện ảnh kinh điển. Trong nền điện ảnh Việt Nam hiện đại đã từng có
những bộ phim nổi tiếng chuyển thể từ văn học như Chị Tư Hậu, Vợ chồng A
Phủ, Con chim vành khuyên, Mùa gió chướng, Ván bài lật ngửa, Người đàn bà
mộng du Mê Thảo - Thời vang bóng…Vì vậy, nghiên cứu quá trình chuyển thể
từ tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh không thể không tìm hiểu một số
cơ sở lí luận về mối quan hệ giữa hai loại hình nghệ thuật văn học và điện ảnh.
1.1 VĂN HỌC - ĐIỆN ẢNH VÀ HỆ THỐNG CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ
THUẬT
1.1.1 NGHỆ THUẬT VÀ HỆ THỐNG CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT
Qua hàng nghìn năm lịch sử, nghệ thuật đã đóng góp một vai trò to lớn
trong nền văn minh vật chất và tinh thần của nhân loại. Trên con đường sáng tạo
theo quy luật của cái đẹp, nghệ thuật với tính cách là cái đẹp vượt trội không
ngừng được bổ sung, cải tiến nâng cao ngày một phong phú, đa dạng nhằm phản
ánh cuộc sống và đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của con người. Sự
phong phú đa dạng đó thể hiện trong việc hình thành hệ thống các loại hình loại
thể nghệ thuật từ cổ đại đến ngày nay.
Trong quá trình phát triển nghệ thuật đã trải qua một chặng đường dài từ
tư duy nguyên hợp cổ đại về các nữ thần nghệ thuật đến tư duy hình thái học
xác lập bảng danh mục những loại hình nghệ thuật khác nhau.
Trong Mỹ học, nhà triết học Hegel đã nói đến năm ngành nghệ thuật là
kiến trúc, điêu khắc, hội họa, âm nhạc và thơ ca [36, tập1, tr.169-181]
15
Nhà mỹ học Nga M.Cagan trong công trình Hình thái học nghệ thuật đã
đúc kết lịch sử phân loại nghệ thuật và đề xuất 3 bộ tiêu chí để phân loại nghệ
thuật: “Nghệ thuật không gian/ thời gian; nghệ thuật miêu tả/ không miêu tả ;
nghệ thuật một chức năng/ hai chức năng” [14, tr.367]
Trong Giáo trình mỹ học, nhà mỹ học hiện đại M.F Ôpxiannhicôp đã đưa
ra một bảng danh mục gồm 13 loại hình nghệ thuật: “Văn học nghệ thuật, kiến
trúc, nghệ thuật trang trí, điêu khắc, hội họa, đồ họa, âm nhạc, nghệ thuật nhảy
múa, sân khấu, nghệ thuật nhiếp ảnh, điện ảnh, vô tuyến truyền hình, nghệ thuật
tạp kỹ và xiếc.” [112, tr.383].
Tiếp thu những ý kiến phân loại nghệ thuật của các nhà nghiên cứu trong
quá khứ, trong cuốn Nguyên lý mỹ học Mác Lênin tác giả người Nga Lukin đã
nhận định: “Loại hình nghệ thuật là một lĩnh vực hoạt động nghệ thuật đặc biệt
của con người, được phân biệt dựa theo đối tượng của sự phản ánh, dựa theo
tính chất và kiểu loại hình tượng, theo phương thức thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ
của con người, theo chất liệu và theo các quy luật xây dựng hình tượng nghệ
thuật đặc trưng của mình.” [113, tr.96].
Kế thừa tư tưởng phân loại của các nhà mỹ học đi trước, trong chuyên đề
Văn học và các loại hình nghệ thuật, nhà nghiên cứu Lâm Vinh đã xây dựng 5
bộ tiêu chí và bảng danh mục hai hệ thống nghệ thuật thuần túy ( 7 loại hình) và
nghệ thuật ứng dụng (14 loại hình) [168, tr.1,2]. Trong đó có văn học thuần túy
và điện ảnh thuần túy để phân biệt với văn học ứng dụng và điện ảnh ứng dụng.
Văn học là nghệ thuật đơn vì sử dụng một hình thức ngôn ngữ là ngôn từ, điện
ảnh là nghệ thuật tổng hợp vì sử dụng một số hình thức ngôn ngữ của các loại
hình nghệ thuật như văn học, nhiếp ảnh, hội họa, âm nhạc và diễn xuất của diễn
viên để sản xuất phim truyện.
Tác phẩm điện ảnh được bắt đầu từ kịch bản văn học điện ảnh, là yếu tố
đầu tiên đảm bảo chất lượng của bộ phim tương lai. Trong quá trình sản xuất
16
phim truyện, giai đoạn sáng tác kịch bản văn học điện ảnh là giai đoạn thể hiện
tập trung nhất mối quan hệ mật thiết giữa hai nghệ thuật văn học và điện ảnh.
1.1.2 MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HỌC VÀ ĐIỆN ẢNH
Mối quan hệ giữa các loại hình nghệ thuật là một đối tượng nghiên cứu
của mỹ học và nghệ thuật học. Đây là mối quan hệ của những loại hình cùng gắn
bó trong một hệ thống và quan hệ giữa loại hình này với loại hình khác, thường
diễn ra ở hai dạng động và tĩnh. “Ở dạng tĩnh, đó là quan hệ so sánh để tìm
những điểm giống nhau (sự tương đồng) hoặc khác nhau (sự tương dị). Ở dạng
động, đó là quan hệ có sự hợp tác liên kết trong quá trình sáng tạo (quan hệ
tương tác).” (Lâm Vinh) [168, tr.10].
Mối quan hệ động và tĩnh giữa các nghệ thuật đã làm cho hệ thống các
loại hình nghệ thuật ngày càng phát triển đa dạng và phong phú. Tác giả
Kôginốp đã viết: “Có thể gọi các loại hình nghệ thuật theo một trong các loại
hình nghệ thuật khác: Kiến trúc là âm nhạc ngưng tụ, âm nhạc bằng đá. Hoa
văn là âm nhạc được khắc họa, âm nhạc của thị giác. Nhảy múa là âm nhạc của
cơ thể. Thơ trữ tình là âm nhạc của ngôn ngữ. Âm nhạc là kiến trúc có âm
thanh, là hoa văn của thính giác, là thơ trữ tình không lời.” [113, tr.96].
Điều này đã thể hiện rõ trong quan hệ tương đồng giữa tác phẩm văn học
và phim truyện điện ảnh. Khi khán giả xem phim Cuốn theo chiều gió được thấy
một câu chuyện tương tự với câu chuyện nhà văn Magơrit Mitchel miêu tả trong
tiểu thuyết. Hai nhân vật chính Rhett và Scarlett trở thành đôi “nam thanh nữ tú”
được người xem say mê từ trong trang sách đến màn ảnh, qua diễn xuất tuyệt
vời của hai diễn viên tài năng Clark Gable và Vivien Leigh [144, tr.80]. Hay
hình ảnh ấn tượng khó quên của chàng Anđrây và nàng Natasa trong tiểu thuyết
và phim Chiến tranh và hòa bình…và cũng tương tự như vậy ở những bộ phim
chuyển thể trong văn học Việt Nam. Đó là những mâu thuẫn xã hội sau ngày
miền Nam giải phóng qua hai thế hệ nhân vật trong gia đình ông Sĩ trong tiểu
thuyết Những khoảng cách còn lại của nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn và phim Xa
17
và gần của đạo diễn Huy Thành. Hay câu chuyện về thân phận của những người
phụ nữ công giáo trong tiểu thuyết Bão biển của nhà văn Chu Văn và phim Ngày
lễ thánh của nữ đạo diễn Bạch Diệp…
Trong công trình Cơ sở lý luận văn học Lê Bá Hán nhận xét: “Nhắc đến
tên một bộ tiểu thuyết, một truyện vừa, một truyện ngắn hoặc một kịch bản văn
học quen biết, chúng ta liền nghĩ đến câu chuyện và những con người được thể
hiện trong đó…” [40, tập 1, tr.74]. Từ tác phẩm văn học đến phim truyện chuyển
thể đều mang lại cho người thưởng thức một nội dung trong cùng hoàn cảnh,
cùng hình tượng nhân vật. Quan hệ của văn học và điện ảnh được thể hiện ở cả
dạng động và tĩnh. Những yếu tố cơ bản trong xây dựng tác phẩm ở văn học và
kịch bản văn học là quan hệ tĩnh với những điểm giống và khác nhau được thể
hiện qua chữ viết (trong kịch bản, tác giả chỉ sử dụng những câu chữ có thể hình
dung được). Quá trình chuyển từ kịch bản thành phim truyện là quan hệ động
(có sự hợp tác liên kết trong quá trình sáng tạo như bối cảnh, máy quay, ánh
sáng, phục trang, âm thanh…và đặc biệt sự hiện diện của diễn viên theo chỉ đạo
của đạo diễn, để đưa nội dung văn học từ chữ viết lên màn ảnh).
Như vậy, mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh được thể hiện qua ba cấp
độ: tính đồng nhất (về đặc trưng phản ánh - hình tượng), tính tương đồng (về nội
dung tư tưởng, đối tượng phản ánh) và tính khác biệt (về chất liệu, ngôn ngữ phương tiện phản ánh).
1.2 VĂN HỌC – ĐIỆN ẢNH VÀ MỐI QUAN HỆ ĐỒNG NHẤT CÙNG
MỘT HÌNH THÁI Ý THỨC XÃ HỘI
Chủ nghĩa duy vật lịch sử là hệ thống quan điểm triết học và xã hội, chỉ ra
mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, hạ tầng cơ sở và thượng tầng
kiến trúc. Tồn tại xã hội là đời sống vật chất, đóng vai trò quyết định đối với đời
sống tinh thần. Hạ tầng cơ sở là quan hệ sản xuất, thượng tầng kiến trúc là toàn
bộ quan điểm chính trị, pháp luật, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật…Tất
cả cùng phụ thuộc vào hạ tầng cơ sở do hạ tầng cơ sở quyết định, và có tác dụng
18
trở lại đối với hạ tầng cơ sở. Đó là quan điểm triết học về vai trò, vị trí của ý
thức xã hội, trong đó có ý thức thẩm mỹ - nghệ thuật.
Văn học và điện ảnh cùng đứng trong một hình thái ý thức, ý thức thẩm
mỹ - nghệ thuật, cùng có đặc tính chung, chức năng chung và chịu sự quyết định
của đời sống xã hội, như Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: “Xã hội thế nào
văn nghệ thế ấy”. Lịch sử văn học nghệ thuật nói chung, lịch sử văn học và điện
ảnh nói riêng đã chứng minh quy luật này qua những tác phẩm nghệ thuật. Tuy
rằng nghệ thuật không phản ánh trực tiếp thực tiễn xã hội, phải trải qua nhiều
con đường trung gian, khúc khuỷu nhưng xét đến cùng ít nhiều sáng tác nghệ
thuật vẫn là “tấm gương phản chiếu” thực tiễn xã hội.
Nghệ thuật là hình thức đặc biệt để con người cảm nhận và tư duy về cuộc
sống, với những chức năng chủ yếu: thẩm mỹ, nhận thức - phản ánh và giáo
dục, giúp con người vươn đến khát vọng về Chân, Thiện, Mỹ. Thông qua cái
đẹp, nghệ thuật giúp con người nhận thức được chính mình một cách sâu sắc,
làm cho mỗi con người phải tự nghiền ngẫm, xem xét bản thân và các mối quan
hệ với người khác, với toàn xã hội và môi trường sống của mình. Vì vậy, nghệ
thuật không đơn giản là sự giải phẫu cơ thể mà còn là sự giải phẫu đời sống tinh
thần con người. Với ý nghĩa đó, nghệ thuật hướng con người vươn tới các giá trị
tích cực của xã hội, đến với chân lý một cách lãng mạn, tự giác và lâu dài.
Lấy con người làm đối tượng chủ yếu, nghệ thuật bao giờ cũng nhìn nhận
hiện thực qua cái nhìn của con người. Qua cái nhìn đó, nghệ thuật phát hiện ra
bản chất của hiện thực và trở lại nhận thức sâu sắc hơn về con người.
Vì vậy, thông qua tác phẩm nghệ thuật, con người tìm được bạn tri âm tri
kỷ, đồng điệu về tâm hồn cảm xúc, được bộc lộ tự do cá tính, trí tưởng tượng và
những khát vọng thầm kín. Bởi “Nghệ thuật là kính hiển vi mà nghệ sĩ đem soi
vào những bí ẩn của tâm hồn mình rồi trình bày những bí ẩn chung cho tất cả
mọi người”(Lê Ngọc Trà)[137, tr.17]. Mặt khác, qua tác phẩm văn học nghệ
thuật con người không chỉ có cơ hội đến với những tư tưởng lớn lao, mới mẻ của
19
nhân loại, mà còn mở rộng tầm hiểu biết, giao lưu tới những vùng văn hóa và
những dân tộc khác trên thế giới. Đó là mục đích nhân văn cao cả mà nghệ thuật
cần hướng tới, như nhà văn Nam Cao từng trăn trở: “Một tác phẩm thật giá trị,
phải vượt lên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho
loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại
vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình… Nó làm cho
người gần người hơn.” [187, tập1, tr.614].
“Văn học là nhân học”(M.Gorki), là câu chuyện về cuộc đời, về cõi nhân
sinh. Cùng hình thái ý thức nghệ thuật với văn học, ngay từ khi mới ra đời, điện
ảnh đã sử dụng nguồn tư liệu quý giá từ những tác phẩm văn học trong kho tàng
văn học của nhân loại, để làm nên những bộ phim truyện kinh điển và bằng cách
đó góp phần phát triển nghệ thuật điện ảnh. Khi nhận xét về sự đồng nhất của
các loại hình nghệ thuật, các nhà mỹ học dân chủ Nga đã khẳng định: “Mọi loại
hình nghệ thuật đều phản ánh cuộc sống, đều biểu hiện các tư tưởng tình cảm
của con người, nên đều có nội dung chung nhưng khác nhau về hình thức thể
hiện.” [113, tr.94]. Vì vậy, những bộ phim chuyển thể khác với văn học ở hình
thức thể hiện, nhưng nội dung vẫn mang tinh thần của văn học.
Ở phương Tây, nước Pháp - nơi khai sinh ra nghệ thuật điện ảnh, rất nhiều
tác phẩm văn học nổi tiếng được dàn dựng thành những bộ phim truyện điện ảnh
lừng danh. Tiêu biểu là hai cuốn tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Pari, Những người
khốn khổ của nhà văn vĩ đại Victo Huygô. Ông được các nhà nghiên cứu đánh
giá là “Nhà tiên tri của hòa bình trên toàn thế giới.” [170, tr.497].
Điện ảnh Nga đặc biệt gần gũi với điện ảnh Việt Nam với những tác phẩm
văn học và điện ảnh Nga có giá trị nhân văn sâu sắc như Tội ác và hình phạt,
Sông đông êm đềm, Số phận con người, Thép đã tôi thế đấy, Người mẹ…
Điện ảnh Việt Nam đã được khẳng định vị thế trên thế giới và trong nước
qua các bộ phim chuyển thể từ văn học như Con chim vành khuyên, Chị Tư Hậu,
Mùa gió chướng, Tướng về hưu, Thương nhớ đồng quê, Đời cát, Đừng đốt…
20
Cùng hình thái ý thức xã hội với văn học, điện ảnh đã dễ dàng ảnh hưởng
và thẩm thấu những sự kiện của xã hội, thời đại và dân tộc được phản ánh trong
văn học, tạo nên sự đồng nhất trong phản ánh hiện thực ở tác phẩm văn học và
phim truyện chuyển thể. Những tác phẩm văn học thành công đã trở thành
nguồn chất liệu phong phú bất tận cho điện ảnh.
Như vậy, tính đồng nhất của văn học và điện ảnh là cùng một hình thái ý
thức, cùng phản ánh thế giới khách quan và hiện thực đời sống bằng một
phương thức tư duy – tư duy hình tượng.
1.3 VĂN HỌC – ĐIỆN ẢNH VÀ MỐI QUAN HỆ TƯƠNG ĐỒNG
1.3.1 SỰ TƯƠNG ĐỒNG CỦA HAI LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT VĂN
HỌC VÀ ĐIỆN ẢNH
Nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội. Văn học và điện ảnh là những
loại hình nghệ thuật nên đồng nhất về ý thức thẩm mỹ, ý thức nghệ thuật trong
phản ánh những vấn đề của đời sống xã hội. Từ đó dẫn đến những tương đồng
về nội dung tư tưởng, nội dung cụ thể, khuynh hướng - trường phái và thể loại
trong tác phẩm văn học và điện ảnh.
Nội dung tư tưởng
Nhà văn, biên kịch, đạo diễn, diễn viên, quay phim, nhạc sĩ…là những
người nghệ sĩ có cùng sự đa cảm, trí tưởng tượng và sự tinh nhạy điêu luyện của
các giác quan, khí quan thẩm mỹ (thính giác, thị giác…). Cho nên tư duy của
người nghệ sĩ sáng tạo tác phẩm nghệ thuật, khác hẳn với tư duy của nhà nghiên
cứu thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Hình thức của tư duy nghệ thuật, là sự
phản ánh hiện thực theo quy luật của cái đẹp, là một loại mô hình đặc biệt nhằm
tái hiện và tái tạo một cách sinh động hiện thực cuộc sống, với những nhu cầu
và khát vọng của con người.
Tư duy của nhà biên kịch, đạo diễn gần gũi với tư duy của nhà văn nên
khi tiếp cận tác phẩm văn học, các tác giả điện ảnh dễ dàng thẩm thấu tư tưởng
tình cảm của nhà văn gửi gắm trong tác phẩm. Sự “đồng thanh tương ứng” đã
21
làm nên tiếng nói chung trong xây dựng hình tượng nghệ thuật. Sáng tạo nghệ
thuật là lĩnh vực của cảm xúc, là sự mách bảo của con tim, nên tâm hồn nghệ sĩ
thường gặp nhau qua tác phẩm. Nhà văn khi viết tiểu thuyết hay truyện ngắn
không hề nghĩ “đứa con tinh thần” của mình sẽ có đời sống thứ hai trên màn
ảnh. Nhưng “Thơ ca chân chính bao giờ cũng là thơ ca của trái tim, cũng là
tiếng hát của tâm hồn” (M.Gorki) [34, tập1, tr.52] Các tác giả điện ảnh đã tìm
thấy sự đồng điệu “của trái tim…” qua các tác phẩm văn học và mong muốn
biến lời ca “ tiếng hát của tâm hồn” hiện hữu lên màn ảnh.
Trương Nghệ Mưu, một đạo diễn tài ba của điện ảnh Trung Quốc đã
chuyển thể thành công nhiều bộ phim từ tác phẩm văn học như Cúc Đậu, Đèn
lồng đỏ treo cao, Phải sống ... Trong số đó nổi tiếng nhất là phim Cao lương đỏ,
dựa theo tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Mạc Ngôn. Đạo diễn đã biến hóa tài
tình những con chữ trừu tượng của Mạc Ngôn thành những hình ảnh sinh động
trong phim Cao lương đỏ. Nói về cảm xúc từ tác phẩm văn học, đạo diễn cho
biết “Những miêu tả của Mạc Ngôn về màu sắc, đó là lọai cảm giác tả ý sâu
sắc...Tôi thích sự hào sảng, khoáng đạt của câu chuyện. Hành động của các
nhân vật đều rất mạnh mẽ, cốt chuyện cũng rất có sức mạnh, chúng đặc biệt hấp
dẫn tôi.” [133, tr.21-23] Trước khi trở thành đạo diễn, Trương Nghệ Mưu là nhà
quay phim. Cao lương đỏ là bộ phim đầu tiên ông làm đạo diễn, cũng từ bộ
phim này, tên tuổi của ông đã vượt ra khỏi biên giới Trung Quốc.
Như vậy, từ cảm hứng chân thành với những tác phẩm văn học, các tác
giả điện ảnh đã có cơ sở vững chắc về tư tưởng tình cảm để sáng tạo nên những
kịch bản văn học điện ảnh chất lượng và một bộ phim giá trị trong tương lai.
Trong nghệ thuật, tình cảm bao giờ cũng chứa đựng tư tưởng, và tư tưởng bao
giờ cũng thấm đượm tình cảm, đó là mối quan hệ biện chứng, không thể tách
rời. Với ý nghĩa đó, tư tưởng trong tác phẩm nghệ thuật đã trở thành sự nung
nấu dằn vặt, là ngọn lửa tình yêu mà người nghệ sĩ gửi gắm trong tác phẩm làm
nên vẻ đẹp, sức hấp dẫn cho tác phẩm và do đó thuyết phục người xem.
22
Từ tư tưởng nhân văn cao cả, cách viết sinh động, giàu hình tượng cảm
xúc, nhà văn Mỹ Lew Wallace đã tái hiện chân thực đến kỳ lạ một thời kỳ lịch
sử trong tiểu thuyết Ben Hur. Đó là thế giới La Mã cổ với tất cả sự huy hoàng
lộng lẫy và giàu sang của nó, sự ham mê khoái lạc tà giáo và sự suy thoái. Đặc
biệt sự tàn ác dã man của tầng lớp thống trị La Mã muốn hủy diệt niềm tin vào
giáo lý cao đẹp của đông đảo quần chúng. Với những trang viết sinh động của
nhà văn, các tác giả điện ảnh đã chuyển thành bộ phim kinh điển, nhận được 11
giải Oscar, trong đó có giải kịch bản chuyển thể hay nhất năm 1959. Diễn viên
Charlton Heston nhận giải Oscar cho vai diễn người hùng Ben Hur và trở thành
“người hùng” trong lòng khán giả yêu nghệ thuật.
Tư tưởng trong tác phẩm nghệ thuật luôn được người nghệ sĩ xác định hết
sức rõ ràng ngay từ khi thai nghén đứa con tinh thần của mình. Đạo diễn tài ba
Nga Stanislapski cho rằng : nghệ thuật chính là “thánh đường của sự thật”. Đạo
diễn Dantrencô, nổi tiếng với phim Đất, Sư trưởng Sooc-xơ khẳng định nghệ
thuật là “trường học của cuộc sống”. Đạo diễn Eisenstein với bộ phim kinh điển
Chiến hạm Potemkin lại tin rằng người nghệ sĩ thông qua màn ảnh để “thanh lọc
cuộc đời”. Từ những quan điểm rõ ràng về tư tưởng, người nghệ sĩ xác đinh
hướng đi đúng cho tư tưởng tình cảm và sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật
có giá trị và trở thành những tác giả nổi tiếng.
Qua những trang viết của mình, nhà văn lớn M.Gorki đã thổi vào văn học
một luồng gió mới, buộc những người cầm quyền đương thời phải thay đổi
những suy nghĩ đã thành nếp về con người về cuộc đời. Bằng trái tim nhân đạo
cách mạng, M.Gorki mô tả cuộc sống bị đàn áp, đói khổ của các tầng lớp dưới
đáy xã hội, đồng thời thấu hiểu ánh sáng lương tâm trong tâm hồn họ. Nhà văn
cho rằng: “Nghệ thuật căn bản là một cuộc đấu tranh hoặc là để tán thành hoặc
là để phản đối, chứ không có và không thể có một nền nghệ thuật bàng quan,
bởi vì con người không phải là một chiếc máy ảnh, con người không ghi chép
hiện thực mà hoặc là xác nhận, hoặc là thay đổi ” [34, tr.17] Nội dung tư tưởng
23
ấy, hiện diện trong hầu hết các tác phẩm của ông. Trong tài sản gần 20 tác phẩm
văn học bao gồm cả tiểu thuyết, truyện ngắn và kịch của M.Gorki đã được
chuyển thể sang điện ảnh, tiêu biểu nhất là bộ phim câm Người mẹ [80, tr.32]
Nội dung tư tưởng trong tác phẩm nghệ thuật rõ ràng có vai trò hết sức
quan trọng đối với toàn bộ cơ cấu của tác phẩm, được quyết định bởi tư tưởng
của tác giả. Tư tưởng tác phẩm có thể sâu sắc hay nông cạn, đúng đắn hay sai
lầm, khẳng định hay phủ định. Tất cả đều phụ thuộc vào sự lĩnh hội nhận thức
thế giới của người nghệ sĩ, liên quan mật thiết với lập trường tư tưởng, thế giới
quan, lý tưởng xã hội thẩm mỹ. Nhà nghiên cứu Biêlinxki nhận định: “Trong
những tác phẩm nghệ thuật chân chính, tư tưởng đâu phải là một khái niệm trừu
tượng được thể hiện một cách giáo điều, mà nó là linh hồn của chúng, nó chan
hòa trong chúng như ánh sáng chan hòa trong pha lê ” [19, tr.123]
Trong tác phẩm nghệ thuật, từ ngôn ngữ đến các phương tiện nghệ thuật
đều mang dấu ấn của tư tưởng, được người nghệ sĩ thể hiện “chan hòa”qua các
hiện tượng, sự kiện, nhân vật, chi tiết…theo một khuynh hướng tư tưởng – thẩm
mỹ nhất định. Tất cả hợp thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt các chủ đề, làm nền tảng
cho tác phẩm. Nếu tư tưởng như định hướng cho chủ đề, thì chủ đề là cách thể
hiện tập trung tư tưởng và làm nên giá trị tác phẩm. Đúng như các nhà nghiên
cứu từng khẳng định: “Trong một tác phẩm tính tư tưởng không thể tách rời với
tính nghệ thuật ” [19, tr.242]. Điều này đã làm nên thành công của những áng
văn chương và điện ảnh nổi tiếng trên thế giới và Việt Nam.
Cùng tương đồng về nội dung tư tưởng, nên nhiều tác phẩm văn học đã
trở thành “nỗi ám ảnh” thôi thúc các tác giả điện ảnh muốn tái hiện câu chuyện
văn học lên màn ảnh. Đạo diễn nổi tiếng Trung Quốc Lý An khi chuyển thể tác
phẩm Sắc, Giới của nhà văn Trương Ái Linh đã chia sẻ: “Lúc đầu không nghĩ
đến việc dựng thành phim, nhưng vì không thể quên được, nên cuối cùng phải
bắt tay vào làm phim để khám phá xem nguyên nhân khiến mình không thể quên
được điều ấy là gì…”[57, tr.596] Từ sự trăn trở, đòi hỏi khám phá ấy, các tác giả
24
điện ảnh đã đưa tư tưởng trong văn học vào phim truyện một cách thuyết phục
và mang lại nhiều cảm xúc cho người xem.
Nói về ý nghĩa của nội dung tư tưởng trong tác phẩm điện ảnh, đạo diễn
Iran Abbas Kiarostami viết: “…Bằng phương tiện điện ảnh chúng ta sáng tạo ra
một thế giới khác, thật hơn, công bằng hơn. Đó không phải là thế giới giả tạo
mà ngược lại, làm bật ra sự đối chọi giữa thực tế và lí tưởng, giúp ta hiểu biết
mình hơn, tiến gần cuộc sống ước mơ hơn.” [25, tr.35].
Như vậy, một khi đã xác định được nội dung tư tưởng, người nghệ sĩ sẽ
thổi những tư tưởng tình cảm ấy vào từng chi tiết, từng nội dung cụ thể của tác
phẩm và làm nên giá trị tư tưởng nghệ thuật cho tác phẩm.
Nội dung cụ thể
Đề tài
Đề tài là “Khái niệm chỉ loại các hiện tượng đời sống được miêu tả phản
ánh trực tiếp trong sáng tác văn học.” [121, tr.78]. Khái niệm đề tài được dùng
khá linh hoạt ở tầm vĩ mô, đề tài khái quát những lĩnh vực hoạt động rộng lớn
của xã hội như chính trị, tôn giáo, quân sự, kinh tế, văn hóa…Ở những đề tài
hẹp hơn như khoa học, kỹ thuật trong nông nghiệp, công nghiệp…Trong vô vàn
những nhu cầu đa dạng của con người trong xã hội, có những đề tài về tình yêu,
lòng nhân ái, sự tha thứ, lòng tham, sự ích kỷ… Văn học đã trở thành kho tàng
bách khoa toàn thư về muôn mặt của cuộc sống xã hội. Trong cuộc “Đối thoại
giữa Kenzaburo với Mạc ngôn và Trương Nghệ Mưu”, đạo diễn Trương Nghệ
Mưu chia sẻ với các nhà văn: “Các phim của tôi đều chuyển thể từ tiểu
thuyết...Tôi thường xem tiểu thuyết để tìm đề tài... điều khó nhất đối với tôi là
ngồi trước trang giấy trắng hoặc ngồi trước máy vi tính, bắt tôi làm việc từ con
số không. Cho nên tôi rất khâm phục các nhà văn, sao họ có thể viết ra nhiều
câu chuyện đến thế ? ” [133, tr.21]
Từ vô vàn những hiện tượng của cuộc sống, người nghệ sĩ đã lĩnh hội và
chọn lựa theo cảm nhận riêng của mình. Đề tài mang dấu ấn rõ rệt của đời sống
25