Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hoạt động xây dựng chính sách sản phẩm tại công ty TNHH đúc ĐỒNG QUANG GIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 50 trang )

Lời mở đầu
Tháng 11 năm 2006, Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức
Thương mại thế giới WTO - sự kiện trọng đại này đã mang đến cho Việt Nam một vị
thế cao hơn trên trường quốc tế. Cánh cửa giao thương chưa bao giờ mở rộng đến thế,
nhưng đồng thời cũng tạo ra thách thức lớn đối với các doanh nghiệp nước nhà trong
quá trình hội nhập, toàn cầu hoá.
Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng năng động, hội nhập phát triển sâu rộng,
khách hàng không chỉ quang tâm đến giá cả như trước mà giờ đây họ còn yêu cầu về
chất lượng, yêu cầu về sản phẩm,về thương hiệu, sự nổi tiếng cũng như các dịch vụ
chăm sóc khách hàng đi kèm theo sản phẩm,…
Chiến lược sản phẩm đã trở thành chiến lược bộ phận góp phần thực hiện thành
công của chiến lược tổng thể, chiến lược sản phẩm là bánh lái cho hoạt động cạnh tranh
trong nền kinh tế thị trường, nó định hướng cho doanh nghiệp cũng như chỉ ra những
hoạt động, mục tiêu mà đối thủ cạnh tranh đang theo đuổi, từ đó để doanh nghiệp có
những điều chỉnh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình sao cho tận dụng được
các cơ hội bên ngoài và nội lực bên trong doanh nghiệp.
Chiến lược sản phẩm giúp công ty xác định rõ cơ cấu sản phẩm, cơ cấu sản
phẩm hợp lý giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh của
công ty. Với tầm quan trọng của chiến lược nói chung và chiến lược sản phẩm nói
riêng, hiện nay được rất nhiều các doanh nghiệp trong nước cũng như các doanh nghiệp
ngoài nước quan tâm.
Sau đây là phần nghiên cứu chính sách sản phẩn trên một doanh nghiệp cụ thể
tại Việt Nam_công ty TNHH Đúc Đồng Quang Gia_ đây là một doanh nghiệp thuộc
loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh sản
phẩm truyền thống để làm rõ khả năng nhanh nhạy và chiến lược sản phẩm linh hoạt,
hợp thời đưa đến sự thành công cho doanh nghiệp.

1


Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CÁC QUYẾT ĐỊNH


VỀ SẢN PHẨM TRONG MARKETING
1.1. KHÁI NIỆM VỀ SẢN PHẨM
1.1.1. KHÁI NIỆM: Sản phẩm là tất cả những gì thoả mãn được nhu cầu mong
muốn và được đem trao đổi.
1.1.2.CÁC MỨC ĐỘ CỦA SẢN PHẨM:
1. Lợi ích cốt lõi: Điểm xuất phát cơ bản nhất của sản phẩm là lợi ích; Chính là
lợi ích cơ bản mà khách hàng thực sự mua.
2. Sản phẩm chung: Người kinh doanh phải biến lợi ích cốt lõi của sản phẩm
thành sản phẩm chung ( sản phẩm cụ thể ).
3. Sản phẩm mong đợi: Là tập hợp những thuộc tính và điều kiện mà người mua
thường mong đợi và chấp thuận khi họ mua sản phẩm đó
4. Sản phẩm hoàn thiện: Là một sản phẩm mong đợi nhưng nó được bổ sung
thêm lợi ích và/ hay dịch vụ làm cho sản phẩm khác với sản phẩm của đối thủ cạnh
tranh cùng loại.
Tóm lại: Khi triển khai một sản phẩm, người làm marketing phải đưa ra được
nhu cầu cốt lõi của khách hàng, sau đó thiết kế được sản phẩm cụ thể và tìm ra cách
gia tăng phần phụ thêm để thoả mãn nhu cầu mong muốn của khách hàng một cách tốt
nhất.
1.2.CÁC QUYẾT ĐỊNH VỀ DANH MỤC SẢN PHẨM
Danh mục sản phẩm là một tập hợp tất cả những loại sản phẩm mà một người
bán cụ thể đưa ra đẻ bán cho những người mua.
Danh mục sản phẩm của một công ty sẽ có chiều dài, chiều rộng, chiều sâu nhất
định.
Chiều rộng danh mục sản phẩm thể hiện công ty có bao nhiêu loại sản phẩm
khác nhau.
Chiều dài danh mục sản phẩm là tổng số mặt hàng trong một loại sản phẩm.
Chiều sâu danh mục sản phẩm biểu hiện có bao nhiêu phương án cho một sản
phẩm.
Mật độ của danh mục sản phẩm thể hiện mối quan hệ mật thiết đến mức độ nào
giữa các loại sản phẩm khác nhau xét theo cách sử dụng cuối cùng, thiết bị sản xuất,

kênh phân phối hay một phương diện nào khác.
2


Những chiều này của danh mục sản phẩm tạo nên những căn cứ để xác định
chiến lược sản phẩm của công ty. Công ty có thể kéo dài hay mở rộng danh mục sản
phẩm, có thể bổ sung thêm phương án cho sản phẩm hoặc tăng hay giảm mật độ của
danh mục sản phẩm tuỳ theo ý đồ của công ty.Việc lập danh mục sản phẩm còn căn cứ
vào các thông tin marketing nhận được, từ đó đánh gía sản phẩm nào cấn phát triển,
cần duy trì, cần thu hoạch, cần loại bỏ.
1.3.NHỮNG GỢI Ý CHIẾN LƯỢC MARKETING TỪ VIỆC PHÂN
LOẠI SẢN PHẨM:
1.3.1. THEO ĐỘ BỀN HAY TÍNH HỮU HÌNH:
1. Sản phẩm không lâu bền: Gợi ý chiến lược marketing là: Phải đảm bảo có thể
kiếm được chúng ở nhiều nơi, tính phụ giá thấp, quảng cáo mạnh để khách hàng dùng
thử và tạo sở thích.
2. Sản phẩm lâu bền: Gợi ý chiến lược marketing đòi hỏi bán trực tiếp và dịch
vụ nhiều hơn. Người bán phải đảm bảo nhiều hơn và như vậy họ thu lời nhiều hơn.
3. Dịch vụ: Gợi ý chiến lược marketing cần phải kiểm tra chất lượng nhiều hơn.
Người cung ứng phải có tín nhiệm cao hơn và có khả năng thích ứng cao hơn.
1.3.2. THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG:
1. Sản phẩm dùng ngay: Gợi ý chiến lược marketing là cần phải trưng bày
chúng ở nhiều cửa hàng bán lẻ để tranh thủ cơ hội bán hàng.
2. Sản phẩm mua có đắn đo: Gợi ý chiến lược marketing là người bán phải có
rất nhiều chủng loại khác nhau để đáp ứng những thị hiếu cá nhân, cần có nhân viên
bán hàng được huấn luyện tốt để cung cấp thông tin và tư vấn cho khách hàng.
3. Sản phẩm đặc hiệu: Gợi ý chiến lược marketing là người kinh doanh không
cần phải chọn địa điểm thuận tiện mà họ phải làm thế nào để cho người mua tương lai
biết được địa điểm bán.
4. Sản phẩm không thiết yếu: Gợi ý chiến lược marketing là phải mất nhiều

công sức cho quảng cáo và bán hàng trực tiếp
5. Sản phẩm vật tư: Có 3 nhóm cơ bản là vật liệuvà phụ tùng; Hạng mục cơ
bản; Vật tư phụ và dịch vụ
Vật liệu và phụ tùng: Là những thứ tham gia toàn bộ vào sản phẩm của nhà sản
xuất. Được chia thành 2 nhóm: nguyên liệu và vật liệu phụ tùng

3


Nguyên liệu Gợi ý chiến lược marketing là hoạt động chiêu thị ít, điều chỉnh gía
thường xuyên.Một số nhà sản xuất đã gắn nhãn cho sản phẩm của mình. Sản phẩm tự
nhiên Gợi ý chiến lược marketing là không cần hoạt động nhiều để tạo ra nhu cầu, giá
cả và mức độ tin cậy vào việc giao hàng là những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc
lựa chọn người cung ứng.
Vật liệu phụ tùng.Gợi ý chiến lược marketing là giá cả và dịch vụ là quan trọng,
nhãn hiệu và chiêu thị cổ động có xu hướng ít quan trọng hơn.
Hạng mục cơ bản Là những thứ có tuổi thọ dài gồm 2 nhóm: Công trình và thiết
bị Công trình gồm phần xây dựng và trang bị. Công trình Gợi ý chiến lược marketing
là người bán phải có lực lượng bán hàng giỏi ( kỹ sư bán hàng ), phải luôn thiết kế
theo yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo những dịch vụ hậu bán hàng, quảng cáo có được sử
dụng nhưng ít quan trọng hơn nhiều so với việc bán hàng trực tiếp.
Thiết bị Gợi ý chiến lược marketing là người mua quan tâm đến chất lượng,
tính năng, giá cả và dịch vụ, lực lượng bán hàng có xu hướng quan trọng hơn quảng
cáo.
Vật tư và dịch vụ Là những thứ có tuổi thọ ngắn tạo điều kiện cho việc phát
triển và/ hay quản lý thành phẩm.
Vật tư Gợi ý chiến lược marketing là giá cả và dịch vụ rất quan trọng vì sản
phẩm được tiêu chuẩn hoá hoàn toàn ít có sự ưa thích nhãn hiệu.
Dịch vụ Gợi ý chiến lược marketing là cần phải chọn những người có kinh
nghiệm và có uy tín.

1.4.QUYẾT ĐỊNH VỀ LOẠI SẢN PHẨM
Một danh mục sản phẩm bao gồm nhiều loại sản phẩm khác nhau. Loại sản
phẩm là một nhóm sản phẩm có quan hệ chặt chẽ với nhau vì cùng thực hiện chức
năng tương tự, được bán cho cùng một nhóm người tiêu dùng, qua cùng một kênh
phân phối hay tạo nên một khung giá cụ thể
1.4.1. PHÂN TÍCH LOẠI SẢN PHẨM
1.4.1.1. Phân tích doanh số bán và lợi nhuận
Quản trị viên sản phẩm phải phân tích tỷ lệ phần trăm doanh số bán và lợi
nhuận của từng sản phẩm trong tổng số của loại sản phẩm để biết được sự đóng góp
của từng sản phẩm vào loại sản phẩm. Phân tích doanh số và lợi nhuận sẽ cho phép

4


quản trị viên sản phẩm có chính sách riêng với từng sản phẩm. Việc phân tích có thể
bằng đồ thị hay lập bảng phân tích.
1.4.1.2. Phân tích đặc điểm thị trường của loại sản phẩm
Quản trị viên sản phẩm phải kiểm tra xem loại sản phẩm của mình có vị trí thế
nào so với loại sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh.Biết được vị trí của loại sản
phấm công ty biết được thời cơ và nguy cơ đối với loại sản phẩm từ đó có chiến lược
marketing có hiệu quả cho nó. Để xác định vị trí của loại sản phẩm có thể dùng các chỉ
tiêu như: Chất lượng, thị phần, doanh số… Phương tiện được dùng có thể là bản đồ vị
trí các sản phẩm. Trục tung là các mức, trục hoành là các sản phẩm của loại sản phẩm
1.4.2. QUYẾT ĐỊNH CHIỀU DÀI LOẠI SẢN PHẨM
1. Kéo dài xuống phía dưới.
2. Kéo dài lên phía trên.
3. Kéo dài ra cả 2 phía
1.4.3. QUYẾT ĐỊNH BỔ SUNG LOẠI SẢN PHẨM
Động lực thúc đẩy bổ sung thêm loại sản phẩm: Muốn tăng thêm lợi nhuận; cố
gắng thoả mãn những than phiền của các đại lý về việc họ bị thiệt hại doanh số do

thiếu sản phẩm cùng loại; cố gắng sử dụng năng lực dư thừa; cố gắng để trở thành
công ty dẫn đầu; cố gắng lấp lỗ hổng để ngăn ngừa các đối thủ cạnh tranh.
Khi bổ sung 1 loại sản phẩm cần phải làm thế nào để khách hàng dễ phân biệt ,
do đó phải đảm bảo chắc chắn loại sản phẩm được bổ sung phải có một điểm khác biệt
dễ thấy và phải đáp ứng được một nhu cầu của thị trường. Khi quản trị viên sản phẩm
quyết đinh bổ sung thêm sản phẩm mới để bán với một giá nhất định thì nhiệm vụ thiết
kế sẽ trao cho các kỹ sư của công ty; gía dự kiến sẽ quyết định cách thiết kế mặt hàng
đó mà không phải cách thiết kế quyết định giá chào bán.
1.4.4. QUYẾT ĐỊNH HIỆN ĐẠI HOÁ SẢN PHẨM
Do sở thích của người tiêu dùng thay đổi; Các yếu tố của môi trường thay đổi.
điều này bắt buộc phải thay đổi một cách nhanh chóng việc hiện đại hoá sản phẩm.
Các công ty đều có kế hoạch cải tiến sản phẩm khuyến khích khách hàng chuyển sang
sử dụng những sản phẩm được đánh giá cao hơn nhưng cũng phải thanh toán cao hơn.
Vấn đề chính là thời điểm cải tiến sản phẩm, nếu quá sớm sẽ làm tổn hại đến việc tiêu
thụ các sản phẩm hiện có, nếu quá muộn sau khi các đối thủ cạnh tranh đã thiết lập
được vị trí vững chắc đối với những sản phẩm tân tiến hơn.
5


Hiện đại hoá sản phẩm có thể toàn bộ ngay lập tức hay hiện đại hoá từng phần.
Thay đổi theo từng phần sẽ cho phép công ty thấy được phản ứng của khách hàng như
thế nào đối với sản phẩm cải tiến của mình; tốn kém ít. Nhưng bất lợi là ở chỗ nó cho
phép các đối thủ cạnh tranh thấy được những thay đổi đó từ đó họ thiết kế ngay lại sản
phẩm của mình.
1.4.5. QUYẾT ĐỊNH LÀM NỔI BẬT SẢN PHẨM
Quản trị viên loại sản phẩm có thể lựa chọn một hay một số sản phẩm trong loại
sản phẩm của mình để làm nổi bật chúng lên. Sản phẩm lựa chọn có thể là đầu dưới
hoặc đầu trên. Nếu chọn ở đầu dưới thường phục vụ cho việc “mở đường” .Nếu chọn
ở đầu trên thường để tạo uy tín cho sản phẩm của mình. Việc quyết định làm nổi bật
sản phẩm còn phụ thuộc vào chính sách tiêu thụ sản phẩm của công ty nhưng phải thoả

mãn mục tiêu marketing đối với từng sản phẩm cũng như mục tiêu kinh doanh của
công ty.
1.4.6. QUYẾT ĐỊNH THANH LỌC LOẠI SẢN PHẨM
Theo định kỳ, quản trị viên loại sản phẩm phải rà soát lại các sản phẩm do họ
phụ trách để có thể thanh lọc chúng. Có 2 trường hợp cần phải thanh lọc sản
phẩm:Thứ nhất là khi sản phẩm đã chết ( không đem lại lợi nhuận )- Được tìm ra
thông qua việc phân tích doanh số bán, lợi nhuận, chi phí. Thứ hai là khi công ty thiếu
năng lực.
1.5.QUYẾT ĐỊNH NHÃN HIỆU
1.5.1.KHÁI NIỆM NHÃN HIỆU (THƯƠNG HIỆU )
Theo hiệp hội marketing Mỹ: Nhãn hiệu là tên, thuật ngữ, ký hiệu, biểu tượng,
hay kiểu dáng hoặc một sự kết hợp các yếu tố đó nhằm xác định hàng hoá hay dịch vụ
của một người bán hay một nhóm người bán và phân biệt chúng với những thứ của các
đối thủ cạnh tranh.
Một nhãn hiệu thường bao gồm 2 bộ phận cơ bản là tên nhãn hiệu ( brand name
) và biểu tượng nhãn hiệu( brand mark ). Tên nhãn hiệu. Biểu tượng nhãn hiệu Sau khi
đăng ký tại cơ quan sở hữu trí tuệ thì người đăng ký được cấp độc quyền sở hữu trí tuệ
( Trade Mark ), khi đó tên nhãn hiệu có chữ TM hoặc chữ R. Vậy Trade mark là một
khái niệm về mặt pháp lý chứ không phải là một nhãn hiệu thương mại. Một nhãn hiệu
đã đăng ký ( Trade mark ) sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp độc quyền sở hưũ trong quá

6


trình kinh doanh. Một nhãn hiệu có thể không phải là một Trade mark nếu nó không
được người chủ đăng ký bảo hộ.
Các khái niệm khác:
1. Tên thương mại: Cần phân biệt nhãn hiệu với tên thương mại ( Trade name ).
Tên thương mại là tên đầy đủ và được pháp luật thừa nhận của một tổ chức hoặc
doanh nghiệp mà không phải là tên của một sản phẩm cụ thể. Tên thương mại được

bảo hộ là tên gọi của một tổ chức, một cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh đáp
ứng đầy đủ các điều kiện sau: Là tập hợp chữ cái có kèm theo chữ số, phát âm được,
có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với các chủ thể kinh khác
trong cùng lĩnh vực kinh doanh. Với những công ty có chiến lược nhãn hiệu chung thì
tên thương mại của công ty trở thành nhãn hiệu chung của công ty.
2. Nhãn hàng hoá: Cần phân biệt nhãn hiệu ( brand ) với nhãn hàng hoá ( label )
gắn trên bao gói hay hàng hoá với tất cả các thông tin cần thiết theo quy định của luật
pháp: Nước sản xuất, người sản xuất, ngày sản xuất, thành phần chủ yếu, thời gian sử
dụng, chỉ dẫn sử dụng, cách bảo quản, hạn sử dụng…
3. Chỉ dẫn địa lý: Là tên gọi, biểu tượng, dấu hiệu hoặc hình ảnh để chỉ một
quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ được thể hiện trên bao gói hay trên hàng hoá hoặc
trên giấy tờ giao dịch nhằm chỉ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Đây là dấu hiệu
dùng làm phân biệt sản phẩm cùng loại của các nhà kinh doanh khác nhau.
1.5.2. ĐỊNH LƯỢNG UY TÍN CỦA NHÃN HIỆU
Một nhãn hiệu mạnh là nhãn hiệu có uy tín cao. Uy tín của nhãn hiệu càng cao
thì sự trung thành với nhãn hiệu càng cao, mức độ biết đến tên tuổi, chất lượng được
nhận thấy càng cao hơn, sự gắn bó với nhãn hiệu càng mạnh hơn; Và các tài sản khác
như bằng sáng chế, tên thương mại, và các quan hệ theo kênh có giá trị cao hơn. Nhãn
hiệu là tài sản riêng của công ty, sản phẩm của công ty có thể nhanh chóng bị lạc hậu
còn nhãn hiệu nếu thành công thì có thể còn mãi mãi với thời gian. Vì là tài sản nên
trong chừng mực nào đó nó có thể được bán hay mua với giá nào đó.
Với tư cách là một tài sản cần phải quản lý sao cho uy tín của nhãn hiệu không
bị giảm sút.Muốn vậy đòi hỏi phải duy trì hay không ngừng nâng cao mức độ biết đến
nhãn hiệu, chất lượng được thừa nhận của nhãn hiệu, công dụng của nhãn hiệu và sự
gắn bó chặt chẽ với nhãn hiệu.Để làm được những điều này phải không ngừng đầu tư

7


vào nghiên cứu và phát triển, khôn khéo trong quảng cáo, đảm bảo những dịch vụ

thương mại và tiêu dùng tuyệt hảo cùng nhiều biện pháp khác.
1.5.3. QUYẾT ĐỊNH GẮN NHÃN HIỆU CHO SẢN PHẨM
Ngày nay, hầu hết các sản phẩm đều có tên hiệu.Từ các loại hàng hoá cao cấp
giá trị lớn đến các loại hàng là sản phẩm của nông nghiệp, hàng công nghiệp thông
thường được đóng gói ghi nhãn hiệu nhà sản xuất.Mặt khác, một số hàng tiêu dùng lại
trở về không lập nhãn hiệu, nó chỉ được đóng gói mà không có gì xác định người sản
xuất nhằm tiết kiệm chi phí về bao bì và làm nhãn hiệu.
1.5.3.1.Tại sao phải gắn nhãn hiệu cho sản phẩm? Để trả lời câu hỏi này, ta đi
xem xét các quan điểm sau:
Theo quan điểm người mua: Nhãn hiệu giúp người mua biết ít nhiều về chất
lượng sản phẩm; Nếu là hàng tiêu dùng không phải dùng các giác quan để kiểm tra
trong quá trình mua, vì vậy không tốn nhiều thời gian trong quá trình mua và nếu nhờ
người khác mua hộ sẽ rất đơn giản,.
Theo quan điểm của người bán: Nhãn hiệu giúp công ty dễ thực hiện đơn đặt
hàng; Tên hiệu giúp quảng cáo, thu hút được khách hàng; Tên hiệu tạo điều kiện
chống lại cạnh tranh được pháp luật bảo vệ; Tên hiệu làm tăng uy tín của công ty.
Theo quan điểm xã hội: Sản phẩm có gắn nhãn hiệu, bắt buộc các tổ chức phải
luôn nâng cao chất lượng sản phẩm của mình; Sản phẩm có tên hiệu, khi đó xă hội có
nhiều mặt hàng để lựa chọn.
1.5.3.2. Một số quyết định về gắn nhãn hiệu
Một sản phẩm được tung ra có thể gắn với một trong các loại nhãn hiệu:
Nhãn hiệu của nhà sản xuất.
Nhãn hiệu đi thuê.
Nhãn hiệu của người phân phối.
Lưu ý: Người mua khi phải lựa chọn nhãn hiệu của một loại sản phẩm ( 2 sản
phẩm tương tự ) thì họ sẽ chọn sản phẩm có tên hiệu quen thuộc.
1.5.3.3. Quyết định về chất lượng tên hiệu
Chất lượng là một trong những công cụ định vị chủ yếu của nhà Marketing.
Chất lượng thể hiện tính bền, tính tin cậy, tính an toàn, dễ sử dụng, dễ sửa chữa. Có 4
mức chất lượng: thấp, trung bình, cao và hảo hạng.


8


1.5.4. QUYẾT ĐỊNH TÊN NHÃN HIỆU
1. Tên nhãn hiệu cá biệt.
2. Tên nhãn hiệu chung cho tất cả các sản phẩm.
3. Tên nhãn hiệu riêng cho tất cả các sản phẩm.
4.Tên thương mại của công ty kết hợp với tên cá biệt của sản phẩm.
1.5.5. QUYẾT ĐỊNH CHIẾN LƯỢC NHÃN HIỆU.
Có 4 chiến lược cơ bản
1. Quyết định mở rộng chủng loại
2. Quyết định mở rộng nhãn hiệu
3. Quyết định sử dụng nhiều nhãn hiệu
4. Quyết định sử dụng nhãn hiệu mới
1.5.6. QUYẾT ĐỊNH TÁI ĐỊNH VỊ NHÃN HIỆU Là việc tái định vị lại tên
hiệu cho sản phẩm. Việc tái định vị lại có thể đòi hỏi thay đổi cả sản phẩm lẫn hình
ảnh của sản phẩm.
1.5.7. YÊU CẦU ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU
Phải nói lên phần nào lợi ích chất lượng của sản phẩm.Dễ đọc, dễ nhận ra và dễ
nhớ.Phải độc đáo. Phải dễ dàng dịch sang tiếng nước ngoài. Phải được đăng ký, sau
khi đăng ký sẽ được pháp luật bảo Vệ.
1.6. NHỮNG QUYẾT ĐỊNH VỀ BAO BÌ VÀ GẮN NHÃN HIỆU
1.6.1. KHÁI NIỆM
Tất cả các vật liệu để gói bọc hàng hoá bên trong với mục đích giữ nguyên
được chất lượng, số lượng hàng hoá và là nơi dùng để quảng cáo thêm thì gọi là bao
gói.
1.6.2. BAO BÌ LÀ MỘT CÔNG CỤ MARKETING QUAN TRỌNG
Bao bì mô tả được công dụng, lợi ích của sản phẩm, tạo niềm tin và ấn tượng
tốt đẹp đối với sản phẩm của khách hàng. Người tiêu dùng sẵn sàng mua sản phẩm khi

có bao bì tiện lợi, kiểu dáng đẹp, mức độ tin cậy và uy tín của một bao bì. Bao bì giúp
người tiêu dùng nhận ngay ra sản phẩm hoặc tổ chức.
1.6.3. QUYẾT ĐỊNH TRIỂN KHAI BAO BÌ CHO SẢN PHẨM MỚI
Việc triển khai một bao bì cho sản phẩm mới có hiệu quả phải liên quan đến
nhiều quyết định đúng.

9


1. Quyết định nhiệm vụ của bao bì: bảo vệ hàng hoá, an toàn trong vận chuyển,
bổ sung cho quảng cáo.
2. Quyết định: kích cỡ, hình dạng, chất liệu, màu sắc, chữ nghĩa và dấu hiệu trên
bao bì. Những quyết định này phải đảm bảo hài hoà để làm nổi bật giá trị bổ sung của
sản phẩm và hỗ trợ cho việc định vị sản phẩm, chiến lược marketing. Quyết định này
phải nhất quán với quảng cáo, định giá, phân phối và các chiến lược marketing khác.
3. Quyết định về những bộ phận chống làm giả.
4. Quyết định lập nhãn hiệu trên bao bì: Nhãn hiệu trên bao bì phải mô tả được
những điều cơ bản về sản phẩm: Tên nhãn hiệu, Dấu hiệu nhãn hiệu sản phẩm, người
sản xuất, nơi sản xuất, tên sản phẩm, thành phần cấu tạo, cách sử dụng, ngày sản xuất,
ngày hết hạn sử dụng, những điều lưu ý khi sử dụng, … Nhãn hiêu cho phép nhận biết
được sản phẩm.Nhãn chỉ rõ phẩm cấp của sản phẩm.Nhãn có thể quảng cáo cho sản
phẩm nhờ những hình vẽ hấp dẫn của nó. Theo thời gian, nhãn có thể trở lên lỗi thời
nên cần làm mới
1.6.4. NHỮNG QUYẾT ĐỊNH VỀ DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG
Dịch vụ khách hàng là một yếu tố quan trọng trong chiến lược sản phẩm. Tuỳ
theo giá trị và mức độ phức tạp khi dùng sản phẩm mà nó có hay không có dịch vụ
khách hàng. Khi có dịch vụ khách hàng thì phải làm thật tốt với chất lượng cao.Khi đó
nó là công cụ cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường.
1.7. CHIẾN LƯỢC TRIỂN KHAI SẢN PHẨM MỚI
Do thị hiếu của người mua luôn thay đổi, do cạnh tranh gay gắt, do sự phát

triển của kỹ thuật và công nghệ mới, vậy công ty cần triển khai chương trình sản phẩm
mới
1.7.1. KHÁI NIỆM VỀ SẢN PHẨM MỚI TRONG LĨNH VỰC MARKETING
Mới so với sản phẩm hiện có về các chức năng. Mới về phương diện pháp lý:
do sáng chế phát minh đã đăng ký bản quyền. Mới theo nhãn quan ngườu tiêu dùng:
theo quan điểm này, một sản phẩm thoả mãn được những đòi hỏi mới của họ có thể
được coi là sản phẩm mới.
1.7.2. NHỮNG NGUYÊN NHÂN LÀM THẤT BẠI CỦA SẢN PHẨM MỚI:
1. Do thị trường mục tiêu quá nhỏ. Do vậy, doanh thu không đủ bù các khoản
chi phí.

10


2. Do sự khác biệt của sản phẩm mới dưới con mắt người tiêu dùng là không
quan trọng.
3. Do chất lượng của sản phẩm chưa đạt yêu cầu mong đợi của người tiêu dùng.
4. Do thông tin kém, phân phối tồi, sản phẩm không đến được với người tiêu
dùng.
5. Do xác định thời điểm không đúng.
6. Do thực hiện phối hợp các hoạt động Marketing không có hiệu quả.
1.7.3. TIẾN TÌNH TRIỂN KHAI SẢN PHẨM MỚI: Theo Berkowitz và Kerin,
triển khai một sản phẩm mới là tiến trình gồm các bước sau:
1. Triển khai chiến lược sản phẩm mới
1

Mục đích: xác định khả năng triển khai sản phẩm mới dưới ánh sáng của

các mục tiêu của công ty. Thông tin và các giải pháp marketing được sử dụng: các mục
tiêu, mặt mạnh, mặt yếu hiện nay của công ty về phương diện thị trường và sản phẩm.

2. Nảy sinh ý tưởng: Triển khai các quan điểm về các sản phẩm có thể có. Được
xuất phát từ ý tưởng của các nhân viên, các công sự, khách hàng, phân tích chiến lược
của đối thủ cạnh tranh.
3. Đánh giá ý tưởng: Lựa chọn những ý tưởng tốt, loại bỏ ý tưởng tồi về sản
phẩm. Được làm bằng thử nghiệm và các phương pháp cho điểm có trọng số.
4. Kế hoạch dự án: Xác định các số liệu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận, xây
dựng chiến lược marketing và làm dự phòng về tài chính. Những thông tin được dùng
gồm: sản phẩm, phân tích kinh tế, sản xuất, pháp lý và khả năng sinh lời của sản
phẩm mới…
5. Triển khai sản phẩm mới: Tạo ra sản phẩm mẫu, thử nghiệm trong phòng thí
nghiệm, thử nghiệm đối với khách hàng bằng sản phẩm mẫu.
6. Thử nghiệm thị trường: Trắc nghiệm sản phẩm, triển khai chiến lược
marketing trên các thị trường, thử nghiệm với quy mô giới hạn ( nhỏ, phân phối có
kiểm soát ).
7. Thương mại hoá: Định vị và tung sản phẩm ra thị trường.
1.8. QUẢN TRỊ CHU KỲ SỐNG CỦA SẢN PHẨM
1.8.1. CHU KỲ SỐNG CỦA SẢN PHẨM
Là các giai đoạn một sản phẩm phải trải qua từ khi sản phẩm được tung ra thị
trường ( giới thiệu ) đến khi bị suy thoái ( suy tàn ) để chuyển sang chu kỳ khác.
11


12


Sơ đồ : Chu Kì Sống Của Sản Phẩm.

1.8.2. CÁC LOẠI CHU KỲ SỐNG CỦA SẢN PHẨM
1. Chu kỳ sống có chu kỳ lặp lại; Có chu kỳ lặp lại là do có biện pháp khuyến
khích tiêu thụ trong gian đoạn suy tàn.

2. Chu kỳ sống có dạng sóng: Có dạng chu kỳ sống dạng sóng là do khám phá
ra đặc tính mới của sản phẩm, những cách sử dụng mới, xuất hiện những người sử
dụng mới.
1.8.3. CÁC CHIẾN LƯỢC MARKETING ĐỐI VỚI CÁC GIAI ĐOẠN
TRONG CHU KỲ SỐNG CỦA SẢN PHẨM
1.8.3.1. Giai đoạn tung hàng ra thị trường ( giới thiệu )
Trong giai đoạn này nếu chỉ xét giá cả và hoạt động chiêu thị thì có thể có các
chiến lược sau:
1

Chiến lược hớt váng chớp nhoáng

1.

Chiến lược hớt váng từ từ

1.

Chiến lược xâm nhập chớp nhoáng

1.

Chiến lược xâm nhập từ từ

1.8.3.2.Giai đoạn tăng trưởng ( phát triển )
Mục tiêu của giai đoạn này là kéo dài mức tăng trưởng nhanh càng lâu càng tốt.
Chiến lược marketing ở giai đoạn này là:
13



1. Nâng cao chất lượng của sản phẩm, tạo cho nó những tính chất mới, những
mẫu mã mới.
2. Phát triển ra những phần thị trường mới
3. Sử dụng những kênh phân phối mới
4. Định hướng lại một phần quảng cáo.
5. Kịp thời hạ giá để thu hút người mua nhạy cảm với giá
1.8.3.3 Giai đoạn trưởng thành ( Sung mãn )
Hầu hết các sản phẩm đều trải qua giai đoạn sung mãn vì vậy toàn bộ công việc
quản trị marketing đều nhằm giải quyết giai đoạn sung mãn của sản phẩm.
Trong giai đoạn này, mục tiêu là duy trì những khách hàng hiện tại, giảm bớt
chi phí marketing.
Chiến lược marketing trong giai đoạn này là:
1

Cải biến thị trường: Có 2 chiến lược

Tăng mức tiêu thụ bằng việc tăng số khách hàng sử dụng nhãn hiệu.
Tăng khối lượng tiêu thụ có thể bằng cách thuyết phục khách hàng hiện tại tăng
mức sử dụng
2. Cải biến sản phẩm: Có các chiến lược sau:
Cải biến chất lượng.Cải tiến tính chất. Cải tiến kiểu dáng
3. Cải biến Marketing – Mix: Các yếu tố Marketing – Mix có thể được cải biến
là:
Gía cả, Phân phối, Quảng cáo, Kích thích tiêu thụ, Bán hàng trực tiếp, Dịch vụ
7.8.3.4. Giai đoạn suy tàn ( suy thoái )
Ban lãnh đạo công ty có thể đưa ra một trong các chiến lược: Tiếp tục sản xuất.
Thu hoạch thành quả ( gặt hái nhanh ). Loại bỏ ra khỏi danh mục sản phẩm của công
ty.

14



Chương 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
TẠI CÔNG TY TNHH QUANG GIA
1, TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
1.1.
1.1.1

Quá Trình Ra Đời Và Phát Triển Của Công Ty.
Lịch Sử Hình Thành.
-Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: QUANG GIA BRASS CASTING
COMPANY
-Địa chỉ : xóm Trại , xã Đại Bái , huyện Gia Bình , tỉnh Bắc Ninh.
-Điện thoại: 02416.279.388
-Fax : 02413.668.034
- Website : www.ducdong.com
- Mã số thuế: 2300321199
-Quy mô doanh nghiệp : vừa và nhỏ.
-Hình thức hoạt động kinh doanh : theo ngành nghề đã đăng ký:
+ Sản xuất vật tư ngành nước
+ Đúc đồng, nhôm, Magie
+ Tái chế phế liệu
+ Sản xuất tranh đồng mĩ nghệ
- Công ty đúc đồng Quang Gia (TNHH) là công ty:
+ Sở hữu vốn theo hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp
nhân,có dấu riêng, có tài khoản mở tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển việt nam chi
nhánh Bắc Ninh.
+ Đăng ký kinh doanh lần đầu ngày 28 tháng 12 năm 2007.
Đồng phép đăng ký kinh doanh số 21.02.001586 do Phòng đăng ký kinh doanh
tỉnh Bắc Ninh cấp.


1.1.2

Quá Trình Phát Triển.
Đúc đồng là một trong những nghề thủ công truyền thống nổi tiếng lâu đời ở
Việt Nam, những sản phẩm đồng cổ xưa đạt trình độ cao về mỹ thuật, kỹ thuật còn lưu
lại đến ngày nay là niềm tự hào của nền văn hóa Việt Nam.
Kế thừa và phát huy truyền thống trên kết hợp với những đóng góp mới về
thành tựu khoa học kỹ thuật thì đồng Quang Gia luôn tiếp tục sáng tạo và phát triển để

15


mang lại những sản phẩm tinh xảo mà lại truyền thống, đa dạng , phong phú phục vụ
nhu cầu tín ngưỡng tiêu dùng, trang trí và kiến trúc,
Song song với việc phát huy và sản xuất các sản phẩm truyền thống công ty
chuyên gia công những loại ống đồng, ống nhôm, chi tiết đồng,... cho nhiều doanh
nghiệp trong và ngoài nước.
Bằng phương pháp đúc mẫu chảy và khuôn cát với phương trâm uy tín, chất
lượng, nghệ thuật nhận đúc trên đồng theo ý tưởng, bản vẽ, các chi tiết máy, chi tiết
cho sản phẩm da dụng, sản phẩm công nghiệp nhằm đáp ứng mọi yêu cầu về mỹ thuật,
kỹ thuật và nghệ thuật.
Ban đầu khởi nghiệp với xưởng gia công đồng thô, quy mô nhỏ, hoạt động cầm
chừng. doanh nghiệp chủ yếu sản xuất đồ đồng kị đơn giản phục vụ nhu cầu cuộc sống
hàng ngày như xoong, mâm, siêu, sanh, cơi trầu,…
Hiện nay công ty là nhà cung cấp phôi dạng bán tinh cho các đơn vị và cá nhân
có nhu cầu về sản phẩm của cty. Đồng thời phát triển dòng sản phẩm tinh sảo, chuyên
môn cao hơn. Công ty hướng đến việc sản xuất các mặt hàng tranh đồng, phù điêu,
tượng đồng, tranh tứ quý,…. Các sản phẩm yêu cầu tay nghề cao và điêu luyện, tỉ mỉ
có giá trị lớn hơn, yêu cầu cao hơn.

Những ngày đầu thành lập, công ty chỉ sản xuất với quy mô nhỏ.Khi đã có vốn
tương đối và có khách hàng, công ty mới bắt đầu mở rộng sản xuất. Đến nay công ty
đã có đến 160 công nhân viên với quy mô tổ chức ngày một lớn mạnh với hệ thống
máy móc hiện đại như máy cán kéo, máy cắt, máy đột dập, và máy tiện…
Nhờ khả năng nhanh nhạy nắm bắt thị trường, khả năng xử lý tài chính hiệu quả
của đội ngũ cán bộ công ty, thêm vào đó, công ty có định hướng kinh doanh đúng đắn:
Không ồ ạt mua sắm thiết bị mà đầu tư theo nhu cầu cung cấp đồng của khách hàng
nên công ty đã từng bước phát triển một cách vững chắc và đạt được hiệu quả kinh tế
rất khả quan.
Với uy tín về chất lượng sản phẩm, quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9001
của Đức, giá thành hợp lý, giữ chữ tín với khách hàng, công ty đã được các ngành, các
đơn vị có liên quan biết đến và có rất nhiều bạn hàng lâu năm như Công ty TNHH
Kim Lân, Công ty TNHH Vitech Việt Nam, Xí nghiệp quang điện 23....

16


Từ khi mới thành lập cho đến nay, công ty đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể,
không ngừng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tìm kiếm khách hàng và đẩy mạnh
tiêu thụ sản phẩm.
1.2.

Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Của Công Ty.
1.2.1 Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy.
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình phân cấp từ trên xuống
dưới. Đứng đầu là Giám đốc, giúp việc cho Giám đốc là một Phó giám đốc, bên dưới
là các bộ phận chức năng bao gồm 4 phòng:
Sơ đồ : Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý:
Giám đốc


Phó Giámđốc

Phòng
PhòngMarketing
kế hoạch

Phòng kinh doanh

Phòng kỹ thuật

Phòng kế toán

Xưởng sản xuất

Tổ Đúc

Tổ Cán

Tổ Tiện

17

Tổ Hoàn Thiện


1.2.3 Cơ Cấu Thành Viên Góp Vốn.
Bảng 1.2: Danh Sách Thành Viên Góp Vốn:
STT

Tên thành viên


1
2
3

Nguyễn Quang Điệp
Nguyễn Ngọc Vân
Nguyễn Quang Sơn

Giá trị vốn góp
( triệu đồng)
6369
3474
1737

Phần vốn góp
(%)
55
30
15

Số CMND
125541120
125541215
125541467

- Trong đó gười đại diện theo pháp luật:
Họ và tên: Nguyễn Quang Điệp
Giới tính: Nam
Chức danh: Giám Đốc

Sinh ngày: 23/5/1974
Dân tộc: Kinh
Quốc tịch: Việt Nam
Chứng minh nhân dân số: 125541120
Ngày cấp:20/10/1992
Nơi đăng kí hộ khẩu thường trú: thôn Đại Bái, xã Đại Bái, huện Gia Bình, tỉnh
Bắc Ninh
Nơi ở hiện tại: thôn Đại Bái, xã Đại Bái, huện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh

18


1.3 Đặc Điểm Kinh Tế Kĩ Thuật Của Công Ty.
1.3.1 Quy Trình Công Nghệ Sản Xuất Cơ Bản:
Sơ Đồ Quy Trình Công Nghệ Sản Xuất:
Nguyên liệu

Nung quặng

Cán đồng

Cắt đồng

Bó đồng

Kiểm tra phân loại xếp thành kiện

Xử lý sản phẩm

Nhập kho


Bảo dưỡng

Tập kết
Bán hàng
- Nguyên liệu từ đồsng thổi được đưa vào nung đồng.
- Pha chộn đồng với các nguyên liệu khác ( đồng đỏ, phốt pho, ni tơ, kẽm,...)
theo tỉ lệ phù hợp với yêu cầu của khách hàng đưa ra.
19


- Nung đồng trong một khoảng thời gian thích hợp,để đồng tan chảy, kiểm tra
xem nước đồng đã đạt độ dẻo và đúng tỷ lệ thì bắt đầu cán đồng.
- Để một thời gian cho đồng nguội bớt rồi đem cắt gọt.
- Bán thành phẩm sau khi cắt gọt đúng kích thước và yêu cầu thì cho phân loại
để nhập kho.
- Nhập kho ,bảo dưỡng, bán hàng.
Đây là quy trình công nghệ đảm bảo tính liên tục, nhịp nhàng phù hợp với tiến
độ giao hàng, mang tính chuyên môn hóa cao.
1.3.2 Quy Trình Chế Tạo Tranh Đồng.
Về cơ bản quy trình chế tạo tranh đồng gồm 5 bước:
1. Đồng tấm sau khi được cắt thành kích thước của bức tranh các nghệ nhân sẽ
mang đi chạm, trong quá trình thực hiện các nghệ nhân phải rất tỷ mỉ và cẩn thận vì
chỉ cần 1 sơ suất nhỏ trong quá trình chạm cũng có thể làm hỏng bức tranh và sẽ phải
loại bỏ bức tranh đó để thực hiện lại từ đầu. Bước này mất khá nhiều thời gian trong
quy trình chế tạo.

2. Hoàn thành bước chạm khắc theo đúng yêu cầu của bức tranh, bức tranh thô
sẽ được mang đi hun đen tạo nền bằng hóa chất (Ở đây chúng tôi không sử dụng sơn
đen để tạo nền, nếu dùng sơn để sơn lên chất liệu đồng trơn, sản phẩm sẽ rất nhanh

chóng bị bong sơn sau một khoảng thời gian sử dụng). Với hóa chất sẽ được trộn đều
với rơm khô sau đó được đốt, quá trình đốt làm sao tạo được càng nhiều khói càng
tốt. Cách xử lý cho bức tranh sử dụng hóa chất để hun tạo nền thì màu đen đó sẽ được
20


bền vĩnh cửu không bao giờ bị bong ra.

3. Bước tiếp theo của quy trình chế tạo, bức tranh đã được hun đen hoàn toàn
sẽ được các nghệ nhân mang đi đánh bóng những phần nổi của bức tranh. Bước đánh
bóng này cũng phải cần tới yếu tố chính xác và tỷ mỉ, sai sót nhỏ trong bước này là
phải quay lại bước đầu tiên.

21


4. Hoàn tất bước thứ 3 – đánh bóng, bức tranh sẽ được các nghệ nhân phủ lên
toàn bộ bề mặt 1 lớp sơn bóng để bảo vệ bức tranh không bị ô xy hóa bởi không khí.
Lưu ý là đây là lớp sơn bảo vệ chứ không phải lớp sơn tạo màu cho bức tranh (Bước
2).
5. Bước sau cùng, tạo khung theo kích thước của tranh.
Hoàn thiện sản phẩm.
Đối với các sản phẩm không phải là tranh có thể được giản lược đi một số
bước và bổ sung những giai đoạn cần thiết để hoàn thiện sản phẩm

22


2,ỨNG DỤNG CÁC QUYẾT ĐỊNH VỀ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY
TNHH QUANG GIA.

2.1. Sản Phẩm Cơ Bản Của Công Ty.
Những ngày đầu khi chưa thành lập công ty chính thức, xưởng chủ yếu sản xuất
hai dòng sản phẩm chính cung cấp trên thị trường là đồng tấm, đồng khối và các sản
phẩm dân dụng từ đồng.
Đồng tấm, đồng khối là dạng vật chất được sản xuất để phục vụ gia công. Nó là
một dạng nguyên liệu đầu vào cho các quá trình sản xuất và gia công đồ đồng, chi tiết
đồng. Đồng tấm, đồng khối cũng được coi là một dạng bán thành phẩm trong quy trình
sản xuất tại các xưởng gia công đồ đồng.
Các sản phẩm từ đồng ban đầu rất giản đơn chủ yếu là các sản phẩm dân dụng,
các sản phẩm phục vụ đời sống hàng ngày như các loại mâm đồng, khay đồng, nồi
đồng, sanh đồng, nồi nấu rượu, khơi đựng trầu, cối giã trầu, Chân hương, lư đồng,
chân nến,… các sản phẩm này hầu hết đều được làm từ đồng đỏ, nhôm và đồng thau là
chủ yếu. Tuy nhiên khi mà các sản phẩm từ nhựa bắt đầu phổ biến, tràn ngập trên thị
trường thì việc sản xuất và tiêu thụ các loại sản phẩm này gặp khá nhiều khó khăn bởi
các đặc tính đặc trưng của vật liệu rất nặng, khó thao tác, bất tiện với nhiều người
dùng vì phải thường xuyên đánh bóng trong quá trình sử dụng. Thêm vào đó giá cả
của đồ đồng thường đắt hơn rất nhiều so với các sản phẩm làm từ nhựa. Chính vì vậy
việc sản xuất dòng sản phẩm này trong thời gian dài là rất khó khăn và gây nhiều đình
trệ cho xưởng sản xuất lúc bấy giờ nên họ sản xuất rất cầm chừng gần như ngưng trệ
với dòng sản phẩm này.
Kể từ khi thành lập đến nay là giai đoạn thịnh vượng nhất đánh dấu bước phát
triển lớn đột phá. Xuất phát từ một xưởng gia công đi lên trở thành một công ty chính
thức được pháp luật công nhận, có đầy đủ điều kiện pháp lý do nhà nước bảo hộ tham
gia vào quá trình kinh doanh trên thị trường. Trong những năm này, nhờ việc đưa vào
nhiều loại sản phẩm mới dựa trên cơ sở sự phát triển của những dòng sản phẩm ban
đầu, nâng cao tay nghề, sự nhanh nhạy với thị trường mà công ty đã có nhiều hướng đi
đúng đắn đem lại hiệu quả trong kinh doanh.
Tính đến thời điểm hiện tại công ty đã có rất nhiều dòng sản phẩm khác nhau,
đa dạng và phong phú về số lượng, chủng loại cũng như kiểu dáng các mặt hàng.
Các sản phẩm chủ yếu được đưa vào 3 dòng sản phẩm chính như sau:

23


2.1.1 Dòng Sản Phẩm Đồ Đồng Mĩ Nghệ.
Dòng sản phẩm đồ mĩ nghệ mà công ty sản xuất chủ yếu là từ đồng và các hợp
kim của đồng là chủ yếu. Dòng sản phẩm này thường yêu cầu người thợ phải có sự
khéo léo, tỉ mỉ và rất chăm chút cho sản phẩm cũng như đòi hỏi người thợ phải có sự
sáng tạo, miệt mài, có tay nghề cao và không ngừng nâng cao tay nghề đó.
Đối với những sản phẩm này khách hàng có thể mua những sản phẩm có sẵn
mà doanh nghiệp sản xuất hoặc đặt mua theo mẫu mã riêng mà mình thiết kế trước hay
là nói lên ý tưởng của mình để những người thợ giúp chọn lựa, tư vấn những mẫu mã
kiểu dáng phù hợp.
Dòng sản phẩm này tuy doanh nghiệp không sản xuất với số lượng lớn nhất
nhưng đòi hỏi mức lao động cao nhất, số lượng mẫu mã kích thước đa dạng phong
phú, tốn nhiều thời gian và đem lại kết quả rất cao, lợi nhuận, thu nhập hấp dẫn.
Sau đây là một số chủng loại sản phẩm đồ đồng mĩ nghệ mà công ty sản suất:
-

Dòng sản phẩm tranh chữ:
Đa phần là các bức tranh chữ bằng đồng biểu tượng cụ thể cho các chữ nho, chữ
hán đều là các loại chữ cổ đem lại ý nghĩa tốt đẹp đến với người dùng như tranh chữ
phúc, tranh chữ lộc, tranh chữ thọ, tranh chữ phát, tranh chữ đức, tranh chữ tín, tranh
chữ hiếu….
Khách hàng thường sử dụng những bức tranh chữ đơn hoặc bộ chữ, hoặc bức
tranh chữ có cảnh vật trong các dịp lễ tết, mừng thọ, khai trương,… để bày tỏ tình cảm
của mình với gia chủ.

-

Dòng sản phẩm đồ thờ cúng:

Thờ cúng là tập tục lâu đời của người Việt Nam ta. Nó thể hiện đạo hiếu “ uống
nước nhớ nguồn” biết ơn bề trên. Do đó đây là một thị trường ổn định và rất thịnh đối
với doanh nghiệp kinh doanh. Việc sử dụng đồ thờ cúng ngoài việc biểu thị đạo hiếu
còn là một cách thể hiện phong thái trang hoàng cho ngôi nhà thêm phần nguy nga,
trang trọng, cổ kính, linh thiêng.
Đặc biệt là trong các khu đình, đền, miếu, chùa,… các vật dụng bằng đồng với
ánh kim loại đem đến sự nguy nga tráng lệ, nghiêm trang thành kính.

24


Dòng sản phẩm hoành phi câu đối, chiếu thư:

Dòng sản phẩm đồ thờ cúng: thường bao gồm âu trầu, âu nước, chân nến, đỉnh,
hạc, khem, đĩa cao, lư hương, giá ảnh, cặp bình,…

Các bức tượng thờ: Bác hồ. bồ tát, thánh, thần tài,...

25


×